Economist: Việt Nam là điểm nóng tăng trưởng thế giới


Economist: Việt Nam là điểm nóng tăng trưởng thế giới

Chủ nhật, 03/07/2011 08:30

Economist tính toán về tăng trưởng nóng trong nhóm các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam, bằng 6 chỉ số và đưa ra một số kết luận.
Khi khái niệm “thị trường mới nổi”được Antoine van Agtmael, và sau đó là Ngân hàng Thế giới đưa ra 30 năm trước, các nền kinh tế này với chỉ chiếm 1/3 GDP toàn cầu (tính theo ngang giá sức mua).

Đến nay, các nước này đã chiếm hơn 1 nửa GDP toàn cầu, và các thị trường mới nổi đóng góp tới hơn 4/5 tăng trưởng GDP thực của toàn thế giới trong 5 năm qua.

Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn có xu hướng gom các nước này lại với nhau, tách biệt với các nền kinh tế phát triển. Tin tức về lạm phát tăng cao, các khoản vay tràn lan và dòng vốn ào ạt khiến người ta tin rằng tất cả các nền kinh tế mới nổi đều đang tăng trưởng quá nóng. Trên thực tế, chỉ một số nước tăng trưởng nóng, và một số nước khác tăng trưởng vừa phải.

Tờ Economist đã chỉ ra các nước tăng trưởng nóng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi.

Biểu đồ cho thấy xếp hạng của 27 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng quá nóng. Economist sử dụng 6 chỉ số để so sánh các nền kinh tế. Các chỉ số sau đó được cộng lại để lấy một chỉ số chung. 100 điểm đồng nghĩa với nền kinh tế đó tăng trưởng quá nóng theo tất cả các chỉ số.

Bắt đầu với lạm phát. Tình trạng lạm phát tại các nền kinh tế mới nổi tăng nhanh hơn tại các nước phát triển, ước tính trung bình khoảng 6,7% trong tháng 5. Mức độ chạy từ 1,7% tại Đài Loan tới hơn 20% tại Việt Nam, Venezuela và Argentian.

Hầu hết nguyên nhân khiến lạm phát tăng trng năm qua là giá lương thực tăng cao, khiến chi phí lương thực chiếm phần nhiều hơn trong thu nhập so với các nước giàu. Vì vậy, nếu giá lương thực ổn định, lạm phát sẽ giảm cuối năm nay.

Lạm phát lõi (không tính giá thực phẩm và năng lượng) tại Trung Quốc chỉ tăng 2,4% nhưng nghiêm trọng hơn tại Brazin với 5,5% và 8% tại Ấn Độ. Khi tăng trưởng mạnh mẽ mà năng lực sản xuất còn hạn chế và thị trường lao động kém, lạm phát thực phẩm có thể tác động mạnh đến lương và nhiều loai giá cả khác.

Chỉ số thứ 2 được Economist so sánh là tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình từ năm 2007 so với 10 năm trước đó. Tăng trưởng tại Argentina, Brazil, Ấn Độ và Indonesia đã vượt xa xu hướng dài hạn, nhưng vẫn thấp hơn xu hướng tăng tại Hungary, CH Séc, Nga và Nam Phi. Tăng trưởng tại Trung Quốc cũng thấp hơn xu hướng.

Thị trường lao động thắt chặt cho thấy một vài nền kinh tế đã tăng trưởng thiếu bền vững. Nhờ các biện pháp cải cách, tiềm năng tăng trưởng GDP của một nước có thể tăng dần qua thời gian. Tại Argentina, Brazil, Indonesia và Hồng Kông tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Brazil thấp kỷ lục và lương thì tăng cao.

Hiện tượng thứ 4 của tăng trưởng quá nóng là dư nợ tín dụng, yếu tố có thể dẫn tới bong bóng tài sản cũng như lạm phát. Phương pháp tính dư nợ tín dụng tốt nhất là so sánh tăng trưởng tín dụng ngân hàng với GDP danh nghĩa.

Việc tăng trưởng cho vay tại các ngân hàng nhanh hơn GDP tại các nền kinh tế mới nổi là bình thường khi khu vực tài chính tăng trưởng, nhưng tín dụng vượt GDP đang ở mức báo động tại Argentina, Brazil, Hồng Kông và Thổ Nhĩ Kỳ. Tăng trưởng khoản vay khu vực tư nhân cao hơn GDP danh nghĩa khoảng 20% trong năm qua tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hồng Kông.

Thế nhưng chẳng phải nước mới nổi nào cũng ngập thanh khoản. 10/27 nước mới nổi, bao gồm Nga, Nam Phi, Ai Cập, Chile, tín dụng tăng trưởng chậm hơn so với GDP. Tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc đã giảm một nửa trong năm qua và hiện nay khá cân xứng với tăng trưởng GDP.

Yếu tố thứ 5 được xem xét là tỷ lệ lãi suất thực, hiện đang ở mức âm tại hơn một nửa các nền kinh tế. Điều này có thể phù hợp với những nơi có nhu cầu yếu, nhưng tại các nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng như Argentina, Ấn Độ, Việt Nam và Hồng Kông, lãi suất thực âm làm thổi bùng lên tăng trưởng tín dụng và lạm phát.

Ngược lại, lãi suất thực gần 6% của Brazil cao nhất thế giới. Lãi suất cho vay cơ bản của Trung Quốc ở mức dương nhưng chịu áp lực trước các chính sách thắt chặt gần đây khi ngân hàng trung ương tăng yêu cầu dự trữ bắt buộc, giới hạn tăng trưởng tín dụng.

Cuối cùng là cán cân vãng lai. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn là dấu hiệu cho thấy kinh tế tăng trưởng quá nóng, nhu cầu trong nước vượt quá nguồn cung. Vấn đề này tại Thổ Nhĩ Kỳ khá căng thẳng, thâm hụt lên tới 8% GDP trong năm nay từ mức 2% năm 1999. Thâm hụt tài khoản vãng lai tại Brazil hay Ấn Độ cũng cho thấy nhu cầu nội địa đang tăng quá nhanh.

Tính tổng 6 yếu tố trên, Economist chỉ ra 7 điểm nóng tăng trưởng trên thế giới: Argentina, Brazil, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Argentina là nước duy nhất với 6 chỉ số đều ở mức đỏ, nhưng Brazil và Ấn Độ cũng không kém mấy.

Trung Quốc, thường là tâm điểm lo lắng về tăng trưởng quá nóng, lại ở ngưỡng khá an toàn, nhờ các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay. Nhóm nước Nga, Mehico và Nam Phi đang ở trong ngưỡng an toàn, rủi ro tăng trưởng quá nóng khá thấp.

Nhóm các nước tăng trưởng quá nóng với lãi suất thực âm cần điều chỉnh nâng lên. Chính sách tài khóa tại nhiều nước hiện nay cũng lỏng lẻo. Thâm hụt ngân sách đã giảm nhẹ so với năm 2009 nhưng chủ yếu bởi tăng trưởng cao khiến nguồn thu từ thuế tăng lên. Nhìn chung, 6/7 nền kinh tế đang có thâm hụt ngân sách khá cao (Ấn Độ thâm hụt tới 8% GDP), duy nhất ngân sách của Hồng Kông thặng dư. Nếu bỏ qua các cảnh báo thì có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn Gafin.vn

Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ


Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ

Trung Quốc là một nước lớn, nhưng Trung Hoa là dân tộc nhỏ mọn và xấu xí. Tôi đồng tình với nhận định đó. Nhưng cũng nên công bằng mà nói thẳng rằng lãnh đạo nước ta cũng không khác mấy. Nhìn lại những cách xử sự của lãnh đạo nước ta trước kẻ thù Trung Quốc, chỉ có thể than thở bằng 8 chữ  Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ.

Những thông tin dồn dập không vui. Mất đất vùng biên giới phía bắc. Biển bị Tàu xâm phạm. Ngư dân bị khủng bố. Bầu trời của ta bị máy bay Tàu xâm phạm, dọ thám. Quân đội thờ ơ. Công an tha hồ khủng bố dân chúng. Lãnh đạo tiết kiệm lời nói. Chưa thấy lúc nào đất nước chúng ta trong giai đoạn suy thoái như hiện nay.

Đến bây giờ thì chúng ta biết rằng đất nước chúng ta đã bị mất một phần đất. Mấy năm qua, báo chí “lề trái”, các chuyên gia “phản động” ở nước ngoài — thật có, dỏm có — khẳng định rằng chúng ta đã mất đất trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Lúc đó tôi không tin. Tôi không tin vì không bao giờ nghĩ rằng một người Việt nào, dù là người cộng sản theo chủ nghĩa Mao-ít, nở lòng dâng đất cho kẻ thù. Tôi không bao giờ tin rằng một người Việt chân chính có thể nhượng bộ kẻ thù trên bàn đàm phán về lãnh thổ. Nhưng bây giờ, qua những thông tin xác thực của Huy Đức, tôi mới biết rằng chúng ta đã thật sự mất phân nửa thác Bản Giốc. Chúng ta mất nhiều kílomét đất dọc theo đường biên giới. Cũng có thể chúng ta đã mất một phần Ải Nam Quan. Vậy mà những người cầm quyền không dám nói cho chúng ta biết. Những người tham gia đàm phán cũng không nói cho chúng ta hay. Họ không dám công bố bản đồ cho công chúng biết. Nếu đó không phải là những dấu hiệu của người thua cuộc thì là gì? Do đó, khả năng rất cao là chúng ta đã mất đất về Trung Quốc. Các lãnh đạo Việt Nam đã thua những tay bành trường Bắc Kinh. Nhưng cũng có thể là dâng đất cho kẻ thù. Cũng không loại trừ bán đất cho giặc. Dù là thua, dâng đất, hay bán đất, thì hình hài nước Việt Nam này không còn như lúc ông cha ta để lại. Mỗi tấc đất Việt Nam có xương và máu của người Việt. Những kẻ nào bán hay dâng đất cho kẻ thù cũng có nghĩa là họ đã phản bội sự hy sinh của tiền nhân. Những kẻ phản bội này phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Biển của chúng ta đang bị Tàu xâm lăng. Ngày 26/5/2011 là một ngày lịch sử. Đó là ngày Trung Quốc cho 3 tàu gọi “hải giám” xâm lần hải địa Việt Nam. Chẳng những xâm lấn mà còn ngang ngược cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của ta. Hành động xâm lăng của bọn Tàu không dừng ở đó. Chưa đầy 3 ngày sau, 4 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Phú Yên bị hải quân của Trung cộng bao vây và uy hiếp, nã đạn vào ngư thuyền, không cho đánh cá. Chẳng những thế, chúng còn cho hàng trăm tàu giả dạng đánh cá xâm phạm lãnh hải ta. Tất cả những sự việc trên xảy ra ngay trong địa phận của Việt Nam, không phải vùng tranh chấp. Thật ra, trước đó chúng ta cũng đã biết hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” tấn công, trấn lột và làm tiền. Bây giờ thì báo chí lề phải cũng phải nói sự thật, cái ngữ vựng gọi là “tàu lạ” ấy chính là tàu của Tàu. Tàu quân sự của Tàu núp dưới danh nghĩa “ngư chính”. Những con tàu cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thực chất là tàu hải quân của bọn Tàu núp dưới danh nghĩa giám sát biển. Hành động núp lén như thế chỉ có thể nói là hành động của những kẻ hèn hạ. Hành động xâm lấn đó không chỉ là “ngang ngược” mà còn thể hiện bản chất lưu manh của quân quen thói côn đồ. Không chỉ lưu manh mà còn thể hiện hành động khủng bố. Ngày 26/5/2011 là ngày mà khủng bố do nhà nước bảo trợ lên ngôi. Và nạn nhân của khủng bố đó là ngư dân Việt Nam, là lòng trự trọng của người Việt Nam. Điều đáng nói là chúng ta bị những kẻ hèn hạ khủng bố.

Bọn Tàu khủng bố hèn hạ đã đành, nhưng phản ứng của quân đội Việt Nam cũng tỏ ra … khó hiểu. Không biết có nên nói là hèn hạ ở cấp độ khác hay không. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ và lãnh hải. Nhưng những sự việc xảy ra gần đây cho thấy quân đội chỉ là những người bàng quang, vô tâm. Ai còn nghi ngờ nhận xét đó thì hãy đọc lại sự việc xảy ra với tàu Bình Minh 02. Suốt 3 giờ bị bọn Tàu uy hiếp và khủng bố, hải quân Việt Nam chẳng làm gì. Hoàn toàn thụ động. Hãy nghe qua đoạn băng đàm thoại giữa ngư dân bị Tàu khủng bố và ông đại úy biên phòng ở Phú Yên. Nghe qua đoạn băng đó chúng ta phải nói rằng quân đội hoàn toàn không làm gì để bảo vệ ngư dân. Nhưng đây không phải là sự làm ngơ đầu tiên. Trước đây, hải quân Việt Nam cũng chưa bao giờ có động thái gì để bảo vệ ngư dân, bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Ngư dân cho biết tàu hải quân Việt Nam chỉ loanh quanh trong vòng gần bờ biển, ra ngoài xa một chút thì chỉ thấy toàn tàu hải quân Tàu. Như vậy có thể nói rằng tàu hải quân Việt Nam rất sợ hải quân Tàu. Từ sợ hãi nên không dám bảo vệ ngư dân. Có bao giờ trong lịch sử nước nhà mà lực lượng vũ trang của ta lại khiếp nhược đến như thế? Mang tiếng là “Quân đội nhân dân”, vậy chúng ta phải hỏi hai chữ “nhân dân” có nghĩa gì ở đây? Có thật sự xứng đáng là quân đội của nhân dân không? Hay họ chỉ núp phía sau nhân dân, núp phía sau ngư dân? Quả vậy, cách đây không lâu họ xúi ngư dân trang bị súng ống để đánh trả “tàu lạ”. Nếu ngư dân mà có súng ống thì là cướp biển rồi, và lời xúi đó chẳng khác gì biến ngư dân thành bia đạn của bọn bành trướng Bắc kinh! Ôi, tầm nhìn của quân đội nhân dân là như thế ư?

Câu hỏi về xứng đáng thật ra đáng đặt ra cho những người đang lãnh đạo nước ta. Kể từ ngày lịch sử 26/5/2011 đến nay đã hơn 1 tuần. Trong suốt 1 tuần đó không có một lãnh đạo nào của nước ta lên tiếng về hành động xâm lăng của quân Tàu. Ngài giáo sư tổng bí thư nho nhã không lên tiếng vì ông nổi tiếng là người thân Tàu. Ngài thủ tướng hai bằng cử nhân không nói gì. Ngài chủ tịch nước có bằng cử nhân toán cũng chẳng biết tính sao. Ngài bộ trưởng quốc phòng với khuôn mặt của người uống nhiều steroid (hay bia) im lặng. Ngài tiến sĩ bộ trưởng ngoại giao mặt đen thì nổi tiếng là người thiếu ngữ vựng nên chẳng biết gì để nói. Có thể tất cả họ có ngữ vựng nhưng đều không dám nói. Thật ra, tất cả họ đều im lặng từ mấy năm nay mỗi khi có gì liên quan đến Tàu. Ngư dân bị cướp? Họ im lặng. Ngư dân bị bắt làm con tin? Họ im lặng. Quân Tàu xâm lăng lãnh hải? Họ im lặng. Chưa bao giờ đất nước này có những người lãnh đạo chỉ có thể mô tả bằng 2 chữ “khiếp nhược”.

Để thấy tại sao chữ khiếp nhược thích hợp trong trường hợp này chúng ta phải nhìn sang các nước láng giềng xử sự ra sao. Malaysia cho tàu chiến và chiến đấu cơ rượt đuổi bọn Tàu xâm phạm hải phận Malaysia. Bọn Tàu thú nhận rằng trong năm 2010, có lần tàu ngư chính của chúng bị tàu hải quân Malaysia rượt đuổi suốt 17 giờ. Malaysia chẳng những cho tàu ra nghênh chiến mà còn cho phi cơ uy hiếp đuổi bọn Tàu xâm lược khốn kiếp. Cũng như Malaysia, Philippines cho tàu chiến và chiến đấu cơ đuổi bọn Tàu xâm phạm lãnh hải. Indonesia thì bắt giữ tàu của bọn Tàu và đâm đơn kiện Tàu lên Liên Hiệp Quốc. Nhật hành động mạnh hơn. Chúng ta còn nhớ tháng 9 năm ngoái bọn Tàu đã cho hai tàu đâm vào tàu tuần duyên của Nhật. Nhật phản ứng bằng cách bắt tàu, giam thuyền trưởng. Nói chung, các nước trong vùng đều có hành động quyết liệt để đuổi bọn xâm lăng Tàu. Lãnh đạo của họ, từ bộ trưởng đến tổng thống đều ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối bọn bành trường Bắc kinh. Cũng phải nhìn nhận rằng ngay cả bọn Tàu nhỏ mọn và bẩn thỉu còn tỏ ra tôn trọng dân của họ hơn là lãnh đạo nước ta. Ôn Gia Bảo đã chẳng lên tiếng yêu cầu Nhật phải thả tên thuyền trưởng lưu manh là gì. Còn lãnh đạo ta, có ai lên tiếng để đòi bọn Bắc kinh phải hoàn trả tàu cho ngư dân Việt, có ai có lời nào để yêu cầu chúng trao trả người của ta? Không có. Phải thẳng thắn đặt câu hỏi rằng họ có xứng đáng lãnh đạo đất nước này hay không?

Họ đã không dám mở miệng bênh dân, không dám đứng lên với ngoại bang, nhưng khi người dân bày tỏ lòng yêu nước thì họ thẳng tay đàn áp và khủng bố nhân dân. Ở nước ta, trớ trêu thay những ai bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ và lãnh hải là một tội. Người dân xuống đường chống bọn Tàu xâm lăng thì bị bỏ tù. Ra tù thì bị công an khủng bố. Khủng bố và đàn áp cho đến tán gia bại sản. Có nơi nào trên thế giới mà yêu nước là một tội phạm? Chỉ có ở Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa mới có tội yêu nước. Chỉ có ở Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa mới có chuyện hiệu trưởng đại học ký lệnh không cho sinh viên biểu tình chống kẻ thù. Hiệu trưởng cũng có bằng tiến sĩ như ai mà còn hèn như thế, thì ông sẽ đào tạo ra bao nhiêu kẻ hèn khác? Quả thật, đối với không ít người, Việt Nam là một nhà tù vĩ đại. Nhà tù vĩ đại dưới sự kiểm soát của công an. Đó đích thị là chế độ công an trị. Trong cái nhà tù vĩ đại, trong cái xã hội công an trị, tất cả đều là những tù nhân dự khuyết. Không có tội, người ta cũng có thể dàn dựng thành tội. “Hai bao cao su” đã trở thành động từ nhớp nhúa trong ngữ vựng tiếng Việt thời xã hội chủ nghĩa. Đi bằng đầu gối với ngoại bang, nhưng về nhà thì đạp chân lên đầu lên cổ dân lành. Dùi cui và súng ống họ không nhắm vào kẻ thù mà nhắm vào dân mình. Đó là hành động khôn nhà dại chợ.

Người xưa nói thiên thời – địa lợi – nhân hòa là những điều kiện lý tưởng của một đất nước. Đối chiếu với nước ta ngày nay, chúng ta không có những điều kiện đó. Thời thế không thuận vì chúng ta đang bị kẻ thù Tàu đe dọa nghiêm trọng. Địa lý cũng không lợi vì chúng ta ở bên cạnh một nước Tàu to lớn và xấu tính, lúc nào cũng muốn chiếm nước ta. Chúng ta cũng đã mất đất và đang mất dần biển. Quan trọng hơn hết là chính quyền đã mất dân. Người dân không còn tin tưởng vào lãnh đạo, không tin tưởng vào chính quyền. Họ nhìn thấy trước mặt mình những kẻ tham ô, phè phỡn, ăn trên ngồi chốc đang ra sức bòn rút tài nguyên đất nước và chia chác lẫn nhau. Người dân nhìn những lãnh đạo xuất hiện hàng ngày trên tivi như là những diễn viên kịch rất tồi. Họ chẳng có tài mà cũng chưa chứng tỏ được cái đức. Không có thiên thời – địa lợi – nhân hòa thì đừng nói đến chuyện vực dậy lòng yêu nước của người dân.

Chúng ta nói Tàu là “anh hàng xóm to xác xấu tính”. Đúng quá. Trung Quốc là một nước lớn, nhưng dân tộc Tàu là một dân tộc nhỏ, thấp, hèn. Nhưng trông người thì hãy nhìn lại chúng ta. Thật ra, Việt Nam ngày nay chỉ là một phiên bản của Trung Quốc. Tất cả những xấu xí, hèn hạ, mưu mô chước quỷ của Tàu, Việt Nam đều học lóm cả. Hãy so sánh. Dân tộc Tàu nhỏ, chúng ta cũng đâu có lớn, thậm chí còn nhỏ hơn Tàu. Người Tàu thấp, lãnh đạo của chúng ta càng thấp hơn. Người Tàu hèn, lãnh đạo chúng ta cũng chẳng ai tỏ ra anh hùng. Tàu gây hấn với ta, còn công an và chính quyền ta thì đàn áp và khủng bố người dân. Đôi khi tôi thấy cách xử sự của chế độ công an trị ở nước ta chẳng khác gì một kiểu thượng đội hạ đạp. Nói người ta xấu nhưng cũng phải tự nhìn lại mình để thấy mình như thế nào.

Nếu chẳng may chiến tranh xảy ra, người dân sẵn sàng bỏ mạng ra để bảo vệ mảnh đất hình chữ S này. Nhưng ngày nay, người dân cũng phải hỏi mai kia mốt nọ khi mình nằm xuống cho quê hương thì ai sẽ hưởng lợi? Chắc chắn con cháu họ vẫn hoàn nghèo. Tài nguyên đất nước sẽ vẫn bị các con ông cháu cha bòn rút và chia chác nhau. Những tập đoàn chính trị kinh tế, các phe cánh con ông cháu cha theo kiểu mafia sẽ đè đầu cưỡi cổ người dân. Nhìn thấy viễn cảnh như thế và đã chứng kiến tình cảnh hiện nay, chúng ta phải đặt dấu hỏi có đáng hy sinh cho những tập đoàn làm giàu trên xương trên máu của chúng ta không? Chúng ta đòi hỏi lãnh đạo phải anh minh, can đảm và có tầm mới xứng đáng đứng ra kêu gọi chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước. Dân tộc Việt Nam không muốn chiến tranh với bọn Tàu, một là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất của Việt Nam. Dân tộc Việt Nam cũng không muốn đi bằng hai đầu gối với bọn Tàu lưu manh và bẩn thỉu. Nhưng dân tộc Việt Nam cũng khó tha thứ cho những kẻ nào bán đất hay dâng đất cho kẻ thù, những kẻ khiếp nhược với kẻ thù và khủng bố nhân dân. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần những người lãnh đạo can đảm xứng đáng với truyền thống đánh Tàu, đuổi Pháp và đuổi Mỹ mà chúng ta vẫn được dạy để tự hào. Nếu không bằng truyền thống anh hùng của dân tộc thì lãnh đạo Việt Nam cũng nên tỏ ra có trí và dũng như lãnh đạo các nước trong vùng.   Chúng ta mong ước hay đòi hỏi phải có những người đại diện đất nước như thế để chúng ta còn ngẩn mặt nhìn bè bạn quốc tế.

 

Posted in linh tinh, xã hội

 

Be the first to like this post.

Trả lời

  1. Bác viết hay quá!

    Người trực tiếp ký không phải là ông hiệu trưởng, người ký thừa lệnh hiệu trưởng. Ông hiệu trưởng chắc đang bận làm tình với cháu ruột của vợ.

    Bác vào đây xem các còm của Văn Nô sẽ rõ http://anhbasam.wordpress.com/2011/06/04/tin-th%E1%BB%A9-b%E1%BA%A3y-4-6-2011/

    Bởi: Khách2 ngày 05/06/2011
    lúc 1:56 Sáng

    Trả lời

  2. […] Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ […]

  3. Bởi: Khách2 ngày 05/06/2011
    lúc 11:35 Sáng

    Trả lời

  4. Đây là lời bình luận của hồn thiêng sông núi !
    Đây tiếng nói của lẽ phải, của sự thật !

    Lãnh đạo ta quá hèn, nhưng lịch sử đã chứng minh dân tộc ta là một dân tộc anh hùng!

    Dân tộc ta sẽ tìm ra người đại diện xứng đáng cho mình :
    Đất nuớc có lúc lâm nguy nhưng hào kiệt đời nào cũng có !
    Chúc BS Ngọc khoẻ mạnh và tiếp tục khêu dậy lại được cái hồn của dân tộc Việt qua những bài như vầy.

    Một người Việt xa mà gần!
    Người xớ rớ

    Bởi: Người xớ rớ ngày 07/06/2011
    lúc 10:13 Sáng

    Trả lời

  5. Bác cho em xin một bản về treo ở phòng khách nhà em nhé! Và nếu có thể được thì cho phép em được copy cả những bài khác nữa và tốt nhất bác cho em được copy những bài em thích để treo ở nhà mà không phải xin phép trước được không ạ? Chắc chắn là em sẽ đính kèm đường dẫn như thông lệ.

    Chúc bác khỏe , chẩn và chữa đúng bệnh cho nhiều người, đặc biệt là các bệnh nhân của bác. Bác Nghĩa có bài về “Hội chứng thầy mo” cũng được lắm.

    BSN: Bác cứ tự nhiên. Cám ơn bác ghé thăm tệ xá.

    Bởi: Đinh Hương ngày 08/06/2011
    lúc 1:13 Chiều

    Trả lời

  6. Chính xác, làm 1 bác sỹ không những chẩn đoán bệnh chính xác cho bệnh nhân mà còn chẩn đoán chính xác bệnh của giới cầm quyền hiện tại của xã hội VN. Tiếc thay sau 66 năm cai trị của chế độ cs và 36 năm toàn bộ đất nước bị một nhóm người đưa Việt nam “tiến nhanh,tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” thì đất nước ngày càng suy đồi về đạo đức, suy sụp về kinh tế,suy vong về vận nước. Đã đến lúc toàn dân Việt phải nắm lấy vận mệnh của đất nước, không thể tiếp tục để cho một nhóm lợi ích nắm quyền tối thượng, lừa gạt đồng bào bán nước hại dân.

    Bởi: Anh Hung ngày 08/06/2011
    lúc 11:06 Chiều

    Trả lời

  7. Kính chào bs Ngọc,

    tôi lang thang trên web coi video dân ta xuống đường biểu tình chống TQ xâm lược thì theo vài cái link tới trang của bác. Cái cảm tưởng tôi có khi đọc bài này giống như ngày xưa đi học trường làng xa vài cây số dưới cái nóng cháy da của gió Lào mà ăn được ly chè đậu ván có đá.

    Xin bác cho phép tôi copy và email tới các bạn bè trong và ngoài nước.

    Quang

    Bởi: cuulong09 ngày 09/06/2011
    lúc 8:38 Sáng

    Trả lời

  8. BS viet rat dung, chung ta can nhung nguyen thu Quoc gia nhu cua Philippin, Sing, My.
    Con may ong cam diec nen de ho di nghi duong.

    Bởi: Lee ngày 09/06/2011
    lúc 1:52 Chiều

    Trả lời

  9. Chẳng phải là Hoa Kỳ đã đi một nước rất hay đó sao..

    Mạng dân chúng nó chẳng phải là cỏ rác như mạng nhà ta, tiền chúng nó chẳng phải là lá rụng, vũ khí cũng không phải là củi cứ đi nhặt về là có. Lợi ích quốc gia là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ.

    Vụ việc ở Biển Đông này tôi cho rằng khó tránh khỏi chiến tranh. Vì nói thật ra, chính Hoa Kỳ đứng sau và giật dây. Trước đây, hai thằng cs hè nhau chống nó, nhưng chưa là mối nguy hiểm nên nó chưa thèm đụng tới, còn nay thì TQ rõ mười mươi là thằng bá quyền còn nguy hiểm hơn cả đức quốc xã ngày trước, vì sự trơ tráo và bom hạt nhân nó có.

    Hoa Kỳ đã đi một nước cờ đạt được rất nhiều mục đích. hai thằng đánh nhau sẽ có thằng què, Nó cứ từ từ tiến vào, cuộc chiến xảy ra sẽ bao vây Bắc Kinh, không chỉ Hoa Kỳ mà còn là các nước Nga – Ấn, khối đồng minh, còn gì hơn nữa khi Hoa Kỳ đứng đầu một cực còn TQ là cực còn lại. Washington ý thức rất rõ cuộc chiến _nếu có_ với Bắc Kinh sẽ hoàn toàn bất lợi nếu cuộc chơi chỉ có mình họ. Họ bỏ Việt Nam để lôi kéo cả thế giới.

    Chỉ có hai thằng ngu mà thôi .. đang sa lầy vào chính cuộc chơi của mình.

    Bởi: nguoingoaidang ngày 10/06/2011
    lúc 1:23 Chiều

    Trả lời

  10. Còn sức không?

    Bao năm qua, đảng và nhà nước đã tỏ ra hết sức mình cung phụng đối với Bắc Kinh chỉ để đổi lấy nền hòa bình giả tạo, và sự phụ thuộc. trong khi sức dân thì bị bào mòn ..

    nay nhìn mọi góc cạnh của sự việc, tôi cho rằng cuộc chiến sẽ xảy ra trong ngắn ngày mà thôi, tuy nhiên, như bao cuộc chiến khác, kể cả cuộc chiến thống nhất đất nước, người Trung Quốc muốn dân tộc chúng ta không bao giờ ngóc đầu dậy được, mãi mãi là chư hầu để sai bảo, họ luôn chọn chiến tranh phá hoại. ở cuộc chiến thống nhất đất nước, thực sự TQ không muốn chúng ta thống nhất đâu, vì chính họ lén gặp VNCH để thỏa thuận nhưng bị VNCH từ chối, Họ muốn chúng ta, dân tộc ta, đất nước ta chìm trong chiến tranh liên miên. Đó là ý muốn thực sự của họ, họ muốn chúng ta xâu xé nhau, và Đảng Nhà Nước đã mắc lừa bao năm qua rồi. nay là cái kết. họ muốn, dân tộc ta mãi không ngóc đầu dậy và chỉ là chư hầu.

    Bởi: nguoingoaidang ngày 10/06/2011
    lúc 1:33 Chiều

    Trả lời

  11. BUON CHO CAI CHE DO THOI THA VA BAN THIU NAY! MOT CHE DO THO TA VA QUE QUAT. KHONG CON GI DE NOI!

    Bởi: HOANG DUNG ngày 15/06/2011
    lúc 8:54 Chiều

    Trả lời

  12. “nhưng Trung Hoa là dân tộc nhỏ mọn và xấu xí” dù piggy đồng ý vớ BsNgọc rất nhiều điều, nhưng vẫn cảm thấy câu này là generalization. Thật tình, với chuyện đang xẩy ra mình cũng muốn nói như Bs Ngọc, nhưng chúng ta vẫn đọc nhiều văn phẩm của người Trung hoa, cũng như vẫn chia xè một số quan niệm văn hóa với người Trung hoa đó chứ.

    Bởi: Lâm ngày 19/06/2011
    lúc 7:19 Sáng

    Trả lời

    • Đúng quá! Chúng ta cũng không lớn đâu. Nếu người Trung Hoa nhỏ thì chúng ta càng nhỏ hơn. Tôi không bao giờ nghĩ Trung Quốc có thể thành siêu cường với một dân tộc thấp hèn như thế và một nhúm lãnh đạo lưu manh như thế. Họ không bao giờ quân tử. Điều đáng buồn gấp vạn lần là chính quyền của ta càng lưu manh hơn với người Việt so với bọn Trung Quốc lưu manh với Việt Nam. Tất cả chỉ là cái tâm và tầm của lãnh đạo thôi. Tâm và tầm xuất phát từ trình độ văn hóa. Trong một xã hội loạn chuẩn văn hóa và giáo dục như bây giờ thì mong gì chúng ta sẽ khá lên được.

      Bởi: bsngoc ngày 20/06/2011
      lúc 1:23 Sáng

      Trả lời

    • Nghi Lâm muốn nói rằng chúng ta không nên quơ đũa cả nắm, và mình tự chê dân tộc mình như vậy thì được, nhưng nói cả dân tộc người thì thấy hơi quá

      Bởi: Lâm ngày 23/06/2011
      lúc 4:15 Chiều

      Trả lời

  13. BSNgoc viết bài này được lòng dân nhưng không được lòng Đảng, mà “Ý Đảng lòng dân” bây giờ lại không phải là một, tại sao những nhà lãnh đạo họ không nhân bản hơn vậy ta?

ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN?..


MÌNH MỚI THẤY, Ở NGAY YÊN BÁI

 

Mai Thanh Hải Blog – Gần 1 tuần lang thang Tây Bắc, gặp và chứng kiến bao nhiêu là chuyện. Về tới Hà Nội trước ngày cuối tuần, để được cà phê Cột Cờ buổi sáng Chủ nhật như thường lệ, xin kể trước câu chuyện mình gặp ngay ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Địa điểm này rất gần Hà Nội, mình chạy xe theo cung Hà Nội – Sơn Tây – Thanh Sơn – Thu Cúc – Ba Khe (nối 3 địa phương Hà Nội – Phú Thọ – Yên Bái), hình như cũng chỉ trên dưới 3 tiếng đồng hồ.

Chủ đề thứ nhất là Nghĩa trang Liệt sĩ người Trung Quốc, nằm ở bên đường 32 (Ba Khe, Văn Chấn, Yên Bái), phía bên phải hướng Hà Nội (TP.Yên Bái) lên Nghĩa Lệ, Mù Căng Chải (Yên Bái) và sau đó tỏa về Lào Cai hoặc chạy thẳng lên Lai Châu. Mình có lọ mọ hỏi người dân sống xung quanh, nhưng tuyệt nhiên, chẳng ai biết về lai lịch (hoặc câu chuyện về những người nằm trong Nghĩa trang). Nhìn mạng nhện chăng đầy khung cửa sắt và những chân hương, đế nến để lâu. Mình đoán: Có lẽ đây là nơi an nghỉ của những người Trung Quốc (công nhân, cán bộ) đã sang đây giúp chúng ta xây dựng công trình, những năm rất xa xưa, từ những năm 60-70 gì đấy…

Chủ đề thứ hai: Chạy qua thị xã Nghĩa Lộ (cách Nghĩa trang Liệt sỹ người Trung Quốc khoảng 40-50 km), đến địa phận Bản Hẻo (Nông trường Liên Sơn, Văn Chấn), đập ngay vào mắt là chiếc xe bán tải mang biển kiểm soát Trung Quốc nằm chình ình ven đường, thùng sau chất đầy những két bia Hà Nội.

Lại lọ mọ xuống hỏi, dân xung quanh lắc đầu chả biết gì. Vòng quanh nhìn ngắm mãi, mới phát hiện 1 tờ giấy A4 gắn ở kính lái của xe, ghi mấy chữ – số, giống như biển kiểm soát tạm của tỉnh Lào Cai (24). Đoán vậy, nhưng chả biết thế nào. Ừ! Cứ cho là mình đoán đúng đi. Thế nhưng, chỉ 1 tờ giấy A4 ghi vài chữ mà hiên ngang tiến vào sâu trong nội địa quốc gia khác thế này, thì đúng là… tài thật.
—————————————————————————
CHỦ ĐỀ 1:

Những hàng bia mộ, phía tay trái
Một số ngôi mộ vô danh
Một số ghi rất đươn giản
Mộ này có tên và ngày mất

Tượng đài và bát hương, chân nến

Các mộ phía bên phải

Nhìn từ ngoài đường và

CHỦ ĐỀ 2:

Xe đeo biển số Trung Quốc đỗ ven Quốc lộ 32

Nhìn từ xa, thấy chiếm gần hết lòng đường

Chở bia Hà Nội nhé

Read More..

Được đăng bởi Mai Thanh Hai vào lúc 16:46 23 nhận xét

ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN?..

 

GS Nguyễn Văn Tuấn – Đó là tôi muốn nói đến những từ như “tuyên truyền”, “giáo dục” và mới đây nhất là “định hướng dư luận”. Có thể nhiều người đã quá quen với những danh/động từ này, nên chẳng ai đặt vấn đề, nhưng tôi vẫn thấy lấn cấn khi nghe đến 1 trong 3 cụm từ trên đây. Lí do lấn cấn là như thế này:

Viết về những cam kết gì đó giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây, một bản tin của Tân Hoa Xã viết (Ba Sàm dịch): “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, ông Hồng Lỗi nói.”

Một ông tướng Tàu, lại lên tiếng khuyên Việt Nam nên hướng dẫn dư luận. Bằng một “giọng điệu truyền thống” của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, Mã Hiểu Thiên cũng nói rằng Việt Nam “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng”. Cần phải đặt câu nói này trong bối cảnh: Phía Trung Quốc tuần nào cũng lên tiếng đe dọa Việt Nam, mới thấy giọng lưỡi của tên này lưu manh như thế nào.

Quay lại cái đàm phán trên, hình như 2 bên đồng ý sẽ “định hướng dư luận”. Chẳng biết trong tiếng Anh, “định hướng dư luận” là gì?. Chắc là “directed publicity” chăng?. Dù là gì đi nữa, thì nghe đến khái niệm “định hướng dư luận” là tôi nhớ đến chuyện xưa, và đó chính là một lấn cấn của tôi.

Câu chuyện xưa đó xảy ra ở Úc, cũng gần 10 năm rồi. Thời đó, VTV4 thương lượng với đài truyền hình SBS của Úc để phát sóng chương trình VTV4 cho người Việt ở Úc. Đài SBS (Special Broadcasting Services) là đài của Chính phủ, dành cho các sắc tộc đang định cư ở Úc. Hình như 2 bên đồng thuận với nhau, và trong thực tế SBS đã phát sóng một số chương trình.

Thế là người Việt bên này phản đối kịch liệt. Biểu tình xảy ra nhiều nơi, có lúc lên đến cả 5.000 người. Đài SBS ngạc nhiên không hiểu tại sao biểu tình (trong khi họ nghĩ họ làm một việc có ích cho cộng đồng người Việt). Nhưng một số người chống Cộng bên này chỉ ra rằng: Đó là những chương trình “tuyên truyền” – propaganda. “Tuyên truyền có định hướng”.

Chính phủ Úc không tin. SBS cũng không tin là có chuyện “tuyên truyền”. Đối với họ, “tuyên truyền” là cái gì đó rất xấu xa, ghê gớm, đâu có ai lại đi nói rằng mình “tuyên truyền”.

Thế là có người ta chỉ ra rằng: Ngay trên website của VTV và trong các bản tin, VTV4 vẫn dùng chữ “tuyên truyền”. VTV4 vô tư nói rằng họ “tuyên truyền” đến cộng đồng người Việt ở Úc. Đến lúc này thì Chính phủ Úc và Ban Giám đốc SBS mới tin là có chữ này. Thế là họ đi đến quyết định chấm dứt chương trình VTV4 trên SBS.

Câu chuyện dài dòng và phức tạp hơn nhiều, nhưng tôi chỉ nói trên khía cạnh ngôn ngữ mà thôi, để cho thấy rằng cách nói cũng ảnh hưởng đến chính sách.

Ở Úc hay các nước phương Tây, họ xem “tuyên truyền” (hay propaganda) là một cái gì xấu xa. Nói đến propaganda họ nghĩ ngay đến Nazi, đến Liên Xô. Còn ở Việt Nam ta hay Trung Quốc thì người ta vô tư dùng chữ “tuyên truyền”, như chẳng có vấn đề gì phải bàn.

Mà nói đúng lí ra, “tuyên truyền” chẳng có gì đáng nói là xấu xa, vì nói cho cùng nước nào và chính quyền nào mà không “tuyên truyền”?. Nhưng cái khác là ở cách nói và cách làm. Một bên thì vô tư nói ra: Tôi “tuyên truyền”, tôi “định hướng dư luận”; còn một bên thì làm mà không nói.

Chữ propaganda có lẽ xuất phát từ truyền thống hoạt động của phong trào Cộng sản Quốc tế. Các tổ chức Cộng sản rất coi trọng công tác “Agit’Prop” (tuyên truyền vận động). Và, cũng như nhiều từ ngữ của phong trào Cộng sản, chữ propaganda xuất phát từ truyền thống của giáo hội Công giáo. Propaganda khởi thuỷ là tuyên truyền, rao giảng niềm tin vào Chúa. Sau đó, propaganda/tuyên truyền mới trở thành “hoạt động nhằm dư luận tán thành, ủng hộ đường lối, chính sách của một đoàn thể, chính quyền” (định nghĩa của từ điển Robert).

Vì vậy, “tuyên truyền” mang sắc thái tích cực hay tiêu cực còn tùy theo bản chất của các chính sách mà nó phục vụ. Đối với những thanh niên Việt Nam thời thập niên 30-50 được “tuyên truyền giác ngộ” (“từ ấy trong tim bừng nắng hạ”), tuyên truyền chắc chắn mang ý nghĩa tốt đẹp. Trong thế kỉ 20, sau những tai hoạ do Chủ nghĩa Nazi và Chủ nghĩa Stalin-Mao gây ra, “tuyên truyền” chỉ còn nghĩa xấu.

Công việc “tuyên truyền, quảng cáo” thì vẫn còn đó, và càng trở thành quan trọng trong thế giới thông tin, nên người ta tạo ra một từ mới là “truyền thông” (communication) để làm công việc xưa cũ đó. Riêng phía Việt Nam thì vẫn trung thành với ngôn ngữ cũ, nên vẫn giữ nguyên xi hay chữ “tuyên truyền”, vẫn còn “công tác tuyên huấn” (tuyên truyền, huấn luyện).

Tuyên truyền dĩ nhiên phải có thông tin. Phổ biến thông tin, nhưng không chỉ có thông tin, và khi thông tin thì bao giờ cũng “có định hướng”, đơn giản là thông tin “một chiều”, theo một chiều hướng có lợi cho tổ chức/chính quyền.

Người làm việc tuyên truyền khi xử lí một thông tin, cũng có thể (hay không) làm như người làm thông tin là kiểm tra độ xác thực của nó, nhưng anh ta có một quan tâm hàng đầu, khác hẳn người làm thông tin, là: đưa tin này có lợi cho ta không, làm thế nào có lợi nhất, lúc nào có lợi nhất cho ta, nếu thông tin này có hại, nhưng đằng nào đối tượng quần chúng cũng sẽ biết, ta không đưa không được, thì ta phải đưa thế nào cho ít có hại nhất.

Đưa tin hay không, đưa thế nào, tùy thuộc vào quan tâm lợi ích của đoàn thể hay chính quyền. Và do tâm lí chán ngán “tuyên truyền” của quần chúng, công tác “tuyên truyền/truyền thông” phải nguỵ trang tối đa thông điệp của mình dưới dạng thông tin. Do đó, tôi nghĩ những gì chúng ta tiếp nhận qua TV hay báo chí, kể cả báo chí Tây phương, cũng là tiếp nhận “tuyên truyền”.

Ông Chomsky (giáo sư ngôn ngữ học), một thần tượng của tôi, là người bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu về “tuyên truyền” của phương Tây. Ông chỉ ra rằng truyền thông đại chúng đều có mục đích định hướng. Mục đích của họ là làm cho đám đông không làm phiền đến họ. “Họ” ở đây là chính quyền, là các đại gia kĩ nghệ, quân sự, v.v.

Ông chứng minh thực tế rằng: Họ muốn làm sao đám đông kia chạy theo những game show vớ vẩn, say mê với thể thao như football, với những bản tin cướp giết hiếp, mở to mắt với những xì căng đan sex, v.v. Còn những chuyện nghiêm trọng, chuyện lớn thì để cho họ lo — We take care of that.

Đó là “truyền thông định hướng”, hay nói theo Việt Nam và Trung Quốc là “tuyên truyền có định hướng”.  Mỹ, Úc, Việt Nam, Trung Quốc hay bất cứ nước nào đều không ít thì nhiều làm như thế. Nhưng như tôi nói trên, người ta giấu  không nói ra, còn Việt Nam thì làm theo Trung Quốc, tức là nói huỵch tẹt ra: “Chúng tôi tuyên truyền!”..

Nhưng đối với những ai có tinh thần tự do tư tưởng như Chomsky, cái cụm từ “định hướng dư luận” nghe rất xa lạ. Người trí thức có ý kiến riêng từ thông tin họ có, và không để ai định hướng mình. Đã để cho người khác định hướng, tức là mình thiếu độc lập, chẳng khác gì như những con cừu. Mà, nếu thiếu độc lập thì nói gì đến việc có ý kiến riêng?. Do đó, người trí thức left wing như Chomsky không bao giờ chấp nhận chuyện “tuyên truyền” hay “định hướng dư luận”.

“Tuyên truyền định hướng dư luận” có nghĩa là xem thường dư luận. Sở dĩ xem thường là vì nó bắt đầu bằng một giả định rất ngạo mạn. Giả định của định hướng dư luận là công chúng chỉ là một đám đông ngu dốt, không có lập trường và chính kiến, không biết suy nghĩ.

Từ giả định đó, người ta tự cho mình cái quyền giáo dục công chúng cho… bớt ngu dốt, nhào nặn thành những người có lập trường, và dạy cho họ biết suy nghĩ (dĩ nhiên là suy nghĩ theo họ). Chính vì thế mà chúng ta hay nghe những cụm từ như “giáo dục quần chúng”. Người ta phải hỏi: “Ai cho anh quyền và anh có tư cách gì để giáo dục tôi?”. Đó là một suy nghĩ ngạo mạn, tự cho mình ngồi trên đám đông.

Cụm từ “giáo dục quần chúng” nghe rất nặng nề. Nó chẳng khác gì cha mẹ nói với con cái. Những người làm tuyên truyền đâu phải là cha mẹ của công chúng. Cách nói của Tân Hoa Xã chẳng khác gì nói: “Anh về dạy con cháu anh đừng có làm gì tổn hại đến tình hữu nghị giữa chúng ta. Dạy cho chúng đừng đi biểu tình nữa. Dạy cho chúng tôn trọng 16 chữ vàng gì đó. Anh dạy dân anh, tôi dạy dân tôi”…

Đằng sau câu nói đó là giả định rằng người đại diện Việt Nam trong cuộc đàm phán là cha mẹ của người Việt Nam. Cố nhiên, giả định đó sai. Giả định sai thì tất cả theo sau nó cũng đều sai.

“Định hướng dư luận” cũng có nghĩa cung cấp thông tin một cách chọn lọc. Một sự kiện lúc nào cũng có nhiều khía cạnh. “Truyền thông định hướng” có nghĩa là người ta chỉ cung cấp khía cạnh nào phục vụ cho quyền lợi của người ta… Cung cấp thông tin như vậy là không đúng với sự thật, và dễ làm cho đám đông hiểu lầm. Câu chuyện về trích dẫn không đầy đủ câu nói của Giám mục Ngô Quang Kiệt là một ví dụ tiêu biểu của việc cung cấp thông tin có chọn lọc.

“Định hướng” có nghĩa là phản khoa học. Trong khoa học, bất cứ một dữ liệu hay bất cứ phát hiện nào cũng được soi rọi bằng nhiều lăng kính. Nhà khoa học lúc nào cũng đặt câu hỏi tại sao: Tại sao có dữ liệu này?. Nguyên nhân xảy ra là gì?. Cơ chế xảy ra như thế nào?. Có thể diễn giải kết quả này theo cách hiểu khác không?. Có bao nhiêu cách diễn giải kết quả?…

Trong khi đó, đối với “định hướng dư luận”, người ta chỉ có một cách diễn giải, làm như chỉ có một chân lí. Đó cũng chính là cách diễn giải của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 đoạn. Họ không cho (hay không cung cấp thông tin để) người Trung Quốc diễn giải khác. Do đó, “tuyên truyền định hướng” là rất phản khoa học.

Vì phản khoa học, nên “tuyên truyền định hướng” rất nguy hiểm. Người Trung Quốc nói chung là dân tộc yêu chuộng hòa bình. Cứ xem văn học của họ thì thấy họ cũng như ta, cũng chẳng muốn chiến tranh.

Thật ra, chẳng có dân tộc nào trên thế giới thích chiến tranh.

Nhưng để biến một dân tộc yêu chuộng hòa bình thành một dân tộc hiếu chiến như hiện nay, “tuyên truyền định hướng” của Trung Quốc, cố tình vẽ ra một dân tộc Việt Nam hung hãn, đã và đang chiếm lãnh hải của họ. Suốt ngày này sang tháng nọ, họ nhào nặn ra một thế hệ ghét Việt Nam. Họ biến những con người bình thường thành những con dã thú giết người (như chúng ta thấy trong trận chiến 1979); họ biến những con người thành những cỗ máy chỉ biết chém giết.

Những gì tờ Hoàn Cầu Thời Báo làm, chính là một cách “định hướng dư luận”, chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam, nên họ cho những ông tướng mặt mũi bặm trợn (nhưng đầu óc thì bị chứng cretinism) lải nhải phát biểu những điều mà người có bộ óc bình thường (không bị schizophrenia) cũng biết là vô lí. Họ cũng biết là vô lí, nhưng vì mục đích “tuyên truyền định hướng” chống Việt Nam nên họ vẫn nói, và đó là một trò chơi cực kì nguy hiểm.

Tóm lại, “tuyên truyền” – propaganda là một từ hàm ý tiêu cực. “Giáo dục quần chúng” là những từ ngạo mạn và xúc phạm. “Định hướng dư luận” là một kiểu tuyên truyền phi khoa học và nguy hiểm.

Nếu Việt Nam muốn hội nhập Quốc tế, tôi nghĩ các nhà truyền thông (À quên! “tuyên truyền”) – cần phải xem xét lại những từ đó. Tốt hơn hết là xóa bỏ những từ ngữ đó khỏi kho tàng ngữ vựng ngoại giao.

Read More..