Tin ngày 29/4/2013 – “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai?


“Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1)

Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.

Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.

 

000_ARP2238192-305.jpg
Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ (P) ăn trưa cùng ông Hồ Chí Minh (T) vào tháng 8/1959 tại Bắc Kinh. AFP photo
Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản
Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.
Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam. Và rồi cuộc chiến Bắc – Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn vừa kể, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam”.
Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ “các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á.
Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.
“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”
Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.

000_APP2000041601815-250.jpg
Ông Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photo

Ngày 9 tháng 2 năm 1964, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó: “Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế”.
Kể từ đó, khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Trong bài nói chuyện đăng trên báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông  ông Hồ Chí Minh cho biết, ông “luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”.
Tháng 2 năm 1966, khi đến Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố, ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng cám ơn Liên Xô về sự “viện trợ to lớn và nhiều mặt” cho chính phủ miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.
Sử gia Douglas Pike nhận xét về cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.
Cuộc chiến tranh được gọi là “giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á, những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29

Không thể xuyên tạc, bóp méo thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Lịch sử không thể thay đổi. Người ta chỉ có thể thay đổi cách nhìn nhận về lịch sử tùy theo quan điểm và lợi ích chính trị của mình mà thôi. Vì những lý do khác nhau, trong thời gian qua, không ít kẻ đã cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc ta, trong đó có ngày Chiến thắng 30-4-1975.
Trong thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong những trang lịch sử rực rỡ đó có thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đúng như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã viết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” [1].
Lịch sử không thể thay đổi. Người ta chỉ có thể thay đổi cách nhìn nhận về lịch sử tùy theo quan điểm và lợi ích chính trị của mình mà thôi. Vì những lý do khác nhau, trong thời gian qua, không ít kẻ đã cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc ta, trong đó có ngày Chiến thắng 30-4-1975. Có kẻ nói rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ là “nồi da, nấu thịt”, là ‘Cuộc chiến tranh của Hà Nội”, “Ngày 30-4-1975 không phải là ngày giải phóng miền Nam vì quân đội Mỹ đã rút”… Thậm chí gần đây có kẻ còn nói: “Người Mỹ không thua vì tổng số thương vong, người Mỹ bị thiệt hại ít hơn hẳn đối phương”; hay: “Cuộc chiến tranh này với mục tiêu ngăn chặn làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á nên không thể nói là chính phủ Mỹ thất bại”(!).
Lịch sử dân tộc ta từng ghi nhận nhiều chiến công hiển hách, đã từng đánh bại nhiều đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ dân tộc ta lại phải đương đầu với một lực lượng xâm lược ở một trình độ phát triển cao hơn mình về nhiều phương diện đến thế. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đương nhiên không phải là một thắng lợi dễ dàng mà đây còn là cuộc đối đầu về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của hai bộ máy lãnh đạo chiến tranh. Để đi đến thắng lợi 30-4-1975, quân dân ta đã đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ và với 5 đời tổng thống Mỹ.
Vì vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã được bè bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong điện chúc mừng thắng lợi của nhân dân ta, ngày 30-4-1975, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc viết: “Thắng lợi của nhân dân Việt Nam một lần nữa chứng minh hùng hồn rằng, nhân dân một nước, dù là nhân dân một nước nhỏ, miễn là dám vùng dậy đấu tranh, dám cầm vũ khí, lấy chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa, thì nhất định có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào… nhằm bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, giải phóng dân tộc” [2]. Trong điện mừng của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cu-ba, có đoạn viết: “Trong hơn 20 năm qua, toàn thể nhân dân Việt Nam ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, với chủ nghĩa anh hùng tuyệt vời đã chiến đấu chống lại những hình thức xâm lược đế quốc tàn bạo nhất… Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở ra một giai đoạn mới cho nhân dân Việt Nam” [3].
Còn từ phía bên kia, trong cuốn hồi ký với tiêu đề “Nhìn lại quá khứ- Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, Robert S.McNamara, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không chỉ thừa nhận thất bại của Mỹ, coi đó là “một thảm kịch”, mà còn thừa nhận đây là cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ gây ra do những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống! Trong những sai lầm đó có những sai lầm về: “Đánh giá sai những chủ đích địa chính trị của các đối thủ, đã phóng đại những mối nguy hại của họ đối với nước Mỹ”; rồi: “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh tinh thần dân tộc của họ”; và: “Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hóa và chính trị của nhân dân Việt Nam”.[4]
Ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Chiến thắng 30-4-1975 đã được lịch sử kiểm chứng sáng tỏ, rõ ràng như vậy. Nhưng thời gian gần đây, vẫn có những kẻ hoặc là thiển cận về chính trị, hoặc vì “đầu óc nô lệ” đã không thể, không muốn thừa nhận thắng lợi vĩ đại đó của dân tộc ta. Thế nên, họ cố tình lập luận một cách phi lý rằng: Những cuộc xuống đường của nhân dân Mỹ và sự nhân nhượng của Chính phủ Mỹ đâu phải là “thắng lợi của Việt Nam”(!), hay như: Thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (sau khi Mỹ rút dần quân đội ở chiến trường) đâu phải là trách nhiệm của quân đội Hoa Kỳ(!).
Nhân dân Sài Gòn vui mừng trong ngày chiến thắng. Ảnh tư liệu/internet.
Trên thực tế, những kẻ xuyên tạc cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta không biết một điều căn bản rằng, cách nhìn nhận một cuộc chiến tranh trước hết phải bắt đầu xem xét tính chất của cuộc chiến tranh đó, tức bên nào là chính nghĩa, bên nào là phi nghĩa. Trong cuộc chiến tranh này không chỉ là cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia mà còn là cuộc đấu tranh giữa hai phía: Chính nghĩa và phi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã làm rõ ý nghĩa, giá trị của chính nghĩa trong việc huy động sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại như thế nào. Bởi vậy, không phải là không có lý khi nhiều nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam đã thừa nhận rằng, lực lượng hiếu chiến, chống cộng Mỹ “đã thua Việt Nam ngay trên đất nước mình”. Còn ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thủ tướng chính quyền Sài Gòn sau 30 năm chiến tranh kết thúc, năm 2004, lần đầu tiên trở về quê hương đã nhìn nhận về chính quyền cũ như sau: “Quân đội miền Nam không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết!”. [5]
Tôn trọng tính chân thực của lịch sử ngày nay không chỉ vì bảo vệ các giá trị của dân tộc mà còn để bảo đảm sự công bằng đối với các thế hệ đi trước. Đồng thời còn giúp cho các thế hệ sau nắm bắt được những bài học quý báu của thế hệ cha anh. Tôn trọng lịch sử không chỉ là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề đạo đức. Vì vậy chúng ta không cho phép bất cứ ai xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược vì đó là sự xúc phạm đến danh dự, phẩm giá chính nghĩa của cả một dân tộc anh hùng, xúc phạm đến anh linh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Bắc Hà – Lệ Chi
——
[1]- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr. 471.
[2] – Thế giới ca ngợi thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. NXB ST, HN, 1977, Tr 31.
[3] – Thế giới ca ngợi…SĐD, Tr 72.
[4] – “Robert McNamara: 11 sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt” … Dân trí, 22-04- 2005.
[5] – “Nguyễn Cao Kỳ và những phát ngôn ấn tượng”. Theo http://www.baodatviet.vn, 24-07-2011.
(QĐND)

Các chiêu phá Đảng của ông Trương Tấn Sang

Ông Nguyễn Minh Triết nói:”Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết nội bộ”. Ông Sang đã gay cấn và tìm cách tấn công ông Dũng từ trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và trước nữa là các chiêu tấn công Thủ tướng Phan Văn Khải (từ khi ông Sang còn là Trưởng ban kinh tế). Ông Triết đã nhìn đúng ông Sang.
Cần nhìn rõ các chiêu của Trương Tấn Sang trong việc gây mất đoàn kết nội bộ, phá nát Đảng cộng sản Việt Nam
Chiêu thứ nhất: Sang nắm Nguyễn Khánh Toàn nguyên Thứ trưởng Bộ Công An và Vũ Hải Triều nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh để dùng quân lính Công an moi móc các thông tin, gần đây chủ yếu là Ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế. (Nay Toàn và Triều đã nghỉ hưu nhưng vẫn dùng đệ tử để làm việc này). Thông tin thường là thất thiệt, đổi trắng thay đen hoặc lấy một chuyện bé xíu xé thành lớn rồi tâu đến Trương Tấn Sang, những lúc như thế Trương Tấn Sang thường trề cái môi dày ra, nghiến răng mấy cái rồi mới ra tay.
Chiêu thứ hai: Sang dùng các đệ tử Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Văn Thành (nguyên Chủ tịch Sacombank), Hùng Ken, Thắng mượt… để thâu tóm thông tin vỉa hè… dùng tiền mua chuộc các quan chức. Người ta nói : muốn gì thì đến Bà Út (vợ ông út – Lê Hồng Anh) hoặc cứ đấm cở trăm (trăm ngàn USD) cho ông Xuân (Nguyễn Xuân Phúc) thì sẽ được tiếp đãi như vua. Dùng tiền mua các nhà báo, nhà mạng lá cải để ra đòn.
Chiêu thứ ba: Trương Tấn Sang thông qua Chu Hảo để nắm nhóm trí thức bất mãn có tư tưởng chống Đảng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trương Tấn Sang kích động, khen ngợi và thậm chí gọi các đệ tử nói trên đến để “hỗ trợ” chuyên đề nghiên cứu,thực ra là để tập họp trí thức chống Chính phủ, chống Đảng. Vụ án Trần Huỳnh Duy Thức là một minh chứng.
Chiêu thứ tư: Trương Tấn Sang dùng Hải lùn, nguyên là trợ lý của Sang làm “tư lệnh” mặt trận báo chí. Hải thường gọi điện cho các Tổng biên tập truyền đạt ý kiến “anh Tư” chỉ đạo đưa bài này, đánh vụ kia… phóng viên Báo Tiền Phong bị bắt quả tang đã lộ rõ vai trò của Hải lùn (nhân dân ai cũng biết, vậy sao không trị Hải lùn).
Trương Tấn Sang cho Đặng Thị Hoàng Yến chạy sang Mỹ mở mạng Quan làm báo, dùng Hải lùn cung cấp thông tin cho Đặng Thành Tâm, có khi Trương Tấn Sang trực tiếp “giao ban” với Tâm để Tâm dùng nhân viên chuyển ra cho in các thông tin nội bộ mà chỉ có cở Trương Tấn Sang mới biết. Quan làm báo đã bóp méo, đổi trắng thành đen để đưa lên mạng hàng triệu người đọc, giờ đây mọi người đều thấy cái trò trớ trêu của Quan làm báo.
Đó là những chiêu mà Trương Tấn Sang gọi là “bao vây địch”.
Còn đây là chiêu Trương Tấn Sang trực tiếp ra tay:
– Thứ nhất ra tay phân hoá nội bộ: Sang vận động các cụ nguyên Tổng bí thư như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười và các vị lão thành cách mạng cao cấp. Trương Tấn Sang đến cả Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để vận động bằng cách cung cấp đến các cụ những thông tin sai lệch và vận động lật đổ Thủ tướng. Hải lùn dự thảo 1 thư để Trương Tấn Sang lấy chữ ký các cụ để đòi kỷ luật và thay Thủ tướng. Có lá thư này rồi Sang báo cáo sai lệch cho Tổng bí thư và yêu cầu phải “xử lý” để “bảo vệ Đảng”.
– Nguyễn Phú Trọng mấy đêm mất ngủ vì lá thư và những cú điện thoại của các cụ, cuối cùng thống nhất với Trương Tấn Sang là đưa ra Bộ chính trị và Ban chấp hành TW để xem xét. Đến giờ chót Cụ Đỗ Mười không đồng tình công bố bức thư này.
Thực hiện xong bước 1 này Sang nghĩ là chắc ăn liền gọi Tô Huy Rứa, Trần Lưu Hải (Phó ban trực Ban tổ chức TW) để thông báo và lên kế hoạch hành động. Sang gọi Nguyễn Xuân Phúc “chú mày ở trong ruột, biết nhiều làm đi, anh sẽ dành cho chú chức Thủ tướng”. Nguyễn Xuân Phúc mất ngủ vì sướng quá. Chả lẽ số đến nhanh vậy (!) anh ta liền quay 180 độ chống Nguyễn Tấn Dũng , người đã cưu mang, dạy dỗ nâng đỡ từ anh quan hàng tỉnh trở thành Phó Thủ tướng, uỷ viên Bộ chính trị- chuyện này cả vùng Quảng Nam Đà Nẵng cả nước ai cũng biết và ghê tởm. Từ Phúc, từ Rứa, từ Trần Lưu Hải lây lan sang một số Uỷ viên Bộ chính trị và Ban chấp hành TW khác, Trương Tấn Sang nghĩ đã chắc ăn nên kéo Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh ra đòn.Sang lập kế kỷ luật tập thể để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và thông qua được Bộ chính trị.
May thay, Ban chấp hành TW rất sáng suốt, từ họp tổ đến họp hội trường- 80% ý kiến bác bỏ đề nghị của Bộ chính trị. Lúc này Trương Tấn Sang tức điên lên nhưng vẫn nghĩ ra kế sách không bỏ phiếu ở Ban chấp hành TW nữa vì đã có bỏ phiếu ở Bộ chính trị với phiếu đồng ý kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng hình thức khiển trách.Cứ lấy cái án này cũng đủ hạ uy tín Nguyễn Tấn Dũng rồi.
Ban chấp hành TW một lần nữa tỏ ra rất sáng suốt,vững vàng nhìn rõ sự thể rằng : Cái sai của Đảng là sai có hệ thống, sai từ nhiều khoá, sai từ cơ chế, từ nghị quyết. Những vấn đề nêu ra để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thì Đại hội Đảng đã có nghị quyết, Bộ chính trị đã có nghị quyết, giờ lại lật ngược là sao ? Nếu lật lại thì nhiều người chứ sao một mình Nguyễn Tấn Dũng và nhất quyết yêu cầu bỏ phiếu, không thể để cái án treo cho Thủ tướng.
Kết quả 126 phiếu của 126 Uỷ viên TW chiếm 74,24% số uỷ viên TW có mặt đã bác bỏ án kỷ luật. Đây là quyết định cao nhất và chung thẩm. Vậy nhưng Trương Tấn Sang vẫn không chịu dừng, ông ta vẫn ra chiêu vớt cuối cùng bằng cách sử dụng các cuộc đi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc dân ở khu dân cư văn hoá của Mặt trận TW để đưa thông tin về việc kỷ luật, để kích động mọi người, mọi phần tử lên tiếng nhằm gây mất ổn định và lấy cớ tấn công Chính phủ.
Cũng may mà từ các chiêu này giúp các bậc lão thành cách mạng thấy rõ bản chất của Trương Tấn Sang,thấy cái hèn của anh ta và khẳng định đây là cách làm hại uy tín của Đảng, của Chính phủ, đúng hơn là những chiêu thức phá Đảng, phá chế độ là phản lại nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.
Tôi đã mất khá nhiều công phu, nhiều thời gian để tìm hiểu, phân định và nghe nhiều đ/c cao cấp ở bậc nguyên tứ trụ triều đình, đến các nguyên Uỷ viên TW để được phân giải mới tổng kết ra những điều trên, xin gởi đến những người có trách nhiệm để chiêm nghiệm và xử lý nhằm giữ sự trong sáng và tồn vinh của đảng ta.
Trần Vương
(Hà Nội)
(On The Net)

Đại tá Lương Minh Châu – Chính trị của quân đội chính là “Vì nước, vì dân”

(Thư ngỏ kính gửi thiếu tướng Bùi Phan Kỳ )

Tôi là Lương Minh Châu, 87 tuổi đời, 67 tuổi Đảng, cũng là quân nhân đã nghỉ hưu. Như vậy tôi với thiếu tướng vừa là đồng niên vừa là đồng đội, đồng Đảng. Tuy không quen biết và cũng không có vinh dự cùng làm việc với nhau thời gian trong quân ngũ, nhưng chiều ngày 13-3-2013, tôi được nghe đồng chí phát biểu trong buổi tọa đàm về phi chính trị hóa quân đội (qua TV), tôi thấy có đôi điều muốn trao đổi với đồng chí, rất mong đồng chí tha thứ cho sự mạo muội này và để tâm nghe nhé.

Trong buổi tọa đàm góp ý vào bản hiến pháp sửa đổi, tôi nghe thiếu tướng nói: “Nếu phi chính trị hóa, quân đội sẽ là đội quân phi chính nghĩa, thiên lôi chỉ đâu đánh đó hay là thứ robot vũ lực chứ không phải quân đội có đầu óc nữa”

Theo tôi, nếu có cái thứ quân đội như đồng chí nói thì chỉ là bọn lính đánh thuê, bọn ‘lê dương’, chứ không phải là quân đội. Đã là quân đội của một quốc gia thì không bao giờ có loại quân đội phi chính trị cả. Quốc gia nào cũng vậy, lập ra quân đội là để chống ngoại xâm, bảo vệ và giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc, đó là mục đích và nhiệm vụ thiêng liêng nhất của quân đội. Chính phủ và đảng cầm quyền phải có trách nhiệm chăm lo giáo dục cho quân đội tinh thần yêu nước và lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc. Đảng cầm quyền cũng phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc. Một quân đội không có tinh thần yêu nước, không tuyệt đối trung thành với Tổ quốc thì quân đội ấy không thể có tinh thần chiến đấu cao, chiến đấu dũng cảm được, đó là nguyên lý. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Quân đội nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, chứ không phải phục vụ cho một đảng phái chính trị hay một nhóm, một tập đoàn lợi ích nào. Cho nên, chính trị của quân đội chính là tận trung vơi nước, tận hiếu với dân.
Thiếu tướng nói: “Quân đội phải tuyệt đối trung thành với chủ thể đã lập ra nó, điều đó đã được lịch sử khẳng định từ thời phong kiến”(!!!)
Thời phong kiến, để bảo vệ ngai vàng của vua chúa và cả dòng họ, chúng đề ra giáo lý tam cương:
                               Quân thần cương (đạo vua tôi)
                              Phụ tử cương       (đạo cha con)
                   Phu phụ cương    (đạo vợ chồng)  
            
Đặc biệt chúng đề cao ‘quân thần cương’: “Vua bảo chết thì bề tôi phải chết, bề tôi không chết là bất trung” (Quân xử thần tử / Thần bất tử bất trung).
Chế độ phong kiến coi tam cương là mẫu mực của đạo đức nên đã giáo dục rất sâu sắc và thực hành rất triệt để nội dung đó. Nó đã ăn sâu bám rễ vào toàn xã hội thời phong kiến. Đất nước là của Vua, nhân dân là con dân của vua,đất đai, rừng núi sông ngòi…tất cả đều là của vua.

Cái giáo lý ấy đến nay vẫn còn phảng phất tồn tại trong một số cái đầu cổ hủ, có khi họ còn coi đó là đặc trưng văn hóa Phương Đông, nhưng dân tộc Việt Nam ta, ngay trong thời phong kiến đã có rất nhiều tấm gương không ngu trung như vậy. Tôi xin nêu vài ví dụ: Lý Công Uẩn là một vị tướng triều tiền Lê, từng phò Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lựơc Tống, nhưng khi Lê Ngọa Triều (là con đẻ Lê Đại Hành, nối ngôi đúng theo luật lệ đương thời) mà hoang dâm tàn ác, sát hại trung lương, trở thành ‘hôn quân’, thì Lý Công Uẩn đã lật đổ triều tiền Lê, lập ra triều Lý. Hay như tướng quân Trương Định, khi triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng Pháp, ra lệnh bãi binh, tướng Trương Định vì yêu nước,quyết không chịu bãi binh, mà nêu khẩu hiệu “tham quan mãi quốc, triều đình khi dân ”(nghĩa là: bọn tham quan bán nước, triều đình khinh dân) và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đó là những tấm gương sáng, chỉ phục tùng và chịu sự lãnh đạo chỉ huy khi chủ thể ấy còn một lòng vì dân vì nước. Khi họ đã thoái hóa biến chất trở thành lực cản sự phát triển của dân tộc thì không thể phục tùng một cách mù quáng được, đó là thời kỳ phong kiến đấy. Tôi chỉ xin nêu vài ví dụ thế thôi, tôi không có ý kết luận thiếu tướng nói như vậy đúng hay sai, xin thiếu tướng đại xá cho.

            
Trong buổi tọa đàm ấy, thiếu tướng nói: “Nếu quân đội chỉ trung thành với tổ quốc là phi chính trị hóa quân đội, là tự hạ thấp mình thành thiên lôi chỉ đâu đánh đấy”(!!!).
Một quân đội có tinh thần yêu nước và chỉ trung thành với TỔ QUỐC mà bị đồng chí đánh giá như vậy ư? Tôi không nhận xét đồng chí nói như thế đúng sai ra sao, tôi chỉ xin nêu một ví dụ: Hồng quân công nông do Lênin và đảng Bolchevik sáng lập, đã chiến đấu lật đổ chế độ Sa Hoàng và đập tan bọn Bạch vệ, rồi sau đó đã cùng nhân dân Liên Xô ,dưới sự lãnh đạo của đảng CS Liên Xô, đã chiến đấu vô cùng anh dũng, tieu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít ở tận hang ổ của chúng, không những cứu Liên Bang Xô Viết mà còn cứu cả nhân loại…Hồng quân Liên Xô, KGB, lực lượng cảnh sát LX đều do đảng cộng sản Liên Xô lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện; tất cả sỹ quan từ cấp thiếu úy đến cấp tướng, nguyên soái đều là đảng viên đảng CSLX, thế mà trong những năm 1989-1990-1991, do một bộ phận không nhỏ đảng viên ở cấp cao thoái hóa biến chất, nội bộ đảng mâu thuẫn bè phái chia rẽ sâu sắc, mất hết lòng tin của nhân dân, Gorbachev đã tuyên bố giải tán đảng,khiến đảng CSLX tan rã, mất hết quyền lãnh đạo nhưng Hồng quân LX, KGB, cảnh sát đều án binh bất động.Các nước thuộc Liên Xô cũ thì lấy ngày LX tan rã làm ngày quốc khánh của mình, còn quân đội của nước nào trở về nước đó, tiếp tục làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình là bảo vệ Tổ quốc.
Tại sao cùng một quân đội do đảng tổ chức và lãnh đạo, khi sự yên bình và lợi ích nhân dân bị chà đạp, khi giặc ngoại xâm đe dọa đất nước, khi Tổ quốc lâm nguy thì chiến đấu ngoan cường như vậy,dù phải hi sinh cả tính mạng cũng không sờn lòng nản chí. Nhưng khi đảng thoái hóa biến chất trở thành lực cản sự phát triển của quốc gia dân tộc thì quân đội không bảo vệ, mặc dù đảng đó đã tổ chức ra nó? Như vậy rõ ràng quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc và chỉ chịu sự chỉ huy lãnh đạo của đảng khi đảng cũng trung thành với tổ quốc và không thoái hóa biến chất…Một quân đội biết phân biệt đúng sai, chỉ kiên quyết ủng hộ bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, không đồng tình ủng hộ cái sai có hại cho quốc gia dân tộc là một quân đội chân chính, một quân đội không hề thiếu tính chính trị, đúng không thưa thiếu tướng? Chúng ta đều biết quân đội liên bang Nga ngày nay có một bộ phận lớn là nòng cốt của quân đội Liên Xô trước đây. Hầu hết sỹ quan tướng lĩnh đều được đào tạo từ thời Liên Xô. Quân đội Nga ngày nay không còn chịu sự lãnh đạo của đảng CS Nga, chỉ phục tùng sự chỉ huy của chính phủ mà trực tiếp là Tổng thống. Quân đội Nga ngày nay là đối thủ đáng gờm nhất của quân đội Mỹ và khối NATO. Vậy theo thiếu tướng, quân đội Nga ngày nay có phải là robot vũ lực không? Có phải là quân đội không có đầu óc không?
Trong buổi tọa đàm do báo QĐND tổ chức, đồng chí nói: “Nếu quân đội trung thành với tổ quốc thì tổ quốc ở đây là của ai, vì ai, do ai? Không bao giờ có tổ quốc chung chung cả, tổ quốc phải gắn liền với chế độ ”Xin thưa, Tổ quốc là của toàn thể nhân dân, Tổ quốc VN ngày nay là của 90 triệu đông bào các dân tộc cùng chung sống trên đất nước VN, chứ không phải là của riêng ai hay một nhóm người nào. Do ai ư? Xin thưa: do tổ tiên, ông cha ta biết bao thế hệ, dầy công khai phá, bồi đắp xây dựng và bảo vệ bằng mọi giá, của hàng triệu triệu anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu hy sinh mới có ngày nay cho chúng ta thừa hưởng. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng, như Bác Hồ nói với các cán bộ chiến sỹ đại đoàn Quân tiên phong (F 308): “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Còn nói rằng: tổ quốc phải gắn liền với chế độ? Xin thưa, tổ quốc dân tộc là phạm trù vĩnh cửu không bao giờ thay đổi, chế độ là phạm trù lịch sử. Chế độ này thoái hoá trở thành lực cản trở sự phát triển của xã hội thì có chế độ khác tiến bộ hơn thay thế, đó là lẽ tự nhiên. Nó đúng với quy luật phát triển của xã hội. Ngay cả Mác và Ăng ghen cũng từng nói: xã hội phát triển và tiến bộ không ngừng kia mà? Khi anh (chế độ) còn một lòng một dạ phục vụ nhân dân thì nhân dân tin theo, nhưng khi anh đã thoái hóa biến chất trở thành hôn quân bạo chúa thì dân không tin nữa, dù anh đưa hết luật này luật nọ ra thuyết, dân vẫn không tin theo.

Thiếu tướng đã yêu cầu khán giả truyền hình: “Hãy chỉ cho tôi, có quốc gia nào trong số 200 quốc gia trên thế giới, quân đội không phục tùng một chính đảng?” Thưa thiếu tướng, nhiều lắm ạ, không thể kể hết! Đó là những quốc gia có đa đảng đối lập. Chỉ xin nêu vài ba nước: nước Mỹ lúc thì đảng Dân chủ cầm quyền, lúc thì đảng Cộng hòa cầm quyền, quân đội chỉ chịu sự chỉ huy của chính phủ mà trực tiếp là Tổng thống. Nước Pháp lúc thì đảng Dân chủ, lúc thì đảng Xã hội cầm quyền, quân đội cũng chỉ phục tùng sự chỉ huy của chính phủ mà trực tiếp là Tổng thống. Ngay trong khối ASEAN như Indonesia, Philipines cũng thế.

Xin đừng quên sự kiện lịch sử: ngày 26-5-1946 nhân dịp trường võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là trường sỹ quan lục quân 1) khai giảng khóa đầu tiên, Bác Hồ tới dự và đã trao tặng cho hơn 300 cán bộ học viên nhà trường lá cờ thêu 6 chữ vàng “TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN”. Bác đã nói: “Trung với nước hiếu với dân là bổn phận cao cả thiêng liêng nhất và cũng vinh dự nhất của anh em”. Năm 2011, nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản cuốn sách tựa đề “ 65 năm dưới lá cờ Trung với Nước Hiếu với Dân” do đồng chí Võ Hợp chủ biên nhân kỷ niệm khai giảng khóa 1 trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Cũng xin đừng quên nhạc hiệu buổi phát thanh Quân đội nhân dân vẫn là bài VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH.

Chào thân ái
Lương Minh Châu
(Đại tá Q Đ về hưu, Nhà T1 phố Phương Mai
Quận Đông Đa Hà Nội – ĐT: 04 38528029)
(Blog Bùi Văn Bồng)

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

 

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

 

TIN THẾ GIỚI

  • Bắc Triều Tiên chuẩn bị tập trận lớn (RFI) – Theo một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc được AFP đưa lại, hôm nay 28/04/2013 Bắc Triều Tiên dường như đang chuẩn bị một cuộc tập trận lớn trên bộ và trên không, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại bán đảo Triều Tiên, từ khi Bình Nhưỡng thử nguyên tử hôm 12/2.
  • Súng nổ tại Roma trong lúc tân chính phủ Ý tuyên thệ nhậm chức (RFI) – Tại Roma hôm nay 28/04/2013 một người đàn ông đã bị bắt sau khi bắn bị thương hai cảnh sát trước Dinh Chigi – trụ sở chính phủ Ý. Sự kiện này diễn ra trong lúc tân chính phủ của Thủ tướng Enrico Letta đang tuyên thệ nhậm chức tại Dinh Quirinal, tức Dinh Tổng thống, cách đó chỉ một cây số.
  • Boeing 787 bay thử lần đầu tại Nhật (RFI) – Một chiếc Boeing 787 của hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm khoảng hai tiếng đồng hồ sáng nay 28/04/2013 …
  • Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ Bà Rịa-Vũng Tàu ra Nghệ An (RFI) – Ngày 26/4/2013, công an Việt Nam đã bí mật đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đi một nơi khác mà không thông báo, không đáp ứng sự tìm hiểu của thân nhân.Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết vào đêm nay Chủ nhật 28/04/2013 tổ chức buổi thánh lễ cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên « vì yêu nước vì chống Trung Quốc bá quyền, vì phục vụ công ích xã hội » nên đã bị lao tù.
  • Đài Loan tính mở công viên biển trên Biển Đông (RFI) – Báo mạng AsiaOne hôm nay 28/04/2013 cho biết, các cơ quan chính phủ Đài Loan đang tiến hành đánh giá kế hoạch mở một công viên biển quốc gia trên đảo Đông Sa, nằm tại Biển Đông, giữa Hoàng Sa và Đài Loan. Theo ban giám đốc Công viên Hải dương Quốc gia (MNPH) thì công viên này sẽ dành cho du lịch và các hoạt động giáo dục môi trường.
  • Hội thảo về Hoàng Sa, Trường Sa (BBC) – Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đưa ra thảo luận tại hội nghị quốc tế ở Quãng Ngãi.
  • VN theo sát vụ kiện TQ ở Biển Đông (BBC) – Việt Nam nói họ theo dõi sát tiến trình vụ kiện của Philippines đối với TQ tại Biển Đông sau khi Tòa án quốc tế về Luật Biển đã chỉ định đủ trọng tài.
  • ‘Không tin vào mình thì lãnh đạo ai?’ (BBC) – Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói việc nhiều đảng viên, lãnh đạo đang cầu ‘âm phù dương trợ’ phản ánh việc thiếu niềm tin vào bản thân và thể chế của họ.
  • Ngoại trưởng Trung Quốc thăm 4 nước ASEAN (BaoMoi) – Ngày 28.4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết Ngoại trưởng nước này Vương Nghị sẽ thăm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei từ ngày 30.4 – 3.5. Bà Hoa không thông báo rõ nội dung chuyến thăm nhưng Kyodo News dẫn lời các chuyên gia cho rằng ông Vương sẽ thảo luận với giới lãnh đạo các nước về vấn đề biển Đông và tăng cường hợp tác thương mại.
  • Tri ân binh phu Hoàng Sa (BaoMoi) – Sáng 28.4, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã diễn ra tại đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi. Buổi lễ do 13 tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức nhằm tri ân những binh phu đã hy sinh vì lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc trên biển Đông.
  • Trung Quốc điều hàng chục chiến đấu cơ ra biển (BaoMoi) – Một tờ báo của Nhật Bản hôm qua (27/4) tiết lộ, chỉ trong một ngày, các máy bay quân sự Trung Quốc, trong đó chủ yếu là phi cơ chiến đấu, đã thực hiện hơn 40 chuyến bay tiếp cận sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vụ việc này diễn ra đúng thời điểm hai đội tàu Trung Quốc và Nhật Bản có cuộc đối đầu căng thẳng ở khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông.
  • Giữa biển Đông, nghẹn ngào nghe chuyện Trường Sa (BaoMoi) – Từng nhiều lần được nghe kể về Trường Sa, về những cuộc chiến ác liệt trên các đảo Song Tử Tây, đảo Sơn Ca; câu chuyện về sự kiện ngày 14/4/1988 trên đảo Gạc Ma, về hành động anh dũng của các chiến sỹ Nhà giàn DK1 những năm 90 … Tất cả đều lắng đọng trong tôi một ấn tượng khó phai và những mong có một ngày được đặt chân lên đảo Trường Sa.
  • Đài Loan tính mở cửa công viên hải dương ngoài Biển Đông (BaoMoi) – (Petrotimes) – Các chuyên gia sinh thái biển và cơ quan hữu trách của Đài Loan đang tiến hành đánh giá khả năng mở cửa một công viên hải dương ở Biển Đông nhằm phục vụ khách du lịch và các hoạt động giáo dục môi trường, tờ China Post hôm nay (28/4) dẫn nguồn tin từ Công viên Hải dương (MNPH) vùng lãnh thổ này cho biết.
  • Tàu, máy bay Trung Quốc ồ ạt kéo đến Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) – TTO – Sáng sớm 28-4, ba tàu tuần tra Trung Quốc lại tiếp tục tiến gần vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những ngày gần đây, Nhật cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay hơn 40 lần tới vùng trời quần đảoSenkaku/Điếu Ngư.
  • Một cách quảng bá về Trường Sa – Hoàng Sa (BaoMoi) – LTS: Lần đầu tiên, Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, vào ngày 27/4. Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn nhanh với Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh, người tham dự hội thảo, về cảm nhận về cuộc hội thảo này. Ngoài ra, cũng có thêm hai bình luận của hai học giả khác là Jonathan London và Phạm Hoàng Quân.
  • Ba tàu Trung Quốc lại xuất hiện gần vùng tranh chấp (BaoMoi) – Kyodo đưa tin Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) sáng 28/4 đã phát hiện ba tàu hải giám Trung Quốc bên ngoài các vùng lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
  • Phi cơ Trung Quốc ồ ạt tới gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) – Chỉ trong một ngày hồi tuần này, các máy bay quân sự Trung Quốc, chủ yếu là chiến đấu cơ, đã thực hiện hơn 40 chuyến bay đến gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông do Nhật Bản quản lý.
  • Nhiều đại biểu kêu gọi ASEAN đoàn kết, tìm tiếng nói chung giải quyết tranh chấp (BaoMoi) – Ngày 27/4, tại TP Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo quốc tế về biển Đông với chủ đề “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, do Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức; với sự tham dự của trên 50 đại biểu là học giả quốc tế đến từ các nước: Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan; các học giả là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu, luật gia trong nước cùng đại diện một số Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
  • 5 con thuyền gỗ đầu tiên “khai mở” đường trên biển (BaoMoi) – Vượt Biển Đông để chi viện cho Miền Nam, câu chuyện nói thì dễ làm thì vô cùng gian nan. Đóng góp lớn vào việc khai mở con đường Huyền thoại trên biển có một phần vô cùng lớn lao của 5 con thuyền gỗ thô sơ đầu tiên vượt biển từ Nam ra Bắc khảo sát tuyến đường này.
  • Cộng đồng ASEAN đến nơi rồi! (BaoMoi) – TT – Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 vừa kết thúc không chỉ bàn về vấn đề biển Đông nóng bỏng mà còn về một vấn đề lớn lao khác không kém: sự thành hình cộng đồng ASEAN.
  • VN có cả chân lý lẫn pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) – TT – Từ nhiều thế kỷ nay, VN đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục. Bất cứ hành động chiếm đóng bằng vũ lực đều vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
  • Nhiều chứng cứ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) – (Dân trí) – Chiều ngày 27/4, Hội thảo quốc tế “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – những khía cạnh lịch sử và pháp lý” chính thức bế mạc với 13 tham luận nêu về chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Philippines sẽ tiếp tục thực hiện chủ quyền với bãi cạn Scarborough (BaoMoi) – (Petrotimes) – Chính phủ Philippines hôm 27/4 đã bác bỏ lời kêu gọi của Trung Quốc về việc rút người và cơ sở của nước này khỏi những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời, cáo buộc Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp một phần lãnh thổ Philippines trên vùng biển này.

Giải Phóng

Huy Đức – FB

Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”.

Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ trích vì chính sách “ngoại giao cây tre” nhưng đổi lại người dân Thái đã tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Không chỉ có người Thái, cho đến trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người Nhật nhận ra họ đang đối diện không phảivới một “mandi” mà là một đế quốc. Thay vì “tuẫn tiết”, Thiênhoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa trở nên hùng mạnh.

Tinh thần độc lập cũng vô cùng cao cả. Nhưng, như Hồ ChíMinh nói: “Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa”. Năm 1999, người Úc đã từng trưng cầu dân ý về việc họ có nên thay thế quan toàn quyền của Nữ Hoàng Anh bằng một chế độ cộng hòa tổng thống (độc lập) hay không, kết quả là đa số dân Úc đã nói không. Bởi, điều quan trọngnhất là hạnh phúc và tự do thì người dân đã có.

Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản. Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh. Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo “lời dạy của Hồ Chí Minh”, thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.

Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng.

30/04/2051

ALAN PHAN

(Thân tặng tác giả của Bên Thắng Cuộc…)

Ánh sáng đầu ngày còn yếu ớt trên biển vắng lạnh và im sóng. Những con chim hải âu chưa thức giấc, chỉ một vài con dã tràng lăng xăng trên bãi cát vàng. Tôi và những con dã tràng: luôn luôn bận rộn suốt 38 năm qua và trước đó; nhưng thiên nhiên và tháng ngày tiếp nối theo nhau, không quan tâm gì đến những hạt cát chúng tôi xây đắp.

Lướt qua một bài viết trên BBC, giật mình vì lời tuyên bố của ngài Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học Viện Chính Trị Xã Hội của Hà Nội …rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ lãnh đạo xứ này trong nhiều thập kỷ sắp đến vì không có đảng đối lập. Hơn nữa, sau 68 năm từ ngày chiếm chánh quyền vào 1945, đảng đã thu nạp được 4-5 triệu thành viên, cùng chục triệu thành đoàn, cộng với (?) thân nhân gia đình. Quan trọng hơn hết, đảng đang kiểm soát toàn bộ máy công an và quân đội. Phần lớn các nhà phân tích chính trị trong và ngoài nước đồng ý với nhận định này.

38 năm nữa…Wow. Lúc này, chắc chắn là mộ của tôi đã xanh cỏ và hồn của tôi chắc đang phiêu lãng qua những thế giới không còn nghịch lý. Những đứa con trai tôi chắc đã về hưu, không biết quỹ An Sinh Xã Hội của Mỹ có còn tiền hay đã khánh tận? Tích cực hơn, có thể chúng nó đang ở mặt trăng, tạo lập một tổ ấm mới cho gia đình và nhờ những phát minh sinh hóa học, có thể giúp chúng làm ăn vui chơi và sống đến 200 tuổi.

Thế giới không biết biến đổi ra sao 38 năm nữa? Trung Quốc có thực hiện được mộng vương bá của giòng giống Hán hay vẫn chỉ nhận được triều cống của vài láng giềng hữu hảo? Ông Kim Ủn Ỉn của Bắc Triều Tiên vẫn còn bắt dân ăn cỏ hay đã theo cha về chầu Mác Lê? Âu Châu có lẽ đã tan vỡ và đồng mark của Đức là ngoại tệ hiếm quý hơn cả đồng franc của Thụy Sĩ? Hậu thân của KGB Nga có kiểm soát được các phe nhóm xã hội đen trên thế giới sau cuộc chạm trán với Tam Hoàng của Tàu?

Quay lại chính trị Việt Nam, theo như ngài Tấn, 14 “đỉnh cao” vẫn phán định mọi hướng đi cho dân tộc theo sát tư tưởng Mao Trạch Đông/Hồ Chí Minh (Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao, thơ Tố Hữu). Năm 2051 này, chắc đảng đã tự phê “quyết liệt” và đang hỏi ý kiến dân về hiến pháp mới?

Về kinh tế, thu nhập của người dân chúng ta trong 2050 vừa bắt kịp con số của Thái Lan năm 2012. Không có gì để hãnh diện, nhưng ít nhất, một tầng lớp trung lưu vừa xuất hiện và Việt Nam vẫn xếp hàng đầu về chỉ số hạnh phúc. Các doanh nghiệp nhà nước đã phát triển mạnh và hiện chiếm 80% nguồn lực tài chánh (dù chỉ đóng góp 40% vào GDP của quốc gia). 60% tài sản vẫn nằm trong tay 5% dân số. Năm 2051, để kỷ niệm ngày 30/4, các lãnh đạo đã tề tựu để khánh thánh hệ thống xe điện ngầm đầu tiên nối trung tâm Saigon với Suối Tiên và các tỉnh lân cận. Nợ công đã lên đến 300% GDP, nhưng đây là vấn đề của IMF và ASEAN. Cà phê, quán nhậu và tiệm massage vẫn dẫn đầu trong các ngành kỹ nghệ trọng yếu.

Về văn hóa xã hội, ước muốn tuyệt nhất của thiếu nữ Việt là lấy chồng Hàn Quốc hay Trung Quốc; tham vọng lớn nhất của trai Việt là làm nhân viên Hải Quan hay Cảnh Sát Giao Thông. Bia rượu thuốc lá và điện thoại xịn vẫn là những thứ phải có của đại đa số . Trong khi đó, ô nhiễm, trộm cướp và vào bệnh viện…là ba mối lo hàng đầu. Giá BDS vẫn bằng 50 lần thu nhập trung bình của dân, nên đa số dân thành thị vẫn được ở trong hẽm với những căn nhà hộp quẹt trong các “khu phố văn hóa”. Nhưng vài khu biệt lập kiểu Rublevka ở Moscow với giá tối thiểu 10 triệu đô la một biệt thự bán chạy như tôm tươi (các trẻ em mới lớn thời này chắc không biết chữ “tôm tươi” hay bất cứ thứ gì tươi, vì các cháu đã quen với thực phẩm pha chế từ Trung Quốc).

Ở một góc nhìn tích cực khác, chúng ta giờ có đến hơn 1 triệu Tiến Sĩ (nhiều hơn cả Mỹ), vài chục ngàn chiếc siêu xe và vài trăm ngàn người mẫu/ca sĩ/diễn viên. Năm 2051 cũng đánh dấu một móc quan trọng cho dân trí: chánh phủ đã dẹp tan các blog lề trái trên mạng và người dân không còn bị cám dỗ bởi các thế lực thù địch. Tờ báo Nhân Dân trở thành nhật báo/tuần báo duy nhất tại Việt nam. Nhân dịp lễ, dân chúng vẫn được VTV cho xem lại hai phim truyền kỳ của nhân loại, “Chiến thắng Điện Biên” và “Chiến thắng Mỹ Ngụy”.

Nhìn về tương lai theo kịch bản của ngài Tấn, tôi thấy yên tâm về sự ổn định của quê hương. Giữa những biến đổi quay cuồng đến chóng mặt của thế giới, những người Việt tha hương có thể tìm thấy ở Việt Nam những hình ảnh tuyệt vời của 150 năm về trước. Cây đa vẫn cao ngất từng xanh, các chú bé mục đồng vẫn chạy theo đàn bò và các nhà làm phim vẫn dùng Việt Nam làm bối cảnh cho lịch sử thế kỷ 19.

Những người trăm năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ? (Thơ Nguyễn Đình Liên)

Quên, khắp nước, khu phố nào cũng có một đền thờ để toàn dân “lên đồng”, “sống chung hòa bình” với tổ tiên.

Alan Phan

30/4/2013

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

Cập nhật: 04:11 GMT – thứ hai, 29 tháng 4, 2013

Người vui, người buồn trong dịp 30/4 =>

 

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.

Hoài nghi, nuối tiếc

Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

Nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,… và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.

Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.

Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”

Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong của riêng tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến sống tại Hà Nội.

Cải cách chính trị để giữ chủ quyền

BBC

 

Hội thảo ở Quảng Ngãi

Hội thảo Quốc tế ‘Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – khía cạnh lịch sử và pháp lý’ vừa được tổ chức tại Quảng Ngãi hôm 27/4.

Hội thảo này có sự tham gia của khoảng 50 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có những tên tuổi như Giáo sư Carlyle Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Renato Cruz DeCastro, Tiến sỹ Vũ Quang Việt…

Tiến sỹ Jonathan London từ trường City University of Hong Kong, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, cũng mang đến hội thảo một tham luận mà ông cùng soạn thảo với Tiến sỹ Vũ Quang Việt trong đó hai ông đề cập tới nhu cầu cải cách chính trị để hễ trợ vấn đề chủ quyền.

BBC đã hỏi chuyện Tiến sỹ London về hội thảo.

Tiến sỹ Jonathan London: Tôi đánh giá cao kết quả của hội thảo này. Trong hội thảo các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và đã thảo luận rất cụ thể về các đòi hỏi phi pháp và bất chính đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Sự vắng mặt của các học giả Trung Quốc tại đây, theo tôi thì có cả mặt lợi và không có lợi, vì chúng ta không được nghe và thảo luận về các bằng chứng của TQ nhưng cũng tránh được các cãi cọ nảy sinh do lý luận tuyên truyền của các học giả của nước này.

Tôi đã nêu rõ trong hội thảo ba vấn đề: nhu cầu cần làm rõ các bằng chứng và lý luận về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo ở Biển Đông.

Thứ hai là quảng bá các bằng chứng đó cho thế giới thấy.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tiến sỹ Jonathan London

Thế nhưng thứ ba, cũng cần thấy rằng Trung Quốc là nước mạnh, có trong tay vũ khí hùng hậu và hung hăng trong tư cách một đế quốc. Nó dẫn tới câu hỏi Việt Nam phải làm gì.

Trung Quốc, như đã nói là một quốc gia lớn, mạnh, quan trọng… và cũng rất tự hào dân tộc. Người Trung Quốc không dễ gì chịu ‘mất mặt’ trước thế giới. Việt Nam do vậy phải tìm ra phương cách làm sao để vừa có cơ sở pháp lý vừa được Trung Quốc chấp nhận.

Một số nhà nghiên cứu, như bản thân tôi, cho rằng Việt Nam cần duy trì quan hệ hai bên cùng có lợi với Trung Quốc [ngay cả trong quá trình đấu tranh về chủ quyền].

BBC: Một phần tham luận được biết là gây tranh luận của ông có nhắc tới khuyến cáo chính trị trong vấn đề chủ quyền?

Tiến sỹ Jonathan London: Bài tham luận của tôi và Tiến sỹ Vũ Quang Việt có phần cuối cùng tập trung vào giải pháp trong vấn đề chủ quyền: làm gì và làm thế nào.

Tôi có nhắc lại tại hội thảo một câu nói của ai đó không rõ, rằng “theo Mỹ thì mất chế độ còn theo Trung Quốc thì mất nước”.

Ngoài hai phương án trên, phương án thứ ba là thế nào? Quan điểm của chúng tôi là nếu Việt Nam muốn giành được sự ủng hộ của quốc tế thì nên đẩy mạnh cách cải cách về chính trị và nhân quyền.

Chừng nào Việt Nam còn bắt giữ, đàn áp, hạn chế tự do ngôn luận thì ít quốc gia nào trên thế giới ủng hộ Việt Nam. Nếu Việt Nam thay đổi theo chiều hướng cởi mở như vậy thì Việt Nam sẽ giành được sự ủng hộ của quốc tế, có thế mạnh trong vẫn đề chủ quyền.

BBC: Sau khi trình bày tham luận thì phản ứng của cử tọa như thế nào, thưa ông?

Tiến sỹ Jonathan London: Có ba phản ứng. Một số học giả nước ngoài biết nhiều về Việt Nam thì cảnh báo: “Có muốn về Việt Nam nữa không?”. Một số thuộc ban tổ chức thì nói rằng không nên tham luận như vậy và không nên đề cập vấn đề ngoài lề như vậy.

Ông London trên Truyền hình Việt Nam

Tiến sỹ Jonathan London giảng dạy tại City University of Hong Kong

Nhưng cũng có người tới gặp tôi và cảm ơn vì đây là chủ đề quan trọng cần được nói tới.

Cả tôi và ông Vũ Quang Việt đều không thể hoàn toàn chắc chắn tất cả những điều chúng tôi đưa ra đều đúng 100% nhưng đóng góp của chúng tôi là để góp phần giúp Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tôi còn đề cập tới Kiến nghị 72 của các trí thức nhân sỹ về sửa đổi Hiến pháp trong phần trình bày của mình, đề nghị Nhà nước Việt Nam cân nhắc các đề xuất của Nhóm 72 để làm sao có một hệ thống hiệu quả, minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn với các công dân của mình.

Tôi nghiên cứu về Việt Nam đã 20 năm nay. Sau 20 năm nghiên cứu sâu về Việt Nam, tôi thấy tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông thực ra có liên quan tới nền kinh tế-chính trị của Việt Nam.

G.s J.London: “Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”

Giáo sư Jonathan London trả lời báo chí Việt Nam tại hội thảo “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”  ngày 27/4/2013.

Giáo sư Jonathan London trả lời báo chí Việt Nam tại hội thảo “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và pháp lý” ngày 27/4/2013.

Ảnh chụp qua màn hình TV
Thanh Phương – RFI

Hôm 27/04/2013, Trường Đại học Phạm Văn Đồng  tại Quảng Ngãi đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc. Trong số này có giáo sư Jonathan London, Trường Đại học City University tại Hồng Kông.

Ông J. London đến dự hội thảo để trình bày một tham luận viết chung với chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt. Điều mà hai tác giả nhấn mạnh đó là, để được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, Việt Nam một mặt phải quảng bá nhiều hơn nữa các bằng chứng pháp lý và lịch sử, nhưng mặt khác phải chấp nhận cải cách chính trị trong nước, thực thi dân chủ và nhân quyền. Từ Quảng Ngãi, giáo sư London trả lời phỏng vấn RFI:

Ai cũng biết là tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp và Việt Nam hiện nay dù có những cơ sở pháp lý mạnh hơn so với Trung Quốc nhiều, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được sự ủng hộ của quốc tế. Nhiều khi Việt Nam không tỏ ra hiệu quả lắm về vấn đề quảng bá những thông tin về tranh chấp ở Biển Đông, nên tôi đề nghị là trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung vào việc làm rõ về những bằng chứng mà Việt Nam hiện có về tranh chấp Biển Đông.

Trong bài mà tôi viết cùng Vũ Quang Việt, chúng tôi nhấn mạnh là vấn đề tranh chấp Biển Đông có liên quan đến chính trị trong nước. Để nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế và để khai thác sự ủng hộ của quốc

Gs.Jonathan London

28/04/2013

tế đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam phải cố gắng giải quyết những hồ sơ nổi bật về chính trị trong nước, như vấn đề đàn áp, bắt giữ, thiếu tự do ngôn luận… Những vấn đề nhân quyền ấy là những trở ngại, tức là không ai mà muốn ủng hộ Việt Nam, hoặc ít người ủng hộ, nếu họ thấy là hành vi của các lãnh đạo Việt Nam không hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.

Lãnh đạo Việt Nam hiện nay sợ theo Mỹ thì mất chế độ, theo Trung Quốc thì mất nước, nhưng theo tôi, có thể có phương án thứ ba, đó là phải cải cách. Chính vì thế chúng tôi có nói là lãnh đạo Việt Nam nên chấp nhận một số nội dung của nhóm 72 ( trí thức nhân sĩ), mà vừa qua đã đề nghị một số thay đổi về Hiến pháp.

Những nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan dễ dàng có sự ủng hộ của quốc tế. Tất nhiên lịch sử của những nước đó hoàn toàn khác với Việt Nam, nhưng vì trong những nước đó có cơ chế dân chủ, có nhân quyền, có tự do ngôn luận. Rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và châu Âu rất nhiệt tình ủng hộ, nếu họ có những cơ sở pháp lý vững chắc như Việt Nam có.

Dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vấn đề chính trị của Việt Nam.

Đến hội thảo, tôi rất nhiệt tình và chia sẽ ý kiến với những người dự hội thảo. Tôi rất hài lòng và đánh giá cao kết quả hội thảo. Có rất nhiều thảo luận sôi nổi và hay. Điểm mà tôi cố gắng nhấn mạnh là muốn có sự ủng hộ của quốc tế thì Việt Nam phải cải cách sâu rộng chính trị.

30 Tháng Tư, 38 năm nhìn lại

Cách đây 38 năm, hàng triệu người Việt từ miền Trung và vùng cao nguyên Việt Nam bồng bế nhau theo đoàn quân VNCH di tản vào miền nam Việt Nam. Ngày 30 Tháng Tư 1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa chính thức cáo chung.
Vào những ngày cuối Tháng Tư 1975, hàng vạn người đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đủ mọi phương tiện; trên những con thuyền bé nhỏ, đến những tầu chiến hải quân, hay máy bay vận chuyển, hoặc trên những chiếc trực thăng…
Những ngày sau đó, ở Việt Nam là những nhà tù trá hình được gọi là “Trung Tâm Cải Tạo”, giam giữ hàng triệu quân nhân công chức VHCH để trả thù. Hàng triệu người Việt tiếp tục vuợt biên, vượt biển tìm tự do trong mười mấy năm sau đó.
Đối với họ, Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen và Ngày 30 Tháng Tư luôn là Ngày Quốc Hận. Trên đường tìm tự do, hàng vạn người đã bỏ thây trên biển cả hay trong rừng sâu nước độc. Với rất nhiều người, 30 Tháng Tư cũng là ngày cúng giỗ những người thân đã nằm xuống.
38 năm trôi qua, những sự thật về “chiến thắng”, “giải phóng”, hay “xâm lăng” đã hiện rõ, ai là bên thắng, ai là bên thua và chính nghĩa ở đâu, đã phơi bày. Kỹ thuật tân tiến về thông tin đã làm các mặt nạ “giải phóng” rơi xuống. Hiện tình đất nước đổi thay, Việt Nam đang phát triển hay mất dần vào tay Trung Quốc? Sự thật bi đát đã phơi bày và chính những người trẻ sống và lớn lên trong chế độ như Việt Khang, Đoàn văn Vươn, Nguyễn Đức Kiên… là những nhân chứng sống hùng hồn cho những ai còn ảo tưởng về Xã Hội Chủ Nghĩa. Người dân Việt trong nước vẫn tiếp tục hy sinh và giai cấp độc quyền thống trị chỉ biết có quyền lợi riêng tư đang ngự trị trên quê hương. Rất nhiều người cho rằng những người cầm quyền không hề quan tâm đến sự tồn vong của đất nước. Không ít người tự hỏi, phải chăng “nhà nước” đang góp phần tích cực phục vụ cho âm mưu biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc.

 

saigon-april3075-305.jpg
Sài Gòn ngày 30-04-1975
Thành công xứ người
Những người di tản tìm tự do 38 năm trước đã và đang làm gì tại hải ngoại? Nhiều người cho rằng cuộc di tản của hàng triệu người Việt ra hải ngoại có lẽ còn là một cơ may cho sự tồn vong của người Việt. Trong 38 năm qua, những người Việt bỏ nước tìm tự do đã tái tạo cuộc sống mới, mang lại cho họ và thệ hệ thứ hai nhiều thành quả và hy vọng. Chính những ngân khoản khổng lồ nhiều tỷ Mỹ Kim người Việt hải ngoại gửi về cứu trợ thân nhân hàng năm, đã và đang giúp cho kinh tế Việt Nam sống sót.
Người Việt hải ngoại nói chung và tại Texas nói riêng, đang đi vào một giai đoạn mới. Có thể nói là họ đã trưởng thành sau một thời gian dài đau buồn sống lưu vong để trở thành những công dân trực tiếp đóng góp vào quê hương mới.
Vào Tháng Tư năm nay, lưỡng viện tiểu bang Texas đã đồng chấp thuận, ngày Thứ Tư 17-4-2013, là ngày vinh danh người Mỹ gốc Việt tại Texas, “Vietnamese Americans Day In Texas”. Đây là kết quả của cuộc vận động của dân biểu TB Hubert Võ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện Texas trong nỗ lực vinh danh cộng đồng gốc Việt.
Trong bài diễn văn đọc trước Hạ Viện Texas, Dân biểu Hubert Võ nhắc đến những gian khổ và hy sinh của người Việt trên đường vượt biên, vượt biển tìm Tự do sau biến cố 1975. Ông nói rằng, những người Việt sinh sống tại Texas đóng góp trong sự phát triển kinh tế của tiểu bang, cũng như làm phong phú thêm Văn Hóa của Texas. Ông cũng thay mặt những người Việt tại đây, cám ơn người bản xứ đã giúp đỡ và đối xử công bằng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong những năm qua. Ông cảm ơn sự can đảm và hy sinh của cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình của họ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông cũng nói, dù có sự khác biệt giữa hai nền Văn Hóa, Phong tục và Ngôn ngữ, nhưng người Mỹ gốc Việt và người bản xứ cùng có chung một lý tưởng yêu chuộng Tự Do.
Có mặt tại Austin, ông Đinh Quang Tiến, một người ủng hộ DB Hubert Võ chia sẻ:
“Dịp 30/4 thì thường thường tất cả cộng đồng tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc Hận, tức là ngày mất nước, tuy nhiên anh Hubert Võ là dân biểu Việt Nam, anh ấy nghĩ rằng là qua bao nhiêu năm rồi, người Việt Nam từ năm 1975 đều đã ổn định cuộc sống và thành công. Thế hệ cựu quân nhân đã hy sinh để nuôi con cháu học thành tài. Đến bây giờ, thế hệ thứ hai đã thành công và phục vụ trong mọi ngành nghề, công sở, hãng xưởng. Đóng góp rất nhiều công trình quan trọng cho việc phát triển của nước Mỹ và tiểu bang Texas. Đó là lý do anh Hubert Võ muốn TB Texas, đã được cộng đồng Việt Nam đóng góp và xây dựng sự phát triển vững mạnh của đời sống cũng như kinh tế, nên anh ấy làm một Nghị Quyết cho Quốc hội, cả Thượng viện và Hạ viện, vinh danh cộng đồng Việt Nam, người Việt Nam trong tiểu bang Texas này.”
Từ Dallas đến tham dự Ngày Người Mỹ Gốc Việt, mặc dù rất phấn khởi về sự thành đạt của đồng hương nhưng cô Kim Oanh không khỏi bồi hồi khi nhắc đến Tháng Tư năm 1975:
“38 năm rồi, nhưng cứ tới Tháng Tư là, bây giờ nói thì cũng còn hơi cảm xúc, cộng đồng Fort Worth và Dallas vẫn hợp tác tổ chức. Màn cảm động nhất là màn dâng hoa. Mỗi năm, thí dụ như 38 năm thì dâng 38 đóa hoa. Năm nay cũng vậy, dâng hoa trắng để tang cho ngày mất nước …”
Trong khi đó, ông Trần Văn Chính, chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Dallas thì hy vọng một tương lai sáng hơn nữa cho những người Việt lưu vong:
“Theo ý tôi, những người Việt Nam tỵ nạn mà được vinh danh tại một xứ sở tạm dung thì rất là quan trọng. Tôi hy vọng rằng sau buổi lễ hôm nay sẽ có nhiều tiến bộ hơn để những người Việt lưu vong như chúng tôi thì sẽ còn nhiều công việc khác để làm hơn nữa …”
Vẫn mong ngày về
Còn ông Quang từ Houston thì vẫn hy vọng một ngày về, dù ông cũng hãnh diện với sự thành công của người Việt tại Texas:
“Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó chúng tôi và tất cả mọi người Việt Nam đang tỵ nạn sẽ trở về lại Việt Nam mà không còn cộng sản.”
38 năm đã trôi qua, với nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mây mờ vẫn chưa tan, hương khói giỗ kỵ vẫn còn mỗi khi Tháng Tư về, nhưng có lẽ hận thù đã trở thành quá khứ. Những người Việt tha hương vẫn mong có một ngày về xây dựng lại quê hương, nhưng phải là một quê hương Việt Nam Tự do và Dân chủ.
Cho đến bây giờ, Ngày 30 Tháng Tư vẫn là Ngày Quốc Hận đối với họ, một ngày tưởng niệm và cầu nguyện. Họ cầu nguyện tiếng nói của Nguyễn Đức Kiên, những lời ca của Việt Khang làm cho con dân đất Việt tỉnh thức để thấy được nạn Bắc xâm quá gần kề. Họ cầu nguyện cho Công Lý Sự Thật được soi sáng khắp nơi, đặc biệt đến với lớp dân nghèo khó đang bị lãng quên và không có cả quyền làm người.
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2013-04-28

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn

Và đã 38 năm trôi qua, Sài Gòn giờ đã khoác áo mới, cuộc sống trải qua bao thăng trầm, nhưng những giai điệu đượm buồn, đầy tâm sự của Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn của Nam Lộc thì dường như vẫn còn giữ nguyên sự chất chứa, đau đáu thuở nào.
Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt
“Tôi sáng tác trong giai đoạn đầu tiên, lúc mọi người đang trong hoàn cảnh vừa xa cách quê hương, trong tâm trạng vô cùng xao động của một cuộc thay đổi đời sống và chính niềm thương nhớ day dứt cũng như nỗi đớn đau của thân phận người tỵ nạn trong thời gian đó, nó đã bùng lên và làm cho tôi phải viết ra những dòng nhạc.
Thực sự mà nói khi tôi viết ca khúc này tôi dùng một vài câu hát, một vài dòng nhạc để tự an ủi chính mình, bởi vì lúc đó tôi chỉ ra đi có một mình trong một sự bất ngờ hoàn toàn, không có định trước. Chuyện thứ hai nữa, sở dĩ tôi nhắc như vậy là bởi vì trước khi tôi viết Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt thì trong đời tôi chưa bao giờ sáng tác cả, cho nên bất thình lình mình tự viết ra những dòng nhạc sơ sài an ủi cho chính thân phận mình thôi. Có lẽ vì bài hát chia sẻ tâm trạng của mình cũng giống như nhiều người, có thể vì đó, mà mọi người đón nhận bài hát này.
Khi ở trong trại tị nạn thì tôi có ghi vội những dòng nhạc và những khung nhạc một cách sơ sài mà thôi, cho đến khi xuất trại tị nạn vào tháng 11 năm 1975 thì tôi mới được một số anh chị em nhạc sĩ cùng chia sẻ và cố vấn cho tôi để hoàn tất bài hát này.”

 

nam-loc-2-200.jpg
Nhạc sĩ Nam Lộc năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp.
Và giờ bản nhạc chép tay Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt bằng bút chì thuở nào vẫn được nhạc sĩ Nam Lộc giữ lại như một kỷ niệm không thể nào phai. Có một điều đặc biệt trong Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt là ở khổ nhạc cuối cùng, khi đó, vẫn biết là sẽ ra đi mãi mãi, cuộc sống vô định, nói là “vĩnh biệt” vậy mà Nam Lộc vẫn tự hứa “sẽ trở về”, vì sao những mâu thuẫn trái ngược ấy vẫn tồn tại?
“Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra cho tôi trong những năm qua, thậm chí có cả một nhà văn đã phê bình là người viết bài Sài Gòn Vĩnh Biệt có một tâm trạng rất là mâu thuẫn, ra đi gọi là vĩnh biệt, nhưng rồi ở dưới thì lại nói rằng “tôi xin hứa rằng sẽ trở về.”
Thưa anh, tôi chỉ biết nói rằng, tâm trạng lúc đó rất mâu thuẫn, nó ở trong một hoàn cảnh không được bình thường, một cơn xúc động mạnh mẽ. Khi tôi ngồi trên chuyến bay để rời Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4, thôi rồi mình không còn một cơ hội nào nữa để nhìn lại thành phố thân yêu nơi mình sống và đã trưởng thành, thôi rồi, mình không còn gặp lại những người thân trong gia đình mình nữa, nhìn xuống thành phố Sài Gòn xem như vĩnh biệt, vì tôi không biết là mình sẽ đi đâu và cuộc sống mình sẽ trôi dạt như thế nào, nằm trong một số phận mình không định đoạt được.
Nhưng khi mình đến trại tị nạn và suốt những ngày sống trong trại tị nạn, xa gia đình, xa quê hương, lúc đó, tôi mới cảm thấy rằng, tôi không thể sống được như vậy, tôi không thể chấp nhận được cuộc sống cô đơn ở bên một xứ lạ, một đất nước không phải là quê hương của mình, không có người thân bên cạnh. Nghĩ đến cha mẹ, anh chị em, nghĩ đến những người thân trong gia đình, nghĩ đến nơi mình đã sống, đã trưởng thành, tôi nghĩ rằng, tôi phải về, tôi xem đó như một lời an ủi và một lời hứa trong lòng để tôi tiếp tục cuộc sống và có lẽ lúc đó là nỗi nhớ thương, cơn đau đớn lên đến tột cùng, thì tôi đưa ra lời hứa để tự an ủi mình, để có gì đó mà sống.”
Người Di Tản Buồn
Cùng với Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, Người Di Tản Buồn là bài hát thứ hai Nam Lộc tự sự về cuộc sống tha hương, cô độc với những nỗi nhớ day dứt về một quá khứ vừa vuột khỏi tầm tay.
“Bài Người Di Tản Buồn, có thể nói là phần hai của bài Sài Gòn Vĩnh Biệt, bởi vì khi tôi đã chấp nhận một cuộc sống cô đơn ở xứ người, một mình sống trong một căn phòng nhỏ, ban ngày đi làm, ban đêm trở về, cuộc sống cứ kéo dài lê thê như vậy, thì rõ ràng đây là một người di tản, nói cho đúng là một người tị nạn cô đơn, buồn khổ, bởi lúc đó tôi sống trong một thành phố nhỏ bé nghèo nàn. Dĩ nhiên là khi cô đơn như vậy, ngồi trong phòng một mình, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến đất nước, đặc biệt thời gian đó, lại còn nghe đến tin những người bạn đồng ngũ với mình bị bắt đi cải tạo, và dĩ nhiên nghĩ đến người yêu của mình, người tình của mình, nên tôi đã viết Người Di Tản Buồn.
Nếu quí vị để ý thì thấy bài hát chia làm ba đoản khúc khác nhau. Đoạn đầu là những chia sẻ cho quê hương mình, cho gia đình mình, đặc biệt trong đó tôi nhớ tha thiết đến nơi mình đã sinh ra lớn lên, cứ mong rằng một ngày nào đó, qua đời mình sẽ được nằm xuống ở nơi đã chôn nhau cắt rốn.
Rồi thì ở đoạn 2, tôi nhớ đến những người bạn gái của mình, những người mình đã có một thời quen biết, dấu yêu với nhau, bây giờ cũng đã xa rồi. Có lẽ đoạn làm tôi xúc động nhiều nhất là khi tôi nhớ đến những đêm hành quân, những người bạn cùng chiến đấu với tôi, có những người còn sống, có những người đã chết, có những người đang ở trong rừng chiến đấu, đi kháng chiến. Vì thế cho nên đồng thời tôi nghĩ đến họ và hi vọng một ngày nào đó, tôi nằm xuống thân xác tôi được nằm cạnh những người chiến hữu mà tôi đã từng sống chết với họ trong những ngày hành quân, những đêm đóng trại.”
Trong ca khúc Người Di Tản Buồn, quý vị hẳn nhận ra “cho tôi xin” được lặp đi lặp lại nhiều lần, và hôm nay, khi cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người, nếu được “xin” lại một điều gì, thì nhạc sĩ Nam Lộc mong muốn điều gì?
“Tôi rất mong một ngày nào đó, tôi được đưa những đứa con tôi sinh ở hải ngoại được về lại quê hương, quê cha đất tổ của chúng nó, để được nhìn lại quê hương của mình, để nhìn lại con đê ở làng Nội Duệ , Bắc Ninh, nơi tôi chào đời.
Tôi muốn cho các cháu được đi lại từ Bắc cho đến Nam và cá nhân tôi cũng được nhìn lại, những nơi tôi đã sống và trưởng thành. Tôi cũng có một nguyện ước là khi tôi nằm xuống có thể sẽ mang một ít tro tàn của tôi để rải xuống trên quê hương mình, trải xuống bên cạnh những người chiến hữu của tôi như tôi đã hứa, hoặc có thể trải xuống tượng đài những chiến sĩ Việt Mỹ mà tôi đã cùng hợp tác xây dựng, đó là những ao ước của tôi.
Nói tóm lại, những hình ảnh, những tâm sự của tôi trong bài hát này, tôi sẽ giữ mãi cho đến khi tôi nhắm mắt.”
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-28

Anh có khổ không anh Tư?

1. Thời gian gần đây bỗng dưng rộ lên những trang blog bậy bạ tập trung chĩa mũi dùi vào anh Tư làm tui cảm thấy thương cho anh quá.
Trong các trang bậy bạ đó lại có trang mang hẳn tên anh nữa mới đau cho anh chứ. Hình như chúng nó không kiếm ra được cái gì sai trái trong công việc của anh nên chúng xục vào chuyện riêng tư gia đình, con cháu của anh để mong bôi bác anh. Nhiều người cho rằng những chuyện chúng viết đều linh tinh hầm bà lằng chẳng đúng đâu vào đâu. Ngay cả chuyện con anh, một “hoàng tử” mà chỉ làm một công việc bình thường ở một công ty tầm tầm, không như các “hoàng tử” và “công chúa” khác, mà chúng cũng không tha, cũng mang ra bêu riếu. Tuy nhiên những chuyện “hở váy lòi lưng” thấp kém ấy lại kích thích sự tò mò của nhiều người và do vậy cũng có lắm kẻ vào xem, lắm người thích thú cười cợt sau lưng anh, trong đó không loại trừ các đồng chí thân yêu của anh. Chắc anh đau lắm nhỉ?
Đường đường một ông vua như anh mà bị người ta xỏ xiên bêu riếu, xâm phạm vào đời tư, đăng ảnh sinh hoạt riêng tư của con cháu anh lên một cách trái phép mà anh không biết làm cách nào để chống đỡ, để nói lại, để thanh minh hoặc để kiện chúng nó ra tòa- ít ra là về tội xâm phạm đời tư công dân- quả là đau lắm chứ!
Tại sao lại có chuyện như vậy anh Tư hè?
Tôi thấy ở các nước khác, nguyên thủ của họ, kể cả những nguyên thủ có lắm chuyện riêng tư bê bối cũng không đến nỗi bị khổ như vậy. Có những chuyện riêng tư dư luận không dám đụng vào, có những chuyện họ đụng vào được thì phải có bằng chứng rõ ràng và cách họ đụng cũng rất đàng hoàng, rất minh bạch, không sai sự thật và không viết lách theo kiểu bôi tro trét trấu một cách ti tiện.
Họ làm được như vậy bởi vì họ có một nền báo chí tự do, cá nhân nào, tổ chức nào cũng có quyền ra báo. Khi mà họ chịu trách nhiệm pháp lý về tờ báo của mình thì họ không thể viết bậy, không thể xuyên tạc sự thật và không thể tự do tung tin bịa đặt xâm phạm vào quyền riêng tư của công dân. Một khi đã có tự do báo chí thì những trang blog nặc danh không có đất sống vì không ai thèm vào đọc những thứ bậy bạ vô trách nhiệm như vậy. Ở Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và ngay ở những nước như Thái Lan, Mã Lai…khó tìm thấy những trang blog theo kiểu tusangnha…, nguyentandu…Mà ở những nước ấy nếu có những trang bậy bạ như vậy thì cũng hiếm người biết đến.
2. Ở Việt Nam, phản ứng lại sự độc quyền báo chí của đảng anh, các trang blog cá nhân xuất hiện. Sự xuất hiện này là nỗ lực tự thân của người dân nhằm cải thiện quyền tự do ngôn luận đang bị hạn chế.
Anh Tư ơi, nỗ lực đó bị chính quyền của anh cản trở bằng nhiều cách như: bắt bớ, hành hung, theo dõi, đánh sập, chặn tường lửa và đặc biệt dùng lực lượng 900 dư luận viên để chống lại như công bố của ông Hồ Quang Lợi. Không biết các dư luận viên được nhà nước trả lương nầy làm những việc gì trên mạng nhưng sự  xuất hiện của họ ngẫu nhiên trùng hợp với sự xuất hiện của nhiều trang blog nặc danh bậy bạ và bẩn thỉu. Chúng thường giả danh là yêu nước, là chống cộng, là dân chủ, là hải ngoại…  để viết những bài bịa đặt bôi nhọ những trí thức, nhân sĩ và những blogger tiến bộ.
Và bây giờ đám âm binh đó lại chỉa mũi dùi vào chính các vị lãnh đạo của đảng cũng như vào chính anh đấy anh Tư ạ. He he, chơi âm binh có ngày bị mặc áo giấy là vậy.
Chắc anh và các đồng chí của anh cũng đã ghé mắt nhìn vào làng báo lề dân đứng đắn rồi chứ. Làng báo ấy được xây dựng lên bởi ai nếu không nói là những người được xã hội quý trọng. Đó là những đảng viên cấp tiến, những trí thức tài năng, những nhà văn, nhà báo tiến bộ, những công dân chân chính…Những bài báo của những người ấy viết, những trang blog của những người ấy lập ra là hoàn toàn đứng đắn, có tính phản biện cao, đóng góp tích cực cho công cuộc bảo vệ và đổi mới của đất nước. Tôi có thể kể ra đây một số người mà tôi nhớ như Hà Sĩ Phu, Tô Hải, Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Tương Lai, Hoàng Lại Giang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Trung, Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên, Hoàng Xuân Phú, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Trần Mạnh Hảo, Huy Đức, Võ Văn Tạo, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phạm Chí Dũng, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Huy Canh, Phạm Hồng Sơn, SV Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Văn Thạnh, Oanh Yến thị Phạm, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi…Và một số trang blog như: Ba Sàm, Bauxite VN, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Quê Choa, Người Buôn Gió, JB Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất, Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Văn Bồng, Đoan Trang, Thùy Linh, Dòng Chúa Cứu Thế, Anh Vũ, Giang Nam Lãng Tử, Phạm Viết Đào, Nguyễn Thông, Đào Tuấn, Nhật Tuấn, Nguyễn Vạn Phú, Hồ Trung Tú, Bà Đầm Xòe, Tạ Phong Tần, Lê Hiền Đức, Bùi Thị Minh Hằng, Xuân Việt Nam, Hồ Hải, Đông A, Phương Bích, Nguyễn Đắc Kiên…
Anh có thể nào tìm ra các bài viết xúc phạm cá nhân lãnh đạo, xâm phạm đời tư công dân và muôn vàn thứ bậy bạ vô trách nhiệm khác của những người đó hay trên các blog đó không? Ngay những bài viết giật gân câu khách bằng các đề tài rẻ tiền như đâm- cướp- hiếp mà báo chí được cho là chính thống của nhà nước vẫn tận tình khai thác cũng không hề có mặt trên những blog lề dân này. Hoàn toàn không.
Dù bị bao vây đánh phá, dù không được chính quyền các anh công nhận, những người cầm bút tự do ấy, những blog lề dân ấy vẫn luôn luôn trách nhiệm về từng bài viết của mình trước lương tâm, trước xã hội và trước pháp luật. Đó là diện mạo thật sự của một nền báo chí tự do, dù là tự do trong hàng rào vây chặt của an ninh, của tường lửa, của giả danh côn đồ, của hacker cùng với hai lưỡi gươm 88 và 79 treo lơ lững trên đầu.
Một khi hàng rào ấy được dỡ bỏ, nền tự do báo chí thật sự được cởi trói, thì làng báo lề dân sẽ vươn lên. Những thứ âm binh, nặc danh, hạ cấp sẽ không còn chỗ đứng. (Bằng chứng là từ khi xuất hiện những blog đứng đắn kể trên, các trang blog bậy bạ, sex siếc khác vắng hẳn người vào). Lúc đó bản thân anh cũng sẽ bớt khổ anh Tư ơi.  Nhưng cho dù các anh không cởi trói thì làng báo lề dân cũng tự mình tìm cách vươn lên vì nó đã có chỗ đứng trong lòng dân, dĩ nhiên là cam go và tốn kém hơn.
3. Những trang blog nặc danh hạ cấp cùng những bài viết bôi bác nhắm vào các cấp lãnh đạo các anh thường xuất hiện rộ lên trước những cuộc họp quan trọng có liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự của đảng anh. Trước hội nghị TW 6 đã rộ lên đến chóng mặt rồi sau đó tắt đi. Bây giờ nghe nói chuẩn bị nhóm họp hội nghị TW 7, những bài viết kiểu ấy lại nổi lên và không hiểu vì sao, lần nầy lại tập trung chĩa vào anh nhiều nhất. Không am hiểu chuyện nội bộ của các anh nên khó giải thích như thế nào. Tuy nhiên qua hiện tượng đó mọi người không thể nào không cùng rút ra một kết luận như đinh đóng cột như dưới đây.
Để tìm ra thủ phạm gây án, các thám tử thường đặt ra câu hỏi: Động cơ gây án là gì? Trong trường hợp trên, động cơ gây án là bôi nhọ, hạ thấp uy tín đối thủ để tranh giành quyền lực. Các nhân sĩ trí thức, các nhà báo tự do, các blogger và người dân lành thì không thể nào cạnh tranh giành giựt quyền lực với anh rồi anh Tư ạ.
Vậy thì ai đứng sau đám âm binh, đứng sau thứ nặc danh hạ cấp hẳn đã rõ rồi anh Tư nhỉ? Và nhân tiện cũng chúc mừng anh vì dư luận cho rằng một khi đối thủ của anh đã hết nước, phải dùng đến biện pháp hạ cấp thì có nghĩa “phe anh” đang thắng thế. He he!!!
Nhưng tại sao lại có chuyện nầy?
Một nền chính trị không minh bạch, thiếu dân chủ, nhân sự lãnh đạo không thực sự do người dân bầu chọn là nguyên nhân của mọi sự tồi tệ.
Và anh đang hứng chịu một phần nhỏ của sự tồi tệ đó.
Còn đất nước và nhân dân này đang hứng chịu tất cả, 38 năm qua. Anh có khổ không anh Tư?
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Đơn tố cáo của con gái ông Nông Đức Mạnh

Nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh và vợ mới cưới
là bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội
Đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam. Bức đơn được gửi cho báo Người Cao Tuổi, nội dung tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của Đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ngài Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh). Nay xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận và cũng để mọi người cùng theo dõi.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập –  Tự Do – Hạnh Phúc
———————-
Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012

ĐƠN TỐ CÁO (lần 2)

(V/v: Đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức Đảng viên, vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam)
  •  Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi
Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.
Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:
 1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi:
– Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.
– Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.
Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi.
Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng.
Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để tạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.
Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh  nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là “Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn.”  Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.
Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.
Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch  thông tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.
Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám (thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:
Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn.
Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:
a)    Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng.
b)   Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?
c)   Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ  Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?
II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
–     Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?
–     Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.
–     Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.
–     Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang bằng mọi thủ đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được.
Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.
Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.
Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm?
Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?
Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:
– Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.
– Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?
Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được.
Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội – thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.
Tôi đề nghị:
1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.
 2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ:
Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.
Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.
3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không?
4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?
5 – Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:
Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân

Người viết đơn

Nông Thị Bích Liên

Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837
Địa chỉ số 70 Kim MãThượng
Phường Cống Vị, Quận Ba Đình
Thành phố Hà Nội.

(Báo Người Cao Tuổi)

Cháu Của Nguyễn Sinh Hùng Hất Cẳng Nông Quốc Tuấn

trần sỹ thanh
Ông Trần Sỹ Thanh
Ông Nông Quốc Tuấn bị hất cẳng và Trần Sỹ Thanh về thay thế giữ chức Bí Thư Bắc Giang. Có lẽ ít người biết rằng cái cậu ấm Uỷ viên trung ương dự khuyết này là cháu của Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc Hội – Một trong thế lực đang thoả hiệp cùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Ông Trần Sỹ Thanh – 41 tuổi, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định cho giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thay ông Nông Quốc Tuấn vừa được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Ngày 15-6, ông Tô Huy Rứa – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương – thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư công bố các quyết định nhân sự của Trung ương tại Tỉnh ủy Bắc Giang.
Theo Quyết định số 528 và 529-QĐNS/TW ngày 4-6-2012, Bộ Chính trị quyết định ông Nông Quốc Tuấn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang – thôi tham gia Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban này.
Tại buổi công bố, ông Tô Huy Rứa cũng công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao ông Trần Sỹ Thanh – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Phát biểu tại buổi công bố các quyết định, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa ghi nhận những đóng góp của ông Nông Quốc Tuấn trong thời gian giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Ông Tô Huy Rứa mong ông Trần Sỹ Thanh tiếp tục phát huy khả năng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.
Ông Trần Sỹ Thanh, 41 tuổi, quê xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương –  tỉnh Nghệ An, là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
H.Thành
(TLYT)

Cánh Cò – Phản động như VTV là cùng

Ông Giàng Seo Phử
Tôi không thù hằn gì ông nhưng nói thật giá mà ông đừng lên TV.
Khối người nghĩ lên TV là để hãnh diện với giòng họ, chòm xóm hay lớn hơn là cả nước thì đôi khi sẽ bị hố to, đặc biệt đối với người có danh có vị, nói theo kiểu giang hồ là có số có má, vì khi lên chỗ thị phi trước mắt hàng triệu người mà ăn nói rối rắm, câu cú lủng củng thì có mà ốm đòn với báo chí, chí ít là bị ném đá mềm người.
TV còn có một tai hại nữa mà các phương tiện truyền thông khác không có, đó là hình ảnh của người “muốn nổi tiếng” sẽ không cách gì mà không “lộ nguyên hình” khi lên TV.
Mặc dù trước khi trình diện bản mặt mình với khán giả thì mấy anh chị đã được bộ phận hóa trang mà Tây gọi là make-up son phấn che lấp những sai sót của tạo hóa. Hố bom hố bò, tàn nhang hay vết nám sẽ bị che bằng các lớp hóa chất mỏng tang nhưng có khả năng biến xấu thành dễ coi, biến hốc hác thành đầy đặn, biến nhăn nheo thành trơn láng và cũng có thể, tùy theo tài năng của người nghệ sĩ make-up, biến hung dữ thành hiền hậu, và hay hơn nữa là biến lùn thành cao ráo hơn một tí!
Nhưng có một điều mà tất cả các tay phù thủy của Holywood bó tay không làm được, đó là biến phì nộn thành… ốm o.
Cái yếu huyệt này đã khiến rất nhiều người nổi tiếng tránh lên TV, nhất là ở Việt Nam, khi người dân vẫn quen nhìn người phì nộn là…lười biếng, háo ăn với hàng lô hàng lốc từ ngữ biếm nhẽ khó nghe.
Có một người không thấy được cái yếu huyệt ấy, ông ta vẫn lên TV, vẫn trả lời phỏng vấn trong vai trò một Bộ trưởng, một Ủy viên Trung ương Đảng, tức là một người có số có má.
Ông ta là Giàng Seo Phử, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Sắc tộc Việt Nam.
Tôi không mặc cảm gì với thân phận của ông, tôi chỉ thương hại thay cho ông và giận cho VTV khi đem ông lên trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”.
Tôi thấy thảm hại vì khuôn mặt quá khổ của ông tương phản một cách khôi hài với các câu trả lời về tình trạng đói ăn lưu cữu của đồng bào miền núi. Ông càng cố lột tả sự khó khăn của các hộ dân ít người tại các tỉnh vùng cao thì người xem càng cảm thấy ông đang lừa dối họ.
Khi ông nói về sự khó khăn của người dân thì những khối thịt trên mặt chống lại ông một cách quyết liệt. Cơ hàm ông bạnh ra, cổ ông láng bóng và chúng đang quằn quại hết sức đế thoát ra chiếc cổ cồn quá chật, cộng với chiếc cà vạt nhà quê cố thắt cổ thân chủ thay vì làm đẹp cho người mang chúng. Ông ạ, tôi có cảm tưởng khi trả lời xong cuộc phỏng vấn ông sẽ ngã lăn ra mà thở.
Đáng buồn là ông không ngã lăn ra thở như tôi tưởng tượng, mà thay vào đó các cháu miền cao, những người được ông nhắc tới sẽ tiếp tục lăn ra vì đói.
Điều này tôi biết chắc ông không bao giờ để ý, vì nếu biết ông sẽ chấm dứt bài nhạc có cung “cơ chế” mà toàn Đảng, toàn hệ thống kể cả ông đang vin vào khi bị vặn hỏi.
Ông không ờ bên ngoài cái cơ chế ấy, vì ông là Bộ trưởng.
Và vì ông không biết chương trình “Cơm có thịt”, “Áo ấm biên cương”… cũng như những chương trình khác của những con người ngoài cơ chế đang cật lực mang tới cho các em vùng cao chút ấm lòng.
Họ không lãnh lương như ông. Họ không tròn trịa như ông. Không áo vét, cà vạt sang trọng như ông ngồi không đổ vấy cho cơ chế. Họ miệt mài cứu trẻ đói, che chắn trẻ lạnh, ấp ủ những trẻ thiếu chữ vùng cao bằng những hành động thực tiễn. Họ săm soi từng vết nứt dưới chân các em để biết rằng cần phải xin giày mang lên cho chúng.
Họ ngồi ngắm nghía những trẻ ở truồng không phải bằng đôi mắt tò mò mà cố tìm cách nào che cho chúng trôi qua mùa lạnh.
Họ chụp những tấm ảnh ngây thơ nhưng đói lả của các em không phải để dự thi ảnh nghệ thuật mà muốn những tấm ảnh ấy đánh vào lương tâm dư luận để giúp được phần nào những cộng đồng mang tiếng là Việt Nam nhưng thật khó làm cho giới chức Hà Nội hiểu thế nào là cái đói, cái lạnh của trẻ em miền núi.
Chúng còn một cái đói khác lớn hơn, sẽ làm suy dinh dưỡng trí não của chúng cho đến khi trở thành kiệt quệ, đó là đói chữ.

 

Phải chăng thức ăn của trẻ em đồng bào thiểu số đã chạy về đắp lên đôi má nặng nề của ông? Phải chăng cái đói thảm thương của họ có dính líu tới con đường danh vọng của một đồng hương mang tên Giàng Seo Phử?
Có hay không có ông thì những tộc người ấy vẫn sống, vẫn tìm củ mài củ chuối mà ăn thay vì cơm và gạo như người Kinh. Họ bất cần tới sự trả lời của bộ trưởng Giàng cùng với thứ ngôn ngữ được đánh bóng tới từng dấu phẩy.
Những con người âm thầm sau lưng đang giúp cho các em không được hỏi công khai trên TV và nhiều người tin rằng có hỏi họ cũng không trả lời. Họ khác ông nhiều thứ, từ tâm hồn cho tới bộ dạng. Họ ốm yếu, trong khi ông nung núc. Họ khuân vác những kiện hàng xin được từ xã hội lên tận những nơi tưởng chừng không thể nào lên được trong khi ông ngồi phòng lạnh, chỉ tay năm ngón tới những điều bất cập mà ai cũng biết.
Họ, những con người không muốn nổi danh ấy, đau đáu với những ánh mắt chờ mong rất ngây thơ và đầy bất nhẫn. Những cái tên của các em rất khó phát âm và xa lạ đối với nhiều người nhưng rất quen thuộc với ông vì ông từ vùng núi mà ra. Ông nói chung thứ tiếng nói của họ nhưng không đồng cảm với cái đói, cái khổ đau mà hàng trăm ngàn người đang chịu. Ông cố chứng minh thay Đảng rằng sự đói nghèo của các bộ tộc rất gần gũi với ông là do hoàn cảnh đặc thù của dân tộc.
Ông đã làm tròn trách nhiệm nói dối, lấy nước miếng làm mát những lò điện hạt nhân đang sôi có tên Cao Bằng, Hà Giang, đặc biệt là Lai Châu, Mường Nhé nơi hàng trăm ngàn người H’mông như ông đang ăn củ mài trừ cơm hay đang ở trong các căn nhà chiều cao một thước hai, cố trốn đói bằng cách lên rừng đào củ để sống trong khi Bộ trưởng của họ thủng thình nói rằng tất cả đều do cơ chế!
Tôi cảm thông với ông ở cái góc là ông đã làm tròn công tác lừa dân mà Đảng giao phó. Tôi có thể ghét cái cơ địa của ông nhưng phải nói thật, ông không đủ thông minh để thoát ra khỏi cái bẫy của VTV.
Còn cái góc khác, góc phá hoại của VTV khi mời một con lợn lên thuyết trình về lợi ích của ăn chay thì tôi xin hỏi thẳng: VTV đã nhận của bọn phản động bao nhiêu tiền để làm chương trình này?
Cánh Cò
(RFA Blog’s)

Tin mới nhất về anh Trần Huỳnh Duy Thức tháng 4 / 2013

Người ta sợ anh cầm viết hơn cầm súng
Hôm nay (28/04/2013) gia đình đã thăm Thức tại K1, trại giam Xuân Lộc. Điều ấn tượng đầu tiên là Thức đã lên ký và rắn chắc thấy rõ sau một tháng rưỡi không còn biệt giam. Nhìn Thức phong độ và dường như đang lấy lại thể trạng hồi trước khi bị biệt giam khá nhanh. Thức cho biết là cùng với 5 anh em ở đó tập thể dục rất nhiều, tập cả Yoga. Thức đã có thể tập những động tác khó như trồng cây chuối và cho biết đang cố gắng luyện tập thể hình. Mấy anh em ở đó dạo này ăn nhiều hơn nhờ có lò than riêng nên luôn ăn thức ăn nóng tự nấu, ngày 3 bữa. Mỗi lần các gia đình thăm đều có thể gửi thịt cá, rau củ tươi để anh em nấu. Ngoài những thức ăn đó thì có thể đặt mua căn tin của trại giam những đồ tươi này nhưng không được ngon lắm. Có một tín hiệu cũng tốt đẹp nữa là ở đó họ cho người nhà của các anh em gửi quạt máy vào. Nên bây giờ tất cả 3 phòng đều có quạt, nhờ vậy mà bớt nóng nhiều trong thời gian oi bức hiện nay. Nghe nói có một số loại rau đã bắt đầu thu hoạch nên anh em cũng không thiếu rau tươi. Sức khỏe của 5 anh em khác nghe nói cũng rất tốt. Thức khuyên mọi người bỏ thuốc lá nên giờ chỉ còn anh Cường và anh Tuấn hút. Hầu hết mọi người đều lên cân. Trần Hoàng Giang chế tạo ra những dụng cụ đơn giản nhưng hiệu quả để luyện tập. Việt Khang nghe nói lên ký nhiều so với trước khi vào tù nhưng cũng rất rắn chắc, khỏe mạnh và đang siêng học tiếng Anh do Thức hướng dẫn. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thì rất chịu khó học hỏi, nghiên cứu về kinh tế học. Mấy anh em giúp đỡ chia sẻ cho nhau mọi thứ, từ vật dụng đến kiến thức. Thức khuyên mọi người đọc nhiều và học hỏi lẫn nhau. Nói chung là theo Thức, mọi người rất vui vẻ và tinh thần lạc quan.
Đặc biệt cả nhà đều nhận thấy một sự thay đổi khác lạ trong thần sắc của Thức. Đó không chỉ là sự tự tin lạc quan thường thấy mà còn là phong thái thư thả của người không phải đang ở tù, mà tựa một người bừng sáng sau giông bão như chính điều mà Thức đã nhắn gửi: “Chỉ cần giữ được ánh lửa thì nó sẽ bừng sáng sau giông bão”. Phong thái đó rõ ràng đến mức mọi người trong nhà không thể không nghĩ rằng một vận hội mới đang đến rất tốt đẹp. Nhìn Thức bây giờ cảm thấy dường như mọi lao khổ, bão táp, phong ba đều không thể bám được vào con người Thức. Tất cả đều trôi tuột đi. Phong thái đó tương phản với hình ảnh của Thức trước khi bị bắt. Dù lúc nào cũng tự tin nhưng lúc đó trong Thức ẩn chứa những nỗi lo lắng, ưu tư. Lúc ấy gia đình không hiểu được nguyên nhân nhưng sau khi Thức bị bắt thì đọc các bài viết của Thức mới biết rằng đó là sự trăn trở cho hiện tình đất nước. Còn bây giờ dù nỗi ưu tư ấy vẫn còn nhưng lại không thấy sự lo lắng đó nữa. Thay vào đó là một thái độ điềm tĩnh đến lạ thường.
Gia đình cũng nói về những khó khăn, bất ổn về kinh tế tác động đến đời sống mọi người. Người dân càng lúc càng khốn cùng. Nếu như những lần trước sẽ thấy một thoáng nỗi buồn trong ánh mắt của Thức rồi sau đó là những lời động viên cả nhà, thì lần này Thức không biểu lộ một cảm xúc âu lo nào mà nói ngay: “Đây là một thời cơ vô cùng quý giá của đất nước. Nó không chỉ đưa đến một sự thay đổi tốt đẹp mà còn là cơ hội để thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực hàng ngàn năm nay của Trung Quốc lên đất nước Việt Nam mà không phải đổ máu. Lúc đó dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng cao đầu.” Thức nói kèm một nụ cười cũng rất lạ.
Thức cho biết những người quản lý trại giam cũng thỉnh thoảng ghé gặp nói chuyện với Thức. Họ nói rằng kinh tế sẽ mau chóng phục hồi vì đảng và nhà nước cũng đã thấy được những sai lầm thiếu sót và đang trong quá trình tự thay đổi. Rồi họ khuyên các anh em ở đó cứ yên tâm giữ gìn sức khỏe. Thức cho biết họ đã cho nhận một số sách gia đình gửi vào nhưng vẫn còn hạn chế giấy viết nghiêm ngặt. Thức nói đùa rằng người ta sợ Thức cầm viết hơn là cầm súng.

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ Bà Rịa-Vũng Tàu ra Nghệ An

Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày

 

Ngày 26/4/2013, công an Việt Nam đã bí mật đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu  đi một nơi khác mà không thông báo, không đáp ứng sự tìm hiểu của thân nhân. Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết vào đêm nay Chủ nhật 28/04/2013 tổ chức buổi thánh lễ cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên « vì yêu nước vì chống Trung Quốc bá quyền, vì phục vụ công ích xã hội » nên đã bị lao tù.

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, xuất thân là lính sư đoàn 3 Sao vàng, và cũng là sáng lập viên Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Sau các bài báo tường thuật những tệ nạn bất công trong xã hội và tham gia phong trào biểu tình tố cáo Trung Quốc xâm lược, năm 2008 anh lãnh bản án 30 tháng tù với tội danh trốn thuế, ngày mãn án tù anh lại bị quy thêm tội danh mới « tuyên truyền chống nhà nước » và bị kết án 12 năm tù.

Theo bà Dương Thị Tân, thì hôm nay 28/04/2013 khi cùng con trai Nguyễn Trí Dũng lên nhà tù Xuyên Mộc thăm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì được hai sĩ quan công an thông báo anh Hải đã bị « trích xuất » đi nơi khác mà không nói địa danh. Nhờ lòng tốt của một vài người, bà Dương Thị Tân dò ra được nhà tù mới của sáng lập viên Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là nhà tù số 6, ở tận Nghệ An.

Trả lời RFI, từ Sài Gòn, người vợ cũ của Điếu Cầy tường thuật vụ việc như sau :

« Thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu nói là bộ công an có năm mươi mấy cái nhà tù nhưng tôi không có nhiệm vụ trả lời chị…nói xong thì đi ngay. Tôi nhìn thấy có một công an còn nhỏ mới trung sĩ thôi và một người tù họ nói rất là nhỏ « trại 6, trại 6 »….Tôi hỏi một người bạn từng nhiều lần ở tù thì anh ấy tìm hiểu và bảo ở Thanh Chương, Nghệ An… Trong năm năm qua, đây không phải là lần đầu tiên. Lần chuyển trại tù nào họ cũng làm như thế, như sắp đưa đi thủ tiêu… Bộ công an trả thù anh Hải vì cả cái thể chế này không khuất phục được anh…»

Bà Dương Thị Tân cho biết đã nhờ các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cầu an cho Điếu Cày. Sự kiện anh Nguyễn Văn Hải bị chuyển trại xảy ra cùng lúc với thông tin nữ sinh viên Phương Uyên bị đánh trong nhà giam Long An.

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết vào đêm nay Chủ nhật 28/04/2013 tổ chức buổi thánh lễ cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên « vì yêu nước vì chống Trung Quốc bá quyền, vì phục vụ công ích xã hội » nên đã bị lao tù. Bản thông cáo nhắc đến trường hợp sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên ra tòa ngày 16/05 và phiên xử phúc thẩm 14 thanh niên sinh viên Công giáo và Tin lành.

Theo thông cáo của ban tổ chức, nhân tưởng niệm 38 năm biến cố 30/04/1975, cộng đoàn phục vụ cũng sẽ cầu nguyện cho « đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi chế độ độc tài và tham nhũng ».
Tú Anh (RFI)

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.
Chính sự rối ren, quanh lại trong triều chia phe phái tranh giành quyền lực dữ dội.
Nước Vệ thường tự hào có truyền thống triều đình gắn bó, đoàn kết, ấy vậy mà bỗng dưng xảy cơ sự ấy vì đâu.?
Xưa nay Vệ đoàn kết, bởi Vệ làm chư hầu cho nước lớn, không là Bạch cũng là Tề. Khi quan lại nước Vệ có mâu thuẫn. Sứ thần nước lớn như Bạch, Tề chỉ cần đứng ra dàn xếp là mọi việc ổn thỏa, quan lại Vệ có thể không nghe Vệ Vương chứ không thể trái mệnh của sứ thần thiên tử.
Hơn hai mươi năm nay khi Bạch suy yếu. Vệ quay ra thần phục Tề, dâng đất đai làm lễ chư hầu. Từ đó Vệ ổn định chính sự, khi có khó khăn chỉ cần dâng sớ báo Tề, mọi việc đều êm đẹp. Quan lại trong triều Vệ đua nhau tìm sản vật, tài nguyên dâng Tề làm quà tiến thân. Quan đầu tỉnh chỉ cần phát hiện tài nguyên, gọi người Tề đến khai thác là yên tâm kê cao gối mà ngủ, đến năm đến tháng là tuần tự lên chức. Chính sự nước Vệ vì thế mà yên bình, bốn cõi phẳng lặng.
Bấy giờ Tề Vương mới lên ngôi tên là Tạp Cặn.
Tạp Cặn thấy Vệ tài nguyên đã cạn kiệt, đất đai biên giới đã chia xong phần lợi về Tề. Nước Vệ người đông, của khó dần. Tạp Cặn mới lạnh nhạt không muốn nhận Vệ làm chư hầu nữa.
Nhất là chuyện biển Đông đã an bài trong tay, giờ Vệ có trở tay cũng không kịp. Bao năm qua làm thân chư hầu, để được nương dựa thiên triều. Vệ đã bỏ ngỏ biển Đông cho Tề tung hoành. Giờ cũng chả cần giữ ý, Tạp Cặn thân chinh ra thăm biển, úy lạo quân sĩ, khẳng định chủ quyền biển Đông.
Nhà Sản thấy Tề Vương làm vậy, mà không hề đả động chi đến chuyện có đi, có lại. Lệ thường mỗi khi Tề hoạt động ngoài biển Đông, lại gọi nhà Sản cho người sang Tề để nhận lộc thưởng từ thiên tử, được phủ dụ hãy cầm ít lộc về chia cho các quan, chuyện biển Đông chưa có gì nghiêm trọng. Có sao hãy để bàn sau. Nhà Sản lấy lời phủ dụ ấy mà an ủi nhau yên tâm không phải lo nhiều về biển đảo.
 Đến nay bỗng dưng Tề Vương làm vậy mà chẳng có lời an ủi nào.
Nhà Sản họp bàn, tính xem Tề có ý gì. Trong lúc đang phân tích thì có kẻ than.
– Hỡi ôi, Tề đã bỏ Vệ rồi.!
Kẻ ấy trần tình rằng, lúc thấy nước Phạn đổi chính sự, không theo Tề làm chư hầu phên dậu nữa, cái cách chính sự mới. Tề hối tiếc đã muộn mới nghĩ rẳng Phạn là nước dân chúng thuần hậu, còn phản thiên triều. Huống chi bọn dân Vệ bao dời nay cứng đầu, cứng cổ. Bởi thế Tề quyết bỏ Vệ trước với châm ngôn ” ta thà phụ người chứ không để người phụ ta “.
Triều đình than dài, đổ lỗi cho nhau. Có kẻ bảo rằng sở dĩ Tề mất lòng tin, vì tại nước Vệ có bọn nho sĩ chuyên tụ tập ở kinh thành phản đối Tề kéo dài mấy năm. Vì không trị đám ấy , nên Tề mới không tin nước Vệ trung thành nữa.
Kẻ khác bác rằng ; tại không kiếm được tài nguyên cho Tề nữa mới vậy, chứ đám người đó bao lâu nay đe nẹt, bắt giữ, khủng bố, bỏ tù … còn dám phản đối nữa đâu.
Các quan đổ lỗi cho nhau mãi không nghĩ ra cách nào lấy lòng Tề. Ra về trong bụng các quan đều hiểu rằng Tề không nhận Vệ làm chư hầu, thì nước Vệ có vua cũng như không. Ngày sau chính sự ắt rối ren, bởi thế quan lại bậc trung ra sức vơ vét tích của phòng thân, bán tống tháo đất đai, biêt thự để tậu vàng. Đặt thêm nhiều thứ lệ để thu bạc trong thiên hạ, tăng giá những mặt hàng độc quyền. Quan đại thần lớn thì tính đến tiếm đoạt ngôi vua, loại trừ những đối thủ đáng gờm. Đủ các mưu kế tung ra, từ thanh tra , kiểm kê, tin đồn để triệt hạ nhau bằng mọi thủ đoạn.
 Nước Vệ rối ren suy ra cũng vì do Tề không nhận làm chư hầu nữa.
Trước kia có ý kiến trong triều nói rằng : để bọn nhân sĩ, trí thức tụ tập phản đối thiên triều, thế nào cũng ảnh hưởng quan hệ, làm mất ổn định chính trị.
Giờ nghe cũng có lý. Há chả phải bọn đấy mà khiến cho Tề thiên tử thấy không tin tưởng nhà Sản nước Vệ sao.? Tội chẳng do quan quản lý tài nguyên, tội chả phải quan trông coi biển đảo.
Mà do cái đám biểu tình phản đối Tề gây ra cả. Bây giờ có đem xử bọn ấy để lấy lòng Tề cũng đã muộn.
 Tề đã ngoảnh mặt đi, chính sự nước Vệ không có ai cầm cương chỉ hướng, chả biết về đâu, lúc rối bời mới nghĩ chuyện đào sâu chủ nghĩa lý luận để tìm đường đi.
Ác thay !  Xưa nay tiền nhân  có soạn sách nào dạy làm chư hầu  đâu để mà nghiên cứu. Toàn là tự từng thời điểm thích hợp vừa làm chư hầu vừa nghiên cứu bổ sung lý luận. Giờ mà soạn xong lý luận Chư Hầu Xã Hội Thuyết thì đến bao giờ mới xong.
Chi bằng quay ra vơ vét, mà đã vơ vét thì tất tranh dành, mưu hại nhau. Lẽ đời thường là vậy, chả cần tiền nhân nào chỉ ra trong sách cả.
Phận nước chư hầu bị bỏ rơi, cũng như phận đầy tớ bị chủ bỏ rơi. Đổ lỗi cho nhau chán thì quay ra đánh lộn nhau.
Đầy tớ đánh nhau thì gia súc đói khổ, bọn quan lại đánh nhau thì dân chúng lầm than. Nước phải mạt thì mới hưng được.
Giờ Vệ mới là lúc đang mạt.
Người Buôn Gió

13 câu hỏi thách Thủ tướng trả lời

‘Hiệp sĩ’ Đàm Đức Đam của chúng tôi đã chính thức đăng đàn thách đấu tranh luận công khai trên diễn đàn cùng Thủ Tướng với 09 câu hỏi đã được đặt ra. Hôm nay ‘Hiệp sĩ’ Trần Hưng Quốc – Người vừa trả lời phỏng vấn Báo International Business Times hôm 17/9/2012 sẽ đặt ra những câu hỏi tranh luận về những tố cáo liên quan đến gia đình Thủ Tướng  cùng các Bố già lũng đoạn kinh tế đất nước.

1. Bằng cách nào mà em vợ Thủ Tướng, Trần Minh Chí và con gái Nguyễn Thanh Phượng có thể trở thành sở hữu chủ 20.000 m2 đất ‘kim cương’ tại 3A Tôn Đức Thắng từ tay Tổng cục 2? Một khu đất lịch sử của đất nước. Thủ Tướng có dám khẳng định việc này là bình thường, Thủ Tướng hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến thương vụ này và bất cứ cô mít, anh xoài nào cũng có thể dành được nếu đưa ra công khai đâu thầu?
2. Nhân dân tố cáo gia đình Thủ Tướng tổ chức sòng bài trá hình bằng dự án sinh Thái U Minh Thượng và đây chính là nơi đánh bài để hợp thức hóa những đồng tiền tham nhũng, hối lộ Thủ Tướng qua ông em vợ Trần Minh Chí. Thủ Tướng có dám công bố trước nhân dân thế giới nếu chúng tôi cung cấp bằng chứng và nhân chứng, Thủ Tướng có thể đảm bảo cho nhân dân công tâm xét xử?
3. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc cất công lên thăm Mỏ Núi Pháo tuyên bố doạ đuổi nhà đầu tư nước ngoài ra, để rồi sau đó vài tháng Tập đoàn Masan lấy được Mỏ núi Pháo từ tay nhà đầu tư nước ngoài và xin hỏi cái hợp đồng tư vấn của Bản Việt về thương vụ Núi Pháo này là bao nhiêu? Thủ Tướng có dám khẳng định nếu Tập đoàn Masan không thông qua Nguyễn Thanh Phượng thì có thể dễ dàng đuổi nhà đầu tư nước ngoài ra để mua rẻ dự án Núi Pháo được không?
4. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh được vay trên 2.376 tỷ đồng ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Là Chính sách của Nhà nước chỉ tài trợ các dự án thuộc diện Quốc Kế, dân sinh và lại  được bảo lãnh của Chính Phủ vay 130 triệu USD của tổ chức tín dụng nước ngoài để khai thác Núi Pháo – Mỏ Vonfram lớn thứ nhì Thế giới?
5. Tại sao Ông em ruột của cột chèo Thủ Tướng được lên giữ chức vụ Chủ tịch của Sabeco trong khi đã sử dụng công an để điều tra các vị Lãnh đạo cũ mấy năm không kết luận được và tại sao vội vã đồng thời cùng với việc phù phép giảm tỷ lệ cổ phần của nhà nước và Masan đang nhắm để cướp miếng bánh ngọt với bản hợp đồng tư vấn của cô con gái Rượu? Thủ Tướng có thể nói rằng mình vô can?
6. Thủ Tướng trả lời thế nào về tố cáo: Tập đoàn Masan của Nguyền Đăng Quang và Hồ Hùng Anh cùng với Nguyễn Thanh Phượng lên kế hoạch thâu tóm GTEL và Mobifone?
7. Thủ Tướng trả lời thế nào việc Tập đoàn Masan đã thâu tóm được 51% Vinacafe Biên Hoà sau khi ký hợp đồng tư vấn trả ‘công tư vấn’ gần 100 tỷ đồng với Bản Việt mà không cần thông qua đấu thầu? Đây có phải là hợp đồng trá hình cho việc ‘hối lộ’? Tại sao Vinacafe  không được bố cáo  cổ phần hoá rộng rãi cho các nhà đầu tư biết để tham gia? Thủ Tướng có dám khẳng định Vinacafe chuyển nhượng cổ phiếu cho Tập đoàn Masan là hoàn toàn tự nguyện và nếu Masan không  thông qua Nguyễn Thanh Phượng thì họ vẫn thâu tóm được Vinacafe? Nếu các cổ đông Vinacafe đệ đơn tố cáo họ bị ép bán thì Thủ Tướng có huỷ bỏ thương vụ thâu tóm này mà KHÔNG quy kết họ ‘phản động’ và KHÔNG đẩy an ninh vào điều tra doạ nạt bắt bớ họ?
8. Thủ Tướng trả lời thế nào về dư luận tố cáo vợ chồng con gái Thủ Tướng tham gia tư vấn mua Tàu Hoa Sen cho Vinashin đã đẩy giá tăng vài chục triệu USD. Tương tự, Thủ Tướng trả lời thế nào về dư luận tố cáo vợ chồng con gái Thủ Tướng tham gia tư vấn mua ụ nổi và tàu già cỗi hư hỏng cho Vinalines góp phần vào sự phá sản của Vinalines và Dương Chí Dũng bị bắt. Thủ Tướng có đồng ý chỉ đạo cơ quan điều tra và Bộ ngoại giao gởi công hàm cho các nước bạn tham gia điều tra làm rõ sự tố cáo này?
9.  Bằng Hợp đồng tư vấn với Bản Việt được trả hàng trăm tỷ đã giúp Holcim mua được nhà máy xi măng Cotec với giá rẻ mạt bằng 50% thị trường vào năm 2010 mà không cần phải thông qua đấu thầu. Đây có phải là một dạng trá hình hối lộ và mua bán lợi thế con gái Thủ Tướng? Thủ Tướng có dám chắc rằng bất cứ một công ty Mít, xoài, ổi nào cũng có thể thực hiện được phi vụ này?
10. Tại sao Bản Việt có thể mua lại được cổ phần của Ngân hàng Gia định từ Vietinbank bằng đúng mệnh giá để trở thành sở hữu chủ của Ngân hàng Gia Định mà sau này được đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt với lô -gô là con Phượng bay lên! Thủ Tướng có dám đoan chắc rằng: Nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con gái Thủ Tướng thì Vietinbank này có dễ dàng chuyển nhượng cổ phần bằng mệnh giá mà mình đang nắm giữ cho Bản Việt không?
11. Tại sao Vietcombank lại ưu ái tham gia 30% vào Ngân hàng Gia định với giá mua bằng 1.7 lần vào tháng 9/2011 từ Nguyễn Thanh Phượng và Bản Việt khi mà Ngân hàng này là một ngân hàng nhỏ, mất thanh khoản, trong khi với giá cổ phiếu như vậy Vietcombank thừa sức để có thể tham gia vào những ngân hàng tốt hơn trên sàn chứng khoán như Sacombank? Và khi đã trở thành cổ đông chiến lược thì đã rót cho NH Bản Việt vài chục ngàn tỷ đồng. Thủ Tướng có dám khẳng định rằng Nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con gái Thủ Tướng thì Vietcombank sẽ tham gia mua cổ phiếu giá cao và ‘ưu ái’ rót tiền cho vay Liên ngân hàng như vậy không?
12. Chúng tôi tố cáo Nguyễn Thanh Phượng đã nhận 1500 tỷ đồng từ Trầm Bê gián tiếp góp phần cho việc thâu tóm Sacombank. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc này?
13.  Theo 19 Điều Đảng Viên không được làm, đề nghị Thủ Tướng trả lời mình đã vi phạm bao nhiêu điều? Việc con gái Thủ Tướng tham gia hoạt động kinh tế thuộc phạm vi Thủ Tướng quản lý  có vi phạm Nghị Quyết TƯ về chỉnh đốn Đảng không? Có đúng Thủ Tướng đã trả lời “Con cái lớn làm ăn thì phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”?

Trần Hưng Quốc

Còn tiếp
(QLB)

Lần đầu tiên VN lên án việc “thờ Hồ Chí Minh”

Chân dung “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh” Nguyễn Thị Điền. (Hình: báo Công an Nghệ An)
Lần đầu tiên, báo chí CSVN công khai lên án việc thờ cúng Hồ Chí Minh và gọi việc thờ cúng đó là “tà đạo”.
Tờ Công an Nghệ An vừa đăng một bài có tựa là  “Sự thật về tà đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”. Bài này kể về tôn giáo mới mang tên “Tâm linh Hồ Chí Minh”, do một nông dân tên là Nguyễn Thị Điền, 53 tuổi, ngụ tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ), sáng lập.
Năm 2001, bà Điền bắt đầu ngưng làm ruộng, lập bàn thờ Hồ Chí Minh, viết sách truyền đạo. Ngoài việc đặt tượng Hồ Chí Minh để thờ, bàn thờ này còn treo cả quốc kỳ, đảng kỳ, sau đó bà Điền gọi căn nhà của bà là “Điện Hoàng Thiên Long”. Theo bà Điền thì Hồ Chí Minh “ngự” tại đó và bà là… “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.
“Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh” tuyên bố, có thể chữa bách bệnh bằng nước lã lấy từ “Tổng kho Nước thánh” (vốn là nhà một người con rể sống tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình).
Đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” có một “Hội đồng Tu gia”. “Hội đồng Tu gia” thu nạp tín đồ qua việc gọi là “quy”. Muốn “quy” phải nạp 600.000 đồng.
Tại Việt Nam, trước nay, có không ít người tự xưng là đại diện cho “cõi trên”, xuống trần “cứu nhân, độ thế”, chữa bệnh bằng nhang, nước lã. Hoạt động của những người này thường bị báo chí bêu riếu, chính quyền địa phương ngăn cản, công an đưa đi cải tạo bởi truyền bá “mê tín đị đoan”.
Nhà của Đinh Công Tùng, con rể “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh” Nguyễn Thị Điền. Nơi đặt “tổng kho Nước thánh” của đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”. (Hình: báo Công an nhân dân)

 

Đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” là một ngoại lệ. Vì  sao? Tờ Công an Nghệ An cho biết, chính quyền và công an nơi bà Điền cư trú, đã từng mời bà Điền lên làm việc nhiều lần nhưng bà Điền phản đối. Bà ta cho rằng, những việc bà ta đã làm không phải là “mê tín đi đoan”, mà tuân theo “sự chỉ bảo của Hồ Chí Minh”. Đây có thể là lý do, giúp bà Điền yên ổn “hành đạo” và “truyền đạo” suốt từ năm 2001 đến nay.
Thật ra thì Công an Nghệ An không phải là tờ báo đầu tiên chỉ trích bà Nguyễn Thị Điền. Nếu tra cứu trên Internet thì có thể thấy tờ Công an nhân dân của Bộ Công an Việt Nam, đã từng phê phán những hoạt động của bà Điền hồi năm 2009. Tuy nhiên tờ Công an nhân dân chỉ viết chung chung về việc bà Điền truyền bá “mê tín, dị đoan”, chứ không hề đề cập tới chuyện bà ta thờ cúng Hồ Chí Minh và là… “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.
Có thể lý do buộc tờ Công an Nghệ An phải nêu tên “tôn giáo” do bà Điền sáng lập, kể cặn kẽ về “tôn giáo” này và trở thành tờ báo đầu tiên, gọi những việc có liên quan đến chuyện thờ cúng Hồ Chí Minh là tà đạo vì cuộc diễn hành mà “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” tổ chức ở Nghệ An.
Theo tờ Công an Nghệ An thì bà Điền có một đệ tử tên là Phạm Thị Thuận, sống tại thành phố Vinh. Bà Thuận đã truyền “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” cho một số người sống ở thành phố này. Hiện giờ, tín đồ của “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”, sống tại thành phố Vinh có khoảng 50 người và theo tờ Công an Nghệ An thì đó là những “đảng viên, đang đau bệnh, có con cái nghiện ma túy, đi tù…”.
Tín đồ của “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” vừa mới tổ chức một buổi diễn hành, với bốn xe kéo tay, kết hoa, treo những biểu ngữ: “Đoàn kết đại đoàn kết. Thành công đại thành công” và các “thùng công đức” được kẻ hai câu: “Nước sông công lính, có lính cụ Hồ”, “Giải phóng thủ đô có hũ gạo tiết kiệm”!
CSVN đã từng dùng nhiều cách để thần thánh hóa Hồ Chí Minh, trong đó có cả việc cổ súy lập “đền thờ”, đặt tượng Hồ Chí Minh trong chùa. Bây giờ, với sự xuất hiện và tồn tại của cái gọi là “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”, báo chí CSVN buộc phải mở miệng lên án “sự lợi dụng lãnh tụ, thần thánh hóa lãnh tụ”.
(Người Việt)

Khi chính quyền và doanh nghiệp chung một cuộc chơi

Tinh thần của hai câu chuyện dưới đây về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn.
Ở tuổi ngũ tuần, vị doanh nhân tên T. vẫn ám ảnh bởi ngày 31-7-2008. Tám giờ tối hôm đó, ông lấy được chữ ký, và một giờ sau thì lấy được con dấu cho giấy phép xây dựng một dự án bất động sản ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Giấy phép được giới chức tỉnh cấp nhanh “thần kỳ” vì chỉ vài giờ sau đó, Mê Linh đã thuộc về thủ đô Hà Nội mở rộng, theo quyết định của Quốc hội. Ông T. nhớ lại, cầm giấy phép trong tay đêm đó, ông nghĩ mình đã “trúng quả”, nhất là khi cơn cuồng nộ của thị trường bất động sản đang lên cao trào.
Nhưng cuộc đời không như mong đợi. Dự án của ông nay đã bị ách lại như phần lớn các dự án được cấp phép ồ ạt trước khi Hà Nội mở rộng. Trong 744 dự án bất động sản được cấp phép, có tới 500 dự án bị đình chỉ thi công. Chính quyền Hà Nội và Bộ Xây dựng đã nhận định, việc cấp phép cho hầu hết các dự án này của giới chức Hòa Bình và Vĩnh Phúc đều “quá gấp gáp” hay “siêu tốc”. “Tưởng may mà hóa ra lại là họa”, ông than thở.
Câu chuyện của vị doanh nhân trên, cũng như của các chủ đầu tư 744 dự án bất động sản đặt ra vấn đề về quan hệ giữa họ với những quan chức liên quan. Họ đã bỏ ra bao nhiêu để thuyết phục được các quan chức cấp phép cho các dự án đó với thời gian “siêu tốc”, trong khi một dự án bất động sản bình thường khác phải mất tới ba năm mới có giấy phép, theo Bộ Xây dựng. Dĩ nhiên là vị doanh nhân không thể tiết lộ câu trả lời.
Quản lý đất đai là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng. Ảnh: Tuệ Doanh.

Rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác.

Liên quan câu chuyện đất đai, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Giáo sư Trần Phương, cũng có nhiều kinh nghiệm khi thành lập trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Ông kể lại, khi ông và các vị giáo sư xin 1 héc ta đất để xây trường sau khi đã trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, họ đã phải mất bảy năm, lấy hơn 100 con dấu và chữ ký mới nhận được giấy phép. Hơn nữa, ông phải mất ba năm, qua rất nhiều “cửa” mới xin được cái giấy phép thành lập trường.
Ông Phương nhận xét trong một bài viết gần đây, người “cho” chỉ cho một chữ “đồng ý”, ngoài ra không có một thứ gì khác để cho cả. Còn người “xin” thì mất rất nhiều thứ, từ công sức, thời gian, cơ hội và cả tiền bôi trơn nữa.
Tinh thần của hai câu chuyện trên về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn. “Hà Nội bôi cũng không trơn”, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải thốt lên khi chủ trì cuộc họp gần đây về cải cách hành chính ở thủ đô. Ông khẳng định, các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, và ở các địa phương khác “có bôi thì trơn”, không như thủ đô.
Song, tình hình ở nhiều địa phương khác cũng không sáng sủa hơn. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương gần đây chỉ ra rằng, rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác. Một dự án đầu tư xây dựng liên quan đến đất đai phải đi qua 10 cửa kiểm tra, phê duyệt, thẩm định, mất tới 400 ngày mới có hy vọng thành công. “Người ta đã cài cắm rất nhiều giấy phép con vào trong các quy định pháp luật”, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nói. Bản thân ông và các đồng sự nay đã không còn lửa để thống kê về giấy phép con được mô tả như “Phạm Nhan”, bị chặt đầu này thì mọc đầu khác.
Quản lý đất đai chỉ là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng, theo một khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện, được công bố hồi tháng 11 năm ngoái. Đại bộ phận (hơn 82%) người dân được điều tra cho rằng, tham nhũng rất phổ biến ở phạm vi cả nước. 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức. Gần 63% doanh nghiệp cho rằng, chi phí không chính thức tạo ra cơ chế ngầm giải quyết được công việc một cách nhanh chóng, và 53% cho rằng nó khiến cán bộ tích cực thực hiện công việc.
Khảo sát nhận định: “Nhìn chung mọi người đều nhất trí rằng, ít trường hợp tham nhũng bị phát hiện hơn chỉ có nghĩa là tham nhũng đang trở nên phức tạp và tinh vi hơn, chứ không phải tình hình tham nhũng đã thuyên giảm”. “Tại sao tham nhũng lại phổ biến như vậy? Tại sao lại khó loại trừ tham nhũng đến như vậy?”, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đặt hàng loạt câu hỏi tại buổi lễ công bố báo cáo.
Là một trong những người cọ xát thực tế nhiều nhất trong quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp suốt tám năm qua khi thực hiện báo cáo Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ông Đậu Anh Tuấn, Phó ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, biết rõ thực trạng này. Ông nói: “Quy mô và phạm vi hối lộ để giành hợp đồng làm ăn với cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước đang trên đà gia tăng”. Báo cáo PCI vừa công bố cho biết, có tới 41% doanh nghiệp đưa hối lộ để giành hợp đồng với cơ quan nhà nước trong năm 2012, tăng rất nhiều so với mức 23% của năm 2011.
Ở góc độ toàn cầu, mức độ tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đáng quan ngại. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 2012 xếp thứ 123, tụt 11 hạng so với 2011, thấp hơn cả Philippines (105) và Đông Timor (113).
Chứng kiến xu thế này, và môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh không khỏi buồn lòng. Ông viết trong bài tham luận cho Diễn đàn Kinh tế mùa xuân được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ở Nha Trang gần đây: “Trong xã hội đã xuất hiện những động lực làm giàu nhanh bằng các thủ đoạn bất chính, thông qua các mối quan hệ với một số người có chức, có quyền. Các giá trị đạo đức của xã hội bị thách thức hay đảo lộn. Xã hội ngày càng phân hóa, khoảng cách giữa người dân và giới cầm quyền ngày càng xa cách”.
Đến nay thì doanh nhân T. đã không “trúng quả” như kỳ vọng do thị trường bất động sản đang trên đà đổ dốc. Ông cũng sẽ không nằm trong số các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho thị trường bất động sản, như Bộ Xây dựng đang đề nghị Chính phủ. Ông bị gạt ra bên lề, trong khi cuộc chơi lại bắt đầu tiếp tục với người khác.
Tư Giang
(TBKTSG)

Thực trạng nợ công: Nhìn lại báo cáo của Chính phủ

Nếu những con số thống kê vẫn tiếp tục “khuất tất”, e rằng cơ hội cho Việt Nam đón nhận sự tiếp ứng từ bên ngoài sẽ chỉ còn rất hạn hẹp. Thậm chí là ngược lại, có thể một lúc nào đó cộng đồng quốc tế sẽ quay lưng với Việt Nam.
Gấp đôi!
Chỉ trong tháng 4/2013, liên tiếp những con số về nợ xấu và nợ công quốc gia đã được “tiết lộ”.
Tiếp theo Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang, một cuộc hội thảo khoa học có tên “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam” được tổ chức bởi Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.
Tất nhiên, nhiều thành viên tham dự cuộc hội thảo trên có thể hiểu rằng châu Âu có vấn đề của riêng họ, còn Việt Nam lại có thể là một ngoại lệ khác biệt, mà nếu không cẩn thận thì không thể so sánh chúng ta với những nước bị coi là chúa chổm như Ý, Tây Ban Nha, Ireland, mà chỉ có thể tương xứng với Hy Lạp và Síp.
Có thể nói lần đầu tiên, giới chuyên gia khoa học ở Việt Nam tỏ ra phóng khoáng đến thế trong việc “gợi mở” những con số mà trước đây thuộc loại “cấm kỵ”. Một giảng viên của Đại học Almamer ở Ba Lan cho biết tính theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công Việt Nam Nam phải lên đến 128 tỷ  USD, tương đương với 106% GDP năm 2011, TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng đồng thuận với ý kiến đó.
Vào năm 2011, GDP Việt Nam là 122 tỷ USD.  
Trong bối cảnh hoàn toàn khác biệt, vào cuối năm 2012, báo cáo của Chính phủ gửi cho các  đại biểu quốc hội lại cho biết nợ công của Việt Nam chỉ khoảng 67 tỷ USD, chiếm có 55,4% GDP.
Chiếu theo con số báo cáo trên, rõ ràng đã tồn tại một khoảng cách rất lớn giữa điều được coi là “thống kê” của các cơ quan hữu trách với hiện trạng mà giới chuyên gia xem là con số thực. Khoảng cách này có thể lên đến ít nhất 60 tỷ USD.
Cần nhắc lại, sau khi báo cáo của Chính phủ Việt Nam được công bố, một chuyên gia thống kê hàng đầu, người từng là vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia thuộc Cục thống kê Liên hiệp quốc – TS Vũ Quang Việt – đã phản bác khi cho rằng nếu tính đúng chuẩn của Liên hiệp quốc, số  thực nợ công quốc gia của Việt Nam phải lên  đến 129 tỷ USD.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công được hiểu là nợ của chính phủ cộng thêm nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên theo TS Vũ Quang Việt, Chính phủ Việt Nam đã không coi nợ của doanh nghiệp nhà nước là một phần của nợ công và  do đó đã không tính khoản 62 tỷ USD của khối này vào nợ quốc gia.
Theo quan điểm của ông Việt, vì Nhà nước làm chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước nên Nhà nước không thể phủi tay để chủ nợ đòi bán tài sản thu nợ theo đúng luật phá sản. Một trong những trường hợp  điển hình mà ông dẫn chứng là nợ của Vinashin đã được chính quyền dồn cho các doanh nghiệp nhà nước khác phải trả.
Trong một chứng minh khác, ông Việt dẫn lời ông Vương Đình Huệ từ hồi làm Bộ trưởng Tài chính nói có tới 30 tập đoàn và tổng công ty có  số nợ lớn gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong số này có 8 doanh nghiệp nợ gấp 10 lần vốn và 10 doanh nghiệp nợ từ 5-10 lần.
“Như vậy có lẽ 30 tập đoàn này đã mất khả năng trả nợ” – TS Vũ Quang Việt nhận định.
Khuất tất?
Trong cuộc hội thảo về nợ công vừa tổ chức tại Việt Nam, chủ đề nợ của doanh nghiệp nhà nước bị bỏ qua cũng được “gợi mở”. Theo TS Nguyễn Trọng Hậu của Ba Lan, trong khi thế giới có 5 tiêu chí về nợ công chung, thì Việt Nam chỉ có 3 tiêu chí. Hai tiêu chí không được Việt Nam tính vào nợ công là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản nhà nước vay của quỹ hưu trí.
Cũng như TS Vũ Quang Việt, ông Hậu dẫn lại vấn đề Vinashin với khoản nợ hàng tỷ USD không được tính vào nợ công, trong khi ở các nước khác, doanh nghiệp nào có vốn nhà  nước dù chỉ một vài phần trăm, khi vay nước ngoài cũng phải tính vào.
Cũng cần nhắc lại, Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang đã lần đầu tiên phát ra con số nợ xấu của nền kinh tế Việt Nam với ước tính vượt quá 500.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các báo cáo của những cơ quan đặc trách về tình hình này chỉ thừa nhận nợ xấu vào khoảng 170.000 tỷ đồng.
Khoảng chênh lệch đã lên đến 3 lần. 
Hiển nhiên sự chênh biệt giữa con số thực tế và số báo cáo như trên có thể coi là “khủng khiếp”. Tình hình đó cũng cho thấy một trong những vấn đề trầm trọng nhất đối với nền kinh tế và cả với chính sách công ở Việt Nam là thực trạng thống kê. Không những thiếu chính xác, trong nhiều trường hợp thống kê còn trở nên thiếu minh bạch một cách khó tả và đáng ngờ.
Phải chăng cái mà xã hội đang bức xúc về “căn bệnh thành tích đã trở nên mãn tính” đã làm cho nhiều số liệu thống kê bị sai lệch? Rất có thể là như vậy. Nhưng chỉ như vậy vẫn là chưa đủ.
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam gửi các đại biểu quốc hội vào cuối năm 2012 cũng nêu ra một hứa hẹn là nợ công quốc gia sẽ không vượt quá 65% vào năm 2015. Dĩ nhiên, 65% là giới hạn nguy hiểm mà bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải dè chừng. Nhưng lời hứa hẹn đó chỉ hợp lý nếu quả thực con số nợ công hiện nay không phải là 128 tỷ USD mà chỉ có 67 tỷ USD.
Có nghĩa là từ đây đến năm 2015, nợ vay nước ngoài sẽ tiếp tục tăng lên mà vẫn chưa bị coi là “nguy hiểm”.
Nhưng trong trường hợp ngược lại, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng bất hợp lý  khi cách tính toán theo tiêu chuẩn Liên hiệp quốc lại tỏ  ra phù hợp hơn hẳn cách nhìn có vẻ cảm tính của giới chức điều hành kinh tế Việt Nam.
Nếu trường hợp trái ngược như trên xảy ra, ngay giờ đây nay vấn đề nợ công Việt Nam đã vượt quá giới hạn nguy hiểm và  có thể tiến tới một điểm bùng vỡ  trong một tương lai không quá xa.
Không thể so sánh Việt Nam với một số quốc gia có tỷ lệ nợ công cao như Nhật Bản, Mỹ, bởi tiềm lực kinh tế và dự trữ ngoại hối của các quốc gia này là “không thể so sánh” với Việt Nam. Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam, vốn đang quá mong manh và yếu chân đứng, sẽ có thể suy sụp hoàn toàn với chỉ một cú nhấn nợ công.
Minh bạch là một yếu tố tiên quyết để Việt Nam hội nhập thương mại quốc tế và cả những chủ đề lớn khác như quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Nhưng nếu những con số thống kê vẫn tiếp tục “khuất tất”, e rằng cơ hội cho Việt Nam đón nhận sự tiếp ứng từ bên ngoài sẽ chỉ còn rất hạn hẹp.
Thậm chí là ngược lại, có thể một lúc nào đó cộng đồng quốc tế sẽ quay lưng với Việt Nam.
Việt Thắng

(Sống mới)

Khó thi hành án vụ Vinashin

Việc thu hồi các khoản tiền sai phạm sau vụ Vinashin đang gặp nhiều khó khăn do bất động sản đóng băng và các doanh nghiệp liên quan trực thuộc Bộ GTVT không quyết tâm
Bộ Tư pháp vừa có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị nhắc nhở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực thực hiện các yêu cầu theo quy định trong việc thu hồi số tiền sai phạm của các bị cáo trong vụ án Vinashin đã có hiệu lực từ cuối năm 2012.

 

Ngoài việc lãnh án hình sự, Phạm Thanh Bình phải bồi thường số tiền lớn
cho các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.

Nhiều bất cập

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết thi hành án dân sự (THADS) những tháng đầu năm 2013, lãnh đạo Bộ Tư pháp nhận định việc thu hồi rất nhiều khoản tiền, tài sản lớn của Nhà nước đang gặp không ít khó khăn; kết quả thi hành án đạt thấp; năng lực, trình độ, phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành ở nhiều đơn vị còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ, thậm chí yếu kém…
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp), cho biết rất nhiều cơ quan THA địa phương “kêu” gặp nhiều khó khăn khi THA các vụ việc có giá trị tài sản lớn, điển hình nhất là tại Vinashin vì tình hình kinh tế khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng suốt thời gian qua. Nhiều tài sản kê biên để THA nhưng lại không bán được. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành còn nhiều bất cập khiến việc sớm truy thu số tiền sai phạm nộp về ngân sách Nhà nước không hề dễ dàng.
Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, yêu cầu tập trung chỉ đạo việc tổ chức THA đối với các địa phương có nhiều án, án lớn, phức tạp và những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Nể nang “sếp” cũ?
Bà Vũ Thị Hằng, Tổng cục THADS, cho biết Vinashin là vụ án lớn, phức tạp; hầu hết các đương sự đều là quan chức, giữ vị trí quan trọng như giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của các công ty – bên THA.
Ngoài việc phải thực hiện bản án hình sự, phán quyết của hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) tuyên 6/9 đương sự nộp án phí tổng cộng 2 tỉ đồng, liên đới bồi thường cho các công ty do mình lãnh đạo và gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi xét xử vụ án, tòa án các cấp đã không áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự dẫn tới việc THA gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy định, sau khi bản án có hiệu lực, bên được THA là các doanh nghiệp Nhà nước phải có đơn yêu cầu THA làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành. Tuy nhiên, bên được THA là 6 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ GTVT lại lơ là trong việc gửi đơn yêu cầu khiến việc ra quyết định THA bị chậm chễ.
Nhiều ý kiến cho rằng sự chậm trễ triển khai thu hồi các khoản tiền sai phạm trong vụ Vinashin xuất phát từ việc nể nang “sếp” cũ của 6 doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết đã nhận được văn bản “đốc thúc” của Bộ Tư pháp về việc phối hợp thi hành bản án dân sự trong vụ Vinashin. Bộ GTVT đã chỉ đạo Vinashin, Vinalines, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành các thủ tục cần thiết, phối hợp Bộ Tư pháp thu hồi số tiền được “thụ hưởng” từ các đương sự trong vụ án này. Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ GTVT), nếu có sự chậm trễ trong việc yêu cầu THA thì trách nhiệm là của các đơn vị trực thuộc do Vinashin và Vinalines quản lý.
Cần có ban chỉ đạo THA vụ Vinashin
Theo bản án của TAND Tối cao, các ông Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin), Trần Văn Liêm (nguyên trưởng Ban Kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc Công ty Viễn Dương) cùng liên đới bồi thường cho Vinashin hơn 991 tỉ đồng. Ông Bình cùng các ông Nguyễn Văn Tuyên (nguyên giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh), Đỗ Đình Côn (nguyên phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) liên đới bồi thường cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh gần 35 tỉ đồng. Ông Bình và ông Tô Nghiêm, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, liên đới bồi thường cho công ty này trên 33,6 tỉ đồng…
Nhiều ý kiến cho rằng cần thành lập ban chỉ đạo THA vụ Vinashin để chỉ đạo việc THA được thống nhất, kịp thời và hiệu quả.

(Người Lao động)

Tìm giải pháp ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc ít người

(sao hôm trước không hỏi Mr Giàng Seo Phủ chuyện này nhỉ!)

Ngày 25.4, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học về đề tài “Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số”.
Theo khảo sát của Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 131 vụ tự tử, trong đó có hơn 70 người tử vong. Tình trạng này chủ yếu xảy ra tại các huyện miền núi như An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, nơi có nhiều đồng bào Hơ-rê, Ba-na, Chăm… sinh sống.

 

Báo động tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số tự tử
Thiếu hiểu biết, không được chăm sóc, tư vấn về y tế… khiến nạn tự tử trong đồng bào dân tộc ít người gia tăng. Trong ảnh là cảnh cấp phát thuốc cho đồng bào Ba Na ở huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định)
Trong đó, dân tộc Bana chiếm 58 trường hợp, dân tộc H’rê 44 trường hợp và dân tộc Chăm 6 trường hợp. Những trường hợp tự tử thuộc mọi lứa tuổi nhưng số người từ 20-35 tuổi có đến 160 vụ (chiếm 55% tổng số vụ).
Đa phần những trường hợp tự tử hầu hết đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, 85,8% trong đó thuộc diện hộ nghèo. Lý do tự tử là do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn với người trong làng, đau ốm kéo dài…
Theo ông Nguyễn Đình Thanh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, nạn tự tử “lây lan” rất nhanh do tâm lý “bắt chước” trong cộng đồng. Tại huyện An Lão, ở xã An Quang có 8 trường hợp tự tử thì trong đó có đến 7 người chọn cùng cái chết thắt cổ; ở xã An Hưng, có 8 trường hợp tự tử, thì có đến 6 trường hợp chọn cách chết bằng thuốc trừ sâu… Tại huyện Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Sơn có hầu hết các trường hợp tự tử (9 vụ) đều chọn cách thắt cổ, xã Vĩnh Thuận có 7 trường hợp tự tử thì tất cả đều chọn cách uống thuốc trừ sâu…
Ngoài vấn nạn tự tử, những tập tục lạc hậu cũng đã cướp đi 33 sinh mạng của đồng bào vùng cao ở các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh… Trong đó, liên quan đến nghi cầm đồ thuốc độc 17 vụ, nghi ma gang 9 vụ, nghi ma lai 3 vụ…
Hoàng Trọng
(Thanh niên)

Danlambao 29/4/2013

30/4 lại đến rồi, con ơi mau về đi kẻo muộn!

Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) – Nhân mừng thọ tuổi 70 của tôi lại vào dịp nghỉ 30/4, các con tôi đã quyết định cho bố một chuyến đi dối già vào Sài Gòn và Miền Tây Nam Bộ. Tình cờ, tại vùng sông nước cuối cùng của Tổ Quốc, tôi đã được đến thăm nhà má Năm ngay gần bờ sông. Rồi má đã kể cho chúng tôi nghe những tháng năm trước 30/4/1975, ba má đã cưu mang cán bộ và bộ đội như thế nào. Má còn kể về một đứa con nuôi của má nay đang “làm vua” ở Hà Nội, đứa mà ngày xưa má đã suýt chết vì che giấu nó dưới hầm bí mật ra sao.

Bản tin số 2 – Vàng tăng giá & đổi tiền

Dự Đoán Kinh Tế – Tôi thách TW ĐCSVN đặt tay lên Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản thề rằng sẽ KHÔNG bao giờ có ĐỔI TIỀN hay nếu có đổi tiền, thì sẽ không có hạn mức đổi tiền.

Đảng sợ Thức cầm viết hơn cầm súng

Về chuyến thăm Trần Huỳnh Duy Thức tháng 4/2013: Việt Khang vẫn khỏe mạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng chịu khó học hỏi.

Facebook Trần Huỳnh Duy Thức – Hôm nay (28/04/2013) gia đình đã thăm Thức tại K1, trại giam Xuân Lộc. Điều ấn tượng đầu tiên là Thức đã lên ký và rắn chắc thấy rõ sau một tháng rưỡi không còn biệt giam. Nhìn Thức phong độ và dường như đang lấy lại thể trạng hồi trước khi bị biệt giam khá nhanh.

Nghĩ gì về bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn!”

Âu Dương Thệ – Đúng vào dịp kỉ niệm 38 năm “giải phóng” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm công bố bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” trên Blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Từ cái tên chọn cho bài thơ này cũng đã nói tất cả tâm tư của Nguyễn Khoa Điềm về chế độ hiện nay, nhất là những người cầm đầu chế độ toàn trị đã mang lại cho đất nước và nhân dân gần 40 năm “giải phóng” như thế nào! Đấy là chưa kể việc Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một Blog của báo “lề Dân” để phổ biến bài thơ của mình, chứ không gởi cho báo “lề đảng”, cũng là một việc đáng suy nghĩ! Có phải cựu Ủy viên Bộ chính trị kiêm Trưởng ban Tư tương Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) đã tự biết là, báo “lề đảng” sẽ không đăng bài thơ “không vui” về đảng và ân hận về những việc làm của mình ngày trước?

FREEDOM is a RIGHT

Cũng một kiếp người

Đỗ Trường (Danlambao) – Bây giờ hắn nằm đó bất động như một xác mướp khô. Hai chân hắn co quắp, khẳng khưu, đầu gối vồng lên như những mắt tre bị ai đó chặt chém nham nhở. Da của hắn chùng xuống nhăn nheo, đeo thêm những cục xẹo trong chiến tranh và bị đánh trong tù, to tướng nặng nề lệch hẳn sang một bên, đung đưa đung đưa, mỗi khi hắn co chân lên như những hòn đọi của mấy ông thợ xây. Đầu hắn trọc lóc, hai mắt đờ dại, sâu hoằn vô hồn. Miệng hắn chẳng còn cái răng nào dúm lại, méo mó. Tiếng thở của hắn phì phà, phì phò, nhiều lúc rít lên như tiếng nhị. Môi hắn tím ngắt, phập phà phập phùng, nhìn vào như da trống rách của mấy lão thợ cúng gần nhà. Hai tay hắn quờ quạng và hắn đang sờ soạng vào bóng của mình trên tường, dưới ánh đèn dầu lúc chạng vạng tối. Hắn đã đi qua hết cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên quê hương hắn. Nhà tù của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, rồi nhà tù Thanh Hóa sau 30-4-75 hắn cũng đã vượt qua. Ấy vậy mà căn bệnh ung thư phổi đã quật ngã hắn, hắn đang nằm chờ chết, một cái chết đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn.

Đình Tấn hay… Đần Tính?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)“Trong tương lai xa, Việt Nam sẽ đi vào quỹ đạo văn minh quốc tế”. Đây là lời của giáo sư Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học. Điều này cũng có nghĩa là nước CHXHCNVN hiện tại đang ở trong chế độ “hoang dã” cai trị bởi một đảng CS “hoang dại” nên không thể mơ ước “gần” với văn minh thế giới được!?

Phản động như VTV là cùng

Cánh Cò (RFA) – Tôi không thù hằn gì ông nhưng nói thật giá mà ông đừng lên TV.

Khối người nghĩ lên TV là để hãnh diện với giòng họ, chóm xóm hay lớn hơn là cả nước thì đôi khi sẽ bị hố to, đặc biệt đối với người có danh có vị, nói theo kiểu giang hồ là có số có má, vì khi lên chỗ thị phi trước mắt hàng triệu người mà ăn nói rối rắm, câu cú lủng củng thì có mà ốm đòn với báo chí, chí ít là bị ném đá mềm người.

Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa

Huyền Trang (Danlambao) – Nhân vừa xem một đoạn trên Youtube của một em học sinh lớp 12 có tựa đề “Sự trăn trở của một kẻ lời biếng”, cảm xúc dâng trào nên vội mở máy viết vài lời chia sẻ cùng mọi người trên mạng, hy vọng được vơi đi phần nào tâm sự.

30 tháng 4 nghĩ về Thống Nhất, Hoà Bình, Tự Do và Độc Lập cho Việt Nam

David Thiên Ngọc (Danlambao) – Lật từng trang sử Việt Nam qua hàng ngàn năm kể từ buổi ban đầu sơ khai lập quốc với cụm từ Thống Nhất – Hoà Bình – Tự Do – Độc Lập thì hoàn toàn chưa bao giờ có đủ. Tổ Quốc ta trải dài theo hướng Bắc – Nam, sơn hà một dải gấm vóc do tiền nhân bao đời dựng xây bằng máu xương và truyền lại. Qua từng giai đoạn của dòng lịch sử có những lúc cắt chia, ly tán rồi cuối cùng cũng thống nhất, can qua cũng được dẹp yên, cũng tạm có Hoà Bình theo từng thời đại nhưng chưa đúng nghĩa. Còn tự do, độc lập thì hầu như thiếu vắng đối với đất nước và dân tộc VN.

Chết để con được học: Khi cái chết là lựa chọn cuối cùng!

Anh Đinh Hoài Bảo, chồng chị Nhân, cùng các con đau xót trước cái chết của chị. Ảnh: TRẦN VŨ (Báo Pháp Luật TP)

Huỳnh Khánh Vy (Danlambao) – Sáng nay, tình cờ đọc một bài trên báo Pháp luật có tựa “Chết để con được học”. Bài báo kể về một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 48 tuổi ở tại TP Cà Mau. Do hoàn cảnh gia đình chị quá khó khăn và quẫn bách cùng với tình trạng đau ốm của bản thân đã khiến chị phải tìm đến cái chết trong tột cùng tuyệt vọng, bỏ lại chồng và ba đứa con chỉ với mong muốn là các con chị được tiếp tục đi học. Chị chết đi sẽ bớt đi khoản tiền thuốc 140.000 đồng/ ngày để lo cho con có tiền tiếp tục việc học.

Giám Mục Nguyễn Văn Long gửi tâm thư kêu gọi liên kết phá tan xiềng xích chế độ CS

Liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản
Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long –  “…Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản…”

Nhận diện nhóm lợi ích

Tư Hoàng (TBKTSG) – “Hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng càng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân không khỏi nghi ngại là có việc làm ăn, có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”, đó là nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong một đề tài nghiên cứu mới đây, được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng.

‘Giải phóng’

Huy Đức – Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”.

Phân biệt đối xử với cả mộ phần

Cọc GPMB (Giải phóng mặt bằng) cắm giữa nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh http://letungchau.blogspot.com/
Uyên Nguyên (RFA)Nghĩa trang Biên Hòa
Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Biên Hòa chưa đầy 30 cây số đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13 thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con cháu người Hoa, bất kì ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang dù chỉ vài mét.

Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi ‘sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn’

Đại tá Nguyễn Thành Trung: “…thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn…

…Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!…”

Lan man chuyện 38 năm

Le Nguyen (Danlambao) – Ba mươi tám năm thời gian “hơi bị dài” cho dân tộc Nhật Bản, một nước bại trận trong thế chiến thứ 2 đã sừng sững đứng lên từ đống tro tàn đổ nát, kiến thiết phát triển đất nước của con cháu Thái Dương Thần Nữ trở thành siêu cường kinh tế.

Huấn thị của đảng

Nguyên Thạch (Danlambao) – (Viết vào lúc nghe tin sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha bị đánh đập và Nguyễn Phương Uyên bị đá vào bụng ) 
Việt Nam tôi, một quốc gia pháp trị
Siêu việt, văn minh hơn Âu Mỹ gấp triệu lần
Đất nước tôi, không có tù chính trị!
Kẻ chống phá nhân dân

Nên mới được săn sóc kỹ… ân cần.

Mười câu hỏi ôn hòa đề nghị ông Hoàng Duy Hùng chuyển giúp

Lê G. (Danlambao) – Tôi chưa thấy trong thời kỳ đấu tranh bạo động, ông Hoàng Duy Hùng đã làm được những gì ngoài việc qua lại Việt Nam, cầu khấn vua Hùng thứ sáu và nói chuyện với tình báo Mỹ; và tôi không muốn hỏi ông Hoàng Duy Hùng là từ khi ông chuyển qua đấu tranh ôn hòa thì ông đã làm được những việc gì vì tôi đã từng thấy bao nhiêu người đã nhận được một kết quả duy nhất là sự bẽ bàng không hơn không kém. Những lời tư vấn kinh tế của Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, những “xe còi hụ” của Nguyễn Hữu Liêm, những phân tích dè bỉu xã hội Mỹ của Đỗ Kh., và những thỏa hiệp giống như của ông Hùng hình như chưa hề có tác dụng gì đáng kể trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do ở Việt Nam. Mà tình hình xã hội của Việt Nam theo đánh giá của những tổ chức uy tín lẫn những trí thức nổi tiếng gần đây có vẻ càng ngày càng trầm kha!

Bản tin tiếng Anh

  • China to be biggest market for Airbus A380 (Washington Post) – China will be the biggest single market for the A380 aircraft, Airbus SAS’ super jumbo, the European aircraft manufacturer’s chief said on Friday.
  • France leads eurozone in offshore RMB payments (Washington Post) – France now holds the leading position in euro countries for exchanging RMB payments, after recording a 249 percent growth in the value of payments since March 2012.
  • No let up in home price rises (Washington Post) – Housing prices face significant upward pressure in 2013 due to the possible effect of the current policies and the authorities may tax owners of multiple properties.
  • Prices at scenic spots to go down (Washington Post) – A senior official from China’s top economic planner said on Thursday that the entry fee at scenic spots should gradually go down.
  • China still top spot for Japanese companies (Washington Post) – China will remain the top destination for Japanese investment over the next five years, although Japan’s capital inflow to the country may slow down and India is growing fast as another attractive option.
  • Alibaba vows to tackle fakes (Washington Post) – China’s biggest e-commerce firm plans to step up efforts to fight counterfeiting, which the company head says is the biggest obstacle for its future growth.
  • Shipyards enjoy big rise in Q1 (Washington Post) – The nation’s shipbuilders received 9.57 million deadweight tonnage of new orders in the first quarter of the year, a 71.1 percent surge on last year.
  • Super rice project could be finished in 3 years (Washington Post) – New super rice strains with an expected yield of 15 tons per hectare could be developed in three years, Chinese agricultural scientist Yuan Longping said on Friday.
  • Crystal clear (Washington Post) – It began one night in Taipei, in 1984. Chang Yi, 33, sat opposite Loretta Hui-shan Yang, 32, at a dinner hosted by senior director Lee Hsing.
  • Music to bridge cultures (Washington Post) – A concert celebrating the 20th anniversary of ties between Beijing and Seoul, saw the Seoul Philharmonic Orchestra, under conductor Myung-whun Chung, performing composer Unsuk Chin’s concerto, Su, at the National Center for the Performing Arts. The piece was initially written for the traditional Chinese instrument sheng.
  • Shaking off the mental horrors of the quake (Washington Post) – Days after the Sichuan earthquake, some have not recovered from the horror of the incident and psychological experts and volunteers organized activities to help.
  • Rescue soldiers win people’s respect (Washington Post)
    Children salute passing vehicles carrying rescuers and volunteers as they hold cardboards with messages of gratitude, after Saturday’s earthquake, in Lushan county, Sichuan province April 23, 2013. [Photo/Agencies]
  • Top advisor stresses multi-party co-op (Washington Post) – Top political advisor Yu Zhengsheng has called for improving and developing multi-party cooperation in accordance with contemporary conditions.
  • China, EU ‘to renew ties’ (Washington Post) – China and the European Union on Saturday pledged to promote their mid- and long-term cooperation plan, as the first top-ranking EU official visited China under its new leadership.
  • Lithuania minister seeks Chinese investment (Washington Post) – Birute Vesaite, Lithuania’s minister of economy, sat down with a China Daily reporter to discuss the country’s trade with China. Vesaite visited China to attend the Fourth Chinese-European Forum.
  • Relics to be returned (Washington Post) – Two imperial bronze sculptures that were looted from Beijing’s Old Summer Palace will come home later this year, thanks to the donation of the French art-collecting Pinault family.
  • Vice-president Li meets US diplomat (Washington Post) – Washington would like to strengthen communication with Beijing on key issues, a visiting high-level US diplomat said on Thursday.
  • Xi meets former US heavyweights (Washington Post) – Cabinet members, governors and top military officers are among the guests from the United States who have met with Chinese President Xi Jinping.

 

Bốn ông họ Lê (Phần 1)

Tổng BT Lê Duẩn
“Bằng cách nào cũng phải chiếm lại Hoàng Sa” – câu nói của Lê Duẩn qua lời bà Bảy Vân, phu nhân của ông, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài BBC. Cho đến nay, chưa có bất cứ lãnh đạo nào của VN thể hiện quan điểm và quyết tâm sắt đá lấy lại Hoàng Sa như Lê Duẩn. Tầm nhìn sâu sắc của Lê Duẩn về các mưu đồ đen tối của TQ đối với VN đã được lịch sử chứng minh đầy thuyết phục.
Trong khi Hồ Chí Minh với tài ngoại giao kiệt xuất của mình đã cân bằng mối quan hệ tam giác phức tạp giữa VN, TQ và LX, làm cả hai nước “đàn anh XHCN” đều trợ giúp VN trong cuộc chiến với người Mỹ thì Lê Duẩn – không ít trường hợp, không ngần ngại bày tỏ sự không hài lòng của ông đối với các nhà lãnh đạo TQ. Ông giao thiệp với Mao một cách bình đẳng, nhận ra lối chơi chữ của Mao rất nhanh. Một lần Mao hỏi Lê Duẩn: “Có phải Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên và quân Thanh không?”. Lê Duẩn đáp: “Đúng, còn đánh thắng cả quân Minh nữa” – quân Minh là người Hán, dân tộc đa số của TQ. Ý của Lê Duẩn là chúng tôi đã và sẽ đánh thắng các ông, chúng tôi không sợ các ông đâu.
Trong một lần gặp khác, chẳng biết Mao có ý gì khi nói với Lê Duẩn rằng hiện ở nông thôn TQ thì địa chủ trở lại thống trị, còn ở thành thị thì giai cấp tư sản thống trị, vì rằng các Chủ nhiệm hợp tác xã đều lấy vợ là con của địa chủ, các giám đốc Xí nghiệp đều cưới con của tư bản làm vợ? Mao rất đểu, nói theo kiểu bóng gió, ám chỉ…? Lê Duẩn rất bực, nói với Trần Quỳnh,  “Cha này lý luận lang bang, lấy vợ địa chủ trở thành giai cấp địa chủ” (theo hồi ký Trần Quỳnh). Sử dụng từ “cha này” để chỉ Mao, điều đó có nghĩa là Lê Duẩn không hề coi Mao là “thần thánh” hay “lãnh tụ” gì cả. Khác với Mười Cúc Nguyễn Văn Linh, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, khi nói chuyện với Mao, thường gọi Mao là “Bác Mao” (Uncle Mao) – Thưa bác Mao! Đúng vậy, bác Mao. Như bác Mao nói…
Đối với Mao như thế, thì đối với Chu Ân Lai hay Đặng Tiểu Bình, có gì đáng ngại?
Lê Duẩn đã trách cứ Chu về việc ép VN ký Hiệp nghị Geneve, chia cắt hai miền Nam – Bắc, Chu đã phải tỏ ý xin lỗi ông. Đến năm 1972, Chu sang Hà Nội thông báo về cuộc đi thăm TQ của Nixon, Chu lại bị Lê Duẩn chất vấn, rằng TQ đưa VN ra đổi chác và Chu – lần thứ hai, lại phải xin lỗi ông. Khi Chu trở về nước, Lê Duẩn thậm chí không tiễn ông ta theo phong cách ngoại giao! Nhớ lại những năm năm mươi thế kỷ trước, Lê Duẩn hoạt động bí mật ở miền Nam, thường lánh sang Cambodia. Tại Phnôm Pênh, có những khi ông lặng lẽ quan sát dòng người vô tận Cambodia vẫy cờ hoa đón Chu Ân Lai – khi đó Chu thật nổi danh trên toàn thế giới. Thế nhưng giờ đây, ông đang đối mặt ngang hàng với Chu, kiên quyết bảo vệ lợi ích của VN.
Còn Đặng – một con người ghê gớm, đã không thể nào thuyết phục nổi Lê Duẩn đi với TQ để chống LX, dù ông ta hứa cho không VN 2 tỷ nhân dân tệ. Cú đụng đầu lịch sử giữa TQ và VN vào tháng 2 năm 1979, cũng có thể coi là giữa Đặng và Lê Duẩn, kết thúc với thất bại thảm hại của Đặng.
Lê Duẩn – tất nhiên, không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, song ý kiến của ông trong nhiều chiến dịch rất sắc sảo. Ông đã trực tiếp viết một bức điện gửi Văn Tiến Dũng, đại diện A.75, trong trận Buôn Ma Thuột: “Hai ngày nay tôi không ngủ được vì các anh đánh phân tán – Ba”. Nhưng thế nào là “đánh phân tán” thì ông không chỉ ra.
Sau trận Buôn Ma Thuột, tình hình phát triển quá nhanh làm các nhà lãnh đạo Bắc VN quyết định chiếm miền Nam trước mùa mưa. Thấy đã chắc ăn, Lê Đức Thọ bèn xin Lê Duẩn vào Nam và được Lê Duẩn đồng ý với lời dặn dò: lần này vào, nếu có gì trắc trở, hãy ở lại, giải phóng miền Nam xong rồi mới về.
Ông Lê Đức Thọ
Ngày 28.3.1975, Lê Đức Thọ đến Buôn Ma Thuột. Các lực lượng tại đấy nhận lệnh gấp rút chuẩn bị cuộc đón tiếp. Một địa điểm được chọn là căn cứ Trung đoàn 45 ở phía Đông thị xã, vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo bí mật và khang trang hơn nơi khác. Gần trưa, mọi công tác chuẩn bị đón tiếp tạm xong thì một tiếng nổ long trời vang lên, làm rung chuyển các cánh cửa chớp rồi xen kẽ là các tiếng nổ khác. Hóa ra, một kho đạn súng bộ binh nằm ngay cạnh phòng khách phát nổ. Thế là lại phải chạy nháo nhào tìm một địa điểm khác đón Lê Đức Thọ.
Đây không phải là lần đầu tiên Lê Đức Thọ vào Nam. Năm 1949, ông là Phó bí thư Xứ ủy Nam Bộ mà Bí thứ là Lê Duẩn. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và cuối năm đó, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị. Trong cuộc tổng tấn công năm 1968, ông cũng vào Nam chỉ đạo nhưng đến tháng Năm, tình hình gần như không còn chút hy vọng gì vào một chiến thắng quân sự nữa, ông được gọi trở về Bắc để làm Cố vấn đặc biệt cho Đoàn đại biểu VNDCCH tại cuộc đàm phán Pari về VN. Ông có mặt ở nhiều sự kiện nổi bật của lịch sử VN, song hãy nghe Lê Duẩn nhận xét, “anh lạ thật… Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Pari, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng…”.
Và giờ đây, Lê Đức Thọ – người được giải thưởng Nobel Hòa bình với Kissinger, đang tiếp tục di chuyển vào Nam Bộ theo đường 14 với mục tiêu “giải phóng miền Nam”. Công binh được lệnh phải rà phá kỹ bom mìn, lại phải đưa nhiều xe tải chở đầy gạo chạy trước mở đường, tất cả tuyệt đối không đi chệch khỏi vệt bánh xe, khi nghỉ chỉ đứng giữa đường. Từ trạm đón tiếp của Trung ương Cục, một chiếc Honđa chở Lê Đức Thọ tới nơi làm việc của Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng đang nóng lòng đón đợi.

Bốn ông họ Lê (Phần 2 & 3)

Tại rừng Lộc Ninh, Trung ương Cục, Quân ủy Miền với sự chỉ dẫn chi tiết từ Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương, đang gấp rút vạch kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn. Trời mưa, đường sá lầy lội, ông Thọ lo lắng tốc độ hành quân bị chậm lại trong những vần thơ:
Nghe chim tu hú gọi

Rừng Lộc Ninh sáng rồi

Suốt đêm qua không ngủ

Nằm đếm tiếng mưa rơi

Lo cho anh bộ đội

Lầy lội quãng đường dài

Xem ra, qua thơ ca, Lê Đức Thọ “lo cho anh bộ đội” không chỉ một lần. Nhân chuyến thăm biên giới phía Bắc, Tết năm 1983, Lê Đức Thọ có bài thơ nổi tiếng Điểm tựa:
Hàn thử biểu chỉ độ không

Đêm nay trời rét lắm

Cái rét biên thuỳ lạnh buốt thịt da

Cả núi rừng chìm đắm dưới sương khuya

Gió vi vút rít qua khe cửa nhỏ

Trằn trọc mãi thâu đêm chẳng ngủ

Thương anh nhiều anh chiến sĩ của tôi ơi

Những người lính VN nơi biên giới gần như “phát khóc”, bởi họ thấy cấp trên thấu hiểu cặn kẽ cuộc sống và chiến đấu của mình đến thế. Nếu “cụ” Thọ hiểu hoàn cảnh của mình nghĩa là Đảng sẽ hiểu. Và một khi Đảng đã hiểu thì Đảng sẽ có cách giải quyết – họ luôn tin tưởng điều đó.
Đây là cuộc sống của người lính:

Gạo sấy khoai mỳ, “bát canh toàn quốc”

Và “nước chấm đại dương” đỡ lúc đói lòng

Cũng có khi “thịt ấm chân răng”

Nhưng có bữa cơm toàn muối trắng

Hãy đọc thêm hai câu:

Đời chiến sỹ còn nhiều khổ cực

Quần áo mong manh, cơm có bữa chưa no

Hai câu thơ thật đơn giản, cũng chẳng có nhiều chất thơ lắm. Nhà thơ Vũ Quần Phương bình luận: hai câu thơ ấy “đủ lay động tâm hồn toàn quân và toàn dân ta. Cái hay của thơ ở đây không để rung đùi mà để dẫn tới hành động…đó là cái hay ở một cách nhìn, một thái độ đối với hiện thực, đó là cách nhìn tôn trọng hiện thực, tôn trọng hiện thực vì yêu thương con người”. (?!). 
Dù sao phải thừa nhận, Điểm tựa là một hiện tượng thời ấy, người ta thảo luận, bàn tán, khen ngợi rất sôi nổi. Nếu không phải tác giả của nó là Lê Đức Thọ, người khác viết như thế là “chết liền” – vào thời điểm ấy. Có lẽ, cái đặc sắc nhất là ở chỗ nó nói lên được sự gian khổ của người lính nơi biên giới.
Năm sau, đón xuân ở Minh Hải, mảnh đất cuối cùng của đất nước, trong cảnh nắng ấm, nhà thơ lại nhớ về “anh bộ đội” đang chịu cảnh rét mướt ở biên thùy phía Bắc:
Đường lên biên giới đâu xa lắm

Nhưng khó thăm anh lại một lần

Mở đài nghe báo tin thời tiết

Đợt rét mùa này rét rét thêm

Tôi ở miền Nam tràn nắng ấm

Ước gì nắng ấm cả vùng biên

Ba từ “rét” của đoạn thơ ở đây cũng khá hay đấy chứ. Ý tưởng của tác giả, xem ra vẫn là “gửi nắng ra ngoài ấy”…
Thời ấy, các nhà lãnh đạo Bắc VN, phải vào sinh ra tử, không có điều kiện học hành bài bản, song họ am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Và nhiều nhà lãnh đạo còn làm thơ, thích làm thơ. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy và tất nhiên – Tố Hữu, thường làm thơ và có không ít những vần thơ khá hay. Còn Lê Duẩn thì sao? Thật thú vị khi biết ông đã đọc bài thơ của mình tặng bà Bảy Vân (Nguyễn Thụy Nga) trong đám cưới của họ năm 1948 mà Lê Đức Thọ làm ông mai, Phạm Hùng làm chủ hôn:
Hỡi cô con gái Đồng Nai

Năm nay là mấy năm rồi cô yêu?

Hôm qua gió lạnh đìu hiu

Lòng cô man mác trăm chiều nhớ thương

Hôm nay trời tạnh mây quang

Gió xuân đầm ấm mùi hương đậm đà

Tự tình ta lại với ta

Say sưa bao xiết là ta với mình

Cho hay là giống hữu tình

Đố ai cắt được tơ mành làm đôi

Phải chăng đây là bài thơ duy nhất của Lê Duẩn? Nghe như thơ của Nguyễn Bính vậy. Hình như Lê Duẩn thích thơ Nguyễn Bính. Trong một lần Pháp càn vùng Đồng Tháp Mười, cơ quan phải di chuyển. Trần Bạch Đằng và Lê Duẩn cùng đi trên một chiếc xuồng ba lá, ông Đằng bơi lái, ông Duẩn bơi mũi, xuôi theo kinh Dương Văn Dương ra sông Vàm Cỏ Tây. Đường xa, bơi đêm, để quên mệt, ông Trần Bạch Đằng đọc bài “Lỡ bước sang ngang” của Nguyễn Bính. Ông Lê Duẩn bảo đọc to lên một chút. Ông vừa bơi vừa nghe, thỉnh thoảng bình: hay. Gần sáng, đến nơi an toàn, ông bảo Trần Bạch Đằng đọc lại lần nữa và ông gật gù: Tay Nguyễn Bính này giỏi thật.
Lê Duẩn cũng rất am hiểu các vấn đề văn hóa. Một hôm, Trần Độ, bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương được gọi lên báo cáo với Tổng bí thư về vấn đề văn hóa để chuẩn bị cho Đại hội V. Ông hy vọng đây là dịp tốt để có thể trình bày với Tổng bí thư toàn bộ quan điểm đổi mới về văn hóa theo kinh nghiệm của LX. Thế nhưng, Trần Độ mới trình bày được mươi phút thì Lê Duẩn đã ngắt lời và nói luôn một mạch cho đến hết buổi sáng. Nói về văn hóa nhưng cách diễn đạt của Lê Duẩn đượm màu sắc triết học làm Trần Độ hết sức ngạc nhiên và thích thú. Và như thế, suốt cả buổi sáng, Trần Độ không nói thêm được một câu nào. Ông Duẩn hẹn chiều làm việc tiếp trong sự phấn khích. Trần Độ hy vọng buổi chiều sẽ tìm cách trình bày cho được ý kiến của mình. Nhưng vừa ngồi xuống ghế, chưa uống hết ly nước, ông Duẩn đã bắt đầu nói một mạch hơn cả tiếng đồng hồ. Nhân lúc ông Duẩn dừng lại uống nước, ông Độ chen vào nói, nhưng cũng chỉ được mươi phút, khi ông Độ dừng lại nhìn vào sổ tay, ông Duẩn “chiếm lại diễn đàn” và cứ thế nói cho đến hết cả buổi chiều.
Mặc dù không trình bày được ý tưởng của mình, song Trần Độ rất thán phục sự am hiểu về văn hóa của Lê Duẩn.
Con người ta khác nhau là ở phong cách. Người nào không có phong cách riêng, phải thấy rằng người đó không có gì hết. Nếu như phong cách của Trường Chinh là từ tốn, nghiêm trang, nói năng cân nhắc thận trọng, ít khi ngắt lời người khác thì phong cách của Lê Duẩn lại sôi nổi, mạnh mẽ, quyết đoán. Một khi ông đã định làm gì là làm ngay hoặc cho phép làm ngay.
Đại tướng Lê Đức Anh
Lê Duẩn có một cái đầu luôn luôn suy nghĩ, sáng tạo, ông đánh giá sự vật, hiện tượng một cách sắc sảo, có tầm nhìn xa.
Tháng 8 năm 1975, phát biểu tại cuộc họp trù bị của Hội nghị Trung ương lần thứ 24, Lê Duẩn đã có cái nhìn rất thoáng đối với nền kinh tế miền Nam:
“Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật. Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lầm. Vì vậy, nay có được miền Nam là để chúng ta thấy lại cho rõ hơn. Tại sao chúng nó là tư bản, chúng nó bóc lột người ta dữ mà năng suất lao động vẫn cao”.
“Tại sao người thợ ở ngoài này không bằng người thợ ở trong kia? Mình trả lời làm sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh không được bằng trong kia, anh trả lời làm sao?”
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức…Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy. Miền Nam bây giờ anh không để cho giai cấp tư sản phần nào đấy, mà nông dân thì phần nào hóa tư sản rồi, anh mà làm sai đi thì công nông không liên minh được đâu. Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã”.
Tiếc rằng, những tư tưởng đó không được phát triển, có thể bị chìm đi trong không khí say sưa vì thắng lợi và mười năm sau đó, dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế VN xuống dốc thê thảm, lâm vào khủng hoảng chưa từng có. Những sai lầm, khuyết điểm đó, “anh Ba là người chủ trì có trách nhiệm lớn” – Võ Nguyên Giáp.
Có thể nhận xét, Lê Duẩn là “nhà cách mạng thành công, người xây dựng thất bại” hay không?
Tư tưởng về chiến tranh của Lê Duẩn bao giờ cũng sâu sắc. Một lần, Lê Duẩn gọi Lê Trọng Tấn và Lê Đức Anh lên chỉ thị, cố gắng giải phóng xong Cambodia sớm rồi rút quân về Nam Bộ làm ruộng. Lúc bấy giờ, trong Trung ương cũng có nhiều ý kiến khác nhau về chiến lược tại Cambodia. Nhưng rồi trên thực tế, VN đã ở lại Cambodia hơn mười năm với 200 ngàn quân, 4 Ủy viên Bộ chính trị, 9 Ủy viên Trung ương, 2 Phó thủ tướng, 30 Thứ trưởng, 54 Thường trực tỉnh ủy đã từng có mặt và trực tiếp làm nhiệm vụ tại Cambodia (theo Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Cambodia).
Ngày 25.12.1978, VN sử dụng một lực lượng hùng hậu gồm bộ binh, hải quân, không quân, xe tăng, thiết giáp….tổng tấn công Cambodia. Tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh chiến dịch. Còn Lê Đức Thọ, đại diện của Bộ chính trị, giám sát tổng quát cuộc hành quân, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ việc giải quyết cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.
Với sức mạnh quân sự tuyệt đối của VN, Cambodia nhanh chóng sụp đổ.
Sau khi giải phóng Cambodia, Lê Đức Thọ là “Toàn quyền” Cambodia, Lê Đức Anh là Tư lệnh quân tình nguyện VN và Lê Khả Phiêu là Phó Tư lệnh chính trị quân tình nguyện. Ba ông họ Lê đóng vai trò quan trọng nhất tại Cambodia, tất nhiên, dưới sự chỉ đạo tối cao của một ông họ Lê khác từ Hà Nội – Lê Duẩn.
Hơn mười năm quân đội VN ở Cambodia là một trong những giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất trong lịch sử VN hiện đại, để lại nhiều vấn đề mà cho đến nay cũng chưa thể đánh giá hết được.
Chúng ta đều biết, trong thời gian tướng Lê Đức Anh chỉ huy quân tình nguyện VN đã xẩy ra sự kiện Xiêm Riệp, phản ánh sự ấu trĩ không thể tin nổi của quân báo VN tại Cambodia. Bọn Pol Pot, được các cố vấn TQ bày mưu, bèn cho một tên Trung đoàn phó ra trá hàng nhằm đánh phá từ bên trong. Đáng ngạc nhiên là quân báo VN lại mắc mưu trá hàng của tên này một cách dễ dàng. Hàng loạt cán bộ bị bắt. Xe của bộ đội VN đi đến đâu là ở đó khiếp sợ. Cho đến khi một cán bộ cao cấp của Cambodia tự sát để phản đối, VN mới nhận ra sai lầm.
Tướng Lê Đức Anh cho rằng, khi xẩy ra vụ Xiêm Riệp, ông ta đang chữa mắt ở Liên Xô, Lê Đức Thọ điện gọi về gấp. Bộ chính trị họp xét vụ này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phê phán rất gay gắt và đề nghị một mức kỷ luật rất nặng đối với toàn bộ cán bộ chủ chốt của Bộ tư lệnh mặt trận 479 và 719 có liên quan đến vụ việc. Sau khi bàn bạc, Bộ chính trị giao cho Lê Đức Anh xử lý. Vấn đề là có chuyện tướng Hồ Quang Hóa đã ra Hà Nội báo cáo “cấp trên”. Vậy “cấp trên” đó là ai? Lê Đức Anh đã khéo léo đề nghị chỉ xin xử lý “những việc cụ thể” và “những con người cụ thể”, Bộ chính trị đồng ý. Rốt cuộc, chỉ có tướng Hồ Quang Hóa và Tư Thanh bị kỷ luật, mỗi người bị hạ một cấp và cho về nước. Bộ chính trị lại cử Chu Huy Mân sang xin lỗi đảng Cambodia.
Việc tướng Lê Đức Anh cho xây dựng tuyến tuần tra biên giới, biệt danh là K5, dài tới 800 cây số, cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng K5 tốn kém và không cần thiết.
Tướng Lê Đức Anh là người khá sáng tạo khi chấp hành lệnh của cấp trên. Sau Hiệp định Pari, lệnh của trên là lui quân về vùng U Minh để củng cố, bấy giờ ông là Tư lệnh Quân khu IX cho rằng, nếu lui là mất đất, mất dân và ra lệnh cho Tham mưu trưởng cho quân ở yên, không có lui gì hết. Tại Cambodia, ông không chấp nhận bỏ chế độ Đảng ủy trong quân đội, dù Đại tướng cố vấn Liên Xô nói, đồng chí không chấp hành là không mácxít. Ông đáp, đồng chí hãy chỉ cho tôi, cả bản tiếng Nga và bản tiếng Việt, chỗ nào Mác nói trong quân đội không cần chế độ đảng ủy thì tôi nhận là sai và xin chấp hành. Bộ chính trị sau đó họp ở Sài Gòn nhất trí với ý kiến của ông.
Năm 1974, Lê Đức Anh được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng, đến năm 1984, ông đã là Đại tướng. Sau khi hai Đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn mất đột ngột, Lê Đức Anh lên làm Bộ trưởng Quốc phòng. Trước Đại hội VII, ngày 24.6.1991, Lê Đức Anh gửi thư cho “anh Linh, anh Tô, Bộ chính trị, Ban bí thư”: “Xin Đảng cho phép tôi, phân công cho tôi chuyên trách công tác tổng kết kinh nghiệm chiến tranh…và xin được rút khỏi danh sách đề cử vào Bộ chính trị Trung ương khóa VII”. Thế nhưng, Lê Đức Anh vẫn trúng cử Trung ương, Bộ chính trị và năm 1992, Quốc hội đã bầu Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước.
Đạo đức cộng sản như vậy, chớ đâu phải như đạo đức phong kiến.
Trước mắt tôi là cuốn Tam Quốc chí, kể chuyện Tào Phi (con cả Tào Tháo) phế bỏ vua Hiến Đế. Các “cố vấn” của Phi ép vua Hiến Đế phải thảo chiếu nhường ngôi cho Phi. Tào Phi nghe xong chiếu, muốn nhận ngay. Song, Tư Mã Ý can rằng, chớ nên nhận vội, điện hạ hãy dâng biểu nói nhún mà từ đi, để bịt miệng thiên hạ dèm chê. Phi nghe lời, sai làm bài biểu, nói nhún rằng đức mình mỏng lắm, xin cầu người đại hiền khác để nối vào ngôi trời. Vua xem xong, trong bụng nghi hoặc, hỏi quần thần, Ngụy Vương khiêm tốn không chịu nhận, thì làm thế nào? Hoa Hâm tâu, bệ hạ phải giáng chiếu lần nữa, Ngụy Vương tất phải nghe. Phi tiếp được tờ chiếu, mừng rỡ lắm, bảo Giả Hủ, tuy rằng hai lần có chiếu, nhưng vẫn còn ngại đời sau chê cười ta thoán thiết, thì làm thế nào? Hủ thưa, việc ấy cực dễ, hãy sai Hoa Hâm nói với vua làm một cái đền thụ thiện, chọn ngày lành tháng tốt, hội cả công khanh lớn nhỏ đến hết ở dưới đền, để thiên tử nhường ngôi cho điện hạ, như thế thì không còn ai nghi việc gì, mà bịt được mồm thiên hạ. Tào Phi lên ngôi vua như thế đấy.
Năm 1997, Lê Đức Anh thôi chức Chủ tịch nước và cùng năm đó, một ông họ Lê khác trở thành Tổng Bí thư trong một Hội nghị Trung ương chứ không phải Đại hội Đảng – Lê Khả Phiêu.
Lê Mai
(Blog Lê Mai)

Sinh viên Phương Uyên ra tòa ngày 16/5

Được biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên sẽ ra tòa ngày 16/5 tới vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, trong khi có cáo buộc cô bị đánh trong trại giam.
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái và sau đó bị khởi tố và tạm giam để điều tra tại trại tạm giam Công an tỉnh Long An, ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa.
Mẹ của Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung, nói với BBC rằng trong chuyến thăm nuôi con gái hôm 26/4, bà được báo phiên tòa sẽ diễn ra ngày 16/5 và thông tin này cũng đã được chuyển tới cho luật sư bào chữa.
Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên bị khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước
‘Đánh vô cớ’
Bà Nhung cho BBC hay rằng lần thăm nuôi này, hai mẹ con không được gặp mặt trực tiếp mà phải nhìn nhau qua một tấm kính trắng rất to, cách âm và nói chuuyện bằng điện thoại.
“Uyên mặc áo thun ngắn tay, nên tôi thấy trên cổ, ngực và cánh tay Uyên có nhiều chỗ tím bầm,” bà nói.
“Hỏi thì Uyên nói là con bị người cùng phòng đánh, bị đạp vào bụng và ngực đến lúc ngất xỉu thì mới được mang đi cấp cứu.”
Theo Phương Uyên, cô bị đánh hoàn toàn vô cớ, không có lý do gì.
Trại giam có lời giải thích cho bà Nguyễn Thị Nhung rằng những người đánh Uyên là “đối tượng nghiện ngập” và đã bị chuyển đi chỗ khác.
Bà Nhung cũng nói con gái bà yêu cầu mẹ gửi cho bộ quần áo mới để mặc ra tòa.
Hôm 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên, lúc đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, bị công an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo buộc rải truyền đơn.
Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’ ở gần Sài Gòn.
Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.

(BBC)

Bản Cáo Trạng vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 29 tháng tư năm 2013

Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha
Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên

Xin giới thiệu tới độc giả TTHN bản cáo trạng của vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”

cua_3_3.jpg

cua_3_2.jpg
cua_35.jpg
cua_3_6.jpg
8.jpg
imag0917.jpg
imag0918.jpg
imag0921.jpg
imag0922.jpg
imag0923.jpg
imag0928.jpg
imag0930.jpg
imag0931.jpg
imag0932.jpg
cua_ba.jpg
7_-_1.jpg

7_-_2.jpg

Lê Phương Dung: Tản văn – Nhớ xe điện ngày xưa

(Dung chép tặng cho adb và @ Linh Đan đoạn tản văn về tiếng ” leng keng ” để tất cả mọi người đều tiếp tục nhớ, tiếp tục hoài niệm về Hà Nội của ” một thời đạn bom, một thời hoà bình ” nhé.)
Hoài cổ với hình ảnh tàu điện Hà Nội xưa - Tin180.com (Ảnh 1)
Nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya, hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…
Nhắc về Hà Nội, những người từng sống và gắn bó với thành phố này, kể cả những người vẫn đang phải sống một cuộc đời viễn xứ, dường như đều có những kỷ niệm khó phai mờ, những nét rất riêng của Hà Nội.
Dẫu có những ký ức đã lùi xa, vẫn là một hoài vọng thầm thì trong dòng chảy tâm thức, dòng chảy văn hoá, trong những trái tim giàu cảm xúc, trong tình yêu miên man Hà Nội. Tàu điện và tiếng chuông leng keng khuya sớm là một trong những nỗi niềm, còn lay động trong tâm trí nhiều thế hệ người Hà Nội đến như vậy.
Tôi còn nôn nao nhớ tiếng rao đêm khuya khoắt của những người bán quà rong, nhớ tiếng lá xào xạc khua giòn trên hè phố mỗi khuya từ đâu đó trở về. Nhớ đến quặn lòng một sớm heo may, sương giăng lãng đãng mặt Hồ Tây…và nhớ vô cùng tiếng bánh xe tàu điện ruỳnh ruỵch miết trên đường ray sắt đi ngang phố. Leng keng…leng keng…hút dần về phía ngã tư đèn vàng, trông lui cui, mà thương thế Hà Nội của tôi.
Đôi lúc một mình phiêu du trên phố, bỗng đâu đó lại ngân lên da diết ca khúc ” Nhớ về Hà Nội ” của cố NS Hoàng Hiệp: “Nhớ những con đê dài lối xe, bước chân năm tháng đi về. Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya, hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…”. Một lời ca đẹp, tự thân nó như một thi ảnh man mác gợi một nỗi buồn xa lắc, dâng tràn cảm xúc, mà như lay thức hồn cốt người ta.
Nhà báo Lê Phương Dung
Có lẽ vì vậy, khi đi tìm những hồi ức tháng năm về tàu điện,tôi phải kìm bớt lại những miên man chợt ùa về, bằng cách đi tìm những người lao động bình dị nhất, họ có thể là những người đã từng làm nghề lái tàu điện ở Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước, đó là ông Nguyễn Văn Lượng (nhà trong ngõ 74 phố Hàng Chiếu – Hà Nội), điều đặc biệt là ông Lượng cũng là người lái chuyến tàu điện cuối cùng. Theo trí nhớ của ông Lượng: đầu tiên là cắt tuyến từ phố Bạch Mai lên Bờ Hồ, dần dần cắt tuyến từ Bờ Hồ đi Cầu Giấy, Hà Đông, Yên Phụ. Tuyến ” tử thủ ” cuối cùng bị bỏ là tuyến chạy từ chợ Đồng Xuân lên Bưởi. Sau đó vài năm, có lệnh bóc dỡ đường ray, khoảng năm 1987 chính thức xoá tên tuyến Bờ Hồ – Hà Đông. ” Tôi là người đánh chuyến tàu cuối cùng tuyến Bờ Hồ – Hà Đông về xí nghiệp, trên đường đưa tàu về xí nghiệp thấy thật buồn “. Ông Lượng đã hồi tưởng, và trong trí nhớ của người say nghề lái tàu, thì những chuyến tàu điện từ nội thành ra ngoại thành bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 21 giờ đêm hàng ngày gắn với một đoạn đường không thể nào phai mờ.
Và giờ đây, khi nhắc về quá vãng nghề nghiệp của mình, những người lái tàu điện như vẫn còn thổn thức, còn ánh lên trong xa xăm cái nhìn. Như trước mặt họ là những cô hàng bún Thanh Trì, cô hàng hoa tươi Làng Ngọc Hà, cô hàng cốm Vòng, gánh cả hương thu trong thúng cốm, cô hàng xôi chè, bánh trôi chay Phú Thượng, cô hàng cá chợ Đuổi…những tinh mơ gồng gánh, thúng mủng lên tàu.
Họ nhớ cả những người lao động nghèo khó nào đó, ngồi co ro góc kín cuối tàu, vào những đêm khuya gió lạnh ngược lên Bưởi, hay vào Hà Đông. Tiếng ho lụ khụ trong đêm đông thưa vắng của phố phường Hà Nội, cứ khía mãi vào tôi lòng thương cảm về lớp người cần lao, về những cô, cậu học trò nghèo, chỉ đủ tiền đi về bằng tàu điện.
Một thời tàu điện, đối tượng chính chủ yếu phục vụ cho bà con tiểu thương, cho người buôn thúng, bán bưng, cho học sinh nghèo. Có thể nói, Hà Nội những năm gian khó thời bao cấp của ta, tàu điện là xe của lớp người bình dân.
                   Nhà báo Lê Phương Dung

Thực hư việc ông Trầm Bê treo hình giữa chánh điện hai ngôi chùa

Chúng tôi đã đến hai ngôi chùa mà ông Trầm Bê bỏ tiền ra công đức để xây cất là chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom, tọa lạc tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Gần đây, dư luận rộ lên chuyện ông Trầm Bê phát tâm cho xây hai ngôi chùa này. Ngoài chuyện quan tâm ông Trầm Bê bỏ số tiền lớn để xây dựng hai ngôi chùa, dư luận đã phản ứng dữ dội trước thông tin đại gia đất Trà Vinh này đã cho treo hình cả gia đình mình ngay chính điện. Thực, hư thế nào?
Ảnh của ông Trầm Bê và gia đình treo ở đâu?
Trước tiên, phóng viên đã đến ngôi chùa Vàm Ray (Người Khơme gọi là chùa COMPONGPDHIPRUHS BONRAICHAS). Dưới ánh nắng chiều, ngôi chùa này lóng lánh vàng,  rực rỡ, nguy nga như một cung điện, theo kiểu kiến trúc Angkor. Nhiều người dân địa phương cho biết, ngôi chùa mới, tráng lệ này được xây dựng trên nền của ngôi chùa cũ, đã bị mục nát theo thời gian và có lịch sử tồn tại trên 600 năm.


>>>Xem thêm hình ảnh về hai ngôi chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom ở Trà Vinh

Chùa Vàm Ray.
Ngôi chánh điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng đông, hướng có bức tượng Đức Phật Thích Ca đang nằm nhập cõi Niết Bàn. Bức tượng Phật sơn vàng, rất lớn, có chiều dài khoảng 100 mét, nổi bật dưới tán những hàng cây xanh.
Bước lên bậc thang vào cổng chính ngôi chánh điện khoảng vài bước chân, trên bức tường phía trước, du khách và phật tử có thể thấy ngay một tấm biển lớn, được sơn thếp vàng, với những dòng chữ bằng hai thứ tiếng Khơme – Việt Nam: “Ông Trầm Bê – Pháp danh Tắc Hậu, bà Viên Đông Anh – Pháp danh Tắc Lượng, phát tâm xây dựng ngôi chánh điện chùa COMPONGPDHIPRUHS BONRAICHAS xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khởi công xây dựng chùa ngày 3/5/2004, hoàn thành công trình ngày 3/3/2008”.
Bảng công đức ghi tên ông Trầm Bê và vợ, bà Đông Anh trên vách cổng chính  vào chánh điện chùa Vàm Ray.
Nếu đi vào bằng cổng phụ nằm bên hông trái chánh điện, đập vào mắt người viếng chùa là 3 tấm bảng công đức, khắc tên 3 người con của ông Trầm Bê: Trầm Trọng Ngân (Con trai cả), Trầm Thuyết Kiều (Con gái thứ), Trầm Khải Hòa (Con trai út). Cả 3 bảng công đức này đều được sơn thếp vàng, phác họa hình ngôi tháp, bằng hai thứ tiếng Khơme và Việt Nam.
Bảng công đức đề tên 3 người con của ông Trầm Bê nằm trên vách, lối vào cổng phụ bên hông phải chánh điện chùa Vàm Ray.
Tương tự, đường vào cổng phụ bên hông phải chánh điện, có 3 bảng công đức, với hình nổi của một người đàn ông, “chầu” hai bên là hai người phụ nữ. Theo người dân địa phương, những người này là cha ruột, mẹ ruột và mẹ lớn của ông Trầm Bê: Ông Dương Quơ, bà Thạch Thị Đôn, Trầm Thị Sinh. Tất cả những người này đã quá cố.
“Ông Trầm Bê là người sống tình nghĩa, đối đãi với vợ lớn của cha rất có hiếu, lúc bà còn sống. Khi bà mất, hàng năm ông đều tổ chức lễ giỗ đàng hoàng cho bà. Hôm nay là ông Bê ở Sài Gòn về làm giỗ cho bả đó” – Một người dân địa phương ở đây cho biết.
Bảng công đức có khắc tên, hình của cha ruột, mẹ ruột và mẹ lớn của ông Trầm Bê.
Nếu đi vào chánh điện bằng cổng hậu (cổng phụ phía sau chùa), khi bước lên vài bậc tam cấp, du khách, Phật tử sẽ thấy ngay một bức ảnh lớn, chiều cao khoảng 1 mét, chiều ngang khoảng 1 mét,  được lộng trong khung kính. Đó là  hình  ông Trầm Bê,  đứng cạnh vợ và 3 người con.
Trong bức  ảnh này, ông Trầm Bê và người con trai cả, con trai út của ông mặc trang phục vest đen, còn vợ và người con gái thứ của ông đều diện trang phục áo dài.
Chú thích cho bức ảnh này, không thấy tên các con của ông Trầm Bê mà chỉ có tên ông và vợ nằm dọc hai bên bức ảnh, bên dưới nổi bật dòng chữ: Phát tâm xây dựng ngôi chánh điện.
Hình ảnh gia đình ông Trầm Bê treo ngay cổng phụ phía sau ngôi chánh điện.
Tiếp tục bước vào bên trong, ngôi chánh điện được bày trí khá thông thoáng và đơn giản so với những ngôi chùa Việt. Trong không gian rộng thênh thang, chỉ có duy nhất một bàn thờ, với bức  tượng Phật rất lớn, là nơi để các Phật tử chiêm bái.
Xung quanh bốn bức tường trong chánh điện, là những bức ảnh tái hiện cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hoàn toàn không có một bức ảnh nào của cá nhân ông Trầm Bê hay gia đình ông được treo ở nơi linh thiêng nhất của ngôi chùa Vàm Ray này.
Bên trong chánh điện chùa Vàm Ray. Trên các vách tường là những hình ảnh tái hiện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, hoàn toàn không có tấm ảnh nào của ông Trầm Bê.
Rời ngôi chùa Vàm Ray, men theo con đường tráng bêtông vắng lặng, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã đi đến ngôi chùa thứ 2 mà ông Trầm Bê bỏ tiền ra xây cất, chùa Cà Hom.
Chùa Cà Hom cách chùa Vàm Ray khoảng 4 cây số, thuộc địa phận xã Hàm Giang. So về mức độ “hoành tráng” thì ngôi chùa Cà Hom kém nhiều so với ngôi chùa Vàm Ray.
Như mọi ngôi chùa Khơme, chùa Cà Hom vẫn có cổng chính hướng về phía Đông, hướng mặt trời mọc. Nhưng do địa thế của ngôi chùa, du khách muốn vào chánh điện, bắt buộc  sẽ đi vòng bằng cổng hậu.
Về việc treo những bảng công đức, cũng như tấm ảnh gia đình ông Trầm Bê,  đều được bày trí tương tự như ở chùa Vàm Ray. Chùa được xây dựng vào năm 2007.
Bên trong chánh điện của chùa Bà Hom cũng hoàn toàn không có bức ảnh nào của ông Trầm Bê hay các thành viên gia đình ông. Theo quan sát của phóng viên, trong khuôn viên chùa Cà Hom có rất nhiều trụ, cột, bên dưới có bảng công đức, ghi tên những Phật tử đã đóng góp xây dựng chùa, ghi rõ số tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng.
Thợ xây dựng chùa, người dân xung quanh nói gì?
Ông Châu Khương, Phó trưởng Ban trị sự chùa Vàm Ray, đồng thời là một trong những thợ chính xây dựng chùa Vàm Ray, cho biết:
 “Khi chúng tôi khởi công xây dựng chùa, theo nguyện vọng của nhiều sư sãi, bà con Phật tử, mong muốn treo hình gia đình ông Trầm Bê ở trên vách, lối vào cửa sau chánh điện, như một kỷ niệm, tri ân việc ông đóng góp số tiền lớn để  xây dựng chùa. Nếu sư sãi, bà con Phật tử không đồng ý điều đó, ông Trầm Bê muốn treo hình như vậy, cũng không được, dù có đóng góp bao nhiêu tiền đi nữa. Thực tế là ông Trầm Bê không muốn treo hình như vậy, nhưng trước tấm lòng của mọi người, ông đã đồng ý”.
Riêng việc có ý kiến cho rằng, ông Trầm Bê đã bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa Vàm Ray mới hoàn toàn, “xóa sổ” ngôi chùa Vàm Ray cổ có thời gian tồn tại trên 600 năm, ông Châu Khương giải thích:
“Không có chuyện đó! Trước khi xây mới ngôi chùa như hiện nay, ông Trầm Bê đã bỏ ra gần 1 tỷ đồng để mời thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy di dời hai gian ngôi chùa cũ ra cách xa hơn 100 mét, giữ nguyên trạng và bỏ ra một số tiền lớn để phục hồi. Sau khi di dời xong, chúng tôi mới bắt đâu xây dựng ngôi chánh điện”.
Ông Nguyễn Tấn Sự, từng là một cán bộ xã Hàm Giang, đồng thời cũng là một Phật tử từng tu, học tại chùa Vàm Ray, bức xúc:
 “Đồng bào Khơme đang đón tết cổ truyền Chol Cnăm Thmây, việc trên mạng lan truyền thông tin không đúng trên mạng mấy ngày qua, làm cho không khí vui tươi đón tết cùa bà con giảm sút. Đồng bào Khơme có truyền thống mang ơn, cho dù anh đóng góp 10.000 đồng vào việc xây dựng chùa, cũng được trang trọng ghi tên vào bảng công đức. Huống chi ông Trầm Bê đóng góp tiền tỷ để xây dựng chùa, thì việc treo hình, đề tên ông trên vách chùa, bên ngoài chánh điện, cũng là việc bình thường”.
Ộng Sự lý giải:  “Chúng tôi làm điều đó là để tỏ lòng tri đối với ông Trầm Bê  thôi. Chừng nào chúng tôi treo hình ông Trầm Bê bên trong chánh điện, nơi Đức Phật ngự, thì mới có vấn đề… Chùa tồn tại mấy trăm năm, nếu sư sãi, Phật tử không đồng ý treo hình, dù ông Bê có 1 đống vàng, muốn treo hình mình cũng không được, chứ đừng nói có tiền là muốn làm gì là làm”.
Ông Nguyễn Tấn Sự, một Phật tử đã từng tu, học tại chùa Vàm Ray.
Ông  Sự nói tiếp: “Bà con địa phương rất phẫn nộ, khi một số thông tin lan truyền trên mạng đã tự ý đổi tên chùa là chùa Trầm Bê… Ngôi chùa này có tên là Vàm Ray gần mấy trăm năm nay, bây giờ lại mang tên là chùa Trầm Bê? Ngay cả ông Trầm Bê cũng không hài lòng việc dân cư mạng tự tiện đổi tên chùa như vậy”.
Ông  Sự nói thêm: “Chùa Vàm Ray xuống cấp, hư hỏng theo thời gian. Sư sãi, bà con Phật tử đã xin ông Trầm Bê kinh phí để sửa chữa. Tôi nghĩ, chúng ta nên nhìn vào việc làm tốt của ổng, chứ đừng quá khắt khe, xét nét… Một cái biển công đức, một tấm hình để ghi ơn ổng cũng không có gì là quá đáng.  Ngay cả con lộ đi vào xã Hàm Giang, cũng do ông Bê bỏ ra hơn 30% kinh phí, cùng với chính quyền địa phương xây dựng. Bao nhiêu năm nay, ông giúp bà con nghèo cả ngàn tấn gạo, xây dựng hàng trăm phòng học cho con em Trà Vinh, xây hàng trăm nhà tình thương cho bà con nghèo, đừng vì việc nhỏ mà làm lu mờ hết những việc làm tốt của ổng”.

(GDVN)

“Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1)

Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.

Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.

 

000_ARP2238192-305.jpg
Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ (P) ăn trưa cùng ông Hồ Chí Minh (T) vào tháng 8/1959 tại Bắc Kinh. AFP photo
Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản
Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.
Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam. Và rồi cuộc chiến Bắc – Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn vừa kể, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam”.
Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ “các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á.
Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.
“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”
Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.

000_APP2000041601815-250.jpg
Ông Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photo

Ngày 9 tháng 2 năm 1964, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó: “Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế”.
Kể từ đó, khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Trong bài nói chuyện đăng trên báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông  ông Hồ Chí Minh cho biết, ông “luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”.
Tháng 2 năm 1966, khi đến Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố, ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng cám ơn Liên Xô về sự “viện trợ to lớn và nhiều mặt” cho chính phủ miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.
Sử gia Douglas Pike nhận xét về cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.
Cuộc chiến tranh được gọi là “giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á, những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29

Không thể xuyên tạc, bóp méo thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Lịch sử không thể thay đổi. Người ta chỉ có thể thay đổi cách nhìn nhận về lịch sử tùy theo quan điểm và lợi ích chính trị của mình mà thôi. Vì những lý do khác nhau, trong thời gian qua, không ít kẻ đã cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc ta, trong đó có ngày Chiến thắng 30-4-1975.
Trong thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong những trang lịch sử rực rỡ đó có thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đúng như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã viết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” [1].
Lịch sử không thể thay đổi. Người ta chỉ có thể thay đổi cách nhìn nhận về lịch sử tùy theo quan điểm và lợi ích chính trị của mình mà thôi. Vì những lý do khác nhau, trong thời gian qua, không ít kẻ đã cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc ta, trong đó có ngày Chiến thắng 30-4-1975. Có kẻ nói rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ là “nồi da, nấu thịt”, là ‘Cuộc chiến tranh của Hà Nội”, “Ngày 30-4-1975 không phải là ngày giải phóng miền Nam vì quân đội Mỹ đã rút”… Thậm chí gần đây có kẻ còn nói: “Người Mỹ không thua vì tổng số thương vong, người Mỹ bị thiệt hại ít hơn hẳn đối phương”; hay: “Cuộc chiến tranh này với mục tiêu ngăn chặn làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á nên không thể nói là chính phủ Mỹ thất bại”(!).
Lịch sử dân tộc ta từng ghi nhận nhiều chiến công hiển hách, đã từng đánh bại nhiều đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ dân tộc ta lại phải đương đầu với một lực lượng xâm lược ở một trình độ phát triển cao hơn mình về nhiều phương diện đến thế. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đương nhiên không phải là một thắng lợi dễ dàng mà đây còn là cuộc đối đầu về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của hai bộ máy lãnh đạo chiến tranh. Để đi đến thắng lợi 30-4-1975, quân dân ta đã đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ và với 5 đời tổng thống Mỹ.
Vì vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã được bè bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong điện chúc mừng thắng lợi của nhân dân ta, ngày 30-4-1975, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc viết: “Thắng lợi của nhân dân Việt Nam một lần nữa chứng minh hùng hồn rằng, nhân dân một nước, dù là nhân dân một nước nhỏ, miễn là dám vùng dậy đấu tranh, dám cầm vũ khí, lấy chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa, thì nhất định có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào… nhằm bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, giải phóng dân tộc” [2]. Trong điện mừng của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cu-ba, có đoạn viết: “Trong hơn 20 năm qua, toàn thể nhân dân Việt Nam ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, với chủ nghĩa anh hùng tuyệt vời đã chiến đấu chống lại những hình thức xâm lược đế quốc tàn bạo nhất… Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở ra một giai đoạn mới cho nhân dân Việt Nam” [3].
Còn từ phía bên kia, trong cuốn hồi ký với tiêu đề “Nhìn lại quá khứ- Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, Robert S.McNamara, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không chỉ thừa nhận thất bại của Mỹ, coi đó là “một thảm kịch”, mà còn thừa nhận đây là cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ gây ra do những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống! Trong những sai lầm đó có những sai lầm về: “Đánh giá sai những chủ đích địa chính trị của các đối thủ, đã phóng đại những mối nguy hại của họ đối với nước Mỹ”; rồi: “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh tinh thần dân tộc của họ”; và: “Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hóa và chính trị của nhân dân Việt Nam”.[4]
Ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Chiến thắng 30-4-1975 đã được lịch sử kiểm chứng sáng tỏ, rõ ràng như vậy. Nhưng thời gian gần đây, vẫn có những kẻ hoặc là thiển cận về chính trị, hoặc vì “đầu óc nô lệ” đã không thể, không muốn thừa nhận thắng lợi vĩ đại đó của dân tộc ta. Thế nên, họ cố tình lập luận một cách phi lý rằng: Những cuộc xuống đường của nhân dân Mỹ và sự nhân nhượng của Chính phủ Mỹ đâu phải là “thắng lợi của Việt Nam”(!), hay như: Thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (sau khi Mỹ rút dần quân đội ở chiến trường) đâu phải là trách nhiệm của quân đội Hoa Kỳ(!).
Nhân dân Sài Gòn vui mừng trong ngày chiến thắng. Ảnh tư liệu/internet.
Trên thực tế, những kẻ xuyên tạc cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta không biết một điều căn bản rằng, cách nhìn nhận một cuộc chiến tranh trước hết phải bắt đầu xem xét tính chất của cuộc chiến tranh đó, tức bên nào là chính nghĩa, bên nào là phi nghĩa. Trong cuộc chiến tranh này không chỉ là cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia mà còn là cuộc đấu tranh giữa hai phía: Chính nghĩa và phi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã làm rõ ý nghĩa, giá trị của chính nghĩa trong việc huy động sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại như thế nào. Bởi vậy, không phải là không có lý khi nhiều nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam đã thừa nhận rằng, lực lượng hiếu chiến, chống cộng Mỹ “đã thua Việt Nam ngay trên đất nước mình”. Còn ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thủ tướng chính quyền Sài Gòn sau 30 năm chiến tranh kết thúc, năm 2004, lần đầu tiên trở về quê hương đã nhìn nhận về chính quyền cũ như sau: “Quân đội miền Nam không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết!”. [5]
Tôn trọng tính chân thực của lịch sử ngày nay không chỉ vì bảo vệ các giá trị của dân tộc mà còn để bảo đảm sự công bằng đối với các thế hệ đi trước. Đồng thời còn giúp cho các thế hệ sau nắm bắt được những bài học quý báu của thế hệ cha anh. Tôn trọng lịch sử không chỉ là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề đạo đức. Vì vậy chúng ta không cho phép bất cứ ai xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược vì đó là sự xúc phạm đến danh dự, phẩm giá chính nghĩa của cả một dân tộc anh hùng, xúc phạm đến anh linh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Bắc Hà – Lệ Chi
——
[1]- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr. 471.
[2] – Thế giới ca ngợi thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. NXB ST, HN, 1977, Tr 31.
[3] – Thế giới ca ngợi…SĐD, Tr 72.
[4] – “Robert McNamara: 11 sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt” … Dân trí, 22-04- 2005.
[5] – “Nguyễn Cao Kỳ và những phát ngôn ấn tượng”. Theo http://www.baodatviet.vn, 24-07-2011.
(QĐND)

Các chiêu phá Đảng của ông Trương Tấn Sang

Ông Nguyễn Minh Triết nói:”Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết nội bộ”. Ông Sang đã gay cấn và tìm cách tấn công ông Dũng từ trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và trước nữa là các chiêu tấn công Thủ tướng Phan Văn Khải (từ khi ông Sang còn là Trưởng ban kinh tế). Ông Triết đã nhìn đúng ông Sang.
Cần nhìn rõ các chiêu của Trương Tấn Sang trong việc gây mất đoàn kết nội bộ, phá nát Đảng cộng sản Việt Nam
Chiêu thứ nhất: Sang nắm Nguyễn Khánh Toàn nguyên Thứ trưởng Bộ Công An và Vũ Hải Triều nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh để dùng quân lính Công an moi móc các thông tin, gần đây chủ yếu là Ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế. (Nay Toàn và Triều đã nghỉ hưu nhưng vẫn dùng đệ tử để làm việc này). Thông tin thường là thất thiệt, đổi trắng thay đen hoặc lấy một chuyện bé xíu xé thành lớn rồi tâu đến Trương Tấn Sang, những lúc như thế Trương Tấn Sang thường trề cái môi dày ra, nghiến răng mấy cái rồi mới ra tay.
Chiêu thứ hai: Sang dùng các đệ tử Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Văn Thành (nguyên Chủ tịch Sacombank), Hùng Ken, Thắng mượt… để thâu tóm thông tin vỉa hè… dùng tiền mua chuộc các quan chức. Người ta nói : muốn gì thì đến Bà Út (vợ ông út – Lê Hồng Anh) hoặc cứ đấm cở trăm (trăm ngàn USD) cho ông Xuân (Nguyễn Xuân Phúc) thì sẽ được tiếp đãi như vua. Dùng tiền mua các nhà báo, nhà mạng lá cải để ra đòn.
Chiêu thứ ba: Trương Tấn Sang thông qua Chu Hảo để nắm nhóm trí thức bất mãn có tư tưởng chống Đảng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trương Tấn Sang kích động, khen ngợi và thậm chí gọi các đệ tử nói trên đến để “hỗ trợ” chuyên đề nghiên cứu,thực ra là để tập họp trí thức chống Chính phủ, chống Đảng. Vụ án Trần Huỳnh Duy Thức là một minh chứng.
Chiêu thứ tư: Trương Tấn Sang dùng Hải lùn, nguyên là trợ lý của Sang làm “tư lệnh” mặt trận báo chí. Hải thường gọi điện cho các Tổng biên tập truyền đạt ý kiến “anh Tư” chỉ đạo đưa bài này, đánh vụ kia… phóng viên Báo Tiền Phong bị bắt quả tang đã lộ rõ vai trò của Hải lùn (nhân dân ai cũng biết, vậy sao không trị Hải lùn).
Trương Tấn Sang cho Đặng Thị Hoàng Yến chạy sang Mỹ mở mạng Quan làm báo, dùng Hải lùn cung cấp thông tin cho Đặng Thành Tâm, có khi Trương Tấn Sang trực tiếp “giao ban” với Tâm để Tâm dùng nhân viên chuyển ra cho in các thông tin nội bộ mà chỉ có cở Trương Tấn Sang mới biết. Quan làm báo đã bóp méo, đổi trắng thành đen để đưa lên mạng hàng triệu người đọc, giờ đây mọi người đều thấy cái trò trớ trêu của Quan làm báo.
Đó là những chiêu mà Trương Tấn Sang gọi là “bao vây địch”.
Còn đây là chiêu Trương Tấn Sang trực tiếp ra tay:
– Thứ nhất ra tay phân hoá nội bộ: Sang vận động các cụ nguyên Tổng bí thư như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười và các vị lão thành cách mạng cao cấp. Trương Tấn Sang đến cả Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để vận động bằng cách cung cấp đến các cụ những thông tin sai lệch và vận động lật đổ Thủ tướng. Hải lùn dự thảo 1 thư để Trương Tấn Sang lấy chữ ký các cụ để đòi kỷ luật và thay Thủ tướng. Có lá thư này rồi Sang báo cáo sai lệch cho Tổng bí thư và yêu cầu phải “xử lý” để “bảo vệ Đảng”.
– Nguyễn Phú Trọng mấy đêm mất ngủ vì lá thư và những cú điện thoại của các cụ, cuối cùng thống nhất với Trương Tấn Sang là đưa ra Bộ chính trị và Ban chấp hành TW để xem xét. Đến giờ chót Cụ Đỗ Mười không đồng tình công bố bức thư này.
Thực hiện xong bước 1 này Sang nghĩ là chắc ăn liền gọi Tô Huy Rứa, Trần Lưu Hải (Phó ban trực Ban tổ chức TW) để thông báo và lên kế hoạch hành động. Sang gọi Nguyễn Xuân Phúc “chú mày ở trong ruột, biết nhiều làm đi, anh sẽ dành cho chú chức Thủ tướng”. Nguyễn Xuân Phúc mất ngủ vì sướng quá. Chả lẽ số đến nhanh vậy (!) anh ta liền quay 180 độ chống Nguyễn Tấn Dũng , người đã cưu mang, dạy dỗ nâng đỡ từ anh quan hàng tỉnh trở thành Phó Thủ tướng, uỷ viên Bộ chính trị- chuyện này cả vùng Quảng Nam Đà Nẵng cả nước ai cũng biết và ghê tởm. Từ Phúc, từ Rứa, từ Trần Lưu Hải lây lan sang một số Uỷ viên Bộ chính trị và Ban chấp hành TW khác, Trương Tấn Sang nghĩ đã chắc ăn nên kéo Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh ra đòn.Sang lập kế kỷ luật tập thể để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và thông qua được Bộ chính trị.
May thay, Ban chấp hành TW rất sáng suốt, từ họp tổ đến họp hội trường- 80% ý kiến bác bỏ đề nghị của Bộ chính trị. Lúc này Trương Tấn Sang tức điên lên nhưng vẫn nghĩ ra kế sách không bỏ phiếu ở Ban chấp hành TW nữa vì đã có bỏ phiếu ở Bộ chính trị với phiếu đồng ý kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng hình thức khiển trách.Cứ lấy cái án này cũng đủ hạ uy tín Nguyễn Tấn Dũng rồi.
Ban chấp hành TW một lần nữa tỏ ra rất sáng suốt,vững vàng nhìn rõ sự thể rằng : Cái sai của Đảng là sai có hệ thống, sai từ nhiều khoá, sai từ cơ chế, từ nghị quyết. Những vấn đề nêu ra để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thì Đại hội Đảng đã có nghị quyết, Bộ chính trị đã có nghị quyết, giờ lại lật ngược là sao ? Nếu lật lại thì nhiều người chứ sao một mình Nguyễn Tấn Dũng và nhất quyết yêu cầu bỏ phiếu, không thể để cái án treo cho Thủ tướng.
Kết quả 126 phiếu của 126 Uỷ viên TW chiếm 74,24% số uỷ viên TW có mặt đã bác bỏ án kỷ luật. Đây là quyết định cao nhất và chung thẩm. Vậy nhưng Trương Tấn Sang vẫn không chịu dừng, ông ta vẫn ra chiêu vớt cuối cùng bằng cách sử dụng các cuộc đi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc dân ở khu dân cư văn hoá của Mặt trận TW để đưa thông tin về việc kỷ luật, để kích động mọi người, mọi phần tử lên tiếng nhằm gây mất ổn định và lấy cớ tấn công Chính phủ.
Cũng may mà từ các chiêu này giúp các bậc lão thành cách mạng thấy rõ bản chất của Trương Tấn Sang,thấy cái hèn của anh ta và khẳng định đây là cách làm hại uy tín của Đảng, của Chính phủ, đúng hơn là những chiêu thức phá Đảng, phá chế độ là phản lại nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.
Tôi đã mất khá nhiều công phu, nhiều thời gian để tìm hiểu, phân định và nghe nhiều đ/c cao cấp ở bậc nguyên tứ trụ triều đình, đến các nguyên Uỷ viên TW để được phân giải mới tổng kết ra những điều trên, xin gởi đến những người có trách nhiệm để chiêm nghiệm và xử lý nhằm giữ sự trong sáng và tồn vinh của đảng ta.
Trần Vương
(Hà Nội)
(On The Net)

Đại tá Lương Minh Châu – Chính trị của quân đội chính là “Vì nước, vì dân”

(Thư ngỏ kính gửi thiếu tướng Bùi Phan Kỳ )

Tôi là Lương Minh Châu, 87 tuổi đời, 67 tuổi Đảng, cũng là quân nhân đã nghỉ hưu. Như vậy tôi với thiếu tướng vừa là đồng niên vừa là đồng đội, đồng Đảng. Tuy không quen biết và cũng không có vinh dự cùng làm việc với nhau thời gian trong quân ngũ, nhưng chiều ngày 13-3-2013, tôi được nghe đồng chí phát biểu trong buổi tọa đàm về phi chính trị hóa quân đội (qua TV), tôi thấy có đôi điều muốn trao đổi với đồng chí, rất mong đồng chí tha thứ cho sự mạo muội này và để tâm nghe nhé.

Trong buổi tọa đàm góp ý vào bản hiến pháp sửa đổi, tôi nghe thiếu tướng nói: “Nếu phi chính trị hóa, quân đội sẽ là đội quân phi chính nghĩa, thiên lôi chỉ đâu đánh đó hay là thứ robot vũ lực chứ không phải quân đội có đầu óc nữa”

Theo tôi, nếu có cái thứ quân đội như đồng chí nói thì chỉ là bọn lính đánh thuê, bọn ‘lê dương’, chứ không phải là quân đội. Đã là quân đội của một quốc gia thì không bao giờ có loại quân đội phi chính trị cả. Quốc gia nào cũng vậy, lập ra quân đội là để chống ngoại xâm, bảo vệ và giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc, đó là mục đích và nhiệm vụ thiêng liêng nhất của quân đội. Chính phủ và đảng cầm quyền phải có trách nhiệm chăm lo giáo dục cho quân đội tinh thần yêu nước và lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc. Đảng cầm quyền cũng phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc. Một quân đội không có tinh thần yêu nước, không tuyệt đối trung thành với Tổ quốc thì quân đội ấy không thể có tinh thần chiến đấu cao, chiến đấu dũng cảm được, đó là nguyên lý. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Quân đội nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, chứ không phải phục vụ cho một đảng phái chính trị hay một nhóm, một tập đoàn lợi ích nào. Cho nên, chính trị của quân đội chính là tận trung vơi nước, tận hiếu với dân.
Thiếu tướng nói: “Quân đội phải tuyệt đối trung thành với chủ thể đã lập ra nó, điều đó đã được lịch sử khẳng định từ thời phong kiến”(!!!)
Thời phong kiến, để bảo vệ ngai vàng của vua chúa và cả dòng họ, chúng đề ra giáo lý tam cương:
                               Quân thần cương (đạo vua tôi)
                              Phụ tử cương       (đạo cha con)
                   Phu phụ cương    (đạo vợ chồng)  
            
Đặc biệt chúng đề cao ‘quân thần cương’: “Vua bảo chết thì bề tôi phải chết, bề tôi không chết là bất trung” (Quân xử thần tử / Thần bất tử bất trung).
Chế độ phong kiến coi tam cương là mẫu mực của đạo đức nên đã giáo dục rất sâu sắc và thực hành rất triệt để nội dung đó. Nó đã ăn sâu bám rễ vào toàn xã hội thời phong kiến. Đất nước là của Vua, nhân dân là con dân của vua,đất đai, rừng núi sông ngòi…tất cả đều là của vua.

Cái giáo lý ấy đến nay vẫn còn phảng phất tồn tại trong một số cái đầu cổ hủ, có khi họ còn coi đó là đặc trưng văn hóa Phương Đông, nhưng dân tộc Việt Nam ta, ngay trong thời phong kiến đã có rất nhiều tấm gương không ngu trung như vậy. Tôi xin nêu vài ví dụ: Lý Công Uẩn là một vị tướng triều tiền Lê, từng phò Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lựơc Tống, nhưng khi Lê Ngọa Triều (là con đẻ Lê Đại Hành, nối ngôi đúng theo luật lệ đương thời) mà hoang dâm tàn ác, sát hại trung lương, trở thành ‘hôn quân’, thì Lý Công Uẩn đã lật đổ triều tiền Lê, lập ra triều Lý. Hay như tướng quân Trương Định, khi triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng Pháp, ra lệnh bãi binh, tướng Trương Định vì yêu nước,quyết không chịu bãi binh, mà nêu khẩu hiệu “tham quan mãi quốc, triều đình khi dân ”(nghĩa là: bọn tham quan bán nước, triều đình khinh dân) và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đó là những tấm gương sáng, chỉ phục tùng và chịu sự lãnh đạo chỉ huy khi chủ thể ấy còn một lòng vì dân vì nước. Khi họ đã thoái hóa biến chất trở thành lực cản sự phát triển của dân tộc thì không thể phục tùng một cách mù quáng được, đó là thời kỳ phong kiến đấy. Tôi chỉ xin nêu vài ví dụ thế thôi, tôi không có ý kết luận thiếu tướng nói như vậy đúng hay sai, xin thiếu tướng đại xá cho.

            
Trong buổi tọa đàm ấy, thiếu tướng nói: “Nếu quân đội chỉ trung thành với tổ quốc là phi chính trị hóa quân đội, là tự hạ thấp mình thành thiên lôi chỉ đâu đánh đấy”(!!!).
Một quân đội có tinh thần yêu nước và chỉ trung thành với TỔ QUỐC mà bị đồng chí đánh giá như vậy ư? Tôi không nhận xét đồng chí nói như thế đúng sai ra sao, tôi chỉ xin nêu một ví dụ: Hồng quân công nông do Lênin và đảng Bolchevik sáng lập, đã chiến đấu lật đổ chế độ Sa Hoàng và đập tan bọn Bạch vệ, rồi sau đó đã cùng nhân dân Liên Xô ,dưới sự lãnh đạo của đảng CS Liên Xô, đã chiến đấu vô cùng anh dũng, tieu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít ở tận hang ổ của chúng, không những cứu Liên Bang Xô Viết mà còn cứu cả nhân loại…Hồng quân Liên Xô, KGB, lực lượng cảnh sát LX đều do đảng cộng sản Liên Xô lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện; tất cả sỹ quan từ cấp thiếu úy đến cấp tướng, nguyên soái đều là đảng viên đảng CSLX, thế mà trong những năm 1989-1990-1991, do một bộ phận không nhỏ đảng viên ở cấp cao thoái hóa biến chất, nội bộ đảng mâu thuẫn bè phái chia rẽ sâu sắc, mất hết lòng tin của nhân dân, Gorbachev đã tuyên bố giải tán đảng,khiến đảng CSLX tan rã, mất hết quyền lãnh đạo nhưng Hồng quân LX, KGB, cảnh sát đều án binh bất động.Các nước thuộc Liên Xô cũ thì lấy ngày LX tan rã làm ngày quốc khánh của mình, còn quân đội của nước nào trở về nước đó, tiếp tục làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình là bảo vệ Tổ quốc.
Tại sao cùng một quân đội do đảng tổ chức và lãnh đạo, khi sự yên bình và lợi ích nhân dân bị chà đạp, khi giặc ngoại xâm đe dọa đất nước, khi Tổ quốc lâm nguy thì chiến đấu ngoan cường như vậy,dù phải hi sinh cả tính mạng cũng không sờn lòng nản chí. Nhưng khi đảng thoái hóa biến chất trở thành lực cản sự phát triển của quốc gia dân tộc thì quân đội không bảo vệ, mặc dù đảng đó đã tổ chức ra nó? Như vậy rõ ràng quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc và chỉ chịu sự chỉ huy lãnh đạo của đảng khi đảng cũng trung thành với tổ quốc và không thoái hóa biến chất…Một quân đội biết phân biệt đúng sai, chỉ kiên quyết ủng hộ bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, không đồng tình ủng hộ cái sai có hại cho quốc gia dân tộc là một quân đội chân chính, một quân đội không hề thiếu tính chính trị, đúng không thưa thiếu tướng? Chúng ta đều biết quân đội liên bang Nga ngày nay có một bộ phận lớn là nòng cốt của quân đội Liên Xô trước đây. Hầu hết sỹ quan tướng lĩnh đều được đào tạo từ thời Liên Xô. Quân đội Nga ngày nay không còn chịu sự lãnh đạo của đảng CS Nga, chỉ phục tùng sự chỉ huy của chính phủ mà trực tiếp là Tổng thống. Quân đội Nga ngày nay là đối thủ đáng gờm nhất của quân đội Mỹ và khối NATO. Vậy theo thiếu tướng, quân đội Nga ngày nay có phải là robot vũ lực không? Có phải là quân đội không có đầu óc không?
Trong buổi tọa đàm do báo QĐND tổ chức, đồng chí nói: “Nếu quân đội trung thành với tổ quốc thì tổ quốc ở đây là của ai, vì ai, do ai? Không bao giờ có tổ quốc chung chung cả, tổ quốc phải gắn liền với chế độ ”Xin thưa, Tổ quốc là của toàn thể nhân dân, Tổ quốc VN ngày nay là của 90 triệu đông bào các dân tộc cùng chung sống trên đất nước VN, chứ không phải là của riêng ai hay một nhóm người nào. Do ai ư? Xin thưa: do tổ tiên, ông cha ta biết bao thế hệ, dầy công khai phá, bồi đắp xây dựng và bảo vệ bằng mọi giá, của hàng triệu triệu anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu hy sinh mới có ngày nay cho chúng ta thừa hưởng. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng, như Bác Hồ nói với các cán bộ chiến sỹ đại đoàn Quân tiên phong (F 308): “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Còn nói rằng: tổ quốc phải gắn liền với chế độ? Xin thưa, tổ quốc dân tộc là phạm trù vĩnh cửu không bao giờ thay đổi, chế độ là phạm trù lịch sử. Chế độ này thoái hoá trở thành lực cản trở sự phát triển của xã hội thì có chế độ khác tiến bộ hơn thay thế, đó là lẽ tự nhiên. Nó đúng với quy luật phát triển của xã hội. Ngay cả Mác và Ăng ghen cũng từng nói: xã hội phát triển và tiến bộ không ngừng kia mà? Khi anh (chế độ) còn một lòng một dạ phục vụ nhân dân thì nhân dân tin theo, nhưng khi anh đã thoái hóa biến chất trở thành hôn quân bạo chúa thì dân không tin nữa, dù anh đưa hết luật này luật nọ ra thuyết, dân vẫn không tin theo.

Thiếu tướng đã yêu cầu khán giả truyền hình: “Hãy chỉ cho tôi, có quốc gia nào trong số 200 quốc gia trên thế giới, quân đội không phục tùng một chính đảng?” Thưa thiếu tướng, nhiều lắm ạ, không thể kể hết! Đó là những quốc gia có đa đảng đối lập. Chỉ xin nêu vài ba nước: nước Mỹ lúc thì đảng Dân chủ cầm quyền, lúc thì đảng Cộng hòa cầm quyền, quân đội chỉ chịu sự chỉ huy của chính phủ mà trực tiếp là Tổng thống. Nước Pháp lúc thì đảng Dân chủ, lúc thì đảng Xã hội cầm quyền, quân đội cũng chỉ phục tùng sự chỉ huy của chính phủ mà trực tiếp là Tổng thống. Ngay trong khối ASEAN như Indonesia, Philipines cũng thế.

Xin đừng quên sự kiện lịch sử: ngày 26-5-1946 nhân dịp trường võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là trường sỹ quan lục quân 1) khai giảng khóa đầu tiên, Bác Hồ tới dự và đã trao tặng cho hơn 300 cán bộ học viên nhà trường lá cờ thêu 6 chữ vàng “TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN”. Bác đã nói: “Trung với nước hiếu với dân là bổn phận cao cả thiêng liêng nhất và cũng vinh dự nhất của anh em”. Năm 2011, nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản cuốn sách tựa đề “ 65 năm dưới lá cờ Trung với Nước Hiếu với Dân” do đồng chí Võ Hợp chủ biên nhân kỷ niệm khai giảng khóa 1 trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Cũng xin đừng quên nhạc hiệu buổi phát thanh Quân đội nhân dân vẫn là bài VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH.

Chào thân ái
Lương Minh Châu
(Đại tá Q Đ về hưu, Nhà T1 phố Phương Mai
Quận Đông Đa Hà Nội – ĐT: 04 38528029)
(Blog Bùi Văn Bồng)

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

  • Bắc Triều Tiên chuẩn bị tập trận lớn (RFI) – Theo một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc được AFP đưa lại, hôm nay 28/04/2013 Bắc Triều Tiên dường như đang chuẩn bị một cuộc tập trận lớn trên bộ và trên không, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại bán đảo Triều Tiên, từ khi Bình Nhưỡng thử nguyên tử hôm 12/2.
  • Súng nổ tại Roma trong lúc tân chính phủ Ý tuyên thệ nhậm chức (RFI) – Tại Roma hôm nay 28/04/2013 một người đàn ông đã bị bắt sau khi bắn bị thương hai cảnh sát trước Dinh Chigi – trụ sở chính phủ Ý. Sự kiện này diễn ra trong lúc tân chính phủ của Thủ tướng Enrico Letta đang tuyên thệ nhậm chức tại Dinh Quirinal, tức Dinh Tổng thống, cách đó chỉ một cây số.
  • Boeing 787 bay thử lần đầu tại Nhật (RFI) – Một chiếc Boeing 787 của hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm khoảng hai tiếng đồng hồ sáng nay 28/04/2013 …
  • Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ Bà Rịa-Vũng Tàu ra Nghệ An (RFI) – Ngày 26/4/2013, công an Việt Nam đã bí mật đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đi một nơi khác mà không thông báo, không đáp ứng sự tìm hiểu của thân nhân.Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết vào đêm nay Chủ nhật 28/04/2013 tổ chức buổi thánh lễ cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên « vì yêu nước vì chống Trung Quốc bá quyền, vì phục vụ công ích xã hội » nên đã bị lao tù.
  • Đài Loan tính mở công viên biển trên Biển Đông (RFI) – Báo mạng AsiaOne hôm nay 28/04/2013 cho biết, các cơ quan chính phủ Đài Loan đang tiến hành đánh giá kế hoạch mở một công viên biển quốc gia trên đảo Đông Sa, nằm tại Biển Đông, giữa Hoàng Sa và Đài Loan. Theo ban giám đốc Công viên Hải dương Quốc gia (MNPH) thì công viên này sẽ dành cho du lịch và các hoạt động giáo dục môi trường.
  • Hội thảo về Hoàng Sa, Trường Sa (BBC) – Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đưa ra thảo luận tại hội nghị quốc tế ở Quãng Ngãi.
  • VN theo sát vụ kiện TQ ở Biển Đông (BBC) – Việt Nam nói họ theo dõi sát tiến trình vụ kiện của Philippines đối với TQ tại Biển Đông sau khi Tòa án quốc tế về Luật Biển đã chỉ định đủ trọng tài.
  • ‘Không tin vào mình thì lãnh đạo ai?’ (BBC) – Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói việc nhiều đảng viên, lãnh đạo đang cầu ‘âm phù dương trợ’ phản ánh việc thiếu niềm tin vào bản thân và thể chế của họ.
  • Ngoại trưởng Trung Quốc thăm 4 nước ASEAN (BaoMoi) – Ngày 28.4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết Ngoại trưởng nước này Vương Nghị sẽ thăm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei từ ngày 30.4 – 3.5. Bà Hoa không thông báo rõ nội dung chuyến thăm nhưng Kyodo News dẫn lời các chuyên gia cho rằng ông Vương sẽ thảo luận với giới lãnh đạo các nước về vấn đề biển Đông và tăng cường hợp tác thương mại.
  • Tri ân binh phu Hoàng Sa (BaoMoi) – Sáng 28.4, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã diễn ra tại đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi. Buổi lễ do 13 tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức nhằm tri ân những binh phu đã hy sinh vì lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc trên biển Đông.
  • Trung Quốc điều hàng chục chiến đấu cơ ra biển (BaoMoi) – Một tờ báo của Nhật Bản hôm qua (27/4) tiết lộ, chỉ trong một ngày, các máy bay quân sự Trung Quốc, trong đó chủ yếu là phi cơ chiến đấu, đã thực hiện hơn 40 chuyến bay tiếp cận sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vụ việc này diễn ra đúng thời điểm hai đội tàu Trung Quốc và Nhật Bản có cuộc đối đầu căng thẳng ở khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông.
  • Giữa biển Đông, nghẹn ngào nghe chuyện Trường Sa (BaoMoi) – Từng nhiều lần được nghe kể về Trường Sa, về những cuộc chiến ác liệt trên các đảo Song Tử Tây, đảo Sơn Ca; câu chuyện về sự kiện ngày 14/4/1988 trên đảo Gạc Ma, về hành động anh dũng của các chiến sỹ Nhà giàn DK1 những năm 90 … Tất cả đều lắng đọng trong tôi một ấn tượng khó phai và những mong có một ngày được đặt chân lên đảo Trường Sa.
  • Đài Loan tính mở cửa công viên hải dương ngoài Biển Đông (BaoMoi) – (Petrotimes) – Các chuyên gia sinh thái biển và cơ quan hữu trách của Đài Loan đang tiến hành đánh giá khả năng mở cửa một công viên hải dương ở Biển Đông nhằm phục vụ khách du lịch và các hoạt động giáo dục môi trường, tờ China Post hôm nay (28/4) dẫn nguồn tin từ Công viên Hải dương (MNPH) vùng lãnh thổ này cho biết.
  • Tàu, máy bay Trung Quốc ồ ạt kéo đến Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) – TTO – Sáng sớm 28-4, ba tàu tuần tra Trung Quốc lại tiếp tục tiến gần vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những ngày gần đây, Nhật cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay hơn 40 lần tới vùng trời quần đảoSenkaku/Điếu Ngư.
  • Một cách quảng bá về Trường Sa – Hoàng Sa (BaoMoi) – LTS: Lần đầu tiên, Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, vào ngày 27/4. Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn nhanh với Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh, người tham dự hội thảo, về cảm nhận về cuộc hội thảo này. Ngoài ra, cũng có thêm hai bình luận của hai học giả khác là Jonathan London và Phạm Hoàng Quân.
  • Ba tàu Trung Quốc lại xuất hiện gần vùng tranh chấp (BaoMoi) – Kyodo đưa tin Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) sáng 28/4 đã phát hiện ba tàu hải giám Trung Quốc bên ngoài các vùng lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
  • Phi cơ Trung Quốc ồ ạt tới gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) – Chỉ trong một ngày hồi tuần này, các máy bay quân sự Trung Quốc, chủ yếu là chiến đấu cơ, đã thực hiện hơn 40 chuyến bay đến gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông do Nhật Bản quản lý.
  • Nhiều đại biểu kêu gọi ASEAN đoàn kết, tìm tiếng nói chung giải quyết tranh chấp (BaoMoi) – Ngày 27/4, tại TP Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo quốc tế về biển Đông với chủ đề “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, do Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức; với sự tham dự của trên 50 đại biểu là học giả quốc tế đến từ các nước: Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan; các học giả là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu, luật gia trong nước cùng đại diện một số Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
  • 5 con thuyền gỗ đầu tiên “khai mở” đường trên biển (BaoMoi) – Vượt Biển Đông để chi viện cho Miền Nam, câu chuyện nói thì dễ làm thì vô cùng gian nan. Đóng góp lớn vào việc khai mở con đường Huyền thoại trên biển có một phần vô cùng lớn lao của 5 con thuyền gỗ thô sơ đầu tiên vượt biển từ Nam ra Bắc khảo sát tuyến đường này.
  • Cộng đồng ASEAN đến nơi rồi! (BaoMoi) – TT – Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 vừa kết thúc không chỉ bàn về vấn đề biển Đông nóng bỏng mà còn về một vấn đề lớn lao khác không kém: sự thành hình cộng đồng ASEAN.
  • VN có cả chân lý lẫn pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) – TT – Từ nhiều thế kỷ nay, VN đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục. Bất cứ hành động chiếm đóng bằng vũ lực đều vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
  • Nhiều chứng cứ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) – (Dân trí) – Chiều ngày 27/4, Hội thảo quốc tế “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – những khía cạnh lịch sử và pháp lý” chính thức bế mạc với 13 tham luận nêu về chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Philippines sẽ tiếp tục thực hiện chủ quyền với bãi cạn Scarborough (BaoMoi) – (Petrotimes) – Chính phủ Philippines hôm 27/4 đã bác bỏ lời kêu gọi của Trung Quốc về việc rút người và cơ sở của nước này khỏi những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời, cáo buộc Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp một phần lãnh thổ Philippines trên vùng biển này.

Giải Phóng

Huy Đức – FB

Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”.

Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ trích vì chính sách “ngoại giao cây tre” nhưng đổi lại người dân Thái đã tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Không chỉ có người Thái, cho đến trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người Nhật nhận ra họ đang đối diện không phảivới một “mandi” mà là một đế quốc. Thay vì “tuẫn tiết”, Thiênhoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa trở nên hùng mạnh.

Tinh thần độc lập cũng vô cùng cao cả. Nhưng, như Hồ ChíMinh nói: “Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa”. Năm 1999, người Úc đã từng trưng cầu dân ý về việc họ có nên thay thế quan toàn quyền của Nữ Hoàng Anh bằng một chế độ cộng hòa tổng thống (độc lập) hay không, kết quả là đa số dân Úc đã nói không. Bởi, điều quan trọngnhất là hạnh phúc và tự do thì người dân đã có.

Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản. Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh. Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo “lời dạy của Hồ Chí Minh”, thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.

Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng.

30/04/2051

ALAN PHAN

(Thân tặng tác giả của Bên Thắng Cuộc…)

Ánh sáng đầu ngày còn yếu ớt trên biển vắng lạnh và im sóng. Những con chim hải âu chưa thức giấc, chỉ một vài con dã tràng lăng xăng trên bãi cát vàng. Tôi và những con dã tràng: luôn luôn bận rộn suốt 38 năm qua và trước đó; nhưng thiên nhiên và tháng ngày tiếp nối theo nhau, không quan tâm gì đến những hạt cát chúng tôi xây đắp.

Lướt qua một bài viết trên BBC, giật mình vì lời tuyên bố của ngài Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học Viện Chính Trị Xã Hội của Hà Nội …rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ lãnh đạo xứ này trong nhiều thập kỷ sắp đến vì không có đảng đối lập. Hơn nữa, sau 68 năm từ ngày chiếm chánh quyền vào 1945, đảng đã thu nạp được 4-5 triệu thành viên, cùng chục triệu thành đoàn, cộng với (?) thân nhân gia đình. Quan trọng hơn hết, đảng đang kiểm soát toàn bộ máy công an và quân đội. Phần lớn các nhà phân tích chính trị trong và ngoài nước đồng ý với nhận định này.

38 năm nữa…Wow. Lúc này, chắc chắn là mộ của tôi đã xanh cỏ và hồn của tôi chắc đang phiêu lãng qua những thế giới không còn nghịch lý. Những đứa con trai tôi chắc đã về hưu, không biết quỹ An Sinh Xã Hội của Mỹ có còn tiền hay đã khánh tận? Tích cực hơn, có thể chúng nó đang ở mặt trăng, tạo lập một tổ ấm mới cho gia đình và nhờ những phát minh sinh hóa học, có thể giúp chúng làm ăn vui chơi và sống đến 200 tuổi.

Thế giới không biết biến đổi ra sao 38 năm nữa? Trung Quốc có thực hiện được mộng vương bá của giòng giống Hán hay vẫn chỉ nhận được triều cống của vài láng giềng hữu hảo? Ông Kim Ủn Ỉn của Bắc Triều Tiên vẫn còn bắt dân ăn cỏ hay đã theo cha về chầu Mác Lê? Âu Châu có lẽ đã tan vỡ và đồng mark của Đức là ngoại tệ hiếm quý hơn cả đồng franc của Thụy Sĩ? Hậu thân của KGB Nga có kiểm soát được các phe nhóm xã hội đen trên thế giới sau cuộc chạm trán với Tam Hoàng của Tàu?

Quay lại chính trị Việt Nam, theo như ngài Tấn, 14 “đỉnh cao” vẫn phán định mọi hướng đi cho dân tộc theo sát tư tưởng Mao Trạch Đông/Hồ Chí Minh (Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao, thơ Tố Hữu). Năm 2051 này, chắc đảng đã tự phê “quyết liệt” và đang hỏi ý kiến dân về hiến pháp mới?

Về kinh tế, thu nhập của người dân chúng ta trong 2050 vừa bắt kịp con số của Thái Lan năm 2012. Không có gì để hãnh diện, nhưng ít nhất, một tầng lớp trung lưu vừa xuất hiện và Việt Nam vẫn xếp hàng đầu về chỉ số hạnh phúc. Các doanh nghiệp nhà nước đã phát triển mạnh và hiện chiếm 80% nguồn lực tài chánh (dù chỉ đóng góp 40% vào GDP của quốc gia). 60% tài sản vẫn nằm trong tay 5% dân số. Năm 2051, để kỷ niệm ngày 30/4, các lãnh đạo đã tề tựu để khánh thánh hệ thống xe điện ngầm đầu tiên nối trung tâm Saigon với Suối Tiên và các tỉnh lân cận. Nợ công đã lên đến 300% GDP, nhưng đây là vấn đề của IMF và ASEAN. Cà phê, quán nhậu và tiệm massage vẫn dẫn đầu trong các ngành kỹ nghệ trọng yếu.

Về văn hóa xã hội, ước muốn tuyệt nhất của thiếu nữ Việt là lấy chồng Hàn Quốc hay Trung Quốc; tham vọng lớn nhất của trai Việt là làm nhân viên Hải Quan hay Cảnh Sát Giao Thông. Bia rượu thuốc lá và điện thoại xịn vẫn là những thứ phải có của đại đa số . Trong khi đó, ô nhiễm, trộm cướp và vào bệnh viện…là ba mối lo hàng đầu. Giá BDS vẫn bằng 50 lần thu nhập trung bình của dân, nên đa số dân thành thị vẫn được ở trong hẽm với những căn nhà hộp quẹt trong các “khu phố văn hóa”. Nhưng vài khu biệt lập kiểu Rublevka ở Moscow với giá tối thiểu 10 triệu đô la một biệt thự bán chạy như tôm tươi (các trẻ em mới lớn thời này chắc không biết chữ “tôm tươi” hay bất cứ thứ gì tươi, vì các cháu đã quen với thực phẩm pha chế từ Trung Quốc).

Ở một góc nhìn tích cực khác, chúng ta giờ có đến hơn 1 triệu Tiến Sĩ (nhiều hơn cả Mỹ), vài chục ngàn chiếc siêu xe và vài trăm ngàn người mẫu/ca sĩ/diễn viên. Năm 2051 cũng đánh dấu một móc quan trọng cho dân trí: chánh phủ đã dẹp tan các blog lề trái trên mạng và người dân không còn bị cám dỗ bởi các thế lực thù địch. Tờ báo Nhân Dân trở thành nhật báo/tuần báo duy nhất tại Việt nam. Nhân dịp lễ, dân chúng vẫn được VTV cho xem lại hai phim truyền kỳ của nhân loại, “Chiến thắng Điện Biên” và “Chiến thắng Mỹ Ngụy”.

Nhìn về tương lai theo kịch bản của ngài Tấn, tôi thấy yên tâm về sự ổn định của quê hương. Giữa những biến đổi quay cuồng đến chóng mặt của thế giới, những người Việt tha hương có thể tìm thấy ở Việt Nam những hình ảnh tuyệt vời của 150 năm về trước. Cây đa vẫn cao ngất từng xanh, các chú bé mục đồng vẫn chạy theo đàn bò và các nhà làm phim vẫn dùng Việt Nam làm bối cảnh cho lịch sử thế kỷ 19.

Những người trăm năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ? (Thơ Nguyễn Đình Liên)

Quên, khắp nước, khu phố nào cũng có một đền thờ để toàn dân “lên đồng”, “sống chung hòa bình” với tổ tiên.

Alan Phan

30/4/2013

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

Cập nhật: 04:11 GMT – thứ hai, 29 tháng 4, 2013

Người vui, người buồn trong dịp 30/4 =>

 

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.

Hoài nghi, nuối tiếc

Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

Nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,… và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.

Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.

Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”

Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong của riêng tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến sống tại Hà Nội.

Cải cách chính trị để giữ chủ quyền

BBC

Hội thảo ở Quảng Ngãi

Hội thảo Quốc tế ‘Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – khía cạnh lịch sử và pháp lý’ vừa được tổ chức tại Quảng Ngãi hôm 27/4.

Hội thảo này có sự tham gia của khoảng 50 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có những tên tuổi như Giáo sư Carlyle Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Renato Cruz DeCastro, Tiến sỹ Vũ Quang Việt…

Tiến sỹ Jonathan London từ trường City University of Hong Kong, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, cũng mang đến hội thảo một tham luận mà ông cùng soạn thảo với Tiến sỹ Vũ Quang Việt trong đó hai ông đề cập tới nhu cầu cải cách chính trị để hễ trợ vấn đề chủ quyền.

BBC đã hỏi chuyện Tiến sỹ London về hội thảo.

Tiến sỹ Jonathan London: Tôi đánh giá cao kết quả của hội thảo này. Trong hội thảo các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và đã thảo luận rất cụ thể về các đòi hỏi phi pháp và bất chính đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Sự vắng mặt của các học giả Trung Quốc tại đây, theo tôi thì có cả mặt lợi và không có lợi, vì chúng ta không được nghe và thảo luận về các bằng chứng của TQ nhưng cũng tránh được các cãi cọ nảy sinh do lý luận tuyên truyền của các học giả của nước này.

Tôi đã nêu rõ trong hội thảo ba vấn đề: nhu cầu cần làm rõ các bằng chứng và lý luận về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo ở Biển Đông.

Thứ hai là quảng bá các bằng chứng đó cho thế giới thấy.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tiến sỹ Jonathan London

Thế nhưng thứ ba, cũng cần thấy rằng Trung Quốc là nước mạnh, có trong tay vũ khí hùng hậu và hung hăng trong tư cách một đế quốc. Nó dẫn tới câu hỏi Việt Nam phải làm gì.

Trung Quốc, như đã nói là một quốc gia lớn, mạnh, quan trọng… và cũng rất tự hào dân tộc. Người Trung Quốc không dễ gì chịu ‘mất mặt’ trước thế giới. Việt Nam do vậy phải tìm ra phương cách làm sao để vừa có cơ sở pháp lý vừa được Trung Quốc chấp nhận.

Một số nhà nghiên cứu, như bản thân tôi, cho rằng Việt Nam cần duy trì quan hệ hai bên cùng có lợi với Trung Quốc [ngay cả trong quá trình đấu tranh về chủ quyền].

BBC: Một phần tham luận được biết là gây tranh luận của ông có nhắc tới khuyến cáo chính trị trong vấn đề chủ quyền?

Tiến sỹ Jonathan London: Bài tham luận của tôi và Tiến sỹ Vũ Quang Việt có phần cuối cùng tập trung vào giải pháp trong vấn đề chủ quyền: làm gì và làm thế nào.

Tôi có nhắc lại tại hội thảo một câu nói của ai đó không rõ, rằng “theo Mỹ thì mất chế độ còn theo Trung Quốc thì mất nước”.

Ngoài hai phương án trên, phương án thứ ba là thế nào? Quan điểm của chúng tôi là nếu Việt Nam muốn giành được sự ủng hộ của quốc tế thì nên đẩy mạnh cách cải cách về chính trị và nhân quyền.

Chừng nào Việt Nam còn bắt giữ, đàn áp, hạn chế tự do ngôn luận thì ít quốc gia nào trên thế giới ủng hộ Việt Nam. Nếu Việt Nam thay đổi theo chiều hướng cởi mở như vậy thì Việt Nam sẽ giành được sự ủng hộ của quốc tế, có thế mạnh trong vẫn đề chủ quyền.

BBC: Sau khi trình bày tham luận thì phản ứng của cử tọa như thế nào, thưa ông?

Tiến sỹ Jonathan London: Có ba phản ứng. Một số học giả nước ngoài biết nhiều về Việt Nam thì cảnh báo: “Có muốn về Việt Nam nữa không?”. Một số thuộc ban tổ chức thì nói rằng không nên tham luận như vậy và không nên đề cập vấn đề ngoài lề như vậy.

Ông London trên Truyền hình Việt Nam

Tiến sỹ Jonathan London giảng dạy tại City University of Hong Kong

Nhưng cũng có người tới gặp tôi và cảm ơn vì đây là chủ đề quan trọng cần được nói tới.

Cả tôi và ông Vũ Quang Việt đều không thể hoàn toàn chắc chắn tất cả những điều chúng tôi đưa ra đều đúng 100% nhưng đóng góp của chúng tôi là để góp phần giúp Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tôi còn đề cập tới Kiến nghị 72 của các trí thức nhân sỹ về sửa đổi Hiến pháp trong phần trình bày của mình, đề nghị Nhà nước Việt Nam cân nhắc các đề xuất của Nhóm 72 để làm sao có một hệ thống hiệu quả, minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn với các công dân của mình.

Tôi nghiên cứu về Việt Nam đã 20 năm nay. Sau 20 năm nghiên cứu sâu về Việt Nam, tôi thấy tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông thực ra có liên quan tới nền kinh tế-chính trị của Việt Nam.

G.s J.London: “Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”

Giáo sư Jonathan London trả lời báo chí Việt Nam tại hội thảo “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”  ngày 27/4/2013.

Giáo sư Jonathan London trả lời báo chí Việt Nam tại hội thảo “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và pháp lý” ngày 27/4/2013.

Ảnh chụp qua màn hình TV
Thanh Phương – RFI

Hôm 27/04/2013, Trường Đại học Phạm Văn Đồng  tại Quảng Ngãi đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc. Trong số này có giáo sư Jonathan London, Trường Đại học City University tại Hồng Kông.

Ông J. London đến dự hội thảo để trình bày một tham luận viết chung với chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt. Điều mà hai tác giả nhấn mạnh đó là, để được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, Việt Nam một mặt phải quảng bá nhiều hơn nữa các bằng chứng pháp lý và lịch sử, nhưng mặt khác phải chấp nhận cải cách chính trị trong nước, thực thi dân chủ và nhân quyền. Từ Quảng Ngãi, giáo sư London trả lời phỏng vấn RFI:

Ai cũng biết là tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp và Việt Nam hiện nay dù có những cơ sở pháp lý mạnh hơn so với Trung Quốc nhiều, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được sự ủng hộ của quốc tế. Nhiều khi Việt Nam không tỏ ra hiệu quả lắm về vấn đề quảng bá những thông tin về tranh chấp ở Biển Đông, nên tôi đề nghị là trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung vào việc làm rõ về những bằng chứng mà Việt Nam hiện có về tranh chấp Biển Đông.

Trong bài mà tôi viết cùng Vũ Quang Việt, chúng tôi nhấn mạnh là vấn đề tranh chấp Biển Đông có liên quan đến chính trị trong nước. Để nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế và để khai thác sự ủng hộ của quốc

Gs.Jonathan London

28/04/2013

tế đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam phải cố gắng giải quyết những hồ sơ nổi bật về chính trị trong nước, như vấn đề đàn áp, bắt giữ, thiếu tự do ngôn luận… Những vấn đề nhân quyền ấy là những trở ngại, tức là không ai mà muốn ủng hộ Việt Nam, hoặc ít người ủng hộ, nếu họ thấy là hành vi của các lãnh đạo Việt Nam không hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.

Lãnh đạo Việt Nam hiện nay sợ theo Mỹ thì mất chế độ, theo Trung Quốc thì mất nước, nhưng theo tôi, có thể có phương án thứ ba, đó là phải cải cách. Chính vì thế chúng tôi có nói là lãnh đạo Việt Nam nên chấp nhận một số nội dung của nhóm 72 ( trí thức nhân sĩ), mà vừa qua đã đề nghị một số thay đổi về Hiến pháp.

Những nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan dễ dàng có sự ủng hộ của quốc tế. Tất nhiên lịch sử của những nước đó hoàn toàn khác với Việt Nam, nhưng vì trong những nước đó có cơ chế dân chủ, có nhân quyền, có tự do ngôn luận. Rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và châu Âu rất nhiệt tình ủng hộ, nếu họ có những cơ sở pháp lý vững chắc như Việt Nam có.

Dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vấn đề chính trị của Việt Nam.

Đến hội thảo, tôi rất nhiệt tình và chia sẽ ý kiến với những người dự hội thảo. Tôi rất hài lòng và đánh giá cao kết quả hội thảo. Có rất nhiều thảo luận sôi nổi và hay. Điểm mà tôi cố gắng nhấn mạnh là muốn có sự ủng hộ của quốc tế thì Việt Nam phải cải cách sâu rộng chính trị.

30 Tháng Tư, 38 năm nhìn lại

Cách đây 38 năm, hàng triệu người Việt từ miền Trung và vùng cao nguyên Việt Nam bồng bế nhau theo đoàn quân VNCH di tản vào miền nam Việt Nam. Ngày 30 Tháng Tư 1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa chính thức cáo chung.
Vào những ngày cuối Tháng Tư 1975, hàng vạn người đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đủ mọi phương tiện; trên những con thuyền bé nhỏ, đến những tầu chiến hải quân, hay máy bay vận chuyển, hoặc trên những chiếc trực thăng…
Những ngày sau đó, ở Việt Nam là những nhà tù trá hình được gọi là “Trung Tâm Cải Tạo”, giam giữ hàng triệu quân nhân công chức VHCH để trả thù. Hàng triệu người Việt tiếp tục vuợt biên, vượt biển tìm tự do trong mười mấy năm sau đó.
Đối với họ, Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen và Ngày 30 Tháng Tư luôn là Ngày Quốc Hận. Trên đường tìm tự do, hàng vạn người đã bỏ thây trên biển cả hay trong rừng sâu nước độc. Với rất nhiều người, 30 Tháng Tư cũng là ngày cúng giỗ những người thân đã nằm xuống.
38 năm trôi qua, những sự thật về “chiến thắng”, “giải phóng”, hay “xâm lăng” đã hiện rõ, ai là bên thắng, ai là bên thua và chính nghĩa ở đâu, đã phơi bày. Kỹ thuật tân tiến về thông tin đã làm các mặt nạ “giải phóng” rơi xuống. Hiện tình đất nước đổi thay, Việt Nam đang phát triển hay mất dần vào tay Trung Quốc? Sự thật bi đát đã phơi bày và chính những người trẻ sống và lớn lên trong chế độ như Việt Khang, Đoàn văn Vươn, Nguyễn Đức Kiên… là những nhân chứng sống hùng hồn cho những ai còn ảo tưởng về Xã Hội Chủ Nghĩa. Người dân Việt trong nước vẫn tiếp tục hy sinh và giai cấp độc quyền thống trị chỉ biết có quyền lợi riêng tư đang ngự trị trên quê hương. Rất nhiều người cho rằng những người cầm quyền không hề quan tâm đến sự tồn vong của đất nước. Không ít người tự hỏi, phải chăng “nhà nước” đang góp phần tích cực phục vụ cho âm mưu biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc.

 

saigon-april3075-305.jpg
Sài Gòn ngày 30-04-1975
Thành công xứ người
Những người di tản tìm tự do 38 năm trước đã và đang làm gì tại hải ngoại? Nhiều người cho rằng cuộc di tản của hàng triệu người Việt ra hải ngoại có lẽ còn là một cơ may cho sự tồn vong của người Việt. Trong 38 năm qua, những người Việt bỏ nước tìm tự do đã tái tạo cuộc sống mới, mang lại cho họ và thệ hệ thứ hai nhiều thành quả và hy vọng. Chính những ngân khoản khổng lồ nhiều tỷ Mỹ Kim người Việt hải ngoại gửi về cứu trợ thân nhân hàng năm, đã và đang giúp cho kinh tế Việt Nam sống sót.
Người Việt hải ngoại nói chung và tại Texas nói riêng, đang đi vào một giai đoạn mới. Có thể nói là họ đã trưởng thành sau một thời gian dài đau buồn sống lưu vong để trở thành những công dân trực tiếp đóng góp vào quê hương mới.
Vào Tháng Tư năm nay, lưỡng viện tiểu bang Texas đã đồng chấp thuận, ngày Thứ Tư 17-4-2013, là ngày vinh danh người Mỹ gốc Việt tại Texas, “Vietnamese Americans Day In Texas”. Đây là kết quả của cuộc vận động của dân biểu TB Hubert Võ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện Texas trong nỗ lực vinh danh cộng đồng gốc Việt.
Trong bài diễn văn đọc trước Hạ Viện Texas, Dân biểu Hubert Võ nhắc đến những gian khổ và hy sinh của người Việt trên đường vượt biên, vượt biển tìm Tự do sau biến cố 1975. Ông nói rằng, những người Việt sinh sống tại Texas đóng góp trong sự phát triển kinh tế của tiểu bang, cũng như làm phong phú thêm Văn Hóa của Texas. Ông cũng thay mặt những người Việt tại đây, cám ơn người bản xứ đã giúp đỡ và đối xử công bằng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong những năm qua. Ông cảm ơn sự can đảm và hy sinh của cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình của họ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông cũng nói, dù có sự khác biệt giữa hai nền Văn Hóa, Phong tục và Ngôn ngữ, nhưng người Mỹ gốc Việt và người bản xứ cùng có chung một lý tưởng yêu chuộng Tự Do.
Có mặt tại Austin, ông Đinh Quang Tiến, một người ủng hộ DB Hubert Võ chia sẻ:
“Dịp 30/4 thì thường thường tất cả cộng đồng tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc Hận, tức là ngày mất nước, tuy nhiên anh Hubert Võ là dân biểu Việt Nam, anh ấy nghĩ rằng là qua bao nhiêu năm rồi, người Việt Nam từ năm 1975 đều đã ổn định cuộc sống và thành công. Thế hệ cựu quân nhân đã hy sinh để nuôi con cháu học thành tài. Đến bây giờ, thế hệ thứ hai đã thành công và phục vụ trong mọi ngành nghề, công sở, hãng xưởng. Đóng góp rất nhiều công trình quan trọng cho việc phát triển của nước Mỹ và tiểu bang Texas. Đó là lý do anh Hubert Võ muốn TB Texas, đã được cộng đồng Việt Nam đóng góp và xây dựng sự phát triển vững mạnh của đời sống cũng như kinh tế, nên anh ấy làm một Nghị Quyết cho Quốc hội, cả Thượng viện và Hạ viện, vinh danh cộng đồng Việt Nam, người Việt Nam trong tiểu bang Texas này.”
Từ Dallas đến tham dự Ngày Người Mỹ Gốc Việt, mặc dù rất phấn khởi về sự thành đạt của đồng hương nhưng cô Kim Oanh không khỏi bồi hồi khi nhắc đến Tháng Tư năm 1975:
“38 năm rồi, nhưng cứ tới Tháng Tư là, bây giờ nói thì cũng còn hơi cảm xúc, cộng đồng Fort Worth và Dallas vẫn hợp tác tổ chức. Màn cảm động nhất là màn dâng hoa. Mỗi năm, thí dụ như 38 năm thì dâng 38 đóa hoa. Năm nay cũng vậy, dâng hoa trắng để tang cho ngày mất nước …”
Trong khi đó, ông Trần Văn Chính, chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Dallas thì hy vọng một tương lai sáng hơn nữa cho những người Việt lưu vong:
“Theo ý tôi, những người Việt Nam tỵ nạn mà được vinh danh tại một xứ sở tạm dung thì rất là quan trọng. Tôi hy vọng rằng sau buổi lễ hôm nay sẽ có nhiều tiến bộ hơn để những người Việt lưu vong như chúng tôi thì sẽ còn nhiều công việc khác để làm hơn nữa …”
Vẫn mong ngày về
Còn ông Quang từ Houston thì vẫn hy vọng một ngày về, dù ông cũng hãnh diện với sự thành công của người Việt tại Texas:
“Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó chúng tôi và tất cả mọi người Việt Nam đang tỵ nạn sẽ trở về lại Việt Nam mà không còn cộng sản.”
38 năm đã trôi qua, với nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mây mờ vẫn chưa tan, hương khói giỗ kỵ vẫn còn mỗi khi Tháng Tư về, nhưng có lẽ hận thù đã trở thành quá khứ. Những người Việt tha hương vẫn mong có một ngày về xây dựng lại quê hương, nhưng phải là một quê hương Việt Nam Tự do và Dân chủ.
Cho đến bây giờ, Ngày 30 Tháng Tư vẫn là Ngày Quốc Hận đối với họ, một ngày tưởng niệm và cầu nguyện. Họ cầu nguyện tiếng nói của Nguyễn Đức Kiên, những lời ca của Việt Khang làm cho con dân đất Việt tỉnh thức để thấy được nạn Bắc xâm quá gần kề. Họ cầu nguyện cho Công Lý Sự Thật được soi sáng khắp nơi, đặc biệt đến với lớp dân nghèo khó đang bị lãng quên và không có cả quyền làm người.
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2013-04-28

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn

Và đã 38 năm trôi qua, Sài Gòn giờ đã khoác áo mới, cuộc sống trải qua bao thăng trầm, nhưng những giai điệu đượm buồn, đầy tâm sự của Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn của Nam Lộc thì dường như vẫn còn giữ nguyên sự chất chứa, đau đáu thuở nào.
Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt
“Tôi sáng tác trong giai đoạn đầu tiên, lúc mọi người đang trong hoàn cảnh vừa xa cách quê hương, trong tâm trạng vô cùng xao động của một cuộc thay đổi đời sống và chính niềm thương nhớ day dứt cũng như nỗi đớn đau của thân phận người tỵ nạn trong thời gian đó, nó đã bùng lên và làm cho tôi phải viết ra những dòng nhạc.
Thực sự mà nói khi tôi viết ca khúc này tôi dùng một vài câu hát, một vài dòng nhạc để tự an ủi chính mình, bởi vì lúc đó tôi chỉ ra đi có một mình trong một sự bất ngờ hoàn toàn, không có định trước. Chuyện thứ hai nữa, sở dĩ tôi nhắc như vậy là bởi vì trước khi tôi viết Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt thì trong đời tôi chưa bao giờ sáng tác cả, cho nên bất thình lình mình tự viết ra những dòng nhạc sơ sài an ủi cho chính thân phận mình thôi. Có lẽ vì bài hát chia sẻ tâm trạng của mình cũng giống như nhiều người, có thể vì đó, mà mọi người đón nhận bài hát này.
Khi ở trong trại tị nạn thì tôi có ghi vội những dòng nhạc và những khung nhạc một cách sơ sài mà thôi, cho đến khi xuất trại tị nạn vào tháng 11 năm 1975 thì tôi mới được một số anh chị em nhạc sĩ cùng chia sẻ và cố vấn cho tôi để hoàn tất bài hát này.”

 

nam-loc-2-200.jpg
Nhạc sĩ Nam Lộc năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp.
Và giờ bản nhạc chép tay Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt bằng bút chì thuở nào vẫn được nhạc sĩ Nam Lộc giữ lại như một kỷ niệm không thể nào phai. Có một điều đặc biệt trong Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt là ở khổ nhạc cuối cùng, khi đó, vẫn biết là sẽ ra đi mãi mãi, cuộc sống vô định, nói là “vĩnh biệt” vậy mà Nam Lộc vẫn tự hứa “sẽ trở về”, vì sao những mâu thuẫn trái ngược ấy vẫn tồn tại?
“Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra cho tôi trong những năm qua, thậm chí có cả một nhà văn đã phê bình là người viết bài Sài Gòn Vĩnh Biệt có một tâm trạng rất là mâu thuẫn, ra đi gọi là vĩnh biệt, nhưng rồi ở dưới thì lại nói rằng “tôi xin hứa rằng sẽ trở về.”
Thưa anh, tôi chỉ biết nói rằng, tâm trạng lúc đó rất mâu thuẫn, nó ở trong một hoàn cảnh không được bình thường, một cơn xúc động mạnh mẽ. Khi tôi ngồi trên chuyến bay để rời Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4, thôi rồi mình không còn một cơ hội nào nữa để nhìn lại thành phố thân yêu nơi mình sống và đã trưởng thành, thôi rồi, mình không còn gặp lại những người thân trong gia đình mình nữa, nhìn xuống thành phố Sài Gòn xem như vĩnh biệt, vì tôi không biết là mình sẽ đi đâu và cuộc sống mình sẽ trôi dạt như thế nào, nằm trong một số phận mình không định đoạt được.
Nhưng khi mình đến trại tị nạn và suốt những ngày sống trong trại tị nạn, xa gia đình, xa quê hương, lúc đó, tôi mới cảm thấy rằng, tôi không thể sống được như vậy, tôi không thể chấp nhận được cuộc sống cô đơn ở bên một xứ lạ, một đất nước không phải là quê hương của mình, không có người thân bên cạnh. Nghĩ đến cha mẹ, anh chị em, nghĩ đến những người thân trong gia đình, nghĩ đến nơi mình đã sống, đã trưởng thành, tôi nghĩ rằng, tôi phải về, tôi xem đó như một lời an ủi và một lời hứa trong lòng để tôi tiếp tục cuộc sống và có lẽ lúc đó là nỗi nhớ thương, cơn đau đớn lên đến tột cùng, thì tôi đưa ra lời hứa để tự an ủi mình, để có gì đó mà sống.”
Người Di Tản Buồn
Cùng với Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, Người Di Tản Buồn là bài hát thứ hai Nam Lộc tự sự về cuộc sống tha hương, cô độc với những nỗi nhớ day dứt về một quá khứ vừa vuột khỏi tầm tay.
“Bài Người Di Tản Buồn, có thể nói là phần hai của bài Sài Gòn Vĩnh Biệt, bởi vì khi tôi đã chấp nhận một cuộc sống cô đơn ở xứ người, một mình sống trong một căn phòng nhỏ, ban ngày đi làm, ban đêm trở về, cuộc sống cứ kéo dài lê thê như vậy, thì rõ ràng đây là một người di tản, nói cho đúng là một người tị nạn cô đơn, buồn khổ, bởi lúc đó tôi sống trong một thành phố nhỏ bé nghèo nàn. Dĩ nhiên là khi cô đơn như vậy, ngồi trong phòng một mình, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến đất nước, đặc biệt thời gian đó, lại còn nghe đến tin những người bạn đồng ngũ với mình bị bắt đi cải tạo, và dĩ nhiên nghĩ đến người yêu của mình, người tình của mình, nên tôi đã viết Người Di Tản Buồn.
Nếu quí vị để ý thì thấy bài hát chia làm ba đoản khúc khác nhau. Đoạn đầu là những chia sẻ cho quê hương mình, cho gia đình mình, đặc biệt trong đó tôi nhớ tha thiết đến nơi mình đã sinh ra lớn lên, cứ mong rằng một ngày nào đó, qua đời mình sẽ được nằm xuống ở nơi đã chôn nhau cắt rốn.
Rồi thì ở đoạn 2, tôi nhớ đến những người bạn gái của mình, những người mình đã có một thời quen biết, dấu yêu với nhau, bây giờ cũng đã xa rồi. Có lẽ đoạn làm tôi xúc động nhiều nhất là khi tôi nhớ đến những đêm hành quân, những người bạn cùng chiến đấu với tôi, có những người còn sống, có những người đã chết, có những người đang ở trong rừng chiến đấu, đi kháng chiến. Vì thế cho nên đồng thời tôi nghĩ đến họ và hi vọng một ngày nào đó, tôi nằm xuống thân xác tôi được nằm cạnh những người chiến hữu mà tôi đã từng sống chết với họ trong những ngày hành quân, những đêm đóng trại.”
Trong ca khúc Người Di Tản Buồn, quý vị hẳn nhận ra “cho tôi xin” được lặp đi lặp lại nhiều lần, và hôm nay, khi cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người, nếu được “xin” lại một điều gì, thì nhạc sĩ Nam Lộc mong muốn điều gì?
“Tôi rất mong một ngày nào đó, tôi được đưa những đứa con tôi sinh ở hải ngoại được về lại quê hương, quê cha đất tổ của chúng nó, để được nhìn lại quê hương của mình, để nhìn lại con đê ở làng Nội Duệ , Bắc Ninh, nơi tôi chào đời.
Tôi muốn cho các cháu được đi lại từ Bắc cho đến Nam và cá nhân tôi cũng được nhìn lại, những nơi tôi đã sống và trưởng thành. Tôi cũng có một nguyện ước là khi tôi nằm xuống có thể sẽ mang một ít tro tàn của tôi để rải xuống trên quê hương mình, trải xuống bên cạnh những người chiến hữu của tôi như tôi đã hứa, hoặc có thể trải xuống tượng đài những chiến sĩ Việt Mỹ mà tôi đã cùng hợp tác xây dựng, đó là những ao ước của tôi.
Nói tóm lại, những hình ảnh, những tâm sự của tôi trong bài hát này, tôi sẽ giữ mãi cho đến khi tôi nhắm mắt.”
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-28

Anh có khổ không anh Tư?

1. Thời gian gần đây bỗng dưng rộ lên những trang blog bậy bạ tập trung chĩa mũi dùi vào anh Tư làm tui cảm thấy thương cho anh quá.
Trong các trang bậy bạ đó lại có trang mang hẳn tên anh nữa mới đau cho anh chứ. Hình như chúng nó không kiếm ra được cái gì sai trái trong công việc của anh nên chúng xục vào chuyện riêng tư gia đình, con cháu của anh để mong bôi bác anh. Nhiều người cho rằng những chuyện chúng viết đều linh tinh hầm bà lằng chẳng đúng đâu vào đâu. Ngay cả chuyện con anh, một “hoàng tử” mà chỉ làm một công việc bình thường ở một công ty tầm tầm, không như các “hoàng tử” và “công chúa” khác, mà chúng cũng không tha, cũng mang ra bêu riếu. Tuy nhiên những chuyện “hở váy lòi lưng” thấp kém ấy lại kích thích sự tò mò của nhiều người và do vậy cũng có lắm kẻ vào xem, lắm người thích thú cười cợt sau lưng anh, trong đó không loại trừ các đồng chí thân yêu của anh. Chắc anh đau lắm nhỉ?
Đường đường một ông vua như anh mà bị người ta xỏ xiên bêu riếu, xâm phạm vào đời tư, đăng ảnh sinh hoạt riêng tư của con cháu anh lên một cách trái phép mà anh không biết làm cách nào để chống đỡ, để nói lại, để thanh minh hoặc để kiện chúng nó ra tòa- ít ra là về tội xâm phạm đời tư công dân- quả là đau lắm chứ!
Tại sao lại có chuyện như vậy anh Tư hè?
Tôi thấy ở các nước khác, nguyên thủ của họ, kể cả những nguyên thủ có lắm chuyện riêng tư bê bối cũng không đến nỗi bị khổ như vậy. Có những chuyện riêng tư dư luận không dám đụng vào, có những chuyện họ đụng vào được thì phải có bằng chứng rõ ràng và cách họ đụng cũng rất đàng hoàng, rất minh bạch, không sai sự thật và không viết lách theo kiểu bôi tro trét trấu một cách ti tiện.
Họ làm được như vậy bởi vì họ có một nền báo chí tự do, cá nhân nào, tổ chức nào cũng có quyền ra báo. Khi mà họ chịu trách nhiệm pháp lý về tờ báo của mình thì họ không thể viết bậy, không thể xuyên tạc sự thật và không thể tự do tung tin bịa đặt xâm phạm vào quyền riêng tư của công dân. Một khi đã có tự do báo chí thì những trang blog nặc danh không có đất sống vì không ai thèm vào đọc những thứ bậy bạ vô trách nhiệm như vậy. Ở Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và ngay ở những nước như Thái Lan, Mã Lai…khó tìm thấy những trang blog theo kiểu tusangnha…, nguyentandu…Mà ở những nước ấy nếu có những trang bậy bạ như vậy thì cũng hiếm người biết đến.
2. Ở Việt Nam, phản ứng lại sự độc quyền báo chí của đảng anh, các trang blog cá nhân xuất hiện. Sự xuất hiện này là nỗ lực tự thân của người dân nhằm cải thiện quyền tự do ngôn luận đang bị hạn chế.
Anh Tư ơi, nỗ lực đó bị chính quyền của anh cản trở bằng nhiều cách như: bắt bớ, hành hung, theo dõi, đánh sập, chặn tường lửa và đặc biệt dùng lực lượng 900 dư luận viên để chống lại như công bố của ông Hồ Quang Lợi. Không biết các dư luận viên được nhà nước trả lương nầy làm những việc gì trên mạng nhưng sự  xuất hiện của họ ngẫu nhiên trùng hợp với sự xuất hiện của nhiều trang blog nặc danh bậy bạ và bẩn thỉu. Chúng thường giả danh là yêu nước, là chống cộng, là dân chủ, là hải ngoại…  để viết những bài bịa đặt bôi nhọ những trí thức, nhân sĩ và những blogger tiến bộ.
Và bây giờ đám âm binh đó lại chỉa mũi dùi vào chính các vị lãnh đạo của đảng cũng như vào chính anh đấy anh Tư ạ. He he, chơi âm binh có ngày bị mặc áo giấy là vậy.
Chắc anh và các đồng chí của anh cũng đã ghé mắt nhìn vào làng báo lề dân đứng đắn rồi chứ. Làng báo ấy được xây dựng lên bởi ai nếu không nói là những người được xã hội quý trọng. Đó là những đảng viên cấp tiến, những trí thức tài năng, những nhà văn, nhà báo tiến bộ, những công dân chân chính…Những bài báo của những người ấy viết, những trang blog của những người ấy lập ra là hoàn toàn đứng đắn, có tính phản biện cao, đóng góp tích cực cho công cuộc bảo vệ và đổi mới của đất nước. Tôi có thể kể ra đây một số người mà tôi nhớ như Hà Sĩ Phu, Tô Hải, Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Tương Lai, Hoàng Lại Giang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Trung, Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên, Hoàng Xuân Phú, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Trần Mạnh Hảo, Huy Đức, Võ Văn Tạo, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phạm Chí Dũng, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Huy Canh, Phạm Hồng Sơn, SV Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Văn Thạnh, Oanh Yến thị Phạm, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi…Và một số trang blog như: Ba Sàm, Bauxite VN, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Quê Choa, Người Buôn Gió, JB Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất, Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Văn Bồng, Đoan Trang, Thùy Linh, Dòng Chúa Cứu Thế, Anh Vũ, Giang Nam Lãng Tử, Phạm Viết Đào, Nguyễn Thông, Đào Tuấn, Nhật Tuấn, Nguyễn Vạn Phú, Hồ Trung Tú, Bà Đầm Xòe, Tạ Phong Tần, Lê Hiền Đức, Bùi Thị Minh Hằng, Xuân Việt Nam, Hồ Hải, Đông A, Phương Bích, Nguyễn Đắc Kiên…
Anh có thể nào tìm ra các bài viết xúc phạm cá nhân lãnh đạo, xâm phạm đời tư công dân và muôn vàn thứ bậy bạ vô trách nhiệm khác của những người đó hay trên các blog đó không? Ngay những bài viết giật gân câu khách bằng các đề tài rẻ tiền như đâm- cướp- hiếp mà báo chí được cho là chính thống của nhà nước vẫn tận tình khai thác cũng không hề có mặt trên những blog lề dân này. Hoàn toàn không.
Dù bị bao vây đánh phá, dù không được chính quyền các anh công nhận, những người cầm bút tự do ấy, những blog lề dân ấy vẫn luôn luôn trách nhiệm về từng bài viết của mình trước lương tâm, trước xã hội và trước pháp luật. Đó là diện mạo thật sự của một nền báo chí tự do, dù là tự do trong hàng rào vây chặt của an ninh, của tường lửa, của giả danh côn đồ, của hacker cùng với hai lưỡi gươm 88 và 79 treo lơ lững trên đầu.
Một khi hàng rào ấy được dỡ bỏ, nền tự do báo chí thật sự được cởi trói, thì làng báo lề dân sẽ vươn lên. Những thứ âm binh, nặc danh, hạ cấp sẽ không còn chỗ đứng. (Bằng chứng là từ khi xuất hiện những blog đứng đắn kể trên, các trang blog bậy bạ, sex siếc khác vắng hẳn người vào). Lúc đó bản thân anh cũng sẽ bớt khổ anh Tư ơi.  Nhưng cho dù các anh không cởi trói thì làng báo lề dân cũng tự mình tìm cách vươn lên vì nó đã có chỗ đứng trong lòng dân, dĩ nhiên là cam go và tốn kém hơn.
3. Những trang blog nặc danh hạ cấp cùng những bài viết bôi bác nhắm vào các cấp lãnh đạo các anh thường xuất hiện rộ lên trước những cuộc họp quan trọng có liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự của đảng anh. Trước hội nghị TW 6 đã rộ lên đến chóng mặt rồi sau đó tắt đi. Bây giờ nghe nói chuẩn bị nhóm họp hội nghị TW 7, những bài viết kiểu ấy lại nổi lên và không hiểu vì sao, lần nầy lại tập trung chĩa vào anh nhiều nhất. Không am hiểu chuyện nội bộ của các anh nên khó giải thích như thế nào. Tuy nhiên qua hiện tượng đó mọi người không thể nào không cùng rút ra một kết luận như đinh đóng cột như dưới đây.
Để tìm ra thủ phạm gây án, các thám tử thường đặt ra câu hỏi: Động cơ gây án là gì? Trong trường hợp trên, động cơ gây án là bôi nhọ, hạ thấp uy tín đối thủ để tranh giành quyền lực. Các nhân sĩ trí thức, các nhà báo tự do, các blogger và người dân lành thì không thể nào cạnh tranh giành giựt quyền lực với anh rồi anh Tư ạ.
Vậy thì ai đứng sau đám âm binh, đứng sau thứ nặc danh hạ cấp hẳn đã rõ rồi anh Tư nhỉ? Và nhân tiện cũng chúc mừng anh vì dư luận cho rằng một khi đối thủ của anh đã hết nước, phải dùng đến biện pháp hạ cấp thì có nghĩa “phe anh” đang thắng thế. He he!!!
Nhưng tại sao lại có chuyện nầy?
Một nền chính trị không minh bạch, thiếu dân chủ, nhân sự lãnh đạo không thực sự do người dân bầu chọn là nguyên nhân của mọi sự tồi tệ.
Và anh đang hứng chịu một phần nhỏ của sự tồi tệ đó.
Còn đất nước và nhân dân này đang hứng chịu tất cả, 38 năm qua. Anh có khổ không anh Tư?
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Đơn tố cáo của con gái ông Nông Đức Mạnh

Nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh và vợ mới cưới
là bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội
Đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam. Bức đơn được gửi cho báo Người Cao Tuổi, nội dung tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của Đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ngài Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh). Nay xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận và cũng để mọi người cùng theo dõi.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập –  Tự Do – Hạnh Phúc
———————-
Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012

ĐƠN TỐ CÁO (lần 2)

(V/v: Đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức Đảng viên, vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam)
  •  Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi
Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.
Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:
 1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi:
– Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.
– Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.
Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi.
Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng.
Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để tạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.
Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh  nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là “Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn.”  Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.
Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.
Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch  thông tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.
Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám (thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:
Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn.
Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:
a)    Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng.
b)   Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?
c)   Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ  Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?
II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
–     Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?
–     Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.
–     Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.
–     Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang bằng mọi thủ đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được.
Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.
Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.
Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm?
Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?
Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:
– Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.
– Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?
Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được.
Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội – thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.
Tôi đề nghị:
1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.
 2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ:
Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.
Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.
3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không?
4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?
5 – Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:
Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân

Người viết đơn

Nông Thị Bích Liên

Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837
Địa chỉ số 70 Kim MãThượng
Phường Cống Vị, Quận Ba Đình
Thành phố Hà Nội.

(Báo Người Cao Tuổi)

Cháu Của Nguyễn Sinh Hùng Hất Cẳng Nông Quốc Tuấn

trần sỹ thanh
Ông Trần Sỹ Thanh
Ông Nông Quốc Tuấn bị hất cẳng và Trần Sỹ Thanh về thay thế giữ chức Bí Thư Bắc Giang. Có lẽ ít người biết rằng cái cậu ấm Uỷ viên trung ương dự khuyết này là cháu của Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc Hội – Một trong thế lực đang thoả hiệp cùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Ông Trần Sỹ Thanh – 41 tuổi, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định cho giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thay ông Nông Quốc Tuấn vừa được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Ngày 15-6, ông Tô Huy Rứa – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương – thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư công bố các quyết định nhân sự của Trung ương tại Tỉnh ủy Bắc Giang.
Theo Quyết định số 528 và 529-QĐNS/TW ngày 4-6-2012, Bộ Chính trị quyết định ông Nông Quốc Tuấn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang – thôi tham gia Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban này.
Tại buổi công bố, ông Tô Huy Rứa cũng công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao ông Trần Sỹ Thanh – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Phát biểu tại buổi công bố các quyết định, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa ghi nhận những đóng góp của ông Nông Quốc Tuấn trong thời gian giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Ông Tô Huy Rứa mong ông Trần Sỹ Thanh tiếp tục phát huy khả năng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.
Ông Trần Sỹ Thanh, 41 tuổi, quê xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương –  tỉnh Nghệ An, là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
H.Thành
(TLYT)

Cánh Cò – Phản động như VTV là cùng

Ông Giàng Seo Phử
Tôi không thù hằn gì ông nhưng nói thật giá mà ông đừng lên TV.
Khối người nghĩ lên TV là để hãnh diện với giòng họ, chòm xóm hay lớn hơn là cả nước thì đôi khi sẽ bị hố to, đặc biệt đối với người có danh có vị, nói theo kiểu giang hồ là có số có má, vì khi lên chỗ thị phi trước mắt hàng triệu người mà ăn nói rối rắm, câu cú lủng củng thì có mà ốm đòn với báo chí, chí ít là bị ném đá mềm người.
TV còn có một tai hại nữa mà các phương tiện truyền thông khác không có, đó là hình ảnh của người “muốn nổi tiếng” sẽ không cách gì mà không “lộ nguyên hình” khi lên TV.
Mặc dù trước khi trình diện bản mặt mình với khán giả thì mấy anh chị đã được bộ phận hóa trang mà Tây gọi là make-up son phấn che lấp những sai sót của tạo hóa. Hố bom hố bò, tàn nhang hay vết nám sẽ bị che bằng các lớp hóa chất mỏng tang nhưng có khả năng biến xấu thành dễ coi, biến hốc hác thành đầy đặn, biến nhăn nheo thành trơn láng và cũng có thể, tùy theo tài năng của người nghệ sĩ make-up, biến hung dữ thành hiền hậu, và hay hơn nữa là biến lùn thành cao ráo hơn một tí!
Nhưng có một điều mà tất cả các tay phù thủy của Holywood bó tay không làm được, đó là biến phì nộn thành… ốm o.
Cái yếu huyệt này đã khiến rất nhiều người nổi tiếng tránh lên TV, nhất là ở Việt Nam, khi người dân vẫn quen nhìn người phì nộn là…lười biếng, háo ăn với hàng lô hàng lốc từ ngữ biếm nhẽ khó nghe.
Có một người không thấy được cái yếu huyệt ấy, ông ta vẫn lên TV, vẫn trả lời phỏng vấn trong vai trò một Bộ trưởng, một Ủy viên Trung ương Đảng, tức là một người có số có má.
Ông ta là Giàng Seo Phử, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Sắc tộc Việt Nam.
Tôi không mặc cảm gì với thân phận của ông, tôi chỉ thương hại thay cho ông và giận cho VTV khi đem ông lên trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”.
Tôi thấy thảm hại vì khuôn mặt quá khổ của ông tương phản một cách khôi hài với các câu trả lời về tình trạng đói ăn lưu cữu của đồng bào miền núi. Ông càng cố lột tả sự khó khăn của các hộ dân ít người tại các tỉnh vùng cao thì người xem càng cảm thấy ông đang lừa dối họ.
Khi ông nói về sự khó khăn của người dân thì những khối thịt trên mặt chống lại ông một cách quyết liệt. Cơ hàm ông bạnh ra, cổ ông láng bóng và chúng đang quằn quại hết sức đế thoát ra chiếc cổ cồn quá chật, cộng với chiếc cà vạt nhà quê cố thắt cổ thân chủ thay vì làm đẹp cho người mang chúng. Ông ạ, tôi có cảm tưởng khi trả lời xong cuộc phỏng vấn ông sẽ ngã lăn ra mà thở.
Đáng buồn là ông không ngã lăn ra thở như tôi tưởng tượng, mà thay vào đó các cháu miền cao, những người được ông nhắc tới sẽ tiếp tục lăn ra vì đói.
Điều này tôi biết chắc ông không bao giờ để ý, vì nếu biết ông sẽ chấm dứt bài nhạc có cung “cơ chế” mà toàn Đảng, toàn hệ thống kể cả ông đang vin vào khi bị vặn hỏi.
Ông không ờ bên ngoài cái cơ chế ấy, vì ông là Bộ trưởng.
Và vì ông không biết chương trình “Cơm có thịt”, “Áo ấm biên cương”… cũng như những chương trình khác của những con người ngoài cơ chế đang cật lực mang tới cho các em vùng cao chút ấm lòng.
Họ không lãnh lương như ông. Họ không tròn trịa như ông. Không áo vét, cà vạt sang trọng như ông ngồi không đổ vấy cho cơ chế. Họ miệt mài cứu trẻ đói, che chắn trẻ lạnh, ấp ủ những trẻ thiếu chữ vùng cao bằng những hành động thực tiễn. Họ săm soi từng vết nứt dưới chân các em để biết rằng cần phải xin giày mang lên cho chúng.
Họ ngồi ngắm nghía những trẻ ở truồng không phải bằng đôi mắt tò mò mà cố tìm cách nào che cho chúng trôi qua mùa lạnh.
Họ chụp những tấm ảnh ngây thơ nhưng đói lả của các em không phải để dự thi ảnh nghệ thuật mà muốn những tấm ảnh ấy đánh vào lương tâm dư luận để giúp được phần nào những cộng đồng mang tiếng là Việt Nam nhưng thật khó làm cho giới chức Hà Nội hiểu thế nào là cái đói, cái lạnh của trẻ em miền núi.
Chúng còn một cái đói khác lớn hơn, sẽ làm suy dinh dưỡng trí não của chúng cho đến khi trở thành kiệt quệ, đó là đói chữ.

 

Phải chăng thức ăn của trẻ em đồng bào thiểu số đã chạy về đắp lên đôi má nặng nề của ông? Phải chăng cái đói thảm thương của họ có dính líu tới con đường danh vọng của một đồng hương mang tên Giàng Seo Phử?
Có hay không có ông thì những tộc người ấy vẫn sống, vẫn tìm củ mài củ chuối mà ăn thay vì cơm và gạo như người Kinh. Họ bất cần tới sự trả lời của bộ trưởng Giàng cùng với thứ ngôn ngữ được đánh bóng tới từng dấu phẩy.
Những con người âm thầm sau lưng đang giúp cho các em không được hỏi công khai trên TV và nhiều người tin rằng có hỏi họ cũng không trả lời. Họ khác ông nhiều thứ, từ tâm hồn cho tới bộ dạng. Họ ốm yếu, trong khi ông nung núc. Họ khuân vác những kiện hàng xin được từ xã hội lên tận những nơi tưởng chừng không thể nào lên được trong khi ông ngồi phòng lạnh, chỉ tay năm ngón tới những điều bất cập mà ai cũng biết.
Họ, những con người không muốn nổi danh ấy, đau đáu với những ánh mắt chờ mong rất ngây thơ và đầy bất nhẫn. Những cái tên của các em rất khó phát âm và xa lạ đối với nhiều người nhưng rất quen thuộc với ông vì ông từ vùng núi mà ra. Ông nói chung thứ tiếng nói của họ nhưng không đồng cảm với cái đói, cái khổ đau mà hàng trăm ngàn người đang chịu. Ông cố chứng minh thay Đảng rằng sự đói nghèo của các bộ tộc rất gần gũi với ông là do hoàn cảnh đặc thù của dân tộc.
Ông đã làm tròn trách nhiệm nói dối, lấy nước miếng làm mát những lò điện hạt nhân đang sôi có tên Cao Bằng, Hà Giang, đặc biệt là Lai Châu, Mường Nhé nơi hàng trăm ngàn người H’mông như ông đang ăn củ mài trừ cơm hay đang ở trong các căn nhà chiều cao một thước hai, cố trốn đói bằng cách lên rừng đào củ để sống trong khi Bộ trưởng của họ thủng thình nói rằng tất cả đều do cơ chế!
Tôi cảm thông với ông ở cái góc là ông đã làm tròn công tác lừa dân mà Đảng giao phó. Tôi có thể ghét cái cơ địa của ông nhưng phải nói thật, ông không đủ thông minh để thoát ra khỏi cái bẫy của VTV.
Còn cái góc khác, góc phá hoại của VTV khi mời một con lợn lên thuyết trình về lợi ích của ăn chay thì tôi xin hỏi thẳng: VTV đã nhận của bọn phản động bao nhiêu tiền để làm chương trình này?
Cánh Cò
(RFA Blog’s)

Tin mới nhất về anh Trần Huỳnh Duy Thức tháng 4 / 2013

Người ta sợ anh cầm viết hơn cầm súng
Hôm nay (28/04/2013) gia đình đã thăm Thức tại K1, trại giam Xuân Lộc. Điều ấn tượng đầu tiên là Thức đã lên ký và rắn chắc thấy rõ sau một tháng rưỡi không còn biệt giam. Nhìn Thức phong độ và dường như đang lấy lại thể trạng hồi trước khi bị biệt giam khá nhanh. Thức cho biết là cùng với 5 anh em ở đó tập thể dục rất nhiều, tập cả Yoga. Thức đã có thể tập những động tác khó như trồng cây chuối và cho biết đang cố gắng luyện tập thể hình. Mấy anh em ở đó dạo này ăn nhiều hơn nhờ có lò than riêng nên luôn ăn thức ăn nóng tự nấu, ngày 3 bữa. Mỗi lần các gia đình thăm đều có thể gửi thịt cá, rau củ tươi để anh em nấu. Ngoài những thức ăn đó thì có thể đặt mua căn tin của trại giam những đồ tươi này nhưng không được ngon lắm. Có một tín hiệu cũng tốt đẹp nữa là ở đó họ cho người nhà của các anh em gửi quạt máy vào. Nên bây giờ tất cả 3 phòng đều có quạt, nhờ vậy mà bớt nóng nhiều trong thời gian oi bức hiện nay. Nghe nói có một số loại rau đã bắt đầu thu hoạch nên anh em cũng không thiếu rau tươi. Sức khỏe của 5 anh em khác nghe nói cũng rất tốt. Thức khuyên mọi người bỏ thuốc lá nên giờ chỉ còn anh Cường và anh Tuấn hút. Hầu hết mọi người đều lên cân. Trần Hoàng Giang chế tạo ra những dụng cụ đơn giản nhưng hiệu quả để luyện tập. Việt Khang nghe nói lên ký nhiều so với trước khi vào tù nhưng cũng rất rắn chắc, khỏe mạnh và đang siêng học tiếng Anh do Thức hướng dẫn. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thì rất chịu khó học hỏi, nghiên cứu về kinh tế học. Mấy anh em giúp đỡ chia sẻ cho nhau mọi thứ, từ vật dụng đến kiến thức. Thức khuyên mọi người đọc nhiều và học hỏi lẫn nhau. Nói chung là theo Thức, mọi người rất vui vẻ và tinh thần lạc quan.
Đặc biệt cả nhà đều nhận thấy một sự thay đổi khác lạ trong thần sắc của Thức. Đó không chỉ là sự tự tin lạc quan thường thấy mà còn là phong thái thư thả của người không phải đang ở tù, mà tựa một người bừng sáng sau giông bão như chính điều mà Thức đã nhắn gửi: “Chỉ cần giữ được ánh lửa thì nó sẽ bừng sáng sau giông bão”. Phong thái đó rõ ràng đến mức mọi người trong nhà không thể không nghĩ rằng một vận hội mới đang đến rất tốt đẹp. Nhìn Thức bây giờ cảm thấy dường như mọi lao khổ, bão táp, phong ba đều không thể bám được vào con người Thức. Tất cả đều trôi tuột đi. Phong thái đó tương phản với hình ảnh của Thức trước khi bị bắt. Dù lúc nào cũng tự tin nhưng lúc đó trong Thức ẩn chứa những nỗi lo lắng, ưu tư. Lúc ấy gia đình không hiểu được nguyên nhân nhưng sau khi Thức bị bắt thì đọc các bài viết của Thức mới biết rằng đó là sự trăn trở cho hiện tình đất nước. Còn bây giờ dù nỗi ưu tư ấy vẫn còn nhưng lại không thấy sự lo lắng đó nữa. Thay vào đó là một thái độ điềm tĩnh đến lạ thường.
Gia đình cũng nói về những khó khăn, bất ổn về kinh tế tác động đến đời sống mọi người. Người dân càng lúc càng khốn cùng. Nếu như những lần trước sẽ thấy một thoáng nỗi buồn trong ánh mắt của Thức rồi sau đó là những lời động viên cả nhà, thì lần này Thức không biểu lộ một cảm xúc âu lo nào mà nói ngay: “Đây là một thời cơ vô cùng quý giá của đất nước. Nó không chỉ đưa đến một sự thay đổi tốt đẹp mà còn là cơ hội để thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực hàng ngàn năm nay của Trung Quốc lên đất nước Việt Nam mà không phải đổ máu. Lúc đó dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng cao đầu.” Thức nói kèm một nụ cười cũng rất lạ.
Thức cho biết những người quản lý trại giam cũng thỉnh thoảng ghé gặp nói chuyện với Thức. Họ nói rằng kinh tế sẽ mau chóng phục hồi vì đảng và nhà nước cũng đã thấy được những sai lầm thiếu sót và đang trong quá trình tự thay đổi. Rồi họ khuyên các anh em ở đó cứ yên tâm giữ gìn sức khỏe. Thức cho biết họ đã cho nhận một số sách gia đình gửi vào nhưng vẫn còn hạn chế giấy viết nghiêm ngặt. Thức nói đùa rằng người ta sợ Thức cầm viết hơn là cầm súng.

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ Bà Rịa-Vũng Tàu ra Nghệ An

Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày

 

Ngày 26/4/2013, công an Việt Nam đã bí mật đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu  đi một nơi khác mà không thông báo, không đáp ứng sự tìm hiểu của thân nhân. Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết vào đêm nay Chủ nhật 28/04/2013 tổ chức buổi thánh lễ cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên « vì yêu nước vì chống Trung Quốc bá quyền, vì phục vụ công ích xã hội » nên đã bị lao tù.

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, xuất thân là lính sư đoàn 3 Sao vàng, và cũng là sáng lập viên Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Sau các bài báo tường thuật những tệ nạn bất công trong xã hội và tham gia phong trào biểu tình tố cáo Trung Quốc xâm lược, năm 2008 anh lãnh bản án 30 tháng tù với tội danh trốn thuế, ngày mãn án tù anh lại bị quy thêm tội danh mới « tuyên truyền chống nhà nước » và bị kết án 12 năm tù.

Theo bà Dương Thị Tân, thì hôm nay 28/04/2013 khi cùng con trai Nguyễn Trí Dũng lên nhà tù Xuyên Mộc thăm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì được hai sĩ quan công an thông báo anh Hải đã bị « trích xuất » đi nơi khác mà không nói địa danh. Nhờ lòng tốt của một vài người, bà Dương Thị Tân dò ra được nhà tù mới của sáng lập viên Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là nhà tù số 6, ở tận Nghệ An.

Trả lời RFI, từ Sài Gòn, người vợ cũ của Điếu Cầy tường thuật vụ việc như sau :

« Thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu nói là bộ công an có năm mươi mấy cái nhà tù nhưng tôi không có nhiệm vụ trả lời chị…nói xong thì đi ngay. Tôi nhìn thấy có một công an còn nhỏ mới trung sĩ thôi và một người tù họ nói rất là nhỏ « trại 6, trại 6 »….Tôi hỏi một người bạn từng nhiều lần ở tù thì anh ấy tìm hiểu và bảo ở Thanh Chương, Nghệ An… Trong năm năm qua, đây không phải là lần đầu tiên. Lần chuyển trại tù nào họ cũng làm như thế, như sắp đưa đi thủ tiêu… Bộ công an trả thù anh Hải vì cả cái thể chế này không khuất phục được anh…»

Bà Dương Thị Tân cho biết đã nhờ các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cầu an cho Điếu Cày. Sự kiện anh Nguyễn Văn Hải bị chuyển trại xảy ra cùng lúc với thông tin nữ sinh viên Phương Uyên bị đánh trong nhà giam Long An.

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết vào đêm nay Chủ nhật 28/04/2013 tổ chức buổi thánh lễ cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên « vì yêu nước vì chống Trung Quốc bá quyền, vì phục vụ công ích xã hội » nên đã bị lao tù. Bản thông cáo nhắc đến trường hợp sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên ra tòa ngày 16/05 và phiên xử phúc thẩm 14 thanh niên sinh viên Công giáo và Tin lành.

Theo thông cáo của ban tổ chức, nhân tưởng niệm 38 năm biến cố 30/04/1975, cộng đoàn phục vụ cũng sẽ cầu nguyện cho « đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi chế độ độc tài và tham nhũng ».
Tú Anh (RFI)

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.
Chính sự rối ren, quanh lại trong triều chia phe phái tranh giành quyền lực dữ dội.
Nước Vệ thường tự hào có truyền thống triều đình gắn bó, đoàn kết, ấy vậy mà bỗng dưng xảy cơ sự ấy vì đâu.?
Xưa nay Vệ đoàn kết, bởi Vệ làm chư hầu cho nước lớn, không là Bạch cũng là Tề. Khi quan lại nước Vệ có mâu thuẫn. Sứ thần nước lớn như Bạch, Tề chỉ cần đứng ra dàn xếp là mọi việc ổn thỏa, quan lại Vệ có thể không nghe Vệ Vương chứ không thể trái mệnh của sứ thần thiên tử.
Hơn hai mươi năm nay khi Bạch suy yếu. Vệ quay ra thần phục Tề, dâng đất đai làm lễ chư hầu. Từ đó Vệ ổn định chính sự, khi có khó khăn chỉ cần dâng sớ báo Tề, mọi việc đều êm đẹp. Quan lại trong triều Vệ đua nhau tìm sản vật, tài nguyên dâng Tề làm quà tiến thân. Quan đầu tỉnh chỉ cần phát hiện tài nguyên, gọi người Tề đến khai thác là yên tâm kê cao gối mà ngủ, đến năm đến tháng là tuần tự lên chức. Chính sự nước Vệ vì thế mà yên bình, bốn cõi phẳng lặng.
Bấy giờ Tề Vương mới lên ngôi tên là Tạp Cặn.
Tạp Cặn thấy Vệ tài nguyên đã cạn kiệt, đất đai biên giới đã chia xong phần lợi về Tề. Nước Vệ người đông, của khó dần. Tạp Cặn mới lạnh nhạt không muốn nhận Vệ làm chư hầu nữa.
Nhất là chuyện biển Đông đã an bài trong tay, giờ Vệ có trở tay cũng không kịp. Bao năm qua làm thân chư hầu, để được nương dựa thiên triều. Vệ đã bỏ ngỏ biển Đông cho Tề tung hoành. Giờ cũng chả cần giữ ý, Tạp Cặn thân chinh ra thăm biển, úy lạo quân sĩ, khẳng định chủ quyền biển Đông.
Nhà Sản thấy Tề Vương làm vậy, mà không hề đả động chi đến chuyện có đi, có lại. Lệ thường mỗi khi Tề hoạt động ngoài biển Đông, lại gọi nhà Sản cho người sang Tề để nhận lộc thưởng từ thiên tử, được phủ dụ hãy cầm ít lộc về chia cho các quan, chuyện biển Đông chưa có gì nghiêm trọng. Có sao hãy để bàn sau. Nhà Sản lấy lời phủ dụ ấy mà an ủi nhau yên tâm không phải lo nhiều về biển đảo.
 Đến nay bỗng dưng Tề Vương làm vậy mà chẳng có lời an ủi nào.
Nhà Sản họp bàn, tính xem Tề có ý gì. Trong lúc đang phân tích thì có kẻ than.
– Hỡi ôi, Tề đã bỏ Vệ rồi.!
Kẻ ấy trần tình rằng, lúc thấy nước Phạn đổi chính sự, không theo Tề làm chư hầu phên dậu nữa, cái cách chính sự mới. Tề hối tiếc đã muộn mới nghĩ rẳng Phạn là nước dân chúng thuần hậu, còn phản thiên triều. Huống chi bọn dân Vệ bao dời nay cứng đầu, cứng cổ. Bởi thế Tề quyết bỏ Vệ trước với châm ngôn ” ta thà phụ người chứ không để người phụ ta “.
Triều đình than dài, đổ lỗi cho nhau. Có kẻ bảo rằng sở dĩ Tề mất lòng tin, vì tại nước Vệ có bọn nho sĩ chuyên tụ tập ở kinh thành phản đối Tề kéo dài mấy năm. Vì không trị đám ấy , nên Tề mới không tin nước Vệ trung thành nữa.
Kẻ khác bác rằng ; tại không kiếm được tài nguyên cho Tề nữa mới vậy, chứ đám người đó bao lâu nay đe nẹt, bắt giữ, khủng bố, bỏ tù … còn dám phản đối nữa đâu.
Các quan đổ lỗi cho nhau mãi không nghĩ ra cách nào lấy lòng Tề. Ra về trong bụng các quan đều hiểu rằng Tề không nhận Vệ làm chư hầu, thì nước Vệ có vua cũng như không. Ngày sau chính sự ắt rối ren, bởi thế quan lại bậc trung ra sức vơ vét tích của phòng thân, bán tống tháo đất đai, biêt thự để tậu vàng. Đặt thêm nhiều thứ lệ để thu bạc trong thiên hạ, tăng giá những mặt hàng độc quyền. Quan đại thần lớn thì tính đến tiếm đoạt ngôi vua, loại trừ những đối thủ đáng gờm. Đủ các mưu kế tung ra, từ thanh tra , kiểm kê, tin đồn để triệt hạ nhau bằng mọi thủ đoạn.
 Nước Vệ rối ren suy ra cũng vì do Tề không nhận làm chư hầu nữa.
Trước kia có ý kiến trong triều nói rằng : để bọn nhân sĩ, trí thức tụ tập phản đối thiên triều, thế nào cũng ảnh hưởng quan hệ, làm mất ổn định chính trị.
Giờ nghe cũng có lý. Há chả phải bọn đấy mà khiến cho Tề thiên tử thấy không tin tưởng nhà Sản nước Vệ sao.? Tội chẳng do quan quản lý tài nguyên, tội chả phải quan trông coi biển đảo.
Mà do cái đám biểu tình phản đối Tề gây ra cả. Bây giờ có đem xử bọn ấy để lấy lòng Tề cũng đã muộn.
 Tề đã ngoảnh mặt đi, chính sự nước Vệ không có ai cầm cương chỉ hướng, chả biết về đâu, lúc rối bời mới nghĩ chuyện đào sâu chủ nghĩa lý luận để tìm đường đi.
Ác thay !  Xưa nay tiền nhân  có soạn sách nào dạy làm chư hầu  đâu để mà nghiên cứu. Toàn là tự từng thời điểm thích hợp vừa làm chư hầu vừa nghiên cứu bổ sung lý luận. Giờ mà soạn xong lý luận Chư Hầu Xã Hội Thuyết thì đến bao giờ mới xong.
Chi bằng quay ra vơ vét, mà đã vơ vét thì tất tranh dành, mưu hại nhau. Lẽ đời thường là vậy, chả cần tiền nhân nào chỉ ra trong sách cả.
Phận nước chư hầu bị bỏ rơi, cũng như phận đầy tớ bị chủ bỏ rơi. Đổ lỗi cho nhau chán thì quay ra đánh lộn nhau.
Đầy tớ đánh nhau thì gia súc đói khổ, bọn quan lại đánh nhau thì dân chúng lầm than. Nước phải mạt thì mới hưng được.
Giờ Vệ mới là lúc đang mạt.
Người Buôn Gió

13 câu hỏi thách Thủ tướng trả lời

‘Hiệp sĩ’ Đàm Đức Đam của chúng tôi đã chính thức đăng đàn thách đấu tranh luận công khai trên diễn đàn cùng Thủ Tướng với 09 câu hỏi đã được đặt ra. Hôm nay ‘Hiệp sĩ’ Trần Hưng Quốc – Người vừa trả lời phỏng vấn Báo International Business Times hôm 17/9/2012 sẽ đặt ra những câu hỏi tranh luận về những tố cáo liên quan đến gia đình Thủ Tướng  cùng các Bố già lũng đoạn kinh tế đất nước.

1. Bằng cách nào mà em vợ Thủ Tướng, Trần Minh Chí và con gái Nguyễn Thanh Phượng có thể trở thành sở hữu chủ 20.000 m2 đất ‘kim cương’ tại 3A Tôn Đức Thắng từ tay Tổng cục 2? Một khu đất lịch sử của đất nước. Thủ Tướng có dám khẳng định việc này là bình thường, Thủ Tướng hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến thương vụ này và bất cứ cô mít, anh xoài nào cũng có thể dành được nếu đưa ra công khai đâu thầu?
2. Nhân dân tố cáo gia đình Thủ Tướng tổ chức sòng bài trá hình bằng dự án sinh Thái U Minh Thượng và đây chính là nơi đánh bài để hợp thức hóa những đồng tiền tham nhũng, hối lộ Thủ Tướng qua ông em vợ Trần Minh Chí. Thủ Tướng có dám công bố trước nhân dân thế giới nếu chúng tôi cung cấp bằng chứng và nhân chứng, Thủ Tướng có thể đảm bảo cho nhân dân công tâm xét xử?
3. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc cất công lên thăm Mỏ Núi Pháo tuyên bố doạ đuổi nhà đầu tư nước ngoài ra, để rồi sau đó vài tháng Tập đoàn Masan lấy được Mỏ núi Pháo từ tay nhà đầu tư nước ngoài và xin hỏi cái hợp đồng tư vấn của Bản Việt về thương vụ Núi Pháo này là bao nhiêu? Thủ Tướng có dám khẳng định nếu Tập đoàn Masan không thông qua Nguyễn Thanh Phượng thì có thể dễ dàng đuổi nhà đầu tư nước ngoài ra để mua rẻ dự án Núi Pháo được không?
4. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh được vay trên 2.376 tỷ đồng ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Là Chính sách của Nhà nước chỉ tài trợ các dự án thuộc diện Quốc Kế, dân sinh và lại  được bảo lãnh của Chính Phủ vay 130 triệu USD của tổ chức tín dụng nước ngoài để khai thác Núi Pháo – Mỏ Vonfram lớn thứ nhì Thế giới?
5. Tại sao Ông em ruột của cột chèo Thủ Tướng được lên giữ chức vụ Chủ tịch của Sabeco trong khi đã sử dụng công an để điều tra các vị Lãnh đạo cũ mấy năm không kết luận được và tại sao vội vã đồng thời cùng với việc phù phép giảm tỷ lệ cổ phần của nhà nước và Masan đang nhắm để cướp miếng bánh ngọt với bản hợp đồng tư vấn của cô con gái Rượu? Thủ Tướng có thể nói rằng mình vô can?
6. Thủ Tướng trả lời thế nào về tố cáo: Tập đoàn Masan của Nguyền Đăng Quang và Hồ Hùng Anh cùng với Nguyễn Thanh Phượng lên kế hoạch thâu tóm GTEL và Mobifone?
7. Thủ Tướng trả lời thế nào việc Tập đoàn Masan đã thâu tóm được 51% Vinacafe Biên Hoà sau khi ký hợp đồng tư vấn trả ‘công tư vấn’ gần 100 tỷ đồng với Bản Việt mà không cần thông qua đấu thầu? Đây có phải là hợp đồng trá hình cho việc ‘hối lộ’? Tại sao Vinacafe  không được bố cáo  cổ phần hoá rộng rãi cho các nhà đầu tư biết để tham gia? Thủ Tướng có dám khẳng định Vinacafe chuyển nhượng cổ phiếu cho Tập đoàn Masan là hoàn toàn tự nguyện và nếu Masan không  thông qua Nguyễn Thanh Phượng thì họ vẫn thâu tóm được Vinacafe? Nếu các cổ đông Vinacafe đệ đơn tố cáo họ bị ép bán thì Thủ Tướng có huỷ bỏ thương vụ thâu tóm này mà KHÔNG quy kết họ ‘phản động’ và KHÔNG đẩy an ninh vào điều tra doạ nạt bắt bớ họ?
8. Thủ Tướng trả lời thế nào về dư luận tố cáo vợ chồng con gái Thủ Tướng tham gia tư vấn mua Tàu Hoa Sen cho Vinashin đã đẩy giá tăng vài chục triệu USD. Tương tự, Thủ Tướng trả lời thế nào về dư luận tố cáo vợ chồng con gái Thủ Tướng tham gia tư vấn mua ụ nổi và tàu già cỗi hư hỏng cho Vinalines góp phần vào sự phá sản của Vinalines và Dương Chí Dũng bị bắt. Thủ Tướng có đồng ý chỉ đạo cơ quan điều tra và Bộ ngoại giao gởi công hàm cho các nước bạn tham gia điều tra làm rõ sự tố cáo này?
9.  Bằng Hợp đồng tư vấn với Bản Việt được trả hàng trăm tỷ đã giúp Holcim mua được nhà máy xi măng Cotec với giá rẻ mạt bằng 50% thị trường vào năm 2010 mà không cần phải thông qua đấu thầu. Đây có phải là một dạng trá hình hối lộ và mua bán lợi thế con gái Thủ Tướng? Thủ Tướng có dám chắc rằng bất cứ một công ty Mít, xoài, ổi nào cũng có thể thực hiện được phi vụ này?
10. Tại sao Bản Việt có thể mua lại được cổ phần của Ngân hàng Gia định từ Vietinbank bằng đúng mệnh giá để trở thành sở hữu chủ của Ngân hàng Gia Định mà sau này được đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt với lô -gô là con Phượng bay lên! Thủ Tướng có dám đoan chắc rằng: Nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con gái Thủ Tướng thì Vietinbank này có dễ dàng chuyển nhượng cổ phần bằng mệnh giá mà mình đang nắm giữ cho Bản Việt không?
11. Tại sao Vietcombank lại ưu ái tham gia 30% vào Ngân hàng Gia định với giá mua bằng 1.7 lần vào tháng 9/2011 từ Nguyễn Thanh Phượng và Bản Việt khi mà Ngân hàng này là một ngân hàng nhỏ, mất thanh khoản, trong khi với giá cổ phiếu như vậy Vietcombank thừa sức để có thể tham gia vào những ngân hàng tốt hơn trên sàn chứng khoán như Sacombank? Và khi đã trở thành cổ đông chiến lược thì đã rót cho NH Bản Việt vài chục ngàn tỷ đồng. Thủ Tướng có dám khẳng định rằng Nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con gái Thủ Tướng thì Vietcombank sẽ tham gia mua cổ phiếu giá cao và ‘ưu ái’ rót tiền cho vay Liên ngân hàng như vậy không?
12. Chúng tôi tố cáo Nguyễn Thanh Phượng đã nhận 1500 tỷ đồng từ Trầm Bê gián tiếp góp phần cho việc thâu tóm Sacombank. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc này?
13.  Theo 19 Điều Đảng Viên không được làm, đề nghị Thủ Tướng trả lời mình đã vi phạm bao nhiêu điều? Việc con gái Thủ Tướng tham gia hoạt động kinh tế thuộc phạm vi Thủ Tướng quản lý  có vi phạm Nghị Quyết TƯ về chỉnh đốn Đảng không? Có đúng Thủ Tướng đã trả lời “Con cái lớn làm ăn thì phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”?

Trần Hưng Quốc

Còn tiếp
(QLB)

Lần đầu tiên VN lên án việc “thờ Hồ Chí Minh”

Chân dung “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh” Nguyễn Thị Điền. (Hình: báo Công an Nghệ An)
Lần đầu tiên, báo chí CSVN công khai lên án việc thờ cúng Hồ Chí Minh và gọi việc thờ cúng đó là “tà đạo”.
Tờ Công an Nghệ An vừa đăng một bài có tựa là  “Sự thật về tà đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”. Bài này kể về tôn giáo mới mang tên “Tâm linh Hồ Chí Minh”, do một nông dân tên là Nguyễn Thị Điền, 53 tuổi, ngụ tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ), sáng lập.
Năm 2001, bà Điền bắt đầu ngưng làm ruộng, lập bàn thờ Hồ Chí Minh, viết sách truyền đạo. Ngoài việc đặt tượng Hồ Chí Minh để thờ, bàn thờ này còn treo cả quốc kỳ, đảng kỳ, sau đó bà Điền gọi căn nhà của bà là “Điện Hoàng Thiên Long”. Theo bà Điền thì Hồ Chí Minh “ngự” tại đó và bà là… “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.
“Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh” tuyên bố, có thể chữa bách bệnh bằng nước lã lấy từ “Tổng kho Nước thánh” (vốn là nhà một người con rể sống tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình).
Đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” có một “Hội đồng Tu gia”. “Hội đồng Tu gia” thu nạp tín đồ qua việc gọi là “quy”. Muốn “quy” phải nạp 600.000 đồng.
Tại Việt Nam, trước nay, có không ít người tự xưng là đại diện cho “cõi trên”, xuống trần “cứu nhân, độ thế”, chữa bệnh bằng nhang, nước lã. Hoạt động của những người này thường bị báo chí bêu riếu, chính quyền địa phương ngăn cản, công an đưa đi cải tạo bởi truyền bá “mê tín đị đoan”.
Nhà của Đinh Công Tùng, con rể “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh” Nguyễn Thị Điền. Nơi đặt “tổng kho Nước thánh” của đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”. (Hình: báo Công an nhân dân)

 

Đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” là một ngoại lệ. Vì  sao? Tờ Công an Nghệ An cho biết, chính quyền và công an nơi bà Điền cư trú, đã từng mời bà Điền lên làm việc nhiều lần nhưng bà Điền phản đối. Bà ta cho rằng, những việc bà ta đã làm không phải là “mê tín đi đoan”, mà tuân theo “sự chỉ bảo của Hồ Chí Minh”. Đây có thể là lý do, giúp bà Điền yên ổn “hành đạo” và “truyền đạo” suốt từ năm 2001 đến nay.
Thật ra thì Công an Nghệ An không phải là tờ báo đầu tiên chỉ trích bà Nguyễn Thị Điền. Nếu tra cứu trên Internet thì có thể thấy tờ Công an nhân dân của Bộ Công an Việt Nam, đã từng phê phán những hoạt động của bà Điền hồi năm 2009. Tuy nhiên tờ Công an nhân dân chỉ viết chung chung về việc bà Điền truyền bá “mê tín, dị đoan”, chứ không hề đề cập tới chuyện bà ta thờ cúng Hồ Chí Minh và là… “Nữ thần giao liên kiêm lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.
Có thể lý do buộc tờ Công an Nghệ An phải nêu tên “tôn giáo” do bà Điền sáng lập, kể cặn kẽ về “tôn giáo” này và trở thành tờ báo đầu tiên, gọi những việc có liên quan đến chuyện thờ cúng Hồ Chí Minh là tà đạo vì cuộc diễn hành mà “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” tổ chức ở Nghệ An.
Theo tờ Công an Nghệ An thì bà Điền có một đệ tử tên là Phạm Thị Thuận, sống tại thành phố Vinh. Bà Thuận đã truyền “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” cho một số người sống ở thành phố này. Hiện giờ, tín đồ của “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”, sống tại thành phố Vinh có khoảng 50 người và theo tờ Công an Nghệ An thì đó là những “đảng viên, đang đau bệnh, có con cái nghiện ma túy, đi tù…”.
Tín đồ của “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh” vừa mới tổ chức một buổi diễn hành, với bốn xe kéo tay, kết hoa, treo những biểu ngữ: “Đoàn kết đại đoàn kết. Thành công đại thành công” và các “thùng công đức” được kẻ hai câu: “Nước sông công lính, có lính cụ Hồ”, “Giải phóng thủ đô có hũ gạo tiết kiệm”!
CSVN đã từng dùng nhiều cách để thần thánh hóa Hồ Chí Minh, trong đó có cả việc cổ súy lập “đền thờ”, đặt tượng Hồ Chí Minh trong chùa. Bây giờ, với sự xuất hiện và tồn tại của cái gọi là “đạo Tâm linh Hồ Chí Minh”, báo chí CSVN buộc phải mở miệng lên án “sự lợi dụng lãnh tụ, thần thánh hóa lãnh tụ”.
(Người Việt)

Khi chính quyền và doanh nghiệp chung một cuộc chơi

Tinh thần của hai câu chuyện dưới đây về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn.
Ở tuổi ngũ tuần, vị doanh nhân tên T. vẫn ám ảnh bởi ngày 31-7-2008. Tám giờ tối hôm đó, ông lấy được chữ ký, và một giờ sau thì lấy được con dấu cho giấy phép xây dựng một dự án bất động sản ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Giấy phép được giới chức tỉnh cấp nhanh “thần kỳ” vì chỉ vài giờ sau đó, Mê Linh đã thuộc về thủ đô Hà Nội mở rộng, theo quyết định của Quốc hội. Ông T. nhớ lại, cầm giấy phép trong tay đêm đó, ông nghĩ mình đã “trúng quả”, nhất là khi cơn cuồng nộ của thị trường bất động sản đang lên cao trào.
Nhưng cuộc đời không như mong đợi. Dự án của ông nay đã bị ách lại như phần lớn các dự án được cấp phép ồ ạt trước khi Hà Nội mở rộng. Trong 744 dự án bất động sản được cấp phép, có tới 500 dự án bị đình chỉ thi công. Chính quyền Hà Nội và Bộ Xây dựng đã nhận định, việc cấp phép cho hầu hết các dự án này của giới chức Hòa Bình và Vĩnh Phúc đều “quá gấp gáp” hay “siêu tốc”. “Tưởng may mà hóa ra lại là họa”, ông than thở.
Câu chuyện của vị doanh nhân trên, cũng như của các chủ đầu tư 744 dự án bất động sản đặt ra vấn đề về quan hệ giữa họ với những quan chức liên quan. Họ đã bỏ ra bao nhiêu để thuyết phục được các quan chức cấp phép cho các dự án đó với thời gian “siêu tốc”, trong khi một dự án bất động sản bình thường khác phải mất tới ba năm mới có giấy phép, theo Bộ Xây dựng. Dĩ nhiên là vị doanh nhân không thể tiết lộ câu trả lời.
Quản lý đất đai là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng. Ảnh: Tuệ Doanh.

Rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác.

Liên quan câu chuyện đất đai, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Giáo sư Trần Phương, cũng có nhiều kinh nghiệm khi thành lập trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Ông kể lại, khi ông và các vị giáo sư xin 1 héc ta đất để xây trường sau khi đã trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, họ đã phải mất bảy năm, lấy hơn 100 con dấu và chữ ký mới nhận được giấy phép. Hơn nữa, ông phải mất ba năm, qua rất nhiều “cửa” mới xin được cái giấy phép thành lập trường.
Ông Phương nhận xét trong một bài viết gần đây, người “cho” chỉ cho một chữ “đồng ý”, ngoài ra không có một thứ gì khác để cho cả. Còn người “xin” thì mất rất nhiều thứ, từ công sức, thời gian, cơ hội và cả tiền bôi trơn nữa.
Tinh thần của hai câu chuyện trên về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn. “Hà Nội bôi cũng không trơn”, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải thốt lên khi chủ trì cuộc họp gần đây về cải cách hành chính ở thủ đô. Ông khẳng định, các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, và ở các địa phương khác “có bôi thì trơn”, không như thủ đô.
Song, tình hình ở nhiều địa phương khác cũng không sáng sủa hơn. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương gần đây chỉ ra rằng, rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác. Một dự án đầu tư xây dựng liên quan đến đất đai phải đi qua 10 cửa kiểm tra, phê duyệt, thẩm định, mất tới 400 ngày mới có hy vọng thành công. “Người ta đã cài cắm rất nhiều giấy phép con vào trong các quy định pháp luật”, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nói. Bản thân ông và các đồng sự nay đã không còn lửa để thống kê về giấy phép con được mô tả như “Phạm Nhan”, bị chặt đầu này thì mọc đầu khác.
Quản lý đất đai chỉ là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng, theo một khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện, được công bố hồi tháng 11 năm ngoái. Đại bộ phận (hơn 82%) người dân được điều tra cho rằng, tham nhũng rất phổ biến ở phạm vi cả nước. 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức. Gần 63% doanh nghiệp cho rằng, chi phí không chính thức tạo ra cơ chế ngầm giải quyết được công việc một cách nhanh chóng, và 53% cho rằng nó khiến cán bộ tích cực thực hiện công việc.
Khảo sát nhận định: “Nhìn chung mọi người đều nhất trí rằng, ít trường hợp tham nhũng bị phát hiện hơn chỉ có nghĩa là tham nhũng đang trở nên phức tạp và tinh vi hơn, chứ không phải tình hình tham nhũng đã thuyên giảm”. “Tại sao tham nhũng lại phổ biến như vậy? Tại sao lại khó loại trừ tham nhũng đến như vậy?”, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đặt hàng loạt câu hỏi tại buổi lễ công bố báo cáo.
Là một trong những người cọ xát thực tế nhiều nhất trong quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp suốt tám năm qua khi thực hiện báo cáo Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ông Đậu Anh Tuấn, Phó ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, biết rõ thực trạng này. Ông nói: “Quy mô và phạm vi hối lộ để giành hợp đồng làm ăn với cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước đang trên đà gia tăng”. Báo cáo PCI vừa công bố cho biết, có tới 41% doanh nghiệp đưa hối lộ để giành hợp đồng với cơ quan nhà nước trong năm 2012, tăng rất nhiều so với mức 23% của năm 2011.
Ở góc độ toàn cầu, mức độ tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đáng quan ngại. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 2012 xếp thứ 123, tụt 11 hạng so với 2011, thấp hơn cả Philippines (105) và Đông Timor (113).
Chứng kiến xu thế này, và môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh không khỏi buồn lòng. Ông viết trong bài tham luận cho Diễn đàn Kinh tế mùa xuân được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ở Nha Trang gần đây: “Trong xã hội đã xuất hiện những động lực làm giàu nhanh bằng các thủ đoạn bất chính, thông qua các mối quan hệ với một số người có chức, có quyền. Các giá trị đạo đức của xã hội bị thách thức hay đảo lộn. Xã hội ngày càng phân hóa, khoảng cách giữa người dân và giới cầm quyền ngày càng xa cách”.
Đến nay thì doanh nhân T. đã không “trúng quả” như kỳ vọng do thị trường bất động sản đang trên đà đổ dốc. Ông cũng sẽ không nằm trong số các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho thị trường bất động sản, như Bộ Xây dựng đang đề nghị Chính phủ. Ông bị gạt ra bên lề, trong khi cuộc chơi lại bắt đầu tiếp tục với người khác.
Tư Giang
(TBKTSG)

Thực trạng nợ công: Nhìn lại báo cáo của Chính phủ

Nếu những con số thống kê vẫn tiếp tục “khuất tất”, e rằng cơ hội cho Việt Nam đón nhận sự tiếp ứng từ bên ngoài sẽ chỉ còn rất hạn hẹp. Thậm chí là ngược lại, có thể một lúc nào đó cộng đồng quốc tế sẽ quay lưng với Việt Nam.
Gấp đôi!
Chỉ trong tháng 4/2013, liên tiếp những con số về nợ xấu và nợ công quốc gia đã được “tiết lộ”.
Tiếp theo Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang, một cuộc hội thảo khoa học có tên “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam” được tổ chức bởi Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.
Tất nhiên, nhiều thành viên tham dự cuộc hội thảo trên có thể hiểu rằng châu Âu có vấn đề của riêng họ, còn Việt Nam lại có thể là một ngoại lệ khác biệt, mà nếu không cẩn thận thì không thể so sánh chúng ta với những nước bị coi là chúa chổm như Ý, Tây Ban Nha, Ireland, mà chỉ có thể tương xứng với Hy Lạp và Síp.
Có thể nói lần đầu tiên, giới chuyên gia khoa học ở Việt Nam tỏ ra phóng khoáng đến thế trong việc “gợi mở” những con số mà trước đây thuộc loại “cấm kỵ”. Một giảng viên của Đại học Almamer ở Ba Lan cho biết tính theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công Việt Nam Nam phải lên đến 128 tỷ  USD, tương đương với 106% GDP năm 2011, TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng đồng thuận với ý kiến đó.
Vào năm 2011, GDP Việt Nam là 122 tỷ USD.  
Trong bối cảnh hoàn toàn khác biệt, vào cuối năm 2012, báo cáo của Chính phủ gửi cho các  đại biểu quốc hội lại cho biết nợ công của Việt Nam chỉ khoảng 67 tỷ USD, chiếm có 55,4% GDP.
Chiếu theo con số báo cáo trên, rõ ràng đã tồn tại một khoảng cách rất lớn giữa điều được coi là “thống kê” của các cơ quan hữu trách với hiện trạng mà giới chuyên gia xem là con số thực. Khoảng cách này có thể lên đến ít nhất 60 tỷ USD.
Cần nhắc lại, sau khi báo cáo của Chính phủ Việt Nam được công bố, một chuyên gia thống kê hàng đầu, người từng là vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia thuộc Cục thống kê Liên hiệp quốc – TS Vũ Quang Việt – đã phản bác khi cho rằng nếu tính đúng chuẩn của Liên hiệp quốc, số  thực nợ công quốc gia của Việt Nam phải lên  đến 129 tỷ USD.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công được hiểu là nợ của chính phủ cộng thêm nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên theo TS Vũ Quang Việt, Chính phủ Việt Nam đã không coi nợ của doanh nghiệp nhà nước là một phần của nợ công và  do đó đã không tính khoản 62 tỷ USD của khối này vào nợ quốc gia.
Theo quan điểm của ông Việt, vì Nhà nước làm chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước nên Nhà nước không thể phủi tay để chủ nợ đòi bán tài sản thu nợ theo đúng luật phá sản. Một trong những trường hợp  điển hình mà ông dẫn chứng là nợ của Vinashin đã được chính quyền dồn cho các doanh nghiệp nhà nước khác phải trả.
Trong một chứng minh khác, ông Việt dẫn lời ông Vương Đình Huệ từ hồi làm Bộ trưởng Tài chính nói có tới 30 tập đoàn và tổng công ty có  số nợ lớn gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong số này có 8 doanh nghiệp nợ gấp 10 lần vốn và 10 doanh nghiệp nợ từ 5-10 lần.
“Như vậy có lẽ 30 tập đoàn này đã mất khả năng trả nợ” – TS Vũ Quang Việt nhận định.
Khuất tất?
Trong cuộc hội thảo về nợ công vừa tổ chức tại Việt Nam, chủ đề nợ của doanh nghiệp nhà nước bị bỏ qua cũng được “gợi mở”. Theo TS Nguyễn Trọng Hậu của Ba Lan, trong khi thế giới có 5 tiêu chí về nợ công chung, thì Việt Nam chỉ có 3 tiêu chí. Hai tiêu chí không được Việt Nam tính vào nợ công là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản nhà nước vay của quỹ hưu trí.
Cũng như TS Vũ Quang Việt, ông Hậu dẫn lại vấn đề Vinashin với khoản nợ hàng tỷ USD không được tính vào nợ công, trong khi ở các nước khác, doanh nghiệp nào có vốn nhà  nước dù chỉ một vài phần trăm, khi vay nước ngoài cũng phải tính vào.
Cũng cần nhắc lại, Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang đã lần đầu tiên phát ra con số nợ xấu của nền kinh tế Việt Nam với ước tính vượt quá 500.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các báo cáo của những cơ quan đặc trách về tình hình này chỉ thừa nhận nợ xấu vào khoảng 170.000 tỷ đồng.
Khoảng chênh lệch đã lên đến 3 lần. 
Hiển nhiên sự chênh biệt giữa con số thực tế và số báo cáo như trên có thể coi là “khủng khiếp”. Tình hình đó cũng cho thấy một trong những vấn đề trầm trọng nhất đối với nền kinh tế và cả với chính sách công ở Việt Nam là thực trạng thống kê. Không những thiếu chính xác, trong nhiều trường hợp thống kê còn trở nên thiếu minh bạch một cách khó tả và đáng ngờ.
Phải chăng cái mà xã hội đang bức xúc về “căn bệnh thành tích đã trở nên mãn tính” đã làm cho nhiều số liệu thống kê bị sai lệch? Rất có thể là như vậy. Nhưng chỉ như vậy vẫn là chưa đủ.
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam gửi các đại biểu quốc hội vào cuối năm 2012 cũng nêu ra một hứa hẹn là nợ công quốc gia sẽ không vượt quá 65% vào năm 2015. Dĩ nhiên, 65% là giới hạn nguy hiểm mà bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải dè chừng. Nhưng lời hứa hẹn đó chỉ hợp lý nếu quả thực con số nợ công hiện nay không phải là 128 tỷ USD mà chỉ có 67 tỷ USD.
Có nghĩa là từ đây đến năm 2015, nợ vay nước ngoài sẽ tiếp tục tăng lên mà vẫn chưa bị coi là “nguy hiểm”.
Nhưng trong trường hợp ngược lại, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng bất hợp lý  khi cách tính toán theo tiêu chuẩn Liên hiệp quốc lại tỏ  ra phù hợp hơn hẳn cách nhìn có vẻ cảm tính của giới chức điều hành kinh tế Việt Nam.
Nếu trường hợp trái ngược như trên xảy ra, ngay giờ đây nay vấn đề nợ công Việt Nam đã vượt quá giới hạn nguy hiểm và  có thể tiến tới một điểm bùng vỡ  trong một tương lai không quá xa.
Không thể so sánh Việt Nam với một số quốc gia có tỷ lệ nợ công cao như Nhật Bản, Mỹ, bởi tiềm lực kinh tế và dự trữ ngoại hối của các quốc gia này là “không thể so sánh” với Việt Nam. Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam, vốn đang quá mong manh và yếu chân đứng, sẽ có thể suy sụp hoàn toàn với chỉ một cú nhấn nợ công.
Minh bạch là một yếu tố tiên quyết để Việt Nam hội nhập thương mại quốc tế và cả những chủ đề lớn khác như quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Nhưng nếu những con số thống kê vẫn tiếp tục “khuất tất”, e rằng cơ hội cho Việt Nam đón nhận sự tiếp ứng từ bên ngoài sẽ chỉ còn rất hạn hẹp.
Thậm chí là ngược lại, có thể một lúc nào đó cộng đồng quốc tế sẽ quay lưng với Việt Nam.
Việt Thắng

(Sống mới)

Khó thi hành án vụ Vinashin

Việc thu hồi các khoản tiền sai phạm sau vụ Vinashin đang gặp nhiều khó khăn do bất động sản đóng băng và các doanh nghiệp liên quan trực thuộc Bộ GTVT không quyết tâm
Bộ Tư pháp vừa có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị nhắc nhở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực thực hiện các yêu cầu theo quy định trong việc thu hồi số tiền sai phạm của các bị cáo trong vụ án Vinashin đã có hiệu lực từ cuối năm 2012.

 

Ngoài việc lãnh án hình sự, Phạm Thanh Bình phải bồi thường số tiền lớn
cho các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.

Nhiều bất cập

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết thi hành án dân sự (THADS) những tháng đầu năm 2013, lãnh đạo Bộ Tư pháp nhận định việc thu hồi rất nhiều khoản tiền, tài sản lớn của Nhà nước đang gặp không ít khó khăn; kết quả thi hành án đạt thấp; năng lực, trình độ, phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành ở nhiều đơn vị còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ, thậm chí yếu kém…
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp), cho biết rất nhiều cơ quan THA địa phương “kêu” gặp nhiều khó khăn khi THA các vụ việc có giá trị tài sản lớn, điển hình nhất là tại Vinashin vì tình hình kinh tế khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng suốt thời gian qua. Nhiều tài sản kê biên để THA nhưng lại không bán được. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành còn nhiều bất cập khiến việc sớm truy thu số tiền sai phạm nộp về ngân sách Nhà nước không hề dễ dàng.
Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, yêu cầu tập trung chỉ đạo việc tổ chức THA đối với các địa phương có nhiều án, án lớn, phức tạp và những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Nể nang “sếp” cũ?
Bà Vũ Thị Hằng, Tổng cục THADS, cho biết Vinashin là vụ án lớn, phức tạp; hầu hết các đương sự đều là quan chức, giữ vị trí quan trọng như giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của các công ty – bên THA.
Ngoài việc phải thực hiện bản án hình sự, phán quyết của hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) tuyên 6/9 đương sự nộp án phí tổng cộng 2 tỉ đồng, liên đới bồi thường cho các công ty do mình lãnh đạo và gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi xét xử vụ án, tòa án các cấp đã không áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự dẫn tới việc THA gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy định, sau khi bản án có hiệu lực, bên được THA là các doanh nghiệp Nhà nước phải có đơn yêu cầu THA làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành. Tuy nhiên, bên được THA là 6 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ GTVT lại lơ là trong việc gửi đơn yêu cầu khiến việc ra quyết định THA bị chậm chễ.
Nhiều ý kiến cho rằng sự chậm trễ triển khai thu hồi các khoản tiền sai phạm trong vụ Vinashin xuất phát từ việc nể nang “sếp” cũ của 6 doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết đã nhận được văn bản “đốc thúc” của Bộ Tư pháp về việc phối hợp thi hành bản án dân sự trong vụ Vinashin. Bộ GTVT đã chỉ đạo Vinashin, Vinalines, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành các thủ tục cần thiết, phối hợp Bộ Tư pháp thu hồi số tiền được “thụ hưởng” từ các đương sự trong vụ án này. Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ GTVT), nếu có sự chậm trễ trong việc yêu cầu THA thì trách nhiệm là của các đơn vị trực thuộc do Vinashin và Vinalines quản lý.
Cần có ban chỉ đạo THA vụ Vinashin
Theo bản án của TAND Tối cao, các ông Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin), Trần Văn Liêm (nguyên trưởng Ban Kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc Công ty Viễn Dương) cùng liên đới bồi thường cho Vinashin hơn 991 tỉ đồng. Ông Bình cùng các ông Nguyễn Văn Tuyên (nguyên giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh), Đỗ Đình Côn (nguyên phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) liên đới bồi thường cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh gần 35 tỉ đồng. Ông Bình và ông Tô Nghiêm, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, liên đới bồi thường cho công ty này trên 33,6 tỉ đồng…
Nhiều ý kiến cho rằng cần thành lập ban chỉ đạo THA vụ Vinashin để chỉ đạo việc THA được thống nhất, kịp thời và hiệu quả.

(Người Lao động)

Tìm giải pháp ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc ít người

(sao hôm trước không hỏi Mr Giàng Seo Phủ chuyện này nhỉ!)

Ngày 25.4, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học về đề tài “Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số”.
Theo khảo sát của Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 131 vụ tự tử, trong đó có hơn 70 người tử vong. Tình trạng này chủ yếu xảy ra tại các huyện miền núi như An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, nơi có nhiều đồng bào Hơ-rê, Ba-na, Chăm… sinh sống.

 

Báo động tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số tự tử
Thiếu hiểu biết, không được chăm sóc, tư vấn về y tế… khiến nạn tự tử trong đồng bào dân tộc ít người gia tăng. Trong ảnh là cảnh cấp phát thuốc cho đồng bào Ba Na ở huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định)
Trong đó, dân tộc Bana chiếm 58 trường hợp, dân tộc H’rê 44 trường hợp và dân tộc Chăm 6 trường hợp. Những trường hợp tự tử thuộc mọi lứa tuổi nhưng số người từ 20-35 tuổi có đến 160 vụ (chiếm 55% tổng số vụ).
Đa phần những trường hợp tự tử hầu hết đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, 85,8% trong đó thuộc diện hộ nghèo. Lý do tự tử là do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn với người trong làng, đau ốm kéo dài…
Theo ông Nguyễn Đình Thanh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, nạn tự tử “lây lan” rất nhanh do tâm lý “bắt chước” trong cộng đồng. Tại huyện An Lão, ở xã An Quang có 8 trường hợp tự tử thì trong đó có đến 7 người chọn cùng cái chết thắt cổ; ở xã An Hưng, có 8 trường hợp tự tử, thì có đến 6 trường hợp chọn cách chết bằng thuốc trừ sâu… Tại huyện Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Sơn có hầu hết các trường hợp tự tử (9 vụ) đều chọn cách thắt cổ, xã Vĩnh Thuận có 7 trường hợp tự tử thì tất cả đều chọn cách uống thuốc trừ sâu…
Ngoài vấn nạn tự tử, những tập tục lạc hậu cũng đã cướp đi 33 sinh mạng của đồng bào vùng cao ở các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh… Trong đó, liên quan đến nghi cầm đồ thuốc độc 17 vụ, nghi ma gang 9 vụ, nghi ma lai 3 vụ…
Hoàng Trọng
(Thanh niên)

Danlambao 29/4/2013

30/4 lại đến rồi, con ơi mau về đi kẻo muộn!

Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) – Nhân mừng thọ tuổi 70 của tôi lại vào dịp nghỉ 30/4, các con tôi đã quyết định cho bố một chuyến đi dối già vào Sài Gòn và Miền Tây Nam Bộ. Tình cờ, tại vùng sông nước cuối cùng của Tổ Quốc, tôi đã được đến thăm nhà má Năm ngay gần bờ sông. Rồi má đã kể cho chúng tôi nghe những tháng năm trước 30/4/1975, ba má đã cưu mang cán bộ và bộ đội như thế nào. Má còn kể về một đứa con nuôi của má nay đang “làm vua” ở Hà Nội, đứa mà ngày xưa má đã suýt chết vì che giấu nó dưới hầm bí mật ra sao.

Bản tin số 2 – Vàng tăng giá & đổi tiền

Dự Đoán Kinh Tế – Tôi thách TW ĐCSVN đặt tay lên Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản thề rằng sẽ KHÔNG bao giờ có ĐỔI TIỀN hay nếu có đổi tiền, thì sẽ không có hạn mức đổi tiền.

Đảng sợ Thức cầm viết hơn cầm súng

Về chuyến thăm Trần Huỳnh Duy Thức tháng 4/2013: Việt Khang vẫn khỏe mạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng chịu khó học hỏi.

Facebook Trần Huỳnh Duy Thức – Hôm nay (28/04/2013) gia đình đã thăm Thức tại K1, trại giam Xuân Lộc. Điều ấn tượng đầu tiên là Thức đã lên ký và rắn chắc thấy rõ sau một tháng rưỡi không còn biệt giam. Nhìn Thức phong độ và dường như đang lấy lại thể trạng hồi trước khi bị biệt giam khá nhanh.

Nghĩ gì về bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn!”

Âu Dương Thệ – Đúng vào dịp kỉ niệm 38 năm “giải phóng” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm công bố bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” trên Blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Từ cái tên chọn cho bài thơ này cũng đã nói tất cả tâm tư của Nguyễn Khoa Điềm về chế độ hiện nay, nhất là những người cầm đầu chế độ toàn trị đã mang lại cho đất nước và nhân dân gần 40 năm “giải phóng” như thế nào! Đấy là chưa kể việc Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một Blog của báo “lề Dân” để phổ biến bài thơ của mình, chứ không gởi cho báo “lề đảng”, cũng là một việc đáng suy nghĩ! Có phải cựu Ủy viên Bộ chính trị kiêm Trưởng ban Tư tương Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) đã tự biết là, báo “lề đảng” sẽ không đăng bài thơ “không vui” về đảng và ân hận về những việc làm của mình ngày trước?

FREEDOM is a RIGHT

Cũng một kiếp người

Đỗ Trường (Danlambao) – Bây giờ hắn nằm đó bất động như một xác mướp khô. Hai chân hắn co quắp, khẳng khưu, đầu gối vồng lên như những mắt tre bị ai đó chặt chém nham nhở. Da của hắn chùng xuống nhăn nheo, đeo thêm những cục xẹo trong chiến tranh và bị đánh trong tù, to tướng nặng nề lệch hẳn sang một bên, đung đưa đung đưa, mỗi khi hắn co chân lên như những hòn đọi của mấy ông thợ xây. Đầu hắn trọc lóc, hai mắt đờ dại, sâu hoằn vô hồn. Miệng hắn chẳng còn cái răng nào dúm lại, méo mó. Tiếng thở của hắn phì phà, phì phò, nhiều lúc rít lên như tiếng nhị. Môi hắn tím ngắt, phập phà phập phùng, nhìn vào như da trống rách của mấy lão thợ cúng gần nhà. Hai tay hắn quờ quạng và hắn đang sờ soạng vào bóng của mình trên tường, dưới ánh đèn dầu lúc chạng vạng tối. Hắn đã đi qua hết cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên quê hương hắn. Nhà tù của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, rồi nhà tù Thanh Hóa sau 30-4-75 hắn cũng đã vượt qua. Ấy vậy mà căn bệnh ung thư phổi đã quật ngã hắn, hắn đang nằm chờ chết, một cái chết đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn.

Đình Tấn hay… Đần Tính?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)“Trong tương lai xa, Việt Nam sẽ đi vào quỹ đạo văn minh quốc tế”. Đây là lời của giáo sư Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học. Điều này cũng có nghĩa là nước CHXHCNVN hiện tại đang ở trong chế độ “hoang dã” cai trị bởi một đảng CS “hoang dại” nên không thể mơ ước “gần” với văn minh thế giới được!?

Phản động như VTV là cùng

Cánh Cò (RFA) – Tôi không thù hằn gì ông nhưng nói thật giá mà ông đừng lên TV.

Khối người nghĩ lên TV là để hãnh diện với giòng họ, chóm xóm hay lớn hơn là cả nước thì đôi khi sẽ bị hố to, đặc biệt đối với người có danh có vị, nói theo kiểu giang hồ là có số có má, vì khi lên chỗ thị phi trước mắt hàng triệu người mà ăn nói rối rắm, câu cú lủng củng thì có mà ốm đòn với báo chí, chí ít là bị ném đá mềm người.

Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa

Huyền Trang (Danlambao) – Nhân vừa xem một đoạn trên Youtube của một em học sinh lớp 12 có tựa đề “Sự trăn trở của một kẻ lời biếng”, cảm xúc dâng trào nên vội mở máy viết vài lời chia sẻ cùng mọi người trên mạng, hy vọng được vơi đi phần nào tâm sự.

30 tháng 4 nghĩ về Thống Nhất, Hoà Bình, Tự Do và Độc Lập cho Việt Nam

David Thiên Ngọc (Danlambao) – Lật từng trang sử Việt Nam qua hàng ngàn năm kể từ buổi ban đầu sơ khai lập quốc với cụm từ Thống Nhất – Hoà Bình – Tự Do – Độc Lập thì hoàn toàn chưa bao giờ có đủ. Tổ Quốc ta trải dài theo hướng Bắc – Nam, sơn hà một dải gấm vóc do tiền nhân bao đời dựng xây bằng máu xương và truyền lại. Qua từng giai đoạn của dòng lịch sử có những lúc cắt chia, ly tán rồi cuối cùng cũng thống nhất, can qua cũng được dẹp yên, cũng tạm có Hoà Bình theo từng thời đại nhưng chưa đúng nghĩa. Còn tự do, độc lập thì hầu như thiếu vắng đối với đất nước và dân tộc VN.

Chết để con được học: Khi cái chết là lựa chọn cuối cùng!

Anh Đinh Hoài Bảo, chồng chị Nhân, cùng các con đau xót trước cái chết của chị. Ảnh: TRẦN VŨ (Báo Pháp Luật TP)

Huỳnh Khánh Vy (Danlambao) – Sáng nay, tình cờ đọc một bài trên báo Pháp luật có tựa “Chết để con được học”. Bài báo kể về một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 48 tuổi ở tại TP Cà Mau. Do hoàn cảnh gia đình chị quá khó khăn và quẫn bách cùng với tình trạng đau ốm của bản thân đã khiến chị phải tìm đến cái chết trong tột cùng tuyệt vọng, bỏ lại chồng và ba đứa con chỉ với mong muốn là các con chị được tiếp tục đi học. Chị chết đi sẽ bớt đi khoản tiền thuốc 140.000 đồng/ ngày để lo cho con có tiền tiếp tục việc học.

Giám Mục Nguyễn Văn Long gửi tâm thư kêu gọi liên kết phá tan xiềng xích chế độ CS

Liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản
Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long –  “…Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản…”

Nhận diện nhóm lợi ích

Tư Hoàng (TBKTSG) – “Hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng càng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân không khỏi nghi ngại là có việc làm ăn, có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”, đó là nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong một đề tài nghiên cứu mới đây, được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng.

‘Giải phóng’

Huy Đức – Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”.

Phân biệt đối xử với cả mộ phần

Cọc GPMB (Giải phóng mặt bằng) cắm giữa nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh http://letungchau.blogspot.com/
Uyên Nguyên (RFA)Nghĩa trang Biên Hòa
Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Biên Hòa chưa đầy 30 cây số đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13 thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con cháu người Hoa, bất kì ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang dù chỉ vài mét.

Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi ‘sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn’

Đại tá Nguyễn Thành Trung: “…thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn…

…Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!…”

Lan man chuyện 38 năm

Le Nguyen (Danlambao) – Ba mươi tám năm thời gian “hơi bị dài” cho dân tộc Nhật Bản, một nước bại trận trong thế chiến thứ 2 đã sừng sững đứng lên từ đống tro tàn đổ nát, kiến thiết phát triển đất nước của con cháu Thái Dương Thần Nữ trở thành siêu cường kinh tế.

Huấn thị của đảng

Nguyên Thạch (Danlambao) – (Viết vào lúc nghe tin sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha bị đánh đập và Nguyễn Phương Uyên bị đá vào bụng ) 
Việt Nam tôi, một quốc gia pháp trị
Siêu việt, văn minh hơn Âu Mỹ gấp triệu lần
Đất nước tôi, không có tù chính trị!
Kẻ chống phá nhân dân

Nên mới được săn sóc kỹ… ân cần.

Mười câu hỏi ôn hòa đề nghị ông Hoàng Duy Hùng chuyển giúp

Lê G. (Danlambao) – Tôi chưa thấy trong thời kỳ đấu tranh bạo động, ông Hoàng Duy Hùng đã làm được những gì ngoài việc qua lại Việt Nam, cầu khấn vua Hùng thứ sáu và nói chuyện với tình báo Mỹ; và tôi không muốn hỏi ông Hoàng Duy Hùng là từ khi ông chuyển qua đấu tranh ôn hòa thì ông đã làm được những việc gì vì tôi đã từng thấy bao nhiêu người đã nhận được một kết quả duy nhất là sự bẽ bàng không hơn không kém. Những lời tư vấn kinh tế của Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, những “xe còi hụ” của Nguyễn Hữu Liêm, những phân tích dè bỉu xã hội Mỹ của Đỗ Kh., và những thỏa hiệp giống như của ông Hùng hình như chưa hề có tác dụng gì đáng kể trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do ở Việt Nam. Mà tình hình xã hội của Việt Nam theo đánh giá của những tổ chức uy tín lẫn những trí thức nổi tiếng gần đây có vẻ càng ngày càng trầm kha!

Bản tin tiếng Anh

  • China to be biggest market for Airbus A380 (Washington Post) – China will be the biggest single market for the A380 aircraft, Airbus SAS’ super jumbo, the European aircraft manufacturer’s chief said on Friday.
  • France leads eurozone in offshore RMB payments (Washington Post) – France now holds the leading position in euro countries for exchanging RMB payments, after recording a 249 percent growth in the value of payments since March 2012.
  • No let up in home price rises (Washington Post) – Housing prices face significant upward pressure in 2013 due to the possible effect of the current policies and the authorities may tax owners of multiple properties.
  • Prices at scenic spots to go down (Washington Post) – A senior official from China’s top economic planner said on Thursday that the entry fee at scenic spots should gradually go down.
  • China still top spot for Japanese companies (Washington Post) – China will remain the top destination for Japanese investment over the next five years, although Japan’s capital inflow to the country may slow down and India is growing fast as another attractive option.
  • Alibaba vows to tackle fakes (Washington Post) – China’s biggest e-commerce firm plans to step up efforts to fight counterfeiting, which the company head says is the biggest obstacle for its future growth.
  • Shipyards enjoy big rise in Q1 (Washington Post) – The nation’s shipbuilders received 9.57 million deadweight tonnage of new orders in the first quarter of the year, a 71.1 percent surge on last year.
  • Super rice project could be finished in 3 years (Washington Post) – New super rice strains with an expected yield of 15 tons per hectare could be developed in three years, Chinese agricultural scientist Yuan Longping said on Friday.
  • Crystal clear (Washington Post) – It began one night in Taipei, in 1984. Chang Yi, 33, sat opposite Loretta Hui-shan Yang, 32, at a dinner hosted by senior director Lee Hsing.
  • Music to bridge cultures (Washington Post) – A concert celebrating the 20th anniversary of ties between Beijing and Seoul, saw the Seoul Philharmonic Orchestra, under conductor Myung-whun Chung, performing composer Unsuk Chin’s concerto, Su, at the National Center for the Performing Arts. The piece was initially written for the traditional Chinese instrument sheng.
  • Shaking off the mental horrors of the quake (Washington Post) – Days after the Sichuan earthquake, some have not recovered from the horror of the incident and psychological experts and volunteers organized activities to help.
  • Rescue soldiers win people’s respect (Washington Post)
    Children salute passing vehicles carrying rescuers and volunteers as they hold cardboards with messages of gratitude, after Saturday’s earthquake, in Lushan county, Sichuan province April 23, 2013. [Photo/Agencies]
  • Top advisor stresses multi-party co-op (Washington Post) – Top political advisor Yu Zhengsheng has called for improving and developing multi-party cooperation in accordance with contemporary conditions.
  • China, EU ‘to renew ties’ (Washington Post) – China and the European Union on Saturday pledged to promote their mid- and long-term cooperation plan, as the first top-ranking EU official visited China under its new leadership.
  • Lithuania minister seeks Chinese investment (Washington Post) – Birute Vesaite, Lithuania’s minister of economy, sat down with a China Daily reporter to discuss the country’s trade with China. Vesaite visited China to attend the Fourth Chinese-European Forum.
  • Relics to be returned (Washington Post) – Two imperial bronze sculptures that were looted from Beijing’s Old Summer Palace will come home later this year, thanks to the donation of the French art-collecting Pinault family.
  • Vice-president Li meets US diplomat (Washington Post) – Washington would like to strengthen communication with Beijing on key issues, a visiting high-level US diplomat said on Thursday.
  • Xi meets former US heavyweights (Washington Post) – Cabinet members, governors and top military officers are among the guests from the United States who have met with Chinese President Xi Jinping.

Bốn ông họ Lê (Phần 1)

Tổng BT Lê Duẩn
“Bằng cách nào cũng phải chiếm lại Hoàng Sa” – câu nói của Lê Duẩn qua lời bà Bảy Vân, phu nhân của ông, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài BBC. Cho đến nay, chưa có bất cứ lãnh đạo nào của VN thể hiện quan điểm và quyết tâm sắt đá lấy lại Hoàng Sa như Lê Duẩn. Tầm nhìn sâu sắc của Lê Duẩn về các mưu đồ đen tối của TQ đối với VN đã được lịch sử chứng minh đầy thuyết phục.
Trong khi Hồ Chí Minh với tài ngoại giao kiệt xuất của mình đã cân bằng mối quan hệ tam giác phức tạp giữa VN, TQ và LX, làm cả hai nước “đàn anh XHCN” đều trợ giúp VN trong cuộc chiến với người Mỹ thì Lê Duẩn – không ít trường hợp, không ngần ngại bày tỏ sự không hài lòng của ông đối với các nhà lãnh đạo TQ. Ông giao thiệp với Mao một cách bình đẳng, nhận ra lối chơi chữ của Mao rất nhanh. Một lần Mao hỏi Lê Duẩn: “Có phải Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên và quân Thanh không?”. Lê Duẩn đáp: “Đúng, còn đánh thắng cả quân Minh nữa” – quân Minh là người Hán, dân tộc đa số của TQ. Ý của Lê Duẩn là chúng tôi đã và sẽ đánh thắng các ông, chúng tôi không sợ các ông đâu.
Trong một lần gặp khác, chẳng biết Mao có ý gì khi nói với Lê Duẩn rằng hiện ở nông thôn TQ thì địa chủ trở lại thống trị, còn ở thành thị thì giai cấp tư sản thống trị, vì rằng các Chủ nhiệm hợp tác xã đều lấy vợ là con của địa chủ, các giám đốc Xí nghiệp đều cưới con của tư bản làm vợ? Mao rất đểu, nói theo kiểu bóng gió, ám chỉ…? Lê Duẩn rất bực, nói với Trần Quỳnh,  “Cha này lý luận lang bang, lấy vợ địa chủ trở thành giai cấp địa chủ” (theo hồi ký Trần Quỳnh). Sử dụng từ “cha này” để chỉ Mao, điều đó có nghĩa là Lê Duẩn không hề coi Mao là “thần thánh” hay “lãnh tụ” gì cả. Khác với Mười Cúc Nguyễn Văn Linh, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, khi nói chuyện với Mao, thường gọi Mao là “Bác Mao” (Uncle Mao) – Thưa bác Mao! Đúng vậy, bác Mao. Như bác Mao nói…
Đối với Mao như thế, thì đối với Chu Ân Lai hay Đặng Tiểu Bình, có gì đáng ngại?
Lê Duẩn đã trách cứ Chu về việc ép VN ký Hiệp nghị Geneve, chia cắt hai miền Nam – Bắc, Chu đã phải tỏ ý xin lỗi ông. Đến năm 1972, Chu sang Hà Nội thông báo về cuộc đi thăm TQ của Nixon, Chu lại bị Lê Duẩn chất vấn, rằng TQ đưa VN ra đổi chác và Chu – lần thứ hai, lại phải xin lỗi ông. Khi Chu trở về nước, Lê Duẩn thậm chí không tiễn ông ta theo phong cách ngoại giao! Nhớ lại những năm năm mươi thế kỷ trước, Lê Duẩn hoạt động bí mật ở miền Nam, thường lánh sang Cambodia. Tại Phnôm Pênh, có những khi ông lặng lẽ quan sát dòng người vô tận Cambodia vẫy cờ hoa đón Chu Ân Lai – khi đó Chu thật nổi danh trên toàn thế giới. Thế nhưng giờ đây, ông đang đối mặt ngang hàng với Chu, kiên quyết bảo vệ lợi ích của VN.
Còn Đặng – một con người ghê gớm, đã không thể nào thuyết phục nổi Lê Duẩn đi với TQ để chống LX, dù ông ta hứa cho không VN 2 tỷ nhân dân tệ. Cú đụng đầu lịch sử giữa TQ và VN vào tháng 2 năm 1979, cũng có thể coi là giữa Đặng và Lê Duẩn, kết thúc với thất bại thảm hại của Đặng.
Lê Duẩn – tất nhiên, không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, song ý kiến của ông trong nhiều chiến dịch rất sắc sảo. Ông đã trực tiếp viết một bức điện gửi Văn Tiến Dũng, đại diện A.75, trong trận Buôn Ma Thuột: “Hai ngày nay tôi không ngủ được vì các anh đánh phân tán – Ba”. Nhưng thế nào là “đánh phân tán” thì ông không chỉ ra.
Sau trận Buôn Ma Thuột, tình hình phát triển quá nhanh làm các nhà lãnh đạo Bắc VN quyết định chiếm miền Nam trước mùa mưa. Thấy đã chắc ăn, Lê Đức Thọ bèn xin Lê Duẩn vào Nam và được Lê Duẩn đồng ý với lời dặn dò: lần này vào, nếu có gì trắc trở, hãy ở lại, giải phóng miền Nam xong rồi mới về.
Ông Lê Đức Thọ
Ngày 28.3.1975, Lê Đức Thọ đến Buôn Ma Thuột. Các lực lượng tại đấy nhận lệnh gấp rút chuẩn bị cuộc đón tiếp. Một địa điểm được chọn là căn cứ Trung đoàn 45 ở phía Đông thị xã, vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo bí mật và khang trang hơn nơi khác. Gần trưa, mọi công tác chuẩn bị đón tiếp tạm xong thì một tiếng nổ long trời vang lên, làm rung chuyển các cánh cửa chớp rồi xen kẽ là các tiếng nổ khác. Hóa ra, một kho đạn súng bộ binh nằm ngay cạnh phòng khách phát nổ. Thế là lại phải chạy nháo nhào tìm một địa điểm khác đón Lê Đức Thọ.
Đây không phải là lần đầu tiên Lê Đức Thọ vào Nam. Năm 1949, ông là Phó bí thư Xứ ủy Nam Bộ mà Bí thứ là Lê Duẩn. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và cuối năm đó, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị. Trong cuộc tổng tấn công năm 1968, ông cũng vào Nam chỉ đạo nhưng đến tháng Năm, tình hình gần như không còn chút hy vọng gì vào một chiến thắng quân sự nữa, ông được gọi trở về Bắc để làm Cố vấn đặc biệt cho Đoàn đại biểu VNDCCH tại cuộc đàm phán Pari về VN. Ông có mặt ở nhiều sự kiện nổi bật của lịch sử VN, song hãy nghe Lê Duẩn nhận xét, “anh lạ thật… Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Pari, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng…”.
Và giờ đây, Lê Đức Thọ – người được giải thưởng Nobel Hòa bình với Kissinger, đang tiếp tục di chuyển vào Nam Bộ theo đường 14 với mục tiêu “giải phóng miền Nam”. Công binh được lệnh phải rà phá kỹ bom mìn, lại phải đưa nhiều xe tải chở đầy gạo chạy trước mở đường, tất cả tuyệt đối không đi chệch khỏi vệt bánh xe, khi nghỉ chỉ đứng giữa đường. Từ trạm đón tiếp của Trung ương Cục, một chiếc Honđa chở Lê Đức Thọ tới nơi làm việc của Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng đang nóng lòng đón đợi.

Bốn ông họ Lê (Phần 2 & 3)

Tại rừng Lộc Ninh, Trung ương Cục, Quân ủy Miền với sự chỉ dẫn chi tiết từ Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương, đang gấp rút vạch kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn. Trời mưa, đường sá lầy lội, ông Thọ lo lắng tốc độ hành quân bị chậm lại trong những vần thơ:
Nghe chim tu hú gọi

Rừng Lộc Ninh sáng rồi

Suốt đêm qua không ngủ

Nằm đếm tiếng mưa rơi

Lo cho anh bộ đội

Lầy lội quãng đường dài

Xem ra, qua thơ ca, Lê Đức Thọ “lo cho anh bộ đội” không chỉ một lần. Nhân chuyến thăm biên giới phía Bắc, Tết năm 1983, Lê Đức Thọ có bài thơ nổi tiếng Điểm tựa:
Hàn thử biểu chỉ độ không

Đêm nay trời rét lắm

Cái rét biên thuỳ lạnh buốt thịt da

Cả núi rừng chìm đắm dưới sương khuya

Gió vi vút rít qua khe cửa nhỏ

Trằn trọc mãi thâu đêm chẳng ngủ

Thương anh nhiều anh chiến sĩ của tôi ơi

Những người lính VN nơi biên giới gần như “phát khóc”, bởi họ thấy cấp trên thấu hiểu cặn kẽ cuộc sống và chiến đấu của mình đến thế. Nếu “cụ” Thọ hiểu hoàn cảnh của mình nghĩa là Đảng sẽ hiểu. Và một khi Đảng đã hiểu thì Đảng sẽ có cách giải quyết – họ luôn tin tưởng điều đó.
Đây là cuộc sống của người lính:

Gạo sấy khoai mỳ, “bát canh toàn quốc”

Và “nước chấm đại dương” đỡ lúc đói lòng

Cũng có khi “thịt ấm chân răng”

Nhưng có bữa cơm toàn muối trắng

Hãy đọc thêm hai câu:

Đời chiến sỹ còn nhiều khổ cực

Quần áo mong manh, cơm có bữa chưa no

Hai câu thơ thật đơn giản, cũng chẳng có nhiều chất thơ lắm. Nhà thơ Vũ Quần Phương bình luận: hai câu thơ ấy “đủ lay động tâm hồn toàn quân và toàn dân ta. Cái hay của thơ ở đây không để rung đùi mà để dẫn tới hành động…đó là cái hay ở một cách nhìn, một thái độ đối với hiện thực, đó là cách nhìn tôn trọng hiện thực, tôn trọng hiện thực vì yêu thương con người”. (?!). 
Dù sao phải thừa nhận, Điểm tựa là một hiện tượng thời ấy, người ta thảo luận, bàn tán, khen ngợi rất sôi nổi. Nếu không phải tác giả của nó là Lê Đức Thọ, người khác viết như thế là “chết liền” – vào thời điểm ấy. Có lẽ, cái đặc sắc nhất là ở chỗ nó nói lên được sự gian khổ của người lính nơi biên giới.
Năm sau, đón xuân ở Minh Hải, mảnh đất cuối cùng của đất nước, trong cảnh nắng ấm, nhà thơ lại nhớ về “anh bộ đội” đang chịu cảnh rét mướt ở biên thùy phía Bắc:
Đường lên biên giới đâu xa lắm

Nhưng khó thăm anh lại một lần

Mở đài nghe báo tin thời tiết

Đợt rét mùa này rét rét thêm

Tôi ở miền Nam tràn nắng ấm

Ước gì nắng ấm cả vùng biên

Ba từ “rét” của đoạn thơ ở đây cũng khá hay đấy chứ. Ý tưởng của tác giả, xem ra vẫn là “gửi nắng ra ngoài ấy”…
Thời ấy, các nhà lãnh đạo Bắc VN, phải vào sinh ra tử, không có điều kiện học hành bài bản, song họ am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Và nhiều nhà lãnh đạo còn làm thơ, thích làm thơ. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy và tất nhiên – Tố Hữu, thường làm thơ và có không ít những vần thơ khá hay. Còn Lê Duẩn thì sao? Thật thú vị khi biết ông đã đọc bài thơ của mình tặng bà Bảy Vân (Nguyễn Thụy Nga) trong đám cưới của họ năm 1948 mà Lê Đức Thọ làm ông mai, Phạm Hùng làm chủ hôn:
Hỡi cô con gái Đồng Nai

Năm nay là mấy năm rồi cô yêu?

Hôm qua gió lạnh đìu hiu

Lòng cô man mác trăm chiều nhớ thương

Hôm nay trời tạnh mây quang

Gió xuân đầm ấm mùi hương đậm đà

Tự tình ta lại với ta

Say sưa bao xiết là ta với mình

Cho hay là giống hữu tình

Đố ai cắt được tơ mành làm đôi

Phải chăng đây là bài thơ duy nhất của Lê Duẩn? Nghe như thơ của Nguyễn Bính vậy. Hình như Lê Duẩn thích thơ Nguyễn Bính. Trong một lần Pháp càn vùng Đồng Tháp Mười, cơ quan phải di chuyển. Trần Bạch Đằng và Lê Duẩn cùng đi trên một chiếc xuồng ba lá, ông Đằng bơi lái, ông Duẩn bơi mũi, xuôi theo kinh Dương Văn Dương ra sông Vàm Cỏ Tây. Đường xa, bơi đêm, để quên mệt, ông Trần Bạch Đằng đọc bài “Lỡ bước sang ngang” của Nguyễn Bính. Ông Lê Duẩn bảo đọc to lên một chút. Ông vừa bơi vừa nghe, thỉnh thoảng bình: hay. Gần sáng, đến nơi an toàn, ông bảo Trần Bạch Đằng đọc lại lần nữa và ông gật gù: Tay Nguyễn Bính này giỏi thật.
Lê Duẩn cũng rất am hiểu các vấn đề văn hóa. Một hôm, Trần Độ, bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương được gọi lên báo cáo với Tổng bí thư về vấn đề văn hóa để chuẩn bị cho Đại hội V. Ông hy vọng đây là dịp tốt để có thể trình bày với Tổng bí thư toàn bộ quan điểm đổi mới về văn hóa theo kinh nghiệm của LX. Thế nhưng, Trần Độ mới trình bày được mươi phút thì Lê Duẩn đã ngắt lời và nói luôn một mạch cho đến hết buổi sáng. Nói về văn hóa nhưng cách diễn đạt của Lê Duẩn đượm màu sắc triết học làm Trần Độ hết sức ngạc nhiên và thích thú. Và như thế, suốt cả buổi sáng, Trần Độ không nói thêm được một câu nào. Ông Duẩn hẹn chiều làm việc tiếp trong sự phấn khích. Trần Độ hy vọng buổi chiều sẽ tìm cách trình bày cho được ý kiến của mình. Nhưng vừa ngồi xuống ghế, chưa uống hết ly nước, ông Duẩn đã bắt đầu nói một mạch hơn cả tiếng đồng hồ. Nhân lúc ông Duẩn dừng lại uống nước, ông Độ chen vào nói, nhưng cũng chỉ được mươi phút, khi ông Độ dừng lại nhìn vào sổ tay, ông Duẩn “chiếm lại diễn đàn” và cứ thế nói cho đến hết cả buổi chiều.
Mặc dù không trình bày được ý tưởng của mình, song Trần Độ rất thán phục sự am hiểu về văn hóa của Lê Duẩn.
Con người ta khác nhau là ở phong cách. Người nào không có phong cách riêng, phải thấy rằng người đó không có gì hết. Nếu như phong cách của Trường Chinh là từ tốn, nghiêm trang, nói năng cân nhắc thận trọng, ít khi ngắt lời người khác thì phong cách của Lê Duẩn lại sôi nổi, mạnh mẽ, quyết đoán. Một khi ông đã định làm gì là làm ngay hoặc cho phép làm ngay.
Đại tướng Lê Đức Anh
Lê Duẩn có một cái đầu luôn luôn suy nghĩ, sáng tạo, ông đánh giá sự vật, hiện tượng một cách sắc sảo, có tầm nhìn xa.
Tháng 8 năm 1975, phát biểu tại cuộc họp trù bị của Hội nghị Trung ương lần thứ 24, Lê Duẩn đã có cái nhìn rất thoáng đối với nền kinh tế miền Nam:
“Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật. Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lầm. Vì vậy, nay có được miền Nam là để chúng ta thấy lại cho rõ hơn. Tại sao chúng nó là tư bản, chúng nó bóc lột người ta dữ mà năng suất lao động vẫn cao”.
“Tại sao người thợ ở ngoài này không bằng người thợ ở trong kia? Mình trả lời làm sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh không được bằng trong kia, anh trả lời làm sao?”
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức…Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy. Miền Nam bây giờ anh không để cho giai cấp tư sản phần nào đấy, mà nông dân thì phần nào hóa tư sản rồi, anh mà làm sai đi thì công nông không liên minh được đâu. Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã”.
Tiếc rằng, những tư tưởng đó không được phát triển, có thể bị chìm đi trong không khí say sưa vì thắng lợi và mười năm sau đó, dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế VN xuống dốc thê thảm, lâm vào khủng hoảng chưa từng có. Những sai lầm, khuyết điểm đó, “anh Ba là người chủ trì có trách nhiệm lớn” – Võ Nguyên Giáp.
Có thể nhận xét, Lê Duẩn là “nhà cách mạng thành công, người xây dựng thất bại” hay không?
Tư tưởng về chiến tranh của Lê Duẩn bao giờ cũng sâu sắc. Một lần, Lê Duẩn gọi Lê Trọng Tấn và Lê Đức Anh lên chỉ thị, cố gắng giải phóng xong Cambodia sớm rồi rút quân về Nam Bộ làm ruộng. Lúc bấy giờ, trong Trung ương cũng có nhiều ý kiến khác nhau về chiến lược tại Cambodia. Nhưng rồi trên thực tế, VN đã ở lại Cambodia hơn mười năm với 200 ngàn quân, 4 Ủy viên Bộ chính trị, 9 Ủy viên Trung ương, 2 Phó thủ tướng, 30 Thứ trưởng, 54 Thường trực tỉnh ủy đã từng có mặt và trực tiếp làm nhiệm vụ tại Cambodia (theo Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Cambodia).
Ngày 25.12.1978, VN sử dụng một lực lượng hùng hậu gồm bộ binh, hải quân, không quân, xe tăng, thiết giáp….tổng tấn công Cambodia. Tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh chiến dịch. Còn Lê Đức Thọ, đại diện của Bộ chính trị, giám sát tổng quát cuộc hành quân, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ việc giải quyết cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.
Với sức mạnh quân sự tuyệt đối của VN, Cambodia nhanh chóng sụp đổ.
Sau khi giải phóng Cambodia, Lê Đức Thọ là “Toàn quyền” Cambodia, Lê Đức Anh là Tư lệnh quân tình nguyện VN và Lê Khả Phiêu là Phó Tư lệnh chính trị quân tình nguyện. Ba ông họ Lê đóng vai trò quan trọng nhất tại Cambodia, tất nhiên, dưới sự chỉ đạo tối cao của một ông họ Lê khác từ Hà Nội – Lê Duẩn.
Hơn mười năm quân đội VN ở Cambodia là một trong những giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất trong lịch sử VN hiện đại, để lại nhiều vấn đề mà cho đến nay cũng chưa thể đánh giá hết được.
Chúng ta đều biết, trong thời gian tướng Lê Đức Anh chỉ huy quân tình nguyện VN đã xẩy ra sự kiện Xiêm Riệp, phản ánh sự ấu trĩ không thể tin nổi của quân báo VN tại Cambodia. Bọn Pol Pot, được các cố vấn TQ bày mưu, bèn cho một tên Trung đoàn phó ra trá hàng nhằm đánh phá từ bên trong. Đáng ngạc nhiên là quân báo VN lại mắc mưu trá hàng của tên này một cách dễ dàng. Hàng loạt cán bộ bị bắt. Xe của bộ đội VN đi đến đâu là ở đó khiếp sợ. Cho đến khi một cán bộ cao cấp của Cambodia tự sát để phản đối, VN mới nhận ra sai lầm.
Tướng Lê Đức Anh cho rằng, khi xẩy ra vụ Xiêm Riệp, ông ta đang chữa mắt ở Liên Xô, Lê Đức Thọ điện gọi về gấp. Bộ chính trị họp xét vụ này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phê phán rất gay gắt và đề nghị một mức kỷ luật rất nặng đối với toàn bộ cán bộ chủ chốt của Bộ tư lệnh mặt trận 479 và 719 có liên quan đến vụ việc. Sau khi bàn bạc, Bộ chính trị giao cho Lê Đức Anh xử lý. Vấn đề là có chuyện tướng Hồ Quang Hóa đã ra Hà Nội báo cáo “cấp trên”. Vậy “cấp trên” đó là ai? Lê Đức Anh đã khéo léo đề nghị chỉ xin xử lý “những việc cụ thể” và “những con người cụ thể”, Bộ chính trị đồng ý. Rốt cuộc, chỉ có tướng Hồ Quang Hóa và Tư Thanh bị kỷ luật, mỗi người bị hạ một cấp và cho về nước. Bộ chính trị lại cử Chu Huy Mân sang xin lỗi đảng Cambodia.
Việc tướng Lê Đức Anh cho xây dựng tuyến tuần tra biên giới, biệt danh là K5, dài tới 800 cây số, cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng K5 tốn kém và không cần thiết.
Tướng Lê Đức Anh là người khá sáng tạo khi chấp hành lệnh của cấp trên. Sau Hiệp định Pari, lệnh của trên là lui quân về vùng U Minh để củng cố, bấy giờ ông là Tư lệnh Quân khu IX cho rằng, nếu lui là mất đất, mất dân và ra lệnh cho Tham mưu trưởng cho quân ở yên, không có lui gì hết. Tại Cambodia, ông không chấp nhận bỏ chế độ Đảng ủy trong quân đội, dù Đại tướng cố vấn Liên Xô nói, đồng chí không chấp hành là không mácxít. Ông đáp, đồng chí hãy chỉ cho tôi, cả bản tiếng Nga và bản tiếng Việt, chỗ nào Mác nói trong quân đội không cần chế độ đảng ủy thì tôi nhận là sai và xin chấp hành. Bộ chính trị sau đó họp ở Sài Gòn nhất trí với ý kiến của ông.
Năm 1974, Lê Đức Anh được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng, đến năm 1984, ông đã là Đại tướng. Sau khi hai Đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn mất đột ngột, Lê Đức Anh lên làm Bộ trưởng Quốc phòng. Trước Đại hội VII, ngày 24.6.1991, Lê Đức Anh gửi thư cho “anh Linh, anh Tô, Bộ chính trị, Ban bí thư”: “Xin Đảng cho phép tôi, phân công cho tôi chuyên trách công tác tổng kết kinh nghiệm chiến tranh…và xin được rút khỏi danh sách đề cử vào Bộ chính trị Trung ương khóa VII”. Thế nhưng, Lê Đức Anh vẫn trúng cử Trung ương, Bộ chính trị và năm 1992, Quốc hội đã bầu Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước.
Đạo đức cộng sản như vậy, chớ đâu phải như đạo đức phong kiến.
Trước mắt tôi là cuốn Tam Quốc chí, kể chuyện Tào Phi (con cả Tào Tháo) phế bỏ vua Hiến Đế. Các “cố vấn” của Phi ép vua Hiến Đế phải thảo chiếu nhường ngôi cho Phi. Tào Phi nghe xong chiếu, muốn nhận ngay. Song, Tư Mã Ý can rằng, chớ nên nhận vội, điện hạ hãy dâng biểu nói nhún mà từ đi, để bịt miệng thiên hạ dèm chê. Phi nghe lời, sai làm bài biểu, nói nhún rằng đức mình mỏng lắm, xin cầu người đại hiền khác để nối vào ngôi trời. Vua xem xong, trong bụng nghi hoặc, hỏi quần thần, Ngụy Vương khiêm tốn không chịu nhận, thì làm thế nào? Hoa Hâm tâu, bệ hạ phải giáng chiếu lần nữa, Ngụy Vương tất phải nghe. Phi tiếp được tờ chiếu, mừng rỡ lắm, bảo Giả Hủ, tuy rằng hai lần có chiếu, nhưng vẫn còn ngại đời sau chê cười ta thoán thiết, thì làm thế nào? Hủ thưa, việc ấy cực dễ, hãy sai Hoa Hâm nói với vua làm một cái đền thụ thiện, chọn ngày lành tháng tốt, hội cả công khanh lớn nhỏ đến hết ở dưới đền, để thiên tử nhường ngôi cho điện hạ, như thế thì không còn ai nghi việc gì, mà bịt được mồm thiên hạ. Tào Phi lên ngôi vua như thế đấy.
Năm 1997, Lê Đức Anh thôi chức Chủ tịch nước và cùng năm đó, một ông họ Lê khác trở thành Tổng Bí thư trong một Hội nghị Trung ương chứ không phải Đại hội Đảng – Lê Khả Phiêu.
Lê Mai
(Blog Lê Mai)

Sinh viên Phương Uyên ra tòa ngày 16/5

Được biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên sẽ ra tòa ngày 16/5 tới vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, trong khi có cáo buộc cô bị đánh trong trại giam.
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái và sau đó bị khởi tố và tạm giam để điều tra tại trại tạm giam Công an tỉnh Long An, ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa.
Mẹ của Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung, nói với BBC rằng trong chuyến thăm nuôi con gái hôm 26/4, bà được báo phiên tòa sẽ diễn ra ngày 16/5 và thông tin này cũng đã được chuyển tới cho luật sư bào chữa.
Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên bị khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước
‘Đánh vô cớ’
Bà Nhung cho BBC hay rằng lần thăm nuôi này, hai mẹ con không được gặp mặt trực tiếp mà phải nhìn nhau qua một tấm kính trắng rất to, cách âm và nói chuuyện bằng điện thoại.
“Uyên mặc áo thun ngắn tay, nên tôi thấy trên cổ, ngực và cánh tay Uyên có nhiều chỗ tím bầm,” bà nói.
“Hỏi thì Uyên nói là con bị người cùng phòng đánh, bị đạp vào bụng và ngực đến lúc ngất xỉu thì mới được mang đi cấp cứu.”
Theo Phương Uyên, cô bị đánh hoàn toàn vô cớ, không có lý do gì.
Trại giam có lời giải thích cho bà Nguyễn Thị Nhung rằng những người đánh Uyên là “đối tượng nghiện ngập” và đã bị chuyển đi chỗ khác.
Bà Nhung cũng nói con gái bà yêu cầu mẹ gửi cho bộ quần áo mới để mặc ra tòa.
Hôm 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên, lúc đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, bị công an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo buộc rải truyền đơn.
Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’ ở gần Sài Gòn.
Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.

(BBC)

Bản Cáo Trạng vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 29 tháng tư năm 2013

Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha
Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên

Xin giới thiệu tới độc giả TTHN bản cáo trạng của vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”

cua_3_3.jpg

cua_3_2.jpg
cua_35.jpg
cua_3_6.jpg
8.jpg
imag0917.jpg
imag0918.jpg
imag0921.jpg
imag0922.jpg
imag0923.jpg
imag0928.jpg
imag0930.jpg
imag0931.jpg
imag0932.jpg
cua_ba.jpg
7_-_1.jpg

7_-_2.jpg

Lê Phương Dung: Tản văn – Nhớ xe điện ngày xưa

(Dung chép tặng cho adb và @ Linh Đan đoạn tản văn về tiếng ” leng keng ” để tất cả mọi người đều tiếp tục nhớ, tiếp tục hoài niệm về Hà Nội của ” một thời đạn bom, một thời hoà bình ” nhé.)
Hoài cổ với hình ảnh tàu điện Hà Nội xưa - Tin180.com (Ảnh 1)
Nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya, hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…
Nhắc về Hà Nội, những người từng sống và gắn bó với thành phố này, kể cả những người vẫn đang phải sống một cuộc đời viễn xứ, dường như đều có những kỷ niệm khó phai mờ, những nét rất riêng của Hà Nội.
Dẫu có những ký ức đã lùi xa, vẫn là một hoài vọng thầm thì trong dòng chảy tâm thức, dòng chảy văn hoá, trong những trái tim giàu cảm xúc, trong tình yêu miên man Hà Nội. Tàu điện và tiếng chuông leng keng khuya sớm là một trong những nỗi niềm, còn lay động trong tâm trí nhiều thế hệ người Hà Nội đến như vậy.
Tôi còn nôn nao nhớ tiếng rao đêm khuya khoắt của những người bán quà rong, nhớ tiếng lá xào xạc khua giòn trên hè phố mỗi khuya từ đâu đó trở về. Nhớ đến quặn lòng một sớm heo may, sương giăng lãng đãng mặt Hồ Tây…và nhớ vô cùng tiếng bánh xe tàu điện ruỳnh ruỵch miết trên đường ray sắt đi ngang phố. Leng keng…leng keng…hút dần về phía ngã tư đèn vàng, trông lui cui, mà thương thế Hà Nội của tôi.
Đôi lúc một mình phiêu du trên phố, bỗng đâu đó lại ngân lên da diết ca khúc ” Nhớ về Hà Nội ” của cố NS Hoàng Hiệp: “Nhớ những con đê dài lối xe, bước chân năm tháng đi về. Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya, hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…”. Một lời ca đẹp, tự thân nó như một thi ảnh man mác gợi một nỗi buồn xa lắc, dâng tràn cảm xúc, mà như lay thức hồn cốt người ta.
Nhà báo Lê Phương Dung
Có lẽ vì vậy, khi đi tìm những hồi ức tháng năm về tàu điện,tôi phải kìm bớt lại những miên man chợt ùa về, bằng cách đi tìm những người lao động bình dị nhất, họ có thể là những người đã từng làm nghề lái tàu điện ở Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước, đó là ông Nguyễn Văn Lượng (nhà trong ngõ 74 phố Hàng Chiếu – Hà Nội), điều đặc biệt là ông Lượng cũng là người lái chuyến tàu điện cuối cùng. Theo trí nhớ của ông Lượng: đầu tiên là cắt tuyến từ phố Bạch Mai lên Bờ Hồ, dần dần cắt tuyến từ Bờ Hồ đi Cầu Giấy, Hà Đông, Yên Phụ. Tuyến ” tử thủ ” cuối cùng bị bỏ là tuyến chạy từ chợ Đồng Xuân lên Bưởi. Sau đó vài năm, có lệnh bóc dỡ đường ray, khoảng năm 1987 chính thức xoá tên tuyến Bờ Hồ – Hà Đông. ” Tôi là người đánh chuyến tàu cuối cùng tuyến Bờ Hồ – Hà Đông về xí nghiệp, trên đường đưa tàu về xí nghiệp thấy thật buồn “. Ông Lượng đã hồi tưởng, và trong trí nhớ của người say nghề lái tàu, thì những chuyến tàu điện từ nội thành ra ngoại thành bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 21 giờ đêm hàng ngày gắn với một đoạn đường không thể nào phai mờ.
Và giờ đây, khi nhắc về quá vãng nghề nghiệp của mình, những người lái tàu điện như vẫn còn thổn thức, còn ánh lên trong xa xăm cái nhìn. Như trước mặt họ là những cô hàng bún Thanh Trì, cô hàng hoa tươi Làng Ngọc Hà, cô hàng cốm Vòng, gánh cả hương thu trong thúng cốm, cô hàng xôi chè, bánh trôi chay Phú Thượng, cô hàng cá chợ Đuổi…những tinh mơ gồng gánh, thúng mủng lên tàu.
Họ nhớ cả những người lao động nghèo khó nào đó, ngồi co ro góc kín cuối tàu, vào những đêm khuya gió lạnh ngược lên Bưởi, hay vào Hà Đông. Tiếng ho lụ khụ trong đêm đông thưa vắng của phố phường Hà Nội, cứ khía mãi vào tôi lòng thương cảm về lớp người cần lao, về những cô, cậu học trò nghèo, chỉ đủ tiền đi về bằng tàu điện.
Một thời tàu điện, đối tượng chính chủ yếu phục vụ cho bà con tiểu thương, cho người buôn thúng, bán bưng, cho học sinh nghèo. Có thể nói, Hà Nội những năm gian khó thời bao cấp của ta, tàu điện là xe của lớp người bình dân.
                   Nhà báo Lê Phương Dung

Thực hư việc ông Trầm Bê treo hình giữa chánh điện hai ngôi chùa

Chúng tôi đã đến hai ngôi chùa mà ông Trầm Bê bỏ tiền ra công đức để xây cất là chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom, tọa lạc tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Gần đây, dư luận rộ lên chuyện ông Trầm Bê phát tâm cho xây hai ngôi chùa này. Ngoài chuyện quan tâm ông Trầm Bê bỏ số tiền lớn để xây dựng hai ngôi chùa, dư luận đã phản ứng dữ dội trước thông tin đại gia đất Trà Vinh này đã cho treo hình cả gia đình mình ngay chính điện. Thực, hư thế nào?
Ảnh của ông Trầm Bê và gia đình treo ở đâu?
Trước tiên, phóng viên đã đến ngôi chùa Vàm Ray (Người Khơme gọi là chùa COMPONGPDHIPRUHS BONRAICHAS). Dưới ánh nắng chiều, ngôi chùa này lóng lánh vàng,  rực rỡ, nguy nga như một cung điện, theo kiểu kiến trúc Angkor. Nhiều người dân địa phương cho biết, ngôi chùa mới, tráng lệ này được xây dựng trên nền của ngôi chùa cũ, đã bị mục nát theo thời gian và có lịch sử tồn tại trên 600 năm.


>>>Xem thêm hình ảnh về hai ngôi chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom ở Trà Vinh

Chùa Vàm Ray.
Ngôi chánh điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng đông, hướng có bức tượng Đức Phật Thích Ca đang nằm nhập cõi Niết Bàn. Bức tượng Phật sơn vàng, rất lớn, có chiều dài khoảng 100 mét, nổi bật dưới tán những hàng cây xanh.
Bước lên bậc thang vào cổng chính ngôi chánh điện khoảng vài bước chân, trên bức tường phía trước, du khách và phật tử có thể thấy ngay một tấm biển lớn, được sơn thếp vàng, với những dòng chữ bằng hai thứ tiếng Khơme – Việt Nam: “Ông Trầm Bê – Pháp danh Tắc Hậu, bà Viên Đông Anh – Pháp danh Tắc Lượng, phát tâm xây dựng ngôi chánh điện chùa COMPONGPDHIPRUHS BONRAICHAS xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khởi công xây dựng chùa ngày 3/5/2004, hoàn thành công trình ngày 3/3/2008”.
Bảng công đức ghi tên ông Trầm Bê và vợ, bà Đông Anh trên vách cổng chính  vào chánh điện chùa Vàm Ray.
Nếu đi vào bằng cổng phụ nằm bên hông trái chánh điện, đập vào mắt người viếng chùa là 3 tấm bảng công đức, khắc tên 3 người con của ông Trầm Bê: Trầm Trọng Ngân (Con trai cả), Trầm Thuyết Kiều (Con gái thứ), Trầm Khải Hòa (Con trai út). Cả 3 bảng công đức này đều được sơn thếp vàng, phác họa hình ngôi tháp, bằng hai thứ tiếng Khơme và Việt Nam.
Bảng công đức đề tên 3 người con của ông Trầm Bê nằm trên vách, lối vào cổng phụ bên hông phải chánh điện chùa Vàm Ray.
Tương tự, đường vào cổng phụ bên hông phải chánh điện, có 3 bảng công đức, với hình nổi của một người đàn ông, “chầu” hai bên là hai người phụ nữ. Theo người dân địa phương, những người này là cha ruột, mẹ ruột và mẹ lớn của ông Trầm Bê: Ông Dương Quơ, bà Thạch Thị Đôn, Trầm Thị Sinh. Tất cả những người này đã quá cố.
“Ông Trầm Bê là người sống tình nghĩa, đối đãi với vợ lớn của cha rất có hiếu, lúc bà còn sống. Khi bà mất, hàng năm ông đều tổ chức lễ giỗ đàng hoàng cho bà. Hôm nay là ông Bê ở Sài Gòn về làm giỗ cho bả đó” – Một người dân địa phương ở đây cho biết.
Bảng công đức có khắc tên, hình của cha ruột, mẹ ruột và mẹ lớn của ông Trầm Bê.
Nếu đi vào chánh điện bằng cổng hậu (cổng phụ phía sau chùa), khi bước lên vài bậc tam cấp, du khách, Phật tử sẽ thấy ngay một bức ảnh lớn, chiều cao khoảng 1 mét, chiều ngang khoảng 1 mét,  được lộng trong khung kính. Đó là  hình  ông Trầm Bê,  đứng cạnh vợ và 3 người con.
Trong bức  ảnh này, ông Trầm Bê và người con trai cả, con trai út của ông mặc trang phục vest đen, còn vợ và người con gái thứ của ông đều diện trang phục áo dài.
Chú thích cho bức ảnh này, không thấy tên các con của ông Trầm Bê mà chỉ có tên ông và vợ nằm dọc hai bên bức ảnh, bên dưới nổi bật dòng chữ: Phát tâm xây dựng ngôi chánh điện.
Hình ảnh gia đình ông Trầm Bê treo ngay cổng phụ phía sau ngôi chánh điện.
Tiếp tục bước vào bên trong, ngôi chánh điện được bày trí khá thông thoáng và đơn giản so với những ngôi chùa Việt. Trong không gian rộng thênh thang, chỉ có duy nhất một bàn thờ, với bức  tượng Phật rất lớn, là nơi để các Phật tử chiêm bái.
Xung quanh bốn bức tường trong chánh điện, là những bức ảnh tái hiện cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hoàn toàn không có một bức ảnh nào của cá nhân ông Trầm Bê hay gia đình ông được treo ở nơi linh thiêng nhất của ngôi chùa Vàm Ray này.
Bên trong chánh điện chùa Vàm Ray. Trên các vách tường là những hình ảnh tái hiện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, hoàn toàn không có tấm ảnh nào của ông Trầm Bê.
Rời ngôi chùa Vàm Ray, men theo con đường tráng bêtông vắng lặng, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã đi đến ngôi chùa thứ 2 mà ông Trầm Bê bỏ tiền ra xây cất, chùa Cà Hom.
Chùa Cà Hom cách chùa Vàm Ray khoảng 4 cây số, thuộc địa phận xã Hàm Giang. So về mức độ “hoành tráng” thì ngôi chùa Cà Hom kém nhiều so với ngôi chùa Vàm Ray.
Như mọi ngôi chùa Khơme, chùa Cà Hom vẫn có cổng chính hướng về phía Đông, hướng mặt trời mọc. Nhưng do địa thế của ngôi chùa, du khách muốn vào chánh điện, bắt buộc  sẽ đi vòng bằng cổng hậu.
Về việc treo những bảng công đức, cũng như tấm ảnh gia đình ông Trầm Bê,  đều được bày trí tương tự như ở chùa Vàm Ray. Chùa được xây dựng vào năm 2007.
Bên trong chánh điện của chùa Bà Hom cũng hoàn toàn không có bức ảnh nào của ông Trầm Bê hay các thành viên gia đình ông. Theo quan sát của phóng viên, trong khuôn viên chùa Cà Hom có rất nhiều trụ, cột, bên dưới có bảng công đức, ghi tên những Phật tử đã đóng góp xây dựng chùa, ghi rõ số tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng.
Thợ xây dựng chùa, người dân xung quanh nói gì?
Ông Châu Khương, Phó trưởng Ban trị sự chùa Vàm Ray, đồng thời là một trong những thợ chính xây dựng chùa Vàm Ray, cho biết:
 “Khi chúng tôi khởi công xây dựng chùa, theo nguyện vọng của nhiều sư sãi, bà con Phật tử, mong muốn treo hình gia đình ông Trầm Bê ở trên vách, lối vào cửa sau chánh điện, như một kỷ niệm, tri ân việc ông đóng góp số tiền lớn để  xây dựng chùa. Nếu sư sãi, bà con Phật tử không đồng ý điều đó, ông Trầm Bê muốn treo hình như vậy, cũng không được, dù có đóng góp bao nhiêu tiền đi nữa. Thực tế là ông Trầm Bê không muốn treo hình như vậy, nhưng trước tấm lòng của mọi người, ông đã đồng ý”.
Riêng việc có ý kiến cho rằng, ông Trầm Bê đã bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa Vàm Ray mới hoàn toàn, “xóa sổ” ngôi chùa Vàm Ray cổ có thời gian tồn tại trên 600 năm, ông Châu Khương giải thích:
“Không có chuyện đó! Trước khi xây mới ngôi chùa như hiện nay, ông Trầm Bê đã bỏ ra gần 1 tỷ đồng để mời thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy di dời hai gian ngôi chùa cũ ra cách xa hơn 100 mét, giữ nguyên trạng và bỏ ra một số tiền lớn để phục hồi. Sau khi di dời xong, chúng tôi mới bắt đâu xây dựng ngôi chánh điện”.
Ông Nguyễn Tấn Sự, từng là một cán bộ xã Hàm Giang, đồng thời cũng là một Phật tử từng tu, học tại chùa Vàm Ray, bức xúc:
 “Đồng bào Khơme đang đón tết cổ truyền Chol Cnăm Thmây, việc trên mạng lan truyền thông tin không đúng trên mạng mấy ngày qua, làm cho không khí vui tươi đón tết cùa bà con giảm sút. Đồng bào Khơme có truyền thống mang ơn, cho dù anh đóng góp 10.000 đồng vào việc xây dựng chùa, cũng được trang trọng ghi tên vào bảng công đức. Huống chi ông Trầm Bê đóng góp tiền tỷ để xây dựng chùa, thì việc treo hình, đề tên ông trên vách chùa, bên ngoài chánh điện, cũng là việc bình thường”.
Ộng Sự lý giải:  “Chúng tôi làm điều đó là để tỏ lòng tri đối với ông Trầm Bê  thôi. Chừng nào chúng tôi treo hình ông Trầm Bê bên trong chánh điện, nơi Đức Phật ngự, thì mới có vấn đề… Chùa tồn tại mấy trăm năm, nếu sư sãi, Phật tử không đồng ý treo hình, dù ông Bê có 1 đống vàng, muốn treo hình mình cũng không được, chứ đừng nói có tiền là muốn làm gì là làm”.
Ông Nguyễn Tấn Sự, một Phật tử đã từng tu, học tại chùa Vàm Ray.
Ông  Sự nói tiếp: “Bà con địa phương rất phẫn nộ, khi một số thông tin lan truyền trên mạng đã tự ý đổi tên chùa là chùa Trầm Bê… Ngôi chùa này có tên là Vàm Ray gần mấy trăm năm nay, bây giờ lại mang tên là chùa Trầm Bê? Ngay cả ông Trầm Bê cũng không hài lòng việc dân cư mạng tự tiện đổi tên chùa như vậy”.
Ông  Sự nói thêm: “Chùa Vàm Ray xuống cấp, hư hỏng theo thời gian. Sư sãi, bà con Phật tử đã xin ông Trầm Bê kinh phí để sửa chữa. Tôi nghĩ, chúng ta nên nhìn vào việc làm tốt của ổng, chứ đừng quá khắt khe, xét nét… Một cái biển công đức, một tấm hình để ghi ơn ổng cũng không có gì là quá đáng.  Ngay cả con lộ đi vào xã Hàm Giang, cũng do ông Bê bỏ ra hơn 30% kinh phí, cùng với chính quyền địa phương xây dựng. Bao nhiêu năm nay, ông giúp bà con nghèo cả ngàn tấn gạo, xây dựng hàng trăm phòng học cho con em Trà Vinh, xây hàng trăm nhà tình thương cho bà con nghèo, đừng vì việc nhỏ mà làm lu mờ hết những việc làm tốt của ổng”.

(GDVN)

Bình luận về bài viết này