HOT – TIN NÓNG TRONG NGÀY


 “Đũa Thần” ở đâu?

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.

“Không phải cứ lập Ban chỉ đạo là xoay chuyển ngay được tình hình như “một chiếc đũa thần”. Bởi vì, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, vai trò của các đồng chí Trung ương, các đồng chí lãnh đạo, quản lý của các ngành, các cấp là cực kỳ quan trọng. Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”.

Nhưng, sau Hội nghị Trung ương 6, cán bộ đảng viên và nhân dân trong cả nước bị “dội gáo nước lạnh”, quá bất ngờ. Và khi đó, người ta mới nghiệm ra rằng “đũa thần” khó kiếm lắm, mà tính tiên phong của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng cũng bị mất tiêu luôn. Đọc và suy nghiệm, thấy TBT biết khả năng chống tham nhũng không mấy dễ dàng, cho dù Ban Chỉ đạo PCTN có thuộc Bộ Chính trị do TBT giữ chức Trưởng  ban cũng chưa chắc làm ra tấm ra miếng gì.

Khi con người ta thiếu bản lĩnh, không chí quyết thì chẳng làm được việc gì có chất lượng, huống hồ chống được tham nhũng tràn lan như dịch sâu thì càng là việc khó, cần phải thể hiện quyết tâm bản lĩnh rất cao. Vì vậy, ông cũng tinh khôn rào trước đón sau: “… đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”…
Vâng, biết là “khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”. Cả nước biết rồi, tham nhũng nổi lên và thấy rõ ít nhất cũng hơn 20 năm nay, 4 nhiệm kỳ Đại hội Đảng đều thấy nêu sang sảng trong Nghị quyết là “kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng”. Nay còn xác định lâu dài chắc thế hệ 10X hiện nay đã thành cố nội rồi mà tham nhũng càng dầy thêm tham nhũng, kẻ tham nhũng vẫn là ẩn số: “đồng chí X”, rồi “các đồng chí Y,Z, W…”  trong phương trình mà những người giải quên hết, hoặc cố tình bỏ qua công thức…(?!).

Còn khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng thay ông Phan Văn Khải (từ nhiệm trước nhiệm kỳ 1 năm), đã hứa một câu xanh rờn: “Làm Thủ tướng, khong chống đựơc tham nhũng thì tôi xin từ chức!”. Nay, bước sang nhiệm kỳ thứ hai rồi, tham nhũng càng lấn sâu, thủ đoạn tinh vi, cấu kết nhóm lợi ích càng chặt chẽ, khó giằng ra lắm! Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng không làm gì có hiệu quả, cho nên Đảng cầm quyền không chịu được, mới bàn cách: “Thôi, tốt nhất để Đảng làm, vì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”. Chỉ riêng động thái đó cũng thấy rằng phòng chống tham nhũng dù Ban Chỉ đạo chuyên trách đã gần 10 năm hoạt động hầu như không phòng  được gì và cũng không chống được ai, nhất là các vụ lớn, cán bộ có chức quyền cao, làm thất thoát của nhà nước hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, lại sinh ra nợ xấu kìm hãm, gây ách tắc cho nền kinh tế, kéo lùi sự nghiệp đổi mới. Thế mà ngay như kỷ luật Đảng coi như’chịu trách nhiệm về chính trị” mức nhẹ hều là khiển trách cũng không có, nói gì đến từ chức?

Hóa ra, Thủ tướng chỉ là “nói dzậy mà hổng phải dzậy”, có thấy ai từ chức đâu. Hơn nữa, qua 129/175 lá phiếu tại Hội nghị Trung ương 6 mới rồi, người ta càng thấy rõ là ông TBT NPT nói cũng không sai: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm”.

Vậy nên, cái “đũa thần” mà TBT đã nêu không ở đâu xa. Đó là lòng dân, là thực thi dân chủ một cách thực sự có hiệu quả cao, là Nhà nước pháp quyền – ”sống là làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” – như pa-nô, khẩu hiệu đỏ rực. Đó là thực hiện nghiêm nguyên tắc điều lệ Đảng, kỷ cương phép nước, có bản lĩnh tự chủ, tự quyết, không thỏa hiệp với bất cứ ai hoặc làm theo sự chỉ đạo của bất kỳ thế lực nào….

Nếu không làm được như thế, “đũa thần” dù muốn cũng không thể có, vì Phật, Bụt đâu có giao đũa thần cho những người mà ngay như cầm quyền cũng không biết cách cầm cho chắc ăn, không biết tôn trọng “thực tế khách quan”, không xem xét “khách quan, khoa học, biện chứng”, tùy tiện làm theo ý chủ quan, theo sự cạn suy của mình…(chắc Phật nghĩ: Giao đũa thần cho người không biết quý sự thần diệu của sức mạnh đoàn kết toàn dân, sức mạnh công lý, lẽ phải, không khéo bị bọn gian tham ăn cắp đem bán chuyển thành vàng, ngoại tệ).

Còn tính tiên phong, nhắc lại như TBT nêu lên: “Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”. Rõ là họ đã rất tiên phong.  Tiên phong trong việc bỏ lá phiếu cho xong, rồi về, tiếp tục củng cố “trận địa tham nhũng” để khi cần là kịp thời phản pháo, trả đũa lại ai chống tham nhũng. Chỉ có dzậy và chỉ dzậy, không mong gì hơn. Vì thế, trời sinh ra tiếng gáy của con gà trống sau khi đã sung sướng phạch, phạch trên lưng con gà mái, nhảy lên chỗ cao nhất trên đụn rạ: “Đời-có-thế-mà-thôi (!).
Bùi Văn Bồng
(Blog BVB)

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Xin nhận trách nhiệm trong quản lý thị trường vàng (nhận trách nhiệm mồm thì … ai chả nhận được)

(SGTT) – “Tôi xin thay mặt Ngân hàng Nhà nước (NHNN), xin nhận trách nhiệm về việc không làm tốt công tác thông tin truyền thông các chính sách quản lý của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, do vậy có nhiều thông tin hiểu không chính xác, phần nào gây nên những lo lắng, bất ổn về thị trường này”, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình mở đầu phần trao đổi với các đại biểu trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 31.10.
Cũng trong phần trình bày của mình, người đứng đầu ngành ngân hàng đã ba lần nhấn mạnh về trách nhiệm, khuyết điểm trong quản lý thị trường vàng.
Đã mua vào 13 tỉ USD
Người đứng đầu ngành ngân hàng xin nhận khuyết điểm còn một số tồn tại trong quản lý thị trường vàng. 
Theo Thống đốc, thời gian qua, giá vàng thế giới tăng cao, kéo thị trường vàng trong nước tăng giá. Trong bối cảnh nền kinh tế của chúng ta bị vàng hóa (ước tính nền kinh tế chúng ta đang dự trữ khoảng 300 – 400 tấn vàng, tương ứng 15 – 20 tỉ USD), mỗi khi thị trường vàng biến động đã ảnh hưởng đến tỷ giá, làm lạm phát tăng cao, tạo ra bất ổn kinh tế vĩ mô.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống vàng hóa và USD hóa, NHNN đã xây dựng đề án, xác định 2 mục tiêu: làm sao để biến động của giá vàng không ảnh hưởng đến tỷ giá và đẩy lùi vàng hóa nhằm huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đề án gồm ba bước: xây dựng khuôn khổ pháp lý; chấm dứt huy động, cho vay vàng và chuyển hoàn toàn sang quan hệ mua bán. Đến nay đã thực hiện được 2 bước và hiện bắt đầu chuyển sang bước 3.
Sau 5 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý thị trường vàng, đến nay đã đạt một số kết quả: giá vàng trong nước tuy vẫn chênh với giá thế giới tới 3 triệu đồng/lượng, nhưng không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng và tỷ giá vẫn ổn định. “Những ngày gần đây, NHNN vẫn mua được ngoại tệ cho quỹ dự trữ ngoại hối”, Thống đốc nói và cho biết thêm, do việc người dân không đổ xô đi mua vàng, hiện tượng vàng hóa đã được chặn đứng, các ngân hàng thương mại thời gian qua đã mua lại 60 tấn vàng từ nền kinh tế, như vậy cũng có nghĩa một lượng vốn tương ứng 60 tấn vàng (xấp xỉ 3 tỉ USD) đã được chuyển thành vốn VND phục vụ phát triển kinh tế xã hội. “Tính chung lại, từ đầu năm đến nay, chúng ta đã mua được 10 tỷ USD và 60 tấn vàng”, Thống đốc cho thông tin.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngân hàng một lần nữa xin nhận khuyết điểm còn một số tồn tại trong quản lý thị trường vàng, nhất là trong công tác thông tin, tuyên truyền về việc độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC. Theo đó, từ 25.5, tất cả các công ty dập vàng miếng chấm dứt dập vàng miếng, mà chỉ có NHNN được độc quyền dập vàng miếng SJC. Sở dĩ NHNN chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền của Nhà nước là bởi 90% lượng vàng miếng trên thị trường là của thương hiệu này, do vậy sẽ hạn chế được lãng phí.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng khẳng định, từ sau 25.5, tất cả các vàng miếng thương hiệu khác SJC vẫn được lưu hành bình thường, NHNN không bắt phải chuyển đổi từ vàng miếng này sang vàng miếng khác. Mặt khác, trong trường hợp người dân có nhu cầu chuyển đổi từ vàng thương hiệu khác sang thương hiệu SJC, NHNN thậm chí sẵn sang ứng trước vàng SJC, chuyển đổi sau; đồng thời tiếp tục tháo gỡ những vấn đề phát sinh.
Xử lý được tồn kho, sẽ giải quyết được 6% nợ xấu?
Liên quan đến các biện pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, Thống đốc cho biết ngành ngân hàng đã thực hiện khoanh nợ, giãn nợ, với số tiền được khoanh nợ, giãn nợ từ tháng 4 trở lại đây là 36.000 tỉ đồng được khoanh nợ, giãn nợ; những khoản dư nợ có lãi suất trên 15% chiếm tỷ lệ 80% trong tổng dư nợ tín dụng, từ 15.7 đến nay đã giảm xuống chỉ còn 20%. Ngành ngân hàng vẫn tiếp tục phối hợp với các địa phương, các bộ, ngành để tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Để tiếp tục xử lý nợ xấu, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, Thống đốc cho rằng, việc xử lý hàng tồn kho cực kỳ quan trọng. Người đứng đầu ngành ngân hàng băn khoăn: “Các báo cáo thể hiện hàng tồn kho hiện còn khoảng 20%, nhưng chưa nói rõ là tồn kho của cái gì, nếu của tất cả hàng hóa trong nền kinh tế thì là quá lớn” và phân tích: giả sử trong cơ cấu GDP của nước ta, lượng hàng hóa sản xuất chiếm 50%, 50% còn lại là dịch vụ. Với tỷ lệ hàng tồn kho 20%, thì sẽ tương ứng với 4% nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng. Nếu chúng ta giải quyết được nợ đọng 90.000 tỷ đồng trong tín dụng bất động sản (cũng phần lớn do tồn kho quá lớn), thì sẽ giải quyết thêm được 2% nợ xấu nữa. “Với con số hơn 8% nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng, nếu giải quyết được phần tồn kho như tôi đã phân tích, thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã xử lý được tới 6%”, Thống đốc tính toán.
Người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết đã đề nghị các ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu; kiên quyết cuối năm nay, nếu ngân hàng nào không trích lập dự phòng rủi ro sẽ không cho chia cổ tức.
Sẽ tăng lương ngay từ 2013
Lương tối thiểu sẽ được tăng ngay trong năm 2013 thay vì xin lùi lại lộ trình. Đó là đề xuất mới nhất của Chính phủ được bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết trong phiên thảo luận sáng nay (31.10).
Tuy nhiên, cũng theo ông Huệ, mức tăng lương sẽ thấp hơn so với dự kiến trước đó, do phải tính toán, cân đối lại ngân sách, trong đó tập trung vào giảm chi, kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Theo tính toán của bộ Tài chính, để đảm bảo tăng lương tối thiểu như lộ trình (mức tăng từ 1.050.000 đồng lên 1.300.000 đồng từ 1.5.2013), ngân sách cần tới 60.000 – 65.000 tỉ đồng, chưa kể phụ cấp công vụ năm 2012 trong điều kiện nguồn thu ngân sách đặc biệt khó khăn. Do vậy, trước đó, Chính phủ xin lùi lại lộ trình thực hiện.
Tiếp thu các ý kiến thảo luận ở tổ, tại hội trường, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tăng lương tối thiểu ngay trong năm 2013, cụ thể là từ 1.7, mức tăng 100.000 đồng, từ 1.050.000 đồng hiện nay lên 1.150.000 đồng. Ông Huệ cho biết, sẽ có khoảng 8,3 triệu lao động, người hưởng lương hưu, các đối tượng chính sách sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới. Tổng số tiền để tăng lương trong 6 tháng cuối năm 2013, theo tính toán của bộ Tài chính là 20.700 tỉ đồng (tương đương khoảng 1 tỉ USD), trong đó trung ương cần 18.400 tỉ đồng; địa phương cần 3.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, năm nay, nguồn thu rất khó khăn, nên Chính phủ đã thống nhất không nên tăng thêm các khoản dự toán thu, thay vào đó sẽ phải tiết kiệm chi để đảm bảo bố trí được nguồn tăng lương.
Cụ thể, sẽ giảm chi đầu tư công xuống còn 170.000 tỉ đồng; ngân sách trung ương cũng sẽ tiết kiệm 10% chi thường xuyên. Chính phủ cũng đề nghị phát hành 55.000 – 60.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2013, trên cơ sở cân đối kế hoạch phát hành cả giai đoạn 2012 – 2015. Chính phủ cũng đề nghị giảm hoàn thuế GTGT, các địa phương phải tập trung tăng thu để đảm bảo nguồn phục vụ tăng lương.
Thảo Nguyễn

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh: “Có những khoản nợ không phải xấu mà rất xấu”

Ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp ngày 31/10
Ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp ngày 31.10

 

Bí thư thành ủy Đà Nẵng đề nghị NHNN phải bóc tách và xác định nợ xấu của các tập đoàn, tổng công ty là bao nhiêu thì mới có biện pháp giải quyết hữu hiệu.

 

Phát biểu trong phiên họp của Quốc hội sáng nay 31/10, đại biểu Nguyễn Bá Thanh đến từ Đà Nẵng (Bí thư thành ủy Đà Nẵng) cho biết, NHNN cần phải tập trung giải quyết nợ xấu.
Nhưng trước hết là phải phân loại nợ xấu, bóc tách được nợ xấu của các tập đoàn , tổng công ty là bao nhiêu, của hệ thống là bao nhiêu thì mới có biện pháp hữu hiệu.
Ông Nguyễn Bá Thanh còn nhấn mạnh, có những khoản nợ không phải xấu bình thường mà rất xấu, có thể hoàn toàn mất.
Ông Thanh lấy ví dụ, một khu đất giá 200 tỷ, người ta nâng lên 800 tỷ đến 1 nghìn tỷ, rồi định giá bán 600 tỷ,đến bây giờ bán chưa được 100 tỷ, mất đứt 500 tỷ, đó là nợ xấu.
Hay như ở các tập đoàn, tổng công ty, nếu không bóc tách được nợ xấu thì không thể giải quyết được tình hình. Ông lấy ví dụ như dự án Xi măng Cẩm Phả do Vinaconex làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 6.089 tỷ đồng với công suất mục tiêu 2,3 triệu tấn/năm, nhưng sau 3 năm hoạt động, lỗ tới 1.259 tỷ, đó là nợ xấu.
Vấn đề hàng tồn kho, nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc.
Đối với lĩnh vực bất động sản, cần phân loại các dự án, nếu có khả thi thì giãn nợ, khoanh nợ, làm cho thị trường ấm lên mới giảm được tồn kho và nợ xấu.
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng có ý kiến về vấn đề kinh doanh xăng dầu. Theo ông, thời gian qua báo chí phản ánh rất nhiều, nhân dân kêu ca rất nhiều, đại biểu quốc hội cũng nói nhiều nhưng vẫn không có chuyển biến.
Vấn đề tạm nhập tái xuất nếu có lợi cho đất nước thì làm, còn nếu để thiệt hại, lợi ích nhóm thì không nên, mà phải có phương án điều hành khác.
Việc điều hành giá xăng dầu tránh tiêu cực, ông Thanh có 3 đề xuất đó là: Phải siết chặt hoạt động tạm nhập tái xuất; chia nhỏ thị phần (có doanh nghiệp chiếm hơn 60% thị phần hiện nay) và giảm thời gian dự trữ lưu thông 30 ngày xuống 15 ngày.
Thời gian dự trữ 30 ngày là một kẽ hở lớn và Bộ tài chính không thể kiểm soát được vấn đề này.
Thành Hưng
(TTVN)

 Những khuất tất trong việc bắt Doanh nhân Lê Đình Quản

Chưa bao giờ mình thấy em trai Lê Quốc Quyết viết một điều gì cả. Cả nhà là doanh nhân, các anh em chỉ lo làm ăn kinh tế, chỉ có mình là đam mê chút chính trị xã hội. Nhưng cùng với quá trình xây dựng CNXH hơn nửa thế kỷ qua thì tai họa và thử thách không bao ngừng rơi xuống gia đình. Tất nhiên, thử thách đến cũng đã làm cho gia đình ngày một tốt hơn. Các anh em yêu thương, đùm bọc và gắn bó với nhau hơn. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Có lẽ vậy, đây lần đầu tiên Lê Quốc Quyết viết đôi dòng trên Facebook đã được lề trái đặt tít, đưa tin và sau đó Anhbasam điểm lại. Mình cũng vô tình xem được nên mang về đây.
Sáng nay đông đúc công an bấm chuông, đập cửa nhà mình. Mình nghĩ lí do chính là hôm nay xử hai nhạc sỹ có một số bài hát yêu nước. Mình đang cố thủ trong nhà thì được tin em mình-Lê Đình Quản bị bắt với lệnh tạm giam 03 tháng với cáo buộc trốn thuế.

Về Quản em mình: Không lang bạt như mình, đã lấy vợ, có một cháu gái chưa đầy hai tuổi. Nếu thì ai đã từng quen biết gặp gỡ đều biết rất hiền lành chỉ lo làm ăn và đi nhà thờ đọc kinh, cầu nguyện. Sáng nay vừa nhắn tin Quản bị bắt cho anh bạn luật sư thân tình, có quen biết gia đình mình và biết rõ về Quản. Anh ấy nhắn ngay mấy câu như sau:

“Mẹ kiếp, quá tàn ác !”

Luật thuế người có thu nhập cao có từ năm 1994, đến khoảng năm 2000 có thuế thu nhập cá nhân. Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1980, đến 2002 mới tốt nghiệp đại học, lúc đó đã có thuế TNCN. Vậy nó đã đóng bao nhiêu thuế TNCN trước khi bỏ tiền thành lập các công ty mà nó là cổ đông sáng lập?

Câu hỏi tương tự với nhiều người khác là các đại gia hiện nay.

Thử hỏi có những đại gia nào đã đóng thuế đầy đủ trên con đường hình thành sự giàu có?

Lấy đâu ra tiền lập công ty thứ nhất?

Những công ty sau đó, đã đóng bao nhiêu tiền mà có nhiều cổ tức để trở nên giàu có như vậy? ”

Đó là câu nói của anh bạn luật sự. Nhưng việc em mình và công ty thì mình biết rõ là chúng đang dùng sai lầm để sửa sai lầm! Gần một năm nay họ ép bên Cục thuế thanh tra thuế công ty, sau nhiều tháng trời, làm việc nhiệt tình làm cả tết không tìm ra được gì. Chỉ một kết luận có sai phạm về một số thủ tục khai báo thuế và thủ tục mua bán căn hộ. Tự dưng đầu tháng này (3-10) an ninh ập vào cả hai văn phòng Sài Gòn và Hà Nội thu hết máy và tài liệu.

Hô hoán công ty mình chủ trang quanlambao.blogspot.co.uk, rồi gần một tháng nay an ninh triệu tập hết nhân viên này nhân viên khác, bắt kí tá nhiều giấy tờ và buộc về không được nói cho sếp biết.

Điều kỳ lạ là họ đọc lệnh do trốn thuế nhưng toàn bộ làm là điều tra viên bên chính trị. Kí giấy triệu tập cũng toàn người An Ninh Bộ và An Ninh TP.HN. Họ còn nói thẳng với nhân viên là “chúng mày biết rõ rồi chứ, thuế má gì ! Mười đầu thằng Mỹ bọn tao còn đánh cho bay chứ nói gì mấy đứa trẻ con mày”. Kết cục là sáng nay đã bắt tạm giam Quản, với lệnh khởi tố vụ án trốn thuế. Vậy là đã rõ, họ đã vì hiếu thắng và dùng sai lầm để chữa cho sai lầm.

Dù điều gì xẩy ra với em mình, thì mình vẫn tin tâm hồn em mình sẽ bằng an hơn những kẻ đi bắt người kia. Mẹ mình đã nói với công an sáng nay khi mang em mình đi một câu rất hay. “Con tao đẻ ra tao biết, nó không làm gì sai cả. Ai là người đứng đầu vụ bắt bớ này ? Đi mà bắt bao nhiêu quan tham, trộm cắp đầy đường đi đã kìa”.

Sau đó Mẹ còn gọi điện động viên anh chị em mình, đặc biệt động viên nhiều cho hai cô con dâu đã chứng cảnh khám nhà nhiều lần.

Cám ơn mẹ! Cám ơn Chúa đã sinh ra anh em con trên cõi đời này được lành lặn về thế chất, tâm hồn!
Lê Quốc Quyết
(Blog LQQ)

 Đông A – Sửa lặt vặt

Tôi chưa nhìn thấy toàn văn bản Hiến pháp sửa đổi, nhưng với những gì mà báo chí đang đưa tin thì tôi thấy rằng sửa đổi bản Hiến pháp chỉ là lặt vặt. Một số người ca ngợi bản Hiến pháp sửa đổi tăng quyền cho Chủ tịch nước. Nhưng là một người từng nêu ra ý tưởng tăng quyền cho Chủ tich nước, ngược lại với những người ca ngợi đó, tôi không thấy có những bước tiến đáng kể. Bản Hiến pháp 1992 đã khẳng định Chủ tịch nước lãnh đạo toàn diện nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, là thống lĩnh lực lượng vũ trang và Chủ tịch hội đồng an ninh quốc phòng… Do vậy bản Hiến pháp sửa đổi cũng không khác gì bản Hiến pháp cũ. Những thay đổi lặt vặt như phong hàm cho tướng lĩnh, hay bãi bỏ văn bản do Thủ tướng ban hành … thực chất không có giá trị thực tiễn gì. Như vậy vấn đề Chủ tịch nước được tăng quyền lực hay không vẫn không phải là vấn đề mang tính pháp lý, mà vẫn là vấn đề mang tính thực tiễn. Ngay hiện nay, nếu Chủ tịch nước đủ mạnh thì ông vẫn có thể tăng được thực lực nắm quyền của mình mà không cần phải chờ đợi một bản Hiến pháp mới. 
 
Chuyện hợp nhất Tổng bí thư với Chủ tịch nước cũng không phải là vấn đề mà người dân được hưởng lợi nếu quả thật bản Hiến pháp mới có sửa đổi như vậy. Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân. Một số người có thể có ảo tưởng về quyền cơ bản của công dân, ví dụ như bản Hiến pháp sửa đổi có thể đưa ra một số quyền cơ bản của công dân, bị điều chỉnh bằng luật, nhưng nếu chưa có luật thì công dân vẫn có quyền thực hiện quyền cơ bản đó.
Nghe thì thấy có vẻ hay nhưng tôi cho rằng thực tiễn sẽ không phải như vậy nếu không có tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết của nhân dân. Tôi lấy ví dụ chẳng hạn quyền biểu tình. Giả sử như bản Hiến pháp sửa đổi có quy định quyền biểu tình là quyền hiến định và được điều chỉnh bằng luật nhưng nếu như chưa có luật ban hành thì người dân vẫn có quyền thực hiện biểu tình. Thực tế tôi nghĩ sẽ không như vậy. Ngay cả khi chưa có luật thì vẫn có các văn bản dưới luật như Nghị định 38 điều chỉnh quyền biểu tình. Vậy quyền biểu tình có bị hạn chế bởi Nghị định hay không? Chính phủ sẽ bảo là có, người dân có thể nói là không. Vậy ai giải quyết bất đồng này nếu không có tòa án Hiến pháp. Nếu tòa án Hiến pháp không có thì chắc chắn Chính phủ sẽ nắm đằng chuôi, còn người dân chỉ nắm đằng lưỡi thôi. Do vậy đừng có ảo tưởng với những ngôn từ lấp lánh của bản Hiến pháp khi những vấn đề cốt lõi người dân không có cửa. Chuyện người dân có thể thay đổi được Nghị định là chuyện không tưởng, và thực chất ngay cả khi có tòa án Hiến pháp cũng không phải dễ dàng gì, nhưng ít nhất còn có cửa hy vọng.
Phải nắm lấy những vấn đề cốt lõi, đừng để những thứ lặt vặt hay ngôn từ lấp lánh lừa phỉnh. Đừng để những tiểu tiết che mắt hay đánh lạc hướng khỏi những điểm nền tảng thiết thực cho quyền của chính mình.
Đông A

 Nguyễn Quang Lập – Lịch sử sẽ phán xét

Mình không tin bất kì một phán xét nào của phiên tòa nếu như phiên tòa đó diễn ra thiếu minh bạch. Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, theo bác Lê Hiếu Đằng kể lại ( tại đây) nó na ná phiên tòa xử  Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội: “Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự”. Sự thiếu minh bạch của phiên tòa chỉ xảy khi  mấy ông quan tòa không có lý do chính đáng để kết tội một công dân yêu nước. Đó là một điều chắc chắn.
Trên FB Huy Đức đã viết status thể hiện rất rõ ràng quan điểm của anh, như thế này:
Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai”. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là “nỗi lòng” của Việt Khang trước việc “Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông”. 
Theo toà thì hai anh còn tham gia một tổ chức có tên “Tuổi trẻ yêu nước”. Cho dù “tổ chức này có mục đích tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” như các anh thừa nhận thì “cá thể hoá trách nhiệm hình sự” là một nguyên tắc bất di bất dịch của tố tụng.
Người dân có thể bất tín nhiệm một đảng vì tình trạng tham nhũng nhưng chỉ có thể bỏ tù từng cá nhân bởi những hành vi tham nhũng mà các cơ quan tố tụng có thể chứng minh. Cũng như sinh viên Nguyễn Phương Uyên, cho dù có ai đứng sau thì em cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về những tờ truyền đơn chống Trung Quốc (nếu đó là của em).
Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay.
“Lịch sử  sẽ phán xét” là câu cửa miệng của dân Việt ta thời này, chưa thời nào lời nhắc nhở  và đe nẹt “lịch sử sẽ phán xét” lại nhiều như thời này. Nhưng lời đe nẹt ấy chẳng làm cho quan tòa chùn tay. Những kẻ ăn xổi ở thì đâu có thèm để ý đến sự phán xét của lịch sử, quan thầy của họ mới đáng kể, là trước tiên và trên hết. Ai muốn nói gì thì nói, kệ sư bố chúng mày!
Thế đấy, đối với trâng tráo và trơ trẽn thì lịch sử  phán xét chỉ là cái đinh gỉ.
Nguyễn Quang Lập
(Quê choa)

 Các chiêu thức kiếm tiền của bố già Đặng Thành Tâm – (2)

Bốn năm trở lại đây, sự xuất hiện của ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn – SGI) trong giới doanh nhân được nhìn nhận dưới góc độ như một người thành đạt, thâu tóm rất nhiều danh hiệu của nhiều tổ chức trao tặng, nhưng nổi bật nhất là danh hiệu người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Tuy nhiên thực tế với những diễn biến bất thường tại các dự án triển khai và được ông Tâm trình diễn trên giấy trong suốt mấy năm qua tại nhiều tỉnh thành trên cả nước chỉ phục vụ mục đích “bán lại cho chủ đầu tư khác nhằm hưởng chênh lệch”.
Tính đến nay, tổng số tiền đầu tư tại các dự án mà SGI đã công bố lên trên 16 tỉ USD, Nhìn nhận về tài chính đầu tư thì đây là một con số kỷ lục vì ngay cả việc thua lỗ của Vinashin thì tổng số nợ công bố lên đến 86 ngàn tỉ đồng, tức là chưa tới 5 tỷ USD.
Theo đánh giá của giới đầu tư, đây là con số ảo, hoàn toàn không có và cũng chưa có ai kiểm tra mà chỉ đơn thuần là công bố của ông Đặng Thành Tâm. Vì thực chất hầu hết các dự án mà SGI đã khởi công xây dựng từ trước đến nay đều không có vốn đầu tư.Hình thức là bằng các mối quan hệ cũng như lấy mác là có quan hệ với VIP, ông Tâm đã chạy dự án và chỉ khởi công nhưng không triển khai nằm im để tìm kiếm đối tác bán lại, hưởng chệnh lệch.
Chưa hết, ông Đặng Thành Tâm còn sang nước bạn Lào với chiêu bài hứa hẹn cho tiền hàng triệu USD để xin đất rồi khởi công dự án nhưng sau đó lại chờ để sang nhượng cho các doanh nghiệp khác .
Chúng tôi sẽ điểm qua một số dự án mà SGI cùng các doanh nghiệp con của ông Tâm đã đầu tư xem đã nằm trên giấy bao lâu rồi, trong ít số đó đã bị thu hồi giấy phép.

 

Dự án của ông Tâm ở Quảng Ngãi đang trùm mềm
Ba dự án ở Quảng Ngãi, thu hồi 2
Từ năm 2008, Tập đoàn Tân Tạo xúc tiến 3 dự án đầu tư lớn tại tỉnh Quảng Ngãi với số vốn đăng ký lên đến 50 triệu USD và 1.485 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm được cấp phép, hầu hết các dự án vẫn “án binh bất động”.
Ngày 11/12/2008, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế đã đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư khu du lịch-phim trường Vina thuộc Tập đoàn Tân Tạo, đầu tư xây dựng khu thương mại-dịch vụ-phim trường Vina Universal Paradise ở huyện Sơn Tịnh. Dự án có diện tích khoảng 60 ha, nằm sát chân núi Long Phụng, có tổng vốn đầu tư 949,6 tỷ đồng, bao gồm các khu du ịch, khu thương mại, khu biệt thự cao cấp, khu biệt thự trên đồi, khu thể dục thể thao. Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian 4 năm, từ năm 2008 – 2011. Dù dự án được khởi công vào đầu năm 2009, nhưng sau khi khời công xong dự án bỏ đó cho đến nay và khả năng dự án sẽ không được tiếp tục triển khai theo cam kết của ông Đặng Thành Tâm.
Còn lại hai dự án khác cũng nằm im lìm. Đó là dự án khu du lịch phim trường Vina Universal, vốn đầu tư 50 triệu USD, thực hiện trên diện tích gần 2.600 ha tại huyện Đức Phổ; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) có diện tích trên 157 ha, vốn đầu tư trên 285 tỉ đồng
Lúc khu du lịch phim trường Vina Universal rục rịch khởi động, người dân ở 3 xã trong vùng dự án gồm Phổ Khánh, Phổ Thạnh và Phổ Châu rất phấn khởi, kỳ vọng về một tương lai tươi sáng nhờ dự án tầm cỡ khu vực và quốc tế này. Thế nhưng, sau 3 năm, nhiều diện tích đất bỏ hoang đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Tháng 6-2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thu hồi dự án này.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong cũng chung cảnh ngộ. Từ khi khởi công đến nay, chủ đầu tư không hề triển khai hạng mục gì, chỉ mới lập xong khâu khảo sát đền bù. Do đó, mới đây, ngày 13-4, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn phê bình lãnh đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi về việc chậm quyết định thu hồi dự án dù tỉnh đã chỉ đạo rút giấy phép.
Theo dự kiến, dự án khu thương mại dịch vụ Vina Universal Paradise Sơn Tịnh gồm khu nhà ở với 237 nhà liên kế, 183 nhà biệt thự vườn và 56 bungalow, 5 khu thương mại dịch vụ, trường học, nhà văn hóa, khu thể dục thể thao… Từ năm 2009 đến nay, dự án chưa giải quyết xong việc bồi thường và tái định cư cho người dân trong vùng dự án.
Đơn vị chỉ mới đền bù phần diện tích ruộng thu hồi của dân, còn lại phần đất vườn và nhà dân thuộc địa bàn thị trấn Sơn Tịnh thì chưa được triển khai phương án bồi thường. Dự án chỉ mới đổ nền và xây dựng đường nội bộ trong vài hecta cho khu tái định cư và nhiều tháng qua cũng giậm chân tại chỗ.
Nhiều hộ dân trong vùng dự án đang đối mặt với khó khăn. Hàng chục hecta ruộng bị bỏ hoang, người dân muốn làm nhà ở cũng không được vì vướng dự án, còn chờ thì không biết đến bao giờ.
Tháng 4/2012, trả lời trên báo Người Lao Động, ông Lê Hồng Hà, Phó trưởng Ban Quản lý KCN tỉnh Quảng Ngãi, cho biết nguyên nhân khiến dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong chậm xây dựng được chủ đầu tư trình bày là do ưu đãi về cơ chế của tỉnh chưa cao.
Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh giá cho thuê đất và hỗ trợ không tính lãi suất; đề nghị tiền đền bù cho dân do Nhà nước chịu và đề nghị được hỗ trợ 70 tỉ đồng giống như các dự án ưu đãi vùng khó khăn.
Theo ông Hà, tất cả các đề nghị này đều không hợp lý và không được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận. “Nguyên nhân chính là do năng lực tài chính của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) không đáp ứng được” – ông Hà khẳng định.

(QLB111)

 Ai nã pháo vào Thủ Tướng?

Chúng ta không bao giờ nghĩ sai về nhân dân Trung Quốc, những người bạn đã giúp Việt Nam ta đánh thắng kẻ thù xâm lược, nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng ta. Chúng ta muốn làm bạn với Trung Quốc, làm bạn thật lòng. Nhưng họ thì lấn biên giới, chiến biển Đông. Sao lại có đường lưỡi bò (?) nó không còn là lưỡi bò mà là con rắn độc, là bàn chân xâm lược, nhưng còn cái nguy hiểm hơn là cái lưỡi xâm nhập nội bộ, mua chuộc cán bộ, mua chuộc những người giữ chức vụ cao để biến Việt Nam thành nước lệ thuộc vào TQ.
Vừa qua, khi Quốc hội thông qua luật Biển,Trung Quốc phản ứng dữ dội và ra cái gọi là kêu thầu thăm dò các lô dầu ở biển Đông, họ gọi là của họ nhưng chỉ cách đảo Phú Quý của ta có 50km (?). Các đòn tấn công thủ tướng càng mạnh hơn cũng chỉ vì Thủ tướng không tuân phục Trung Quốc.
Ông Trương Tấn Sang là người duy nhất bỏ phiếu “chống” thông qua luật biển?
Và đặc biệt một hiện tượng mới sau khi Quốc hội bế mạc, ông Trương Tấn Sang vào Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri đã liên tục lên giọng chỉ trích Chính phủ, nào là phải xử lý người đứng đầu, phải phê phán, phải lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội v.v… ông nói gay gắt đến độ có người đã viết là ông nã pháo cối vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trương Tấn Sang quên rằng ông Dũng là Uỷ viên Bộ chính trị, là Thủ tướng do Đảng và do quốc hội (dân) bầu lên. Cớ gì ông vạch áo cho người xem lưng, cớ gì ông nã pháo vào Thủ tướng, phải chăng ông đã nả vào Đảng, nã vào dân. Phải chăng ông cũng cay cú về việc Quốc hội thông qua luật biển Đông làm phật lòng Trung Quốc nên phải nói cho vừa lòng quan thầy, mà quên cả tập thể Bộ chính trị. Đau lòng quá, trong lúc đất nước phải lèo lái qua cơn bão khủng hoảng kinh tế cực kỳ khó khăn, ông Sang không đoàn kết để tạo sức mạnh, lại nã pháo vào chính phủ để làm gì, nếu không phải để đập vào Đảng và chính phủ nhằm làm suy yếu theo chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Tôi nhớ một lãnh đạo cao cấp khoá trước đã từng nhận xét “Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết”?. Điều này bây giờ đã bộc lộ chân tướng mọi người đều thấy, một nhà tri thức gọi điện cho tôi : “Mình buồn quá, sao Tư Sang lại đánh Thủ tướng như thế”, có ai mà không thấy điều này.
Tập thể Bộ chính trị, BCH Trung ương hãy nhìn rõ cảnh giác và chặn đứng âm mưu đen tối của kẻ ngoại bang .

Trần Trung Kiên
(Blog 4S)

 Cái ác lên ngôi khi chính quyền bất lực!

Phía sau những vụ giết, đốt xe kẻ trộm chó là sự bất lực của bộ máy công an, chính quyền trong việc điều tra, xử lý hành vi giết người.

 

Nếu nạn trộm chó gây bất an một thì việc đám đông đánh chết người trộm chó, đốt xe, ngăn cản công an đưa nạn nhân đi cấp cứu… đang gây bất an mười. Phía sau nó là sự bất lực của bộ máy công an, chính quyền trong việc điều tra, xử lý những kẻ giết người; là sự bất lực của xã hội khi cái ác lên ngôi và mặc nhiên được thừa nhận; là sự bất lực của công lý khi để người dân tự xử mà không cần đến chính quyền.
Rõ ràng nạn trộm chó và hành hung những ai dám ngăn cản ở Nghệ An đã khiến người dân phẫn nộ và bức xúc. Nhưng chia sẻ những bức xúc ấy không có nghĩa là đồng tình với việc một đám đông giết người ngay trước mắt chính quyền. Kẻ trộm chó, cho dù côn đồ và hung hãn, thì quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và tài sản của họ vẫn được pháp luật bảo vệ. Và cơ quan công an, kiểm sát, tòa án là công cụ của chính quyền trong việc bảo đảm những quyền căn bản ấy.
Người dân ở xóm Bùi Bùi, xã Công Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã treo xác một chiếc xe của phường trộm chó để răn đe. Ảnh: ĐẮC LAM
Để nạn trộm chó lộng hành tức là trách nhiệm ngăn ngừa, phòng chống tội phạm của công an và chính quyền còn thấp. Khi người dân tự rào làng, dựng barie, tự hạn chế quyền tự do đi lại của mình và người khác để ngăn trộm tức là họ đã tự phát thực hiện những điều mà chỉ có quyền lực công cộng – Nhà nước – được làm. Điều đó thể hiện sự bất lực của chính quyền trong việc bảo vệ tài sản nhân dân.
Sở dĩ kẻ trộm – thực ra là cướp – chó tác oai tác quái vì kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu rất thấp. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ, chúng quay lại thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản hay bắt giữ.
Tuy nhiên, những con chó dù đắt tiền đến mấy cũng không thể so sánh với sức khỏe, tính mạng con người. Việc giết kẻ trộm chó, cho dù nhân danh nỗi căm phẫn, cũng thể hiện bước lùi của xã hội về tính nhân văn và sự văn minh. Nó gợi nhớ thời sơ khai về pháp luật, khi người ta có thể ném đá đến chết một tội đồ mà không cần phán quyết của tòa án.
Trách nhiệm của cả xã hội là làm sao để kẻ trộm biết sợ hãi sự lên án. Trách nhiệm của chính quyền là làm sao để kẻ trộm chó sợ hãi bị bắt giữ và trừng phạt. Và trách nhiệm lớn hơn nữa của chính quyền là làm sao để người dân không cần phải rào làng, ngăn đường và không thể hè nhau giết người, đốt xe và nếu điều đó xảy ra thì phải bắt giữ và trừng trị thích đáng.
Các nơi khác không như Nghệ An

Tôi là dân Long An và lâu nay tôi cũng rất bức xúc với nạn trộm chó. Chính tôi đã nhiều lần đề nghị công an xã coi lại có phải do chính quyền chỉ phạt hành chính nên bọn trộm xem thường luật pháp mà hành động liên tục. Thế nhưng tôi xin được lưu ý là trước giờ chỗ tôi và nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ không hề có chuyện đánh chết, đốt xe kẻ trộm chó. Vậy sao Hà Nội, Hà Tĩnh… và nhiều nhất là Nghệ An, chuyện không hay này cứ hay xảy ra? Có phải vì người dân ngoài đó không biết kiềm chế sự tức giận hay vì chính quyền “yếu” quá khiến mạng người được đem ra đánh đổi với một vài con chó? Đau xót quá!

tranvanthoi@…

Tôi không ưa gì bọn trộm chó nhưng thật tình tôi không tưởng tượng nổi có nhiều người sẵn sàng hè nhau đánh, giết đồng loại của mình chỉ vì một, hai con chó chừng chục, trăm ngàn đồng. Mạng người – dù đó là kẻ ác – cũng đâu thể rẻ rúng vậy!

Công an tỉnh Nghệ An cho rằng trong nhiều vụ đánh chết, đốt xe kẻ trộm chó trên địa bàn họ đã khởi tố vụ án nhưng không tìm ra bị can vì “đêm hôm dân trào ra đường biết ai là ai, hỏi không ai khai ra thủ phạm chính”. Cho tôi chất vấn: Nghiệp vụ điều tra đâu mà sao mấy anh lại dễ dàng bó tay vậy? Những vụ giết người, hủy hoại tài sản “hội đồng” như thế này đâu phải mới mẻ gì mà sao tỉnh khác xử được, Nghệ An lại không? Các anh nghĩ sao nếu có ý kiến cho rằng chính các anh với thái độ chần chừ, buông xuôi đã làm cho tội ác lộng hành?

minhha111@…
Đức Hiển

 Nguyễn Hoàng Đức – Việt Nam: Quốc gia của bầy chuột nhắt?

Việt Nam, ôi quê hương yêu dấu rừng vàng biển bạc của chúng ta, nhưng mà có phải nó đang tụt xuống hàng “hố rác” của nhân loại? Từ Bắc chí Nam, từ Quảng Ninh đến Cần Thơ các cô gái trẻ nườm nượm đi thi để lọt qua vòng tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Với một lý do mở màn rất đơn giản, ít nhất người ta được xuất ngoại lần đầu, được đáp máy bay lên bầu trời. Trái lại, nếu không dám dứt bỏ một lần làm sao thoát cảnh lội bì bõm bên bờ ruộng để leo lên phi cơ phản lực vượt ra quốc tế? Những cô gái Việt này ao ước đàn ông Hàn Quốc chẳng khác gì “tây mũi tẹt”, giống cha ông châu Á đã từng khao khát phương Tây như thần thánh cái gì cũng có. Trời ơi, quả là một trời một vực, cùng da vàng mũi tẹt như nhau, chỉ sau vài thập kỷ, một đằng thì thành tây, đi đâu cũng leo lên xe hơi và máy bay; một đằng thì bán cả đời mình chỉ để nếm một lần leo phi cơ. Tại sao? Có phải tại trí khôn của người Việt mà rất nhiều người chúng ta lúc nào cũng thường trực tự hào?
Có nhiều người Việt phản ứng rất mạnh mẽ khi thấy ai nói về cái xấu của người Việt, như thể nói thế là chạm đến quốc hồn – quốc túy, nói xấu tổ tiên, ông cha… và họ phản đối như thể đó là thước đo chứng minh lòng yêu nước của mình rằng: tôi yêu tổ quốc, tổ tiên, dân tộc, giống nòi, và tôi phản đối lại là để bảo vệ tổ quốc. Họ có bảo vệ tổ quốc không? Thực ra, họ chỉ bảo vệ cái xấu trong chính con người họ. Hoàng đế Napoleon có nói “Bao dung với cái xấu là sự đồng tình với nó”. Đúng vậy một kẻ ăn cắp thường có cái nhìn vô tội với một thằng ăn cắp khác. Kẻ nói dối cũng vậy. Kẻ độc ác, đố kỵ, ích kỷ cũng thế, nó không giành cho những ai giống nó một cái nhìn phán xử khác lạ…
Kết quả bao dung cũng là bao che cho cái ác tràn lan vô bờ đến vậy dẫn đến dân tộc Việt ngày nay theo các bảng sắp hạng đều không ngoi ra khỏi vị trí đội sổ, thua xa cả những nước trong khu vực từ 50 đến 100 năm. Nói đâu xa, nước Lào là nước nhỏ bé nghèo nàn bậc nhất thế giới, nhưng từ xưa đến nay luôn trở thành giấc mơ của người Việt. Thời bao cấp, mấy anh sinh viên Lào chỉ có vài cái nhẫn vàng đeo ngón tay đã trở thành niềm ao ước của nhiều cô gái Việt. Còn giờ đây, xe hơi loại bán tải của Lào nhiều như xe đạp từ quê lên phố vẫn là mơ ước của giới trung lưu Việt Nam. Còn giới cán bộ trung lưu Việt hí hửng về thu nhập cỡ dăm chục triệu đồng mỗi tháng thì vẫn còn thua loại rửa bát, làm thuê ở Singapore, một nước nằm trong khu vực.
Sự bao dung – bao che – cũng là đồng hóa đó đã gây ra vô số cái xấu cái ác ở Việt Nam: nào ăn cắp nắp cống, tháo đinh đường tầu, tháo đinh rầm cầu, cắt đường dây điện thoại, rải đinh “đa cạnh” ra đường, rồi xi măng cốt tre…đã gây ra nhiêu tai nạn khủng khiếp. Mới nhất là nạn pha trộn tạp chất vào xăng dầu đã gây ra hàng loạt vụ cháy xe gây thiệt hại tài sản và chết chóc tang thương. Đó là một thảm họa! Nhưng còn thảm họa hơn ngay khi đã tìm ra mầm mống của những vụ pha trộn, người ta vẫn triển khai sự bao dung, nghĩa là vẫn bao che cho những thứ nguy hiểm chết người rình rập ngay trong chiếc xe của người dân. Tại sao? Vì các công ty xăng dầu đều thuộc các ông lớn, chẳng lẽ ông lại muốn phơi áo sân sau của mình! Trong một buổi gặp mặt các phóng viên. Một vị quan chức nêu ra ý kiến chỉ đạo: để kích thích du lịch Việt Nam báo chí cần khai thác đưa tin về những lời nói tốt đẹp của khách thăm quan nước ngoài, như vậy mới lôi kéo được du lịch.
– Vậy những lời nói về cái xấu của người Việt thì sao? – một nhà báo hỏi lại.
Vị quan chức cười xòa “cái này thì…” – có nghĩa là không được đăng.
Tóm lại, người Việt chỉ quen với những “sự thật” được biên tập, nói thẳng ra chỉ thích lời khen mà không muốn bị chê. Như vậy là người Việt chưa trưởng thành, chỉ là những đứa trẻ thích nghe lời khen mà không muốn bị chê. Mới đây có nhiều bài báo như của học giả Vương Trí Nhàn tập hợp những bài viết của các học giả lớn như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai … hoặc của nhà báo Hoàng Tùng… đã nêu ra từ xưa, nhiều chuyên gia phương Tây đã nhận xét người Việt rất nặng như: “nói dối”, “ăn cắp”, và “sát nhân”. Đặc biệt có chuyên gia nói: “Việt Nam là quốc gia của những con chuột”.
Trong một phóng sự truyền hình, người ta phản ánh nạn người Việt qua các nước Tây Âu, có rất nhiều người tham gia trồng cây cần sa. Họ bị giam trong nhà kín, không được ra ngoài, suốt ngay lo chăm bón các cây cần sa dưới ánh đèn điện. Việc họ bị giam cầm trong nhà không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời liệu có phải là những con chuột? Gần hơn, một loạt các vụ giam cầm công nhân người Việt tại Nga, ăn ở và làm việc trong nhà hầm như súc vật, đến khi cháy không có đường thoát hiểm đành ôm nhau chết. Liệu có phải họ bị đối xử như những con chuột và chết như những con chuột? Và ai đã đối xử với họ như chuột? Bọn thực dân ư? Không, đó chính là những người Việt mới đó vẫn còn chân lấm tay bùn nhưng đã sớm bước vào con đường lưu manh hóa tiểu nông, rồi thành tư bản đỏ học đòi. Ai mà nói về cái xấu của người Việt thì đám này uất ức đầu tiên. Tại sao? Vì đó là những cái xấu mà chính họ mới là đại biểu cao cấp nhất.
Một quốc gia muốn trưởng thành và tiến bộ thì nó phải kiện toàn pháp luật bởi vì không có pháp luật không thể thành quốc gia mà đó chỉ là sắc tộc gia đình trị bán khai. Điều kiện đầu tiên để có pháp luật là không ai cho dù là vua chúa, chủ tịch hay thủ tướng được ở trên pháp luật. Vua phạm tội xử như thứ dân. Nhưng cái điều hiển nhiên đó cho đến nay đã đầu thiên niên kỷ thứ ba người Việt vẫn không được sống trong Nhà nước pháp quyền. Cái gọi là nhà nước của chúng ta là thứ hầm bà làng, đồng nát như lãnh đạo vẫn thường cất tiếng nói cửa miệng “đảng, nhà nước, và nhân dân”. Trong câu nói này dù bao sân nhưng vẫn thiếu một cơ quan trực tiếp của pháp luật đó là “chính phủ”, và như thế chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Trong khi đó ở các nước người ta luôn phải tuyên bố: chính phủ đã làm việc này việc kia.
Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố “lãnh đạo tất cả”, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao”, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng lại chịu sự lãnh đạo cao nhất hơn của đảng, thử hỏi ai thứ nhất? ai thứ nhì? Có một việc giản dị như vậy sao người ta vẫn ấp úng che đậy, không thể minh bạch? Vì thế ở Việt Nam, từ lập pháp đến hành pháp đều chỉ là lối tập trận giả, nhưng có một sự thực bên trong đó: là mong muốn và định vị tuyệt đối của quyền lực. Quyền lực tuyệt đối để làm gì? Để có được quyền lợi tuyệt đối! Quốc hội Việt cộng ở trình độ nào? Quốc hội đúng nghĩa là bàn của chủ tịch đoàn ngồi thấp hơn ghế của các nghị viên, được đặt ở giữa, để các nghị viên thoải mái tranh biện. Trái lại quốc hội Việt cộng thì nghị viên ngồi dưới như xem kịch, còn chủ tịch đoàn ngồi phía trên như ban giám khảo. Chủ tịch bước ra bệ nói như Mc, còn ở dưới giơ tay tán thưởng. Đúng là hình thức văn công chẳng giống ai. Đó là bằng chứng sờ sờ chứng tỏ cái gọi là quốc gia của chúng ta còn ấu nhi đến mức nào? Hội trường quốc hội đúng nghĩa của Việt nam vẫn đang xây để chờ cơ hội sánh bước với loài người. Than ôi vào thiên niên kỷ thứ ba rồi mà người Việt vẫn chưa nhấc chân bước đầu tiên vì hiến pháp đích thực. Thử hỏi người Việt là người hay là chuột?
Theo các chuyên gia, chuột là thứ sống theo bầy và thuộc loại thông minh bậc nhất, chúng không bao giờ để bị dính bẫy đến lần thứ hai. Một con bị sập bẫy, cho dù bẫy sắt, bẫy tre hay bẫy dính, thì chúng liền tụ lại họp hành rút kinh nghiệm rồi thông báo cho cả bầy trên toàn lãnh thổ cống ngầm cách thức nhận biết và tránh bẫy. Nhưng dù bầy chuột có khôn đến mấy, chúng cũng không phải là thứ kiêu hãnh của ánh sáng. Sự khôn ngoan của chúng chỉ là chui rúc để tồn tại, mà không phải là vươn thẳng để sống minh bạch và tiến bộ.
Đó là quan lại cũng như dân chúng. Giờ đến văn hóa. Thơ là thứ phổ biến cũng như dễ nhất của Việt Nam hiện nay. Thôi thì tiểu nông, tiểu thương, các cụ hưu trí, các em mới lớn đua nhau làm thơ. Giờ hãy nhìn tập đoàn làm thơ, có đông rinh rích và rúc ríc làm thơ không? Mới đây Trung quốc lĩnh giải Nobel văn học lần hai. Tại sao họ có hai thành tựu đó? Bởi vì cách đây hơn nửa thế kỷ người Trung Quốc đã bỏ làm thơ, và coi thường thơ. Ai chẳng yêu quê hương. Nhưng người đi xa về bao giờ cũng yêu quê hương hơn, yêu da diết và đau đáu. Tại sao? Bởi vì tình yêu của họ đã lên men rất nhiều bởi nỗi nhớ cồn cào. Người làm thơ sẽ yêu thơ hơn nếu người ta biết từ bỏ thơ để sống trong một cuộc đời toàn diện có công lý, tình yêu, tranh đấu, sám hối và cứu chuộc. Văn là người! Thi ca là cuộc đời! Người làm thơ sẽ trở về với thơ như nước nguồn từ đỉnh cao ùa xuống, chứ không phải như tí nước mài mực rồi cọ lên giấy vòi vĩnh khúc vinh quang. Hãy viết văn làm thơ như những con đại bàng sà xuống từ lý tưởng cuộc đời, chứ không phải bằng những khúc rúc ríc lẩn trốn khôn ngoan của bầy chuột chỉ quen thủ thế trong cơ chế xin cho của bóng tối. Một chút thành công tem phiếu bao cấp chỉ là cách con chuột chui qua kẽ hở kiểm duyệt bé tí của ông chủ, đó không phải là cách con ngựa phi nước đại cùng những con khác trên thảo nguyên để tìm xem con nào mạnh nhất?! Dám ra gió cuộc đời! Dám ganh đua minh bạch! Mới có thể tìm được giải quán quân đại bàng, hay những con chiến mã! Còn đua trong ao hợp tác ư? Chính những nhà quán quân mậu dịch đã thừa nhận “chúng ta chỉ là tép”.
Mong rằng mọi người Việt đều biết vượt qua tự ái để phấn đấu cho một xã hội tiến bộ, minh bạch và kiêu hãnh thực sự. Để những cô con gái Việt không phải nhìn đàn ông hàng xóm kiêu sa như “tây mũi tẹt”. Rất cám ơn!
Nguyễn Hoàng Đức
29/10/2012

(Viet-studies)

 Phòng chống DBHB: Công cụ và cái cớ để can thiệp

(QĐND) – Trả lời phỏng vấn Đài RFA mới đây, bà dân biểu Hoa Kỳ Lorretta Sanchez – người được các thế lực thù địch phản động tâng bốc là “luôn sát cánh trong vấn đề nhân quyền Việt Nam” và là tác giả của cái “bào thai quái dị” Nghị quyết House Resolution 484, đã nói rằng: “Nghị quyết 484 đặc biệt đề cập trực tiếp đến các Điều 79 và 88 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam”. Theo bà dân biểu Lorretta Sanchez, Hoa Kỳ cho rằng: Tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” và “âm mưu lật đổ chế độ” (theo Điều 88 và Điều 79) là hai tội danh bị quốc tế lên án nhiều nhất trong Bộ luật Hình sự Việt Nam với lý do đây là những điều được dùng để “đàn áp các tiếng nói đối lập” và như thế là “vi phạm nhân quyền”.
Khi nói ra điều ấy có lẽ bà dân biểu Lorretta Sanchez đã cố tình quên đi một thực tế là tại Hoa Kỳ chính quyền nước này cũng chẳng bao giờ “khuyến khích lật đổ hay phá rối”! Bằng chứng là, Điều 2385 trong “Mỹ quốc pháp điển” đã quy định rằng: “Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”. Và đây nữa, năm 1798, lo ngại các tư tưởng của cách mạng Pháp có thể lan qua Ðại Tây Dương, Quốc hội Mỹ đã thông qua Ðạo luật Phản loạn quy định: “Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội…”. Thực chất mục đích của Ðạo luật Phản loạn là để ngăn chặn việc tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền.
Nếu bà Lorretta Sanchez cho rằng: Tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” và “âm mưu lật đổ chế độ” (theo Điều 88 và Điều 79) là những điều “mù mờ”…, thì xin hỏi bà những điều luật trên của Hoa Kỳ nên gọi là gì cho xứng?
Với những điều luật của mình, Hoa Kỳ gọi là “tôn trọng nhân quyền”, còn cũng những điều luật có nội dung tương tự của Việt Nam thì họ lại cáo buộc là “vi phạm nhân quyền”. Người ta chẳng lạ Hoa Kỳ – đất nước luôn tự nhận mình là “tôn trọng nhân quyền” lại luôn có những tiêu chuẩn kép dành cho vấn đề nhân quyền của quốc gia khác. Dù bà dân biểu Lorretta Sanchez có lươn lẹo kiểu gì đi chăng nữa cũng không thể che giấu nổi một sự thật: Nhân quyền chỉ là công cụ để Mỹ thực thi các chính sách phục vụ cho lợi ích của họ. Đó cũng là cái cớ để họ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Kim Ngọc

 Đào Tuấn – Ăn xin ngoài đường và khoảng trống trong luật

“Việc để cho quần chúng đi ăn xin giữa đường đã là không được”.

Ăn xin giữa đường thì không được. Còn khoảng trống về quyền con người cơ bản trong luật thì được?.

Có một chi tiết đáng chú ý trong Hiến pháp sửa đổi lần này, đó là “Quyền con người”, “quyền công dân” được đưa ngay trong chương II, thay vì là chương V như Hiến pháp 1992.

Người coi đó là chuyện nhỏ, thì đúng là 1,2, hay 5 chỉ là số thực tự thông thường. Nhưng trong đạo luật quan trọng nhất của một quốc gia là hiến pháp, đó là thứ tự tự không theo bảng chữ cái A, B, C. Và hơn cả số thứ tự, nó cho thấy nhận thức tiến bộ và văn minh của các nhà làm luật.

Tiến bộ như 56 năm trước, trong bản Hiến pháp đầu tiên, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định ngay tại chương II. Văn minh ở chỗ, quyền con người được nâng cấp trong thang bậc thứ tự quan trọng của đạo luật gốc như những điều mà thế giới đã làm từ thế kỷ trước.

Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ…”.Hiến pháp, theo tư tưởng của ông Cụ, được PGS, TS. Tường Duy Kiên, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh dẫn lại: “là đạo luật bảo vệ quyền con người”.

Nhưng mãi cho đến năm 1992, lần đầu tiên “quyền con người” mới được thừa nhận trong Hiến pháp 1992, và theo TS Kiên, chủ yếu là để “làm công tác đối ngoại”. Hoặc đó là những “quy định quá chung về quyền con người; chưa phân biệt rõ quyền con người, quyền công dân; chưa xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người”- như đánh giá của Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992.

Dự thảo hiến pháp được trình bày tại QH sáng nay, đã có hàng loạt điều chỉnh quy định các chi tiết về quyền công dân, quyền con người:

Quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vì bất kỳ lý do nào; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật gia đình và bí mật cá nhân; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý; Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Và “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Những chế định đó hoặc được chi tiết hóa, cụ thể hóa, “mới tinh hóa” trong bản dự thảo, đọc nghe thật thích.

Nhưng để sự tiến bộ trong đạo luật gốc trở thành thực tiễn trong cuộc sống, có lẽ cũng không hề đơn giản. Còn nhớ hồi tháng 11 năm ngoái, với tư cách là người có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình, Thủ tướng Chính phủ đã nói, rất giản dị rằng: Một dự án luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình là cần thiết vì thực tế đang đòi hỏi và Luật Biểu tình là thực hiện theo Hiến pháp, với quy định công dân được biểu tình. Chính phủ chấp nhận Luật Biểu tình, Thủ tướng Chính phủ thậm chí là người có sáng kiến xây dựng luật, dù có thể các cuộc biểu tình sẽ là nơi nhân dân tỏ thái độ, hoặc ủng hộ, hoặc chưa ủng hộ với Chính phủ. Ấy thế mà ngay trước đó, một đại biểu dân cử phát ngôn “Biểu tình là sự ô nhục”, và ngay sau đó, cũng một đại biểu dân cử khác lại bác bỏ với lý do nhạt toẹt:“Việc để cho quần chúng đi ăn xin giữa đường đã là không được”.

Ăn xin giữa đường thì không được. Còn khoảng trống về quyền con người cơ bản trong luật thì được? Với lý luận thô thiển như vậy, thì quyền con người từ Hiến pháp đến đời sống, có lẽ, phải tính bằng những “chu kỳ nhận thức”.

“Nợ dân” là từ mà ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đã dùng bởi 20 năm sau khi được đưa vào Hiến pháp, Quốc hội vẫn “nợ dân” luật Biểu tình. Nhưng luật Biểu tình, chỉ là một trong số vô số những món nợ khác trong việc luật hóa các quyền con người, quyền công dân cơ bản:quyền lập hội, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân…

Cái khó, nằm trong đầu những đại biểu sẽ bấm nút. Cái khó, còn là món nợ lưu niên chưa biết bao giờ mới trả.
Đào Tuấn

Bài toán tranh chấp biển đảo nguy hiểm của Trung Quốc

Nếu lịch sử có bất kỳ một hướng dẫn nào thì có nhiều nguy cơ Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực chống lại Nhật Bản để lấy quần đảo Senkaku.
Vụ tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang bước vào tháng thứ hai. Cuộc đối đầu hiện nay lại nguy hiểm hơn những gì đang được nhiều người chứng kiến. Những hành vi trong quá khứ của Trung Quốc liên quan đến các vụ tranh chấp lãnh thổ khác chứng minh lý do tại sao những bế tắc tại Senkaku là tiền đề để vụ này có thể bùng nổ.
Tàu Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực quanh quần đảo Senkaku. Ảnh: Associated Press
Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã tham gia vào 23 vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên đất liền và trên biển. Mười bảy vụ trong số đó đã được giải quyết êm thỏa, thường là thông qua các hiệp định thỏa hiệp giữa các nước. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực sáu lần trong các vụ tranh chấp này. Và đó là những trường hợp tương tự nhất đối với bế tắc tại Senkaku.
Thông thường thì Trung Quốc chỉ sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng có lực lượng quân sự mà họ có khả năng đối phó. Chúng bao gồm các cuộc chiến tranh hoặc các vụ đụng độ lớn với Ấn Độ, Nga và Việt Nam (nhiều lần), cũng như các cuộc khủng hoảng liên quan đến Đài Loan. Các quốc gia này có khả năng kiểm soát lớn nhất đối với những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong các vụ tranh chấp với những quốc gia yếu hơn, như Mông Cổ hay Nepal, thì Bắc Kinh đã né tránh đề cập đến vũ lực vì họ có thể sử dụng sức mạnh [quân sự] trong các cuộc đàm phán. Hiện nay, Nhật Bản là hàng xóm hàng hải mạnh nhất đối với Trung Quốc, với một lực lượng hải quân hiện đại và đội ngũ lính tuần duyên khá lớn.
Trung Quốc cũng đã thường xuyên sử dụng vũ lực trong các tranh chấp liên quan đến biển đảo gần bờ của họ như quần đảo Senkaku. Dọc theo biên giới gần đất liền, Trung Quốc đã ụng sử dụng vũ lực chỉ 1/5 trong tổng số 16 vụ tranh chấp. Ngược lại, một nữa các vụ còn khác thì Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đối với 4 hòn đảo tranh chấp. Các quần đảo thường được coi là có giá trị nhiều hơn vì các điều kiện chiến lược, quân sự và kinh tế bởi chúng ảnh hưởng đến an ninh đường biển và có thể chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí đốt và ngư trường.
Ngoài ra, Trung Quốc đã chủ yếu sử dụng vũ lực để củng cố vị trí của họ, đặc biệt tại những nơi mà họ chiếm rất ít hoặc thậm chí là không có chủ quyền, điều này có thể giúp họ tuyên bố chủ quyền sau khi chiếm đoạt chúng. Ví dụ như năm 1988, Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam và sau đó họ đã chiếm sáu rạn san hô, một phần trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong nhiều thập kỷ, nhưng họ không kiểm soát được bất kỳ một phần đất nào cho đến khi họ chiếm đóng khu vực này.
Trong trường hợp Trung Quốc đã kiểm soát được một phần lãnh thổ có tranh chấp, chẳng hạn như trường hợp tranh chấp biên giới với Kazakhstan, thì phía Trung Quốc có vị thế mạnh mẽ hơn, do đó họ ít sử dụng vũ lực để chiếm đoạt. Nhưng trường hợp ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc hiện không nắm giữ bất kỳ một phần chủ quyền nào tại quần đảo Senkaku. Quần đảo này hiện đang thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản.
Quan trọng nhất, Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ giữa các thời kỳ mà chế độ của họ suy yếu nhất, vì các nhà lãnh đạo hướng tới động lực lớn hơn là giải quyết vấn đề nội bộ: Họ tin rằng các thành phần đối lập tìm cách tận dụng thời điểm khủng hoảng trong nước, và rằng một phản ứng yếu hoặc hạn chế có thể làm gia tăng những thành phần bất mãn [chống lại chế độ].
Các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay có thể cảm thấy nhiều áp lực vì một số lý do: tranh chấp nội bộ giữa các đảng viên ưu tú cao cấp ở thượng tần trong Đảng Cộng sản đang cầm quyền; một nền kinh tế chậm chạp làm suy yếu tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc; và quá trình chuyển đổi quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Những yếu tố này làm tăng giá trị của việc sử dụng vũ lực nhằm báo hiệu cách giải quyết đối với Nhật Bản và cả công chúng Trung Quốc. Họ cũng làm giảm thiện chí thỏa hiệp của Bắc Kinh, hay một cách khác là Trung Quốc không muốn khoan nhượng.
Đối với người Trung Quốc, nước cờ của Nhật Bản tại Senkaku trông giống như Nhật Bản đang cố gắng tận dụng những khó khăn của Trung Quốc. Những bế tắc hiện nay đã bắt đầu hồi tháng Tư, khi Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara, người được biết là có quan niệm dân tộc chủ nghĩa, đã công bố kế hoạch mua lại ba trong những hòn đảo từ chủ sở hữu người Nhật. Tuyên bố của ông Ishihara được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh đình chỉ tất cả những chức vụ của Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc – nhân vật được biết đến như một đảng viên ưu tú tại Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn giữa lúc tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này bắt đầu chậm lại nhanh hơn so với dự kiến. Đây là một điều mà các lãnh đạo Bắc Kinh rất lo lắng. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã công bố quyết định mua lại hòn đảo này hôm tháng Bảy nhân dịp ngày kỷ niệm sự cố Marco Polo Bridge năm 1937, đánh dấu ngày Nhật Bản chiến thắng Trung Quốc. Vụ mua bán này đã được hoàn thành trong tháng Chín, chỉ vài ngày trước ngày kỷ niệm cuộc xâm lược của Nhật Bản tại Mãn Châu vào năm 1931.
Cuối cùng, các yếu tố gây mất ổn định trong vụ bế tắc Senkaku khác là cả hai đều đang dính vào các tranh chấp với những nước khác. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak mới đây đã phá vỡ truyền thống và trở thành lãnh đạo đầu tiên đến thăm khu vực tranh chấp tại đảo Dokdo (Takeshima), nơi đang được Hàn Quốc kiểm soát và tranh chấp với phía Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc đang đôi co với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông. Tokyo và Bắc Kinh đều có thể kết luận rằng bất cứ ai chiếm ưu thế tại quần đảo Senkaku sẽ có cơ hội tốt hơn để tuyên bố chủ quyền tại những nơi có tranh chấp khác.
Lịch sử không phải là định mệnh. Trung Quốc đã không sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ trong hơn 20 năm qua. Những căng thang đang leo thang tại quần đảo Senkaku có thể tránh được. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là đầy nguy hiểm. Nếu một sự cố nghiêm trọng xảy ra liên quan đến các tàu chính phủ giữa hai nước thì đây có thể là một cuộc khủng hoảng thực sự mà kết quả không thể báo trước được.
Ông Fravel là giáo sư khoa học chính trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là tác giả của cuốn sách “Biên giới mạnh mẽ, Quốc gia an toàn: Hợp tác và xung đột trong các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc” do Princeton xuất bản năm 2008 (Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes).

M. Taylor Fravel – WSJ

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© Bản tiếng Việt TC Phía trước

Những nốt ruồi liên quan tới tiền bạc

Mỗi nốt ruồi trên cơ thể con người đều mang một ý nghĩa nhất định. Trong đó, có một số nốt ruồi liên quan đến tài sản, thể hiện khả năng tài chính hoặc cách giữ tiền của chủ nhân.
Nốt ruồi giữ tiền

Nếu bạn có nốt ruồi nằm ngay dưới mũi hoặc sát bên cạnh cánh mũi thì đừng nên phá đi. Bởi theo nhân diện học, đây được coi là nốt ruồi giữ tiền – người bảo vệ an toàn cho kho tài sản của bạn không bị rò rỉ. Người có nốt ruồi này không chỉ biết cách nắm giữ tiền của tốt mà còn dễ kiếm được tiền. Vì vậy, nó cũng được xem là nốt ruồi thu hút tài sản.

Nốt ruồi phân tán tài sản

Nốt ruồi bị phân tán tài sản nằm trên mũi hoặc cánh mũi, nó được xem là lỗ hổng trong kho tàng của cải. Mũi là cung Tài Bạch và nốt ruồi ở đây biểu thị cho sự rò rỉ tiền bạc trong kho của cải hoặc các vấn đề liên quan đến tài sản. Người có nốt ruồi này không những không thể giữ được tiền mà họ còn thường xuyên mất tiền. Nếu nốt ruồi hoặc vết chàm ở đây lớn, nó có thể cho thấy người đó gặp khó khăn về tài chính suốt đời.

Nốt ruồi bị trộm cắp

Trong cuộc sống hàng ngày, có người luôn may mắn, nhưng cũng có người hay gặp xui xẻo khi bị quấy nhiễu bởi nạn cướp giật hoặc trộm cắp. Nguyên nhân là do đâu? Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra xem người này có nốt ruồi bị trộm cắp hay không?

Nốt ruồi này nằm ngay đỉnh của cung Điền Trạch, phía trên mắt. Chủ nhân của nốt ruồi này, nếu ở bên trái sẽ bị cướp trong chính ngôi nhà mình hoặc nhà của cha mẹ mình. Còn nếu nốt ruồi ở bên phải, tai nạn này sẽ rơi vào gia đình bên vợ. Người có nốt ruồi này cũng có thể thường làm lạc mất đồ đạc hoặc dễ để nhầm chỗ các đồ vật.

  Sưu tầm

Phiếm: Annam style

“…dân oan mất đất mất nhà, một sớm đẹp trời, không cầm đơn biểu tình mà đeo một cái ống thổi lửa lòng thòng dưới háng…”
Điệu nhảy ngựa của PSY nóng đến nỗi, mới đây TTK Liên Hiệp Quốc Ban ki Moon mà cũng muốn học nhảy tại diễn đàn nghiêm chỉnh bậc nhất của thế giới.
Nhiều người, nhất là người Nhật lúc nào cũng âu lo vì động đất, không hiểu nổi vì sao một anh chàng nhạc rap phục phịch xấu trai lại có thể gây sốt đến thế.
Nhưng nếu không bàn tới tính nghệ thuật, đẹp trai hay xấu, thì cái vụ Gangnam Style quả là một cách xả stress cực kỳ hữu hiệu.
Cả một trận cười ào ạt tuôn chảy từ đầu đến cuối. Cười chết bỏ.Cười quên thôi. Dân Pháp, dân Anh, dân Tây Ban Nha… cười để quên EU đang ngập sâu vào cái đống rác nợ nần. Dân Mỹ cười để quên thất nghiệp. Quên cái cảnh mùa Đông sắp đến mà bị đuổi ra khỏi nhà.
Ở ta, cũng không thể không cười (mếu) vì cả nước có đến 24.300 tiến sĩ mà đúc chưa nổi một con ốc. Cười vì phải vội vàng hái non cà phê nếu không thì bị mất trộm. Cười vì đường sá lở lói, lầy lội, kẹt cứng xe cộ mà Hà Nội đòi đăng cai Asiad 2019!
Nhưng siêu hơn cả, rất sảng khoái, rất “mất dạy” đó là điệu nhảy bứt tung còng số 8 của Ngải Vị Vị ở Trung Quốc. Điệu nhảy dám làm nên một Thiên An môn thứ hai nếu nhà cầm quyền không vội xóa.
Từ điệu nhảy lạ lùng đó, hãy tưởng tượng những dân oan mất đất mất nhà, một sớm đẹp trời, không cầm đơn biểu tình mà đeo một cái ống thổi lửa lòng thòng dưới háng hay một cái quạt mo không cần phành ra cũng cắt được ba góc, tất cả vạn người cùng nhảy chóc chóc thì thử hỏi nhà cầm quyền lấy cớ gì mà đánh ai, bắt giữ được ai. Không chừng công an cũng đành phải vung roi điện, dùi cui lên trên không mà nhảy theo mệt nghỉ.
Nói theo kiểu Thánh Thán, vậy không vui sao?
Và ngư dân bị cướp mất thuyền, bị cấm đánh bắt ở ngư trường quen thuộc từ bao đời vì cái lưỡi bò thì hãy cứ ra biển, trước là kéo cái “tự do” buồn thiu của mình ra giả cách như cầm cương ngựa để nó tự gồng mình lên nổi giận bắn súng nước tong tong, sau đó nhào xuống biển tắm, không sướng sao?
Làm được gì nào, tàu ngư chính cắt cáp chứ dễ gì cắt được cái “tự do” của họ!
Đây là điệu nhảy Annam style mà dân ta suốt 1000 Bắc thuộc đã từng nhảy và hiện đang được tiếp tục nhảy từng ngày, gọi nôm na là  “trỏ kẹ…t” và “vỗ nồ…n”.

28/10/2012
Khuất Đẩu

Uống cafe “âm phủ”

Đất Hà thành với rất nhiều các quán cafe độc đáo, thú vị như cafe Lính, cafe lô cốt, cà phê sách… đặc biệt có cafe “âm phủ” sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ ưa cảm giác mạnh.

 

“Cafe âm phủ’.
Nằm sâu trong một ngõ nhỏ trên con phố Hàng Bông, – một con phố sầm uất bậc nhất đất Hà thành. Tuy là phố chính nhưng khi bắt đầu gửi xe đi bộ vào con ngõ tối thui, hun hút, bắt đầu thấy phố xá mờ mịt phía sau lưng. Hẻm thì nhỏ, nhà tầng cao vọi xây chìa ra lấn chiếm không gian nên hẻm trở thành hầm và vô tình lại chính là hầm dẫn xuống “âm phủ”.
Bước qua một khung cửa gỗ giăng đầy mạng nhện, tôi giật mình khi nhận thấy trong góc khuất của căn phòng hẹp một cô gái xõa tóc ngồi yên lặng. Không đợi cho tôi phải hốt hoảng, cô gái lên tiếng trước: “Chào anh, anh tới gọi đồ uống rồi lên phòng trước nhé, em sẽ bưng nước lên sau”.
List thực đơn đồ uống được viết lên những tấm gỗ mỏng hình ‘thẻ chết’.
Con ngõ nhỏ sâu hun hút dẫn vào quán rộng chưa tới 1m, hai bên tường gắn những bức ảnh và hình tượng kỳ dị về những bộ phận tai, mũi, mắt bằng sứ khiến cho không ít người phải cảm thấy rợn người. Những ngõ ngách u tối, cùng con đường lên gác 2 và 3 không khác gì là một ma trận.
Những hình nộm trông rất đáng sợ.
Bước qua cánh cửa được thiết kế từ những tấm mành, tấm phim in nhiều hình vẽ ghê rợn, không gian ma quái của tầng 1 hiện ra không khỏi khiến chúng tôi thót tim. Những hình nộm người đầu đen, mắt đỏ ngầu, quấn khăn trắng, cùng với mớ dây thừng, bàn tay đến đáng sợ.
Phòng uống cà phê được chia thành 14 gian nhỏ, ngăn với nhau bởi những tấm vải mảnh, mỗi khi có ánh sáng chiếu vào, những họa tiết và hình thù kỳ dị cứ hiện lên mờ ảo. Diện tích của mỗi gian cũng chỉ hơn 1m2, không có bàn ghế để ngồi, mà ngồi ngay xuống sàn, kệ để nước uống thiết kế không khác gì một… bàn thờ.
Không gian ‘run rây’ tại cafe âm phủ.
Trên trần nhà và ven tường treo lủng lẳng dây thừng, hình đầu lâu đen với ánh đèn đom đóm đỏ lập lòe bên trong, những dải lụa màu trắng phủ xuống lất phất xen lẫn những bàn tay trắng xóa được làm từ xốp buông xuống chớm đầu người…
Có một điều đặc biệt là, khi đã bước vào quán cà phê này, tất cả đều bị biến thành ma hết, người này nhìn người kia bất chợt rú lên khiếp đảm bởi những vẻ dị thường. Là bởi ánh sáng vô cùng ít, tối tăm, cùng ngồi trong cái không gian hơn 1m2 ấy, nhưng không thể nhìn thấy rõ được mắt của người đối diện.
Trong cái không gian màu sắc tối tăm và ma mị ấy, từ chiếc loa đặt ở vị trí khá trung tâm, âm thanh của quán cũng độc nhất vô nhị với chất giọng Nguyễn Ngọc Ngạn, những câu chuyện ma cứ đều đều vang vọng. Thỉnh thoảng, tiếng gió gào, tiếng người kêu oan từ chiếc loa lại rít lên đủ để những bạn nữ yếu bóng vía phải co rúm người và hét lên run sợ.
Một quán cà phê mà ngồi uống không gian xung quanh luôn luôn cho thực khách cảm giác sởn gai ốc, sợ đến toát mồ hôi.
‘Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò’
Chị Nguyễn Thị Trang, chủ quán cho biết “Quán mở đến nay cũng được gần 7 năm rồi. Vào buổi tối, khách đến khá đông, đủ mọi lứa tuổi nhưng đông nhất vẫn là các bạn sinh viên. Với không gian ở đây yên tĩnh, riêng tư, gần như lúc nào cũng có khách ngồi”.
Người vào quán lần đầu thì thấy sợ nhưng có nhiều khách đến nhiều thành quen. Khách sẽ cảm nhận thấy một cảm giác khác biệt, một không gian khác hẳn với cuộc sống thường nhật.
Nguyễn Hoan
(Petro Times) 

“Tập đoàn” ma túy lớn nhất nước một thời (P.1)

Trước khi thi hành án tử hình, Nguyễn Khánh Lộc đã khai ra đường dây ma túy do hai vợ chồng Hà tí tồ cầm đầu. Lúc bấy giờ, đường dây này được đánh giá lớn và quy mô nhất nước. Bọn chúng không chỉ hoạt động nội địa mà còn vươn vòi bạch tuộc sang các nước như Trung Quốc, Canada…
Lời khai bất ngờ của 1 tử tù
Sáng 13/1/1995, mặc cho những làn mưa dày đặc liên tục kéo đến phủ kín bầu trời xứ sở triệu voi, chiếc ôtô Honda Accord mang BS: 74H-0487 vẫn chở ba người đàn ông lặng lẽ rời thủ đô Viêng Chăn. Vượt qua tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt, xe chạy theo Quốc lộ 9 về hướng lãnh thổ Việt Nam. Đến cửa khẩu Đen Sa Vẳn, xe dừng lại làm thủ tục nhập cảnh thì bất ngờ Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt phối hợp cùng Hải quan cửa khẩu Đen Sa Vẳn xuất hiện kiểm tra. Tiến hành khám xét, lực lượng chức năng Lào phát hiện trong hai hộp xà bông trên xe có chứa tám bánh heroin. Rà soát tỉ mỉ, trong ngăn cánh cửa xe bên phải có thêm sáu bánh heroin. Lúc này, lợi dụng tình hình lộn xộn, hai đối tượng ngồi băng ghế sau bỏ chạy vào rừng sâu trốn thoát, còn tài xế bị bắt giữ.
Tại trụ sở Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt, đối tượng khai tên Nguyễn Đức Duẩn. Trong quá trình đấu tranh, Duẩn khai hai kẻ chạy thoát là Nguyễn Khánh Lộc (SN 1959, trú phường 1, thị xã Đông Hà, Quảng Trị) và Thệp Thong In (tức Mựt, trú bản Lặt Ka Na Lăng Xỉ, xã Xuy Nha Phum, huyện Khăm Tha Bu Ly, tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt, Lào). Cùng ngày, phương án triển khai truy bắt In và Lộc được tiến hành, đồng thời vụ việc cũng được Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt thông báo với Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo để phối hợp đề phòng chúng trốn sang Việt Nam.
Khi Thệp Thong In và Nguyễn Khánh Lộc chạy đến bờ sông Sê Pôn, nhìn lại phía sau thấy không còn bị truy đuổi nữa, Lộc cúi xuống vén ống quần lên rồi lận từ trong tất ra hai cuộn tiền giúi vào tay In, dặn: “Anh cất giữ dùm tôi và tạm thời tìm chỗ nào kín lánh đi một thời gian. Lúc nào sự việc lắng xuống anh em mình gặp lại”. Dặn xong, Lộc vượt sông Sê Pôn trốn sang địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), In thuê một chiếc thuyền chạy về hướng khu rừng rậm thuộc bản Huội San. Tối đến, hắn bắt đầu lần mò ra Quốc lộ 9 để tìm đường trốn lên Viêng Chăn. Khi hắn đang lang thang thì bị bốn chiến sĩ công an địa phương đi tuần tra bắt gặp kiểm tra hành chính. Khám xét trong người In, lực lượng tuần tra phát hiện hai cuộn tiền với số lượng 35.600USD. Không chứng minh được nguồn gốc số tiền này nên In bị đưa về đồn làm rõ. Ngay sau đó, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt xác định đây là Thệp Thong In, đối tượng chạy thoát khi bị mai phục bắt quả tang vận chuyển 14 bánh heroin tại cửa khẩu Đen Sa Vẳn. Hai ngày sau, Lộc cũng bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị bắt giữ khi hắn đang lẩn trốn trong khách sạn Khe Sanh (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa).
Ngay sau khi bị bắt, chân dung Nguyễn Khánh Lộc được Công an tỉnh Quảng Trị làm rõ. Trước đây, gã là giáo viên dạy học, những năm 1988 và 1989, tranh thủ nghỉ hè Lộc thường mua quần áo Thái Lan ở chợ Đông Hà mang ra Hà Nội bán. Đến năm 1990 thì Lộc nghỉ dạy hẳn ở nhà buôn bán gỗ. Tháng 12/1993, Lộc thành lập Công ty TNHH Khánh Nguyên, đóng trên địa bàn thị xã Đông Hà. Công ty này có giấy phép kinh doanh các ngành nghề: chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản xuất khẩu và được bổ sung thêm xây dựng công trình giao thông với quy mô nhỏ. Lộc thuê Nguyễn Đức Duẩn làm tài xế riêng cho mình.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Lộc khai do tính chất công việc của một giám đốc nên y phải thường xuyên sang Lào. Trong một lần ký hợp đồng khai thác gỗ tại Khăm Muộn, Lộc làm quen với Thệp Thong In và Xu Phi. Theo Lộc, Xu Phi là một tên tội phạm ma túy có vợ tên Mai ở đường Tam Bạc (Hải Phòng). Sau khi bị Công an Việt Nam truy nã về tội buôn bán ma túy, Xu Phi trốn sang Thái Lan rồi về Sa Vẳn Na Khẹt cư trú. Tại đây, hắn thường xuyên móc nối với các tên tội phạm ma túy khác để tiếp tục gieo rắc “cái chết trắng”. Khi gặp Lộc, Xu Phi ngoài hướng dẫn “kỹ năng” buôn bán ma túy còn giới thiệu cho Lộc hai địa chỉ “nhập” hàng là vợ của Xu Phi và một địa chỉ nữa nằm trên phố Hàng Cót (Hà Nội). Sau khi được Xu Phi cung cấp cho hai địa chỉ trên, Lộc đã ghi vào sổ tay rất cẩn thận rồi bảo Xu Phi ký vào để lúc về nước đi ra Bắc gặp “đối tác” có cái làm tin.
“Tập đoàn” ma túy lớn nhất nước một thời (P.1), An ninh Xã hội, buon ban ma tuy, tap doan ma tuy lon chua tung co, ma tuy, van chuyen ma tuy, duong day ma tuy lon nhat, bao, bao cong an, bao an ninh, vn
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Khánh Lộc
Ngày 2/1/1995, Xu Phi gọi điện thoại thông báo cho Lộc với nội dung “đã có máy”. Ngày hôm sau, Lộc tức tốc làm hồ sơ vay Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Trị 500 triệu đồng với mục đích mua xe máy về kinh doanh. Mặc dù đây là mặt hàng không nằm trong danh mục mà Công ty TNHH Khánh Nguyên được cấp phép kinh doanh, nhưng do không rà soát kỹ nên Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Trị vẫn duyệt cho Lộc vay. Vay được tiền, Lộc dùng 100 triệu đồng để trả nợ, 400 triệu còn lại đổi thành 35.600USD. Vài ngày sau, gom đủ 75.600USD, Lộc bảo tài xế Duẩn chở sang Lào. Đến Sa Vẳn Na Khẹt, cả hai vào thuê một phòng ở khách sạn Sanhamumkhun nghỉ lại.
Sáng 8/1/1995, Thệp Thong In và Xu Phi tìm gặp Lộc để bàn bạc kế hoạch lên Viêng Chăn. Sau khi thống nhất, Lộc giao xe cho Duẩn chở Xu Phi lên Viêng Chăn trước, còn y ở lại mang 40.000USD đến Ngân hàng Sa Vẳn Na Khẹt nhờ Thệp Thong In đứng tên chuyển lên Viêng Chăn. 35.600USD còn lại Lộc cuộn tròn lận trong tất. Xong việc, Lộc cùng In mua vé máy bay lên sau. Đến Viêng Chăn, khi Duẩn đưa ôtô ra đón, Lộc bảo chở về nhà khách Tham tán Kinh tế – Văn hóa thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Lào thuê phòng nhằm tránh gây chú ý. Buổi chiều hôm đó, Lộc đến Ngân hàng Viêng Chăn rút 40.000USD. Chập choạng tối, Xu Phi mang về hai bánh heroin và hét giá với Lộc 6.000USD. Sau khi “hội ý” với In, Lộc trả giá 5.300USD nhưng Xu Phi không bán.
Hôm sau, trong lúc Xu Phi đi vắng, Lộc và In đang dạo dưới sảnh khách sạn thì gặp một phụ nữ đến tìm Xu Phi. Cả hai mời người này lên phòng ngồi chờ. Qua vài câu chuyện, chị ta giới thiệu tên Thíp Xu Da, thường xuyên cung cấp heroin cho Xu Phi và đề nghị: “Nếu hai anh có nhu cầu lấy “hàng” thì tôi có thể cung cấp”.
Thông qua những mối quan hệ mờ ám, trưa 11/1/1995 Lộc và In tìm đến nhà một đối tượng tên Hon Xa Cun mua được tám bánh heroin với giá 22.200USD. Cảm thấy số hàng vẫn chưa đủ nên buổi chiều cùng ngày, cả hai gọi điện thoại cho Da ra Bưu điện Viêng Chăn gặp nhau bàn bạc. Một lúc sau, Da xuất hiện đưa Lộc và In về nhà mình. Tại đây, sau khi trao đổi với nhau vài câu, chồng Da mang ra sáu bánh heroin đặt lên bàn “chào hàng”.
Trầm ngâm một lúc, Lộc lấy con dao nhọn chậm rãi cầm từng bánh heroin lên kháy từ mỗi bánh một mẩu bỏ vào nước để kiểm tra chất lượng rồi ra giá: “Tôi đồng ý mua hết số hàng này với giá 15.600USD”. Thip Xu Da gật đầu xởi lởi: “Lần đầu gặp nhau, tôi đồng ý bán coi như làm quen và để sau này mình còn hợp tác với nhau nữa”.
Sáng 13/1/1995, Duẩn lái xe chở Lộc và Thệp Thong In rời Viêng Chăn về Việt Nam. Riêng Xu Phi sau khi môi giới “hàng” với Lộc bất thành nên đón xe về trước. 17 giờ cùng ngày, xe đến cửa khẩu Đen Sa Vẳn, sau khi kiểm tra xong thủ tục giấy tờ, Công an và Hải quan Lào phát hiện 14 bánh heroin (trọng lượng 5kg). Thấy việc bị bại lộ, Lộc và In bỏ trốn, vài ngày sau bị bắt giữ.
Từ ngày 26 đến 29/2/1995, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt đã cử đoàn cán bộ của Phòng Điều tra hình sự sang Công an tỉnh Quảng Trị trao đổi kết quả điều tra và cung cấp cho Công an tỉnh Quảng Trị lời khai của Nguyễn Đức Duẩn và Thệp Thong In. Ngày 18/2/1995, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt đã bắt thêm N.V.T (trú Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị), đối tượng nghi liên quan đến vụ án. Hai tuần sau, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt dẫn giải Duẩn và N.V.T bàn giao cho Công an tỉnh Quảng Trị để điều tra mở rộng. Sau khi lấy lời khai, kết hợp xác minh thấy N.V.T không liên quan đến vụ án nên Công an tỉnh Quảng Trị đã trả tự do cho T.
Ngoài ra, Nguyễn Đức Duẩn chỉ là lái xe thuê, không hề biết Lộc và In buôn bán heroin với Da, Hon Xa Cun và Xu Phi.
Ngày 24/2/1996, TAND tỉnh Quảng Trị tuyên phạt Nguyễn Khánh Lộc tử hình về tội “mua bán trái phép các chất ma túy, 10 năm tù về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới”. Tổng hợp hình phạt là tử hình. Mặc dù bị tuyên án tử hình, nhưng trong thời gian trong phòng biệt giam, Lộc vẫn đang trông đợi một phép màu nào đó có thể thay đổi bản án.
Rạng sáng 18/8/1997, tại trại giam Công an tỉnh Quảng Trị, trong lúc các phạm nhân khác đang yên giấc thì Lộc bất giác choàng tỉnh dậy bởi tiếng mở khóa lách cách từ phía cửa phòng. Khác với thường ngày, khuôn mặt Lộc tái mét, chân tay run lẩy bẩy. Sau khi nghe hết biên bản quyết định thi hành án tử hình gã đã sụp xuống đất. Qua kẽ hở của hai hàm răng đang va vào nhau, Lộc lắp bắp: “Thưa…! Tôi biết rằng Đảng và Nhà nước đã có chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội ăn năn hối cải… tôi xin khai thêm”.
Đường dây ma túy xuyên quốc gia
Ngày 18/8/1997, hội đồng đã quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Nguyễn Khánh Lộc về tội “mua bán trái phép chất ma túy”, đồng thời giao cho Cơ quan an ninh Công an tỉnh Quảng Trị khẩn trương xác minh làm rõ những tình tiết mới trong lời khai của Lộc.
Đối tượng Hồng, chủ khách sạn Ngọc Minh, có địa chỉ số 71 Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội) mà Lộc nhắc đến là Nguyễn Thị Hồng (SN 1960). Hồng là vợ của Nguyễn Ngọc Phụ (tên gọi khác Nguyễn Ngọc Hà, tức Hà tí tồ, SN 1958, trú 74 Hàng Chiếu). Cặp vợ chồng này thao túng một đường dây ma túy rất quy mô mà Cục Phòng chống ma túy đang theo dõi. Vợ chồng Hà – Hồng có mối quan hệ buôn bán ma túy với nhiều đối tượng trên toàn quốc nên giàu lên rất nhanh. Ngoài khách sạn Ngọc Minh, chúng mua được nhà hàng Thiên Hương (86 Bà Triệu) và rất nhiều đất đai gần đó để làm nơi chế biến ma túy. Công an TP. Hà Nội cũng đã xác lập chuyên án theo dõi vợ chồng Hà.
Đấu tranh mở rộng, Lộc thành khẩn trong chuyến “gom hàng” ở Lào mà sau đó bị bắt trên đường về nước, Lộc mang theo 75.600USD, trong đó 40.000USD là do Hồng đưa cho Lộc với mục đích qua Lào mua heroin và trả tiền “bồi dưỡng”, số còn lại Lộc vay ngân hàng rồi sau đó đổi ra 35.600USD.
Những năm 1988 – 1989, Lộc thường tranh thủ nghỉ hè mua quần áo Thái Lan ở chợ Đông Hà mang ra chợ Đồng Xuân bán cho Hồng rồi quen nhau. Ban đầu là chỗ bạn hàng buôn bán, về sau Hồng thường trốn chồng thuê khách sạn quan hệ tình cảm với Lộc.
Năm 1990, Lộc nghỉ dạy học, lập công ty đi buôn bán gỗ và các mặt hàng xây dựng. Trong một lần Lộc cùng Thệp Thong In ra Hà Nội mua máy nghiền đá cho Công ty xuất nhập khẩu Quảng Trị, Lộc đã đưa In đến nhà Hồng chơi. Qua tiếp xúc, Hồng biết In là người Lào nên lấy ra một bánh heroin rồi hỏi: “Ở Sa Vẳn Na Khẹt có loại này không?”. In trả lời: “Ở đó không có nhưng những nơi khác thì họ bán nhiều”.
Sau chuyến gặp mặt Hồng tại Hà Nội, Lộc và In về đôn đáo tìm nguồn “hàng” và cả hai làm quen với một người tên Xu Phi, chuyên “cò” heroin. Xu Phi đưa Lộc và In đến nhà một người đàn ông bị chột mắt rồi dặn: “Cứ vào xem hàng rồi quyết định mua hay không”. Gã chột mắt mang ra tám bánh heroin hét giá 6.500USD một cặp (hai bánh). Một thoáng suy nghĩ, Lộc ra ngoài gọi điện thoại cho Hồng. Nghe Hồng “tư vấn” xong, Lộc quay vào nói với Xu Phi trả giá xuống mỗi cặp giá 6.000USD. Xu Phi hỏi: “Thế trả tiền công tôi ra sao”. “Tôi sẽ trả cho anh mỗi bánh 200USD” – Lộc hứa.
Xu Phi nghe thế liền bước đến vỗ vào vai gã chột mắt trả giá, nhưng hắn chỉ đồng ý giảm giá mỗi bánh 100USD. Để chuyến “hàng” đầu tiên được suôn sẻ, Lộc đồng ý mua hết tám bánh với giá 25.000USD.
Trưa 29/12/1994, Lộc mang hai hộp đường chứa tám bánh heroin đến khách sạn Ngọc Minh (71 Nguyễn Trường Tộ) giao cho Hồng rồi về lại nhà khách Bộ Thủy lợi. Tối cùng ngày, Hồng điện thoại khoe đã bán được 8.500USD một cặp và đồng ý nhận 800USD tiền “hoa hồng”. Sau đó, Hồng bảo Lộc đến khách sạn Ngọc Minh gặp Đinh Phú Quý, là nhân viên khách sạn, để nhận 40.000USD, trong đó tiền heroin là 33.200USD, còn 6.800USD Hồng cho Lộc vay để làm vốn “mở rộng kinh doanh”.
Hoa mắt trước phi vụ béo bở đầu tiên, Lộc vội vã về làm hồ sơ vay ngân hàng 500 triệu đồng, dùng 100 triệu đồng trả nợ, số còn lại đổi thành đôla để chuẩn bị một chuyến hàng đậm hơn. Tuy nhiên, khi chuyến “hàng” 14 bánh heroin về đến cửa khẩu Đen Sa Vẳn thì bị lực lượng chức năng Lào bắt quả tang.
Khi Nguyễn Khánh Lộc bị giam giữ tại trại giam Công an tỉnh Quảng Trị để chờ mang ra xét xử, lúc này Lộc vẫn chưa khai ra Nguyễn Thị Hồng thì bên ngoài, vợ chồng Hồng – Hà tí tồ biết rằng, chỉ cần Lộc “phun” ra là chết cả lũ. Chúng thường lấy cớ vào thăm nuôi Lộc, bắn tin động viên đừng khai ra để ở ngoài chúng tìm cách “chạy án”. Thời gian này, em gái Hà tí tồ là Nguyễn Thị Chi đang định cư bên Canada về thăm nhà nên Hà nhờ đi cùng với N.T.H (em gái Hồng) vào trại giam Công an tỉnh Quảng Trị thăm, cho quà và động viên Lộc đừng khai ra. Nguyễn Thị Hồng còn nói với em trai Lộc: “Dù có đổ cả gia tài mà lo được cho anh Lộc thì Hồng cũng đổ”.
Để “chạy án” cho Lộc, Hà tí tồ vận dụng tất cả các mối quan hệ mà y có. Niềm hy vọng đó Hà mang đến “gửi gắm” cho bà N.T.K.H – một cán bộ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội, vốn là người quen của vợ chồng hắn. Ngày 29/11/1995, Hà cùng bà N.T.K.H mua vé máy bay vào Đà Nẵng và được em trai Lộc lái xe đến đón tận sân bay đưa về nghỉ tại khách sạn Thu Bồn. Sau đó, bà N.T.K.H đã làm “cầu nối” cho Hà gặp hai cán bộ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng để nhờ lo “chạy án” cho Lộc, nhưng cuối cùng thất bại.
Ngày 18/8/1996, sau khi biết tin Nguyễn Khánh Lộc được hoãn thi hành án tử hình để khai báo bổ sung, Hồng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Còn Hà tí tồ ở lại tìm mọi cách đối phó với cơ quan công an. Ngày 28/9/1996, Hà gọi điện thoại cho đàn em Vũ Văn Vang (trú Kim Sơn, Ninh Bình) với nội dung, lên khách sạn Ngọc Minh bàn việc “mua ba ba”. Hôm sau, Vang rủ thêm Trần Văn Kim đi cùng. Sau khi chia tay, Vang kể lại nội dung cuộc trao đổi giữa y và Hà với Kim.

Tập đoàn ma túy lớn nhất nước (P.2)

Phi vụ “siết nợ” 26 bánh heroin của Vũ Xuân Trường
Vũ Xuân Trường (SN 1960, trú phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) lợi dụng chức vụ của mình đã cấu kết với nhiều tên tội phạm ma túy khét tiếng trong nước cũng như nước ngoài để thực hiện trót lọt nhiều phi vụ vận chuyển, buôn bán ma túy với số lượng lớn. Trong chuỗi ngày làm “ông trùm” thao túng thị trường ma túy, có lẽ Trường chua xót nhất là phi vụ bị vợ chồng Hà tí tồ dụ gom 13 cặp (26 bánh) heroin mang đến nhà bán để rồi bị cặp vợ chồng này “siết nợ” vì “bồ nhí” của Trường là Tạ Thị Hiển đang thiếu nợ.
Thông qua Tạ Thị Hiển và Đỗ Thị Vui, vợ chồng Hà biết Vũ Xuân Trường là đại úy Cảnh sát phòng chống ma túy nhưng biến chất nên thường lén lút qua lại với những đối tượng buôn bán ma túy trong các đường dây cỡ bự. Cuối năm 1995, Hồng chủ động gọi điện cho Trường mời đến nhà bàn việc “làm ăn”. Đã nhiều lần nghe người tình kể về quy mô hoạt động của đường dây ma túy do vợ chồng Hồng – Hà cầm đầu tại Hà Nội và các tỉnh lân cận nên Trường đồng ý gặp nhau. Theo hẹn, Trường đến gặp vợ chồng Hồng – Hà trên gác hai. Qua vài câu chuyện, Hồng đặt thẳng vấn đề: “Nếu lúc nào có “hàng” thì mang đến bán cho chúng tôi”. Trước khi chia tay, Hồng đưa số điện thoại cho Trường để liên lạc.
Sau buổi gặp nhau đó, Vũ Xuân Trường về nhà điện thoại cho Nguyễn Trọng Thắng (tức Thắng “béo”, SN 1958, trú phố Bế Văn Đàn, phường Mường Thanh, thị xã Điện Biên Phủ) bảo xuống Hà Nội gấp. Trường chạy xe máy đến tìm Thắng khoe: “Vừa mới kiếm được mối bán “hàng” cỡ lớn. Anh đến chỗ thằng Xe (Đào Xuân Xe) mua dùm tôi khoảng 18 “băng” (bánh heroin) nhé”. Sau đó, Trường đưa cho Thắng 70.000USD nhờ mua heroin rồi gửi xuống cho Trường. Theo Thắng “béo”, trước đây Đào Xuân Xe là chỗ thân thiết với Vũ Xuân Trường, nhưng trong quá trình làm ăn Xe âm thầm giựt hết “mối” của Trường nên từ đó cả hai không giao dịch trực tiếp với nhau nữa. Chính vì thế trong phi vụ này Trường mới nhờ Thắng “béo” làm trung gian.
Tập đoàn ma túy lớn nhất nước (P.2), An ninh Xã hội, buon ban ma tuy, tap doan ma tuy lon chua tung co, ma tuy, van chuyen ma tuy, duong day ma tuy lon nhat, bao, bao cong an, bao an ninh, vn
Hà tí tồ, Nguyễn Thị Hồng, Tạ Thị Hiển
Cầm 70.000USD của Trường về Điện Biên, Thắng “béo” đến nhà Xe ở đồi A1. Mặc dù Thắng không nói ra lấy “hàng” cho ai nhưng Xe cũng thừa biết đây là tiền của Trường nên nói thẳng với Thắng: “Làm ăn với thằng Trường thì cứ có tiền tươi tôi mới giao hàng”. Vài ngày sau, Xe và Bùi Danh Ca gọi Nguyễn Trọng Thắng đến nhà giao cho 18 bánh heroin, nói: “Tiền của thằng Trường chỉ đủ mua từng này”. Sau đó, Xe đưa thêm cho Thắng “béo” 8 bánh heroin nữa rồi dặn: “4 cặp này nhờ anh đưa về để nó bán hộ tôi. Nếu không bán được hoặc chê hàng xấu thì anh mang lên để tôi trả cho người ta”. Thắng “béo” điện thoại thông báo cho Trường “gom được 13,5 cặp (27 bánh heroin)” rồi mang lên Hà Nội giao tại khách sạn Vinacorp. Nhận được “hàng”, Trường mang về nhà giấu rồi liên lạc với Nguyễn Thị Hồng hẹn địa điểm giao dịch.
Một buổi tối cuối năm 1995, Trường điều khiển xe máy mang theo chiếc túi chứa đựng heroin đến tiệm cầm đồ Ngọc Minh của vợ chồng Hà nằm trong hẻm ở Hàng Cót. Đến nơi, Trường thấy Hồng – Hà đang đứng chờ trước cửa. Hồng bảo Trường đi ngược trở lại hẻm, sang căn nhà gần đó giao dịch để đảm bảo an toàn hơn. Sau đó, Trường dắt xe máy đi bộ theo vợ chồng Hồng – Hà ngược trở lại theo con hẻm khoảng 15m thì có một người đàn ông tên Dũng, em của Hồng, tới xách túi hàng rồi dẫn cả ba người vào một căn nhà gần đó. Sau khi chờ Dũng khóa cửa cẩn thận, bọn chúng mở chiếc túi đổ heroin ra nền nhà kiểm tra.
Tuy nhiên, chỉ có 26 bánh chứ không phải 27 bánh như Thắng nói. Thỏa thuận xong, Trường đồng ý bán cho vợ chồng Hà mỗi bánh heroin giá 5.600USD, tổng cộng 26 bánh là 145.600USD. Lúc này Hà dắt xe máy ra khỏi nhà bảo Trường đi theo hắn lên phố Bát Sứ lấy tiền. Tại phố Bát Sứ, Hà dẫn Trường vào một căn nhà nằm trong hẻm rồi thẳng thừng tuyên bố: “Cô Hiển, bồ của anh, đang thiếu tiền vợ chồng tôi nên số “hàng” đó chúng tôi sẽ trừ vào khoản nợ. Có gì thắc mắc anh tìm vợ tôi bàn bạc tiếp”. Trường quay lại tiệm cầm đồ tìm Hồng nhưng Hồng cũng đã rời khỏi nơi này. Trường đến nhà hỏi Tạ Thị Hiển về việc nợ nần thì Hiển thừa nhận có nợ tiền vợ chồng Hà. Số tiền này theo Hiển đã trả cho cặp vợ chồng này rồi, nhưng do quên lấy lại giấy vay nợ nên bị chúng ép trả tiếp.
Mặc dù rất tức tối vì bị Hồng – Hà “gài” lấy mất lô “hàng”, nhưng lo sợ nếu làm lớn chuyện chẳng có lợi gì nên Trường kiềm chế bảo Hiển: “Em đến gặp vợ chồng nó tính toán xem trừ nợ xong còn lại bao nhiêu tiền lấy về trả tiền cho Thắng”. Hiển tìm gặp Hồng nhận lại 57.000USD. Khi Thắng “béo” lên lấy tiền để mua ôtô, Trường và Hiển chỉ đưa 40.000USD, số còn lại Trường xin khất nợ.
Trong phi vụ Vũ Xuân Trường bị vợ chồng Hồng – Hà siết nợ, Nguyễn Trọng Thắng cho rằng Trường bị lừa. Vì do đang nợ vợ chồng Hà một khoản tiền lớn, biết Vũ Xuân Trường là người rất có tình cảm với mình nên Hiển bàn bạc với Hồng – Hà “gài” Trường gom “hàng” về siết nợ. Sau khi đã dính tròng cặp vợ chồng trùm ma túy mà được giới “hàng trắng” trong nước đánh giá là “chợ lớn”, lại có quan hệ với một số người có thế lực cả ngoài sáng lẫn trong tối nên Trường đành cay đắng chấp nhận. Với lại, chính “vở kịch” siết nợ cũng được vợ chồng Hồng – Hà cùng Hiển “diễn” rất đạt nên Trường không nhận ra.
“Xuất khẩu” ma túy ra nước ngoài
Ngày 10/11/1992, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Ngọc Hà (SN 1961, trú Hà Nội) về tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. Theo cáo trạng, ngày 12/10/1989 Phòng ngoại dịch Công ty Bưu chính liên tỉnh thuộc Bưu điện Hà Nội kiểm tra các bưu phẩm, bưu kiện đóng gói gửi đi nước ngoài, phát hiện trong túi thư số 213 của chuyến thư số 5 ngày 9/10/1989 từ Hà Nội đi Montréal (Canada) trên nhãn ghi trọng lượng là 5kg. Thực chất khi cân lại số hàng này nặng 6,650kg. Bên ngoài ghi tên người gửi là Nguyễn Thị Xuân (trú 74 Hàng Chiếu, Hà Nội), người nhận là Bùi Trung Nam ở Canada, số hàng nhận ghi 3kg chè.
Tiếp tục kiểm tra tìm thấy thêm gói bưu kiện số 201 gửi ngày 9/10/1989 ghi tên người gửi là Nguyễn Thị Lào (trú 47 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội), gửi số hàng ghi trên bao bì là 2,5kg chè, người nhận cũng là Bùi Trung Nam ở Canada.
Nghi ngờ những bưu kiện khác thường này không phải là chè nên Phòng ngoại dịch đã mời thường trực hải quan, trực ca hải quan và cán bộ Bưu điện Hà Nội mở niêm phong kiểm tra hai bưu kiện nói trên. Tại bưu kiện số 201 có 0,666kg chè (cả bì) và 4 gói màu đen dạng keo nhựa, nặng 2,040kg. Gói bưu kiện số 213 có 0,510kg chè và 4 gói màu đen dạng keo nhựa màu đen nặng 2,010kg. Số keo nhựa màu đen trên Công ty Bưu chính liên tỉnh TP. Hà Nội đã lấy mẫu gửi Bộ Nội vụ giám định. Ngày 17/10/1989, Viện Khoa học hình sự Bộ Nội vụ có công văn xác định, trong các mẫu Bưu điện Hà Nội gửi đến giám định đều là thành phần chất thuốc phiện.
Quá trình điều tra được biết, Trần Ngọc Hà cùng một người tên Hùng đều là cán bộ hải quan Bưu điện Hà Nội đã mang những bưu kiện trên đến. Sau đó, chúng lợi dụng là đồng nghiệp quen biết mang vào nhờ cán bộ kiểm hóa của hải quan bưu điện làm thủ tục qua loa để qua mặt hải quan.
Theo điều tra, Hùng thường ra quán của Nguyễn Thị Lào uống cà phê. Thấy Hùng mặc đồ hải quan bưu điện nên Lào lân la làm quen đặt vấn đề chuyển thuốc phiện theo đường bưu điện sang Canada. Hùng nói việc này phải hỏi ý kiến Hà. Sau đó Hùng về hỏi thì được Hà nhận lời. Ngày 9/10/1989, Hùng cho một đối tượng tên Hiếu đến nhận từ bà Lào một gói hàng cùng một cuộn băng dính và 800 ngàn đồng. Hiếu nhận xong rút lại 300 ngàn đồng rồi mang kiện hàng cùng 500 ngàn đồng đến cho Hà. Số tiền 500 ngàn đồng còn lại Hùng và Hà chia nhau. Tiếp đó, ngày 11/10/1989, bà Lào lại đưa cho Hiếu một gói hàng cùng 1 triệu đồng. Hiếu đưa gói hàng cho Hà cùng 600 ngàn đồng, Hiếu giữ lại 400 ngàn đồng.
Sau khi bị phát hiện, Hùng bỏ trốn, Hiếu phủ nhận không biết trong những gói quà đó là hàng thuốc phiện mà chỉ biết bảo đi nhận thì làm theo. Nguyễn Thị Lào cũng không thừa nhận đó là những gói hàng của mình. Kết thúc phiên tòa, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt Hà ba năm tù giam.
Điều đáng nói, hai người đứng tên trong hai bưu kiện chứa thuốc phiện trên gồm bà Nguyễn Thị Xuân là mẹ của Hà tí tồ, còn Nguyễn Thị Lào là chị gái của y.
Ngày 9/3/1992, Văn phòng Interpol Việt Nam đã nhận được bức điện do Văn phòng sứ quán Canada gửi về thông báo việc đang điều tra một nhóm buôn lậu ma túy trên đường phố Edmonton do Nguyễn Ngọc Nội cầm đầu. Theo nội dung bức điện, nhóm này ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động. Do đó, Cảnh sát Canada đang theo dõi và cần có nhiều chứng cứ để triệt phá. Tuy nhiên, thời gian này tên Nội trốn về Việt Nam để tránh sự truy bắt của Cảnh sát Canada. Trước đó, ngày 18/2/1992 Cảnh sát Canada cũng đã bắt giữ được hai đối tượng nghi là đàn em của Nội đang vận chuyển 2kg cocain trên đường phố Edmonton.
Qua theo dõi, Cảnh sát Canada biết được ngày 29/2/1992, Bùi Trung Nam điện thoại về Việt Nam cho một đối tượng tên Hùng để tìm gặp Nội. Hùng trả lời rằng Nội đang trên đường ra sân bay để đón một người bạn. Hùng còn thổ lộ thêm, thời gian về Việt Nam, Nội thường hay đánh bạc, mỗi ngày thua 100USD. Chính vì thế, trước đó Nội đã bị công an bắt tạm giam vì tội đánh bạc và bị lập biên bản phạt hành chính. Hùng còn cho biết có thể Nội trở lại Canada vào ngày 9/3/1992. Ba ngày sau, Nam tiếp tục gọi vào số máy trên để gặp Nội. Qua điện thoại, Nội cho Nam biết vừa đón một nhân vật rất quan trọng, có vị trí đứng thứ hai ở Hồng Kông về. Nội không nói rõ lúc nào sẽ trở lại Canada.
Trước đó, ngày 14/1/1992 Tổng cục Cảnh sát cũng đã có cuộc làm việc với ông KJ. Kelly – Sĩ quan liên lạc của Cảnh sát Canada tại Bangkok (Thái Lan). Ông này cho biết có hai đối tượng Việt kiều tại Canada là Nguyễn Ngọc Nội và Nguyễn Ngọc Mậu (đều là em ruột của Hà tí tồ) buôn lậu ma túy từ Việt Nam sang Canada. Ngày 20/12/1991, Thanh tra hải quan đã bắt quả tang một đối tượng tên Chu Sơn An tại sân bay quốc tế Los Angeles khi y cố tìm đường vào Mỹ. Qua kiểm tra hành lý, Thanh tra hải quan phát hiện trong tám bức tranh sơn mài Chu Sơn An mang theo có cất giấu gần 2kg heroin. An khai những bức tranh này do một người bạn tên là Lượng gửi từ Việt Nam sang cho một người bà con tên Nội ở Toronto (Canada). Lượng bảo Nội liên lạc với An và nhận lại các bức tranh sơn mài này ở New York.
Từ ngày 28 đến 29/9/1998, TAND tỉnh Ninh Bình đã đưa các bị cáo Nguyễn Ngọc Phụ (tức Hà tí tồ), Vũ Văn Vang, Lò Khăm Mới, Trần Văn Kim, Lê Đăng Thống và Nguyễn Xuân Thành về tội “mua bán trái phép các chất ma túy” và “buôn bán hàng cấm”. Theo đó, Phụ, Kim, Mới bị tuyên phạt tử hình; Vang, Thống tù chung thân, còn Thành lãnh 15 năm tù giam cũng về tội danh trên.
Riêng Nguyễn Thị Hồng bỏ trốn đã bị phát lệnh truy nã đặc biệt. Ngoài ra, tịch thu của Hà khách sạn Ngọc Minh số 71 Nguyễn Trường Tộ, hơn 3,1 tỷ đồng cùng một số đồ vật khác liên quan đến việc buôn bán ma túy; tịch thu của Lê Đăng Thống 279.600.000 đồng, 11.631USD…
Trước đó, ngày 9/6/1994 Nguyễn Thị Lào (SN 1944) đã bị Công an đường sắt Liêu Châu Quảng Tây bắt quả tang sau hai lần vận chuyển 24,5kg heroin. Tại cơ quan điều tra, Lào không công nhận thân nhân và địa chỉ nơi cư trú. Một thời gian sau, Lào mới khai nhận ở 47 phố Lương Ngọc Quyến, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nghề nghiệp làm y tá đã nghỉ hưu. Nguyễn Thị Lào chính là chị gái của Nguyễn Ngọc Phụ. Một thời gian sau, Lào đã bị Công an Trung Quốc tử hình nơi đất khách quê người.
  Tình Sơn
  (Công An Tp.HCM)

 “Đũa Thần” ở đâu?

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.

“Không phải cứ lập Ban chỉ đạo là xoay chuyển ngay được tình hình như “một chiếc đũa thần”. Bởi vì, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, vai trò của các đồng chí Trung ương, các đồng chí lãnh đạo, quản lý của các ngành, các cấp là cực kỳ quan trọng. Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”.

Nhưng, sau Hội nghị Trung ương 6, cán bộ đảng viên và nhân dân trong cả nước bị “dội gáo nước lạnh”, quá bất ngờ. Và khi đó, người ta mới nghiệm ra rằng “đũa thần” khó kiếm lắm, mà tính tiên phong của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng cũng bị mất tiêu luôn. Đọc và suy nghiệm, thấy TBT biết khả năng chống tham nhũng không mấy dễ dàng, cho dù Ban Chỉ đạo PCTN có thuộc Bộ Chính trị do TBT giữ chức Trưởng  ban cũng chưa chắc làm ra tấm ra miếng gì.

Khi con người ta thiếu bản lĩnh, không chí quyết thì chẳng làm được việc gì có chất lượng, huống hồ chống được tham nhũng tràn lan như dịch sâu thì càng là việc khó, cần phải thể hiện quyết tâm bản lĩnh rất cao. Vì vậy, ông cũng tinh khôn rào trước đón sau: “… đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”…
Vâng, biết là “khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”. Cả nước biết rồi, tham nhũng nổi lên và thấy rõ ít nhất cũng hơn 20 năm nay, 4 nhiệm kỳ Đại hội Đảng đều thấy nêu sang sảng trong Nghị quyết là “kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng”. Nay còn xác định lâu dài chắc thế hệ 10X hiện nay đã thành cố nội rồi mà tham nhũng càng dầy thêm tham nhũng, kẻ tham nhũng vẫn là ẩn số: “đồng chí X”, rồi “các đồng chí Y,Z, W…”  trong phương trình mà những người giải quên hết, hoặc cố tình bỏ qua công thức…(?!).

Còn khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng thay ông Phan Văn Khải (từ nhiệm trước nhiệm kỳ 1 năm), đã hứa một câu xanh rờn: “Làm Thủ tướng, khong chống đựơc tham nhũng thì tôi xin từ chức!”. Nay, bước sang nhiệm kỳ thứ hai rồi, tham nhũng càng lấn sâu, thủ đoạn tinh vi, cấu kết nhóm lợi ích càng chặt chẽ, khó giằng ra lắm! Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng không làm gì có hiệu quả, cho nên Đảng cầm quyền không chịu được, mới bàn cách: “Thôi, tốt nhất để Đảng làm, vì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”. Chỉ riêng động thái đó cũng thấy rằng phòng chống tham nhũng dù Ban Chỉ đạo chuyên trách đã gần 10 năm hoạt động hầu như không phòng  được gì và cũng không chống được ai, nhất là các vụ lớn, cán bộ có chức quyền cao, làm thất thoát của nhà nước hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, lại sinh ra nợ xấu kìm hãm, gây ách tắc cho nền kinh tế, kéo lùi sự nghiệp đổi mới. Thế mà ngay như kỷ luật Đảng coi như’chịu trách nhiệm về chính trị” mức nhẹ hều là khiển trách cũng không có, nói gì đến từ chức?

Hóa ra, Thủ tướng chỉ là “nói dzậy mà hổng phải dzậy”, có thấy ai từ chức đâu. Hơn nữa, qua 129/175 lá phiếu tại Hội nghị Trung ương 6 mới rồi, người ta càng thấy rõ là ông TBT NPT nói cũng không sai: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm”.

Vậy nên, cái “đũa thần” mà TBT đã nêu không ở đâu xa. Đó là lòng dân, là thực thi dân chủ một cách thực sự có hiệu quả cao, là Nhà nước pháp quyền – ”sống là làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” – như pa-nô, khẩu hiệu đỏ rực. Đó là thực hiện nghiêm nguyên tắc điều lệ Đảng, kỷ cương phép nước, có bản lĩnh tự chủ, tự quyết, không thỏa hiệp với bất cứ ai hoặc làm theo sự chỉ đạo của bất kỳ thế lực nào….

Nếu không làm được như thế, “đũa thần” dù muốn cũng không thể có, vì Phật, Bụt đâu có giao đũa thần cho những người mà ngay như cầm quyền cũng không biết cách cầm cho chắc ăn, không biết tôn trọng “thực tế khách quan”, không xem xét “khách quan, khoa học, biện chứng”, tùy tiện làm theo ý chủ quan, theo sự cạn suy của mình…(chắc Phật nghĩ: Giao đũa thần cho người không biết quý sự thần diệu của sức mạnh đoàn kết toàn dân, sức mạnh công lý, lẽ phải, không khéo bị bọn gian tham ăn cắp đem bán chuyển thành vàng, ngoại tệ).

Còn tính tiên phong, nhắc lại như TBT nêu lên: “Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”. Rõ là họ đã rất tiên phong.  Tiên phong trong việc bỏ lá phiếu cho xong, rồi về, tiếp tục củng cố “trận địa tham nhũng” để khi cần là kịp thời phản pháo, trả đũa lại ai chống tham nhũng. Chỉ có dzậy và chỉ dzậy, không mong gì hơn. Vì thế, trời sinh ra tiếng gáy của con gà trống sau khi đã sung sướng phạch, phạch trên lưng con gà mái, nhảy lên chỗ cao nhất trên đụn rạ: “Đời-có-thế-mà-thôi (!).
Bùi Văn Bồng
(Blog BVB)

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Xin nhận trách nhiệm trong quản lý thị trường vàng (nhận trách nhiệm mồm thì … ai chả nhận được)

(SGTT) – “Tôi xin thay mặt Ngân hàng Nhà nước (NHNN), xin nhận trách nhiệm về việc không làm tốt công tác thông tin truyền thông các chính sách quản lý của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, do vậy có nhiều thông tin hiểu không chính xác, phần nào gây nên những lo lắng, bất ổn về thị trường này”, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình mở đầu phần trao đổi với các đại biểu trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 31.10.
Cũng trong phần trình bày của mình, người đứng đầu ngành ngân hàng đã ba lần nhấn mạnh về trách nhiệm, khuyết điểm trong quản lý thị trường vàng.
Đã mua vào 13 tỉ USD
Người đứng đầu ngành ngân hàng xin nhận khuyết điểm còn một số tồn tại trong quản lý thị trường vàng. 
Theo Thống đốc, thời gian qua, giá vàng thế giới tăng cao, kéo thị trường vàng trong nước tăng giá. Trong bối cảnh nền kinh tế của chúng ta bị vàng hóa (ước tính nền kinh tế chúng ta đang dự trữ khoảng 300 – 400 tấn vàng, tương ứng 15 – 20 tỉ USD), mỗi khi thị trường vàng biến động đã ảnh hưởng đến tỷ giá, làm lạm phát tăng cao, tạo ra bất ổn kinh tế vĩ mô.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống vàng hóa và USD hóa, NHNN đã xây dựng đề án, xác định 2 mục tiêu: làm sao để biến động của giá vàng không ảnh hưởng đến tỷ giá và đẩy lùi vàng hóa nhằm huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đề án gồm ba bước: xây dựng khuôn khổ pháp lý; chấm dứt huy động, cho vay vàng và chuyển hoàn toàn sang quan hệ mua bán. Đến nay đã thực hiện được 2 bước và hiện bắt đầu chuyển sang bước 3.
Sau 5 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý thị trường vàng, đến nay đã đạt một số kết quả: giá vàng trong nước tuy vẫn chênh với giá thế giới tới 3 triệu đồng/lượng, nhưng không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng và tỷ giá vẫn ổn định. “Những ngày gần đây, NHNN vẫn mua được ngoại tệ cho quỹ dự trữ ngoại hối”, Thống đốc nói và cho biết thêm, do việc người dân không đổ xô đi mua vàng, hiện tượng vàng hóa đã được chặn đứng, các ngân hàng thương mại thời gian qua đã mua lại 60 tấn vàng từ nền kinh tế, như vậy cũng có nghĩa một lượng vốn tương ứng 60 tấn vàng (xấp xỉ 3 tỉ USD) đã được chuyển thành vốn VND phục vụ phát triển kinh tế xã hội. “Tính chung lại, từ đầu năm đến nay, chúng ta đã mua được 10 tỷ USD và 60 tấn vàng”, Thống đốc cho thông tin.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngân hàng một lần nữa xin nhận khuyết điểm còn một số tồn tại trong quản lý thị trường vàng, nhất là trong công tác thông tin, tuyên truyền về việc độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC. Theo đó, từ 25.5, tất cả các công ty dập vàng miếng chấm dứt dập vàng miếng, mà chỉ có NHNN được độc quyền dập vàng miếng SJC. Sở dĩ NHNN chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền của Nhà nước là bởi 90% lượng vàng miếng trên thị trường là của thương hiệu này, do vậy sẽ hạn chế được lãng phí.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng khẳng định, từ sau 25.5, tất cả các vàng miếng thương hiệu khác SJC vẫn được lưu hành bình thường, NHNN không bắt phải chuyển đổi từ vàng miếng này sang vàng miếng khác. Mặt khác, trong trường hợp người dân có nhu cầu chuyển đổi từ vàng thương hiệu khác sang thương hiệu SJC, NHNN thậm chí sẵn sang ứng trước vàng SJC, chuyển đổi sau; đồng thời tiếp tục tháo gỡ những vấn đề phát sinh.
Xử lý được tồn kho, sẽ giải quyết được 6% nợ xấu?
Liên quan đến các biện pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, Thống đốc cho biết ngành ngân hàng đã thực hiện khoanh nợ, giãn nợ, với số tiền được khoanh nợ, giãn nợ từ tháng 4 trở lại đây là 36.000 tỉ đồng được khoanh nợ, giãn nợ; những khoản dư nợ có lãi suất trên 15% chiếm tỷ lệ 80% trong tổng dư nợ tín dụng, từ 15.7 đến nay đã giảm xuống chỉ còn 20%. Ngành ngân hàng vẫn tiếp tục phối hợp với các địa phương, các bộ, ngành để tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Để tiếp tục xử lý nợ xấu, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, Thống đốc cho rằng, việc xử lý hàng tồn kho cực kỳ quan trọng. Người đứng đầu ngành ngân hàng băn khoăn: “Các báo cáo thể hiện hàng tồn kho hiện còn khoảng 20%, nhưng chưa nói rõ là tồn kho của cái gì, nếu của tất cả hàng hóa trong nền kinh tế thì là quá lớn” và phân tích: giả sử trong cơ cấu GDP của nước ta, lượng hàng hóa sản xuất chiếm 50%, 50% còn lại là dịch vụ. Với tỷ lệ hàng tồn kho 20%, thì sẽ tương ứng với 4% nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng. Nếu chúng ta giải quyết được nợ đọng 90.000 tỷ đồng trong tín dụng bất động sản (cũng phần lớn do tồn kho quá lớn), thì sẽ giải quyết thêm được 2% nợ xấu nữa. “Với con số hơn 8% nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng, nếu giải quyết được phần tồn kho như tôi đã phân tích, thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã xử lý được tới 6%”, Thống đốc tính toán.
Người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết đã đề nghị các ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu; kiên quyết cuối năm nay, nếu ngân hàng nào không trích lập dự phòng rủi ro sẽ không cho chia cổ tức.
Sẽ tăng lương ngay từ 2013
Lương tối thiểu sẽ được tăng ngay trong năm 2013 thay vì xin lùi lại lộ trình. Đó là đề xuất mới nhất của Chính phủ được bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết trong phiên thảo luận sáng nay (31.10).
Tuy nhiên, cũng theo ông Huệ, mức tăng lương sẽ thấp hơn so với dự kiến trước đó, do phải tính toán, cân đối lại ngân sách, trong đó tập trung vào giảm chi, kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Theo tính toán của bộ Tài chính, để đảm bảo tăng lương tối thiểu như lộ trình (mức tăng từ 1.050.000 đồng lên 1.300.000 đồng từ 1.5.2013), ngân sách cần tới 60.000 – 65.000 tỉ đồng, chưa kể phụ cấp công vụ năm 2012 trong điều kiện nguồn thu ngân sách đặc biệt khó khăn. Do vậy, trước đó, Chính phủ xin lùi lại lộ trình thực hiện.
Tiếp thu các ý kiến thảo luận ở tổ, tại hội trường, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tăng lương tối thiểu ngay trong năm 2013, cụ thể là từ 1.7, mức tăng 100.000 đồng, từ 1.050.000 đồng hiện nay lên 1.150.000 đồng. Ông Huệ cho biết, sẽ có khoảng 8,3 triệu lao động, người hưởng lương hưu, các đối tượng chính sách sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới. Tổng số tiền để tăng lương trong 6 tháng cuối năm 2013, theo tính toán của bộ Tài chính là 20.700 tỉ đồng (tương đương khoảng 1 tỉ USD), trong đó trung ương cần 18.400 tỉ đồng; địa phương cần 3.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, năm nay, nguồn thu rất khó khăn, nên Chính phủ đã thống nhất không nên tăng thêm các khoản dự toán thu, thay vào đó sẽ phải tiết kiệm chi để đảm bảo bố trí được nguồn tăng lương.
Cụ thể, sẽ giảm chi đầu tư công xuống còn 170.000 tỉ đồng; ngân sách trung ương cũng sẽ tiết kiệm 10% chi thường xuyên. Chính phủ cũng đề nghị phát hành 55.000 – 60.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2013, trên cơ sở cân đối kế hoạch phát hành cả giai đoạn 2012 – 2015. Chính phủ cũng đề nghị giảm hoàn thuế GTGT, các địa phương phải tập trung tăng thu để đảm bảo nguồn phục vụ tăng lương.
Thảo Nguyễn

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh: “Có những khoản nợ không phải xấu mà rất xấu”

Ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp ngày 31/10
Ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp ngày 31.10

 

Bí thư thành ủy Đà Nẵng đề nghị NHNN phải bóc tách và xác định nợ xấu của các tập đoàn, tổng công ty là bao nhiêu thì mới có biện pháp giải quyết hữu hiệu.

 

Phát biểu trong phiên họp của Quốc hội sáng nay 31/10, đại biểu Nguyễn Bá Thanh đến từ Đà Nẵng (Bí thư thành ủy Đà Nẵng) cho biết, NHNN cần phải tập trung giải quyết nợ xấu.
Nhưng trước hết là phải phân loại nợ xấu, bóc tách được nợ xấu của các tập đoàn , tổng công ty là bao nhiêu, của hệ thống là bao nhiêu thì mới có biện pháp hữu hiệu.
Ông Nguyễn Bá Thanh còn nhấn mạnh, có những khoản nợ không phải xấu bình thường mà rất xấu, có thể hoàn toàn mất.
Ông Thanh lấy ví dụ, một khu đất giá 200 tỷ, người ta nâng lên 800 tỷ đến 1 nghìn tỷ, rồi định giá bán 600 tỷ,đến bây giờ bán chưa được 100 tỷ, mất đứt 500 tỷ, đó là nợ xấu.
Hay như ở các tập đoàn, tổng công ty, nếu không bóc tách được nợ xấu thì không thể giải quyết được tình hình. Ông lấy ví dụ như dự án Xi măng Cẩm Phả do Vinaconex làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 6.089 tỷ đồng với công suất mục tiêu 2,3 triệu tấn/năm, nhưng sau 3 năm hoạt động, lỗ tới 1.259 tỷ, đó là nợ xấu.
Vấn đề hàng tồn kho, nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc.
Đối với lĩnh vực bất động sản, cần phân loại các dự án, nếu có khả thi thì giãn nợ, khoanh nợ, làm cho thị trường ấm lên mới giảm được tồn kho và nợ xấu.
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng có ý kiến về vấn đề kinh doanh xăng dầu. Theo ông, thời gian qua báo chí phản ánh rất nhiều, nhân dân kêu ca rất nhiều, đại biểu quốc hội cũng nói nhiều nhưng vẫn không có chuyển biến.
Vấn đề tạm nhập tái xuất nếu có lợi cho đất nước thì làm, còn nếu để thiệt hại, lợi ích nhóm thì không nên, mà phải có phương án điều hành khác.
Việc điều hành giá xăng dầu tránh tiêu cực, ông Thanh có 3 đề xuất đó là: Phải siết chặt hoạt động tạm nhập tái xuất; chia nhỏ thị phần (có doanh nghiệp chiếm hơn 60% thị phần hiện nay) và giảm thời gian dự trữ lưu thông 30 ngày xuống 15 ngày.
Thời gian dự trữ 30 ngày là một kẽ hở lớn và Bộ tài chính không thể kiểm soát được vấn đề này.
Thành Hưng
(TTVN)

 Những khuất tất trong việc bắt Doanh nhân Lê Đình Quản

Chưa bao giờ mình thấy em trai Lê Quốc Quyết viết một điều gì cả. Cả nhà là doanh nhân, các anh em chỉ lo làm ăn kinh tế, chỉ có mình là đam mê chút chính trị xã hội. Nhưng cùng với quá trình xây dựng CNXH hơn nửa thế kỷ qua thì tai họa và thử thách không bao ngừng rơi xuống gia đình. Tất nhiên, thử thách đến cũng đã làm cho gia đình ngày một tốt hơn. Các anh em yêu thương, đùm bọc và gắn bó với nhau hơn. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Có lẽ vậy, đây lần đầu tiên Lê Quốc Quyết viết đôi dòng trên Facebook đã được lề trái đặt tít, đưa tin và sau đó Anhbasam điểm lại. Mình cũng vô tình xem được nên mang về đây.
Sáng nay đông đúc công an bấm chuông, đập cửa nhà mình. Mình nghĩ lí do chính là hôm nay xử hai nhạc sỹ có một số bài hát yêu nước. Mình đang cố thủ trong nhà thì được tin em mình-Lê Đình Quản bị bắt với lệnh tạm giam 03 tháng với cáo buộc trốn thuế.

Về Quản em mình: Không lang bạt như mình, đã lấy vợ, có một cháu gái chưa đầy hai tuổi. Nếu thì ai đã từng quen biết gặp gỡ đều biết rất hiền lành chỉ lo làm ăn và đi nhà thờ đọc kinh, cầu nguyện. Sáng nay vừa nhắn tin Quản bị bắt cho anh bạn luật sư thân tình, có quen biết gia đình mình và biết rõ về Quản. Anh ấy nhắn ngay mấy câu như sau:

“Mẹ kiếp, quá tàn ác !”

Luật thuế người có thu nhập cao có từ năm 1994, đến khoảng năm 2000 có thuế thu nhập cá nhân. Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1980, đến 2002 mới tốt nghiệp đại học, lúc đó đã có thuế TNCN. Vậy nó đã đóng bao nhiêu thuế TNCN trước khi bỏ tiền thành lập các công ty mà nó là cổ đông sáng lập?

Câu hỏi tương tự với nhiều người khác là các đại gia hiện nay.

Thử hỏi có những đại gia nào đã đóng thuế đầy đủ trên con đường hình thành sự giàu có?

Lấy đâu ra tiền lập công ty thứ nhất?

Những công ty sau đó, đã đóng bao nhiêu tiền mà có nhiều cổ tức để trở nên giàu có như vậy? ”

Đó là câu nói của anh bạn luật sự. Nhưng việc em mình và công ty thì mình biết rõ là chúng đang dùng sai lầm để sửa sai lầm! Gần một năm nay họ ép bên Cục thuế thanh tra thuế công ty, sau nhiều tháng trời, làm việc nhiệt tình làm cả tết không tìm ra được gì. Chỉ một kết luận có sai phạm về một số thủ tục khai báo thuế và thủ tục mua bán căn hộ. Tự dưng đầu tháng này (3-10) an ninh ập vào cả hai văn phòng Sài Gòn và Hà Nội thu hết máy và tài liệu.

Hô hoán công ty mình chủ trang quanlambao.blogspot.co.uk, rồi gần một tháng nay an ninh triệu tập hết nhân viên này nhân viên khác, bắt kí tá nhiều giấy tờ và buộc về không được nói cho sếp biết.

Điều kỳ lạ là họ đọc lệnh do trốn thuế nhưng toàn bộ làm là điều tra viên bên chính trị. Kí giấy triệu tập cũng toàn người An Ninh Bộ và An Ninh TP.HN. Họ còn nói thẳng với nhân viên là “chúng mày biết rõ rồi chứ, thuế má gì ! Mười đầu thằng Mỹ bọn tao còn đánh cho bay chứ nói gì mấy đứa trẻ con mày”. Kết cục là sáng nay đã bắt tạm giam Quản, với lệnh khởi tố vụ án trốn thuế. Vậy là đã rõ, họ đã vì hiếu thắng và dùng sai lầm để chữa cho sai lầm.

Dù điều gì xẩy ra với em mình, thì mình vẫn tin tâm hồn em mình sẽ bằng an hơn những kẻ đi bắt người kia. Mẹ mình đã nói với công an sáng nay khi mang em mình đi một câu rất hay. “Con tao đẻ ra tao biết, nó không làm gì sai cả. Ai là người đứng đầu vụ bắt bớ này ? Đi mà bắt bao nhiêu quan tham, trộm cắp đầy đường đi đã kìa”.

Sau đó Mẹ còn gọi điện động viên anh chị em mình, đặc biệt động viên nhiều cho hai cô con dâu đã chứng cảnh khám nhà nhiều lần.

Cám ơn mẹ! Cám ơn Chúa đã sinh ra anh em con trên cõi đời này được lành lặn về thế chất, tâm hồn!
Lê Quốc Quyết
(Blog LQQ)

 Đông A – Sửa lặt vặt

Tôi chưa nhìn thấy toàn văn bản Hiến pháp sửa đổi, nhưng với những gì mà báo chí đang đưa tin thì tôi thấy rằng sửa đổi bản Hiến pháp chỉ là lặt vặt. Một số người ca ngợi bản Hiến pháp sửa đổi tăng quyền cho Chủ tịch nước. Nhưng là một người từng nêu ra ý tưởng tăng quyền cho Chủ tich nước, ngược lại với những người ca ngợi đó, tôi không thấy có những bước tiến đáng kể. Bản Hiến pháp 1992 đã khẳng định Chủ tịch nước lãnh đạo toàn diện nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, là thống lĩnh lực lượng vũ trang và Chủ tịch hội đồng an ninh quốc phòng… Do vậy bản Hiến pháp sửa đổi cũng không khác gì bản Hiến pháp cũ. Những thay đổi lặt vặt như phong hàm cho tướng lĩnh, hay bãi bỏ văn bản do Thủ tướng ban hành … thực chất không có giá trị thực tiễn gì. Như vậy vấn đề Chủ tịch nước được tăng quyền lực hay không vẫn không phải là vấn đề mang tính pháp lý, mà vẫn là vấn đề mang tính thực tiễn. Ngay hiện nay, nếu Chủ tịch nước đủ mạnh thì ông vẫn có thể tăng được thực lực nắm quyền của mình mà không cần phải chờ đợi một bản Hiến pháp mới. 
 
Chuyện hợp nhất Tổng bí thư với Chủ tịch nước cũng không phải là vấn đề mà người dân được hưởng lợi nếu quả thật bản Hiến pháp mới có sửa đổi như vậy. Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân. Một số người có thể có ảo tưởng về quyền cơ bản của công dân, ví dụ như bản Hiến pháp sửa đổi có thể đưa ra một số quyền cơ bản của công dân, bị điều chỉnh bằng luật, nhưng nếu chưa có luật thì công dân vẫn có quyền thực hiện quyền cơ bản đó.
Nghe thì thấy có vẻ hay nhưng tôi cho rằng thực tiễn sẽ không phải như vậy nếu không có tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết của nhân dân. Tôi lấy ví dụ chẳng hạn quyền biểu tình. Giả sử như bản Hiến pháp sửa đổi có quy định quyền biểu tình là quyền hiến định và được điều chỉnh bằng luật nhưng nếu như chưa có luật ban hành thì người dân vẫn có quyền thực hiện biểu tình. Thực tế tôi nghĩ sẽ không như vậy. Ngay cả khi chưa có luật thì vẫn có các văn bản dưới luật như Nghị định 38 điều chỉnh quyền biểu tình. Vậy quyền biểu tình có bị hạn chế bởi Nghị định hay không? Chính phủ sẽ bảo là có, người dân có thể nói là không. Vậy ai giải quyết bất đồng này nếu không có tòa án Hiến pháp. Nếu tòa án Hiến pháp không có thì chắc chắn Chính phủ sẽ nắm đằng chuôi, còn người dân chỉ nắm đằng lưỡi thôi. Do vậy đừng có ảo tưởng với những ngôn từ lấp lánh của bản Hiến pháp khi những vấn đề cốt lõi người dân không có cửa. Chuyện người dân có thể thay đổi được Nghị định là chuyện không tưởng, và thực chất ngay cả khi có tòa án Hiến pháp cũng không phải dễ dàng gì, nhưng ít nhất còn có cửa hy vọng.
Phải nắm lấy những vấn đề cốt lõi, đừng để những thứ lặt vặt hay ngôn từ lấp lánh lừa phỉnh. Đừng để những tiểu tiết che mắt hay đánh lạc hướng khỏi những điểm nền tảng thiết thực cho quyền của chính mình.
Đông A

 Nguyễn Quang Lập – Lịch sử sẽ phán xét

Mình không tin bất kì một phán xét nào của phiên tòa nếu như phiên tòa đó diễn ra thiếu minh bạch. Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, theo bác Lê Hiếu Đằng kể lại ( tại đây) nó na ná phiên tòa xử  Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội: “Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự”. Sự thiếu minh bạch của phiên tòa chỉ xảy khi  mấy ông quan tòa không có lý do chính đáng để kết tội một công dân yêu nước. Đó là một điều chắc chắn.
Trên FB Huy Đức đã viết status thể hiện rất rõ ràng quan điểm của anh, như thế này:
Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai”. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là “nỗi lòng” của Việt Khang trước việc “Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông”. 
Theo toà thì hai anh còn tham gia một tổ chức có tên “Tuổi trẻ yêu nước”. Cho dù “tổ chức này có mục đích tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” như các anh thừa nhận thì “cá thể hoá trách nhiệm hình sự” là một nguyên tắc bất di bất dịch của tố tụng.
Người dân có thể bất tín nhiệm một đảng vì tình trạng tham nhũng nhưng chỉ có thể bỏ tù từng cá nhân bởi những hành vi tham nhũng mà các cơ quan tố tụng có thể chứng minh. Cũng như sinh viên Nguyễn Phương Uyên, cho dù có ai đứng sau thì em cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về những tờ truyền đơn chống Trung Quốc (nếu đó là của em).
Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay.
“Lịch sử  sẽ phán xét” là câu cửa miệng của dân Việt ta thời này, chưa thời nào lời nhắc nhở  và đe nẹt “lịch sử sẽ phán xét” lại nhiều như thời này. Nhưng lời đe nẹt ấy chẳng làm cho quan tòa chùn tay. Những kẻ ăn xổi ở thì đâu có thèm để ý đến sự phán xét của lịch sử, quan thầy của họ mới đáng kể, là trước tiên và trên hết. Ai muốn nói gì thì nói, kệ sư bố chúng mày!
Thế đấy, đối với trâng tráo và trơ trẽn thì lịch sử  phán xét chỉ là cái đinh gỉ.
Nguyễn Quang Lập
(Quê choa)

 Các chiêu thức kiếm tiền của bố già Đặng Thành Tâm – (2)

Bốn năm trở lại đây, sự xuất hiện của ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn – SGI) trong giới doanh nhân được nhìn nhận dưới góc độ như một người thành đạt, thâu tóm rất nhiều danh hiệu của nhiều tổ chức trao tặng, nhưng nổi bật nhất là danh hiệu người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Tuy nhiên thực tế với những diễn biến bất thường tại các dự án triển khai và được ông Tâm trình diễn trên giấy trong suốt mấy năm qua tại nhiều tỉnh thành trên cả nước chỉ phục vụ mục đích “bán lại cho chủ đầu tư khác nhằm hưởng chênh lệch”.
Tính đến nay, tổng số tiền đầu tư tại các dự án mà SGI đã công bố lên trên 16 tỉ USD, Nhìn nhận về tài chính đầu tư thì đây là một con số kỷ lục vì ngay cả việc thua lỗ của Vinashin thì tổng số nợ công bố lên đến 86 ngàn tỉ đồng, tức là chưa tới 5 tỷ USD.
Theo đánh giá của giới đầu tư, đây là con số ảo, hoàn toàn không có và cũng chưa có ai kiểm tra mà chỉ đơn thuần là công bố của ông Đặng Thành Tâm. Vì thực chất hầu hết các dự án mà SGI đã khởi công xây dựng từ trước đến nay đều không có vốn đầu tư.Hình thức là bằng các mối quan hệ cũng như lấy mác là có quan hệ với VIP, ông Tâm đã chạy dự án và chỉ khởi công nhưng không triển khai nằm im để tìm kiếm đối tác bán lại, hưởng chệnh lệch.
Chưa hết, ông Đặng Thành Tâm còn sang nước bạn Lào với chiêu bài hứa hẹn cho tiền hàng triệu USD để xin đất rồi khởi công dự án nhưng sau đó lại chờ để sang nhượng cho các doanh nghiệp khác .
Chúng tôi sẽ điểm qua một số dự án mà SGI cùng các doanh nghiệp con của ông Tâm đã đầu tư xem đã nằm trên giấy bao lâu rồi, trong ít số đó đã bị thu hồi giấy phép.

 

Dự án của ông Tâm ở Quảng Ngãi đang trùm mềm
Ba dự án ở Quảng Ngãi, thu hồi 2
Từ năm 2008, Tập đoàn Tân Tạo xúc tiến 3 dự án đầu tư lớn tại tỉnh Quảng Ngãi với số vốn đăng ký lên đến 50 triệu USD và 1.485 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm được cấp phép, hầu hết các dự án vẫn “án binh bất động”.
Ngày 11/12/2008, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế đã đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư khu du lịch-phim trường Vina thuộc Tập đoàn Tân Tạo, đầu tư xây dựng khu thương mại-dịch vụ-phim trường Vina Universal Paradise ở huyện Sơn Tịnh. Dự án có diện tích khoảng 60 ha, nằm sát chân núi Long Phụng, có tổng vốn đầu tư 949,6 tỷ đồng, bao gồm các khu du ịch, khu thương mại, khu biệt thự cao cấp, khu biệt thự trên đồi, khu thể dục thể thao. Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian 4 năm, từ năm 2008 – 2011. Dù dự án được khởi công vào đầu năm 2009, nhưng sau khi khời công xong dự án bỏ đó cho đến nay và khả năng dự án sẽ không được tiếp tục triển khai theo cam kết của ông Đặng Thành Tâm.
Còn lại hai dự án khác cũng nằm im lìm. Đó là dự án khu du lịch phim trường Vina Universal, vốn đầu tư 50 triệu USD, thực hiện trên diện tích gần 2.600 ha tại huyện Đức Phổ; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) có diện tích trên 157 ha, vốn đầu tư trên 285 tỉ đồng
Lúc khu du lịch phim trường Vina Universal rục rịch khởi động, người dân ở 3 xã trong vùng dự án gồm Phổ Khánh, Phổ Thạnh và Phổ Châu rất phấn khởi, kỳ vọng về một tương lai tươi sáng nhờ dự án tầm cỡ khu vực và quốc tế này. Thế nhưng, sau 3 năm, nhiều diện tích đất bỏ hoang đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Tháng 6-2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thu hồi dự án này.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong cũng chung cảnh ngộ. Từ khi khởi công đến nay, chủ đầu tư không hề triển khai hạng mục gì, chỉ mới lập xong khâu khảo sát đền bù. Do đó, mới đây, ngày 13-4, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn phê bình lãnh đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi về việc chậm quyết định thu hồi dự án dù tỉnh đã chỉ đạo rút giấy phép.
Theo dự kiến, dự án khu thương mại dịch vụ Vina Universal Paradise Sơn Tịnh gồm khu nhà ở với 237 nhà liên kế, 183 nhà biệt thự vườn và 56 bungalow, 5 khu thương mại dịch vụ, trường học, nhà văn hóa, khu thể dục thể thao… Từ năm 2009 đến nay, dự án chưa giải quyết xong việc bồi thường và tái định cư cho người dân trong vùng dự án.
Đơn vị chỉ mới đền bù phần diện tích ruộng thu hồi của dân, còn lại phần đất vườn và nhà dân thuộc địa bàn thị trấn Sơn Tịnh thì chưa được triển khai phương án bồi thường. Dự án chỉ mới đổ nền và xây dựng đường nội bộ trong vài hecta cho khu tái định cư và nhiều tháng qua cũng giậm chân tại chỗ.
Nhiều hộ dân trong vùng dự án đang đối mặt với khó khăn. Hàng chục hecta ruộng bị bỏ hoang, người dân muốn làm nhà ở cũng không được vì vướng dự án, còn chờ thì không biết đến bao giờ.
Tháng 4/2012, trả lời trên báo Người Lao Động, ông Lê Hồng Hà, Phó trưởng Ban Quản lý KCN tỉnh Quảng Ngãi, cho biết nguyên nhân khiến dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong chậm xây dựng được chủ đầu tư trình bày là do ưu đãi về cơ chế của tỉnh chưa cao.
Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh giá cho thuê đất và hỗ trợ không tính lãi suất; đề nghị tiền đền bù cho dân do Nhà nước chịu và đề nghị được hỗ trợ 70 tỉ đồng giống như các dự án ưu đãi vùng khó khăn.
Theo ông Hà, tất cả các đề nghị này đều không hợp lý và không được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận. “Nguyên nhân chính là do năng lực tài chính của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) không đáp ứng được” – ông Hà khẳng định.

(QLB111)

 Ai nã pháo vào Thủ Tướng?

Chúng ta không bao giờ nghĩ sai về nhân dân Trung Quốc, những người bạn đã giúp Việt Nam ta đánh thắng kẻ thù xâm lược, nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng ta. Chúng ta muốn làm bạn với Trung Quốc, làm bạn thật lòng. Nhưng họ thì lấn biên giới, chiến biển Đông. Sao lại có đường lưỡi bò (?) nó không còn là lưỡi bò mà là con rắn độc, là bàn chân xâm lược, nhưng còn cái nguy hiểm hơn là cái lưỡi xâm nhập nội bộ, mua chuộc cán bộ, mua chuộc những người giữ chức vụ cao để biến Việt Nam thành nước lệ thuộc vào TQ.
Vừa qua, khi Quốc hội thông qua luật Biển,Trung Quốc phản ứng dữ dội và ra cái gọi là kêu thầu thăm dò các lô dầu ở biển Đông, họ gọi là của họ nhưng chỉ cách đảo Phú Quý của ta có 50km (?). Các đòn tấn công thủ tướng càng mạnh hơn cũng chỉ vì Thủ tướng không tuân phục Trung Quốc.
Ông Trương Tấn Sang là người duy nhất bỏ phiếu “chống” thông qua luật biển?
Và đặc biệt một hiện tượng mới sau khi Quốc hội bế mạc, ông Trương Tấn Sang vào Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri đã liên tục lên giọng chỉ trích Chính phủ, nào là phải xử lý người đứng đầu, phải phê phán, phải lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội v.v… ông nói gay gắt đến độ có người đã viết là ông nã pháo cối vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trương Tấn Sang quên rằng ông Dũng là Uỷ viên Bộ chính trị, là Thủ tướng do Đảng và do quốc hội (dân) bầu lên. Cớ gì ông vạch áo cho người xem lưng, cớ gì ông nã pháo vào Thủ tướng, phải chăng ông đã nả vào Đảng, nã vào dân. Phải chăng ông cũng cay cú về việc Quốc hội thông qua luật biển Đông làm phật lòng Trung Quốc nên phải nói cho vừa lòng quan thầy, mà quên cả tập thể Bộ chính trị. Đau lòng quá, trong lúc đất nước phải lèo lái qua cơn bão khủng hoảng kinh tế cực kỳ khó khăn, ông Sang không đoàn kết để tạo sức mạnh, lại nã pháo vào chính phủ để làm gì, nếu không phải để đập vào Đảng và chính phủ nhằm làm suy yếu theo chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Tôi nhớ một lãnh đạo cao cấp khoá trước đã từng nhận xét “Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết”?. Điều này bây giờ đã bộc lộ chân tướng mọi người đều thấy, một nhà tri thức gọi điện cho tôi : “Mình buồn quá, sao Tư Sang lại đánh Thủ tướng như thế”, có ai mà không thấy điều này.
Tập thể Bộ chính trị, BCH Trung ương hãy nhìn rõ cảnh giác và chặn đứng âm mưu đen tối của kẻ ngoại bang .

Trần Trung Kiên
(Blog 4S)

 Cái ác lên ngôi khi chính quyền bất lực!

Phía sau những vụ giết, đốt xe kẻ trộm chó là sự bất lực của bộ máy công an, chính quyền trong việc điều tra, xử lý hành vi giết người.

 

Nếu nạn trộm chó gây bất an một thì việc đám đông đánh chết người trộm chó, đốt xe, ngăn cản công an đưa nạn nhân đi cấp cứu… đang gây bất an mười. Phía sau nó là sự bất lực của bộ máy công an, chính quyền trong việc điều tra, xử lý những kẻ giết người; là sự bất lực của xã hội khi cái ác lên ngôi và mặc nhiên được thừa nhận; là sự bất lực của công lý khi để người dân tự xử mà không cần đến chính quyền.
Rõ ràng nạn trộm chó và hành hung những ai dám ngăn cản ở Nghệ An đã khiến người dân phẫn nộ và bức xúc. Nhưng chia sẻ những bức xúc ấy không có nghĩa là đồng tình với việc một đám đông giết người ngay trước mắt chính quyền. Kẻ trộm chó, cho dù côn đồ và hung hãn, thì quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và tài sản của họ vẫn được pháp luật bảo vệ. Và cơ quan công an, kiểm sát, tòa án là công cụ của chính quyền trong việc bảo đảm những quyền căn bản ấy.
Người dân ở xóm Bùi Bùi, xã Công Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã treo xác một chiếc xe của phường trộm chó để răn đe. Ảnh: ĐẮC LAM
Để nạn trộm chó lộng hành tức là trách nhiệm ngăn ngừa, phòng chống tội phạm của công an và chính quyền còn thấp. Khi người dân tự rào làng, dựng barie, tự hạn chế quyền tự do đi lại của mình và người khác để ngăn trộm tức là họ đã tự phát thực hiện những điều mà chỉ có quyền lực công cộng – Nhà nước – được làm. Điều đó thể hiện sự bất lực của chính quyền trong việc bảo vệ tài sản nhân dân.
Sở dĩ kẻ trộm – thực ra là cướp – chó tác oai tác quái vì kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu rất thấp. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ, chúng quay lại thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản hay bắt giữ.
Tuy nhiên, những con chó dù đắt tiền đến mấy cũng không thể so sánh với sức khỏe, tính mạng con người. Việc giết kẻ trộm chó, cho dù nhân danh nỗi căm phẫn, cũng thể hiện bước lùi của xã hội về tính nhân văn và sự văn minh. Nó gợi nhớ thời sơ khai về pháp luật, khi người ta có thể ném đá đến chết một tội đồ mà không cần phán quyết của tòa án.
Trách nhiệm của cả xã hội là làm sao để kẻ trộm biết sợ hãi sự lên án. Trách nhiệm của chính quyền là làm sao để kẻ trộm chó sợ hãi bị bắt giữ và trừng phạt. Và trách nhiệm lớn hơn nữa của chính quyền là làm sao để người dân không cần phải rào làng, ngăn đường và không thể hè nhau giết người, đốt xe và nếu điều đó xảy ra thì phải bắt giữ và trừng trị thích đáng.
Các nơi khác không như Nghệ An

Tôi là dân Long An và lâu nay tôi cũng rất bức xúc với nạn trộm chó. Chính tôi đã nhiều lần đề nghị công an xã coi lại có phải do chính quyền chỉ phạt hành chính nên bọn trộm xem thường luật pháp mà hành động liên tục. Thế nhưng tôi xin được lưu ý là trước giờ chỗ tôi và nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ không hề có chuyện đánh chết, đốt xe kẻ trộm chó. Vậy sao Hà Nội, Hà Tĩnh… và nhiều nhất là Nghệ An, chuyện không hay này cứ hay xảy ra? Có phải vì người dân ngoài đó không biết kiềm chế sự tức giận hay vì chính quyền “yếu” quá khiến mạng người được đem ra đánh đổi với một vài con chó? Đau xót quá!

tranvanthoi@…

Tôi không ưa gì bọn trộm chó nhưng thật tình tôi không tưởng tượng nổi có nhiều người sẵn sàng hè nhau đánh, giết đồng loại của mình chỉ vì một, hai con chó chừng chục, trăm ngàn đồng. Mạng người – dù đó là kẻ ác – cũng đâu thể rẻ rúng vậy!

Công an tỉnh Nghệ An cho rằng trong nhiều vụ đánh chết, đốt xe kẻ trộm chó trên địa bàn họ đã khởi tố vụ án nhưng không tìm ra bị can vì “đêm hôm dân trào ra đường biết ai là ai, hỏi không ai khai ra thủ phạm chính”. Cho tôi chất vấn: Nghiệp vụ điều tra đâu mà sao mấy anh lại dễ dàng bó tay vậy? Những vụ giết người, hủy hoại tài sản “hội đồng” như thế này đâu phải mới mẻ gì mà sao tỉnh khác xử được, Nghệ An lại không? Các anh nghĩ sao nếu có ý kiến cho rằng chính các anh với thái độ chần chừ, buông xuôi đã làm cho tội ác lộng hành?

minhha111@…
Đức Hiển

 Nguyễn Hoàng Đức – Việt Nam: Quốc gia của bầy chuột nhắt?

Việt Nam, ôi quê hương yêu dấu rừng vàng biển bạc của chúng ta, nhưng mà có phải nó đang tụt xuống hàng “hố rác” của nhân loại? Từ Bắc chí Nam, từ Quảng Ninh đến Cần Thơ các cô gái trẻ nườm nượm đi thi để lọt qua vòng tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Với một lý do mở màn rất đơn giản, ít nhất người ta được xuất ngoại lần đầu, được đáp máy bay lên bầu trời. Trái lại, nếu không dám dứt bỏ một lần làm sao thoát cảnh lội bì bõm bên bờ ruộng để leo lên phi cơ phản lực vượt ra quốc tế? Những cô gái Việt này ao ước đàn ông Hàn Quốc chẳng khác gì “tây mũi tẹt”, giống cha ông châu Á đã từng khao khát phương Tây như thần thánh cái gì cũng có. Trời ơi, quả là một trời một vực, cùng da vàng mũi tẹt như nhau, chỉ sau vài thập kỷ, một đằng thì thành tây, đi đâu cũng leo lên xe hơi và máy bay; một đằng thì bán cả đời mình chỉ để nếm một lần leo phi cơ. Tại sao? Có phải tại trí khôn của người Việt mà rất nhiều người chúng ta lúc nào cũng thường trực tự hào?
Có nhiều người Việt phản ứng rất mạnh mẽ khi thấy ai nói về cái xấu của người Việt, như thể nói thế là chạm đến quốc hồn – quốc túy, nói xấu tổ tiên, ông cha… và họ phản đối như thể đó là thước đo chứng minh lòng yêu nước của mình rằng: tôi yêu tổ quốc, tổ tiên, dân tộc, giống nòi, và tôi phản đối lại là để bảo vệ tổ quốc. Họ có bảo vệ tổ quốc không? Thực ra, họ chỉ bảo vệ cái xấu trong chính con người họ. Hoàng đế Napoleon có nói “Bao dung với cái xấu là sự đồng tình với nó”. Đúng vậy một kẻ ăn cắp thường có cái nhìn vô tội với một thằng ăn cắp khác. Kẻ nói dối cũng vậy. Kẻ độc ác, đố kỵ, ích kỷ cũng thế, nó không giành cho những ai giống nó một cái nhìn phán xử khác lạ…
Kết quả bao dung cũng là bao che cho cái ác tràn lan vô bờ đến vậy dẫn đến dân tộc Việt ngày nay theo các bảng sắp hạng đều không ngoi ra khỏi vị trí đội sổ, thua xa cả những nước trong khu vực từ 50 đến 100 năm. Nói đâu xa, nước Lào là nước nhỏ bé nghèo nàn bậc nhất thế giới, nhưng từ xưa đến nay luôn trở thành giấc mơ của người Việt. Thời bao cấp, mấy anh sinh viên Lào chỉ có vài cái nhẫn vàng đeo ngón tay đã trở thành niềm ao ước của nhiều cô gái Việt. Còn giờ đây, xe hơi loại bán tải của Lào nhiều như xe đạp từ quê lên phố vẫn là mơ ước của giới trung lưu Việt Nam. Còn giới cán bộ trung lưu Việt hí hửng về thu nhập cỡ dăm chục triệu đồng mỗi tháng thì vẫn còn thua loại rửa bát, làm thuê ở Singapore, một nước nằm trong khu vực.
Sự bao dung – bao che – cũng là đồng hóa đó đã gây ra vô số cái xấu cái ác ở Việt Nam: nào ăn cắp nắp cống, tháo đinh đường tầu, tháo đinh rầm cầu, cắt đường dây điện thoại, rải đinh “đa cạnh” ra đường, rồi xi măng cốt tre…đã gây ra nhiêu tai nạn khủng khiếp. Mới nhất là nạn pha trộn tạp chất vào xăng dầu đã gây ra hàng loạt vụ cháy xe gây thiệt hại tài sản và chết chóc tang thương. Đó là một thảm họa! Nhưng còn thảm họa hơn ngay khi đã tìm ra mầm mống của những vụ pha trộn, người ta vẫn triển khai sự bao dung, nghĩa là vẫn bao che cho những thứ nguy hiểm chết người rình rập ngay trong chiếc xe của người dân. Tại sao? Vì các công ty xăng dầu đều thuộc các ông lớn, chẳng lẽ ông lại muốn phơi áo sân sau của mình! Trong một buổi gặp mặt các phóng viên. Một vị quan chức nêu ra ý kiến chỉ đạo: để kích thích du lịch Việt Nam báo chí cần khai thác đưa tin về những lời nói tốt đẹp của khách thăm quan nước ngoài, như vậy mới lôi kéo được du lịch.
– Vậy những lời nói về cái xấu của người Việt thì sao? – một nhà báo hỏi lại.
Vị quan chức cười xòa “cái này thì…” – có nghĩa là không được đăng.
Tóm lại, người Việt chỉ quen với những “sự thật” được biên tập, nói thẳng ra chỉ thích lời khen mà không muốn bị chê. Như vậy là người Việt chưa trưởng thành, chỉ là những đứa trẻ thích nghe lời khen mà không muốn bị chê. Mới đây có nhiều bài báo như của học giả Vương Trí Nhàn tập hợp những bài viết của các học giả lớn như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai … hoặc của nhà báo Hoàng Tùng… đã nêu ra từ xưa, nhiều chuyên gia phương Tây đã nhận xét người Việt rất nặng như: “nói dối”, “ăn cắp”, và “sát nhân”. Đặc biệt có chuyên gia nói: “Việt Nam là quốc gia của những con chuột”.
Trong một phóng sự truyền hình, người ta phản ánh nạn người Việt qua các nước Tây Âu, có rất nhiều người tham gia trồng cây cần sa. Họ bị giam trong nhà kín, không được ra ngoài, suốt ngay lo chăm bón các cây cần sa dưới ánh đèn điện. Việc họ bị giam cầm trong nhà không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời liệu có phải là những con chuột? Gần hơn, một loạt các vụ giam cầm công nhân người Việt tại Nga, ăn ở và làm việc trong nhà hầm như súc vật, đến khi cháy không có đường thoát hiểm đành ôm nhau chết. Liệu có phải họ bị đối xử như những con chuột và chết như những con chuột? Và ai đã đối xử với họ như chuột? Bọn thực dân ư? Không, đó chính là những người Việt mới đó vẫn còn chân lấm tay bùn nhưng đã sớm bước vào con đường lưu manh hóa tiểu nông, rồi thành tư bản đỏ học đòi. Ai mà nói về cái xấu của người Việt thì đám này uất ức đầu tiên. Tại sao? Vì đó là những cái xấu mà chính họ mới là đại biểu cao cấp nhất.
Một quốc gia muốn trưởng thành và tiến bộ thì nó phải kiện toàn pháp luật bởi vì không có pháp luật không thể thành quốc gia mà đó chỉ là sắc tộc gia đình trị bán khai. Điều kiện đầu tiên để có pháp luật là không ai cho dù là vua chúa, chủ tịch hay thủ tướng được ở trên pháp luật. Vua phạm tội xử như thứ dân. Nhưng cái điều hiển nhiên đó cho đến nay đã đầu thiên niên kỷ thứ ba người Việt vẫn không được sống trong Nhà nước pháp quyền. Cái gọi là nhà nước của chúng ta là thứ hầm bà làng, đồng nát như lãnh đạo vẫn thường cất tiếng nói cửa miệng “đảng, nhà nước, và nhân dân”. Trong câu nói này dù bao sân nhưng vẫn thiếu một cơ quan trực tiếp của pháp luật đó là “chính phủ”, và như thế chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Trong khi đó ở các nước người ta luôn phải tuyên bố: chính phủ đã làm việc này việc kia.
Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố “lãnh đạo tất cả”, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao”, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng lại chịu sự lãnh đạo cao nhất hơn của đảng, thử hỏi ai thứ nhất? ai thứ nhì? Có một việc giản dị như vậy sao người ta vẫn ấp úng che đậy, không thể minh bạch? Vì thế ở Việt Nam, từ lập pháp đến hành pháp đều chỉ là lối tập trận giả, nhưng có một sự thực bên trong đó: là mong muốn và định vị tuyệt đối của quyền lực. Quyền lực tuyệt đối để làm gì? Để có được quyền lợi tuyệt đối! Quốc hội Việt cộng ở trình độ nào? Quốc hội đúng nghĩa là bàn của chủ tịch đoàn ngồi thấp hơn ghế của các nghị viên, được đặt ở giữa, để các nghị viên thoải mái tranh biện. Trái lại quốc hội Việt cộng thì nghị viên ngồi dưới như xem kịch, còn chủ tịch đoàn ngồi phía trên như ban giám khảo. Chủ tịch bước ra bệ nói như Mc, còn ở dưới giơ tay tán thưởng. Đúng là hình thức văn công chẳng giống ai. Đó là bằng chứng sờ sờ chứng tỏ cái gọi là quốc gia của chúng ta còn ấu nhi đến mức nào? Hội trường quốc hội đúng nghĩa của Việt nam vẫn đang xây để chờ cơ hội sánh bước với loài người. Than ôi vào thiên niên kỷ thứ ba rồi mà người Việt vẫn chưa nhấc chân bước đầu tiên vì hiến pháp đích thực. Thử hỏi người Việt là người hay là chuột?
Theo các chuyên gia, chuột là thứ sống theo bầy và thuộc loại thông minh bậc nhất, chúng không bao giờ để bị dính bẫy đến lần thứ hai. Một con bị sập bẫy, cho dù bẫy sắt, bẫy tre hay bẫy dính, thì chúng liền tụ lại họp hành rút kinh nghiệm rồi thông báo cho cả bầy trên toàn lãnh thổ cống ngầm cách thức nhận biết và tránh bẫy. Nhưng dù bầy chuột có khôn đến mấy, chúng cũng không phải là thứ kiêu hãnh của ánh sáng. Sự khôn ngoan của chúng chỉ là chui rúc để tồn tại, mà không phải là vươn thẳng để sống minh bạch và tiến bộ.
Đó là quan lại cũng như dân chúng. Giờ đến văn hóa. Thơ là thứ phổ biến cũng như dễ nhất của Việt Nam hiện nay. Thôi thì tiểu nông, tiểu thương, các cụ hưu trí, các em mới lớn đua nhau làm thơ. Giờ hãy nhìn tập đoàn làm thơ, có đông rinh rích và rúc ríc làm thơ không? Mới đây Trung quốc lĩnh giải Nobel văn học lần hai. Tại sao họ có hai thành tựu đó? Bởi vì cách đây hơn nửa thế kỷ người Trung Quốc đã bỏ làm thơ, và coi thường thơ. Ai chẳng yêu quê hương. Nhưng người đi xa về bao giờ cũng yêu quê hương hơn, yêu da diết và đau đáu. Tại sao? Bởi vì tình yêu của họ đã lên men rất nhiều bởi nỗi nhớ cồn cào. Người làm thơ sẽ yêu thơ hơn nếu người ta biết từ bỏ thơ để sống trong một cuộc đời toàn diện có công lý, tình yêu, tranh đấu, sám hối và cứu chuộc. Văn là người! Thi ca là cuộc đời! Người làm thơ sẽ trở về với thơ như nước nguồn từ đỉnh cao ùa xuống, chứ không phải như tí nước mài mực rồi cọ lên giấy vòi vĩnh khúc vinh quang. Hãy viết văn làm thơ như những con đại bàng sà xuống từ lý tưởng cuộc đời, chứ không phải bằng những khúc rúc ríc lẩn trốn khôn ngoan của bầy chuột chỉ quen thủ thế trong cơ chế xin cho của bóng tối. Một chút thành công tem phiếu bao cấp chỉ là cách con chuột chui qua kẽ hở kiểm duyệt bé tí của ông chủ, đó không phải là cách con ngựa phi nước đại cùng những con khác trên thảo nguyên để tìm xem con nào mạnh nhất?! Dám ra gió cuộc đời! Dám ganh đua minh bạch! Mới có thể tìm được giải quán quân đại bàng, hay những con chiến mã! Còn đua trong ao hợp tác ư? Chính những nhà quán quân mậu dịch đã thừa nhận “chúng ta chỉ là tép”.
Mong rằng mọi người Việt đều biết vượt qua tự ái để phấn đấu cho một xã hội tiến bộ, minh bạch và kiêu hãnh thực sự. Để những cô con gái Việt không phải nhìn đàn ông hàng xóm kiêu sa như “tây mũi tẹt”. Rất cám ơn!
Nguyễn Hoàng Đức
29/10/2012

(Viet-studies)

 Phòng chống DBHB: Công cụ và cái cớ để can thiệp

(QĐND) – Trả lời phỏng vấn Đài RFA mới đây, bà dân biểu Hoa Kỳ Lorretta Sanchez – người được các thế lực thù địch phản động tâng bốc là “luôn sát cánh trong vấn đề nhân quyền Việt Nam” và là tác giả của cái “bào thai quái dị” Nghị quyết House Resolution 484, đã nói rằng: “Nghị quyết 484 đặc biệt đề cập trực tiếp đến các Điều 79 và 88 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam”. Theo bà dân biểu Lorretta Sanchez, Hoa Kỳ cho rằng: Tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” và “âm mưu lật đổ chế độ” (theo Điều 88 và Điều 79) là hai tội danh bị quốc tế lên án nhiều nhất trong Bộ luật Hình sự Việt Nam với lý do đây là những điều được dùng để “đàn áp các tiếng nói đối lập” và như thế là “vi phạm nhân quyền”.
Khi nói ra điều ấy có lẽ bà dân biểu Lorretta Sanchez đã cố tình quên đi một thực tế là tại Hoa Kỳ chính quyền nước này cũng chẳng bao giờ “khuyến khích lật đổ hay phá rối”! Bằng chứng là, Điều 2385 trong “Mỹ quốc pháp điển” đã quy định rằng: “Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”. Và đây nữa, năm 1798, lo ngại các tư tưởng của cách mạng Pháp có thể lan qua Ðại Tây Dương, Quốc hội Mỹ đã thông qua Ðạo luật Phản loạn quy định: “Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội…”. Thực chất mục đích của Ðạo luật Phản loạn là để ngăn chặn việc tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền.
Nếu bà Lorretta Sanchez cho rằng: Tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” và “âm mưu lật đổ chế độ” (theo Điều 88 và Điều 79) là những điều “mù mờ”…, thì xin hỏi bà những điều luật trên của Hoa Kỳ nên gọi là gì cho xứng?
Với những điều luật của mình, Hoa Kỳ gọi là “tôn trọng nhân quyền”, còn cũng những điều luật có nội dung tương tự của Việt Nam thì họ lại cáo buộc là “vi phạm nhân quyền”. Người ta chẳng lạ Hoa Kỳ – đất nước luôn tự nhận mình là “tôn trọng nhân quyền” lại luôn có những tiêu chuẩn kép dành cho vấn đề nhân quyền của quốc gia khác. Dù bà dân biểu Lorretta Sanchez có lươn lẹo kiểu gì đi chăng nữa cũng không thể che giấu nổi một sự thật: Nhân quyền chỉ là công cụ để Mỹ thực thi các chính sách phục vụ cho lợi ích của họ. Đó cũng là cái cớ để họ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Kim Ngọc

 Đào Tuấn – Ăn xin ngoài đường và khoảng trống trong luật

“Việc để cho quần chúng đi ăn xin giữa đường đã là không được”.

Ăn xin giữa đường thì không được. Còn khoảng trống về quyền con người cơ bản trong luật thì được?.

Có một chi tiết đáng chú ý trong Hiến pháp sửa đổi lần này, đó là “Quyền con người”, “quyền công dân” được đưa ngay trong chương II, thay vì là chương V như Hiến pháp 1992.

Người coi đó là chuyện nhỏ, thì đúng là 1,2, hay 5 chỉ là số thực tự thông thường. Nhưng trong đạo luật quan trọng nhất của một quốc gia là hiến pháp, đó là thứ tự tự không theo bảng chữ cái A, B, C. Và hơn cả số thứ tự, nó cho thấy nhận thức tiến bộ và văn minh của các nhà làm luật.

Tiến bộ như 56 năm trước, trong bản Hiến pháp đầu tiên, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định ngay tại chương II. Văn minh ở chỗ, quyền con người được nâng cấp trong thang bậc thứ tự quan trọng của đạo luật gốc như những điều mà thế giới đã làm từ thế kỷ trước.

Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ…”.Hiến pháp, theo tư tưởng của ông Cụ, được PGS, TS. Tường Duy Kiên, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh dẫn lại: “là đạo luật bảo vệ quyền con người”.

Nhưng mãi cho đến năm 1992, lần đầu tiên “quyền con người” mới được thừa nhận trong Hiến pháp 1992, và theo TS Kiên, chủ yếu là để “làm công tác đối ngoại”. Hoặc đó là những “quy định quá chung về quyền con người; chưa phân biệt rõ quyền con người, quyền công dân; chưa xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người”- như đánh giá của Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992.

Dự thảo hiến pháp được trình bày tại QH sáng nay, đã có hàng loạt điều chỉnh quy định các chi tiết về quyền công dân, quyền con người:

Quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vì bất kỳ lý do nào; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật gia đình và bí mật cá nhân; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý; Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Và “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Những chế định đó hoặc được chi tiết hóa, cụ thể hóa, “mới tinh hóa” trong bản dự thảo, đọc nghe thật thích.

Nhưng để sự tiến bộ trong đạo luật gốc trở thành thực tiễn trong cuộc sống, có lẽ cũng không hề đơn giản. Còn nhớ hồi tháng 11 năm ngoái, với tư cách là người có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình, Thủ tướng Chính phủ đã nói, rất giản dị rằng: Một dự án luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình là cần thiết vì thực tế đang đòi hỏi và Luật Biểu tình là thực hiện theo Hiến pháp, với quy định công dân được biểu tình. Chính phủ chấp nhận Luật Biểu tình, Thủ tướng Chính phủ thậm chí là người có sáng kiến xây dựng luật, dù có thể các cuộc biểu tình sẽ là nơi nhân dân tỏ thái độ, hoặc ủng hộ, hoặc chưa ủng hộ với Chính phủ. Ấy thế mà ngay trước đó, một đại biểu dân cử phát ngôn “Biểu tình là sự ô nhục”, và ngay sau đó, cũng một đại biểu dân cử khác lại bác bỏ với lý do nhạt toẹt:“Việc để cho quần chúng đi ăn xin giữa đường đã là không được”.

Ăn xin giữa đường thì không được. Còn khoảng trống về quyền con người cơ bản trong luật thì được? Với lý luận thô thiển như vậy, thì quyền con người từ Hiến pháp đến đời sống, có lẽ, phải tính bằng những “chu kỳ nhận thức”.

“Nợ dân” là từ mà ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đã dùng bởi 20 năm sau khi được đưa vào Hiến pháp, Quốc hội vẫn “nợ dân” luật Biểu tình. Nhưng luật Biểu tình, chỉ là một trong số vô số những món nợ khác trong việc luật hóa các quyền con người, quyền công dân cơ bản:quyền lập hội, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân…

Cái khó, nằm trong đầu những đại biểu sẽ bấm nút. Cái khó, còn là món nợ lưu niên chưa biết bao giờ mới trả.
Đào Tuấn

Bài toán tranh chấp biển đảo nguy hiểm của Trung Quốc

Nếu lịch sử có bất kỳ một hướng dẫn nào thì có nhiều nguy cơ Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực chống lại Nhật Bản để lấy quần đảo Senkaku.
Vụ tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang bước vào tháng thứ hai. Cuộc đối đầu hiện nay lại nguy hiểm hơn những gì đang được nhiều người chứng kiến. Những hành vi trong quá khứ của Trung Quốc liên quan đến các vụ tranh chấp lãnh thổ khác chứng minh lý do tại sao những bế tắc tại Senkaku là tiền đề để vụ này có thể bùng nổ.
Tàu Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực quanh quần đảo Senkaku. Ảnh: Associated Press
Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã tham gia vào 23 vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên đất liền và trên biển. Mười bảy vụ trong số đó đã được giải quyết êm thỏa, thường là thông qua các hiệp định thỏa hiệp giữa các nước. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực sáu lần trong các vụ tranh chấp này. Và đó là những trường hợp tương tự nhất đối với bế tắc tại Senkaku.
Thông thường thì Trung Quốc chỉ sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng có lực lượng quân sự mà họ có khả năng đối phó. Chúng bao gồm các cuộc chiến tranh hoặc các vụ đụng độ lớn với Ấn Độ, Nga và Việt Nam (nhiều lần), cũng như các cuộc khủng hoảng liên quan đến Đài Loan. Các quốc gia này có khả năng kiểm soát lớn nhất đối với những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong các vụ tranh chấp với những quốc gia yếu hơn, như Mông Cổ hay Nepal, thì Bắc Kinh đã né tránh đề cập đến vũ lực vì họ có thể sử dụng sức mạnh [quân sự] trong các cuộc đàm phán. Hiện nay, Nhật Bản là hàng xóm hàng hải mạnh nhất đối với Trung Quốc, với một lực lượng hải quân hiện đại và đội ngũ lính tuần duyên khá lớn.
Trung Quốc cũng đã thường xuyên sử dụng vũ lực trong các tranh chấp liên quan đến biển đảo gần bờ của họ như quần đảo Senkaku. Dọc theo biên giới gần đất liền, Trung Quốc đã ụng sử dụng vũ lực chỉ 1/5 trong tổng số 16 vụ tranh chấp. Ngược lại, một nữa các vụ còn khác thì Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đối với 4 hòn đảo tranh chấp. Các quần đảo thường được coi là có giá trị nhiều hơn vì các điều kiện chiến lược, quân sự và kinh tế bởi chúng ảnh hưởng đến an ninh đường biển và có thể chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí đốt và ngư trường.
Ngoài ra, Trung Quốc đã chủ yếu sử dụng vũ lực để củng cố vị trí của họ, đặc biệt tại những nơi mà họ chiếm rất ít hoặc thậm chí là không có chủ quyền, điều này có thể giúp họ tuyên bố chủ quyền sau khi chiếm đoạt chúng. Ví dụ như năm 1988, Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam và sau đó họ đã chiếm sáu rạn san hô, một phần trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong nhiều thập kỷ, nhưng họ không kiểm soát được bất kỳ một phần đất nào cho đến khi họ chiếm đóng khu vực này.
Trong trường hợp Trung Quốc đã kiểm soát được một phần lãnh thổ có tranh chấp, chẳng hạn như trường hợp tranh chấp biên giới với Kazakhstan, thì phía Trung Quốc có vị thế mạnh mẽ hơn, do đó họ ít sử dụng vũ lực để chiếm đoạt. Nhưng trường hợp ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc hiện không nắm giữ bất kỳ một phần chủ quyền nào tại quần đảo Senkaku. Quần đảo này hiện đang thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản.
Quan trọng nhất, Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ giữa các thời kỳ mà chế độ của họ suy yếu nhất, vì các nhà lãnh đạo hướng tới động lực lớn hơn là giải quyết vấn đề nội bộ: Họ tin rằng các thành phần đối lập tìm cách tận dụng thời điểm khủng hoảng trong nước, và rằng một phản ứng yếu hoặc hạn chế có thể làm gia tăng những thành phần bất mãn [chống lại chế độ].
Các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay có thể cảm thấy nhiều áp lực vì một số lý do: tranh chấp nội bộ giữa các đảng viên ưu tú cao cấp ở thượng tần trong Đảng Cộng sản đang cầm quyền; một nền kinh tế chậm chạp làm suy yếu tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc; và quá trình chuyển đổi quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Những yếu tố này làm tăng giá trị của việc sử dụng vũ lực nhằm báo hiệu cách giải quyết đối với Nhật Bản và cả công chúng Trung Quốc. Họ cũng làm giảm thiện chí thỏa hiệp của Bắc Kinh, hay một cách khác là Trung Quốc không muốn khoan nhượng.
Đối với người Trung Quốc, nước cờ của Nhật Bản tại Senkaku trông giống như Nhật Bản đang cố gắng tận dụng những khó khăn của Trung Quốc. Những bế tắc hiện nay đã bắt đầu hồi tháng Tư, khi Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara, người được biết là có quan niệm dân tộc chủ nghĩa, đã công bố kế hoạch mua lại ba trong những hòn đảo từ chủ sở hữu người Nhật. Tuyên bố của ông Ishihara được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh đình chỉ tất cả những chức vụ của Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc – nhân vật được biết đến như một đảng viên ưu tú tại Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn giữa lúc tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này bắt đầu chậm lại nhanh hơn so với dự kiến. Đây là một điều mà các lãnh đạo Bắc Kinh rất lo lắng. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã công bố quyết định mua lại hòn đảo này hôm tháng Bảy nhân dịp ngày kỷ niệm sự cố Marco Polo Bridge năm 1937, đánh dấu ngày Nhật Bản chiến thắng Trung Quốc. Vụ mua bán này đã được hoàn thành trong tháng Chín, chỉ vài ngày trước ngày kỷ niệm cuộc xâm lược của Nhật Bản tại Mãn Châu vào năm 1931.
Cuối cùng, các yếu tố gây mất ổn định trong vụ bế tắc Senkaku khác là cả hai đều đang dính vào các tranh chấp với những nước khác. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak mới đây đã phá vỡ truyền thống và trở thành lãnh đạo đầu tiên đến thăm khu vực tranh chấp tại đảo Dokdo (Takeshima), nơi đang được Hàn Quốc kiểm soát và tranh chấp với phía Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc đang đôi co với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông. Tokyo và Bắc Kinh đều có thể kết luận rằng bất cứ ai chiếm ưu thế tại quần đảo Senkaku sẽ có cơ hội tốt hơn để tuyên bố chủ quyền tại những nơi có tranh chấp khác.
Lịch sử không phải là định mệnh. Trung Quốc đã không sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ trong hơn 20 năm qua. Những căng thang đang leo thang tại quần đảo Senkaku có thể tránh được. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là đầy nguy hiểm. Nếu một sự cố nghiêm trọng xảy ra liên quan đến các tàu chính phủ giữa hai nước thì đây có thể là một cuộc khủng hoảng thực sự mà kết quả không thể báo trước được.
Ông Fravel là giáo sư khoa học chính trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là tác giả của cuốn sách “Biên giới mạnh mẽ, Quốc gia an toàn: Hợp tác và xung đột trong các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc” do Princeton xuất bản năm 2008 (Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes).

M. Taylor Fravel – WSJ

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© Bản tiếng Việt TC Phía trước

Những nốt ruồi liên quan tới tiền bạc

Mỗi nốt ruồi trên cơ thể con người đều mang một ý nghĩa nhất định. Trong đó, có một số nốt ruồi liên quan đến tài sản, thể hiện khả năng tài chính hoặc cách giữ tiền của chủ nhân.
Nốt ruồi giữ tiền

Nếu bạn có nốt ruồi nằm ngay dưới mũi hoặc sát bên cạnh cánh mũi thì đừng nên phá đi. Bởi theo nhân diện học, đây được coi là nốt ruồi giữ tiền – người bảo vệ an toàn cho kho tài sản của bạn không bị rò rỉ. Người có nốt ruồi này không chỉ biết cách nắm giữ tiền của tốt mà còn dễ kiếm được tiền. Vì vậy, nó cũng được xem là nốt ruồi thu hút tài sản.

Nốt ruồi phân tán tài sản

Nốt ruồi bị phân tán tài sản nằm trên mũi hoặc cánh mũi, nó được xem là lỗ hổng trong kho tàng của cải. Mũi là cung Tài Bạch và nốt ruồi ở đây biểu thị cho sự rò rỉ tiền bạc trong kho của cải hoặc các vấn đề liên quan đến tài sản. Người có nốt ruồi này không những không thể giữ được tiền mà họ còn thường xuyên mất tiền. Nếu nốt ruồi hoặc vết chàm ở đây lớn, nó có thể cho thấy người đó gặp khó khăn về tài chính suốt đời.

Nốt ruồi bị trộm cắp

Trong cuộc sống hàng ngày, có người luôn may mắn, nhưng cũng có người hay gặp xui xẻo khi bị quấy nhiễu bởi nạn cướp giật hoặc trộm cắp. Nguyên nhân là do đâu? Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra xem người này có nốt ruồi bị trộm cắp hay không?

Nốt ruồi này nằm ngay đỉnh của cung Điền Trạch, phía trên mắt. Chủ nhân của nốt ruồi này, nếu ở bên trái sẽ bị cướp trong chính ngôi nhà mình hoặc nhà của cha mẹ mình. Còn nếu nốt ruồi ở bên phải, tai nạn này sẽ rơi vào gia đình bên vợ. Người có nốt ruồi này cũng có thể thường làm lạc mất đồ đạc hoặc dễ để nhầm chỗ các đồ vật.

  Sưu tầm

Phiếm: Annam style

“…dân oan mất đất mất nhà, một sớm đẹp trời, không cầm đơn biểu tình mà đeo một cái ống thổi lửa lòng thòng dưới háng…”
Điệu nhảy ngựa của PSY nóng đến nỗi, mới đây TTK Liên Hiệp Quốc Ban ki Moon mà cũng muốn học nhảy tại diễn đàn nghiêm chỉnh bậc nhất của thế giới.
Nhiều người, nhất là người Nhật lúc nào cũng âu lo vì động đất, không hiểu nổi vì sao một anh chàng nhạc rap phục phịch xấu trai lại có thể gây sốt đến thế.
Nhưng nếu không bàn tới tính nghệ thuật, đẹp trai hay xấu, thì cái vụ Gangnam Style quả là một cách xả stress cực kỳ hữu hiệu.
Cả một trận cười ào ạt tuôn chảy từ đầu đến cuối. Cười chết bỏ.Cười quên thôi. Dân Pháp, dân Anh, dân Tây Ban Nha… cười để quên EU đang ngập sâu vào cái đống rác nợ nần. Dân Mỹ cười để quên thất nghiệp. Quên cái cảnh mùa Đông sắp đến mà bị đuổi ra khỏi nhà.
Ở ta, cũng không thể không cười (mếu) vì cả nước có đến 24.300 tiến sĩ mà đúc chưa nổi một con ốc. Cười vì phải vội vàng hái non cà phê nếu không thì bị mất trộm. Cười vì đường sá lở lói, lầy lội, kẹt cứng xe cộ mà Hà Nội đòi đăng cai Asiad 2019!
Nhưng siêu hơn cả, rất sảng khoái, rất “mất dạy” đó là điệu nhảy bứt tung còng số 8 của Ngải Vị Vị ở Trung Quốc. Điệu nhảy dám làm nên một Thiên An môn thứ hai nếu nhà cầm quyền không vội xóa.
Từ điệu nhảy lạ lùng đó, hãy tưởng tượng những dân oan mất đất mất nhà, một sớm đẹp trời, không cầm đơn biểu tình mà đeo một cái ống thổi lửa lòng thòng dưới háng hay một cái quạt mo không cần phành ra cũng cắt được ba góc, tất cả vạn người cùng nhảy chóc chóc thì thử hỏi nhà cầm quyền lấy cớ gì mà đánh ai, bắt giữ được ai. Không chừng công an cũng đành phải vung roi điện, dùi cui lên trên không mà nhảy theo mệt nghỉ.
Nói theo kiểu Thánh Thán, vậy không vui sao?
Và ngư dân bị cướp mất thuyền, bị cấm đánh bắt ở ngư trường quen thuộc từ bao đời vì cái lưỡi bò thì hãy cứ ra biển, trước là kéo cái “tự do” buồn thiu của mình ra giả cách như cầm cương ngựa để nó tự gồng mình lên nổi giận bắn súng nước tong tong, sau đó nhào xuống biển tắm, không sướng sao?
Làm được gì nào, tàu ngư chính cắt cáp chứ dễ gì cắt được cái “tự do” của họ!
Đây là điệu nhảy Annam style mà dân ta suốt 1000 Bắc thuộc đã từng nhảy và hiện đang được tiếp tục nhảy từng ngày, gọi nôm na là  “trỏ kẹ…t” và “vỗ nồ…n”.

28/10/2012
Khuất Đẩu

Uống cafe “âm phủ”

Đất Hà thành với rất nhiều các quán cafe độc đáo, thú vị như cafe Lính, cafe lô cốt, cà phê sách… đặc biệt có cafe “âm phủ” sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ ưa cảm giác mạnh.

 

“Cafe âm phủ’.
Nằm sâu trong một ngõ nhỏ trên con phố Hàng Bông, – một con phố sầm uất bậc nhất đất Hà thành. Tuy là phố chính nhưng khi bắt đầu gửi xe đi bộ vào con ngõ tối thui, hun hút, bắt đầu thấy phố xá mờ mịt phía sau lưng. Hẻm thì nhỏ, nhà tầng cao vọi xây chìa ra lấn chiếm không gian nên hẻm trở thành hầm và vô tình lại chính là hầm dẫn xuống “âm phủ”.
Bước qua một khung cửa gỗ giăng đầy mạng nhện, tôi giật mình khi nhận thấy trong góc khuất của căn phòng hẹp một cô gái xõa tóc ngồi yên lặng. Không đợi cho tôi phải hốt hoảng, cô gái lên tiếng trước: “Chào anh, anh tới gọi đồ uống rồi lên phòng trước nhé, em sẽ bưng nước lên sau”.
List thực đơn đồ uống được viết lên những tấm gỗ mỏng hình ‘thẻ chết’.
Con ngõ nhỏ sâu hun hút dẫn vào quán rộng chưa tới 1m, hai bên tường gắn những bức ảnh và hình tượng kỳ dị về những bộ phận tai, mũi, mắt bằng sứ khiến cho không ít người phải cảm thấy rợn người. Những ngõ ngách u tối, cùng con đường lên gác 2 và 3 không khác gì là một ma trận.
Những hình nộm trông rất đáng sợ.
Bước qua cánh cửa được thiết kế từ những tấm mành, tấm phim in nhiều hình vẽ ghê rợn, không gian ma quái của tầng 1 hiện ra không khỏi khiến chúng tôi thót tim. Những hình nộm người đầu đen, mắt đỏ ngầu, quấn khăn trắng, cùng với mớ dây thừng, bàn tay đến đáng sợ.
Phòng uống cà phê được chia thành 14 gian nhỏ, ngăn với nhau bởi những tấm vải mảnh, mỗi khi có ánh sáng chiếu vào, những họa tiết và hình thù kỳ dị cứ hiện lên mờ ảo. Diện tích của mỗi gian cũng chỉ hơn 1m2, không có bàn ghế để ngồi, mà ngồi ngay xuống sàn, kệ để nước uống thiết kế không khác gì một… bàn thờ.
Không gian ‘run rây’ tại cafe âm phủ.
Trên trần nhà và ven tường treo lủng lẳng dây thừng, hình đầu lâu đen với ánh đèn đom đóm đỏ lập lòe bên trong, những dải lụa màu trắng phủ xuống lất phất xen lẫn những bàn tay trắng xóa được làm từ xốp buông xuống chớm đầu người…
Có một điều đặc biệt là, khi đã bước vào quán cà phê này, tất cả đều bị biến thành ma hết, người này nhìn người kia bất chợt rú lên khiếp đảm bởi những vẻ dị thường. Là bởi ánh sáng vô cùng ít, tối tăm, cùng ngồi trong cái không gian hơn 1m2 ấy, nhưng không thể nhìn thấy rõ được mắt của người đối diện.
Trong cái không gian màu sắc tối tăm và ma mị ấy, từ chiếc loa đặt ở vị trí khá trung tâm, âm thanh của quán cũng độc nhất vô nhị với chất giọng Nguyễn Ngọc Ngạn, những câu chuyện ma cứ đều đều vang vọng. Thỉnh thoảng, tiếng gió gào, tiếng người kêu oan từ chiếc loa lại rít lên đủ để những bạn nữ yếu bóng vía phải co rúm người và hét lên run sợ.
Một quán cà phê mà ngồi uống không gian xung quanh luôn luôn cho thực khách cảm giác sởn gai ốc, sợ đến toát mồ hôi.
‘Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò’
Chị Nguyễn Thị Trang, chủ quán cho biết “Quán mở đến nay cũng được gần 7 năm rồi. Vào buổi tối, khách đến khá đông, đủ mọi lứa tuổi nhưng đông nhất vẫn là các bạn sinh viên. Với không gian ở đây yên tĩnh, riêng tư, gần như lúc nào cũng có khách ngồi”.
Người vào quán lần đầu thì thấy sợ nhưng có nhiều khách đến nhiều thành quen. Khách sẽ cảm nhận thấy một cảm giác khác biệt, một không gian khác hẳn với cuộc sống thường nhật.
Nguyễn Hoan
(Petro Times) 

“Tập đoàn” ma túy lớn nhất nước một thời (P.1)

Trước khi thi hành án tử hình, Nguyễn Khánh Lộc đã khai ra đường dây ma túy do hai vợ chồng Hà tí tồ cầm đầu. Lúc bấy giờ, đường dây này được đánh giá lớn và quy mô nhất nước. Bọn chúng không chỉ hoạt động nội địa mà còn vươn vòi bạch tuộc sang các nước như Trung Quốc, Canada…
Lời khai bất ngờ của 1 tử tù
Sáng 13/1/1995, mặc cho những làn mưa dày đặc liên tục kéo đến phủ kín bầu trời xứ sở triệu voi, chiếc ôtô Honda Accord mang BS: 74H-0487 vẫn chở ba người đàn ông lặng lẽ rời thủ đô Viêng Chăn. Vượt qua tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt, xe chạy theo Quốc lộ 9 về hướng lãnh thổ Việt Nam. Đến cửa khẩu Đen Sa Vẳn, xe dừng lại làm thủ tục nhập cảnh thì bất ngờ Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt phối hợp cùng Hải quan cửa khẩu Đen Sa Vẳn xuất hiện kiểm tra. Tiến hành khám xét, lực lượng chức năng Lào phát hiện trong hai hộp xà bông trên xe có chứa tám bánh heroin. Rà soát tỉ mỉ, trong ngăn cánh cửa xe bên phải có thêm sáu bánh heroin. Lúc này, lợi dụng tình hình lộn xộn, hai đối tượng ngồi băng ghế sau bỏ chạy vào rừng sâu trốn thoát, còn tài xế bị bắt giữ.
Tại trụ sở Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt, đối tượng khai tên Nguyễn Đức Duẩn. Trong quá trình đấu tranh, Duẩn khai hai kẻ chạy thoát là Nguyễn Khánh Lộc (SN 1959, trú phường 1, thị xã Đông Hà, Quảng Trị) và Thệp Thong In (tức Mựt, trú bản Lặt Ka Na Lăng Xỉ, xã Xuy Nha Phum, huyện Khăm Tha Bu Ly, tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt, Lào). Cùng ngày, phương án triển khai truy bắt In và Lộc được tiến hành, đồng thời vụ việc cũng được Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt thông báo với Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo để phối hợp đề phòng chúng trốn sang Việt Nam.
Khi Thệp Thong In và Nguyễn Khánh Lộc chạy đến bờ sông Sê Pôn, nhìn lại phía sau thấy không còn bị truy đuổi nữa, Lộc cúi xuống vén ống quần lên rồi lận từ trong tất ra hai cuộn tiền giúi vào tay In, dặn: “Anh cất giữ dùm tôi và tạm thời tìm chỗ nào kín lánh đi một thời gian. Lúc nào sự việc lắng xuống anh em mình gặp lại”. Dặn xong, Lộc vượt sông Sê Pôn trốn sang địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), In thuê một chiếc thuyền chạy về hướng khu rừng rậm thuộc bản Huội San. Tối đến, hắn bắt đầu lần mò ra Quốc lộ 9 để tìm đường trốn lên Viêng Chăn. Khi hắn đang lang thang thì bị bốn chiến sĩ công an địa phương đi tuần tra bắt gặp kiểm tra hành chính. Khám xét trong người In, lực lượng tuần tra phát hiện hai cuộn tiền với số lượng 35.600USD. Không chứng minh được nguồn gốc số tiền này nên In bị đưa về đồn làm rõ. Ngay sau đó, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt xác định đây là Thệp Thong In, đối tượng chạy thoát khi bị mai phục bắt quả tang vận chuyển 14 bánh heroin tại cửa khẩu Đen Sa Vẳn. Hai ngày sau, Lộc cũng bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị bắt giữ khi hắn đang lẩn trốn trong khách sạn Khe Sanh (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa).
Ngay sau khi bị bắt, chân dung Nguyễn Khánh Lộc được Công an tỉnh Quảng Trị làm rõ. Trước đây, gã là giáo viên dạy học, những năm 1988 và 1989, tranh thủ nghỉ hè Lộc thường mua quần áo Thái Lan ở chợ Đông Hà mang ra Hà Nội bán. Đến năm 1990 thì Lộc nghỉ dạy hẳn ở nhà buôn bán gỗ. Tháng 12/1993, Lộc thành lập Công ty TNHH Khánh Nguyên, đóng trên địa bàn thị xã Đông Hà. Công ty này có giấy phép kinh doanh các ngành nghề: chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản xuất khẩu và được bổ sung thêm xây dựng công trình giao thông với quy mô nhỏ. Lộc thuê Nguyễn Đức Duẩn làm tài xế riêng cho mình.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Lộc khai do tính chất công việc của một giám đốc nên y phải thường xuyên sang Lào. Trong một lần ký hợp đồng khai thác gỗ tại Khăm Muộn, Lộc làm quen với Thệp Thong In và Xu Phi. Theo Lộc, Xu Phi là một tên tội phạm ma túy có vợ tên Mai ở đường Tam Bạc (Hải Phòng). Sau khi bị Công an Việt Nam truy nã về tội buôn bán ma túy, Xu Phi trốn sang Thái Lan rồi về Sa Vẳn Na Khẹt cư trú. Tại đây, hắn thường xuyên móc nối với các tên tội phạm ma túy khác để tiếp tục gieo rắc “cái chết trắng”. Khi gặp Lộc, Xu Phi ngoài hướng dẫn “kỹ năng” buôn bán ma túy còn giới thiệu cho Lộc hai địa chỉ “nhập” hàng là vợ của Xu Phi và một địa chỉ nữa nằm trên phố Hàng Cót (Hà Nội). Sau khi được Xu Phi cung cấp cho hai địa chỉ trên, Lộc đã ghi vào sổ tay rất cẩn thận rồi bảo Xu Phi ký vào để lúc về nước đi ra Bắc gặp “đối tác” có cái làm tin.
“Tập đoàn” ma túy lớn nhất nước một thời (P.1), An ninh Xã hội, buon ban ma tuy, tap doan ma tuy lon chua tung co, ma tuy, van chuyen ma tuy, duong day ma tuy lon nhat, bao, bao cong an, bao an ninh, vn
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Khánh Lộc
Ngày 2/1/1995, Xu Phi gọi điện thoại thông báo cho Lộc với nội dung “đã có máy”. Ngày hôm sau, Lộc tức tốc làm hồ sơ vay Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Trị 500 triệu đồng với mục đích mua xe máy về kinh doanh. Mặc dù đây là mặt hàng không nằm trong danh mục mà Công ty TNHH Khánh Nguyên được cấp phép kinh doanh, nhưng do không rà soát kỹ nên Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Trị vẫn duyệt cho Lộc vay. Vay được tiền, Lộc dùng 100 triệu đồng để trả nợ, 400 triệu còn lại đổi thành 35.600USD. Vài ngày sau, gom đủ 75.600USD, Lộc bảo tài xế Duẩn chở sang Lào. Đến Sa Vẳn Na Khẹt, cả hai vào thuê một phòng ở khách sạn Sanhamumkhun nghỉ lại.
Sáng 8/1/1995, Thệp Thong In và Xu Phi tìm gặp Lộc để bàn bạc kế hoạch lên Viêng Chăn. Sau khi thống nhất, Lộc giao xe cho Duẩn chở Xu Phi lên Viêng Chăn trước, còn y ở lại mang 40.000USD đến Ngân hàng Sa Vẳn Na Khẹt nhờ Thệp Thong In đứng tên chuyển lên Viêng Chăn. 35.600USD còn lại Lộc cuộn tròn lận trong tất. Xong việc, Lộc cùng In mua vé máy bay lên sau. Đến Viêng Chăn, khi Duẩn đưa ôtô ra đón, Lộc bảo chở về nhà khách Tham tán Kinh tế – Văn hóa thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Lào thuê phòng nhằm tránh gây chú ý. Buổi chiều hôm đó, Lộc đến Ngân hàng Viêng Chăn rút 40.000USD. Chập choạng tối, Xu Phi mang về hai bánh heroin và hét giá với Lộc 6.000USD. Sau khi “hội ý” với In, Lộc trả giá 5.300USD nhưng Xu Phi không bán.
Hôm sau, trong lúc Xu Phi đi vắng, Lộc và In đang dạo dưới sảnh khách sạn thì gặp một phụ nữ đến tìm Xu Phi. Cả hai mời người này lên phòng ngồi chờ. Qua vài câu chuyện, chị ta giới thiệu tên Thíp Xu Da, thường xuyên cung cấp heroin cho Xu Phi và đề nghị: “Nếu hai anh có nhu cầu lấy “hàng” thì tôi có thể cung cấp”.
Thông qua những mối quan hệ mờ ám, trưa 11/1/1995 Lộc và In tìm đến nhà một đối tượng tên Hon Xa Cun mua được tám bánh heroin với giá 22.200USD. Cảm thấy số hàng vẫn chưa đủ nên buổi chiều cùng ngày, cả hai gọi điện thoại cho Da ra Bưu điện Viêng Chăn gặp nhau bàn bạc. Một lúc sau, Da xuất hiện đưa Lộc và In về nhà mình. Tại đây, sau khi trao đổi với nhau vài câu, chồng Da mang ra sáu bánh heroin đặt lên bàn “chào hàng”.
Trầm ngâm một lúc, Lộc lấy con dao nhọn chậm rãi cầm từng bánh heroin lên kháy từ mỗi bánh một mẩu bỏ vào nước để kiểm tra chất lượng rồi ra giá: “Tôi đồng ý mua hết số hàng này với giá 15.600USD”. Thip Xu Da gật đầu xởi lởi: “Lần đầu gặp nhau, tôi đồng ý bán coi như làm quen và để sau này mình còn hợp tác với nhau nữa”.
Sáng 13/1/1995, Duẩn lái xe chở Lộc và Thệp Thong In rời Viêng Chăn về Việt Nam. Riêng Xu Phi sau khi môi giới “hàng” với Lộc bất thành nên đón xe về trước. 17 giờ cùng ngày, xe đến cửa khẩu Đen Sa Vẳn, sau khi kiểm tra xong thủ tục giấy tờ, Công an và Hải quan Lào phát hiện 14 bánh heroin (trọng lượng 5kg). Thấy việc bị bại lộ, Lộc và In bỏ trốn, vài ngày sau bị bắt giữ.
Từ ngày 26 đến 29/2/1995, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt đã cử đoàn cán bộ của Phòng Điều tra hình sự sang Công an tỉnh Quảng Trị trao đổi kết quả điều tra và cung cấp cho Công an tỉnh Quảng Trị lời khai của Nguyễn Đức Duẩn và Thệp Thong In. Ngày 18/2/1995, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt đã bắt thêm N.V.T (trú Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị), đối tượng nghi liên quan đến vụ án. Hai tuần sau, Công an tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt dẫn giải Duẩn và N.V.T bàn giao cho Công an tỉnh Quảng Trị để điều tra mở rộng. Sau khi lấy lời khai, kết hợp xác minh thấy N.V.T không liên quan đến vụ án nên Công an tỉnh Quảng Trị đã trả tự do cho T.
Ngoài ra, Nguyễn Đức Duẩn chỉ là lái xe thuê, không hề biết Lộc và In buôn bán heroin với Da, Hon Xa Cun và Xu Phi.
Ngày 24/2/1996, TAND tỉnh Quảng Trị tuyên phạt Nguyễn Khánh Lộc tử hình về tội “mua bán trái phép các chất ma túy, 10 năm tù về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới”. Tổng hợp hình phạt là tử hình. Mặc dù bị tuyên án tử hình, nhưng trong thời gian trong phòng biệt giam, Lộc vẫn đang trông đợi một phép màu nào đó có thể thay đổi bản án.
Rạng sáng 18/8/1997, tại trại giam Công an tỉnh Quảng Trị, trong lúc các phạm nhân khác đang yên giấc thì Lộc bất giác choàng tỉnh dậy bởi tiếng mở khóa lách cách từ phía cửa phòng. Khác với thường ngày, khuôn mặt Lộc tái mét, chân tay run lẩy bẩy. Sau khi nghe hết biên bản quyết định thi hành án tử hình gã đã sụp xuống đất. Qua kẽ hở của hai hàm răng đang va vào nhau, Lộc lắp bắp: “Thưa…! Tôi biết rằng Đảng và Nhà nước đã có chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội ăn năn hối cải… tôi xin khai thêm”.
Đường dây ma túy xuyên quốc gia
Ngày 18/8/1997, hội đồng đã quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Nguyễn Khánh Lộc về tội “mua bán trái phép chất ma túy”, đồng thời giao cho Cơ quan an ninh Công an tỉnh Quảng Trị khẩn trương xác minh làm rõ những tình tiết mới trong lời khai của Lộc.
Đối tượng Hồng, chủ khách sạn Ngọc Minh, có địa chỉ số 71 Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội) mà Lộc nhắc đến là Nguyễn Thị Hồng (SN 1960). Hồng là vợ của Nguyễn Ngọc Phụ (tên gọi khác Nguyễn Ngọc Hà, tức Hà tí tồ, SN 1958, trú 74 Hàng Chiếu). Cặp vợ chồng này thao túng một đường dây ma túy rất quy mô mà Cục Phòng chống ma túy đang theo dõi. Vợ chồng Hà – Hồng có mối quan hệ buôn bán ma túy với nhiều đối tượng trên toàn quốc nên giàu lên rất nhanh. Ngoài khách sạn Ngọc Minh, chúng mua được nhà hàng Thiên Hương (86 Bà Triệu) và rất nhiều đất đai gần đó để làm nơi chế biến ma túy. Công an TP. Hà Nội cũng đã xác lập chuyên án theo dõi vợ chồng Hà.
Đấu tranh mở rộng, Lộc thành khẩn trong chuyến “gom hàng” ở Lào mà sau đó bị bắt trên đường về nước, Lộc mang theo 75.600USD, trong đó 40.000USD là do Hồng đưa cho Lộc với mục đích qua Lào mua heroin và trả tiền “bồi dưỡng”, số còn lại Lộc vay ngân hàng rồi sau đó đổi ra 35.600USD.
Những năm 1988 – 1989, Lộc thường tranh thủ nghỉ hè mua quần áo Thái Lan ở chợ Đông Hà mang ra chợ Đồng Xuân bán cho Hồng rồi quen nhau. Ban đầu là chỗ bạn hàng buôn bán, về sau Hồng thường trốn chồng thuê khách sạn quan hệ tình cảm với Lộc.
Năm 1990, Lộc nghỉ dạy học, lập công ty đi buôn bán gỗ và các mặt hàng xây dựng. Trong một lần Lộc cùng Thệp Thong In ra Hà Nội mua máy nghiền đá cho Công ty xuất nhập khẩu Quảng Trị, Lộc đã đưa In đến nhà Hồng chơi. Qua tiếp xúc, Hồng biết In là người Lào nên lấy ra một bánh heroin rồi hỏi: “Ở Sa Vẳn Na Khẹt có loại này không?”. In trả lời: “Ở đó không có nhưng những nơi khác thì họ bán nhiều”.
Sau chuyến gặp mặt Hồng tại Hà Nội, Lộc và In về đôn đáo tìm nguồn “hàng” và cả hai làm quen với một người tên Xu Phi, chuyên “cò” heroin. Xu Phi đưa Lộc và In đến nhà một người đàn ông bị chột mắt rồi dặn: “Cứ vào xem hàng rồi quyết định mua hay không”. Gã chột mắt mang ra tám bánh heroin hét giá 6.500USD một cặp (hai bánh). Một thoáng suy nghĩ, Lộc ra ngoài gọi điện thoại cho Hồng. Nghe Hồng “tư vấn” xong, Lộc quay vào nói với Xu Phi trả giá xuống mỗi cặp giá 6.000USD. Xu Phi hỏi: “Thế trả tiền công tôi ra sao”. “Tôi sẽ trả cho anh mỗi bánh 200USD” – Lộc hứa.
Xu Phi nghe thế liền bước đến vỗ vào vai gã chột mắt trả giá, nhưng hắn chỉ đồng ý giảm giá mỗi bánh 100USD. Để chuyến “hàng” đầu tiên được suôn sẻ, Lộc đồng ý mua hết tám bánh với giá 25.000USD.
Trưa 29/12/1994, Lộc mang hai hộp đường chứa tám bánh heroin đến khách sạn Ngọc Minh (71 Nguyễn Trường Tộ) giao cho Hồng rồi về lại nhà khách Bộ Thủy lợi. Tối cùng ngày, Hồng điện thoại khoe đã bán được 8.500USD một cặp và đồng ý nhận 800USD tiền “hoa hồng”. Sau đó, Hồng bảo Lộc đến khách sạn Ngọc Minh gặp Đinh Phú Quý, là nhân viên khách sạn, để nhận 40.000USD, trong đó tiền heroin là 33.200USD, còn 6.800USD Hồng cho Lộc vay để làm vốn “mở rộng kinh doanh”.
Hoa mắt trước phi vụ béo bở đầu tiên, Lộc vội vã về làm hồ sơ vay ngân hàng 500 triệu đồng, dùng 100 triệu đồng trả nợ, số còn lại đổi thành đôla để chuẩn bị một chuyến hàng đậm hơn. Tuy nhiên, khi chuyến “hàng” 14 bánh heroin về đến cửa khẩu Đen Sa Vẳn thì bị lực lượng chức năng Lào bắt quả tang.
Khi Nguyễn Khánh Lộc bị giam giữ tại trại giam Công an tỉnh Quảng Trị để chờ mang ra xét xử, lúc này Lộc vẫn chưa khai ra Nguyễn Thị Hồng thì bên ngoài, vợ chồng Hồng – Hà tí tồ biết rằng, chỉ cần Lộc “phun” ra là chết cả lũ. Chúng thường lấy cớ vào thăm nuôi Lộc, bắn tin động viên đừng khai ra để ở ngoài chúng tìm cách “chạy án”. Thời gian này, em gái Hà tí tồ là Nguyễn Thị Chi đang định cư bên Canada về thăm nhà nên Hà nhờ đi cùng với N.T.H (em gái Hồng) vào trại giam Công an tỉnh Quảng Trị thăm, cho quà và động viên Lộc đừng khai ra. Nguyễn Thị Hồng còn nói với em trai Lộc: “Dù có đổ cả gia tài mà lo được cho anh Lộc thì Hồng cũng đổ”.
Để “chạy án” cho Lộc, Hà tí tồ vận dụng tất cả các mối quan hệ mà y có. Niềm hy vọng đó Hà mang đến “gửi gắm” cho bà N.T.K.H – một cán bộ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội, vốn là người quen của vợ chồng hắn. Ngày 29/11/1995, Hà cùng bà N.T.K.H mua vé máy bay vào Đà Nẵng và được em trai Lộc lái xe đến đón tận sân bay đưa về nghỉ tại khách sạn Thu Bồn. Sau đó, bà N.T.K.H đã làm “cầu nối” cho Hà gặp hai cán bộ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng để nhờ lo “chạy án” cho Lộc, nhưng cuối cùng thất bại.
Ngày 18/8/1996, sau khi biết tin Nguyễn Khánh Lộc được hoãn thi hành án tử hình để khai báo bổ sung, Hồng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Còn Hà tí tồ ở lại tìm mọi cách đối phó với cơ quan công an. Ngày 28/9/1996, Hà gọi điện thoại cho đàn em Vũ Văn Vang (trú Kim Sơn, Ninh Bình) với nội dung, lên khách sạn Ngọc Minh bàn việc “mua ba ba”. Hôm sau, Vang rủ thêm Trần Văn Kim đi cùng. Sau khi chia tay, Vang kể lại nội dung cuộc trao đổi giữa y và Hà với Kim.

Tập đoàn ma túy lớn nhất nước (P.2)

Phi vụ “siết nợ” 26 bánh heroin của Vũ Xuân Trường
Vũ Xuân Trường (SN 1960, trú phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) lợi dụng chức vụ của mình đã cấu kết với nhiều tên tội phạm ma túy khét tiếng trong nước cũng như nước ngoài để thực hiện trót lọt nhiều phi vụ vận chuyển, buôn bán ma túy với số lượng lớn. Trong chuỗi ngày làm “ông trùm” thao túng thị trường ma túy, có lẽ Trường chua xót nhất là phi vụ bị vợ chồng Hà tí tồ dụ gom 13 cặp (26 bánh) heroin mang đến nhà bán để rồi bị cặp vợ chồng này “siết nợ” vì “bồ nhí” của Trường là Tạ Thị Hiển đang thiếu nợ.
Thông qua Tạ Thị Hiển và Đỗ Thị Vui, vợ chồng Hà biết Vũ Xuân Trường là đại úy Cảnh sát phòng chống ma túy nhưng biến chất nên thường lén lút qua lại với những đối tượng buôn bán ma túy trong các đường dây cỡ bự. Cuối năm 1995, Hồng chủ động gọi điện cho Trường mời đến nhà bàn việc “làm ăn”. Đã nhiều lần nghe người tình kể về quy mô hoạt động của đường dây ma túy do vợ chồng Hồng – Hà cầm đầu tại Hà Nội và các tỉnh lân cận nên Trường đồng ý gặp nhau. Theo hẹn, Trường đến gặp vợ chồng Hồng – Hà trên gác hai. Qua vài câu chuyện, Hồng đặt thẳng vấn đề: “Nếu lúc nào có “hàng” thì mang đến bán cho chúng tôi”. Trước khi chia tay, Hồng đưa số điện thoại cho Trường để liên lạc.
Sau buổi gặp nhau đó, Vũ Xuân Trường về nhà điện thoại cho Nguyễn Trọng Thắng (tức Thắng “béo”, SN 1958, trú phố Bế Văn Đàn, phường Mường Thanh, thị xã Điện Biên Phủ) bảo xuống Hà Nội gấp. Trường chạy xe máy đến tìm Thắng khoe: “Vừa mới kiếm được mối bán “hàng” cỡ lớn. Anh đến chỗ thằng Xe (Đào Xuân Xe) mua dùm tôi khoảng 18 “băng” (bánh heroin) nhé”. Sau đó, Trường đưa cho Thắng 70.000USD nhờ mua heroin rồi gửi xuống cho Trường. Theo Thắng “béo”, trước đây Đào Xuân Xe là chỗ thân thiết với Vũ Xuân Trường, nhưng trong quá trình làm ăn Xe âm thầm giựt hết “mối” của Trường nên từ đó cả hai không giao dịch trực tiếp với nhau nữa. Chính vì thế trong phi vụ này Trường mới nhờ Thắng “béo” làm trung gian.
Tập đoàn ma túy lớn nhất nước (P.2), An ninh Xã hội, buon ban ma tuy, tap doan ma tuy lon chua tung co, ma tuy, van chuyen ma tuy, duong day ma tuy lon nhat, bao, bao cong an, bao an ninh, vn
Hà tí tồ, Nguyễn Thị Hồng, Tạ Thị Hiển
Cầm 70.000USD của Trường về Điện Biên, Thắng “béo” đến nhà Xe ở đồi A1. Mặc dù Thắng không nói ra lấy “hàng” cho ai nhưng Xe cũng thừa biết đây là tiền của Trường nên nói thẳng với Thắng: “Làm ăn với thằng Trường thì cứ có tiền tươi tôi mới giao hàng”. Vài ngày sau, Xe và Bùi Danh Ca gọi Nguyễn Trọng Thắng đến nhà giao cho 18 bánh heroin, nói: “Tiền của thằng Trường chỉ đủ mua từng này”. Sau đó, Xe đưa thêm cho Thắng “béo” 8 bánh heroin nữa rồi dặn: “4 cặp này nhờ anh đưa về để nó bán hộ tôi. Nếu không bán được hoặc chê hàng xấu thì anh mang lên để tôi trả cho người ta”. Thắng “béo” điện thoại thông báo cho Trường “gom được 13,5 cặp (27 bánh heroin)” rồi mang lên Hà Nội giao tại khách sạn Vinacorp. Nhận được “hàng”, Trường mang về nhà giấu rồi liên lạc với Nguyễn Thị Hồng hẹn địa điểm giao dịch.
Một buổi tối cuối năm 1995, Trường điều khiển xe máy mang theo chiếc túi chứa đựng heroin đến tiệm cầm đồ Ngọc Minh của vợ chồng Hà nằm trong hẻm ở Hàng Cót. Đến nơi, Trường thấy Hồng – Hà đang đứng chờ trước cửa. Hồng bảo Trường đi ngược trở lại hẻm, sang căn nhà gần đó giao dịch để đảm bảo an toàn hơn. Sau đó, Trường dắt xe máy đi bộ theo vợ chồng Hồng – Hà ngược trở lại theo con hẻm khoảng 15m thì có một người đàn ông tên Dũng, em của Hồng, tới xách túi hàng rồi dẫn cả ba người vào một căn nhà gần đó. Sau khi chờ Dũng khóa cửa cẩn thận, bọn chúng mở chiếc túi đổ heroin ra nền nhà kiểm tra.
Tuy nhiên, chỉ có 26 bánh chứ không phải 27 bánh như Thắng nói. Thỏa thuận xong, Trường đồng ý bán cho vợ chồng Hà mỗi bánh heroin giá 5.600USD, tổng cộng 26 bánh là 145.600USD. Lúc này Hà dắt xe máy ra khỏi nhà bảo Trường đi theo hắn lên phố Bát Sứ lấy tiền. Tại phố Bát Sứ, Hà dẫn Trường vào một căn nhà nằm trong hẻm rồi thẳng thừng tuyên bố: “Cô Hiển, bồ của anh, đang thiếu tiền vợ chồng tôi nên số “hàng” đó chúng tôi sẽ trừ vào khoản nợ. Có gì thắc mắc anh tìm vợ tôi bàn bạc tiếp”. Trường quay lại tiệm cầm đồ tìm Hồng nhưng Hồng cũng đã rời khỏi nơi này. Trường đến nhà hỏi Tạ Thị Hiển về việc nợ nần thì Hiển thừa nhận có nợ tiền vợ chồng Hà. Số tiền này theo Hiển đã trả cho cặp vợ chồng này rồi, nhưng do quên lấy lại giấy vay nợ nên bị chúng ép trả tiếp.
Mặc dù rất tức tối vì bị Hồng – Hà “gài” lấy mất lô “hàng”, nhưng lo sợ nếu làm lớn chuyện chẳng có lợi gì nên Trường kiềm chế bảo Hiển: “Em đến gặp vợ chồng nó tính toán xem trừ nợ xong còn lại bao nhiêu tiền lấy về trả tiền cho Thắng”. Hiển tìm gặp Hồng nhận lại 57.000USD. Khi Thắng “béo” lên lấy tiền để mua ôtô, Trường và Hiển chỉ đưa 40.000USD, số còn lại Trường xin khất nợ.
Trong phi vụ Vũ Xuân Trường bị vợ chồng Hồng – Hà siết nợ, Nguyễn Trọng Thắng cho rằng Trường bị lừa. Vì do đang nợ vợ chồng Hà một khoản tiền lớn, biết Vũ Xuân Trường là người rất có tình cảm với mình nên Hiển bàn bạc với Hồng – Hà “gài” Trường gom “hàng” về siết nợ. Sau khi đã dính tròng cặp vợ chồng trùm ma túy mà được giới “hàng trắng” trong nước đánh giá là “chợ lớn”, lại có quan hệ với một số người có thế lực cả ngoài sáng lẫn trong tối nên Trường đành cay đắng chấp nhận. Với lại, chính “vở kịch” siết nợ cũng được vợ chồng Hồng – Hà cùng Hiển “diễn” rất đạt nên Trường không nhận ra.
“Xuất khẩu” ma túy ra nước ngoài
Ngày 10/11/1992, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Ngọc Hà (SN 1961, trú Hà Nội) về tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. Theo cáo trạng, ngày 12/10/1989 Phòng ngoại dịch Công ty Bưu chính liên tỉnh thuộc Bưu điện Hà Nội kiểm tra các bưu phẩm, bưu kiện đóng gói gửi đi nước ngoài, phát hiện trong túi thư số 213 của chuyến thư số 5 ngày 9/10/1989 từ Hà Nội đi Montréal (Canada) trên nhãn ghi trọng lượng là 5kg. Thực chất khi cân lại số hàng này nặng 6,650kg. Bên ngoài ghi tên người gửi là Nguyễn Thị Xuân (trú 74 Hàng Chiếu, Hà Nội), người nhận là Bùi Trung Nam ở Canada, số hàng nhận ghi 3kg chè.
Tiếp tục kiểm tra tìm thấy thêm gói bưu kiện số 201 gửi ngày 9/10/1989 ghi tên người gửi là Nguyễn Thị Lào (trú 47 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội), gửi số hàng ghi trên bao bì là 2,5kg chè, người nhận cũng là Bùi Trung Nam ở Canada.
Nghi ngờ những bưu kiện khác thường này không phải là chè nên Phòng ngoại dịch đã mời thường trực hải quan, trực ca hải quan và cán bộ Bưu điện Hà Nội mở niêm phong kiểm tra hai bưu kiện nói trên. Tại bưu kiện số 201 có 0,666kg chè (cả bì) và 4 gói màu đen dạng keo nhựa, nặng 2,040kg. Gói bưu kiện số 213 có 0,510kg chè và 4 gói màu đen dạng keo nhựa màu đen nặng 2,010kg. Số keo nhựa màu đen trên Công ty Bưu chính liên tỉnh TP. Hà Nội đã lấy mẫu gửi Bộ Nội vụ giám định. Ngày 17/10/1989, Viện Khoa học hình sự Bộ Nội vụ có công văn xác định, trong các mẫu Bưu điện Hà Nội gửi đến giám định đều là thành phần chất thuốc phiện.
Quá trình điều tra được biết, Trần Ngọc Hà cùng một người tên Hùng đều là cán bộ hải quan Bưu điện Hà Nội đã mang những bưu kiện trên đến. Sau đó, chúng lợi dụng là đồng nghiệp quen biết mang vào nhờ cán bộ kiểm hóa của hải quan bưu điện làm thủ tục qua loa để qua mặt hải quan.
Theo điều tra, Hùng thường ra quán của Nguyễn Thị Lào uống cà phê. Thấy Hùng mặc đồ hải quan bưu điện nên Lào lân la làm quen đặt vấn đề chuyển thuốc phiện theo đường bưu điện sang Canada. Hùng nói việc này phải hỏi ý kiến Hà. Sau đó Hùng về hỏi thì được Hà nhận lời. Ngày 9/10/1989, Hùng cho một đối tượng tên Hiếu đến nhận từ bà Lào một gói hàng cùng một cuộn băng dính và 800 ngàn đồng. Hiếu nhận xong rút lại 300 ngàn đồng rồi mang kiện hàng cùng 500 ngàn đồng đến cho Hà. Số tiền 500 ngàn đồng còn lại Hùng và Hà chia nhau. Tiếp đó, ngày 11/10/1989, bà Lào lại đưa cho Hiếu một gói hàng cùng 1 triệu đồng. Hiếu đưa gói hàng cho Hà cùng 600 ngàn đồng, Hiếu giữ lại 400 ngàn đồng.
Sau khi bị phát hiện, Hùng bỏ trốn, Hiếu phủ nhận không biết trong những gói quà đó là hàng thuốc phiện mà chỉ biết bảo đi nhận thì làm theo. Nguyễn Thị Lào cũng không thừa nhận đó là những gói hàng của mình. Kết thúc phiên tòa, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt Hà ba năm tù giam.
Điều đáng nói, hai người đứng tên trong hai bưu kiện chứa thuốc phiện trên gồm bà Nguyễn Thị Xuân là mẹ của Hà tí tồ, còn Nguyễn Thị Lào là chị gái của y.
Ngày 9/3/1992, Văn phòng Interpol Việt Nam đã nhận được bức điện do Văn phòng sứ quán Canada gửi về thông báo việc đang điều tra một nhóm buôn lậu ma túy trên đường phố Edmonton do Nguyễn Ngọc Nội cầm đầu. Theo nội dung bức điện, nhóm này ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động. Do đó, Cảnh sát Canada đang theo dõi và cần có nhiều chứng cứ để triệt phá. Tuy nhiên, thời gian này tên Nội trốn về Việt Nam để tránh sự truy bắt của Cảnh sát Canada. Trước đó, ngày 18/2/1992 Cảnh sát Canada cũng đã bắt giữ được hai đối tượng nghi là đàn em của Nội đang vận chuyển 2kg cocain trên đường phố Edmonton.
Qua theo dõi, Cảnh sát Canada biết được ngày 29/2/1992, Bùi Trung Nam điện thoại về Việt Nam cho một đối tượng tên Hùng để tìm gặp Nội. Hùng trả lời rằng Nội đang trên đường ra sân bay để đón một người bạn. Hùng còn thổ lộ thêm, thời gian về Việt Nam, Nội thường hay đánh bạc, mỗi ngày thua 100USD. Chính vì thế, trước đó Nội đã bị công an bắt tạm giam vì tội đánh bạc và bị lập biên bản phạt hành chính. Hùng còn cho biết có thể Nội trở lại Canada vào ngày 9/3/1992. Ba ngày sau, Nam tiếp tục gọi vào số máy trên để gặp Nội. Qua điện thoại, Nội cho Nam biết vừa đón một nhân vật rất quan trọng, có vị trí đứng thứ hai ở Hồng Kông về. Nội không nói rõ lúc nào sẽ trở lại Canada.
Trước đó, ngày 14/1/1992 Tổng cục Cảnh sát cũng đã có cuộc làm việc với ông KJ. Kelly – Sĩ quan liên lạc của Cảnh sát Canada tại Bangkok (Thái Lan). Ông này cho biết có hai đối tượng Việt kiều tại Canada là Nguyễn Ngọc Nội và Nguyễn Ngọc Mậu (đều là em ruột của Hà tí tồ) buôn lậu ma túy từ Việt Nam sang Canada. Ngày 20/12/1991, Thanh tra hải quan đã bắt quả tang một đối tượng tên Chu Sơn An tại sân bay quốc tế Los Angeles khi y cố tìm đường vào Mỹ. Qua kiểm tra hành lý, Thanh tra hải quan phát hiện trong tám bức tranh sơn mài Chu Sơn An mang theo có cất giấu gần 2kg heroin. An khai những bức tranh này do một người bạn tên là Lượng gửi từ Việt Nam sang cho một người bà con tên Nội ở Toronto (Canada). Lượng bảo Nội liên lạc với An và nhận lại các bức tranh sơn mài này ở New York.
Từ ngày 28 đến 29/9/1998, TAND tỉnh Ninh Bình đã đưa các bị cáo Nguyễn Ngọc Phụ (tức Hà tí tồ), Vũ Văn Vang, Lò Khăm Mới, Trần Văn Kim, Lê Đăng Thống và Nguyễn Xuân Thành về tội “mua bán trái phép các chất ma túy” và “buôn bán hàng cấm”. Theo đó, Phụ, Kim, Mới bị tuyên phạt tử hình; Vang, Thống tù chung thân, còn Thành lãnh 15 năm tù giam cũng về tội danh trên.
Riêng Nguyễn Thị Hồng bỏ trốn đã bị phát lệnh truy nã đặc biệt. Ngoài ra, tịch thu của Hà khách sạn Ngọc Minh số 71 Nguyễn Trường Tộ, hơn 3,1 tỷ đồng cùng một số đồ vật khác liên quan đến việc buôn bán ma túy; tịch thu của Lê Đăng Thống 279.600.000 đồng, 11.631USD…
Trước đó, ngày 9/6/1994 Nguyễn Thị Lào (SN 1944) đã bị Công an đường sắt Liêu Châu Quảng Tây bắt quả tang sau hai lần vận chuyển 24,5kg heroin. Tại cơ quan điều tra, Lào không công nhận thân nhân và địa chỉ nơi cư trú. Một thời gian sau, Lào mới khai nhận ở 47 phố Lương Ngọc Quyến, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nghề nghiệp làm y tá đã nghỉ hưu. Nguyễn Thị Lào chính là chị gái của Nguyễn Ngọc Phụ. Một thời gian sau, Lào đã bị Công an Trung Quốc tử hình nơi đất khách quê người.
  Tình Sơn
  (Công An Tp.HCM)

Cập nhật Tin thứ Tư, 31-10-2012


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Nhiều tài liệu quý khẳng định: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (ĐĐK). – Cơ quan lưu trữ sẽ mở rộng cửa cho các nhà nghiên cứu (SGTT).- Sử liệu quý, hiếm của Việt Nam: Nằm rải rác rất nhiều trong dân (TTVH).- “Điểm binh tài liệu” chủ quyền biển đảo (TT). – Giải mật quá trình điều động Su-22 bảo vệ Trường Sa (ĐV).

 

Một trường ĐH Séc mở hội thảo về Biển Đông (Vietinfo).

 

ASEAN-Trung Quốc bàn về khởi động COC (VNE). – ASEAN sẽ về bàn tranh chấp Biển Đông ở hội nghị Thượng đỉnh (VOV). – ASEAN và Trung Quốc ‘ý thức cấp bách’ cần đạt được COC sớm (Petrotimes).

 

Trung Quốc dùng “biện pháp mạnh” để cam kết hòa bình (Hữu Nguyên).  – Báo Mỹ: Nếu đánh chiếm được Senkaku, TQ sẽ lấn tới ở Biển Đông (GDVN).

 

Các tàu Trung Quốc, Nhật Bản đối đầu gần các đảo tranh chấp (VOA).  – Tàu Trung Quốc ‘xua đuổi’ tàu Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp (TP).  – Tàu Trung-Nhật đối đầu trên Hoa Đông (DT).

 

Phổ biến Bạch Thư về Nước Úc trong Thế Kỷ Châu Á (VOA).

 

Hình ảnh công an trước cổng tòa xử Trần Vũ Anh Bình – Việt Khang (Chuacuuthe).  – Lịch sử sẽ phán xét (Quê Choa). “‘Lịch sử  sẽ phán xét’ là câu cửa miệng của dân Việt ta thời này, chưa thời nào lời nhắc nhở  và đe nẹt ‘lịch sử sẽ phán xét’ lại nhiều như thời này. Nhưng lời đe nẹt ấy chẳng làm cho quan tòa chùn tay. Những kẻ ăn xổi ở thì đâu có thèm để ý đến sự phán xét của lịch sử, quan thầy của họ mới đáng kể, là trước tiên và trên hết. Ai muốn nói gì thì nói, kệ sư bố chúng mày!

 

Không sợ quả báo (Nguyễn Thông). “Chỉ lạ ở chỗ chống Tàu cộng xâm lược bành trướng mà là chống nhà nước, có vẻ không ổn”. Độc giả KL bình luận lúc 12h49′: “Chống Trung quốc bị tuyên án tù ‘Chống nhà nước’ thì đảng cộng sản đã gián tiếp công bố bán nước, rằng Việt Nam hiện nay đã thuộc Trung quốc. Không có cách hiểu khác hơn!”

 

Luật sư Trần Vũ Hải: Việt Khang sẽ kháng án (Chuacuuthe). – Bé Trần Hạo Trương, con trai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình: Con nhớ ba Bình (Chuacuuthe).

 

Lê Đình Quản tội gì? (Nguyễn Tường Thụy).

 

KHI KẺ TRỘM CƯỚP KHÔNG CHỈ LÀ KẺ BẦN CÙNG (Hai Lúa). “Bây giờ, hóa ra cái bài học những kẻ ăn cắp thường là những kẻ nghèo xem ra không còn đúng nữa, mà những kẻ ăn cắp này giàu, rất giàu, chúng không hề nhàn cư nhưng vẫn bất thiện, chúng không hề bần cùng nhưng vẫn là đạo tặc. Và chúng không chỉ câu trộm con cá, bắt trộm con gà, chặt trộm buồng chuối để ăn vì thiếu thốn, vì đói;  mà chúng ăn những thứ to lớn hơn, ‘cồng kềnh hơn’, từ sắt thép, tàu thuyền, ụ nổi,…”

 

Dân oan Tiền Giang ngủ vỉa hè cạnh cổng tiếp dân của Nhà nước (Lê Hiền Đức).

 

Có những nỗi mong chờ từ Tiên Lãng… (Petrotimes).

 

Quốc hội thảo luận tình hình năm 2012, bàn giải pháp KT-XH năm 2013 (Tin tức). – Cử tri tin tưởng vào các giải pháp kích thích nền kinh tế (Tin tức).  – Đại biểu bức xúc – bộ trưởng lạc quan (LĐ). – Bó tay chấm com (Đào Tuấn). “Hình như chưa bao giờ, lại có lắm bức xúc như vậy được nêu ra tại nghị trường Quốc hội”.

 

“Đừng nói không có cơ chế, hãy nói có làm hay không làm” (CafeF/TTVN). – Dân bàn: Lực cản nào cho phát triển? (ĐĐK).

 

Ông Đặng Thành Tâm nợ bao nhiêu? (NĐT). – Ông Đặng Thành Tâm hé lộ khoản nợ gần nửa tỷ USD (PL&XH).

 

– Vụ cán bộ lâm nghiệp gửi thư kêu cứu cho rừng Cát Tiên: Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra, xem xét (SGTT).

 

Phó thủ tướng: ‘Sông Tranh 2 chưa có dấu hiệu mất an toàn’ (VNE). – Về Công trình thuỷ điện sông Tranh 2, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Nếu động đất kích thích vượt giá trị cực đại thì không thể vận hành công trình (SGTT).

 

“Tăng lương được đồng nào hay đồng đó” (DT). – Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Đề xuất tăng lương tối thiểu thêm 100.000 đồng” (ĐTCK). – Lương tối thiểu chung tăng lên 1.150.000 đồng từ 1-7-2013 (NLĐ).

 

Thu phí người đi bộ (NNVN).

 

– 90% hố sụp lún là do sự cố từ hệ thống cống thoát nước: Công trình đã bàn giao, ngân sách chịu… phạt? (SGTT).

 

Lại không có thằng nào phải chịu TRÁCH NHIỆM!!! (Phair Zios).

 

Không khởi tố vụ viện trưởng VKS bị bắt giữ (PLTP).

 

Chuyển Cục Kiểm soát thủ tục hành chính về Bộ Tư pháp (PLVN).

 

Bắc Kinh thắt chặt an ninh (TT). – Báo Trung Quốc công kích báo Mỹ vì ‘bóp méo thông tin’ (TP). – Báo chí Trung Quốc “tấn công” The New York Times (NLĐ).

 

Đài Loan bắt 8 cựu sỹ quan làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục (DT).

 

KINH TẾ

Nợ công Việt Nam: Nguồn rủi ro nằm ở DNNN (Đoan Trang). – Điểm báo 31.10.2012 (DĐKTVN).  – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch giải quyết nợ xấu (VOA).  – Thống đốc: Các ngân hàng cần đảm bảo lợi nhuận để giải quyết nợ xấu (CafeF/TTVN). – NHNN đã mua vào 10 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay (CafeF/TTVN). – Đại biểu Nguyễn Bá Thanh: “Có những khoản nợ không phải xấu mà rất xấu” (Stox/TTVN). – “Cục nợ xấu” của ngân hàng: Chỉ còn là “ống” trong tay “đười ươi”? (LĐ). – Nợ xấu từ góc nhìn doanh nghiệp (DT).

 

Tỷ lệ động viên thu ngân sách Việt Nam thấp so với khu vực (Stox/Gafin). – Cải cách thuế và nỗi lo giảm thu ngân sách (ĐTCK). – Tăng thuế và phí, mừng hay lo? (ĐĐK).

 

Cấm ngân hàng chia cổ tức nếu không trích đủ dự phòng rủi ro (Stox/Gafin).

 

“Nên phát hành trái phiếu công trình để kích thích kinh tế” (VnEco).

 

Hoãn việc dừng huy động vàng: Chắc không có lần thứ tư (VIR). – Từ quản lý đến “độc quyền” vàng – Bài 3: Được – chưa được trong điều hành (PLTP). – Thống đốc và thị trường vàng: “Tôi nhận trách nhiệm!” (VnEco).

 

DaiABank sáp nhập với HDBank, ai lợi? (ĐTCK). – Nhân sự ngân hàng thay đổi thế nào trong 4 tháng qua? (Cafef/TTVN). – Nhân viên ngân hàng nơm nớp nỗi lo sa thải (VNE).

 

Doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội vay với lãi suất 7,5%/năm (CafeF/TTVN).

 

Lãi lớn giúp cổ phiếu GAS vững giá (VIR). – VSD cảnh cáo Ngân hàng Phương Đông (ĐTCK).

 

HUD “sốc nặng“ vì quyết định thay Chủ tịch Hội đồng thành viên (PLVN).

 

Giá có tốt mới hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư (SGTT).

 

Giải quyết hàng tồn kho BĐS: Chỉ trong vòng 1 tháng? (LĐ). – Doanh nghiệp địa ốc TP. HCM bắt tay giải quyết hàng tồn kho (ĐTCK). – Bất động sản đến hồi thoái vốn (LĐ).

 

Quản lý giá xăng dầu gây bất bình (Khampha). – Bất thường giá xăng dầu (TT). – Giá xăng dầu tăng giảm không cân xứng (Stox/Gafin).

 

Khẩn trương đăng ký mã số để xuất khẩu nông, thủy sản sang Hoa Kỳ (NNVN).

 

VĂN HÓA-THỂ THAO

Tìm thấy tấm bia quý thời Nguyễn (TT).

 

Thực hư kho báu dưới thềm chùa Ón? (PL&XH).

 

Độc đáo kiến trúc nhà trình tường của người Mông (TTXVN).

 

Con bò của thằng Thọt (Quê Choa).

 

CHUYỆN NHÀ QUÊ (Văn Công Hùng).

 

Bài cuối: Tìm ngọc giữa biển đời – Nguyên Ngọc (SGTT).

 

NSND Trà Giang: Mối tình đầu tiên và mối tình cuối cùng (DT).

 

Nhà điêu khắc viết nhật ký bằng… đất và cát (NĐT).

 

Làng gốm Thanh Hà chỉ còn duy nhất một nghệ nhân (PLVN).

 

Ngôi mộ thủy tinh giữa bảo tàng (TTVH).

 

Thu phí nhạc số: mập mờ sẽ không tác dụng (SGTT). – Từ 1/11 có còn tải nhạc miễn phí? (TTVH).

 

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

“Hạ điểm sàn không phải để lấp chỉ tiêu” (TT). – Trường ĐH Văn Hiến có nhà đầu tư mới (NLĐ). – Đầu vào thấp, chất lượng đào tạo y, dược khó đảm bảo (Tin tức). – Sinh viên “đòi” lương thực tập (DT).

 

“Giữ chân” học sinh đoạt giải Olympic quốc tế: Khó khăn! (LĐ).

 

Loại bỏ tham nhũng vặt trong giáo dục (SVVN).

 

Phụ huynh gánh 100% kinh phí thuê GV tiếng Anh bản ngữ (DT). – 12 thiết bị dạy học môn ngoại ngữ (NLĐ).

 

Khi truyện cổ tích bị bóp méo thê thảm! (DT).

 

Rối bời vụ xác định sai phạm của hiệu trưởng trường mầm non (DT).

 

Lưng chừng miền đất khổ (NNVN).

 

Gánh cả gia đình trên vai (SGTT).

 

Nữ giới bị thiệt thòi trong khoa học (Nguyễn Văn Tuấn).

 

Chế tạo gạch lát vỉa hè từ xỉ phế thải (SGTT).

 

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Tàu Saigon Queen bị chìm tại Srilanka, 4 người mất tích (Tin tức).

 

Đê biển ở Quảng Bình bị “Sơn Tinh” xé nát vì chưa hoàn thiện (NNVN).

 

Vỡ đê bao, hàng chục tấn cá nuôi thoát ra sông (DT).

 

Giao Thủy (Nam Định): Dân khóc ròng trước biển (ĐĐK).

 

Dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn trong giai đoạn “đỉnh” (TTXVN).

 

Huyện Từ Liêm vào cuộc vụ nước nhiễm Asen ở Cầu Diễn (Petrotimes).

 

– Loạn men vi sinh rởm: Men nội giả làm men ngoại (NNVN). – Ngộc độc thực phẩm: Không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng! (DT).

 

Khám nghiệm vụ cháy khiến 21 người bị bỏng tại Đồng Nai (VOV).

 

QUỐC TẾ

Giao tranh bùng phát dữ dội tại Syria (TN). – Tướng không quân Syria bị quân nổi dậy bắn chết (DT). – Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đối thoại với Syria (VOV).  – Hơn 120 người chết ngày thứ Ba vì giao tranh tại Syria (VOA).

 

Israel dọa hành động đơn phương với Iran (LĐ). – Chiến trường mới giữa Iran&Israel (PL&XH). – Quân đội Iran bắt đầu cuộc tập trận trên bộ và trên không (GDVN).

 

Các tập đoàn dầu khí phương Tây phớt lờ yêu cầu của Iraq (Petrotimes).

 

Hoạt động của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ hôm thứ Ba (VOA).- Bầu cử Mỹ rối vì bão Sandy (TT  – ‘Romney chiến thắng sẽ tốt hơn cho kinh tế Mỹ’ (VNE). – Đa phần người Mỹ nghĩ Obama sẽ chiến thắng (Khampha). – Obama ghi điểm sau siêu bão (NĐT). – Bầu cử Mỹ: Kinh tế là ‘át chủ bài’ của các ứng viên (Tin tức).

 

Nhật giúp Myanmar đảm bảo nguồn cung điện năng (TTXVN).

Chính trị – Xã hội

 

 

Tranh chấp tại Biển Đông có thể trở nên bạo động (RFA)      —-Chiến hạm HMAS Sydney của Úc thăm TPHCM(RFA)   —-Có dấu hiệu tích cực trong thảo luận về tranh chấp Biển Đông – QĐND    —–Bắc Kinh tiếp tục cản trở ‘Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Ðông’ (Nguoiviet)

 

Philippines mua tàu để tuần tra Biển Đông –VnExpress—–Philippines mua 5 tàu của Pháp để tuần tra Biển Đông (RFI)    ——Xây dựng kho tư liệu Hoàng Sa và Trường Sa: Khẳng định chủ quyền biển đông – SGGP

 

Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng  (RFI/PV.) –Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết ý kiến.    —-Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ”tuyên tuyền chống Nhà nước” (RFI)

 

Nguyễn Phương Uyên  <<<===Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên (BBC)  -Nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu VN gửi thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

 

Little Saigon thắp nến theo dõi phiên xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông (Nguoiviet)

 

Mỹ quan ngại việc hai nhạc sỹ bị xử tù (BBC)   —Nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông bị 4 và 6 năm tù  (Nguoiviet) –Hai nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông (tên thật là Trần Vũ Anh Bình) bị tuyên án lần lượt là 4 và 6 năm tù trong phiên tòa diễn ra chỉ trong một ngày ở Sài Gòn hôm 30 tháng 10, 2012.====>>>

 

‘Tôi mong thân chủ được tự do’ (BBC/nghe) – ….Trao đổi với BBC, luật sư Trần Vũ Hải bào chữa cho Việt Khang cho biết trong phiên xử sáng nay tòa đã chấp nhận chuyển khung hình phạt từ khoản 2 dành cho những ‘hành vi đặc biệt nghiêm trọng’ với mức án từ 10 đến 20 năm sang khoản 1 với mức án chỉ từ 3 đến 12 năm.     Lý do, ông Hải giải thích, là do các luật sư phản bác và đề nghị Viện kiểm sát ‘trưng ra lý do thế nào là đặc biệt nghiêm trọng’ và Viện kiểm sát đã ‘lúng túng trong vấn đề này’.

 

“Tại phiên tòa tôi đã đề nghị tòa rất thận trọng khi xử vụ án này. Người ta sẽ nhầm rằng chỉ vì 1,2 bài hát mà xử nặng như vậy,” ông Hải nói và nói thêm rằng ‘chưa nhìn thấy nhà nước nào, chế độ nào, kể cả chế độ trước đây’ làm như thế.

 

Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát ‘chống phá nhà nước’ (VnEx)

 

 

 

Xét xử những kẻ đội lốt “nhạc sỹ” tuyên truyền chống phá Nhà nước – (Petrotimes)   —Nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam (RFA)   —-Việt Nam bỏ tù hai nhạc sĩ trẻ viết các bài hát chống Trung Quốc (VOA)   —-Việt Nam kết án nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vì ‘chống đối nhà nước’ (VOA) –Ông Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang) bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế trong khi ông Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi, bị mức án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế

 

Linh mục Đinh Hữu Thoại bị công an sách nhiễu khi đến dự phiên xử 2 nhạc sĩ yêu nước (RCTM)   —-Dân Sắc Tộc Khiếu Kiện Bị Bắt (VB)

 

Hội nghị TƯ6/CSVN – Sinh Viên Phương Uyên – Chiến dịch Triệu Con Tim-Một Tiếng Nói (RCTM)>>>>Nhạc sĩ Trúc Hồ nói về chiến dịch Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói (phần 1)

 

Bộ trưởng Trần Đại Quang:”Nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam rất lớn”  (GDVN) – Cơ quan An ninh cũng phát hiện hàng trăm đối tượng phản động lưu vong người Việt xâm nhập nội địa, mang theo hàng tấn thuốc nổ, vũ…

 

Bộ trưởng Kế hoạch: ‘Muốn tăng lương, phải giảm đầu tư’  –VnExpress – Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, mức đầu tư 180.000 tỷ đồng từ ngân sách năm 2013 là rất thấp. Con số này thậm chí còn có thể thấp hơn nếu Chính phủ tiếp tục…

 

Trên bảo dưới không nghe, chả lẽ bó tay? (VNN)  –Sao không “cưỡng chế” như cưỡng chế CHỦ???  —-Báo Tin tức  Sẽ cưỡng chế đối với các hộ dân cố tình không bàn giao mặt bằng    —VnExpress  ‘Lãnh đạo nhiều ngành chỉ lo che chắn khuyết điểm’   —-GS Đặng Hùng Võ: Nguy cơ tăng khiếu kiện đất (TVN)

 

VnExpress Tàu Saigon Queen mất tích, 22 thuyền viên trôi dạt   —SeaBank bị ‘tố’ ép nhân viên nghỉ việc hàng loạt – VnExpress   —–Báo Phụ Nữ Online  –Hơn 90% lao động xuất khẩu từng bị lừa gạt

 

Có đôi đảng viên như những con lợn  (Đào Tuấn )“Tham ô là có tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm”.    Hình như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.

Bó tay chấm com(Đào Tuấn )Không thể đếm được có bao nhiêu nỗi bức xúc đã được các ĐBQH liệt kê trong phiên thảo luận về KT-XH ngày hôm qua 30-10. Nói là “Một tỷ thứ bức xúc thổi lửa nghị trường”, có lẽ cũng chẳng có gì là quá lời.

Ăn xin ngoài đường và khoảng trống trong luật(Đào Tuấn )  –“Việc để cho quần chúng đi ăn xin giữa đường đã là không được”.Ăn xin giữa đường thì không được. Còn khoảng trống về quyền con người cơ bản trong luật thì được?.

Tại sao Nguyễn Phương Uyên bị ‘lôi’ về Long An?Quanlambao – Thông tin vủa hè Cu đen lượm lặt được: “Bắt sạch cái đám dân đen bày đặt biểu tình, chống đối Nước bạn anh em Trung Hoa đi… Tôi và Thủ Tướng đã hứa với các đồng chí trung Nam Hải rồi…. Cần phải thể hiện thiện chí của chúng ta….” / “Dạ, em cho triển khai ngay…” / “Cái đám sinh viên cùng gia đình cái con nhãi Uyên đang làm um sùm không bịp được nữa….” / “Mang nó tống về Long An…” / “Dạ tại sao bắt ở Thành phố … lại đưa về Long An ạ???” / “Tại sao tụi bay có cái đầu không biết sử dụng???? Đưa nó về quê của ông Tư Sang để dân người ta nghe thấy nhốt ở Long An thì sẽ lôi ông ấy ra chửi vậy là tiện cả đôi đường!”

Có giỏi thì Kiện đi!   –Quanlambao – Các báo Lề Đảng Trung Quốc xúm nhau vào phỉ báng New York Times về việc ‘dám ‘ công bố gia tài tham nhũng của Thủ Tướng trung Hoa!  / Mấy ai thèm tin vào cái đám báo Lề Đảng của đất nước độc Đảng đến hắt hơi cũng phải xin phép cho đúng định hướng XHCN! Do vậy lẽ đương nhiên không biết đúng sai cứ phải chối bay chối biến cái đã, chẳng lẽ lại tạo tiền lệ cho cái đám ‘Tư bản chủ nghĩa bóc lột’ vạch xấu mặt mình sao???  /   Đã quen cái triết lý ‘có thúi cũng tự hít hà khen phân của nhau không đến nỗi thúi mấy’! Vậy thì chuyện gào thét trên mấy cái thằng tay sai bồi bút của mình là điều quá dễ!

 Nếu có giỏi thì cứ kiện tờ New York Times ra toà án. Ở xứ sở tự do này mọi cái đã có Toà án lo, còn nếu không dám kiện thì chứng tỏ những gì NY Times đăng là chính xác! …..

Tại sao Doanh Nhân Việt Nam mơ ước về cái ‘máng lợn’?  –Quanlambao – Một đất nước với những chính sách vĩ mô và một thực trạng thế nào mà các Doanh nhân lại nhụt chí đến độ chỉ mong trở về ‘cái máng lợn nứt nẻ’? Điều ông Tâm phát biểu là người thứ 2 sau Đoàn Nguyên Đức, điều đó gợi lên điều gì?   —-Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng! (QLB)

10 bê bối tình báo chấn động thế giới (kỳ1) (QLB) –10 bê bối tình báo chấn động thế giới (kỳ 2)

Bình ruồi – Càng chống chế, càng lộ ngu dốt(QLB)  —Từ loạn luân đến loạn nước!(QLB)

Tổng thanh tra Chính phủ giải trình về nợ của Vinashin (Gafin.vn) -Theo đại biểu Quốc hội, Vinashin làm thất thoát khoảng 107.000 tỷ đồng, song thanh tra Chính phủ cho rằng Vinashin chỉ nợ hơn 86.000 tỷ đồng chứ không phải thất thoát.

“Nếu Vinashin không thất thoát thì chúng ta sẽ có thêm 214.000 phòng học, 107.000 nhà văn hóa, 53 nghìn trạm xá xã & chúng ta không phải buộc phải lùi thời hạn tăng lương…” (QLB)

Nguyễn Hoàng Đức – Việt Nam: Quốc gia của bầy chuột nhắt? (Danluan)   —-(Danluan)

Bùi Quang Minh – Phiên toà lịch sử xét xử Phan Bội Châu(Danluan)   —–Đông A – Sửa lặt vặt (Danluan)

Tô Văn Trường – Múa “vụng” nên lộ “hàng”(Danluan)   —-Đào Tuấn – Khoảng trống về quyền con người cơ bản trong Luật?(Danluan)

Câu chuyện của 2 vị cựu bộ trưởng » – – Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ…

 

Xe máy, xe đạp điện liệu “chạy đâu cho thoát”  (Dân trí) – Đã “nói không” từ lâu với dự tính thu phí xe máy, và cũng đã có những dự báo vu vơ “đe” trước với nhau rằng: xe đạp điện rồi tới cả xe đạp thường có lẽ sẽ “chẳng chạy đâu cho thoát”! Tưởng đùa cho vui, ai dè rất có thể thành sự thật.

 

ĐBQH Đặng Thành Tâm: Chúng tôi chết thì chẳng ai sống được! (NLĐ)    —–Chặn đứng lợi ích nhóm TT – Ngày 30-10, tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội, các đại biểu Quốc hội đã nêu những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết, đó là nạn tham nhũng, lãng phí, bất thường trong giá xăng dầu, lợi ích nhóm..

 

Ai tiếp tục khi niềm tin đã bị vùi dập? (TVN) –Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng một Trung tâm cứu hộ gấu như ở Tam Đảo càng trở nên cấp thiết và cần được khẩn trương xúc tiến. Thế nhưng, đùng một cái, dự án bị ngưng, mà cụ thể là người ta đình chỉ các hoạt động xây dựng ngay trong khuôn viên dự án đã giao cho Ban quản lý Trung tâm cứu hộ gấu.

 

Pha trộn chính trị, kinh doanh và địa chiến lược (TVN) –theo CSIS  – Dù các SOEs được kêu gọi hành xử trên danh nghĩa như các thực thể sinh lời, nhưng rốt cuộc họ lại bị xem là các công cụ của chính quyền.    Kỳ 1:Bắc Kinh dùng chiến lược ‘Trung Quốc trước tiên’  Kỳ 2An ninh năng lượng và tính chính danh của đảng

 

Trên ván cờ nước lớn: Từ Geneva đến Paris  (TVN) -Trung Quốc chưa bao giờ muốn có láng giềng mạnh, GS Pháp nhận định khi bàn về HN Geneva và Paris.   –Không thể loại bỏ lợi ích riêng của Trung Quốc trong việc thuyết phục Việt Nam chịu ký hòa ước Gieneva, nhưng tôi không tin rằng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chịu ký, hay ít nhất không nhượng bộ về giới tuyến, chỉ vì sức ép, hay sự thuyết phục của Chu Ân Lai, TS Pierre Journoud nói.

Xanh mặt với làn sóng thất nghiệp (VEF)  Tại nhiều tỉnh miền Bắc, hàng ngàn doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, sản xuất đình trệ, hàng tồn kho lớn đã khiến hàng ngàn lao động bị mất việc làm. >>>Thất nghiệp, về đâu Hai lúa? >>>Thất nghiệp, lao động về quê lánh nạn >>>>Lao động thất nghiệp khóc ròng vì DN nợ bảo hiểm >>>Chen chân đi đăng ký thất nghiệp >>>‘Bão’ thất nghiệp sắp đổ bộ? >>>>Thất nghiệp đang tăng mạnh   —-Lao động mất việc ồ ạt (TP)

Thừa Thiên – Huế: Lay lắt xóm vạn đò Thủy Phú (VNN) -Những chiếc thuyền cũ nát, xập xệ; nguồn nước, môi trường sống bị ô nhiễm; cảnh nghèo, bệnh tật và thất học. Đó là những gì mà 18 hộ dân với gần 100 nhân khẩu xóm vạn đò Thủy Phú (Thừa Thiên – Huế) đang phải chung sống.

15% dân số VN có vấn đề về tâm thần  (TT)    —Nhiều bệnh viện rỗng ruột (TT)  -Đó là các bệnh viện quận, huyện ở TP Cần Thơ. Các bệnh viện này được xây mới thật hoành tráng với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến y tế cơ sở, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Nhà nước thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất (TT) –  Bảng giá đất sẽ do UBND cấp tỉnh ban hành nhưng không công bố hằng năm như hiện nay, chỉ thay đổi khi thị trường có biến động lớn. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự án Luật đất đai (sửa đổi). Vậy là nhà cầm quyền sẽ định gia cho CHỦ khi thu hồi đất- Khi ĐẦY TỚ bán thì cho đấu giá? Hay thật,tốt thật,vì Nhân dân hy sinh vì nhân dân quên mình?- Chơi thế này là “ngu” thấy ớn!?   —Sống vất vưởng trên đất của mình (TT)   —Bão Sơn Tinh làm 32 người thiệt mạng tại Việt Nam (VOA)   —-Sạt lở đất nhấn chìm 25 bè cá (TN) –

1 tỷ USD để tăng lương từ 1/7/2013   (Dân trí)   —-“Tăng lương được đồng nào hay đồng đó”  (Dân trí) – “Đối với người lao động, lương tăng được đồng nào hay đồng đó. Với nhiều người, vài ba trăm nghìn đồng không nhiều nhưng với những người sống hoàn toàn bằng lương, tăng lương, dù thấp rất quan trọng” – Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng trao đổi. —Chính phủ đề xuất tăng lương thêm 100.000 đồng (VnEx)-

Một đội ngũ Công chức (Thời kỳ chống Pháp mấy ông Việt minh gọi là Cức Chông) của một “hệ thống song trùng” vận hành bộ máy cầm quyền,cho nên không tiền nào của Dân mà trả cho xuể,ngay cả mấy Quốc gia giàu nhất hiện nay cũng sạt nghiệp với đám “đầy tớ” Dân đông như quân Nguyên!!!-Một hệ thống cầm quyền có gì thì bên đảng có nấy ,từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong đời sống xã hội . Cho nên mọi người đừng có than lương ít lương nhiều- Cứ nghĩ kỹ xem,ngân sách nào kham cho nổi để người hưởng lương có đời sống dễ chịu hơn chứ chưa nói đến thoải mái với đội ngũ “đầy tớ” thế này??? Thế thì “kiếm thêm” là điều tất yếu- Trong khi đó thì một số nhờ vào cái gì mà giàu thừa mứa nứt đố đổ vách…mà người Việt nam ai cũng hiểu?Họ là ai, mới có 20 năm nhé.

Xin đừng “chạy đêm, chạy hôm” chốn nghị trường   (Dân trí) – Còn 10 ngày nữa, phiên thảo luận về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn mới bắt đầu và được truyền hình trực tiếp tại hội trường nhưng từ nhiều ngày qua, vấn đề này đã sôi động không chỉ nghị trường Quốc hội. >>>Từ chối chiếc ghế khó lắm thay! >>>>Vụ “cá cược lịch sử” của Bộ trưởng Thăng!

Lương khởi điểm nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ trên 4 triệu đồng/tháng  (Dân trí)   —–Thống đốc và thị trường vàng: “Tôi nhận trách nhiệm!” (VnEc)    ——Tăng mạnh giá dịch vụ y tế vì giá cũ “quá lỗi thời”(VnEc)   —“Đòi” lời hứa của hai bộ trưởng về điều hành xăng dầu(VnEc)

“Chính sách thay đổi liên tục làm nhà đầu tư bối rối”(VnEc)  –Phó chủ tịch Tập đoàn Ford Motors mong muốn có một chính sách rõ ràng, minh bạch và ổn định…      —-‘Lá bùa’ chủ trương (TP)

Phó thủ tướng: ‘Sông Tranh 2 chưa có dấu hiệu mất an toàn’ (VnEx) -Sáng nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định trước Quốc hội, chưa có dấu hiệu mất an toàn hồ chứa và đập thủy điện này. Tuy nhiên, công tác tái định cư cho người dân cũng đang được khẩn trương triển khai. Nói thì nhớ nhé.

 

Kinh tế

 

Chính phủ đang xem xét, Đại Thanh đã chào bán căn hộ không sổ đỏ? (GDVN )   —-Giảm trích quỹ bình ổn giá xăng dầu xuống 300 đồng/lít – NDHMoney.vn   —-HNX-Index tiến sát ngưỡng 53 điểm (Chinhphu)

 

Việt Nam tái thâm hụt mậu dịch (BBC) –Bộ Công thương cho hay VN nhập siêu trở lại sau khi xuất siêu suốt tháng trước.

 

Giá xăng ở quận Cam giảm 27 cent so với tuần trước (NV)    —Đề xuất phát hành thêm 60 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu (Gafin.vn)

 

Xuất khẩu cá tra sang Nga giảm gần 25% so với năm ngoái (Gafin)    —Ông Alan Phan từ chức chủ tịch Viasa kể từ 2013 (Gafin)   —-Hà Tiên 1 lỗ gần 30 tỷ đồng trong quý III/2012(Gafin)   —–QNC hợp nhất lỗ 375 triệu đồng quý III/2012 (Gafin)   —-KSD lỗ lũy kế hơn 27 tỷ đồng trong 9 tháng(Gafin)

 

Hàng nghìn tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc ?  (VnMedia) – Bằng nhiều cách thức khác nhau cả công khai và lén lút, với số lượng lớn hay nhỏ giọt, người Trung Quốc đang xuất khẩu tiền. Hàng nghìn tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc trong những năm qua. Có nhiều dự đoán khác nhau về dòng vốn Trung

 

Ngành tôm ngắc ngoải (NLĐ) –  —-Bất động sản: “Tảng băng” 1 triệu tỉ đồng  (NLĐ) -Cả 1 triệu tỉ đồng tồn kho bất động sản không chỉ là nguồn lực chết của ngân hàng, của các doanh nghiệp mà còn là nguồn lực của dân, nguồn kiều hối và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 

Nợ xấu của BIDV đạt hơn 9.200 tỉ đồng (NLĐ)    —BĐS nghỉ dưỡng: Kẻ “đắp chiếu”, người bung hàng (BĐS)

 

Nhân sự ngân hàng thay đổi thế nào trong 4 tháng qua? (VEF)   —-Cựu Thủ tướng Malaysia muốn xây nhà giá rẻ ở Hà Nội(VEF)    —-Cổ phiếu chìm nổi theo phận đại gia(VEF)     —Hồng Kông ngăn dân giàu đại lục mua nhà(VEF)

 

Mỗi km đường sắt đô thị ‘ngốn’ 100 triệu USD (VNN)  –Là hơn hai ngàn tỉ VNĐ đấy ạ!?= 2.000.000.000.000, (Chỉ tính 20.000 VNĐ/ 1 USD)- Hễ “chi” cái gì mà nhiều tiền quá thì viết Đô la ,chi ít thì viết VNĐ???    —Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch giải quyết nợ xấu (VOA)

 

Giá vàng lùi về mốc 46 triệu đồng/lượng  –(Dân trí) – Sáng nay 31/10, giá vàng miếng trong nước được doanh nghiệp vàng điều chỉnh giảm gần 100.000 đồng/lượng, lùi về mốc 46 triệu đồng/lượng. Tuy giảm nhưng giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới 3,1 triệu đồng/lượng.

 

Nợ xấu từ góc nhìn doanh nghiệp   (Dân trí) – Một điều bất cập hiện nay trong chương trình giải cứu các doanh nghiệp (DN) là sự ràng buộc bởi các tiêu chí đánh giá DN. Phần lớn DN khó khăn hiện nay muốn được khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu nợ, bổ sung vốn… đều vướng các tiêu chí mà NHNN quy định. >>  Thống đốc NHNN: “Tôi không thể hứa gì về việc xử lý nợ xấu”

 

Bản tin chỉ số Kinh tế- Chứng khoán… của VnEconomy 31/10/2012 lúc 10 giờ 40 :

 

VN-Index
388,00  -1,86  -0,48%
HNX-Index
52,68  -0,45  -0,85%
DowJones
13.107,21  3,53  0,03%
Vàng
1.712,50  0,40  0,02%
USD
20.825,00  0,00  0,00%
Dầu thô
85,78  0,10  0,12%

 

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

 

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh? (kỳ 2)(GDVN)  —-Vũ Trọng Phụng, nếu ông sống lại… (TVN)

 

Nghi vấn cô giáo đâm kim vào tay bé mầm non: Giáo viên chuyển công tác  (GDVN)   —–Di tích Tây Sơn Thượng đạo có nguy cơ trở thành phế tích – Báo Tin tức   —-Nhà văn gốc Việt Linda Lê vào chung kết giải Goncourt 2012 (RFI)

 

Sinh viên “đòi” lương thực tập  (Dân trí) – Trong khi nhiều cử nhân ra trường không tìm nổi chỗ làm thì không ít sinh viên sẵn sàng nói không với những công ty không trả lương trong quá trình thực tập.

 

Thế giới

 

Hàn Quốc truy tố cán bộ tình báo quân đội ra tòa án binh(GDVN)   —Tư lệnh lực lượng đặc biệt của Mỹ tại Hàn Quốc bàn giao quyền chỉ huy (VOA)

 

Tình báo Hàn Quốc: Kim Jong-un xây công viên 330 triệu USD(GDVN)  —Chính quyền Bình Nhưỡng hạ bỏ hai bức hình Karl Marx và Vladimir Lenin (RCTM)

 

Ban Ki-moon “gửi gắm hy vọng” vào Kim Jong-un(GDVN)    —-Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhận giải thưởng Hòa bình Seoul (VOA)  —-Các tàu Trung Quốc, Nhật Bản đối đầu gần các đảo tranh chấp (VOA)

 

Tàu Trung Quốc ‘xua đuổi’ tàu Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp  TPO – Hôm qua, các tàu tuần tra Trung Quốc đã “xua đuổi” các tàu Nhật Bản ở khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho hay.

 

Hoa Kỳ: Bão Sandy làm ít nhất 15 người thiệt mạng(RFA)     —6 triệu người mất điện vì bão Sandy (VOA)   —Obama: Bão Sandy là “thiên tai lớn” (BBC)   —Trụ sở LHQ ngập nước, ‘công việc vẫn tiếp tục’ (VOA)

 

4 lý do ông Obama sẽ tái đắc cử tổng thống Mỹ (Gafin.vn)  —-Hoạt động của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ hôm thứ Ba (VOA)

 

Bão Sandy làm đình trệ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ (VOA)    –  –Hoa Kỳ: Thiệt hại kinh tế do bão Sandy gây ra (VOA) –Công ty đánh giá thiên tai Eceqat dự đoán con số thiệt hại về kinh tế là 20 tỉ, trong đó khoảng phân nửa sẽ được các hảng bảo hiểm chi trả    —-Hình ảnh về bão Sandy ở Mỹ (BBC)    —-Mẹ tôi đi bầu cử tổng thống Mỹ (BBC)

 

Mỹ, Campuchia mở lại việc cho nhận con nuôi (VOA)   —-Afghanistan: 2 binh sĩ người Anh bị bắn chết (RFA)

 

Ấn Độ tăng cường thế tấn công trên tuyến biên giới với Trung Quốc(GDVN)   —–Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thừa nhận tranh chấp – Vietnam Plus   —Mỹ – Nhật sẽ tập trận chung vào thứ hai tuần tới (RFA)   —-TQ bắt 51 người biểu tình chống ô nhiễm (RFA)     —Báo chí nhà nước Trung Quốc đả kích tờ New York Times (VOA)

 

Đại sứ Mỹ lên tiếng về chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng  (VOA) – Sau một loạt những vụ tự thiêu phản đối của người Tây Tạng, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đã lên tiếng về các chính sách của Trung Quốc đối với người dân Tây Tạng   —–Trung Quốc : Đấu đá nội bộ bùng nổ thành các vụ tai tiếng (RFI)   —Trung Quốc dè dặt đàn áp thành phần trung lưu chống đối (Nguoiviet)   —Ngành Điện Mặt Trời TQ Suy Trầm (NV)    —-Bắc Kinh thắt chặt an ninh (TT)  —-Trung Quốc: Tình cảnh đáng sợ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (Infonet)

 

Đài Loan bắt 8 cựu sỹ quan làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục (Dantri)

 

Thủ Tướng Qatar: người dân Syria đang chịu khổ hình (RFA)   —Qatar tố cáo chính quyền Damas gây « chiến tranh hủy diệt » tại Syria(RFI)   —-Syria: Tướng không quân chết, máy bay tiêm kích lần đầu oanh tạc Damascus (NLĐ)

 

Xung đột tôn giáo sẽ ảnh hưởng sự ổn định của Đông Nam Á(RFA)   —Miến Điện bác bỏ đề nghị của ASEAN giải quyết bạo động qua đàm phán(RFI)

 

Pháp và Đức tăng cường biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc (RFI)

 

Máy bay ném bom Su-24 rơi, 2 phi công thoát chết  –Vietnam Plus – Chiều 30/10, một máy bay ném bom Su-24 của Không quân Nga đã bị rơi tại tỉnh Chelyabin do trục trặc kỹ thuật, rất may hai phi công đã kịp nhảy dù trước khi lái…  —Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản (RFI)    —-Tàu Nga mất tích cùng 700 tấn quặng vàng (Gafin)

 

Cơm Có Thịt – những bữa cơm của tình người  (VOA) –Mặc dù Cơm Có Thịt tại Việt Nam đã ra đời được hơn một năm và lan rộng ra nhiều các quốc gia, Cơm Có Thịt tại Mỹ chỉ vừa mới xuất hiện

 

“Mặt phật” huyền bí xuất hiện cạnh chùa gây sốt(NLĐ) –Mã lai

 

Choáng với nữ CĐV xinh đẹp của Tottenham (GDVN)===>>>

 

 

Video: Thiếu nữ lũ lượt xếp hàng đi thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc (GDVN)   —–Báo Phụ Nữ Online  –Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn dừng thi công vì nhà thầu bỏ trốn   —-Kinh hoàng quà vặt trước cổng trường: “Thịt hổ” giá 3000 đồng(GDVN)    —Hà Nội: Học sinh mang điện thoại di động bị phạt 50.000 đồng(GDVN)   —-Độc giả phẫn nộ, tẩy chay vì cho rằng cây xăng Đại An làm ăn gian dối(GDVN)

 

Hà Nội: Đi chơi với bạn trai, nữ sinh viên bị bán làm gái mại dâm(GDVN)   —–Nữ sinh viên bị lừa bán sang TQ làm gái mại dâm – Kienthuc.net.vn   —–Cận cảnh: “Giải phẫu” áo ngực Trung Quốc lôi ra những túi chất lạ(GDVN)    —-Kienthuc.net.vn –Gửi mẫu áo ngực chứa “thuốc lạ” đi kiểm nghiệm

 

Chất lạ trong áo ngực: Không phải silicone  (NLĐ) –Các chuyên gia về da liễu khuyên người tiêu dùng nên thận trọng với các “phụ tùng” có gắn chất lạ, đặc biệt là những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với các phần nhạy cảm của cơ thể   —-Tận mắt xem đủ loại áo ngực chứa chất lạ (VTC)   —-Áo ngực hàng Việt cũng có “thuốc lạ”? (VTC)

 

Bộ Y tế kiểm định mì Hàn Quốc nghi chứa chất gây ung thư ở VN(GDVN)   —-Học cách khoe vòng 1 tinh tế như các mỹ nhân(GDVN)   —-Nhập lậu gia cầm khiến 3 – 4 chủng virút xen kẽ – Báo Tin tức

 

Báo Tin tức  Cháy công ty gỗ, nhiều công nhân nguy kịch   —–ANTĐ  Cháy xưởng gỗ, 21 công nhân phỏng nặngTuổi Trẻ   —- Vợ thỉnh cầu chồng khắc “vùng kín” của mình lên bia mộ  –Cái tờ báo này hết tin để đăng!! chịu chết với báo “chính thống”!

 

Đi Phi Cơ Từ Hà Nội Về SG: Gửi Hành Lý, Mất Trộm Vàng (VB)   —Những hình ảnh xem xong ‘cạch’ luôn phẫu thuật làm đẹp (VTC)

 

‘Tôi làm trên Bộ, cấp trên các anh còn phải lụy tôi’  (VTC News) – Một phụ nữ phạm luật giao thông, tại chốt 141 đã có lời lẽ khoe về các mối quan hệ và dọa sẽ có người “hỏi thăm” tổ công tác đặc biệt.

 

Một nữ sinh cao đẳng bị bán qua biên giới (VTC) —–Từ đầu tháng 9, chúng đã bán trót lọt một nữ sinh viên trường cao đẳng tại Hà Nội và 2 cô gái trẻ.(VTC)  >>>Mua gái 30 triệu, bóc lột 3 tỷ đồng trên thân xác >>>>Nỗi ám ảnh sau những chuyên án buôn người >>>>Mất đời con gái, mất xe máy vì bạn ‘chát’ >>>>Sát thủ cướp Ngân hàng ở Hà Nội: Sa ngã vì tình

 

Đầy rẫy sữa tươi giả, DN lừa người dùng (VNN)   —-Em không có nhà Hà Nội để anh về ở rể… (VNN)   —-Bạo lực không chống được trộm chó (TT)

 

Bơ vơ trong gia đình (VNN) –Xinh xắn, học giỏi, gia đình khá giả, luôn được mọi người xung quanh ngưỡng mộ vì thành tích xuất sắc … nhìn bề ngoài, không ai nghĩ Lê Thu Giang (Hải Phòng) thường xuyên phải đấu tranh để chống lại ý nghĩ muốn chết.

 

Khuyên con tu chí làm ăn, bị con tẩm xăng đốt  (Dân trí) – Phận làm cha, chỉ muốn tốt cho con nên ông khuyên can con trai nên bớt chơi bời, lo làm ăn nuôi vợ con. Những tưởng đứa con sẽ nghe lời, nào ngờ tên nghịch tử quay lại dùng xăng đốt cha mình.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Nhiều tài liệu quý khẳng định: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (ĐĐK). – Cơ quan lưu trữ sẽ mở rộng cửa cho các nhà nghiên cứu (SGTT).- Sử liệu quý, hiếm của Việt Nam: Nằm rải rác rất nhiều trong dân (TTVH).- “Điểm binh tài liệu” chủ quyền biển đảo (TT). – Giải mật quá trình điều động Su-22 bảo vệ Trường Sa (ĐV).

Một trường ĐH Séc mở hội thảo về Biển Đông (Vietinfo).

ASEAN-Trung Quốc bàn về khởi động COC (VNE). – ASEAN sẽ về bàn tranh chấp Biển Đông ở hội nghị Thượng đỉnh (VOV). – ASEAN và Trung Quốc ‘ý thức cấp bách’ cần đạt được COC sớm (Petrotimes).

Trung Quốc dùng “biện pháp mạnh” để cam kết hòa bình (Hữu Nguyên).  – Báo Mỹ: Nếu đánh chiếm được Senkaku, TQ sẽ lấn tới ở Biển Đông (GDVN).

Các tàu Trung Quốc, Nhật Bản đối đầu gần các đảo tranh chấp (VOA).  – Tàu Trung Quốc ‘xua đuổi’ tàu Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp (TP).  – Tàu Trung-Nhật đối đầu trên Hoa Đông (DT).

Phổ biến Bạch Thư về Nước Úc trong Thế Kỷ Châu Á (VOA).

Hình ảnh công an trước cổng tòa xử Trần Vũ Anh Bình – Việt Khang (Chuacuuthe).  – Lịch sử sẽ phán xét (Quê Choa). “‘Lịch sử  sẽ phán xét’ là câu cửa miệng của dân Việt ta thời này, chưa thời nào lời nhắc nhở  và đe nẹt ‘lịch sử sẽ phán xét’ lại nhiều như thời này. Nhưng lời đe nẹt ấy chẳng làm cho quan tòa chùn tay. Những kẻ ăn xổi ở thì đâu có thèm để ý đến sự phán xét của lịch sử, quan thầy của họ mới đáng kể, là trước tiên và trên hết. Ai muốn nói gì thì nói, kệ sư bố chúng mày!

Không sợ quả báo (Nguyễn Thông). “Chỉ lạ ở chỗ chống Tàu cộng xâm lược bành trướng mà là chống nhà nước, có vẻ không ổn”. Độc giả KL bình luận lúc 12h49′: “Chống Trung quốc bị tuyên án tù ‘Chống nhà nước’ thì đảng cộng sản đã gián tiếp công bố bán nước, rằng Việt Nam hiện nay đã thuộc Trung quốc. Không có cách hiểu khác hơn!”

Luật sư Trần Vũ Hải: Việt Khang sẽ kháng án (Chuacuuthe). – Bé Trần Hạo Trương, con trai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình: Con nhớ ba Bình (Chuacuuthe).

Lê Đình Quản tội gì? (Nguyễn Tường Thụy).

KHI KẺ TRỘM CƯỚP KHÔNG CHỈ LÀ KẺ BẦN CÙNG (Hai Lúa). “Bây giờ, hóa ra cái bài học những kẻ ăn cắp thường là những kẻ nghèo xem ra không còn đúng nữa, mà những kẻ ăn cắp này giàu, rất giàu, chúng không hề nhàn cư nhưng vẫn bất thiện, chúng không hề bần cùng nhưng vẫn là đạo tặc. Và chúng không chỉ câu trộm con cá, bắt trộm con gà, chặt trộm buồng chuối để ăn vì thiếu thốn, vì đói;  mà chúng ăn những thứ to lớn hơn, ‘cồng kềnh hơn’, từ sắt thép, tàu thuyền, ụ nổi,…”

Dân oan Tiền Giang ngủ vỉa hè cạnh cổng tiếp dân của Nhà nước (Lê Hiền Đức).

Có những nỗi mong chờ từ Tiên Lãng… (Petrotimes).

Quốc hội thảo luận tình hình năm 2012, bàn giải pháp KT-XH năm 2013 (Tin tức). – Cử tri tin tưởng vào các giải pháp kích thích nền kinh tế (Tin tức).  – Đại biểu bức xúc – bộ trưởng lạc quan (LĐ). – Bó tay chấm com (Đào Tuấn). “Hình như chưa bao giờ, lại có lắm bức xúc như vậy được nêu ra tại nghị trường Quốc hội”.

“Đừng nói không có cơ chế, hãy nói có làm hay không làm” (CafeF/TTVN). – Dân bàn: Lực cản nào cho phát triển? (ĐĐK).

Ông Đặng Thành Tâm nợ bao nhiêu? (NĐT). – Ông Đặng Thành Tâm hé lộ khoản nợ gần nửa tỷ USD (PL&XH).

– Vụ cán bộ lâm nghiệp gửi thư kêu cứu cho rừng Cát Tiên: Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra, xem xét (SGTT).

Phó thủ tướng: ‘Sông Tranh 2 chưa có dấu hiệu mất an toàn’ (VNE). – Về Công trình thuỷ điện sông Tranh 2, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Nếu động đất kích thích vượt giá trị cực đại thì không thể vận hành công trình (SGTT).

“Tăng lương được đồng nào hay đồng đó” (DT). – Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Đề xuất tăng lương tối thiểu thêm 100.000 đồng” (ĐTCK). – Lương tối thiểu chung tăng lên 1.150.000 đồng từ 1-7-2013 (NLĐ).

Thu phí người đi bộ (NNVN).

– 90% hố sụp lún là do sự cố từ hệ thống cống thoát nước: Công trình đã bàn giao, ngân sách chịu… phạt? (SGTT).

Lại không có thằng nào phải chịu TRÁCH NHIỆM!!! (Phair Zios).

Không khởi tố vụ viện trưởng VKS bị bắt giữ (PLTP).

Chuyển Cục Kiểm soát thủ tục hành chính về Bộ Tư pháp (PLVN).

Bắc Kinh thắt chặt an ninh (TT). – Báo Trung Quốc công kích báo Mỹ vì ‘bóp méo thông tin’ (TP). – Báo chí Trung Quốc “tấn công” The New York Times (NLĐ).

Đài Loan bắt 8 cựu sỹ quan làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục (DT).

KINH TẾ

Nợ công Việt Nam: Nguồn rủi ro nằm ở DNNN (Đoan Trang). – Điểm báo 31.10.2012 (DĐKTVN).  – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch giải quyết nợ xấu (VOA).  – Thống đốc: Các ngân hàng cần đảm bảo lợi nhuận để giải quyết nợ xấu (CafeF/TTVN). – NHNN đã mua vào 10 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay (CafeF/TTVN). – Đại biểu Nguyễn Bá Thanh: “Có những khoản nợ không phải xấu mà rất xấu” (Stox/TTVN). – “Cục nợ xấu” của ngân hàng: Chỉ còn là “ống” trong tay “đười ươi”? (LĐ). – Nợ xấu từ góc nhìn doanh nghiệp (DT).

Tỷ lệ động viên thu ngân sách Việt Nam thấp so với khu vực (Stox/Gafin). – Cải cách thuế và nỗi lo giảm thu ngân sách (ĐTCK). – Tăng thuế và phí, mừng hay lo? (ĐĐK).

Cấm ngân hàng chia cổ tức nếu không trích đủ dự phòng rủi ro (Stox/Gafin).

“Nên phát hành trái phiếu công trình để kích thích kinh tế” (VnEco).

Hoãn việc dừng huy động vàng: Chắc không có lần thứ tư (VIR). – Từ quản lý đến “độc quyền” vàng – Bài 3: Được – chưa được trong điều hành (PLTP). – Thống đốc và thị trường vàng: “Tôi nhận trách nhiệm!” (VnEco).

DaiABank sáp nhập với HDBank, ai lợi? (ĐTCK). – Nhân sự ngân hàng thay đổi thế nào trong 4 tháng qua? (Cafef/TTVN). – Nhân viên ngân hàng nơm nớp nỗi lo sa thải (VNE).

Doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội vay với lãi suất 7,5%/năm (CafeF/TTVN).

Lãi lớn giúp cổ phiếu GAS vững giá (VIR). – VSD cảnh cáo Ngân hàng Phương Đông (ĐTCK).

HUD “sốc nặng“ vì quyết định thay Chủ tịch Hội đồng thành viên (PLVN).

Giá có tốt mới hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư (SGTT).

Giải quyết hàng tồn kho BĐS: Chỉ trong vòng 1 tháng? (LĐ). – Doanh nghiệp địa ốc TP. HCM bắt tay giải quyết hàng tồn kho (ĐTCK). – Bất động sản đến hồi thoái vốn (LĐ).

Quản lý giá xăng dầu gây bất bình (Khampha). – Bất thường giá xăng dầu (TT). – Giá xăng dầu tăng giảm không cân xứng (Stox/Gafin).

Khẩn trương đăng ký mã số để xuất khẩu nông, thủy sản sang Hoa Kỳ (NNVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO

Tìm thấy tấm bia quý thời Nguyễn (TT).

Thực hư kho báu dưới thềm chùa Ón? (PL&XH).

Độc đáo kiến trúc nhà trình tường của người Mông (TTXVN).

Con bò của thằng Thọt (Quê Choa).

CHUYỆN NHÀ QUÊ (Văn Công Hùng).

Bài cuối: Tìm ngọc giữa biển đời – Nguyên Ngọc (SGTT).

NSND Trà Giang: Mối tình đầu tiên và mối tình cuối cùng (DT).

Nhà điêu khắc viết nhật ký bằng… đất và cát (NĐT).

Làng gốm Thanh Hà chỉ còn duy nhất một nghệ nhân (PLVN).

Ngôi mộ thủy tinh giữa bảo tàng (TTVH).

Thu phí nhạc số: mập mờ sẽ không tác dụng (SGTT). – Từ 1/11 có còn tải nhạc miễn phí? (TTVH).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

“Hạ điểm sàn không phải để lấp chỉ tiêu” (TT). – Trường ĐH Văn Hiến có nhà đầu tư mới (NLĐ). – Đầu vào thấp, chất lượng đào tạo y, dược khó đảm bảo (Tin tức). – Sinh viên “đòi” lương thực tập (DT).

“Giữ chân” học sinh đoạt giải Olympic quốc tế: Khó khăn! (LĐ).

Loại bỏ tham nhũng vặt trong giáo dục (SVVN).

Phụ huynh gánh 100% kinh phí thuê GV tiếng Anh bản ngữ (DT). – 12 thiết bị dạy học môn ngoại ngữ (NLĐ).

Khi truyện cổ tích bị bóp méo thê thảm! (DT).

Rối bời vụ xác định sai phạm của hiệu trưởng trường mầm non (DT).

Lưng chừng miền đất khổ (NNVN).

Gánh cả gia đình trên vai (SGTT).

Nữ giới bị thiệt thòi trong khoa học (Nguyễn Văn Tuấn).

Chế tạo gạch lát vỉa hè từ xỉ phế thải (SGTT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Tàu Saigon Queen bị chìm tại Srilanka, 4 người mất tích (Tin tức).

Đê biển ở Quảng Bình bị “Sơn Tinh” xé nát vì chưa hoàn thiện (NNVN).

Vỡ đê bao, hàng chục tấn cá nuôi thoát ra sông (DT).

Giao Thủy (Nam Định): Dân khóc ròng trước biển (ĐĐK).

Dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn trong giai đoạn “đỉnh” (TTXVN).

Huyện Từ Liêm vào cuộc vụ nước nhiễm Asen ở Cầu Diễn (Petrotimes).

– Loạn men vi sinh rởm: Men nội giả làm men ngoại (NNVN). – Ngộc độc thực phẩm: Không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng! (DT).

Khám nghiệm vụ cháy khiến 21 người bị bỏng tại Đồng Nai (VOV).

QUỐC TẾ

Giao tranh bùng phát dữ dội tại Syria (TN). – Tướng không quân Syria bị quân nổi dậy bắn chết (DT). – Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đối thoại với Syria (VOV).  – Hơn 120 người chết ngày thứ Ba vì giao tranh tại Syria (VOA).

Israel dọa hành động đơn phương với Iran (LĐ). – Chiến trường mới giữa Iran&Israel (PL&XH). – Quân đội Iran bắt đầu cuộc tập trận trên bộ và trên không (GDVN).

Các tập đoàn dầu khí phương Tây phớt lờ yêu cầu của Iraq (Petrotimes).

Hoạt động của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ hôm thứ Ba (VOA).- Bầu cử Mỹ rối vì bão Sandy (TT  – ‘Romney chiến thắng sẽ tốt hơn cho kinh tế Mỹ’ (VNE). – Đa phần người Mỹ nghĩ Obama sẽ chiến thắng (Khampha). – Obama ghi điểm sau siêu bão (NĐT). – Bầu cử Mỹ: Kinh tế là ‘át chủ bài’ của các ứng viên (Tin tức).

Nhật giúp Myanmar đảm bảo nguồn cung điện năng (TTXVN).

Chính trị – Xã hội

Tranh chấp tại Biển Đông có thể trở nên bạo động (RFA)      —-Chiến hạm HMAS Sydney của Úc thăm TPHCM(RFA)   —-Có dấu hiệu tích cực trong thảo luận về tranh chấp Biển Đông – QĐND    —–Bắc Kinh tiếp tục cản trở ‘Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Ðông’ (Nguoiviet)

Philippines mua tàu để tuần tra Biển Đông –VnExpress—–Philippines mua 5 tàu của Pháp để tuần tra Biển Đông (RFI)    ——Xây dựng kho tư liệu Hoàng Sa và Trường Sa: Khẳng định chủ quyền biển đông – SGGP

Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng  (RFI/PV.) –Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết ý kiến.    —-Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ”tuyên tuyền chống Nhà nước” (RFI)

Nguyễn Phương Uyên  <<<===Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên (BBC)  -Nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu VN gửi thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Little Saigon thắp nến theo dõi phiên xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông (Nguoiviet)

Mỹ quan ngại việc hai nhạc sỹ bị xử tù (BBC)   —Nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông bị 4 và 6 năm tù  (Nguoiviet) –Hai nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông (tên thật là Trần Vũ Anh Bình) bị tuyên án lần lượt là 4 và 6 năm tù trong phiên tòa diễn ra chỉ trong một ngày ở Sài Gòn hôm 30 tháng 10, 2012.====>>>

‘Tôi mong thân chủ được tự do’ (BBC/nghe) – ….Trao đổi với BBC, luật sư Trần Vũ Hải bào chữa cho Việt Khang cho biết trong phiên xử sáng nay tòa đã chấp nhận chuyển khung hình phạt từ khoản 2 dành cho những ‘hành vi đặc biệt nghiêm trọng’ với mức án từ 10 đến 20 năm sang khoản 1 với mức án chỉ từ 3 đến 12 năm.     Lý do, ông Hải giải thích, là do các luật sư phản bác và đề nghị Viện kiểm sát ‘trưng ra lý do thế nào là đặc biệt nghiêm trọng’ và Viện kiểm sát đã ‘lúng túng trong vấn đề này’.

“Tại phiên tòa tôi đã đề nghị tòa rất thận trọng khi xử vụ án này. Người ta sẽ nhầm rằng chỉ vì 1,2 bài hát mà xử nặng như vậy,” ông Hải nói và nói thêm rằng ‘chưa nhìn thấy nhà nước nào, chế độ nào, kể cả chế độ trước đây’ làm như thế.

Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát ‘chống phá nhà nước’ (VnEx)

 

Xét xử những kẻ đội lốt “nhạc sỹ” tuyên truyền chống phá Nhà nước – (Petrotimes)   —Nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam (RFA)   —-Việt Nam bỏ tù hai nhạc sĩ trẻ viết các bài hát chống Trung Quốc (VOA)   —-Việt Nam kết án nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vì ‘chống đối nhà nước’ (VOA) –Ông Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang) bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế trong khi ông Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi, bị mức án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế

Linh mục Đinh Hữu Thoại bị công an sách nhiễu khi đến dự phiên xử 2 nhạc sĩ yêu nước (RCTM)   —-Dân Sắc Tộc Khiếu Kiện Bị Bắt (VB)

Hội nghị TƯ6/CSVN – Sinh Viên Phương Uyên – Chiến dịch Triệu Con Tim-Một Tiếng Nói (RCTM)>>>>Nhạc sĩ Trúc Hồ nói về chiến dịch Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói (phần 1)

Bộ trưởng Trần Đại Quang:”Nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam rất lớn”  (GDVN) – Cơ quan An ninh cũng phát hiện hàng trăm đối tượng phản động lưu vong người Việt xâm nhập nội địa, mang theo hàng tấn thuốc nổ, vũ…

Bộ trưởng Kế hoạch: ‘Muốn tăng lương, phải giảm đầu tư’  –VnExpress – Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, mức đầu tư 180.000 tỷ đồng từ ngân sách năm 2013 là rất thấp. Con số này thậm chí còn có thể thấp hơn nếu Chính phủ tiếp tục…

Trên bảo dưới không nghe, chả lẽ bó tay? (VNN)  –Sao không “cưỡng chế” như cưỡng chế CHỦ???  —-Báo Tin tức  Sẽ cưỡng chế đối với các hộ dân cố tình không bàn giao mặt bằng    —VnExpress  ‘Lãnh đạo nhiều ngành chỉ lo che chắn khuyết điểm’   —-GS Đặng Hùng Võ: Nguy cơ tăng khiếu kiện đất (TVN)

VnExpress Tàu Saigon Queen mất tích, 22 thuyền viên trôi dạt   —SeaBank bị ‘tố’ ép nhân viên nghỉ việc hàng loạt – VnExpress   —–Báo Phụ Nữ Online  –Hơn 90% lao động xuất khẩu từng bị lừa gạt

Có đôi đảng viên như những con lợn  (Đào Tuấn )“Tham ô là có tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm”.    Hình như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.

Bó tay chấm com(Đào Tuấn )Không thể đếm được có bao nhiêu nỗi bức xúc đã được các ĐBQH liệt kê trong phiên thảo luận về KT-XH ngày hôm qua 30-10. Nói là “Một tỷ thứ bức xúc thổi lửa nghị trường”, có lẽ cũng chẳng có gì là quá lời.

Ăn xin ngoài đường và khoảng trống trong luật(Đào Tuấn )  –“Việc để cho quần chúng đi ăn xin giữa đường đã là không được”.Ăn xin giữa đường thì không được. Còn khoảng trống về quyền con người cơ bản trong luật thì được?.

Tại sao Nguyễn Phương Uyên bị ‘lôi’ về Long An?Quanlambao – Thông tin vủa hè Cu đen lượm lặt được: “Bắt sạch cái đám dân đen bày đặt biểu tình, chống đối Nước bạn anh em Trung Hoa đi… Tôi và Thủ Tướng đã hứa với các đồng chí trung Nam Hải rồi…. Cần phải thể hiện thiện chí của chúng ta….” / “Dạ, em cho triển khai ngay…” / “Cái đám sinh viên cùng gia đình cái con nhãi Uyên đang làm um sùm không bịp được nữa….” / “Mang nó tống về Long An…” / “Dạ tại sao bắt ở Thành phố … lại đưa về Long An ạ???” / “Tại sao tụi bay có cái đầu không biết sử dụng???? Đưa nó về quê của ông Tư Sang để dân người ta nghe thấy nhốt ở Long An thì sẽ lôi ông ấy ra chửi vậy là tiện cả đôi đường!”

Có giỏi thì Kiện đi!   –Quanlambao – Các báo Lề Đảng Trung Quốc xúm nhau vào phỉ báng New York Times về việc ‘dám ‘ công bố gia tài tham nhũng của Thủ Tướng trung Hoa!  / Mấy ai thèm tin vào cái đám báo Lề Đảng của đất nước độc Đảng đến hắt hơi cũng phải xin phép cho đúng định hướng XHCN! Do vậy lẽ đương nhiên không biết đúng sai cứ phải chối bay chối biến cái đã, chẳng lẽ lại tạo tiền lệ cho cái đám ‘Tư bản chủ nghĩa bóc lột’ vạch xấu mặt mình sao???  /   Đã quen cái triết lý ‘có thúi cũng tự hít hà khen phân của nhau không đến nỗi thúi mấy’! Vậy thì chuyện gào thét trên mấy cái thằng tay sai bồi bút của mình là điều quá dễ!

 Nếu có giỏi thì cứ kiện tờ New York Times ra toà án. Ở xứ sở tự do này mọi cái đã có Toà án lo, còn nếu không dám kiện thì chứng tỏ những gì NY Times đăng là chính xác! …..

Tại sao Doanh Nhân Việt Nam mơ ước về cái ‘máng lợn’?  –Quanlambao – Một đất nước với những chính sách vĩ mô và một thực trạng thế nào mà các Doanh nhân lại nhụt chí đến độ chỉ mong trở về ‘cái máng lợn nứt nẻ’? Điều ông Tâm phát biểu là người thứ 2 sau Đoàn Nguyên Đức, điều đó gợi lên điều gì?   —-Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng! (QLB)

10 bê bối tình báo chấn động thế giới (kỳ1) (QLB) –10 bê bối tình báo chấn động thế giới (kỳ 2)

Bình ruồi – Càng chống chế, càng lộ ngu dốt(QLB)  —Từ loạn luân đến loạn nước!(QLB)

Tổng thanh tra Chính phủ giải trình về nợ của Vinashin (Gafin.vn) -Theo đại biểu Quốc hội, Vinashin làm thất thoát khoảng 107.000 tỷ đồng, song thanh tra Chính phủ cho rằng Vinashin chỉ nợ hơn 86.000 tỷ đồng chứ không phải thất thoát.

“Nếu Vinashin không thất thoát thì chúng ta sẽ có thêm 214.000 phòng học, 107.000 nhà văn hóa, 53 nghìn trạm xá xã & chúng ta không phải buộc phải lùi thời hạn tăng lương…” (QLB)

Nguyễn Hoàng Đức – Việt Nam: Quốc gia của bầy chuột nhắt? (Danluan)   —-(Danluan)

Bùi Quang Minh – Phiên toà lịch sử xét xử Phan Bội Châu(Danluan)   —–Đông A – Sửa lặt vặt (Danluan)

Tô Văn Trường – Múa “vụng” nên lộ “hàng”(Danluan)   —-Đào Tuấn – Khoảng trống về quyền con người cơ bản trong Luật?(Danluan)

Câu chuyện của 2 vị cựu bộ trưởng » – – Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ…

Xe máy, xe đạp điện liệu “chạy đâu cho thoát”  (Dân trí) – Đã “nói không” từ lâu với dự tính thu phí xe máy, và cũng đã có những dự báo vu vơ “đe” trước với nhau rằng: xe đạp điện rồi tới cả xe đạp thường có lẽ sẽ “chẳng chạy đâu cho thoát”! Tưởng đùa cho vui, ai dè rất có thể thành sự thật.

ĐBQH Đặng Thành Tâm: Chúng tôi chết thì chẳng ai sống được! (NLĐ)    —–Chặn đứng lợi ích nhóm TT – Ngày 30-10, tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội, các đại biểu Quốc hội đã nêu những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết, đó là nạn tham nhũng, lãng phí, bất thường trong giá xăng dầu, lợi ích nhóm..

Ai tiếp tục khi niềm tin đã bị vùi dập? (TVN) –Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng một Trung tâm cứu hộ gấu như ở Tam Đảo càng trở nên cấp thiết và cần được khẩn trương xúc tiến. Thế nhưng, đùng một cái, dự án bị ngưng, mà cụ thể là người ta đình chỉ các hoạt động xây dựng ngay trong khuôn viên dự án đã giao cho Ban quản lý Trung tâm cứu hộ gấu.

Pha trộn chính trị, kinh doanh và địa chiến lược (TVN) –theo CSIS  – Dù các SOEs được kêu gọi hành xử trên danh nghĩa như các thực thể sinh lời, nhưng rốt cuộc họ lại bị xem là các công cụ của chính quyền.    Kỳ 1:Bắc Kinh dùng chiến lược ‘Trung Quốc trước tiên’  Kỳ 2An ninh năng lượng và tính chính danh của đảng

Trên ván cờ nước lớn: Từ Geneva đến Paris  (TVN) -Trung Quốc chưa bao giờ muốn có láng giềng mạnh, GS Pháp nhận định khi bàn về HN Geneva và Paris.   –Không thể loại bỏ lợi ích riêng của Trung Quốc trong việc thuyết phục Việt Nam chịu ký hòa ước Gieneva, nhưng tôi không tin rằng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chịu ký, hay ít nhất không nhượng bộ về giới tuyến, chỉ vì sức ép, hay sự thuyết phục của Chu Ân Lai, TS Pierre Journoud nói.

Xanh mặt với làn sóng thất nghiệp (VEF)  Tại nhiều tỉnh miền Bắc, hàng ngàn doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, sản xuất đình trệ, hàng tồn kho lớn đã khiến hàng ngàn lao động bị mất việc làm. >>>Thất nghiệp, về đâu Hai lúa? >>>Thất nghiệp, lao động về quê lánh nạn >>>>Lao động thất nghiệp khóc ròng vì DN nợ bảo hiểm >>>Chen chân đi đăng ký thất nghiệp >>>‘Bão’ thất nghiệp sắp đổ bộ? >>>>Thất nghiệp đang tăng mạnh   —-Lao động mất việc ồ ạt (TP)

Thừa Thiên – Huế: Lay lắt xóm vạn đò Thủy Phú (VNN) -Những chiếc thuyền cũ nát, xập xệ; nguồn nước, môi trường sống bị ô nhiễm; cảnh nghèo, bệnh tật và thất học. Đó là những gì mà 18 hộ dân với gần 100 nhân khẩu xóm vạn đò Thủy Phú (Thừa Thiên – Huế) đang phải chung sống.

15% dân số VN có vấn đề về tâm thần  (TT)    —Nhiều bệnh viện rỗng ruột (TT)  -Đó là các bệnh viện quận, huyện ở TP Cần Thơ. Các bệnh viện này được xây mới thật hoành tráng với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến y tế cơ sở, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Nhà nước thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất (TT) –  Bảng giá đất sẽ do UBND cấp tỉnh ban hành nhưng không công bố hằng năm như hiện nay, chỉ thay đổi khi thị trường có biến động lớn. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự án Luật đất đai (sửa đổi). Vậy là nhà cầm quyền sẽ định gia cho CHỦ khi thu hồi đất- Khi ĐẦY TỚ bán thì cho đấu giá? Hay thật,tốt thật,vì Nhân dân hy sinh vì nhân dân quên mình?- Chơi thế này là “ngu” thấy ớn!?   —Sống vất vưởng trên đất của mình (TT)   —Bão Sơn Tinh làm 32 người thiệt mạng tại Việt Nam (VOA)   —-Sạt lở đất nhấn chìm 25 bè cá (TN) –

1 tỷ USD để tăng lương từ 1/7/2013   (Dân trí)   —-“Tăng lương được đồng nào hay đồng đó”  (Dân trí) – “Đối với người lao động, lương tăng được đồng nào hay đồng đó. Với nhiều người, vài ba trăm nghìn đồng không nhiều nhưng với những người sống hoàn toàn bằng lương, tăng lương, dù thấp rất quan trọng” – Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng trao đổi. —Chính phủ đề xuất tăng lương thêm 100.000 đồng (VnEx)-

Một đội ngũ Công chức (Thời kỳ chống Pháp mấy ông Việt minh gọi là Cức Chông) của một “hệ thống song trùng” vận hành bộ máy cầm quyền,cho nên không tiền nào của Dân mà trả cho xuể,ngay cả mấy Quốc gia giàu nhất hiện nay cũng sạt nghiệp với đám “đầy tớ” Dân đông như quân Nguyên!!!-Một hệ thống cầm quyền có gì thì bên đảng có nấy ,từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong đời sống xã hội . Cho nên mọi người đừng có than lương ít lương nhiều- Cứ nghĩ kỹ xem,ngân sách nào kham cho nổi để người hưởng lương có đời sống dễ chịu hơn chứ chưa nói đến thoải mái với đội ngũ “đầy tớ” thế này??? Thế thì “kiếm thêm” là điều tất yếu- Trong khi đó thì một số nhờ vào cái gì mà giàu thừa mứa nứt đố đổ vách…mà người Việt nam ai cũng hiểu?Họ là ai, mới có 20 năm nhé.

Xin đừng “chạy đêm, chạy hôm” chốn nghị trường   (Dân trí) – Còn 10 ngày nữa, phiên thảo luận về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn mới bắt đầu và được truyền hình trực tiếp tại hội trường nhưng từ nhiều ngày qua, vấn đề này đã sôi động không chỉ nghị trường Quốc hội. >>>Từ chối chiếc ghế khó lắm thay! >>>>Vụ “cá cược lịch sử” của Bộ trưởng Thăng!

Lương khởi điểm nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ trên 4 triệu đồng/tháng  (Dân trí)   —–Thống đốc và thị trường vàng: “Tôi nhận trách nhiệm!” (VnEc)    ——Tăng mạnh giá dịch vụ y tế vì giá cũ “quá lỗi thời”(VnEc)   —“Đòi” lời hứa của hai bộ trưởng về điều hành xăng dầu(VnEc)

“Chính sách thay đổi liên tục làm nhà đầu tư bối rối”(VnEc)  –Phó chủ tịch Tập đoàn Ford Motors mong muốn có một chính sách rõ ràng, minh bạch và ổn định…      —-‘Lá bùa’ chủ trương (TP)

Phó thủ tướng: ‘Sông Tranh 2 chưa có dấu hiệu mất an toàn’ (VnEx) -Sáng nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định trước Quốc hội, chưa có dấu hiệu mất an toàn hồ chứa và đập thủy điện này. Tuy nhiên, công tác tái định cư cho người dân cũng đang được khẩn trương triển khai. Nói thì nhớ nhé.

Kinh tế

Chính phủ đang xem xét, Đại Thanh đã chào bán căn hộ không sổ đỏ? (GDVN )   —-Giảm trích quỹ bình ổn giá xăng dầu xuống 300 đồng/lít – NDHMoney.vn   —-HNX-Index tiến sát ngưỡng 53 điểm (Chinhphu)

Việt Nam tái thâm hụt mậu dịch (BBC) –Bộ Công thương cho hay VN nhập siêu trở lại sau khi xuất siêu suốt tháng trước.

Giá xăng ở quận Cam giảm 27 cent so với tuần trước (NV)    —Đề xuất phát hành thêm 60 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu (Gafin.vn)

Xuất khẩu cá tra sang Nga giảm gần 25% so với năm ngoái (Gafin)    —Ông Alan Phan từ chức chủ tịch Viasa kể từ 2013 (Gafin)   —-Hà Tiên 1 lỗ gần 30 tỷ đồng trong quý III/2012(Gafin)   —–QNC hợp nhất lỗ 375 triệu đồng quý III/2012 (Gafin)   —-KSD lỗ lũy kế hơn 27 tỷ đồng trong 9 tháng(Gafin)

Hàng nghìn tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc ?  (VnMedia) – Bằng nhiều cách thức khác nhau cả công khai và lén lút, với số lượng lớn hay nhỏ giọt, người Trung Quốc đang xuất khẩu tiền. Hàng nghìn tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc trong những năm qua. Có nhiều dự đoán khác nhau về dòng vốn Trung

Ngành tôm ngắc ngoải (NLĐ) –  —-Bất động sản: “Tảng băng” 1 triệu tỉ đồng  (NLĐ) -Cả 1 triệu tỉ đồng tồn kho bất động sản không chỉ là nguồn lực chết của ngân hàng, của các doanh nghiệp mà còn là nguồn lực của dân, nguồn kiều hối và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nợ xấu của BIDV đạt hơn 9.200 tỉ đồng (NLĐ)    —BĐS nghỉ dưỡng: Kẻ “đắp chiếu”, người bung hàng (BĐS)

Nhân sự ngân hàng thay đổi thế nào trong 4 tháng qua? (VEF)   —-Cựu Thủ tướng Malaysia muốn xây nhà giá rẻ ở Hà Nội(VEF)    —-Cổ phiếu chìm nổi theo phận đại gia(VEF)     —Hồng Kông ngăn dân giàu đại lục mua nhà(VEF)

Mỗi km đường sắt đô thị ‘ngốn’ 100 triệu USD (VNN)  –Là hơn hai ngàn tỉ VNĐ đấy ạ!?= 2.000.000.000.000, (Chỉ tính 20.000 VNĐ/ 1 USD)- Hễ “chi” cái gì mà nhiều tiền quá thì viết Đô la ,chi ít thì viết VNĐ???    —Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch giải quyết nợ xấu (VOA)

Giá vàng lùi về mốc 46 triệu đồng/lượng  –(Dân trí) – Sáng nay 31/10, giá vàng miếng trong nước được doanh nghiệp vàng điều chỉnh giảm gần 100.000 đồng/lượng, lùi về mốc 46 triệu đồng/lượng. Tuy giảm nhưng giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới 3,1 triệu đồng/lượng.

Nợ xấu từ góc nhìn doanh nghiệp   (Dân trí) – Một điều bất cập hiện nay trong chương trình giải cứu các doanh nghiệp (DN) là sự ràng buộc bởi các tiêu chí đánh giá DN. Phần lớn DN khó khăn hiện nay muốn được khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu nợ, bổ sung vốn… đều vướng các tiêu chí mà NHNN quy định. >>  Thống đốc NHNN: “Tôi không thể hứa gì về việc xử lý nợ xấu”

Bản tin chỉ số Kinh tế- Chứng khoán… của VnEconomy 31/10/2012 lúc 10 giờ 40 :

VN-Index
388,00  -1,86  -0,48%
HNX-Index
52,68  -0,45  -0,85%
DowJones
13.107,21  3,53  0,03%
Vàng
1.712,50  0,40  0,02%
USD
20.825,00  0,00  0,00%
Dầu thô
85,78  0,10  0,12%

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh? (kỳ 2)(GDVN)  —-Vũ Trọng Phụng, nếu ông sống lại… (TVN)

Nghi vấn cô giáo đâm kim vào tay bé mầm non: Giáo viên chuyển công tác  (GDVN)   —–Di tích Tây Sơn Thượng đạo có nguy cơ trở thành phế tích – Báo Tin tức   —-Nhà văn gốc Việt Linda Lê vào chung kết giải Goncourt 2012 (RFI)

Sinh viên “đòi” lương thực tập  (Dân trí) – Trong khi nhiều cử nhân ra trường không tìm nổi chỗ làm thì không ít sinh viên sẵn sàng nói không với những công ty không trả lương trong quá trình thực tập.

Thế giới

Hàn Quốc truy tố cán bộ tình báo quân đội ra tòa án binh(GDVN)   —Tư lệnh lực lượng đặc biệt của Mỹ tại Hàn Quốc bàn giao quyền chỉ huy (VOA)

Tình báo Hàn Quốc: Kim Jong-un xây công viên 330 triệu USD(GDVN)  —Chính quyền Bình Nhưỡng hạ bỏ hai bức hình Karl Marx và Vladimir Lenin (RCTM)

Ban Ki-moon “gửi gắm hy vọng” vào Kim Jong-un(GDVN)    —-Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhận giải thưởng Hòa bình Seoul (VOA)  —-Các tàu Trung Quốc, Nhật Bản đối đầu gần các đảo tranh chấp (VOA)

Tàu Trung Quốc ‘xua đuổi’ tàu Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp  TPO – Hôm qua, các tàu tuần tra Trung Quốc đã “xua đuổi” các tàu Nhật Bản ở khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho hay.

Hoa Kỳ: Bão Sandy làm ít nhất 15 người thiệt mạng(RFA)     —6 triệu người mất điện vì bão Sandy (VOA)   —Obama: Bão Sandy là “thiên tai lớn” (BBC)   —Trụ sở LHQ ngập nước, ‘công việc vẫn tiếp tục’ (VOA)

4 lý do ông Obama sẽ tái đắc cử tổng thống Mỹ (Gafin.vn)  —-Hoạt động của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ hôm thứ Ba (VOA)

Bão Sandy làm đình trệ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ (VOA)    –  –Hoa Kỳ: Thiệt hại kinh tế do bão Sandy gây ra (VOA) –Công ty đánh giá thiên tai Eceqat dự đoán con số thiệt hại về kinh tế là 20 tỉ, trong đó khoảng phân nửa sẽ được các hảng bảo hiểm chi trả    —-Hình ảnh về bão Sandy ở Mỹ (BBC)    —-Mẹ tôi đi bầu cử tổng thống Mỹ (BBC)

Mỹ, Campuchia mở lại việc cho nhận con nuôi (VOA)   —-Afghanistan: 2 binh sĩ người Anh bị bắn chết (RFA)

Ấn Độ tăng cường thế tấn công trên tuyến biên giới với Trung Quốc(GDVN)   —–Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thừa nhận tranh chấp – Vietnam Plus   —Mỹ – Nhật sẽ tập trận chung vào thứ hai tuần tới (RFA)   —-TQ bắt 51 người biểu tình chống ô nhiễm (RFA)     —Báo chí nhà nước Trung Quốc đả kích tờ New York Times (VOA)

Đại sứ Mỹ lên tiếng về chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng  (VOA) – Sau một loạt những vụ tự thiêu phản đối của người Tây Tạng, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đã lên tiếng về các chính sách của Trung Quốc đối với người dân Tây Tạng   —–Trung Quốc : Đấu đá nội bộ bùng nổ thành các vụ tai tiếng (RFI)   —Trung Quốc dè dặt đàn áp thành phần trung lưu chống đối (Nguoiviet)   —Ngành Điện Mặt Trời TQ Suy Trầm (NV)    —-Bắc Kinh thắt chặt an ninh (TT)  —-Trung Quốc: Tình cảnh đáng sợ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (Infonet)

Đài Loan bắt 8 cựu sỹ quan làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục (Dantri)

Thủ Tướng Qatar: người dân Syria đang chịu khổ hình (RFA)   —Qatar tố cáo chính quyền Damas gây « chiến tranh hủy diệt » tại Syria(RFI)   —-Syria: Tướng không quân chết, máy bay tiêm kích lần đầu oanh tạc Damascus (NLĐ)

Xung đột tôn giáo sẽ ảnh hưởng sự ổn định của Đông Nam Á(RFA)   —Miến Điện bác bỏ đề nghị của ASEAN giải quyết bạo động qua đàm phán(RFI)

Pháp và Đức tăng cường biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc (RFI)

Máy bay ném bom Su-24 rơi, 2 phi công thoát chết  –Vietnam Plus – Chiều 30/10, một máy bay ném bom Su-24 của Không quân Nga đã bị rơi tại tỉnh Chelyabin do trục trặc kỹ thuật, rất may hai phi công đã kịp nhảy dù trước khi lái…  —Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản (RFI)    —-Tàu Nga mất tích cùng 700 tấn quặng vàng (Gafin)

Cơm Có Thịt – những bữa cơm của tình người  (VOA) –Mặc dù Cơm Có Thịt tại Việt Nam đã ra đời được hơn một năm và lan rộng ra nhiều các quốc gia, Cơm Có Thịt tại Mỹ chỉ vừa mới xuất hiện

“Mặt phật” huyền bí xuất hiện cạnh chùa gây sốt(NLĐ) –Mã lai

Choáng với nữ CĐV xinh đẹp của Tottenham (GDVN)===>>>

Video: Thiếu nữ lũ lượt xếp hàng đi thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc (GDVN)   —–Báo Phụ Nữ Online  –Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn dừng thi công vì nhà thầu bỏ trốn   —-Kinh hoàng quà vặt trước cổng trường: “Thịt hổ” giá 3000 đồng(GDVN)    —Hà Nội: Học sinh mang điện thoại di động bị phạt 50.000 đồng(GDVN)   —-Độc giả phẫn nộ, tẩy chay vì cho rằng cây xăng Đại An làm ăn gian dối(GDVN)

Hà Nội: Đi chơi với bạn trai, nữ sinh viên bị bán làm gái mại dâm(GDVN)   —–Nữ sinh viên bị lừa bán sang TQ làm gái mại dâm – Kienthuc.net.vn   —–Cận cảnh: “Giải phẫu” áo ngực Trung Quốc lôi ra những túi chất lạ(GDVN)    —-Kienthuc.net.vn –Gửi mẫu áo ngực chứa “thuốc lạ” đi kiểm nghiệm

Chất lạ trong áo ngực: Không phải silicone  (NLĐ) –Các chuyên gia về da liễu khuyên người tiêu dùng nên thận trọng với các “phụ tùng” có gắn chất lạ, đặc biệt là những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với các phần nhạy cảm của cơ thể   —-Tận mắt xem đủ loại áo ngực chứa chất lạ (VTC)   —-Áo ngực hàng Việt cũng có “thuốc lạ”? (VTC)

Bộ Y tế kiểm định mì Hàn Quốc nghi chứa chất gây ung thư ở VN(GDVN)   —-Học cách khoe vòng 1 tinh tế như các mỹ nhân(GDVN)   —-Nhập lậu gia cầm khiến 3 – 4 chủng virút xen kẽ – Báo Tin tức

Báo Tin tức  Cháy công ty gỗ, nhiều công nhân nguy kịch   —–ANTĐ  Cháy xưởng gỗ, 21 công nhân phỏng nặngTuổi Trẻ   —- Vợ thỉnh cầu chồng khắc “vùng kín” của mình lên bia mộ  –Cái tờ báo này hết tin để đăng!! chịu chết với báo “chính thống”!

Đi Phi Cơ Từ Hà Nội Về SG: Gửi Hành Lý, Mất Trộm Vàng (VB)   —Những hình ảnh xem xong ‘cạch’ luôn phẫu thuật làm đẹp (VTC)

‘Tôi làm trên Bộ, cấp trên các anh còn phải lụy tôi’  (VTC News) – Một phụ nữ phạm luật giao thông, tại chốt 141 đã có lời lẽ khoe về các mối quan hệ và dọa sẽ có người “hỏi thăm” tổ công tác đặc biệt.

Một nữ sinh cao đẳng bị bán qua biên giới (VTC) —–Từ đầu tháng 9, chúng đã bán trót lọt một nữ sinh viên trường cao đẳng tại Hà Nội và 2 cô gái trẻ.(VTC)  >>>Mua gái 30 triệu, bóc lột 3 tỷ đồng trên thân xác >>>>Nỗi ám ảnh sau những chuyên án buôn người >>>>Mất đời con gái, mất xe máy vì bạn ‘chát’ >>>>Sát thủ cướp Ngân hàng ở Hà Nội: Sa ngã vì tình

Đầy rẫy sữa tươi giả, DN lừa người dùng (VNN)   —-Em không có nhà Hà Nội để anh về ở rể… (VNN)   —-Bạo lực không chống được trộm chó (TT)

Bơ vơ trong gia đình (VNN) –Xinh xắn, học giỏi, gia đình khá giả, luôn được mọi người xung quanh ngưỡng mộ vì thành tích xuất sắc … nhìn bề ngoài, không ai nghĩ Lê Thu Giang (Hải Phòng) thường xuyên phải đấu tranh để chống lại ý nghĩ muốn chết.

Khuyên con tu chí làm ăn, bị con tẩm xăng đốt  (Dân trí) – Phận làm cha, chỉ muốn tốt cho con nên ông khuyên can con trai nên bớt chơi bời, lo làm ăn nuôi vợ con. Những tưởng đứa con sẽ nghe lời, nào ngờ tên nghịch tử quay lại dùng xăng đốt cha mình.

Tin thứ Tư, 31-10-2012


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

 

Tường thuật buổi gặp gỡ nhân kỷ niệm sinh nhật NO-U FC tròn một tuổi (Thành).

 

Xây dựng kho tư liệu Hoàng Sa và Trường Sa: Khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam (SGGP).   – Chưa khai thác hết các nguồn tài liệu về biển đảo(PN).

 

Bài toán tranh chấp biển đảo nguy hiểm của Trung Quốc (WSJ/ TCPT).  – Những sai lầm chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông (NCBĐ). – Trung Quốc và chiến lược “lãnh địa hóa” Biển Đông (TTXVN).  – Tổng Thư ký ASEAN lạc quan về COC (PLTP).  – Họp về COC: chỉ một bên không muốn thành sự (SGTT).

 

Philippines mua tàu để tuần tra Biển Đông (VNE).  – Cảnh sát biển Philippines sắm tàu cỡ lớn tuần tra Biển Đông (GDVN). – Philippines mua 5 tàu của Pháp để tuần tra Biển Đông (RFI).

 

Tàu hải quân Australia tới Việt Nam (VOA).

 

Nhật giả lập cuộc chiến Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc “nóng mặt” (TN).  – Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thừa nhận tranh chấp (TTXVN).  – Mỹ – Nhật – Ấn bàn đối sách ứng phó với Trung Quốc(Petrotimes). – Trung Quốc “đánh du kích trên biển” với Nhật? (LĐ). – Quần đảo Senkaku/Điếu ngư: Tàu Trung Quốc đối đầu tàu Nhật (PLTP). – Nhật và Mỹ “úp mở” về tập trận để né Trung Quốc (TTXVN). – Tàu chiến Trung Quốc xua đuổi tàu Nhật ra khỏi vùng tranh chấp (VnM). – Hồng Lỗi: Nhật Bản đừng ảo tưởng thêm nữa về Senkaku (GDVN).

 

– Không quân hạm vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya ( kỳ 2) (GDVN).

 

– Bản án cho những người yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang (Chuacuuthe). Tội của 2 nhạc sĩ này là: “Sáng tác nhạc: Trần Vũ Anh Bình bị xem là sáng tác 11 bài phản động, còn Việt Khang thì 2 bài. Nhưng tòa không công bố bằng chứng trước tòa, tức là bài nào, chữ nào, câu nào của bài là phản động, chỉ đọc qua tựa các bài hát rồi kết luận”. Mời bà con nghe lại 2 bài hát mà Việt Khang đã sáng tác để biết được chàng ca sĩ này đã “phản động” như thế nào: Anh là ai (TTYN). Ca sĩ Đan Nguyên trình bày: VIỆT NAM TÔI ĐÂU (Asia Channel). Nếu Việt Khang không bị bắt và bị đưa ra xét xử hôm qua, có lẽ sẽ không có nhiều người biết đến hai bản nhạc này. Câu nói của Ngô Giáo sư vẫn còn đúng: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ“.

.

Blogger Osin bình luận trên FB: “Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Anh là ai’. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là ‘nỗi lòng’ của Việt Khang trước việc ‘Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông’… Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay”.

Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ”tuyên tuyền chống Nhà nước” (RFI).   – Việt Nam bỏ tù hai nhạc sĩ trẻ viết các bài hát chống Trung Quốc (VOA). – Việt Nam kết án nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vì ‘chống đối nhà nước’ (VOA).   – Nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam (RFA).- Phiên tòa xét xử nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang (DLB). – Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: ‘Chúng tôi muốn thân chủ được tự do’ (BBC). – Video phỏng vấn nhà báo Phạm Trần: Tìm Hiểu Về Phiên Tòa Xét Xử Hai Nhạc Sĩ VIỆT KHANG Và TRẦN VŨ ANH BÌNH (SBTN).

– Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (RFI).  – Mỹ quan ngại việc hai nhạc sỹ bị xử tù (BBC). “Thay vì cố gắng bịt miệng giới trẻ Việt Nam, chính phủ nước này nên cho phép họ bày tỏ ý kiến và có tiếng nói trong quá trình phát triển của đất nước“.

Việt Nam bỏ tù nhạc sĩ vì “tuyên truyền chống nhà nước”: Vietnam jails songwriters for ‘anti-state propaganda’ (AFP). – Vietnamese Musicians Jailed Amid Crackdown on Dissent (Bloomberg). – Viet Khang and Tran Vu Anh Binh, musicians, jailed in Vietnam for anti-government songs (VIDEO) (Global Post). “Where is your nationalism?/ Why consciously take orders from China?/ You will leave a mark to last a thousand years/ Your hands will be stained with the blood of our people.” – Vietnam Sentences Songwriters to Prison (WSJ). – Vietnam Sentences 2 Musicians to Prison Terms on Propaganda Charges (NYT). – Vietnam jails musicians over songs (IOL News).

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ (Trần Trung Đạo). “Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay”.

– Còn đây là những tiếng nói lạc điệu từ những tờ báo lãnh lương của dân, nhưng phải nói theo chỉ thị của đảng và nhà nước: Xét xử những kẻ đội lốt “nhạc sỹ” tuyên truyền chống phá Nhà nước (Petro Times). Nghĩa là 2 người này không phải là nhạc sĩ, nhưng đã “đội lốt” nhạc sĩ? Phải “đội lốt nhạc sĩ” mới “tuyên truyền chống nhà nước” được à? – Sáng tác nhạc chống phá nhà nước (TP). – Lãnh án vì chống phá nhà nước (PNTP).  – Xét xử nhóm tội phạm chống Nhà nước (VNN).  – Tuyên truyền chống Nhà nước, hai bị cáo lĩnh 10 năm tù (DT).  – Viết bài hát chống Nhà nước, nhận án 6 năm tù (VNN).  – Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát ‘chống phá nhà nước’ (VNE).  – Xử nhóm tội phạm chống Nhà nước tại TP.HCM (PLTP). Tiếp tục dẫn lời của Ngô Giáo sư: “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”.

Bùi Quang Minh – Phiên toà lịch sử xét xử Phan Bội Châu (Dân Luận). “Từ sáng sớm dân chúng đã lũ lượt kéo đến tòa án để theo dõi vụ xử công khai. Tòa án đầy người từ ngoài sân đến trong phòng xử. Sau khi viên biện lý đứng lên buộc tội cụ Phan và yêu cầu kết án tử hình, thì nhà nho Nguyễn Khắc Doanh – một người thân hình nhỏ bé, mặt gân guốc len ra khỏi đám đông, xông thẳng ra trước vành móng ngựa, ngay trước mặt quan tòa, đòi chịu tù thay nhà chí sĩ, làm náo động phiên tòa và nói một câu: ‘Xin được chết thay cho ông’.” Có thật không vậy? Hổng lẽ thời Pháp thuộc, dân ta được tự do hơn bây giờ? Trong phiên xử hôm qua, mẹ và vợ của Việt Khang không được trực tiếp tham dự phiên tòa, mà chỉ tham dự qua truyền hình trực tiếp thôi, nói chi tới người thân hay người dân có thể tham dự phiên tòa “công khai” này.

– Nguyễn Hoàng Vi: “Xem Chúa mày có cứu được mày không” !!! (DLB). “Một nữ cán bộ thấy vậy, đã búng tai, bóp mũi và vả vào mặt Huyền Trang. Huyền Trang vẫn chỉ phản ứng lại họ bằng cách tiếp tục cầu nguyện. An ninh tức giận, xông vào giựt đứt chuỗi hạt Mân Côi của Trang và nói: Để xem Chúa mày có cứu mày được không?” Các ông/ bà công an: cho dù mấy ông, bà không tin Chúa, Phật, nhưng cũng không nên xúc phạm tới đức tin tôn giáo của người khác như vậy.

 

Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên (BBC). “Lá thư yêu cầu Chủ tịch Trương Tấn Sang ‘có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó bị Công an quy kết vào bất cứ tội trạng nào’.”  – Tại sao Nguyễn Phương Uyên bị ‘lôi’ về Long An? (QLB).

 

Đừng để HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT CHỈ ‘NẰM TRÊN GIẤY’ (Bùi Văn Bồng). “Bàn dân thiên hạ thấy lạ, chống Trung Quốc đưa hàng gian, hàng giả, thực phẩm độc hại sang thị trường Việt Nam, chống Trung Quốc xâm lấn biển-đảo đều có tội… phản động. Sao lạ quá, kỳ cục quá? Chống Trung Quốc mà Việt Nam xử tội ‘chống nhà nước’. Vậy nhà nước Tàu hay Nhà nước ta?

 

–  Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Công cụ và cái cớ để can thiệp (QĐND).

 

Sửa lặt vặt (Đông A). “Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân“. – Mong gì ở tương lai của đảng? (DLB). – Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện dân chủ (CP).

– Xin bàn tiếp sau những bình luận bữa qua về bài của Nhà báo Bùi Tín:

1- Về sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp 1946 gần đây được nhiều bài viết khen ngợi, dù cho nó không được chính thức hóa để thực thi bằng lệnh của chủ tịch nước, nhưng cũng là hình mẫu để giờ đây, sau hơn 60 năm, phải lần mò trở lại. Nhiều người quá sốt ruột với Điều 4, đến độ như thể cứ mong qua một đêm trở dậy nó phải được biến mất ngay, mà không nghĩ là cần phải có những bước tiến dần tới việc giảm ảnh hưởng xấu của nó, rồi mới tới việc sửa đổi thực sự. Tăng quyền lực của CTN chính là vừa giảm dần quyền lực vô hình, vô biên, vô … luật pháp của đảng CSVN, đồng thời lại làm đối trọng, khắc chế quyền lực của thủ tướng mà mấy năm nay buông lỏng.

Tuy được tăng quyền, nhưng ông CTN cũng đâu dễ làm càn. Vì có người đã lo là biết đâu cú sửa đổi này lại dọn đường cho “đồng chí X” qua nắm ghế CTN. Có thể mối lo này xuất phát từ tấm gương nước Nga nhiều năm nay. Với sửa đổi mới, ông CTN sẽ phải cùng ông TT trình diễn màn kịch quyền lực của mình dưới sự giám sát, trọng tài của quốc hội. Còn từ trước tới nay, chỉ có một mình ông TT trình diễn; thời bao cấp nghèo đói thì đơn giản rồi, nhưng thời “cơ chế thị trường định hướng XHCN”, quốc hội và bộ máy chính quyền rất dễ bị lóa mắt vì tiền, quyền, không có ông CTN vung roi bằng những sắc lệnh tối thượng, mà để cho mấy ông bộ chính trị, trung ương đảng đóng cửa gật gù với nhau, rồi bỏ phiếu dấm dúi, kết luận khơi khơi “không kỷ luật” như trò con nít, thì dân chết là chắc rồi. Kể cả nếu như việc tăng quyền cho CTN như tạo “bãi đáp an toàn”, vừa là miếng mồi dụ khị để “đồng chí X” dễ chấp nhận rút lui trong trật tự, vừa đe nẹt để bớt ham hố ôm ghế tiếp, thì cũng vẫn không ngoài mục tiêu dài lâu cho một thiết chế nhà nước pháp quyền.

Thiếu thông tin, không minh bạch, dân ta khó thấy được có hay không cuộc đấu tranh âm thầm, khéo léo, kiên định của những con người có trách nhiệm, mang tư tưởng tiến bộ trong ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp. Vậy cần có những bàn thảo, gợi mở, phân tích kỹ lưỡng, cả động viên khích lệ, không thể cứ nóng nảy sổ toẹt tất cả, như kẻ bị trói chặt cứ nghiến răng nhắm mắt quẫy đạp hoài.

2- Những diễn biến quanh cuộc chỉnh đốn sau Hội nghị TW6, xin được bàn tiếp vào sáng mai.

–  “ĐŨA THẦN” Ở ĐÂU? (Bùi Văn Bồng).

<= Photo: Kycuc. – Nguyễn Hoàng Đức: Việt Nam: Quốc gia của bầy chuột nhắt? (viet-studies). “Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố ‘lãnh đạo tất cả’, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói ‘Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao’, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được”.

Có đôi đảng viên như những con lợn (Đào Tuấn).  – BIỆT THỰ CÒ MỒI (Bùi Văn Bồng). “Không lôi được các cá nhân và nhóm lợi ích ra trước pháp luật bắt phải trả lại tiền đã làm thất thoát cho Nhà nước, thì đến bà già bán rau muống kiếm sống cũng thấy rõ là  ngân khố ‘Quốc Ra’ bị cào cho rỗng nát thêm, dân đã nghèo lại càng thêm nghèo hơn. Giá cả tăng vọt, nếu in tiền giải quyết nợ xấu thì lạm phát càng nặng nề hơn nhiều lần”.  – Kẻ thù không mang gươm, mang súng (LĐ).

Chuyện nhỏ…không như con Thỏ: LŨ CÁ MẬP THỜI ERNEST HEMINGWAY CÒN BIẾT ĐIỀU CHÁN ! (Trần Nhương). “Dẫu sao, lão ngư Santiago thuở ấy còn may mắn kéo được bộ xương cá kiếm vào bờ, chí ít ra cũng có thể nấu được vài nồi súp loãng. Chứ ở nước mình bây giờ lũ cá mập ‘Lợi ích nhóm’ không những không chừa cho ông lão dù chỉ một dóng xương; chúng còn tìm mọi cách lật ụp thuyền và… ăn thịt luôn cả ông ngư phủ!

Chặn đứng lợi ích nhóm (TT).  – ‘Lãnh đạo nhiều ngành chỉ lo che chắn khuyết điểm’ (VNE).  – Đề nghị lấy phiếu tín nhiệm giám đốc các sở trên toàn quốc (VnMedia).

Tại sao Doanh Nhân Việt Nam mơ ước về cái ‘máng lợn’?   –   (QLB).  – ĐBQH Đặng Thành Tâm: Chúng tôi chết thì chẳng ai sống được! (NLĐ).  – Ông Đặng Thành Tâm: “Tôi muốn trở về thời xưa” (TT).

Những khuất tất trong việc tìm lý do bắt anh Lê Đình Quản (FB Lê Quốc Quyết/ Lề Trái). “Mẹ mình đã nói với công an sáng nay khi mang em mình đi một câu rất hay. ‘Con tao đẻ ra tao biết, nó không làm gì sai cả. Ai là người đứng đầu vụ bắt bớ này? Đi mà bắt bao nhiêu quan tham, trộm cắp đầy đường đi đã kìa’. Sau đó Mẹ còn gọi điện động viên anh chị em mình, đặc biệt động viên nhiều cho hai cô con dâu đã chứng cảnh khám nhà nhiều lần”. Chắc chưa tìm ra được người chủ trang Quan Làm Báo nên bắt tiếp gia đình anh em LS Lê Quốc Quân?

 

Chuyện về công an đối xử với dân oan – Bài 2 (Lê Hiền Đức).

 

– Rõ bệnh để bốc thuốc (HNM).  – Thí điểm tập đoàn: ‘Kẻ ăn rươi, người chịu bão’ (VNN).

 

VN trả lương 7 triệu công chức, 8,8 triệu người có công với cách mạng…so với dân số 87 triệu dân! (Trần Hoàng). – Tô Văn Trường: Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng! (Người Lót Gạch).

 

– KIẾN NGHỊ DỪNG hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A và KHẨN TRƯƠNG có cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và phát triển bền vững phức hợp Cát Tiên (boxitvn).

 

Vụ gởi tâm thư: Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ (NLĐ).  – Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn dừng thi công vì nhà thầu bỏ trốn (PN).  – Chờ lời nói thật về Sông Tranh 2 (LĐ).   – Phải đặt an toàn lên trên hết (HNM).  – Lấy thúng úp… thủy điện (DV).

 

– Vụ đê biển Hòn La bị vỡ: Do công trình chưa hoàn thiện ? (TP).

 

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nếu tăng được lương thì rất tốt (PN Today).

 

Đầu tư dàn trải: Trung ương khắc phục, địa phương vẫn còn (CP). – “Nếu tăng lương, mức đầu tư phát triển có thể giảm” (DT).

 

Mỗi km đường sắt đô thị ‘ngốn’ 100 triệu USD(VNN). – Vì Vinashin, mất 214.000 phòng học (DV). – Quản lý giá xăng dầu gây nhiều bất bình (Khampha).

 

– Lại cấm vì… không quản được (ANTĐ). – Cái ác lên ngôi khi chính quyền bất lực! (PLTP).

 

Cách chức trong Đảng nguyên phó chủ tịch huyện Mang Yang (TT).

 

Nhập khẩu độc dược bị… vướng Luật! (Võ Nhật Thủ).

 

Tham vọng của thứ quyền lực thứ tư (Chu Mộng Long). “‘Việc coi báo chí là cơ quan thực thi công vụ cũng cần được đưa vào luật. Việc này sẽ bảo vệ cho báo chí, phóng viên. Ví dụ trong quá trình phóng viên tác nghiệp, nếu người nào cản trở thì sẽ phạm tội danh chống người thi hành công vụ, có thể chuyển qua xử lý theo luật hình sự’.  Một đề xuất bề ngoài tưởng chính đáng nhưng bên trong chứa đầy tham vọng: tham vọng nắm lấy quyền lực vô biên!

 

Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (1) (NYT/ CI/ Thụy My).  – The New York Times hứng “cuồng phong” (TN).  – Báo chí nhà nước Trung Quốc đả kích tờ New York Times (VOA). – Trung Quốc : Đấu đá nội bộ bùng nổ thành các vụ tai tiếng (RFI).

 

– Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc 18: Những điều chỉnh nhân sự cấp cao trong quân đội (TQ).

 

Đại sứ Mỹ lên tiếng về chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng (VOA). – Đại sứ Mỹ kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chính sách về Tây Tạng (RFI).

 

Vợ ông Kim Jong-un lại xuất hiện (BBC).

 

Một cách nhìn về Cựu hoàng Nordom Sihanouk (Trần Kinh Nghị).

 

Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản (RFI).  – Huỳnh Văn Úc: Zyuganov và Đảng Cộng sản Liên bang Nga (Nguyễn Tường Thụy).

 

– Hủy án tử hình vì nhân đạo (PLTP).

 

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhận giải thưởng Hòa bình Seoul (VOA).

 

KINH TẾ

 

– Nợ xấu và lợi nhuận: Khi đồng xu rơi… (NĐH). – Phá “vòng kim cô” nợ xấu (TP).

 

Không để nợ xấu dây dưa (NLĐ).  – Ngân hàng Nhà nước không thể hứa gì về xử lý nợ xấu (TN).  – Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế (VOV).  – “Kim cô” nợ xấu ngày một siết chặt(TQ). – Cổ phiếu chìm nổi theo phận đại gia (VNN).

 

– Tái cơ cấu tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước: Sẽ rõ “địa chỉ” trách nhiệm (TT). – Thách thức cải tổ, giám sát doanh nghiệp nhà nước (SGGP).

 

– Chuyên gia & chính sách Không nên chạy theo CPI khi điều hành lãi suất (TT).

 

Xem xét lại các biện pháp quản lý thị trường vàng cho phù hợp(CAND). – Được – chưa được trong điều hành (PLTP). – Giải pháp thì dễ, vấn đề là niềm tin! (PLTP).

 

Bất động sản: “Tảng băng” 1 triệu tỉ đồng (NLĐ).  – Chủ dự án Đại Thanh làm trái luật, đón đầu chính sách?(PN Today). – Chung cư 10 triệu đồng/m2: Thế nào là phá giá? (VnM).

 

Nhập siêu quay trở lại (TBKTSG).

 

Gần một nửa công ty chứng khoán lỗ quí 3 (TBKTSG).

 

– Giá vàng tăng nhẹ trở lại (VOV).

 

– Nước mắm Phú Quốc gặp khó vì cá cơm (LĐ).  – Bác tin đồn cam sành Vĩnh Long là cam Trung Quốc (TT).

 

– Chiến lược châu Á của Australia không thể thiếu Trung Quốc (VOV).

 

<- Thanh toán mua hàng bằng ngón tay, không cần thẻ ngân hàng (RFI).

 

– Xanh mặt với làn sóng thất nghiệp (VNN).

 

– Hợp tác kinh doanh ẩm thực Việt – Pháp (TN).

 

Rượu vang Pháp trong tầm ngắm của Trung Quốc (RFI).

 

Apple chia tay hai chuyên viên cấp cao (BBC).

 

Baidu của TQ báo doanh thu tăng 60% (BBC).

 

Singapore mua 10% cổ phần hãng Virgin (BBC).

 

Pháp và Đức tăng cường biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc (RFI).

 

VĂN HÓA-THỂ THAO

 

– 189. NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH? (Việt Sử ký).

 

YÊU THỜI…ĐỒ ĐỂU (KỲ 6) (Nhật Tuấn).

 

– Tuy Hòa: Bao giờ có ngành học về VŨ TRỌNG PHỤNG? (Lê Thiếu Nhơn). – Vũ Trọng Phụng, nếu ông sống lại… (TVN).

 

TRUNG TRUNG ĐỈNH TRONG MẮT MỘT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Nguyễn Trọng Tạo).

 

HOÀNG ĐỨC CHÍNH đi cùng phù sa (Lê Thiếu Nhơn).

 

– Phạm Khải: TẾ HANH lạt mềm buộc chặt (Lê Thiếu Nhơn).

 

HẬN THƠ ! (Trần Nhương).

 

– Nhạc sĩ Dương Thụ tự kể chuyện mình (TN). – Hiếm hoi tài năng Guitar ở Việt Nam (DT). – Nhiều lỗ hổng trong hoạt động âm nhạc (TT). – Thời của nhạc công (TN).

 

Nhà văn gốc Việt Linda Lê vào chung kết giải Goncourt 2012 (RFI).

 

Thăm những làng Việt cổ: LÀNG CỔ ĐÔNG NGẠC (Tễu). =>

 

– Đình Thổ Quan, ngậm ngùi di sản (HNM).

 

– Khánh thành tượng đài khởi nghĩa Ba Tơ (TP).

 

Cổ vật dưới biển miền Trung: Nơi chôn xác 4 con tàu (NLĐ).

 

Xẩm tàu điện, nhạc đường phố độc nhất vô nhị (NĐT).

 

– Phát hiện ngôi mộ cổ xưa nhất của người Maya (VNN).

 

– Nguyễn Quang Thiều: Được mùa Tử Tế, hay mất mùa Nhân Nghĩa? (Lê Thiếu Nhơn).

 

Viết Thật Là Sống Thật (Sống Magazine).

 

Họ đã từng rất trẻ (RFA).

 

– Rời The Voice, Bảo Anh đóng phim với Hoài Linh (DV). – Bi hài hoa hậu… đóng phim (NĐT).

 

– Ca khúc Viết ẩu cũng được ưa thích! (NLĐ).

 

Brugge thơ mộng: hòn ngọc của vùng Flanders (Phan Ba).

 

– Giới trẻ ngó lơ Halloween (TT).

 

– Tuyển Việt Nam tập luyện cho trận gặp Malaysia (VOV). – Arsenal ngược dòng kinh điển, trong trận đấu 12 bàn thắng (VnE).

 

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

 

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh? (kỳ 2) (GDVN).

 

‘Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy’ (Hiện đại/ TCPT).

 

Đầu vào dưới điểm sàn như sản phẩm giáo dục bị “đẻ non”(NĐT).

 

– Phải phân luồng học sinh phổ thông (TN).

 

– Quảng Ninh tạo điều kiện phát triển các trường ngoài công lập (GD&TĐ).

 

– Nhân tài Olympic quốc tế: Tự thân vận động là chính (ANTĐ).

 

Dạy thêm – học thêm: Càng quản càng biến tướng (SGGP).

 

Viết lại sách giáo khoa ra sao? (NLĐ).

 

ĐH Bách khoa đưa thầy già vào thế khó (VNN).

 

<= Sổ ghi thu phạt các học sinh vi phạm do học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong cung cấp.HS đi muộn nộp 10.000 đồng, trốn học nộp gấp 10 lần (Tin tức/ Zing).

 

Điều tra khẩn vụ giáo viên bị tố dùng kim “tra tấn” học sinh (NĐT).

 

Ôm giấc mộng ngôi sao, cha mẹ “lùa” trẻ đi học MC (NĐT).

 

Cậu bé nghèo từ cõi chết trở về, thi đỗ hai trường đại học (GDVN).

 

An toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia (SGTT).

 

– Máy sấy lúa tự động (TN).

 

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

 

Thiệt hại do bão số 8 ở Bắc và Trung VN (BBC).  – Bão Sơn Tinh làm 32 người thiệt mạng tại Việt Nam (VOA). – Rút lại tên bão Sơn Tinh (ĐV).  – Liên tiếp xuất hiện 3 cơn bão có đường đi quá dị thường (DV). – Nhiều bao biện, thanh minh về dự báo bão Sơn Tinh(SGTT). – 7 người chết, 5 người mất tích vì bão số 8 (TN). – Nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau bão (ND).  – Tháp truyền hình đổ do không đúng chuẩn (TT). – Ta hơn Mỹ là cái chắc (Nguyễn Thông).

 

Tổng thống Mỹ ban bố “thảm họa nghiêm trọng” ở New York (TQ). – Bão Sandy đổ bộ vào nước Mỹ (BBC).  – “Người đẹp” Sandy đến DC (Hiệu Minh).  – Hình ảnh về bão Sandy ở Mỹ (BBC). – Siêu bão Sandy “nhấn chìm” New York trong bóng tối (VOV).  – Bão gây hỏa hoạn, “nuốt trọn” 50 căn nhà ở New York (DT). – Thảm họa bão Sandy: New York chìm, Nữ thần Tự do tắt đuốc (TT&VH).  – Hoa Kỳ: Thiệt hại kinh tế do bão Sandy gây ra (VOA). – 6 triệu người mất điện vì bão Sandy (VOA).- Bão Sandy vào miền đông nước Mỹ : 15 người chết (RFI). – Thiệt hại kinh tế của bão Sandy với nước Mỹ (RFI). – Trụ sở LHQ ngập nước, ‘công việc vẫn tiếp tục’(VOA). – Mỹ: Ít nhất 40 người thiệt mạng do bão Sandy (VOV).

 

Tàu Saigon Queen mất tích, 22 thuyền viên trôi dạt (VNE).   – Cập nhật: Tàu Việt Nam mất tích trên biển quốc tế (PN Today). =>

 

Chất lạ trong áo ngực: Không phải silicone (NLĐ).  – Thu giữ hàng ngàn áo ngực Trung Quốc nhập lậu (TBKTSG).  – Tận mắt xem đủ loại áo ngực chứa chất lạ (VTC). – Kiểm nghiệm thuốc lạ trong áo ngực Trung Quốc (TP).

 

– Xét nghiệm mẫu mì tôm nghi chứa chất gây ung thư (TP).  – Mì chứa chất ung thư: Nơi thu, nơi bán thoải mái (DV).

 

– Gà thải Trung Quốc đẻ 4 quả trứng mỗi ngày (DV).

 

Cháy nổ lớn ở xưởng gỗ, nhiều người nguy kịch (NLĐ).  – Cháy xưởng gỗ, 21 công nhân phỏng nặng (TT).

 

Dân phải chịu khổ vì giá dịch vụ y tế thấp (VOV).

 

Vụ cắt nhầm bàng quang: Phải xem xét kỹ (VNN).  –  Vụ mổ thoát vị bẹn, cắt nhầm bàng quangChỉ đạo kiểm thảo, xử lý trách nhiệm (TT).

 

Từ bàn nhậu đến thẳng… bệnh viện (NLĐ).

 

– 15% dân số VN có vấn đề về tâm thần (TT).

 

Cơm Có Thịt – những bữa cơm của tình người (VOA).

 

– Cám cảnh hai nữ sinh côi cút bươn chải mưu sinh (VTC).

 

Người phụ nữ 11 lần tự đỡ đẻ cho mình (NĐT).

 

– Bạo lực không chống được trộm chó nhưng lại cho thấy chính quyền đã bất lực với bạo lực còn người dân thì bất mãn với chính quyền  (TT).

 

– Lênh đênh “bò gù” nước Việt (DV).

 

Nuôi cú mèo làm cảnh để không đụng hàng (NĐT).

 

– Không có sọ người trong con tàu chìm hàng chục năm dưới biển (DT).

 

Bắt 6 đối tượng lừa bán sinh viên sang Trung Quốc(TN). – Nhiều cây thuốc quý bị xuất lậu sang Trung Quốc (TN).

 

Mỹ, Campuchia mở lại việc cho nhận con nuôi (VOA).

 

QUỐC TẾ

 

Thỏa hiệp ngưng bắn ở Syria tan vỡ (VOA). – Qatar tố cáo chính quyền Damas gây « chiến tranh hủy diệt » tại Syria (RFI).  – Một tướng không quân Syria bị ám sát ở Damascus(TTXVN). – Syria: Máy bay chiến đấu lần đầu oanh kích thủ đô (TTXVN). – Phe đối lập Syria mua vũ khí từ quân đội, dân quân (TTXVN). – FSA nhận sát hại tướng không quân Syria al-Khalidi (TTXVN).  – Những bế tắc được dự báo (HNM).

 

Bão Sandy làm đình trệ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ (VOA).    – Mỹ: Bão Sandy sẽ góp phiếu cho ứng viên nào? (SGTT). – TT Obama tuyên bố bão Sandy là “thiên tai lớn” (BBC).  – Obama được ca ngợi ứng phó tốt với bão Sandy (VnE).

 

ASEAN: Bạo động tôn giáo ở Miến Điện đe dọa tới an ninh khu vực (VOA). – Miến Điện bác bỏ đề nghị của ASEAN giải quyết bạo động qua đàm phán (RFI).  – Tình hình bất ổn lan rộng tại bang Rakhine của Miến Điện (VOA).

 

Tư lệnh lực lượng đặc biệt của Mỹ tại Hàn Quốc bàn giao quyền chỉ huy (VOA).

 

Mỹ, EU: Bosnia phải cải cách để gia nhập NATO, EU (VOA).

 

Quân đội chính quy Iran đã bắt đầu cuộc tập trận mới(TTXVN). – Israel: Iran đã rút lại mục tiêu chế tạo bom hạt nhân (TTXVN). – Tàu chiến Iran đến Sudan (TN). – Iran yêu cầu Iraq không khám xét các máy bay tới Syria (VOV).

 

<= Ảnh vệ tinh cho thấy một cuộc không kích đã làm cho nhà máy sản xuất vũ khí tại Sudan phát nổ.Ảnh vệ tinh cho thấy nhà máy vũ khí Sudan bị không kích (VOA).

 

Máy bay ném bom Su-24 của Nga rơi tại Chelyabin (VOV). – Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Trung Á để làm gì? (Petrotimes).

 

Ấn Độ sẽ tăng cường quan hệ với Pakistan, Trung Quốc (VOA).

 

Cảnh sát Nam Phi bắn đạn cao su giải tán công nhân đình công (VOA).

 

Ngoại Trưởng Mỹ: Cuộc bầu cử tại Ukraina là một thoái bộ(VOA).

 

Thủ tướng Libya đề xuất nội các mới (VOV).

 

Thái Lan: Đảng Vì nước Thái cầm quyền có Chủ tịch mới (VOV). – Mỹ đại hạ giá tàu chiến, trực thăng cho Thái Lan (PN Today).

 

Afghanistan ấn định ngày bầu cử tổng thống(VOA). – Sự thật ở thủ phủ “ám sát” của Afghanistan (VNN).

 

– Vỏ vẫn xanh, lòng sắp đỏ (TN).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 30/10/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 30/10/2012;   + Tài chính kinh doanh trưa – 30/10/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 30/10/2012;  + Thời sự 19h – 30/10/2012.

 Mua gái 30 triệu, bóc lột 3 tỷ đồng trên thân xác

 

  • VẪN LÀ NỖI ĐAU TỪ THẰNG BẠN VÀNG – SAO KHÔNG XỬ TỬ HÌNH BỌN BUÔN NGƯỜI NHỈ – VÌ CHÚNG NÓ ĐÂU CÓ COI ĐỒNG LỌA LÀ NGƯỜI MÀ LÀ HÀNG HÓA NHƯ CON VẬT RỒI => TỨC LÀ CHÚNG NÓ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI NỮA RỒI!!!

 

 

 

Khi mua một cô gái chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.

Mây đen của cơn bão số 4 vần vũ kéo về, nhưng chợ vùng biên vẫn tấp nập người. Trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, khu Xám Cáo (theo phiên âm của người dẫn đường) như một thế giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng. Tuy nhiên, đây lại là nơi có nhiều người tới lui.

Thấy chúng tôi vừa dừng xe, người đàn bà đang ngồi giũa móng tay cười lả lơi…

Phận người trong “hang chuột”

Cô gái có vẻ đã kiệt sức vì tiếp quá nhiều lượt khách mà bằng chứng rõ ràng là chiếc sọt rác đầy ắp, nằm vật ra giường. Thấy khách chỉ ngồi hỏi chuyện, cô gái nhắc nhớ thanh toán nếu không sẽ bị “bà chị” đánh vì mở buồng rồi.

Hình như sợ ả tú bà nên hỏi gì cô gái cũng chỉ ừ hử qua chuyện. Mãi khi chúng tôi nói chẳng biết có dịp nào gặp lại đồng hương nên bao luôn ba suất, tức 600.000 đồng tiền Việt, cô mới tươi tỉnh trở lại.

Những cô gái Việt buộc phải “hành nghề” trong những khu nhà tồi tàn như thế này ở Xám Cáo

Buồng cách xa chỗ “bà chị”, nhưng cô vẫn dè dặt thì thầm giới thiệu tên mình là Nga ở Trực Ninh, Nam Định. Nghe hỏi tự nguyện qua Trung Quốc hay bị lừa bán, Nga thở dài: “Hai năm trước, em bị một thằng cô hồn đểu ở Hà Nội lừa bán chứ ai thèm qua đây”. Cô kể sau hơn một năm bị ép bán dâm ở khách sạn, mình đã thành hàng dạt nên mới lay lắt ở Xám Cáo mạt hạng này.

“Bà chị” của Nga cũng quê Nam Định, từng bị lừa bán, rồi đưa đẩy thế nào lại cặp với một thằng ma cô Trung Quốc để thành tú bà chăn dắt gái khác. Xám Cáo trước là đất nông nghiệp, làm lò gạch ven thị trấn Đông Hưng. Nó là chốn chơi bời rẻ tiền cho giới lao động bản xứ và dân qua lại buôn bán khu mậu biên. Sau đô thị hóa đến, nhiều điểm mại dâm chuyển chỗ khác, kẻ còn lại cố bám trụ trên bãi đất đang ngày càng thu hẹp.

Các cô ở đây đều là người đã bị dạt sau thời gian làm việc. Nhiều cô tìm đường về nước. Một số cô bị nhiễm bệnh chán đời hoặc có hoàn cảnh gia đình, lay lắt ở ổ chuột này với giá bán mình chưa bằng nửa nơi khác!

Những ngày ở Đông Hưng, chúng tôi tiếp tục được thổ địa biên giới dẫn đi tìm hiểu thân phận các cô trôi dạt xứ người. Cũng như vùng biên mậu Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam hay Pò Chài, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, những khu “đèn đỏ” ở thị trấn Đông Hưng có đủ đẳng cấp ăn chơi cho kẻ lắm tiền lẫn dân bần cùng.

Hầu hết khách sạn đều có gái, nếu không cũng gọi đến được. Ngay khách sạn kế quán chúng tôi ăn trưa cũng có mười cô gái Việt đang ở trên lầu. “Các bạn uống rượu xong cứ vào khách sạn này cho em nó hầu, đi đâu làm chi” – gã chủ quán cười đểu. Nhưng nhiều nhất chính là các shop cắt tóc, massage. Lúc chúng tôi đến khu phố cũ (còn gọi phố cổ), một dãy “shop người” kín kín hở hở lả lơi mời chào.

Người dẫn đường dừng lại ở địa chỉ quen, bà chủ người Trung Quốc nắm tay kéo tuột chúng tôi vào. Ngay sau phòng khách bé xíu chỉ vừa đặt đủ chiếc bàn và vài ghế con là dãy buồng cho khách hành sự. Chúng cũng nhỏ xíu như hang chuột, nhưng sạch sẽ hơn và đều buông rèm chứng tỏ đang kẹt khách.

Tràn ngập chợ người

Ở vùng biên mậu Đông Hưng, phụ nữ cầm lái xe điện cũng sẵn sàng vui vẻ chở khách tìm đến điểm mại dâm trong vòng không quá 10 phút. Nhưng càng đi sâu vào nội địa, chúng tôi càng chóng mặt với các chợ tình dục đầy ắp kẻ mua người bán và hầu như công khai tất cả.

Chính đám tú bà, tú ông cũng cho rằng chế độ một con ở Trung Quốc dẫn đến thiếu hụt nữ giới nghiêm trọng, nên đàn ông “ăn bánh trả tiền” để giải quyết ức chế sinh lý. Và đó chính là nguyên nhân khiến nhiều cô gái Việt sa chân vào con đường địa ngục xứ người.

Nhiều cô gái Việt bị quản thúc trong những ngôi nhà “đèn đỏ”

Ngán ngẩm rời các khu “đèn đỏ” đầy phận người tủi nhục ở Đông Hưng, chúng tôi đón xe buýt ngược lên thị trấn Giang Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

12h trưa, mặt đường nhựa nóng như đổ lửa, nhưng trong xe buýt cũ kỹ càng ngột ngạt hơn khi nó vừa rời bãi đã dừng lại đón tốp khách khác thường. Ba cô gái không quá tuổi 18, gương mặt xinh đẹp nhưng buồn uất lọt thỏm giữa sáu gã lực lưỡng. Một gã phải cao hơn 1,8m, mập nần nẫn cỡ heo tạ có vẻ đại ca, đẩy cô xinh xắn và nở nang nhất ngồi ghế xe kế mình.

Mồ hôi, nước mắt ở Lình Coóng

Ở thị trấn Lình Coóng, tỉnh Quảng Đông, nhiều quán “đèn đỏ” còn tập trung lại với nhau thành từng khu để khách dễ tìm và cạnh tranh với các khu khác. Dân chơi bời không đủ tiền vào khách sạn, có thể đến các phố đầy tiệm cắt tóc, massage mà mới từ 7h sáng đã có các cô trẻ đẹp ăn mặc hở hang ngồi vẫy khách. Hầu hết các cô gái Việt ở Lình Coóng đều bị lừa bán qua.

Sau khi bị bóc lột tàn tạ, các cô trở thành hàng dạt, không bị quản lý chặt nữa nên có thể tự tìm đường về nước. Một số cô đưa đẩy thành nhân tình hay vợ hờ của đám ma cô người địa phương để rồi lại làm tú bà chăn dắt, hành hạ các cô gái khác.

Mới nhìn cô thôn nữ Nghiêm Thị Thư có nước da trắng mịn, cao dong dỏng hơn 1,6m và ánh mắt trong veo ở tuổi 17, chúng tôi khó tin cô đã bị vùi dập gần một năm ở địa ngục xứ người. Cùng với ba bạn gái trẻ khác đồng cảnh bị lừa bán, Thư là “món hàng” cao giá, đắt khách nhất ở tiệm massage của “mẹ” Bạch ở Lình Coóng. Tú bà này 50 tuổi, quê ở Bắc Giang, cũng từng bị lừa bán sang lấy chồng Trung Quốc, rồi trở lại lừa những cô gái khác.

Tiệm bà Bạch nằm giữa con đường “đèn đỏ” có tên tiếng Trung dịch ra nghĩa Việt là Phố Cụt. Tuy là chủ Việt, nhưng mụ Bạch mua bán thân xác các cô gái cũng ồn ào không kém gì đám chủ chứa địa phương. 7g, Thư và các bạn Ly, Phương, Ba đã phải mặc quần ngắn, áo hở ngực ngồi vẫy khách ở tiệm massage mà bên trong là dãy “buồng” để hành sự.

Chiều khách xong, các cô được nhận tiền, nhưng ngay sau đó phải nộp không sứt mẻ một đồng cho bà chủ. Những cô trẻ đẹp như Thư nhiều ngày phải tiếp 40 lượt khách. Trung bình mỗi khách nửa giờ, các cô không có thời gian ngủ, thậm chí đánh lại lớp son phấn nhòe nhoẹt trong mồ hôi và nước mắt! Còn đám tú bà ngồi vắt chân, thu được hàng chục triệu đồng từ nỗi cay đắng, ê chề của mỗi cô gái.

1332. BẦU CỬ MỸ: NHIỀU THÁCH THỨC NHƯNG DỄ DỰ ĐOÁN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 30/10/2012

TTXVN (Niu Yoóc 27/10)

Cuộc bu cử tng thng Mỹ, một sự kiện luôn được cho là có tác động tới mọi bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế giới, đang cận k, khiến báo giới đưa ra rất nhiều những nhận xét, đánh giá và dự đoán khá khác nhau. Dưới đây là phần tổng hợp dư luận báo chí Mỹ kèm theo những dự đoán về cuộc bầu cử này.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này khác hẳn cuộc bầu cử hồi năm 2008 vì nhiều lý do. Trước hết rõ ràng là trái với năm 2008, lần này có một tổng thống sẽ hết khả năng tái ứng cử, đó là ông Barack Obama, và vì vậy ông và các cộng sự đang phải cố làm một bản tổng kết thật khả dĩ về những thành quả trong nhiệm kỳ vừa qua để bảo đảm khả năng tái đắc cử của mình. Tuy nhiên, mọi việc không dễ dàng như thế vì những người thuộc đảng Cộng hòa đối lập của ông Mitt Romney cũng đã tìm đủ mọi chứng cứ đế chỉ trích bản tổng kết của Obama. Theo một cách nào đó thì cuộc bầu cử lần này là một cuộc trưng cầu ý dân về Barack Obama, còn cuộc bầu cử năm 2008 không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về George W. Bush vì ứng cử viên Cộng hòa John McCain lúc ấy hoàn toàn không phải là “bản sao” của ông Bush.

Lý do thứ hai để nói rằng hai cuộc bầu cử khác nhau, liên quan đến những thách thức. Năm 2008, Mỹ đang ở thời điểm bắt đầu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, lần này Mỹ đang gặp phải những khó khăn là hậu quả từ đó mặc dù các biện pháp đã được thông qua để cứu vãn nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng dường như hiệu quả chưa thật rõ ràng. Còn hơn cả năm 2008, cuộc khủng hoảng là trọng tâm của chiến dịch vận động bầu cử lần này. Bối cảnh quốc tế cũng đã tiến triển. Mỹ từ bỏ cam kết ở Irắc và sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Ápganixtan vào năm 2014. Mặc dù chính sách đối ngoại chỉ chiếm một vị trí thứ yếu, các nước như Trung Quốc và Ixraen vẫn được nhắc đến trong các cuộc tranh luận lần này. Và cũng khác với lần trước, lân này sự quan tâm của cử tri đến những cuộc tranh luận về văn hóa và xã hội như hôn nhân đồng giới cũng chiếm một vị trí rất quan trọng.

Về chiến dịch vận động bầu cử của ông Mitt Romney, người ta gọi ông là “diều hâu Mỹ” vì ông tỏ thái độ rất kiên quyết đối với Trung Quốc và ông coi việc tăng cường những khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn sự hùng mạnh của Trung Quốc là cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông thích chiến tranh và chính ông cũng thừa nhận rằng vấn đề Irắc và Ápganixtan vẫn còn rất nhạy cảm. Không phải là vô hại khi ứng cử viên đảng Cộng hòa hướng chiến dịch vận động tranh cử của mình vào những vấn đề kinh tế và xã hội, những vấn đề mà dựa vào đó ông có thể chỉ trích bản tổng kết của Obama. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất là uy tín của ông như là “ứng cử viên của nhân dân” do tài sản của ông. Vấn đề này đã gây bất lợi cho ông trong vòng bầu cử sơ bộ năm 2012 cũng như 2008, khi đó ông đã bị John McCain, người gần gũi với nhân dân hơn, đánh bại. vấn đề thứ hai liên quan đến lập trường chính trị của ông trong đảng Cộng hòa. Romney được coi là một người ôn hòa và điều này có thể là một lợi thế để thu hút những lá phiếu của những người trung dung và độc lập là những lá phiếu chủ chốt trong cuộc bầu cử năm 2008 – nhưng lại đặt ông vào thế khó khăn trước cánh hữu trong đảng của ông, Chính vì thế mà ông đã có bên cạnh mình Paul Ryan như một người liên danh, hơi giống McCain đã làm như vậy với Sarah Palin cách đây 4 năm. Ryan đáng tin cậy hơn Palin, nhưng sự có mặt của ông đã buộc Romney phải giữ khoảng cách lớn giữa cánh hữu cứng rắn và phái hữu trung dung. Những người thuộc đảng Dân chủ không thể không lợi dụng điểm yếu này và nó có thể mang tính quyết định trong vài bang chủ chốt.

Sự khác nhau rất rõ rệt giữa hai ứng cử viên liên quan đến các vấn đề xã hội (nạo thai, hôn nhân đồng giới, nhập cư, di chuyển…) vẫn là một hằng số hoặc là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và luật hóa xã hội Mỹ.

Đúng như người ta đã nhận thấy một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa dự án về xã hội của đảng Cộng hòa và dự án của đảng Dân chủ. Không nên coi đó là kết quả của một sự luật hóa xã hội Mỹ và nếu không có nó thì sự khác nhau này vẫn không tồn tại, mà sự xuất hiện các cuộc chiến tranh về văn hóa trong xã hội cũng góp mặt trong các cuộc tranh luận chính trị truyền thống về nền kinh tế. hoặc về một chủ nghĩa tự do hơn về kinh tế. Điều này không phải là mới mà là một xu hướng dường như ngày càng được nhấn mạnh trong mọi cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Những khẩu hiệu chính trong chiến dịch vận động tranh cử lần này, trong các chương trình của hai ứng cử viên, hầu như đều liên quan tới chủ nghĩa thực tế. Chủ nghĩa thực tế của Obama không phải là những lời hứa hẹn và hứa những ngày tốt đẹp nhất và không phủ nhận về qui mô của nhiệm vụ phải hoàn thành. Chủ nghĩa thực tế của Romney lại có một phương hướng khác, không hứa hẹn những điều thần kỳ. Có một sự lựa chọn thực sự về các phương hướng kinh tế và xã hội và phân biệt rõ ràng hai đự án chính trị. Tất nhiên, ảnh hưởng của đồng tiền và những chương trình quảng cáo tiêu cực đã làm lu mờ một chút hình ảnh về cuộc tranh luận này và mang hơi hướng của chủ nghĩa dân túy, nhưng cũng chẳng có gì mới cả. Các chiến dịch vận động tranh cử trước còn gay gắt hơn trên lĩnh vực này, nhất là khi những người Cộng hòa gây tổn hại đến tư cách công dân của Obama nhằm làm mất uy tín của ông và đưa cuộc tranh luận đến những lĩnh vực có lợi hơn cho họ.

Khi đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ sau bầu cử, nhiều người đặt câu hỏi nếu như ông Mitt Romney thắng cử thì người ta có nên hy vọng là sẽ có sự thay đổi có ý nghĩa về chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông và với phần còn lại của thế giới không? Các nhà phân tích cho rằng không hẳn như vậy. Một mặt ông Mitt Romney không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại và như vậy ông sẽ phải học cách tỏ ra kiên nhẫn về một số vấn đề nhạy cảm. Thực sự, trong những tuần qua, ông đã tỏ thái độ kiên quyết nhưng chủ yếu chỉ là để tạo cho mình một vẻ bề ngoài là “con người cứng rắn” mà ông nghĩ rằng nó sẽ rất cần thiết cho chức vụ mà ông đang hướng tới. Mặt khác, ông Romney sẽ không thể thay đổi được chính sách đối ngoại của Mỹ một cách có ý nghĩa mà không vấp phải những trở ngại, những sự ngáng đường ngay từ ban lãnh đạo Mỹ. về ngân sách, nếu ông muốn tăng phần cho lĩnh vực quốc phòng trong thời kỳ khủng hoảng; về chiến lược nếu ông gây tổn hại đến những cam kết như rút quân khỏi Irắc và Ápganixtan; về chính trị nếu ông quên đi công việc cần thiết đang chờ đợi ông về chính sách đối nội, thì chắc chắn cánh hữu trong đảng Cộng hòa sẽ không tha thứ cho ông về việc dành ưu tiên cho chính sách đối ngoại, nơi như trên đã nói, ông chưa có nhiều kinh nghiệm. Trái lại, người ta có thể hy vọng, trong trường hợp ông Romney thắng cử, một sự thay đổi nhận thức về nước Mỹ trên trường quốc tế, Nếu ông Obama bị chỉ trích về chính sách đối nội, như bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào khác, thì ông vẫn rất được lòng dân ở bên ngoài. Hình ảnh một “người bạn của Ixraen” và một người hành động ngốc nghếch bất hạnh (sự chỉ trích của ông về việc tổ chức thế vận hội ở Luân Đôn, được công bố tại thủ đô của nước Anh) có nguy cơ đeo đẳng ông mãi mãi.

Vậy thì liệu ông Obama có cơ may có một nhiệm kỳ hai không? Nói thẳng ra thì cơ may ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai là lớn và vì thế, thời điểm hiện nay đang là khó khăn đối với ông Romney. Ít ai nghi ngờ rằng vị tổng thống sắp hết nhiệm kỳ sẽ ngồi ở Nhà Trắng thêm 4 năm nữa. Điều này chủ yếu là theo cách thức của cuộc bầu cử Mỹ, khác hẳn với cuộc bầu cử ở nước Pháp, nơi ông Nicolas Sarkozy đã không thể thuyết phục được các cử tri bầu cho ông nhiệm kỳ hai. Để được bầu làm tổng thống của nước Mỹ, cần phải giành được đa số phiếu của các đại cử tri và để làm được điều này thì ứng cử viên phải dẫn đầu một cách tối đa các bang đông dân và như vậy mới có được số đại cử tri cần thiết. Người chiến thắng trong mỗi bang sẽ giành được toàn bộ phiếu của các đại biểu tại bang đó. Vì người ta biết rằng một số bang là “đệ tử” của ứng cử viên này hay ứng cử viên kia thuộc hai đảng, chẳng hạn bang Texas chắc chắn sẽ bầu cho đảng Cộng hòa và bang Niu Yoóc sẽ bầu cho đảng Dân chủ, nên sự chú ý sẽ luôn hướng tới các bang có thể dao động sang bên này hoặc bên kia. Lần này, bang Ohio và Michigan dường như là các bang chủ chốt quyết định thắng lợi của ứng cử viên nào. Cũng giống như số phận của ông Sarkozy được quyết định chỉ trong 5 hoặc 6 tỉnh của nước Pháp. Ông Obama vẫn rất được lòng dân và điều đó sẽ khiến ông ở vào vị trí thuận lợi để có cơ may giành thắng lợi. Nhưng sức nặng cục bộ vẫn là chủ yếu và người ta vẫn nhớ là mặc dù bị mất lòng dân nghiêm trọng, ông George W. Bush vẫn dễ dàng được bầu lại vào năm 2004 đánh bại ông John Kerry.

Về bản tổng kết của ông Obama thì cần phân tích dưới hai góc độ khác nhau: chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, về chính sách đối nội, Tổng thống Obama đã cứu vãn được ngành công nghiệp ôtô, và vì vậy tạo ra được nhiều công ăn việc làm, nhưng bản tổng kết của ông vẫn chưa đầy đủ về các cuộc cải cách lớn, nhất là về bảo hiểm y tế. Ông đã phải đối mặt với một tình hình khủng hoảng đặc biệt, và rõ ràng phe Cộng hòa có thể sử dụng điều đó để nói rằng ông vẫn chưa thực sự đấy mạnh được nền kinh tế. Dường như cũng nhận rõ điểm yếu này, nên ông Obama đã yêu cầu rõ ràng với người dân Mỹ là hãy để cho ông có thêm thời gian, về chính sách đối ngoại, ông Obama vừa không thất hứa về việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, mà còn thực hiện được cam kết ở Irắc và Ápganixtan. Chiến dịch ở Libi đạt được kết quả và từ hai năm nay người ta được chứng kiến một sự “trở lại” của Mỹ tại Đông Nam Á. Cuối cùng, trùm khủng bố Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt, kỳ tích mà George W. Bush đã không thực hiện được. Nhưng bản tổng kết của ông Obama vẫn còn phải bàn cãi về phương pháp thực hiện. Ý muốn của ông dành ưu tiên cho một quan điểm song phương về các vấn đề đã vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa, và chắc chắn là nếu ông thắng cử vào tháng 11 tới thì nhiệm kỳ hai của ông sẽ thuận lợi hơn và ông sẽ ít tìm kiếm thỏa thuận hơn với các đối thủ của mình./.

 

1333. HẬU QUẢ CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH SAI LẦM CỦA MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 30/10/2012

TTXVN (Niu Yoóc 28/10)

 Tạp chí “As-Sharki” (Phương Đông) vừa có bài viết mang tính tng kết những hậu quả cay đắng mà các chính quyền liên tiếp của Mỹ gần đây phải gánh chịu, khẳng định rằng đây chính là hậu quả của những chính sách sai lầm ở tầm chiến lược của Mỹ, nhất là trong chính sách đi ngoại. Dưới đây là phần nội dung chính của bài viết:

Trong những ngày qua, Chính phủ Mỹ đã phải chịu hai thất bại lớn. Thất bại thứ nhất là cuộc tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi nằm ở miền Đông Libi, trong đó Đại sứ Christopher Steveuns và 3 nhà ngoại giao khác của Mỹ đã bị giết hại. Thất bại thứ hai là quyết định liên quân trong NATO ngừng tất cả các hoạt động phối hợp với các lực lượng an ninh Ápganixtan sau một loạt các cuộc tấn công ở trong nước (các binh lính Ápganixtan quay lại chống đội quân chiếm đóng).

Điều mà hai sự kiện trên có điểm chung là Mỹ, dưới thời George W. Bush, đã xâm chiếm Ápganixtan để “giải phóng” đất nước này khỏi quân Taliban là lực lượng đã cung cấp nơi trú ngụ cho Al-Qaeda để thực hiện vụ khủng bố kinh hoàng hôm 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ, trong khi Mỹ dưới thời Barack Obama đã can thiệp bằng quân sự để “giải phóng” Libi khỏi chế độ độc tài tham nhũng là Muammar Al – Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói một cách cởi mở rằng bà thực sự bị sốc trước vụ các nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi bị giết hại. Bà không thể hiểu được làm thế nào mà điều đó lại diễn ra tại một đất nước mà “chúng ta đã giúp giải phóng” và “trong một thành phố mà chúng ta đã cứu họ khỏi nạn bị phá hủy”. Có lẽ bà Clinton cũng không thể ngờ rằng điều đã gây ra các cuộc phản đối gay gắt tại hầu khắp các nước Hồi giáo chỉ là một đoạn phim “nghiệp dư”, made in USA, có nội dung bị cho là phỉ báng Nhà Tiên tri Mohammed, đã thực sự lăng nhục hơn một tỷ rưỡi người Hồi giáo trên khắp thế giới.

Thật trớ trêu là Đại sứ Christopher Stevens đã trú ngụ tại lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, chứ không ở Đại sứ quán ở Tripoli, bởi vì ông cho rằng ở đó ông sẽ được an toàn hơn ở Tripoli, nơi sứ quán Mỹ được canh phòng vô cùng cẩn mật bằng các đội dân quân có vũ trang đến tận răng nhưng với lòng trung thành, mà ông đã từng nhận xét là “không chắc chắn”.

Tại Apganixtan, cũng trong làn sóng phấn uất ấy, những người biểu tinh đã tấn công các căn cứ quân sự của liên quân, giết chết 6 binh sĩ gồm 3 lính Mỹ và 2 lính Anh.

Có một điều mà chắc chắn bà Clinton sẽ không bao giờ hiểu được đó là sự lăng nhục này hoặc những lý do gây ra nó “hết sức đơn giản” bởi vì tất cả những thông tin về khu vực này (Trung Đông) là do các viện nghiên cứu của các chuyên gia, tuy là của Mỹ, nhưng rất thân Ixraen, cung cấp. Đây là lý do chính dẫn đến nhiều thất bại của các chính quyền Mỹ liên tiếp ở khu vực Trung Đông, khu vực quan trọng nhất đối với Mỹ về những lợi ích chiến lược.

11 năm sau cuộc can thiệp đầu tiên vào Ápganixtan, NATO đã quyết định thay đổi chiến lược của mình tại đất nước này sau khi đã bị mất hết lòng tin của hơn 250.000 binh sĩ quân đội Apganixtan và các nhân viên an ninh địa phương, được đào tạo với phí tổn 6 tỷ USD của Mỹ và NATO. Các nhà hoạch định kế hoạch của NATO đã nhận thấy rằng gần 25% các cuộc tấn công nhằm vào quân của họ tại đất nước này là do chính các binh lính và các nhân viên an ninh mà họ đã đào tạo tiến hành, nghĩa là “thầy dạy tôi đánh địch (của thầy) thế nào, tôi đánh lại thầy đúng như thế, thậm chí còn sáng tạo hơn”.

Đây là một thất vọng rất lớn của NATO bởi vì khối quân sự này muốn rằng các lực lượng Ápganixtan được họ huấn luyện, dạy dỗ này đảm nhận tất cả các nhiệm vụ về an ninh ở Ápganixtan sau khi NATO rút quân dự kiến vào năm 2014. NATO hiện nay còn đang sợ rằng đến thời điểm ấy cũng sẽ không có đủ lực lượng tin cậy cần thiết để họ có thể chuyển giaocác sứ mệnh này. Phương Tây càng không thể tìm được một người thay thế có cảm tình hơn so với Karzai,. người đã thông báo sẽ không ra ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới.

Từ khi có quyết định rút quân của NATO, quân Taliban luôn khẳng đinh rằng nhóm này đã giành thắng lợi trước đội quân hùng hậu của NATO, một thắng lợi giành được nhờ dùng quyền lực và nhờ khả năng đặc biệt lập kế hoạch các cuộc tấn công và chiêu mộ các chiến binh ngay trong quân đội của chính phủ.

Quân đội phương Tây ở Ápganixtan nổi tiếng vì tiêu thụ ma túy nên không có gì đáng ngạc nhiên là họ đã không hoàn thành được sứ mệnh mà các chính phủcủa họ đã giao cho. Chính quân đội Mỹ đã tiết lộ rằng hồi năm 2011, có tới 8 binh sĩ Mỹ đã chết vì dùng quá liều ma túy, trong khi 56 người khác bị bắt vì buôn bán ma túy và 113 người được xét nghiệm máu đã cho kết quả dương tính với HIV do sử dụng ma túy. Các quan chức NATO cũng không giấu giếm rằng việc sử dụng ma túy đang gia tăng rất nhanh trong số các chiến binh của họ.

Quân NATO đã tới Ápganixtan với một cuộc tấn công ồ ạt trên bộ và trên không để tiêu diệt Al-Qaeda và các đồng minh, trong đó có quân Taliban. Kết quả cuối cùng của cuộc chiến tranh này là quân Al-Qaeda trên thực tế vẫn là tổ chức khủng bố mà Mỹ và phương Tây luôn phải để mắt tới, phải chi rất nhiều tiền bạc và công sức để đề phòng, trong khi quân Taliban, đã có không ít người dự đoán rằng nhóm này sẽ là nhà cầm quyền sắp tới ở Ápganixtan.

Có vài dấu hiệu cho thấy Mỹ đang triển khai máy bay quân sự và lực lượng lục quân ở Libi để trả thù cho các nhà ngoại giao của họ bị giết hại. Nếu những thông tin này là chính xác thì sẽ là những tin tốt lành đối với các chiến binh Hồi giáo, những người biết rằng các nỗ lực của Mỹ để trả thù Al-Qaeda sau vụ khủng bố 11/9/2001 đã dẫn đến những tấm giấy báo tử của hàng nghìn binh sĩ Mỹ; dẫn đến khoản chi phí khổng lồ hơn 500 tỷ USD ở Ápganixtan và gấp đôi số tiền như vậy ở Irắc. Chưa hết, Mỹ đã chuốc lấy nỗi hận thù của người Arập và người Hồi giáo do ủng hộ các chế độ độc tài trong khu vực và cực kỳ thiên vị Ixraen. Họ càng chuốc lấy mối hận thù hơn sau Mùa Xuân Arập vì họ không hề thay đổi chiến lược. Tiếc rằng Chính phủ Mỹ thường xuyên nhận được những bản báo cáo chiên lược “tối mật” về khu vực Trung Đông, nhưng chỉ biết đến những lợi ích của Ixraen, chứ không hề lưu ý đến dòng chảy của lịch sử và địa lý ở khu vực Trung Đông để tránh những thất bại mới như cú sốc vừa rồi ở Benghazi.

Người ta tự hỏi thiên tài nào đã thuyết phục được các thành viên của NATO tới địa ngục Ápganixtan nảy, nơi chưa một cường quốc nước ngoài nào trụ lại được, và chưa một ai mang được chiến thắng từ đấy trở về trong suốt nhiều thập kỷ nay? Không cần thiết phải nói rằng họ đang ở trong các trung tâm nghiên cứu theo tư tưởng tân bảo thủ chỉ quan tâm đến lòng trung thành đối với Ixraen.

Mỹ đã ủng hộ phe đối lập ở Libi chống lại Gaddafi, đã giúp Arập Xêút và Cata cung cấp vũ khí cho các dân quân Libi, và hiện nay đang “gặt bão”. Những “người bạn” Libi của Mỹ giờ đây đang quay lại chống Mỹ, Đại sứ Stevens bị chính các “đồng sự” của mình sát hại ở Benghazi.

Mỹ đã chi không biết cơ man nào là tiền của để giúp Al-Qaeda trở nên hùng mạnh, nhưng giờ đây tổ chức này đã quay lại chống Mỹ, điển hình nhất là vụ 11/9 (cả 2001 ở Mỹ và 2012 ở Libi, sát hại Đại sứ Stevens), và một phong trào chống Mỹ do mạng lưới này phát động, cổ súy đã lan ra khắp thế giới Hồi giáo. Và liên tưởng từ Al-Qaeda, hiện đã có nhiều người cảnh báo rằng nếu Mỹ ủng hộ phe đối lập chống lại Tổng thống Xyri Bashar Al-Assad, giúp Arập Xêút và Cata cung cấp vũ khí cho lực lượng này, thì tất yếu Mỹ sẽ lại bị chính những người đó phản chủ nếu Assad bị lật đổ.

Các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ cũng đã đề cập đến một sự thật vô cùng đau lòng và mỉa mai, đó là Mỹ đã ủng hộ Mùa Xuân Arập và đã cứu vớt thành phố Benghazi – khi những người dân ở thành phố này sắp bị quân của Gaddafi giết chết – nhưng đã bị những kẻ phản bội Arập ở chính thành phố đã được Mỹ cứu vớt này, đâm vào lưng.

Nhưng câu chuyện thực lại khác, không hẳn là như thế. Ai cũng biết Mỹ đã ủng hộ và trang bị vũ khí cho các chế độ độc tài Arập từ nhiều thập kỷ nay, và Saddam Hussein là một trong những người được Mỹ yêu thích nhất. Mỹ cũng rất yêu thích Hosni Mubarak của Aicập, tôn thờ Ben Ali của Tuyniđi, say mê các Nhà nước chuyên chế ở vùng Vịnh, và trong ít nhất hai thập kỷ đã thân thiện với chế độ của gia đình Assad ở Xyri. Nói lại những chuyện cũ ấy để nói rằng các tác giả của “Mùa Xuân Arập” cũng quá hiểu vì sao Mỹ ra tay cứu vớt họ, cũng như trước kia Mỹ đã làm với Al-Qaeda và Taliban v.v… và một điều nữa họ cũng rất hiểu là phải làm gì sau khi được… cứu vớt.

Vâng, đúng là Mỹ cũng đã làm những việc gần giống như vậy ở Ápganixtan sau năm 1980. Mỹ đã ủng hộ các Mujahideen chống Liên Xô mà không chú ý đến sự thần học của họ và đã sử dụng Pakixtan để vận chuyển vũ khí. Và khi một số trong số họ trở thành quân Taliban và phụng sự cho Osama Bin Laden và những tên khủng bố tham gia vụ 11/9/2001, thì Mỹ lại gọi họ là những kẻ khủng bố, rồi tự hỏi tại sao người Ápganixtan lại phản bội Mỹ. Câu chuyện cũng giống như vụ cách đây chưa lâu, khi 4 lính Mỹ thuộc các lực lượng đặc biệt bị nhũng kẻ “tập sự” bạc bẽo của cảnh sát Ápganixtan xả súng giết chết.

Chưa hết, vào đúng ngày mà ở Mỹ diễn ra lễ tưởng niệm vụ khủng bố 11/9, một đám đông người Arập đầy tức giận đã tập hợp trước cổng đại sứ quán Mỹ tại Cairô của Aicập, nơi cách đây chưa lâu vị Tổng thống già nua, mới bị phế truất của nước này là Hosni Mubarak, luôn được Oasinhtơn coi là “người nhà”. Thế hệ tiếp theo của “người nhà” kia đã trèo lên tường của tòa sứ quán trước cái nhìn thụ động của cảnh sát, rồi đã ném lá cờ Mỹ xuống để thay bằng một lá cờ Hồi giáo.

Đúng là nước Mỹ đang gặt bão, trước hết là những cơn bão từ thế giới Hồi giáo.

***

 

(Tạp chí Le Noavel Observateur, tháng 9/2012)

 

Cái chết của đại sứ Chris Stevens trước cuộc hầu cử tổng thống Mỹ chưa đy hai tháng đã làm chn động nước Mỹ. Liệu vụ tấn công lãnh sự quản Mỹ ở Benghazi và cơn kích động của thế giới Hồi giáo có đánh dấu một bước ngoặt trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ?

Tất cả mọi người đều gọi ông là Chris nhưng ông thường ký tên dưới những bức thư của mình là “Krees” như tên các bạn bè người Hồi giáo đặt cho ông. Christopher Stevens có một nụ cười rạng ngời, một kiến thức chuyên sâu về thế giới Arập và một tình yêu Libi thực sự mà ông đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình, ở tuổi 52, vị đại sứ này, người đã không chấp nhận cố thủ một chỗ vì những lý do an ninh, là hiện thân của một thế hệ mới các nhà ngoại giao. Ông đã đi dọc ngang khắp đất nước, gặp các thủ lĩnh bộ lạc, cùng uống nước chè yới họ trong những lều bạt. Đựợc Hillary Clinton cử sang Libi làm đặc phái viên bên cạnh phe nối dậy vào tháng 4/2011, ông đã cùng một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao đi trên một chiếc tàu hàng đổ bộ xuống Benghazi, để mở văn phòng và kết nối liên lạc với các phần tử chống đối Gaddafi. Ngày 11/9 vừa qua, trong vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ tại Libi, ông và ba nhân viên an ninh đã thiệt mạng tại chính thành phố “mà ông đã góp phần giải phóng” như lời phát biểu đầy xúc động của Tổng thống Barack Obama tại buối lễ truy điệu.

Liệu việc phát tán trên mạng Internet một bộ phim hạng bét có đủ để giải thích thảm kịch này và làn sóng kích động tiếp sau đó lan tới 16 nước Hồi giáo? Vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi liệu có phải là một hành động có tính toán trước như cuộc điều tra đang tiến hành muốn chứng minh? Còn quá sớm để khẳng định điều này. Nhưng những hình ảnh về bốn cỗ quan tái phủ quốc kỳ Mỹ, sau một hàng rào danh dự các lính thủy đánh bộ đã thực sự Ịàm chao đảo nước Mỹ.

Kể từ năm 1979, Chris Stevens là đại sứ Mỹ đầu tiên bị giết khi đang thừa hành nhiệm vụ. Thời điểm tượng trưng của vụ tấn công này, đúng 11 năm sau vụ lao máy bay khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới, càng làm tăng cảm xúc. Khi các vụ bạo lực bùng phát khắp nơi trong thế giới Arập, từ Cairô tới Ixlamabát, từ Tuynít tới Đôha, trước cuộc bầu cử tổng thống chưa đầy hai tháng, ông Barack Obama đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ đầu chiến dịch tranh cử đến nay. Thế nhưng khi căng thẳng dịu xuống, chính từ các cuộc khủng hoảng này phát lộ những người chiến thắng trong các chiến dịch tranh cử, người ta nói rằng, vụ bắt cóc con tin trong Đại sứ quán Mỹ tại Iran năm 1979 đã cướp mất cơ hội tái đắc cử của Jimmy Carter…

Tin chắc rằng thời cơ đã đến, Mitt Romney vội vàng phản công. Tối ngày 17/9, ứng cử viên Đảng Cộng hòa dằn giọng nói rằng “thật đáng phẫn nộ khi phản ứng đầu tiên của Chính quyền Obama không phải là lên án các vụ tấn công phái đoàn ngoại giao của chúng ta, mà lại tỏ ra thông cảm với những kẻ tổ chức các vụ tấn công đó.” Tất nhiên đó là trước khi người ta được biết về cái chết của các nhà ngoại giao Mỹ. Nhưng, ngay sáng hôm sau, đối thủ của Obama còn ngoáy sâu thêm bằng cách cáo buộc ông là “luôn từ chối những giá trị mà nước Mỹ bảo vệ”… Đầy toan tính, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Phản ứng vội vã này đã khiến ông bị đập tơi bời trong chính phe cánh của ông. Ngay giữa bầu không khí quốc tang, sự thiếu ý tứ này khó được chấp nhận cho dù nó được đổ lỗi cho tâm trạng hốt hoảng của một ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang thất thế trong các cuộc thăm dò.

Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng này kéo dài, nếu những hình ảnh quốc kỳ Mỹ bị đốt, bị xé, bị giẫm nát tiếp tục xuất hiện trên truyền hình – nhắc nhở một cách tàn nhẫn cho người Mỹ thấy đất nước họ có thể bị căm ghét tới mức nào – thì đương nhiên những câu hỏi sẽ lại được đặt ra: tại sao nước Mỹ lại ra nông nỗi này? Chính quyền Barack Obama liệu có ngây thơ về “Mùa Xuân Arập”, liệu họ có đủ cảnh giác trước mối nguy hiểm cực đoan? Một số đảng viên Cộng hòa đã không quên nhắc lại rằng Mubarak và Gaddafi có thể là những nhà độc tài, nhưng họ đã duy trì được sự ổn định trong khu vực này của thế giới

Theo John Mearsheimer, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Chicago, những câu hỏi này sẽ khơi lại một đề tài vốn gây tranh cãi, Ông giải thích: “Từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, các đảng viên Cộng hòa đã công kích một cách có hệ thống các đảng viên Dân chủ về đề tài này, vạch ra những cái gọi là yếu kém của họ và thái độ khoan hòa của họ trong lĩnh vực quốc phòng và chính sách đối ngoại, Bước vào Nhà Trắng với không một chút kinh nghiệm quân sự, Barack Obama biết rằng đó sẽ là ‘gót chân Asin’ của ông.” Nhưng do nhận thức rõ điều này, Tổng thống Mỹ đã biết cách bù lấp khiếm khuyết này, Khi đến Oasinhtơn, ông đã đọc một bài diễn văn cởi mở và hòa giải với thế giới Arập, khác hẳn với diễn văn của những người tiền nhiệm. Và ông đã tiêu diệt Bin Laden, “việc này đã chặn đứng những chỉ trích của các đảng viên Cộng hòa”, như nhận định của Charles Lipson, chuyên gia về quan hệ giữa Mỹ và Trung Đông tại Đại học Chicago. Obama đã không bao giờ cắt giảm các khoản chi tiêu quân sự và rất nhanh chóng tỏ ra là một tổng tư lệnh quân đội đầy cương quyết như nhận xét của nhà báo Daniel Klaidman, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, trong một cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin về đề tài này. Obama đã ủng hộ việc tăng cường tấn công bằng các máy bay không người lái, chấp nhận những sai sót và thậm chí cả việc có các nạn nhân là người Mỹ. John Mearsheimer nhận định: “Ông ấy đã ưu tiên những vấn đề an ninh hơn các quyền tự do cá nhân. Suy cho cùng, cho dù có lời lẽ mềm dẻo hơn, trong nhiệm kỳ hai của ông này Obama tỏ ra là người tiếp tục hoàn hảo chính sách của Bush.” Cả lúc này nữa, Tổng thống Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn nhất đối với Libi và Ai Cập. Tất nhiên, trái với những người tiền nhiệm, Obama đã không đặt Ixraen ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Trong các tối hậu thư gửi tới Iran, ông đã không mù quáng nghe theo Thủ tướng Benjamin Netanyahu, thậm chí còn dọa không tiếp ông này trong chuyến thăm Mỹ. Và lại, Thủ tướng Ixraen đã lựa chọn ủng hộ ứng cử viên Romney trong chiến dịch tranh cử.

Nhưng theo các kết quả điều tra mới đây của Jewish Value Survey, phần lớn các cử tri Do Thái mong muốn Barack Obama tái đắc cử.

Bề ngoài mềm dẻo nhưng thực chất không hề nhân nhượng, Obama đã cho thấy ông là một người thực dụng, như vẫn luôn như vậy. Trongkhi một số đảng viên Cộng hòa chỉ trích ông không ủng hộ Ixraen đúng mức, phe tả của các đảng viên Dân chủ lại chỉ trích ông đã không giữ lời hứa đóng cửa nhà tù Guantanamo, không rút quân sớm khỏi Irắc hay không giảm đáng kể ngân sách chi cho quân sự. Nhưng Obama đã luôn lưu ý trấn an phái trung dung, lực lượng mà nhờ họ ông có thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Romney đã tốn công vô ích khi đe doạ Iran về vấn đề hạt nhân, bởi chẳng ai dễ dàng bị mắc lừa. John Mearsheimer nhận định: “Người Mỹ đã mệt mỏi với các cuộc chiến tranh. Họ vẫn tin chắc rằng các giá trị của họ lớn hơn. Nhưng họ không còn muốn áp đặt chúng cho các nước khác trên thế giới.”

Tất cả các cuộc thăm đò đều minh chứng một điều: người Mỹ đặt niềm tin lớn hơn vào Barack Obama về chính sách đối ngoại. Mitt Romney liệu có nhầm trận địa? William Howell, giáo sư ngành Khoa học chính trị tại Đại học Chicago khẳng định: “Nếu ông ấy muốn có cơ hội ghi điểm, ông ấy phải xoáy vào vấn đề kinh tế và chứng minh rằng ông là người duy nhất có khả năng vực dậy đất nước. Trên lĩnh vực đối ngoại, ông ấy không thể có may mắn.” Dù sao đi nữa thì cũng là tại thời điểm này./.

1334. VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC TRUNG-MỸ-NHẬT TẠI ĐÔNG BẮC Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 29/10/2012
Bài viết trên tờ Tín báo” ngày 22/10 của Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung tâm hp tác An ninh Quc tế Đại học Standford.

Bốn mươi năm qua, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Nhật Bản hai nước ba bên luôn tranh chấp chủ quyền về đảo Điếu Ngư/Senkaku, cho tới nay tranh chấp càng mạnh mẽ hơn. Cách đây không lâu, Nhật Bản thực hiện “quốc hữu hóa” đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, dẫn tới chính sách đồng loạt phản đối của Đại lục, thậm chí có lúc tình hình trở nên vô cùng căng thẳng, tuy vậy, tình hình đảo Điếu Ngư/Senkaku nay bỗng xuất hiện sự thay đổi kỳ diệu.

Đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thừa nhận Tôkyô trước đó đã sai lầm khi đánh giá về những phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Quả thực là ban đầu Tôkyô không đánh giá được Bắc Kinh sẽ phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Ngày 10/10, hãng tin Kyodo đưa tin Tôkyô đang nghiên cứu phương án thỏa hiệp, áp dụng rằng quan chức Nhật Bản “nhận thức thấy” phía Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền liên quan, cho rằng cách làm như vậy vừa có thể duy trì được lập trường kiên định của Nhật Bản, vừa có thể xem xét tới lập trường Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp chủ quyền. Theo tin, phía Nhật Bản phán đoán Trung Quốc xây dựng mục tiêu ngắn hạn trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku là ép phía Nhật Bản thừa nhận “tồn tại tranh chấp chủ quyền”, tức phương pháp như vậy có tính khả thi.

Mỹ không muốn nhìn thấy chiến tranh Trung-Nhật

Động thái trên cho thấy phía Nhật Bản lộ ra kỳ vọng dùng biện pháp thỏa hiệp để làm dịu quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Điều này hoàn toàn khác biệt so với lập trường cứng rắn của Nhật Bản trước ngày 11/9.

Tiếp đó, lập trường của Mỹ cũng có thay đổi. Ngày 28/9, trong cuộc gặp với ngoại trưởng Nhật Bản tại Niu Yoóc, Ngoại trưởng Mỹ Hillary đã nhắc nhở một cách bất thường (rằng) Nhật Bản cần thận trọng xử lý quan hệ ngoại giao với Trung Quốc; về sự căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật do tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku gây ra, bà Hillary chỉ rõ khi hành động, Nhật Bản cần “thận trọng”. Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Mỹ Campbell cũng có thái độ tương tự khi thúc giục Nhật Bản cần hành động thận trọng.

Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng ở vị trí thứ hai, hy vọng chiếm ngôi thứ nhất thế giới, nằm ở vị trí then chốt đang trỗi dậy. Thực lực kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản đứng vị trí thứ hai và thứ ba thế giới, khi hai bên phát sinh xung đột, va chạm, Mỹ đương nhiên vui mừng đứng ngoài quan sát. Tuy nhiên, Mỹ thực sự cũng không hy vọng xảy ra chiến tranh giữa hai nước này. Huống hồ, phương Tây đang đánh bài ngửa quân sự với Têhêran xung quanh vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, suy cho cùng thì tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là vấn đề nhỏ, vấn đề hạt nhân của Iran mới là nguồn căn của cơn bạo bệnh. Quan sát kỹ thái độ của Mỹ trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku có thể thấy được sự thay đổi tinh tế trong lập trường của Mỹ.

Theo phán đoán của các nhà chiến lược Trung Quốc, mấy năm gần đây xung quanh Trung Quốc liên tục dậy sóng, hình thành cục diện nguy hiểm bốn bề, cơn sóng lớn bao trùm nằm ở quyết định chiến lược quay trở lại Châu Á của Mỹ và 65% lực lượng hải quân và không quân của Mỹ sẽ bố trí tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ quyết định quay trở lại châu Á, đương nhiên phải dựa vào sự phối hợp và ủng hộ của Nhật Bản, Hàn Quốc, ngược lại, cũng tất phải coi trọng lời hứa đảm bảo quốc phòng cho đồng minh của Mỹ.

Nhật Bản có chỗ dựa nên không còn e sợ, xuất kích bn phía

 

Về chiến lược an ninh Đông Bắc Á, Mỹ và Nhật Bản không hẳn là cùng hội cùng thuyền, mà là “giống nhưng có khác”. Bắc Kinh cần chú ý đến điều này khi đưa ra quy hoạch chiến lược.

Để duy trì cục diện chính trị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cần chú ý đề phòng trước ảnh hưởng mang tính khu vực do sự tăng cường sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tạo ra, Mỹ chỉ nên trông chờ vào hành động chi viện của Nhật Bản chủ yếu giới hạn ở vùng biên Đài Loan; còn Nhật Bản thì dựa vào những lời hứa của Mỹ nên đã nhân cơ hội ra tay “xử lý việc riêng”, hy vọng Mỹ đồng ý để Nhật Bản có hành động quân sự “ra bên ngoài”. Điều này chính là nguồn cơn của việc Nhật Bản đã xuất kích tứ phía” mấy năm gần đây với tinh thần cứng rắn chưa từng có trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku; ngoài ra còn tranh cướp đảo Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc, mở rộng phạm vi tranh chấp lãnh thổ với Nga ở phía Bắc, kích động các tranh chấp ngoại giao.

Nếu quan hệ Trung-Nhật tiếp tục xấu đi, thậm chí xảy ra xung đột quân sự thì sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tới lợi ích an ninh quan trọng của Mỹ. Trước tiên, hòa bình và sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chịu tác động lớn, thậm chí mở rộng phạm vi. Tiếp sau, dân chúng Trung-Nhật chịu tác động của lịch sử thù hận, dễ bùng phát xung đột, sau khi nảy sinh xung đột, do nhân tố trong nước (Trung Quốc) thiếu khả năng khống chế sự lan tràn của các hành động quân sự, rất có khả năng xung đột leo thang. Trong tình huống này, Mỹ tất sẽ bị cuốn vào và đó sẽ là thảm kịch mà các bên xung đột khó tránh khỏi.

Xung đt phá vỡ cục diện quân sự tại châu ÁThái Bình Dương

Nói đến cục diện chính trị Đông Bắc Á, thì Nga không có hy vọng chấn hưng, trong tương lai gần, chưa thể nói tới sự thống nhất giữa hai miền. Triều Tiên sức ảnh hưởng của các nước trong khu vực này thì chỉ có Trung Quốc và Nhật Bản. Nói về lợi ích chiến lược của Mỹ, điều quan trọng hơn là, cho dù cuộc chiến Trung-Nhật diễn biến như thế nào thì đều sẽ tác động trực tiếp tới sự tồn tại quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của nước Mỹ.

Trung-Nhật bùng nổ xung đột, sẽ có hai kết quả: Nếu Mỹ-Nhật hợp lực đánh thắng Trung Quốc thì Trung Quốc suy sụp, không chấn hưng được, Nhật Bản xưng bá ở Đông Á. Sự uy hiếp xung quanh Nhật Bản đã hết, lực lượng kìm kẹp bị mất đi, Nhật Bản tất sẽ đánh giá lại giá trị của Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật, không sớm thì muộn Nhật Bản cũng mượn cớ làm theo yêu cầu của người dân đế ép Mỹ rút quân khỏi Okinawa cũng như lãnh thổ Nhật Bản. Mỹ đã tiêu diệt được mối đe dọa từ một Trung Quốc đang trỗi dậy, song lại phải đối diện với mối đe dọa của một Nhật Bản đã từng trỗi dậy, đó cũng là “trăm sông về một biển”.

Nếu xảy ra chiến tranh, các bên tham chiến sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nếu không có thỏa hiệp, Trung Quốc tất sẽ “chơi sòng phẳng” với Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ tham chiến mà không chế ngự được Trung Quốc, Nhật Bản tất sẽ nhìn Trung Quốc với con mắt khác, sẽ tôn trọng quyền lợi và yêu cầu của Trung Quốc hơn. Như vậy, về trật tự an ninh thế giới, Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ-Nhật trên thực tế đã có sự thay đổi về chất.

Từ đó có thể thấy chỉ cần Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột quân sự ở mức độ cao, thì cho dù kết thúc như thế nào, cục diện quân sự ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đều sẽ bị phá vỡ, từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới tổng thể lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực này.

Mỹ không hy vọng các bên độc tôn xưng bá

Diễn biến của tranh chấp Trung-Nhật xem ra đều chịu sự hạn chế bởi vai trò của Mỹ trong ván cờ chiến lược khu vực Đông Bắc Á. Mỹ sẽ tăng cường sức ảnh hưởng, hạn chế mọi khả năng của Trung Quốc và Nhật Bản trong tình hình cục diện xấu đi. Nếu xung đột quân sự Trung-Nhật nổ ra Mỹ cũng sẽ đứng giữa kêu gọi điều đình, giúp đỡ bên chịu thiệt hại, ngăn chặn cục diện độc tôn xưng hùng của bất cứ nước nào ở Đông Bắc Á.

Nói tóm lại, Mỹ và Nhật Bản có lập trường tương đối khác nhau, ngay cả trong vấn đề quan trọng nhất là đối đầu với Trung Quốc. Nhật Bản hy vọng nổi lên ở Đông Á, do đó không thể tránh khỏi cần phải hành động để dìm ép Trung Quốc. Tuy nhiên; Mỹ lại chỉ muốn có một sự cân bằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nói cách khác, lập trường của Mỹ chính là một nhân tố kiềm chế các bên trong ván cờ chiến lược Đông Bắc Á.

*

*          *

TTXVN (Bắc Kinh 25/10) Ngày 17/10, mạng “Quan điểm Trung Quốc” đăng bài viết của chuyên gia Lưu Vệ Đông về nhân t Mỹ trong tranh chp đảo Điếu Ngư/Senkaku, nội dung như sau:

Tháng 9 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã lần lượt đến thăm Bắc Kinh. Đáng chú ý, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Bums lại đến thăm Trung Quốc từ ngày 16- 17/10. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thứ trưởng Ngoại giao W.Burns được dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng có liên quan đến tình hình căng thẳng tranh chấp lãnh thổ tại Đông Bắc Á, nhưng vấn đề dường như không đơn giản như vậy. Vì bên cạnh “sứ mệnh hòa bình” mà W.Burns đem lại, Mỹ còn điều hai tàu sân bay được vũ trang toàn diện đến khu vực này. Rốt cuộc Mỹ mong muốn đóng một vai trò như thế nào trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa hai nước Trung-Nhật?

Lịch trình chuyến thăm 3 nước Đông Bắc Á Trung-Nhật-Hàn lần này của W.Burns tiếp tục được thực hiện tuần tự như trong lịch sử, trạm thứ nhất đến Nhật Bản, trạm thứ hai đến Hàn Quốc và tiếp theo đến Trung Quốc. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ là thực hiện quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương để mở rộng sức ảnh hưởng toàn diện của mình. Hơn nữa giữa Mỹ và 3 nước Đông Bắc Á vẫn tồn tại một số vấn đề cần thông qua kênh song phương để giải quyết, cho nên hoàn toàn không thể cho rằng mục đích chủ yếu trong chuyến thăm lần này của W.Burns là nhằm vào tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhưng, lợi ích cốt lõi của Mỹ tại Đông Bắc Á là duy trì khu vực này hoà bình ổn định và thịnh vượng, điều này hoàn toàn không phải lời đường mật của chính khách Mỹ muốn dùng để lấy lòng các nước Đông Bắc Á, mà là nhu cầu lợi ích hiện thực của Mỹ. Suy cho cùng con đường cường thịnh cơ bản của Mỹ là dựa vào năng lực sản xuất hùng mạnh để hưởng lợi trong thương mại tự do toàn cầu, trong khi để làm được điều này bắt buộc phải có thị trường bên ngoài ổn định làm sự bảo đảm cơ bản. Do tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng quyết liệt, rủi ro xảy ra xung đột dân sự cục bộ, thậm chí là xung đột quân sự đều đang tăng lên, Mỹ tất nhiên mong muốn lợi dụng sức ảnh hưởng lớn mạnh của mình đối với cả với Trung Quốc và Nhật Bản để kiểm soát hữu hiệu quan hệ Trung-Nhật, điều chỉnh mối quan hệ này phù hợp với sự vận hành trong phạm vi lợi ích của bản thân nước Mỹ.

Đối với Mỹ, một quan hệ Trung-Nhật lý tưởng là duy trì sự ổn định cơ bản trong sự cọ sát nhỏ liên tiếp. Cọ sát quá quyết liệt, hoặc quan hệ Trung-Nhật quá mật thiết, đều không phù hợp với lợi ích của Mỹ, do vậy Mỹ thông qua mọi phương thức cả công khai lẫn bí mật để tiến hành can thiệp “mang tính uốn nắn”. Trước khi vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku trở nên gay gắt, Mỹ cho rằng quan hệ Trung-Nhật vẫn chưa ở vào trạng thái cần khống chế, cho nên khi Ngoại trưởng Mỹ H.Clintơn thăm Trung Quốc và bày tỏ về vấn đề này vẫn còn tương đối thoải mái. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hoá đảo Điếu Ngư/Senkaku và Trung Quốc đưa ra phản ứng quyết liệt ngoài dự đoán của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Mỹ đã nhận thức đầy đủ được tính nghiêm trọng của vấn đề, bắt đầu chuyển từ thái độ “từ chối làm nhà hoà giải” mà W.Burns từng nói sang định vị vai trò là “trọng tài trung lập”. Bản thân Mỹ không có lợi ích hiện thực trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đối với Mỹ, đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc về ai đều không quan trọng, nhưng vì Trung Quốc – quốc gia quan trọng nhất châu Á và Nhật Bản – liên minh quan trọng nhất của Mỹ tại châu Á đều hết sức coi trọng thái độ của Mỹ trong vấn đề này, cho nên Mỹ không thể không từ bỏ lập trường úp mở, lấy lòng cả hai, thậm chí đứng ngoài cuộc trong vấn đề đảo Điếu Ngư, chuyển sang hy vọng thông qua sự can dự của mình để ngăn chặn tình hình tiếp tục xấu đi, đề phòng tranh chấp Trung- Nhật đi quá giới hạn tác động bất lợi đến lợi ích của Mỹ tại Đông Á.

Lập trường chính thức của Mỹ trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku luôn thể hiện hai điều là không giữ lập trường trong vấn đề quy thuộc chủ quvền, nhưng khẳng định Hiệp ước Bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ thích hợp cho trường hợp đảo Điếu Ngư. Có thể cho rằng, vế thứ nhất là Mỹ nói cho Trung Quốc nghe, vế thứ hai là nói cho Nhật Bản nghe. Với cách Mỹ giữ thái độ như vậy, Trung-Nhật đều có thể có được những gì mình muốn, đồng thời chấp nhận sự kiểm soát của Mỹ trong quan hệ Trung-Nhật. Nhưng vấn đề là Nhật Bản cho rằng vế thứ nhất mà Mỹ đưa ra là yếu ớt vì đảo Điếu Ngư/Senkaku nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản và bản thân Mỹ cũng ủng hộ quyền kiểm soát thực tế của Nhật Bản, cho nên Nhật Bản không dám phá vỡ hiện trạng, thách thức giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Cũng có thể nói thái độ lập trường xem ra tự mâu thuẫn với chính mình của Mỹ đã đẩy tranh chấp đảo Điếu Ngư không ngừng leo thang và đây là biểu hiện thứ nhất thể hiện sự mâu thuẫn giữa lời nói và lợi ích của Mỹ.

Biểu hiện thứ hai là, để ngăn chặn tình trạng tranh chấp đảo Điểu Ngư tiếp tục leo thang, Mỹ đã phái biên đội tàu sân bay tiến hành uy hiếp Khách quan mà nói, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ nhất định sẽ trực tiếp bắt tay với Nhật Bản để tấn công Trung Quốc sau khi Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự, sức mạnh của tàu sân bay chủ yếu được coi là một dạng công cụ thể hiện sức mạnh nhằm ngăn chặn tình hình leo thang và đưa ra phản ứng nhanh chóng trước khủng hoảng, bản thân nó hoàn toàn không có tính khuynh hướng rõ rệt. Nhưng do Mỹ luôn coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng và coi Nhật Bản là đồng minh quan trọng, cho nên động thái này của Mỹ hiển nhiên bị Trung Quốc coi là khiêu khích, trong khi Nhật Bản lại coi là hành động trợ giúp. Thế là việc Mỹ phái lực lượng đến duy trì hoà bình nhanh chóng chuyển thành một nguyên nhân làm tăng rủi ro xung đột khu vực. Về điểm này e rằng Mỹ cũng hoàn toàn bất ngờ.

Hiện nay, tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku đã diễn biến thành một dạng đối kháng sức mạnh song phương, mắc một chút sai lầm đều có thể dẫn đến xung đột mà hậu quả khó có thể tiên lượng. Hễ một bên súng bị cướp cò, tình hình có thể vượt ra ngoai phạm vi kiểm soát của Chính phủ hai nước. Vì vậy, hiện nay ngoài việc tích cực tiến hành hoà giải và giảm áp lực, Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác. Một trong những mục đích chủ yếu trong chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Burns là nắm rõ tình hình và khuyên giải các bên. Sau khi hội đàm với các quan chức cấp cao Nhật Bản, W.Burns sẽ thông báo cho phía Trung Quốc về suy nghĩ của Chính phủ Nhật Bản trong vấn đề này và Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ đạt được mục đích, đồng thời mong muốn tìm hiểu các biện pháp đối phó liên quan của phía Trung Quốc, để tiện cho việc đặt nền móng cho các cuộc điều đình trong giai đoạn tiếp theo. Trung-Nhật là hai đối tượng qua lại chủ yếu của Mỹ tại Đông Bắc Á, trong khi Trung-

Nhật lại nằm trong top 3 các nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, nên đối với Mỹ, xử lý tốt quan hệ 3 bên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tổng thể chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của mình, Mỹ không thể không đầu tư nguồn lực vào khu vực này. Nhưng, chính sách “trung tâm và các vệ tinh” truyền thống của Mỹ tại Đông Bắc Á vốn đã tồn tại thiếu sót, nhất là sau khi Trung-Nhật hoàn thành hoán đổi địa vị tại châu Á, đối xử như thế nào với Trung Quốc và Nhật Bản trong thời kỳ mới sẽ trở thành vấn đề khó khăn đặt ra trước mắt Mỹ. Vai trò của Trung Quốc là toàn diện, trong khi Nhật Bản chỉ là một đối tác an ninh; ảnh hưởng của Trung Quốc khắp toàn cầu, trong khi giá trị của Nhật Bản chủ yếu chỉ hạn chế ở khu vực châu Á; nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc lại là đối tượng ngăn chặn chủ yếu của Mỹ, trong khi lo ngại của Mỹ đối với Nhật Bản lại ít hơn nhiều. Bối cảnh đan xen phức tạp như vậy khiến cho Mỹ tỏ ra lực bất tòng tâm trong xử lý quan hệ Trung-Nhật, đến mức khó có thể định vị chính xác rốt cuộc Mỹ là thiết bị dẫn cháy hay thiết bị dập lửa trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự lúng túng của Mỹ đã hiện rõ, điều này cũng có nghĩa chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Bums lại một lần nữa không thành công.

*

*                    *

TTXVN (Hồng Công 28/10)

Trong bi cnh căng thng giữa Trung Quc và các nước Đông Bắc Á đang gia tăng mạnh trong thời gian gn đây, Mỹ đã xúc tiến chiến lược trở lại châu Á. Nhiu chuyên gia đã cho rng chiến lược này của Mỹ là nhm mục đích kim chế và bao vây Trung Quốc. Báo mạng Asia Times Online vừa đăng bài phân tích cho rằng Mỹ đang lôi kéo các đồng minh Đông Bc Á, đặc biệt là Nhật Bản, vào cuộc đi đầu với Trung Quc. Dưới đây là nội dung bài viết:

Richard Armitage – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W Bush, là người đảm trách nhiệm vụ “nói với Nhật Bản phải làm gì”. Thủ tướng Nhật Bản khi đó, ông Junichiro Koizumi, đã từng hai lần xem xét việc tham gia “liên minh tự nguyện” tại Irắc và Armitage đã nói với một quan chức: “Đừng lùi bước”. Trước đó, Armitage đã tư vấn cho Nhật Bản “kéo quân ra khỏi bờ biển và chắc chắn rằng lá cờ của đất nước mặt trời mọc sẽ được trông thấy tại cuộc chiến ở Ápganixtan”

Giờ đây, trong một báo cáo cùng thực hiện với Joseph Nye gửi cho Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), ông Armitage tuyên bố: “Nhật Bản nên đối mặt với các vấn đề mang tính lịch sử đang tiếp tục làm phức tạp hóa quan hệ với Hàn Quốc”. Báo cáo được công bố ngày 15/8, trong lúc căng thẳng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng đang dâng cao. Người dân Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã trải qua một thời kỳ kinh hoàng dưới thời phát xít Nhật, và mặc dù Tôkyô nhiều lần đưa ra lời xin lỗi cũng như bồi thưòng chiến tranh, nhiều người dân tại các nước đó vẫn cho rằng Nhật Bản đã không cư xử đủ để bù đắp những sai lầm trong lịch sử. Hàng triệu người Nhật Bản cũng đồng tình với quan điểm này.

Tuy nhiên, những sửa chữa sai lầm đã bị giảm giá trị với những chuyến thăm gây tranh cãi đến các hòn đảo tranh chấp chủ quyền, các cuộc biểu tình rầm rộ và những yêu cầu xin lỗi được cho là sẽ làm trỗi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa của tất cả các bên.

Kiểu mẫu của chủ nghĩa thống trị

Không ai nói rằng vượt qua những khác biệt này là mong muốn của cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó sẽ giúp các nước hợp tác hòa bình và sử dụng toàn bộ nguồn lực cho việc giải quyết các vấn đề tại đây và ngay lúc này. Hầu hết trong số đó, sẽ bảo đảm cho công lý. Nhưng chính xác là tại sao Armitage và Nye lại hối thúc Nhật Bản làm như vậy?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem xét một trong số những khuyến nghị của họ đối với Nhật Bản. Những khuyến nghị này bao gồm việc thận trọng nối lại hoạt động điện hạt nhân, quyết định đơn phương của Nhật Bản gửi tàu phá mìn tới Vịnh Pécxích khi xuất hiện những tín hiệu đầu tiên ám chỉ đến ý định của Iran về việc muốn đóng cửa eo biển Hormuz, “tăng cường cộng tác với Mỹ tham gia giám sát tại Biển Đông và mở rộng phạm vi trách nhiệm của Nhật Bản, trong đó có sự phòng thủ của Nhật Bản và hoạt động phòng vệ cùng với Mỹ trước những biến cố tại khu vực.”

Điều cuối cùng cần sự giải thích: đó là việc xem xét đến phòng thủ tập thể (sử dụng lực lượng để bảo vệ một nước đồng minh). Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản về vấn đề tham chiến đã cấm điều này. Việc ngăn cấm này là một trong những lý do mà Điều 9 vẫn được tôn trọng, biến nó thành một vấn đề lịch sử khác làm phức tạp các vấn đề đối với sự phô trương sức mạnh của người Mỹ. Báo cáo lưu ý rằng sự hỗ trợ của quân đội Mỹ đối với Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 đã hình thành một tiền lệ về sự hỗ trợ lẫn nhau với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Điều này đã rõ ràng ngay từ đầu rằng cụm từ “bạn bè” được dùng để người dân Nhật Bản chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ dễ dàng hơn.

Trong những ngày này, người Mỹ đã sử dụng nhiều ngôn từ khéo léo và khẳng định sự tôn trọng của họ đối với các ý kiến trong xã hội khi đưa ra yêu cầu đối với Nhật Bản – ít nhất là về mặt công khai. Nhưng liệu đó có là vấn đề đối với các tác giả của báo cáo, khi mà những cuộc điều tra đều cho thấy sự ủng hộ đối với việc hạn chế điện hạt nhân. Có thể là không!

Michael Green, một cựu quan chức khác trong Chính quyền Bush, người tham gia viết báo cáo này, đã đánh giá việc phản đối điện hạt nhân tại Nhật Bản là chủ nghĩa NIMBY (chủ nghĩa lợi ích cục bộ địa phương) – chỉ vài tuần trước sự cố tại Fukushima. Tất nhiên, các tác giả khẳng định rằng tất cả là vì lợi ích của Nhật Bản, nhưng lạ thay, trong sự trình bày của họ, Nhật Bản hiếm khi có lợi ích xung đột với Mỹ. Thử hình dung những phản ứng mạnh từ Quốc hội Mỹ nếu một nhóm các cựu quan chức Nhật Bản đưa ra mệnh lệnh đối với Mỹ – khuyên nhủ họ, chẳng hạn như làm thế nào để giải thích về luật pháp của họ và sử dụng lực lượng vũ trang của họ.

Tuy nhiên, những báo cáo như vậy có thể vấp phải phản ứng từ phòng họp của giới chức Nhật Bản. Sự hình thành mang tính bảo thủ đã tồn tại từ lâu trong những điều cấm ở Điều 9. Bất chấp nhiều cuộc đối thoại về “quyền lực mềm,” khuynh hướng áp đảo là giao phó vấn đề an ninh cho lực lượng quân sự – đầu tiên, dưới “cái ô hạt nhân” Mỹ, nhưng tăng lên mức các lực lượng của Mỹ và Nhật Bản “diễn” chung trong một “buổi trình diễn,” dưới sự chỉ huy toàn bộ của Mỹ. Đương nhiên là như vậy!

Tất cả những điều này phù hợp với sự miêu tả của McCormack rằng Nhật Bản đóng vai trò là một “quốc gia đối tác” của Mỹ, với “một bên mang thân phận nô lệ, hạ mình và một bên coi thường bên còn lại.” Khi thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama nỗ lực hình thành Cộng đồng Đông Á và giảm bớt mạnh của các căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa, ông Yukio Hatoyama đã bị trừng phạt bằng một bức tường đá chống lại từ phía Chính quyền Obama và đã phải từ chức sau chưa đầy chín tháng cầm quyền. Kể từ đó, các thủ tướng Nhật Bản đã bám chặt hơn vào người Mỹ. Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều hơn những lời kêu gọi về việc xem xét lại liên minh này xét trên góc độ về một thế giới đa cực ngày càng tăng, báo cáo gửi CSIS nhằm mở rộng vai trò của Nhật Bản dưới quyền lãnh đạo của Mỹ.

Với các mối liên kết pháp lý và con người lâu nay giữa hai thể chế an ninh quốc gia của hai nước, điều này có thể thành công.

Kích hoạt những sự phản đối

Và trường hợp này được coi là một sự mâu thuẫn. Như những quan sát của Philip Seaton trong cuốn “Những Ký ức chiến tranh gây tranh cãi của Nhật Bản”, Mỹ đóng vai trò là một nước kích động các chính trị gia Nhật Bản đã hủy bỏ những lời xin lỗi trước đây về các hành động trong thời chiến tranh với những hành động và ngôn từ gây hấn:

Xét tổng thể, chính sách của Mỹ, kể từ sau vụ khủng bố 11/9 rõ ràng là hữu ích đối với phe bảo thủ Nhật Bản. Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho Chính phủ Nhật Bản về bồi thường (bất chấp bị người dân Mỹ chỉ trích) nhằm loại bỏ các yếu tố theo chủ nghĩa hòa bình trong pháp luật của Nhật Bản không lên án việc thờ cúng tại ngôi đền Yasukuni, nơi thờ cúng tất cả những quân nhân Nhật bị phe Đồng Minh kết tội phạm tội ác chiến tranh và thúc đẩy mạnh mẽ việc tái vũ trang của Nhật Bản. Một số nhà nghiên cứu mới của Mỹ đã khuyến cáo Nhật Bản nên tự vũ trang bằng vũ khí hạt nhân để đối phó với nguy cơ từ Bắc Triều Tiên, một đề xuất kinh khủng đối với nhiều người Nhật Bản.

Tất cả các điều này được xem là “sai lầm khi giải quyết quá khứ” nếu Chính phủ Nhật Bản đơn phương theo đuổi, khi đó tội đồng lõa của Nhật Bản với đồng minh quan trọng nhất trong cái “sai lầm khi giải quyết quá khứ” trở nên rõ ràng.

Báo cáo của Armitage và Nye rõ ràng muốn khẳng định sự đồng lõa này. Tăng cường khả năng tấn công và phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản là điều cuối cùng có thể xoa dịu những ký ức cay đắng của phát xít Nhật trong suốt thời kỳ 15 năm chiến tranh 1931-1945. Và muốn khuyến khích sự tin tưởng vào lực lượng quân sự thì hãy để những vết thương này có thể lành lại.

Do vậy, mục tiêu chính của báo cáo này mâu thuẫn với lời kêu gọi vượt qua các vấn đề lịch sử của nó. Nếu nhóm của Armitage có bất kỳ quan tâm thực sự nào tới việc sửa chữa sai lầm quá khứ trong chiến tranh, họ sẽ là nhừng con diều hâu xem xét những phàn nàn của người Trung Quốc cũng như của người Triều Tiên, mà không đề cập tới các nạn nhân của sự tàn ác của người Mỹ.

Thay vào đó, họ lại cho sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc là lý do chính cho sự hỗ trợ quân sự Mỹ-Nhật. “Các nhà quản lý đồng minh” tại Oasinhtơn và Tôkyô đã mượn cớ triệt để mâu thuẫn với Trung Quốc (và Bắc Triều Tiên) để vượt qua sự phản đối khi họ giới thiệu ngày càng nhiều hệ thống vũ khí tại Nhật Bản. Và một khuyến nghị mà báo cáo không đưa ra – trong dịp tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát Nam Kinh – là Nhật Bản phải đối mặt với càng nhiều sự xúc phạm về những gì đã gây ra tại Trung Quốc.

Không, các chuyên gia của CSIS thích thú với việc tranh luận về lịch sử chỉ với một chừng mực rằng nó liên quan đến mục tiêu chiến lược của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc phải ngừng cãi vã, như vậy hai nước này mới có thể được Mỹ sử dụng hiệu quả hơn để chống lại Trung Quốc. Khi Hàn Quốc, trong thế đối mặt với sự phản đối của dư luận tập trung vào các tranh cãi lịch sử, vội vã ký kết một thỏa thuận chia sẻ tình báo với Nhật Bản, đó là một tin rất xấu tại Lầu Năm Góc. Chắc chắn, bản báo cáo hối thúc “nhanh chóng tiến tới chấm dứt” thỏa thuận này.

Trong một buổi thuyết trình báo cáo, Armitage nói một cách đầy thán phục về “nỗi nhục quốc gia” của Nhật Bản, dường như không để ý đến vai trò của Điều 9 trong việc xây dựng nó. Armitage và Nye viết rằng Nhật Bản có thể bỏ qua báo cáo của họ trừ phi muốn trở thành một “quốc gia bậc một – nghĩa là cùng cấp với nước Mỹ, với “sức mạnh kinh tế đáng kể, tiềm lực quân sự, tầm nhìn toàn cầu, và vai trò lãnh đạo chủ chốt đối với các vấn đề quốc tế . Điều đó có nghĩa nếu muốn trở thành một quốc gia mạnh mẽ thì hãy tiến về phía trước. Tuy nhiên, Armitage kỳ vọng về “một Nhật Bản mà trong đó người Nhật trẻ tuổi có thể mơ ước, chứ không chỉ tồn tại”. Để làm được cái điều “không chỉ là tồn tại” rõ ràng, đất nước Nhật Bản phải luôn trong tình trạng chiến tranh. Nói cách khác, Nhật Bản phải là một đế quốc, hay ít nhất là một nước chư hầu yêu thích.

Trong thời điểm khủng hoảng hiện nay, con đường phía trước đòi hỏi việc nhận ra lợi ích chung của tất cả người dân trong khu vực Đông Bắc Á – bất kể họ khác biệt như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

*

*          *

TTXVN (Oasinhtơn 22/10)

Ngày 12/10, Tạp chí Chính sách đi ngoại đăng bài viết “Giải quyết vấn đề Okinawa – Bao nhiêu lính thủy đánh bộ của Mỹ vẫn cần hiện diện tại Nhật Bản” của tác giả Mike Mochizuki, giáo sư chính trị học và các vn đề quốc tế tại Đại học George Oasinhtơn, Mỹ và Michael O’Hanlon giám đc nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, Mỹ. Nội dung bài viết như sau:

Thời gian gần đây, lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu triển khai máy bay quân sự V-22 Osprey tới Okinawa, Nhật Bản. Osprev bay giống như một chiếc máy bay cánh quạt nhưng có thể cất và hạ cánh như máy bay trực thăng. Nó bay nhanh hơn máy bay trực thăng và có sự linh hoạt chiến thuật hơn loại máy bay cánh quạt. Sự xuất hiện của loại máy bay này cũng khơi lại cuộc tranh luận dai dẳng giữa Nhật Bản và Mỹ về tương lai sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Okinawa. Các ý kiến chỉ trích cho rằng Osprey không an toàn và yêu cầu đưa loại máy bav này về Mỹ. Trong khi dữ liệu về chuyến bay chưa phản ánh các cáo buộc cụ thể này, giới hoạch định chính sách ở Tôkyô và Oasinhtơn cần phải nhận ra rằng họ có một vấn đề thậm chí còn lớn hơn phải đối mặt, đó là tìm kiếm một cách thức mới ít khả năng xâm nhập hơn trong việc đặt căn cứ lính thủy đánh bộ trên hòn đảo nhỏ ở cực nam của quần đảo Nhật Bản.

Các câu hỏi về sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa đã gây nhiều tranh cãi trong suốt hai thập kỷ qua. Với khoảng 15,000 đến 20.000 quân có mặt ở đây, lính thủy đánh bộ Mỹ chiếm hơn 1/3 quân đội Mỹ có mặt tại Nhật Bản. Ngoài ra, có khoảng 10.000 lính trong lực lượng không quân đồn trú tại căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ Mỹ khiến người dân địa phương phẫn nộ. Ngoài ra, Okinawa là một trong những tỉnh duy nhất ở Nhật Bản có sự gia tăng dân số thực sự, vì vậy, các quan chức địa phương muốn dành đất cho các mục đích khác.

Có rất nhiều lý do để bảo vệ sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ, cũng như vị thế của Mỹ tại Nhật Bản, trước hết là phục vụ lợi ích liên minh chung tại một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định. Oasinhtơn đã cố gắng phối hợp với Tôkyô để di dời căn cứ. Đề nghị gần đây nhất là xây dựng một sân bay trên bờ vịnh Henoko cách xa về phía Bắc, tại khu vực ít đông dân hơn trên đảo Okinawa. Tuy nhiên, các chính trị gia cấp địa phương và trung ương của Nhật Bản đã nhiều lần chặn lại. Năm 2006, Mỹ và Nhật Bản đồng ý di dời gần một nửa lực lượng lính thủy đánh bộ từ Okinawa tới đảo Guam trong vài năm tới nhằm giảm áp lực cho Okinawa. Đáng chú ý, mặc dù có một số vụ tai nạn liên quan tới dòng máy bay Osprey, song thống kê hồi tháng 8/2012 cho thấy vòng đời của nó dài hơn so với loại máy bay trung bình của lính thủy đánh bộ. Theo Bộ tư lệnh lính thủy đánh bộ Mỹ, Osprey có tỷ lệ tai nạn nghiêm trọng thấp hơn 20% trong cùng số giờ bay so với máy bay trực thăng điển hình hoặc các loại máy bay khác của lính thủy đánh bộ. Mặc dù vậy, cần phải thảo luận công khai hai vụ tai nạn gần đây nhằm giảm bớt lo lắng trên đảo Okinawa.

Các chương trình di dời hiện bị mắc kẹt trong bãi lầy của nền chính trị Okinawa, tháng 6 vừa qua, liên minh cầm quyền của tỉnh trưởng Hirokazu Nakaima không giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng tỉnh. Thực tế này đặt ông Nakaima vào thế phòng ngự. Trước sự bất mãn của dân chúng về việc triển khai Osprey, tỉnh trưởng Okinawa có ít sự lựa chọn ngoài việc cứng rắn hơn trong việc giải quyết vấn đề căn cứ Futenma, không phê duyệt căn cứ bên bờ vịnh Henoko, cũng như chống lại việc triển khai Osprey.

Một vấn đề khác trong kế hoạch của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại khu vực là kế hoạch xây dựng sân bay kết hợp với việc di dời một phần quân tới đảo Guam. Đây không phải là lỗi của lực lượng lính thủy đánh bộ bởi họ đã cố gắng tìm kế hoạch tốt nhất cho mọi vấn đề. Ngoài những thách thức về chính trị, kế hoạch này phải đối mặt với thách thức về ngân sách khi nó cần khoảng 30 tỷ USD, được chia đều cho Tôkyô và Oasinhtơn, trong bối cảnh ngân sách của Lầu Năm Góc bị đe dọa cắt giảm thêm 10% nữa. Trên thực tế, khoản cắt giảm gần 10% ngân sách trước đó đã có hiệu lực từ lúc ký Đạo luật kiểm soát ngân sách 2011 của Mỹ.

Có một cách làm kinh tế, đơn giản và triển vọng, đó là cắt giảm biên chế của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Nhật Bản. Nó sẽ tốn một khoản tiền nhất định, song có thể được tài trợ phần lớn bởi Nhật Bản (vì Mỹ giúp Nhật Bản giải quyết một vấn đề gai góc của địa phương). Bù lại, Mỹ sẽ tiết kiệm được khoảng 30 tỷ USD do không phải triển khai kế hoạch hiện tại. Futenma cuối cùng sẽ được đóng cửa. Từ nay đến đó sẽ cần thực hiện các điều khoản đầu tiên nhằm hạn chế việc sử dụng các sân bay trên đảo Okinawa của lính thủy đánh bộ Mỹ và Nhật Bản được quyền tiếp cận đầy

đủ các cơ sở lính thủy đánh bộ trong thời điểm khủng hoảng hoặc chiến tranh.

Cụ thể, Mỹ chỉ nên giữ lại từ 5.000 đến 8.000 lính lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa và đưa số còn lại đến các nơi như Camp Pendleton, California mà không phải là xây dựng căn cứ mới trên đảo Guam. Sau đóMỹ sẽ điều tàu trang bị vũ khí và vật tư cho vài nghìn lính lính thủy đánh bộ trong vùng biên Nhật Bản (để bổ sung cho năng lực tương tự hiện có tại các cảng ở Guam) nhằm cho phép lính thủy đánh bộ đã được tái triển khai ở Mỹ nhanh chóng trở lại Tây Thái Bình Dương khi xảy ra một cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, lính thủy đánh bộ đóng tại Mỹ sẽ luân chuyển thường xuyên tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương để diễn tập với bạn bè và các đồng minh, trong đó có Nhật Bản.

Về sân bay, Mỹ có thể thực hiện một số thay đổi, trong đó thực hiện kịp thời cam kết đóng cửa căn cứ Futenma và trả lại đất cho địa phương quản lý. Để thay thế một số chức năng của căn cứ Futenma, Mỹ cần xây dựng một sân bay trực thăng nhỏ bên trong một căn cứ Lính thủy đánh bộ hiện có ở nửa phía Bắc của đảo, nơi lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đang thực hiện hầu hết các chương trình huấn luyện, đồng thời giảm thiểu tác động về mặt hậu cần.

Ngoài ra, theo thỏa thuận với Tôkyô và Chính quyền Okinawa, Mỹ sẽ tìm kiếm quyền triển khai một số chuyến bay của lính thủy đánh bộ tại căn cứ không quân Kadena nếu cần thiết, với điều kiện tổng số lần cất cánh và hạ cánh tại căn cứ đó không tăng lên. Để đảm bảo rằng căn cứ không quân Kadena không bận rộn hơn, Mỹ nên đưa một số máy bay của không quân tại đây tới những nơi khác như Misawa ở miền Bắc Nhật Bản hoặc thậm chí đảo Guam. Cuối cùng, Nhật Bản có thể xây dựng một đường bang thứ ba tại sân bay quốc tế Naha, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đảo trong thời bình và cung cấp khả năng sử dụng quân sự cho Mỹ và Nhật Bản khi xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh.

Đây là kế hoạch toàn thắng. Nó giúp tiết kiệm ngân sách cho cả hai nước Mỹ và Nhật Bản; đồng thời thực sự giúp cải thiện khả năng phản ứng của Mỹ trước các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra ở khu vực.

Mỹ và Nhật Bản đã bị sa lầy bởi vấn đề Okinawa quá lâu. Vừa qua, thời gian quý báu và tài năng của các nhà hoạch định chính sách đi theo hướng cố gắng giải quyết một vấn đề đã trở nên gần như không giải quyết được. Chúng ta cần xem xét vấn đề này một lần nữa, giải quyết nó, và cuối cùng vượt qua nó. Việc thắt chặt ngân sách quốc phòng Mỹ có thể là động lực cuối cùng cần thiết để thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tới suy nghĩ mới mẻ và hành động quyết đoán./.

 

1335. Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng

RFI tiếng Việt

Trọng Thành

30-10-2012

Nghe phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng

 

Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc sáng hôm nay 30/10/2012. Giống như nhiều người bày tỏ thái độ chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây, tòa án Việt Nam lại dành cho hai nhạc sĩ nhiều năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».

Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết ý kiến.

RFI : Xin kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc. Xin luật gia cho biết nhận định của ông về phiên tòa này.

Ông Lê Hiếu Đằng : Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.

Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là « thất chính trị ». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.

RFI Vừa rồi, như ông biết, tại Việt Nam diễn ra một loạt các vụ xét xử hay bắt bớ, với nhiều án tù với tội danh chống Nhà nước. Phải chăng có một chủ trương trấn áp thực sự, một làn sóng trấn áp của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến ?

Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thế thì cái này đem đến một hậu quả như thế nào, thì chúng ta đã biết rõ. Đó là làm cho lòng dân ngày thêm bất bình, chứ nó không đi đến đâu cả. Mặc dầu anh dùng những bản án nặng nề đối với Cù Huy Hà Vũ, đối với 3 blogger vừa rồi, rồi đối với một số người đấu tranh khác, và sáng nay là Việt Khang. Có tin là 4 năm tù, có tin là 5 năm tù. Còn anh Anh Bình thì 6 năm tù gì đó.

Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh, các chị ấy đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam.

Nhưng tôi nghĩ, dân tộc Việt Nam có truyền thống, anh càng trấn áp, thì… Mà chính tôi đi làm cách mạng, và chính các vị lãnh đạo cách mạng đã nói với tôi đấy : « Ở đâu có áp bức, thì ở đấy có đấu tranh thôi ». Anh dùng cái biện pháp đó thì cũng không thể nào dẹp được phong trào đấu tranh hiện nay, mà anh phải bằng chính nghĩa của anh, phải bằng sự minh bạch của anh.

RFI Thưa ông, vừa rồi ông có nói đến việc tòa kết án hai nhạc sĩ thì quá nặng so với hành động của họ. Không biết như vậy ông muốn nói rằng, họ cũng có thể bị kết một cái án nhất định trong chế độ hiện hành, hay ý ông muốn nói rằng, cần phải có một sự khoan hồng từ phía Nhà nước ?

Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi có trên tay hai bản nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Thì hai bản nhạc này không có nội dung gì nghiêm trọng cả. Bởi vì hiện nay, còn có nhiều người nói nặng nề hơn nữa. Ví dụ như, tôi đọc một đoạn trong bài « Việt Nam tôi đâu ? », « Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam ». Tôi nghĩ có lẽ « Nhà nước » xử cái câu sau đấy, có đúng không ?

Giơ tay chống « xâm lược », « xâm lược » ở đây người ta hiểu là chống Trung Quốc, những thành phần hiếu chiến Trung Quốc, còn việc « chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam », thì nếu ai nhu nhược thì người đó phải chịu, có phải không ? Nói « nhu nhược » đây anh cho là ám chỉ Nhà nước mình, vậy Nhà nước mình có nhu nhược hay không nhu nhược mà lại phải xử án ? Nếu chúng ta không nhu nhược, thì bằng hành động của chúng ta, chúng ta phải chứng tỏ là chúng ta không nhu nhược. Chúng ta phải chứng minh cho nhân dân biết là nhạc sĩ Việt Khang nói vậy đấy, nhưng tôi không nhu nhược đây, bằng các hành động chống lại việc nó bức bách ngư dân này, cho báo chí phản bác lại một cách công khai luận điệu hiếu chiến của bọn cầm quyền Trung Quốc, hay trên báo chí, ví dụ như tờ báo Hoàn cầu của Trung Quốc chẳng hạn. Thì anh làm như vậy, thì làm sao nói anh nhu nhược được ?

Thậm chí nhiều người còn dùng những chữ còn mạnh mẽ hơn cả Việt Khang nữa như « hèn nhát ». Nhiều người đây là nhiều quan chức, đảng viên cũng dùng chữ đó, chứ không phải chỉ là những người bình thường đâu. Thì như vậy đâu phải là một tội nặng nề, thậm chí không phải là tội nữa. Mà đó là một sự phê phán, bằng âm nhạc phê phán thái độ chưa thỏa đáng của Nhà nước mình đứng trước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.

Cứ nói “16 chữ vàng, 4 tốt“. Cái miệng thì nói như vậy, nhưng hành động thì xâm lược. Thậm chí còn những mưu toan xâm lấn trên bộ, như đưa người vào đứng chân ở những vị trí chiến lược của Việt Nam, thậm chí lũng đoạn về mặt kinh tế và chính trị nữa, làm dân Việt Nam phải lo cái đó.

Mà nhạc sĩ Việt Khang nói lên cái tâm trạng đó của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cũng như vừa rồi em Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một số nhân sĩ trí thức chúng tôi đang tính sẽ có một tuyên bố về vấn đề này, cũng như tuyên bố về vấn đề bắt bớ hiện nay, để tỏ thái độ chính trị của chúng tôi trước những hành động không đúng mức của Nhà nước.

Trong bài hát thứ hai : « Xin hỏi anh là ai ? » « Xin hỏi anh là ai ? Sao anh bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? Xin hỏi anh là ai ? Sao bắt tôi chẳng một chút nương tay ? Xin hỏi anh là ai ? Sao không cho tôi xuống đường để bày tỏ… », tôi thấy là, nếu mấy anh công an, hay Nhà nước chúng ta thấy rằng, đây là ám chỉ lực lượng công an, hay là như thế nào thì tôi thấy… Mà nói thẳng là, đấy là chưa nói việc công an, quân đội là con em của nhân dân, là con em của những nông dân, tại sao lại đàn áp nông dân ở Văn Giang, tại sao lại trấn áp gia đình anh Vươn ở Hải Phòng ? Rồi tại sao lại đạp vào mặt anh Đức (Nguyễn Chí Đức) ở Hà Nội, rồi bắt những người yêu nước ở Sài Gòn ? Hôm tôi biểu tình, tôi chứng kiến bắt người như bắt một con heo.

Thì những câu hỏi này làm cho những người công an phải suy nghĩ. Anh là người Việt Nam, thì anh đứng về phía Việt Nam hay phía Trung Quốc ? Trong khi mà chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc (gây hấn), chứ không phải biểu tình chống Việt Nam, theo Trung Quốc, nhưng mà các anh lại đi đàn áp chúng tôi là những người đi biểu tình, cũng như bây giờ bắt bớ anh Việt Khang và xử 4, 5 năm tù. Thế thì anh đứng về phía ai ? Anh đứng về phía Trung Quốc, hay đứng về lợi ích tối cao của đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam ?

(Có) những người phải trả lời trước lịch sử, trước nhân dân về vấn đề này. Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy.

Với hai bài nhạc này, tôi đánh giá là anh Việt Khang chẳng có tội gì hết. Các sáng tác của anh Trần Vũ Anh Bình thì tôi chưa được biết.

Nếu mà với các bản nhạc này mà có tội, thì bản thân rất nhiều người Việt Nam hiện nay đang có tội, kể cả các vị lão thành cách mạng, như tướng Vĩnh, hay những người thường hay phát biểu trên các phương tiện công khai. Ví dụ như tôi nói anh Trần Mạnh Hảo, trước đây là nhà thơ, bộ đội, đã từng đi chiến đấu. Anh ấy có cả những bài thơ còn quyết liệt hơn cả cái này nữa. Và còn nhiều người nữa chứ không chỉ có anh Trần Mạnh Hảo.

Thế thì sao ? Nếu bắt thì có lẽ là Nhà nước Việt Nam không đủ các nhà tù để giam chứa những người yêu nước hiện nay trên cả nước, trong đó có Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như, ký tên vào các kiến nghị vừa rồi, thì có hàng ngàn người, thì anh giam hàng ngàn người đó đi. Những tư tưởng này (trong hai bài hát của Việt Khang) thì cũng như vậy đi.

Thành ra tôi cho rằng, cái biện pháp trấn áp phát xít, bắt bớ giam cầm có tác dụng ngược, rất là nguy hiểm. Nó rất có hại cho chính quyền Việt Nam.

Với tư cách một công dân, tôi đề nghị từ ông Tổng bí thư cho đến Chủ tịch nước cho đến các lãnh đạo cao cấp khác phải xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc, để mà ngăn chặn cái làn sóng, nếu như anh nói có cái làn sóng đó, mà đúng là hiện nay có cái làn sóng đàn áp bắt bớ đối với những người yêu nước, đối với những người khác chính kiến.

Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.

Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động…, họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng.

Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng.

Nguồn: RFI tiếng Việt

 

189. NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH?

Posted by vietsuky on 30/10/2012

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH?

TS. LÃ DUY LAN

Đó là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, mà có lẽ còn trong lịch sử thế giới nữa, xảy ra ở thế kỷ thứ 10.

Bà là con gái Dương Tam Kha, cháu nội Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, ba lần chính thức là Hoàng hậu. Lần thứ nhất của Ngô Xương Văn, sau là Nam Tấn Vương, sinh ra Ngô Nhật Khánh. Lần thứ hai của Đinh Tiên Hoàng sinh ra Vệ Vương Đinh Toàn. Lần thứ ba của quan Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, sau là vua Lê Đại Hành, nhưng khi đã bước vào tuổi già.

Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) không ghi tên thật mà chỉ ghi tên hiệu của bà là “Đại Thắng Minh Hoàng Hậu”, và ghi mất vào năm 1000.

*

Theo lời các cụ cao tuổi ở Đông Lỗ (xã Thiệu Long, Thiệu Yên, Thanh Hóa), trang trại của Dương Tam Kha sau khi từ Chương Dương độ chuyển về, thì bà tên là Dương Thị Ngọc Vân. Theo Hoàn Vương ca tích – tác phẩm diễn ca lưu hành ở Ninh Bình thì bà là Dương Thiệu Nga. Các cụ cao tuổi ở thôn Mỹ Hạ (xã Gia Thúy – Hoàng Long, Ninh Bình) thì bảo bà là Dương Vân Nga nhưng là con gái ông Dương Thế Hiền ở Nho Quan, Ninh Bình. Cũng ở huyện Hoàng Long, Ninh Bình, có nơi còn nói bà là con ông Dương Thái Huyền ở Vân Lung và bà Phạm Thị Thường ở Nga My, do ghép tên quê cha quê mẹ mà bà có tên là Dương Vân Nga. Cách giải thích khá văn nghệ và hiện đại này chắc là tiền đề để nhà soạn kịch Trúc Đường viết nên vở kịch cùng tên vào quãng giữa những năm 1970 – 1980. Tên Dương Vân Nga từ đấy được lưu truyền khá phổ biến. Tuy nhiên, theo Gia phả của họ Nguyễn, ở Văn Nội, Phú Lương, Thanh Oai (Hà Tây) mà chúng tôi được tiếp xúc, thì bà có tên là Dương Thị Nga, con gái của Dương Tam Kha, cháu của Dương Đình Nghệ. Theo chúng tôi, đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy, nên chúng tôi gọi bà là Dương Thị Nga.

*

Về năm sinh của Dương Thị Nga, là chi tiết rất quan trọng nên cần được xác định, ta có thể căn cứ vào việc bà là mẹ của Ngô Nhật Khánh, để suy luận. Sách ĐVSKTT ghi: “Năm 965 Nam Tấn Vương đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình… bị phục binh tay nỏ bắn trúng chết”. Trong hai năm 966 và 967, Đinh Bộ Lĩnh “dẹp xong 12 sứ quân” rồi “lên ngôi Hoàng đế vào năm 968″. “Tiên Hoàng dẹp yên, lấy mẹ Khánh làm Hoàng hậu, lấy em gái Khánh làm vợ Nam Việt Vương Liễn, còn lo sinh biến, lại đem công chúa gả cho Khánh, ý muôn dập hết lòng oán vọng của hắn”.

Từ đấy, có thể dự đoán vào năm 966, Ngô Nhật Khánh khoảng 20 tuổi (để có thể cầm đầu một sứ quân sau khi cha chết). Khánh là con đầu của Ngô Xương Văn và Dương Thị Nga. Nếu người mẹ sinh con khi vào khoảng 18 tuổi, thì có thể suy ra năm sinh của Dương Thị Nga là : 966 -20 – 18 = 928, với sai số tương đối là 2, tức là vào khoảng từ 926 đến 930.

Như vậy, với hai đời chồng sau, Đinh Tiên Hoàng sinh năm 924 và Lê Đại Hành sinh năm 941 (theo ĐVSKTT), thì Dương Thị Nga ở vào quãng giữa, kém Đinh Tiên Hoàng khoảng 4 tuổi và hơn Lê Đại Hành khoảng 13 tuổi.

*

Về cuộc hôn nhân lần thứ nhất của Dương Thị Nga với Ngô Xương Văn (con thứ hai của Ngô Vương Ngô Quyền) xảy ra vào thời Dương Tam Kha đang tiếm ngôi họ Ngô, ta thấy ĐVSKTT ghi: “Tiền Ngô Vương (tức Ngô Quyền) bệnh nặng, có di chúc giao cho Dương Tam Kha (anh hoặc em của Dương hậu – vợ Ngô Quyền) giúp rập cho con. Khi Vương mất, Tam Kha cướp ngôi. Con trưởng của Ngô Vương là Xương Ngập sợ, chạy về Nam Sách giang, trú ngụ ở nhà Phạm Lệnh công ở Trà Hương. Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con mình”.

“Làm con mình” ở đây tức là “làm con rể”: Dương Tam Kha đem con gái (Dương Thị Nga) gả cho Ngô Xương Văn để dễ bề không chế. Tuy nhiên, sau đó Xương Văn đã cùng hai tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cánh Thạc “quay về đánh úp Tam Kha. Mọi người muốn giết đi, Xương Văn nói: “Bình Vương (tức Dương Tam Kha) đối với ta có ơn, sao nỡ giết”. Bèn giáng làm Chương Dương công, nhân đó ban cho thực ấp…” (ĐVSKTT)

Việc Ngô Xương Văn không nỡ giết Dương Tam Kha như ĐVSKTT ghi, chính là do còn có tình nghĩa “bố vợ – con rể” và “cậu – cháu”, bởi vì trước đó, Ngô Quyền (bố của Ngô Xương Văn) cũng đã là con rể của Dương Đình Nghệ (bố của Dương Tam Kha).

Từ những điều ghi nhận trên, ta thấy cuộc hôn nhân lần thứ nhất của Dương Thị Nga với Ngô Xương Văn đã diễn ra theo cái lẽ thường tình của thời ấy, tức là do sự sắp đặt của cha mẹ. Bà chỉ là Hoàng hậu khi Ngô Xương Văn đã giữ vương quyền, và nếu không có những biến thiên lịch sử, thì địa vị Hoàng hậu của bà cũng trôi đi phẳng lặng như bao cuộc hôn nhân bình thường khác…

*

Năm 965 Nam Tấn Vương tử nạn, Ngô Nhật Khánh lên thay, nhưng thế lực mỏng không còn đủ sức khống chế được các nơi khác như thời cha ông mình, nên đành phải thúc thủ, tồn tại như một trong các sứ quân. Chính thời gian ấy, sứ quân Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư, sau khi đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố hải khẩu, lại có trong tay “bộ tứ” (Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ) tài giới và coi nhau như anh em ruột thịt, rồi có thêm sứ quân Phạm Phòng Át ở Đằng Châu về hàng, nên đã nổi lên như một sứ quân hùng mạnh nhất. Dương Tam Kha lúc ấy đã già, không ở thực ấp được phong (Chương Dương độ thuộc Thường Tín, Hà Tây ngày nay) mà cùng gia nhân chuyển về quê cũ, xây dựng trang trại ở Đông Lỗ (Thiệu Yên, Thanh Hóa), và tuy không làm “một sứ quân”, nhưng thế lực của ông ở trong vùng cũng vẫn còn rất lớn (về uy tín, ông là con của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ từng cai quản cả đất nước và quê gốc – Dương Xá, từng nhiều năm là lò luyện võ nổi tiếng khắp vùng). Cũng thời gian ấy, sau khi chồng chết (965) Dương Thị Nga đã cùng con gái trở về Đông Lỗ sống với cha (còn Ngô Nhật Khanh thì ở lại Cổ Loa kế nghiệp Nam Tấn Vương, sau mới rút về quê gốc Đường Lâm)

Nói Dương Tam Kha khi ấy đã già, không có binh quyền trong tay, nhưng về thời thế chắc ông am hiểu và có thể biết chẳng chóng thì chầy thì Đinh Bộ Lĩnh sẽ nắm được “ngôi chủ”. Việc ông gả chồng lần thứ hai cho Dương Thỉ Nga lấy Đinh Bộ Lĩnh, như vậy là có cơ sở hợp lý.

Còn Đinh Bộ Lĩnh, khi trở thành sứ quân hùng mạnh nhất, lại có thêm Phạm Phòng Át về hàng, thì ông hiểu “sự nghiệp” của mình và các bạn bè cũng sắp hoàn thành, vì vậy, việc trước mắt của ông là đi thôn tính hoặc dụ hàng các sứ quân yếu hoặc ở biệt lập.

Các cụ cao tuổi ở Đông Lỗ (Thanh Hóa) kể: Năm 966, Đinh Bộ Lĩnh từ Hoa Lư đem quân đi đánh sứ quân Ngô Dương Xí (là con Ngô Xương Ngập, Xương Ngập là anh ruột Xương Văn. Xương Xí và Nhật Khánh là anh em thúc bá) ở Bình kiều (thuộc Nông Cống, Thanh Hóa), trên đường đã ghé vào thăm Dương Tam Kha ở Đông Lỗ (Thiệu Yên, Thanh Hóa).

Cuộc “viếng thăm” ấy của Đinh Bộ Lĩnh là có lý do: từ “tình cũ” mà tranh thủ thêm thế lực ủng hộ. Bố của Đinh Bộ Lĩnh (tức Đinh Công Trứ) trước kia là nha tướng của Dương Đình Nghệ (bố của Dương Tam Kha). Hơn nữa, Đinh Bộ Lĩnh còn hiểu rằng: Dương Tam Kha đã từng hận anh em Xương Ngập, Xương Văn về việc bị họ truất ngôi. Còn trước đó, Đinh Bộ Lĩnh đã từng cử con mình (Đinh Liễn) vào lò võ Dương Xá tuyển thêm 3000 quân tinh nhuệ Châu Ái.

Từ cuộc gặp gỡ Đinh Bộ Lĩnh – Dương Tam Kha ở Đông Lỗ mà cuộc hôn nhân lần thứ hai cua Dương Thị Nga đã được xác lập. Đúng ra, là hai cuộc hôn nhân xảy ra gần như đồng thời, giữa hai cha con Đinh Bộ Lĩnh và hai mẹ con Dương Thị Nga, như ĐVSKTT đã ghi. Khi ấy Đinh Bộ Lĩnh 44 tuổi, còn Dương Thị Nga khoảng 39 tuổi.

Theo nhận xét của chúng tôi, cuộc hôn nhân này tuy có mang “màu sắc chính trị” chút ít, nhưng chủ yếu vẫn là sự thể tất, thuận tình giữa hai bên. Về phía Dương Tam Kha và cự tộc Dương, sự tác hợp ấy là “môn đăng hộ đối”, hợp lẽ đương thời. Còn về phía Đinh Bộ Lĩnh, không phải vì ông hiếu sắc lấy bừa, cũng không phải không đủ sức đánh bại Ngộ Nhật Khánh mà phải viện đến “hôn nhân với mẹ để bức hàng con” (ĐVSKTT), mà cái chính là ông đã “nể tình cũ nghĩa xưa”, muốn qua hôn nhân để có hòa bình, chứ không muốn chiến tranh với Ngô Nhật Khánh. Không những thế, sau khi lên ngôi (968) ông còn “phong mẹ Khánh là Hoàng hậu”, “gả con gái cho Khánh” (ĐVSKTT). Như vậy là rất ưu ái. Còn việc Khánh vẫn hận mà bỏ đi, định “nối nghiệp “Đế” của cha ông”, thì đó lại là chuyện khác.

8 năm sau (974) con của Đinh Tiên Hoàng và Dương hậu được sinh ra, là Đinh Toàn. Chỉ đến năm 979, khi Đinh Liễn bất mãn với cha, ngầm sai người giết Hoàng thái tử Hạng Lang (một người con của Đinh Tiên Hoàng với bà Hoàng hậu khác, còn nhỏ tuổi, được Đinh Tiên Hoàng yêu mến) thì Hoàng hậu họ Dương mới phải lo cho số phận con trai (Đinh Toàn) của mình, và chính sự hoang mang ấy đã lọt vào “tầm ngắm” của quan Thập đạo Lê Hoàn.

*

Về lý lịch của Lê Hoàn, ở đây chỉ xin nói qua. Ông sinh năm 941, quê ở làng Bảo Thái huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam ngày nay. Cha mẹ ông là người nghèo khó, phải đi cày thuê cày mướn và sớm qua đời, khi ông khoảng 10 tuổi. Từ đấy ông phải đi tha phương cầu thực khắp nơi, rồi vào đến tận sách Khả Lập thuộc châu Ai. Sách Khả Lập ấy, bây giờ là làng Trung Lập xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa, là quê của quan “Quan sát” (một chức quan nhỏ thời ấy) Lê Đột. Ông Lê Đột thấy Lê Hoàn lanh lợi, chịu khó, nên cho làm kẻ ăn người ở trong nhà, vài năm sau, thấy Lê Hoàn có nhiều điều hứa hẹn, mới nhận làm con nuôi. Khi Lê Hoàn khoảng 16, 17 tuổi, ông cho đến lò võ ở Dương Xá (Thanh Hóa) để theo học. Khi ấy, là vào khoảng năm 956, nếu Lê Hoàn “đã biết đến một Dương Thị Nga tài sắc và đem lòng yêu mến” như có người nói, thì theo chúng tôi, mới chỉ là “biết” qua lời đồn đại mà thôi, bởi vì khi ấy bà Nga đang ở tận kinh thành Cổ Loa và đã là Hoàng hậu của Nam tấn vương Ngô Xương Văn rồi.

Lê Hoàn tòng quân theo phò sứ quân Đinh Bộ Lĩnh trong dịp Đinh Liễn vào châu Ái tuyển mộ 3000 tinh binh ở Dương Xá. ĐVSKTT ghi. Lê Hoàn “lớn lên theo giúp Nam Việt Vương Liễn, tỏ ra phóng khoáng, có chí lớn. Tiên Hoàng khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản hai nghìn quân sĩ, thăng dần đến chức Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ”.

Như vậy, đến khi Đinh Tiên Hoàng chính vị (968) thì một thời gian sau, Lê Hoàn được giao chỉ huy toàn bộ đội quân bảo vệ Kinh thành Hoa Lư” Điều này cho thấy Lê Hoàn, mặc dù không phải thuộc lớp bạn bè và tham gia đầu tiên, nhưng vẫn được Đinh Tiên Hoàng tin tưởng tuyệt đối. Khi ấy ông vào khoảng ngoài 30 tuổi.

Tác phẩm diễn ca Hoàn Vương ca tích nói nhiều tới cuộc “mây mưa tình ái” giữa Lê Hoàn và Dương Thị Nga trong thời kỳ ở Kinh đô Hoa Lư kể từ sau năm 968 là năm họ Đinh lên ngôi, và cho rằng “cuộc tình” ấy đã sinh ra Đinh Toàn, nhưng có lẽ, đấy chỉ là những lời đồn đại của đời sau, rồi đem diễn ca, chứ sự thực không phải như vậy.

Theo chúng tôi, Lê Hoàn chỉ thường xuyên và công khai gặp, kể cả việc “mây mưa tình ái” với Dương hậu, là từ sau năm 979 khi hai cha con vua Đinh đã bị sát hại, Đinh Toàn làm vua, Dương hậu nhiếp chính, Lê Hoàn cũng nhiếp chính và tự xưng Phó vương. Còn trong khoảng thời gian trên 10 năm, từ 968 đến 979, ở Kinh đô Hoa Lư, tuy họ có gặp nhau, nhưng cha con vua Đinh và “bộ tứ” hãy còn, thì làm sao họ có thể công khai gặp và “mây mưa” với nhau được, đấy là chưa kể bà Nga còn hơn Lê Hoàn đến trên chục tuổi. Nhưng dẫu như vậy, thì theo cách nghĩ cách hiểu thông thường, “điều ấy” trên thực tế vẫn có thể xảy ra, và cũng chính từ đó, đã chứa đựng một “nghi án lịch sử”, liên quan tới việc ai là kẻ chủ mưu đứng sau vụ sát hại hai cha con vua Đinh?

*

Như chúng tôi đã nói: chỉ đến khi Hoàng thái tử Hạng Lang bị giết (vào mùa xuân năm 979, như ĐVSKTT đã ghi) thì quan hệ của Dương hậu với vương triều Đinh mới có “vấn đề”. Lúc này, khi chỉ còn Đinh Liễn và Đinh Toàn, thì mới nảy sinh ra chuyện “ai là người kế vị”, giữa hai bên, hai thế lực. Về phía Đinh Liễn có thể do tự cho rằng việc kế vị đối với mình là chuyện đương nhiên, nên đã không biết tự đề phòng. Còn về phía Đinh Toàn mà Dương hậu là đại diện (vì Toàn lúc ấy mới có 6 tuổi) thì sau cái chết của Hạng Lang, không thể không hoang mang. Nếu muốn lấy lòng nhà vua thì e con mình sẽ lại bị Đinh Liễn giết, còn nếu an phận thủ thường tức là không tranh giành, mà để cho thời gian trôi đi đến lúc Đinh Liễn kế ngôi, thì cũng vẫn không hứa hẹn điểu gì tốt đẹp: Khi chưa làm vua Liễn còn dám giết em, vậy thì đến khi làm vua thật, Liễn còn sợ gì ai nữa?

Ở triều đình Hoa Lư lúc bấy giờ, bạn bè thuở hàn vi trong “bộ tứ” gắn bó của vua Đinh, tuy Nguyễn Bạc có trông việc “nội trị”, Đinh Điền có giúp việc “ngoại chính” thật, nhưng lại không trực tiếp nắm quân trấn giữ kinh thành, mà tin tưởng giao cho Lê Hoàn, chỗ sơ hở chết người là ở đấy.

Chính ĐVSKTT đã hé mở cho ta câu trả lời về sự thật của vụ án ai là kẻ chủ mưu giết vua Đinh? Sách này ghi: “Hồng Hiến người phương Bắc (Trung Quốc), thông hiểu kinh sử, thường đi theo các cuộc chinh phạt, làm quân sư, cùng là khuyên vua (tức Lê Hoàn) lên ngôi, mưu bàn việc nước, có công lớn, vua tin dùng như tâm phúc”.

Như vậy, Hồng Hiến, kẻ mưu mẹo bạ thầy, đã làm quân sư cho Lê Hoàn ngay từ lúc ông chưa lên ngôi (năm 980); Còn từ khi Lê Hoàn lên ngôi, đã phong cho ông ta chức Thái sư, và đến năm 988 Hồng Hiên mới mất (theo ĐVSKTT).

Như ở trên chúng tôi đã nói: Tâm trạng hoang mang của Dương hậu sau vụ Hạng Lang bị giết, đã lọt vào “tầm ngắm” của Lê Hoàn, một người có thế lực (trông coi quân trấn giữ kinh thành) và là đồng hương của bà. Giữa họ đã nhanh chóng tạo thành mối liên hệ tự nhiên vì quyền lợi chứ chưa phải là chuyện tình ái, lại được mưu mẹo của quân sư Hồng Hiến hướng dẫn, rồi nhanh chóng biến thành một âm mưu thoán đoạt. Âm mưu thoán đoạt được triển khai, “màn kịch” được dàn dựng. Kết quả: cha con vua Đinh bị giết và nội nhân Đỗ Thích phải thịt nát xương tan và phải hứng chịu trách nhiệm trước công luận và lịch sử.

Sử gia Lê Văn Hưu, người ở huyện Đông Sơn Thanh Hóa, cùng quê với “quê thứ hai” của Lê Hoàn, khi viết về sự kiện này, đã bê nguyên si một số truyền thuyết dân gian trong vùng được chế biến sau đó vào, chứ không đặt vấn đề nghi vấn, tìm hiểu, kiểm tra để minh định lại, và do vậy, từ đấy, đã tạo thành “nghi án lịch sử”.

Làm sao có thể tin được hành động giết cả hai cha con nhà vua của Đỗ Thích chỉ bằng việc giải thích: “Đỗ Thích đêm nằm trên cầu, bỗng thấy sao sa rơi vào miệng, cho là điềm tốt, bèn nảy ra ý định giết vua” (ĐVSKTT). Đấy chỉ là câu chuyện bịa đặt trắng trợn, bởi vì ai đó, dù có dốt nát đến mức nào thì cũng hiếu giết vua không phải là chuyện nhỏ, giết xong chẳng những không được làm vua mà trái lại, cả nhà, cả họ mình sẽ bị giết. Thế mà trong ĐVSKTT lại không thấy nói tới việc dòng họ Đỗ của Đỗ Thích bị liên lụy trong việc này. Lại nữa, tại sao Đỗ Thích chỉ giết Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, mà không giết nốt cả Đinh Toàn, bởi vì sau đó, nếu còn được sống, thì Đỗ Thích sẽ thấy sẽ hiểu: người nối ngôi là Đinh Toàn kia mà!

Còn lời sấm ngữ: “Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh…” được ĐVSKTT cho là ra đời năm 974, tức là trước đó đến 5 năm, nếu tin là có thật, thì hóa ra chẳng đã bảo rằng: cả triều Đình lúc ấy không ai có tai, không ai biết chữ và khờ khạo dốt nát không biết tự đề phòng? Sự phỉ báng triều Đinh đến mức ấy lại gắn liền với việc ca ngợi “Lê gia thánh minh” (tức Lê Hoàn) cũng từ lời Sấm ấy, theo ý chúng tôi, chỉ có thể là lời ngoa truyền của những kẻ nịnh bợ triều Tiền Lê, được chế biến ra sau sự kiện ấy, nhằm đánh lạc hướng và lừa bịp dân chúng.

Theo tư liệu của TS. Đinh Công Vĩ trong bài “Gia phả bổ xung làm minh xác chính sử” (đăng trong “Cội nguồn, tập 2): “Gia phả họ Đỗ ở Đại Đê huyện Vụ bản và sự tích đền Thảo Ma (tức đền Gạo ở xã Thanh Bình huyện Thanh Liêm) đều nói tới việc Đỗ Thích có công cõng Đinh Bộ Lĩnh chạy trốn khi ông bị Nam Tấn Vương truy đuổi. Còn lời truyền ngôn của người dân trong vùng quê vua Đinh (Hoa Lư – Ninh Bình) kể rằng: Đỗ Thích là cận vệ gần gũi của vua, đến với vua thì thấy vua đã bị giết. Thích giật mình hoảng hốt, đang định kêu lên thì quân mai phục đổ ra. Thích sợ quá treo lên máng nước trong cung trốn, sau đó thì bị phát hiện, bị bắt, rồi bị giết”.

Điều ghi nhận này cùng những điều chúng tôi trình bày ở đoạn trên, nhằm góp phần minh oan cho Đỗ Thích, bởi vì trên thực tế ông là người có công với vua Đinh, được tin dùng và có quan hệ gắn bó mật thiết với nhà vua, thì không lẽ gì lại có thể bỗng nhiên giết vua được. Chính những kẻ chủ mưu trong việc giết cả hai cha con vua Đinh đã đặt Đỗ Thích vào bẫy, để biến ông thành vật hy sinh, thành kẻ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử thay cho họ!

Dương Thị Nga mới chỉ nghĩ tới việc nhờ tay quan Thập đạo để bảo vệ và mang lại ngai vàng cho con trai mình, và ở bước thứ nhất này, bà ta đã được toại nguyện. Nhưng còn bước tiếp theo: duy trì ngai vàng, thì bà ta chưa lường hết, nhưng Hồng Hiến – Lê Hoàn thì đã trù tính xong. Việc Lê Hoàn “tự xưng Phó Vương” như ĐVSKTT ghi, là khởi đầu của cái bước tiếp theo ấy. Tiếp đó đến việc “Lê Hoàn tư thông với Dương hậu” như nhiều sách vở và truyền thuyết kể, xảy ra sau năm 979, chính là Lê Hoàn đã tiếp tục thực hiện “bước tiếp theo”, lấy quan hệ “tiền hôn nhân” để đạt mục đích: Ngai vàng. Những việc này, ngoài Lê Hoàn, chắc cũng còn có sự bàn mưu tính kế của quân sư Hồng Hiến nữa.

*

Sau khi cha con vua Đinh bị sát hại, Đinh Toàn kế ngôi, Lê Hoàn và Dương Hậu cùng nhiếp chính và tư thông với nhau(1), còn có cả việc Lê Hoàn “dời Đinh Toàn ra nhà khác, cấm cố cả nhà họ Đinh” nữa (Theo Tông sử (quyển 438) và Tục tư trị thông giám (quyển 10 và 11B) – Tài liệu của TS. Đinh Công Vĩ trong bài đã dẫn ở trên, nên từ đó mới có chuyện các công thần khai quốc của triều Đinh như Nguyễn Bạc, Đinh Điền, Phạm Hạp… dấy binh chống lại. Đây là một việc làm chính đáng và vì chính nghĩa. Chỉ tiếc, các vị này bị rơi vào thế bất lợi (lúc ấy trên danh nghĩa, Đinh Toàn vẫn là vua!), quân quyền ít, lại dùng binh vội vàng, nên đã mau chóng thất bại. Trái với Lê Văn Hưu, sử gia Ngô Sĩ Liên đã có những lời trân trọng thích đáng để ca ngợi tấm gương trung nghĩa của các vị: “Bọn họ khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phù tá nhà Đinh, vì giết Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ” (ĐVSKTT).

Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta là vào tháng 3 năm 981, tức là chỉ sau khi biết (qua “sứ giả” của họ) cha con vua Đinh bị giết, “bộ tứ” không còn, trong nước có chiến tranh, nội tình chia rẽ. Ai đó đã quy kết cho Nguyễn Bạc, Đinh Điền tội “làm gián điệp cho ngoại bang” thì chỉ là bôi nhọ công thần, bôi nhọ lịch sử. Trách nhiệm làm suy yếu đất nước khiến cho ngoại bang nhòm ngó và xâm lược, trước hết phải quy cho những người gây ra vụ thảm án giết hại vua Đinh, rồi sau đó là “cường thần nhiếp chính, người trong nước lìa làng” (ĐVSKTT). Còn nếu muốn nói đến gián điệp, thì gián điệp thực sự phải kể là Hồng Hiến, người phương Bắc, quân sư tâm phúc của Lê Hoàn.

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, quân Tống xâm lược, nếu Lê Hoàn hành động như một trung thần, nghĩa là vẫn chỉ huy quân đội chiến đấu để bảo vệ đất nước và vương quyền cho họ Đinh, thì làm gì có “màn kịch” trao áo long cổn của tình nhân Dương Thái hậu cho quan Thập đạo. Thế nhưng màn kịch đã được dàn dựng và được hoàn tất, với sự tham gia của các diễn viên chính Dương Thái hậu, Lê Hoàn, Phạm Cự Lượng và với sự tổng đạo diễn của quân sư Hồng Hiến. Sau màn kịch ấy, Lê Hoàn chính thức làm vua, và những người “có công” được vua ban thưởng: Hồng Hiến được là Thái sư, Phạm Cự Lượng được là Đại tướng (cộng với việc trước đó Phạm Hạp, anh của Phạm Cự Lượng được tha), còn Dương Thị Nga thì sau đó ít lâu, được tái phong Hoàng hậu, tức là chính thức thành vợ của Lê Đại Hành.

Về quân sự, Lê Đại Hành quả là một tài năng phi thường, dùng binh như thần, đánh đâu thắng đó, và do vậy, đã bảo vệ vững chắc nến độc lập quốc gia. Chính điều ấy đã cứu vãn lại danh dự cho ông nhiều phần, vì vậy, các sử gia thời phong kiến cùng lắm là chỉ phê phán nhân cách của ông, như “cường thân nhiếp chính”, “rắp tâm làm điều bất lợi”, “về đạo vợ chồng có nhiều điều đang thẹn”, mất cả lòng biết hổ thẹn (Ngô Sĩ Liên) và “coi nhân dân không khác cỏ rác”, “chứa chất điều bất nhân nhiều lắm” (Lê Tung), chứ không dám truy xét đến tận cùng nghi án: ai giết vua Đinh, mà chính các sử gia này cũng thừa hiểu ông là kẻ chủ mưu. Điều này có thể giải thích: Đạo quân thần đã buộc các sử gia phải xử sự như vậy, hay nói theo cách dân gian: “vuốt mặt còn phải nể mũi” mà.

Tuy nhiên, nói cho công bằng, thì cha con vua Đinh cũng tự gây họa ra cho mình mà không biết. Ấy là việc “Tiên Hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng”, và việc “Nam Việt Vương Liễn giết Hoàng Thái tử Hạng Lang (ĐVSKTT), tức là cha con vua Đinh đã tạo nên sơ hở để từ đó người bên ngoài mới lợi dụng vào.

Sự thật về vụ án lịch sử ai giết vua Đinh, theo ý chúng tôi, là như vậy.

Tháng 7 năm 1999

(1) Khi ấy Lê Hoàn 39 tuổi. Dương Thị Nga khoảng 52 tuổi

* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

Tường thuật buổi gặp gỡ nhân kỷ niệm sinh nhật NO-U FC tròn một tuổi (Thành).

Xây dựng kho tư liệu Hoàng Sa và Trường Sa: Khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam (SGGP).   – Chưa khai thác hết các nguồn tài liệu về biển đảo(PN).

Bài toán tranh chấp biển đảo nguy hiểm của Trung Quốc (WSJ/ TCPT).  – Những sai lầm chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông (NCBĐ). – Trung Quốc và chiến lược “lãnh địa hóa” Biển Đông (TTXVN).  – Tổng Thư ký ASEAN lạc quan về COC (PLTP).  – Họp về COC: chỉ một bên không muốn thành sự (SGTT).

Philippines mua tàu để tuần tra Biển Đông (VNE).  – Cảnh sát biển Philippines sắm tàu cỡ lớn tuần tra Biển Đông (GDVN). – Philippines mua 5 tàu của Pháp để tuần tra Biển Đông (RFI).

Tàu hải quân Australia tới Việt Nam (VOA).

Nhật giả lập cuộc chiến Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc “nóng mặt” (TN).  – Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thừa nhận tranh chấp (TTXVN).  – Mỹ – Nhật – Ấn bàn đối sách ứng phó với Trung Quốc(Petrotimes). – Trung Quốc “đánh du kích trên biển” với Nhật? (LĐ). – Quần đảo Senkaku/Điếu ngư: Tàu Trung Quốc đối đầu tàu Nhật (PLTP). – Nhật và Mỹ “úp mở” về tập trận để né Trung Quốc (TTXVN). – Tàu chiến Trung Quốc xua đuổi tàu Nhật ra khỏi vùng tranh chấp (VnM). – Hồng Lỗi: Nhật Bản đừng ảo tưởng thêm nữa về Senkaku (GDVN).

– Không quân hạm vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya ( kỳ 2) (GDVN).

– Bản án cho những người yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang (Chuacuuthe). Tội của 2 nhạc sĩ này là: “Sáng tác nhạc: Trần Vũ Anh Bình bị xem là sáng tác 11 bài phản động, còn Việt Khang thì 2 bài. Nhưng tòa không công bố bằng chứng trước tòa, tức là bài nào, chữ nào, câu nào của bài là phản động, chỉ đọc qua tựa các bài hát rồi kết luận”. Mời bà con nghe lại 2 bài hát mà Việt Khang đã sáng tác để biết được chàng ca sĩ này đã “phản động” như thế nào: Anh là ai (TTYN). Ca sĩ Đan Nguyên trình bày: VIỆT NAM TÔI ĐÂU (Asia Channel). Nếu Việt Khang không bị bắt và bị đưa ra xét xử hôm qua, có lẽ sẽ không có nhiều người biết đến hai bản nhạc này. Câu nói của Ngô Giáo sư vẫn còn đúng: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ“.

.

Blogger Osin bình luận trên FB: “Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Anh là ai’. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là ‘nỗi lòng’ của Việt Khang trước việc ‘Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông’… Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay”.

Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ”tuyên tuyền chống Nhà nước” (RFI).   – Việt Nam bỏ tù hai nhạc sĩ trẻ viết các bài hát chống Trung Quốc (VOA). – Việt Nam kết án nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vì ‘chống đối nhà nước’ (VOA).   – Nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam (RFA).- Phiên tòa xét xử nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang (DLB). – Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: ‘Chúng tôi muốn thân chủ được tự do’ (BBC). – Video phỏng vấn nhà báo Phạm Trần: Tìm Hiểu Về Phiên Tòa Xét Xử Hai Nhạc Sĩ VIỆT KHANG Và TRẦN VŨ ANH BÌNH (SBTN).

– Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (RFI).  – Mỹ quan ngại việc hai nhạc sỹ bị xử tù (BBC). “Thay vì cố gắng bịt miệng giới trẻ Việt Nam, chính phủ nước này nên cho phép họ bày tỏ ý kiến và có tiếng nói trong quá trình phát triển của đất nước“.

Việt Nam bỏ tù nhạc sĩ vì “tuyên truyền chống nhà nước”: Vietnam jails songwriters for ‘anti-state propaganda’ (AFP). – Vietnamese Musicians Jailed Amid Crackdown on Dissent (Bloomberg). – Viet Khang and Tran Vu Anh Binh, musicians, jailed in Vietnam for anti-government songs (VIDEO) (Global Post). “Where is your nationalism?/ Why consciously take orders from China?/ You will leave a mark to last a thousand years/ Your hands will be stained with the blood of our people.” – Vietnam Sentences Songwriters to Prison (WSJ). – Vietnam Sentences 2 Musicians to Prison Terms on Propaganda Charges (NYT). – Vietnam jails musicians over songs (IOL News).

“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ (Trần Trung Đạo). “Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay”.

– Còn đây là những tiếng nói lạc điệu từ những tờ báo lãnh lương của dân, nhưng phải nói theo chỉ thị của đảng và nhà nước: Xét xử những kẻ đội lốt “nhạc sỹ” tuyên truyền chống phá Nhà nước (Petro Times). Nghĩa là 2 người này không phải là nhạc sĩ, nhưng đã “đội lốt” nhạc sĩ? Phải “đội lốt nhạc sĩ” mới “tuyên truyền chống nhà nước” được à? – Sáng tác nhạc chống phá nhà nước (TP). – Lãnh án vì chống phá nhà nước (PNTP).  – Xét xử nhóm tội phạm chống Nhà nước (VNN).  – Tuyên truyền chống Nhà nước, hai bị cáo lĩnh 10 năm tù (DT).  – Viết bài hát chống Nhà nước, nhận án 6 năm tù (VNN).  – Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát ‘chống phá nhà nước’ (VNE).  – Xử nhóm tội phạm chống Nhà nước tại TP.HCM (PLTP). Tiếp tục dẫn lời của Ngô Giáo sư: “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”.

Bùi Quang Minh – Phiên toà lịch sử xét xử Phan Bội Châu (Dân Luận). “Từ sáng sớm dân chúng đã lũ lượt kéo đến tòa án để theo dõi vụ xử công khai. Tòa án đầy người từ ngoài sân đến trong phòng xử. Sau khi viên biện lý đứng lên buộc tội cụ Phan và yêu cầu kết án tử hình, thì nhà nho Nguyễn Khắc Doanh – một người thân hình nhỏ bé, mặt gân guốc len ra khỏi đám đông, xông thẳng ra trước vành móng ngựa, ngay trước mặt quan tòa, đòi chịu tù thay nhà chí sĩ, làm náo động phiên tòa và nói một câu: ‘Xin được chết thay cho ông’.” Có thật không vậy? Hổng lẽ thời Pháp thuộc, dân ta được tự do hơn bây giờ? Trong phiên xử hôm qua, mẹ và vợ của Việt Khang không được trực tiếp tham dự phiên tòa, mà chỉ tham dự qua truyền hình trực tiếp thôi, nói chi tới người thân hay người dân có thể tham dự phiên tòa “công khai” này.

– Nguyễn Hoàng Vi: “Xem Chúa mày có cứu được mày không” !!! (DLB). “Một nữ cán bộ thấy vậy, đã búng tai, bóp mũi và vả vào mặt Huyền Trang. Huyền Trang vẫn chỉ phản ứng lại họ bằng cách tiếp tục cầu nguyện. An ninh tức giận, xông vào giựt đứt chuỗi hạt Mân Côi của Trang và nói: Để xem Chúa mày có cứu mày được không?” Các ông/ bà công an: cho dù mấy ông, bà không tin Chúa, Phật, nhưng cũng không nên xúc phạm tới đức tin tôn giáo của người khác như vậy.

Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên (BBC). “Lá thư yêu cầu Chủ tịch Trương Tấn Sang ‘có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó bị Công an quy kết vào bất cứ tội trạng nào’.”  – Tại sao Nguyễn Phương Uyên bị ‘lôi’ về Long An? (QLB).

Đừng để HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT CHỈ ‘NẰM TRÊN GIẤY’ (Bùi Văn Bồng). “Bàn dân thiên hạ thấy lạ, chống Trung Quốc đưa hàng gian, hàng giả, thực phẩm độc hại sang thị trường Việt Nam, chống Trung Quốc xâm lấn biển-đảo đều có tội… phản động. Sao lạ quá, kỳ cục quá? Chống Trung Quốc mà Việt Nam xử tội ‘chống nhà nước’. Vậy nhà nước Tàu hay Nhà nước ta?

–  Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Công cụ và cái cớ để can thiệp (QĐND).

Sửa lặt vặt (Đông A). “Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân“. – Mong gì ở tương lai của đảng? (DLB). – Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện dân chủ (CP).

– Xin bàn tiếp sau những bình luận bữa qua về bài của Nhà báo Bùi Tín:

1- Về sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp 1946 gần đây được nhiều bài viết khen ngợi, dù cho nó không được chính thức hóa để thực thi bằng lệnh của chủ tịch nước, nhưng cũng là hình mẫu để giờ đây, sau hơn 60 năm, phải lần mò trở lại. Nhiều người quá sốt ruột với Điều 4, đến độ như thể cứ mong qua một đêm trở dậy nó phải được biến mất ngay, mà không nghĩ là cần phải có những bước tiến dần tới việc giảm ảnh hưởng xấu của nó, rồi mới tới việc sửa đổi thực sự. Tăng quyền lực của CTN chính là vừa giảm dần quyền lực vô hình, vô biên, vô … luật pháp của đảng CSVN, đồng thời lại làm đối trọng, khắc chế quyền lực của thủ tướng mà mấy năm nay buông lỏng.

Tuy được tăng quyền, nhưng ông CTN cũng đâu dễ làm càn. Vì có người đã lo là biết đâu cú sửa đổi này lại dọn đường cho “đồng chí X” qua nắm ghế CTN. Có thể mối lo này xuất phát từ tấm gương nước Nga nhiều năm nay. Với sửa đổi mới, ông CTN sẽ phải cùng ông TT trình diễn màn kịch quyền lực của mình dưới sự giám sát, trọng tài của quốc hội. Còn từ trước tới nay, chỉ có một mình ông TT trình diễn; thời bao cấp nghèo đói thì đơn giản rồi, nhưng thời “cơ chế thị trường định hướng XHCN”, quốc hội và bộ máy chính quyền rất dễ bị lóa mắt vì tiền, quyền, không có ông CTN vung roi bằng những sắc lệnh tối thượng, mà để cho mấy ông bộ chính trị, trung ương đảng đóng cửa gật gù với nhau, rồi bỏ phiếu dấm dúi, kết luận khơi khơi “không kỷ luật” như trò con nít, thì dân chết là chắc rồi. Kể cả nếu như việc tăng quyền cho CTN như tạo “bãi đáp an toàn”, vừa là miếng mồi dụ khị để “đồng chí X” dễ chấp nhận rút lui trong trật tự, vừa đe nẹt để bớt ham hố ôm ghế tiếp, thì cũng vẫn không ngoài mục tiêu dài lâu cho một thiết chế nhà nước pháp quyền.

Thiếu thông tin, không minh bạch, dân ta khó thấy được có hay không cuộc đấu tranh âm thầm, khéo léo, kiên định của những con người có trách nhiệm, mang tư tưởng tiến bộ trong ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp. Vậy cần có những bàn thảo, gợi mở, phân tích kỹ lưỡng, cả động viên khích lệ, không thể cứ nóng nảy sổ toẹt tất cả, như kẻ bị trói chặt cứ nghiến răng nhắm mắt quẫy đạp hoài.

2- Những diễn biến quanh cuộc chỉnh đốn sau Hội nghị TW6, xin được bàn tiếp vào sáng mai.

–  “ĐŨA THẦN” Ở ĐÂU? (Bùi Văn Bồng).

<= Photo: Kycuc. – Nguyễn Hoàng Đức: Việt Nam: Quốc gia của bầy chuột nhắt? (viet-studies). “Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố ‘lãnh đạo tất cả’, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói ‘Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao’, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được”.

Có đôi đảng viên như những con lợn (Đào Tuấn).  – BIỆT THỰ CÒ MỒI (Bùi Văn Bồng). “Không lôi được các cá nhân và nhóm lợi ích ra trước pháp luật bắt phải trả lại tiền đã làm thất thoát cho Nhà nước, thì đến bà già bán rau muống kiếm sống cũng thấy rõ là  ngân khố ‘Quốc Ra’ bị cào cho rỗng nát thêm, dân đã nghèo lại càng thêm nghèo hơn. Giá cả tăng vọt, nếu in tiền giải quyết nợ xấu thì lạm phát càng nặng nề hơn nhiều lần”.  – Kẻ thù không mang gươm, mang súng (LĐ).

Chuyện nhỏ…không như con Thỏ: LŨ CÁ MẬP THỜI ERNEST HEMINGWAY CÒN BIẾT ĐIỀU CHÁN ! (Trần Nhương). “Dẫu sao, lão ngư Santiago thuở ấy còn may mắn kéo được bộ xương cá kiếm vào bờ, chí ít ra cũng có thể nấu được vài nồi súp loãng. Chứ ở nước mình bây giờ lũ cá mập ‘Lợi ích nhóm’ không những không chừa cho ông lão dù chỉ một dóng xương; chúng còn tìm mọi cách lật ụp thuyền và… ăn thịt luôn cả ông ngư phủ!

Chặn đứng lợi ích nhóm (TT).  – ‘Lãnh đạo nhiều ngành chỉ lo che chắn khuyết điểm’ (VNE).  – Đề nghị lấy phiếu tín nhiệm giám đốc các sở trên toàn quốc (VnMedia).

Tại sao Doanh Nhân Việt Nam mơ ước về cái ‘máng lợn’?   –   (QLB).  – ĐBQH Đặng Thành Tâm: Chúng tôi chết thì chẳng ai sống được! (NLĐ).  – Ông Đặng Thành Tâm: “Tôi muốn trở về thời xưa” (TT).

Những khuất tất trong việc tìm lý do bắt anh Lê Đình Quản (FB Lê Quốc Quyết/ Lề Trái). “Mẹ mình đã nói với công an sáng nay khi mang em mình đi một câu rất hay. ‘Con tao đẻ ra tao biết, nó không làm gì sai cả. Ai là người đứng đầu vụ bắt bớ này? Đi mà bắt bao nhiêu quan tham, trộm cắp đầy đường đi đã kìa’. Sau đó Mẹ còn gọi điện động viên anh chị em mình, đặc biệt động viên nhiều cho hai cô con dâu đã chứng cảnh khám nhà nhiều lần”. Chắc chưa tìm ra được người chủ trang Quan Làm Báo nên bắt tiếp gia đình anh em LS Lê Quốc Quân?

Chuyện về công an đối xử với dân oan – Bài 2 (Lê Hiền Đức).

– Rõ bệnh để bốc thuốc (HNM).  – Thí điểm tập đoàn: ‘Kẻ ăn rươi, người chịu bão’ (VNN).

VN trả lương 7 triệu công chức, 8,8 triệu người có công với cách mạng…so với dân số 87 triệu dân! (Trần Hoàng). – Tô Văn Trường: Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng! (Người Lót Gạch).

– KIẾN NGHỊ DỪNG hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A và KHẨN TRƯƠNG có cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và phát triển bền vững phức hợp Cát Tiên (boxitvn).

Vụ gởi tâm thư: Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ (NLĐ).  – Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn dừng thi công vì nhà thầu bỏ trốn (PN).  – Chờ lời nói thật về Sông Tranh 2 (LĐ).   – Phải đặt an toàn lên trên hết (HNM).  – Lấy thúng úp… thủy điện (DV).

– Vụ đê biển Hòn La bị vỡ: Do công trình chưa hoàn thiện ? (TP).

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nếu tăng được lương thì rất tốt (PN Today).

Đầu tư dàn trải: Trung ương khắc phục, địa phương vẫn còn (CP). – “Nếu tăng lương, mức đầu tư phát triển có thể giảm” (DT).

Mỗi km đường sắt đô thị ‘ngốn’ 100 triệu USD(VNN). – Vì Vinashin, mất 214.000 phòng học (DV). – Quản lý giá xăng dầu gây nhiều bất bình (Khampha).

– Lại cấm vì… không quản được (ANTĐ). – Cái ác lên ngôi khi chính quyền bất lực! (PLTP).

Cách chức trong Đảng nguyên phó chủ tịch huyện Mang Yang (TT).

Nhập khẩu độc dược bị… vướng Luật! (Võ Nhật Thủ).

Tham vọng của thứ quyền lực thứ tư (Chu Mộng Long). “‘Việc coi báo chí là cơ quan thực thi công vụ cũng cần được đưa vào luật. Việc này sẽ bảo vệ cho báo chí, phóng viên. Ví dụ trong quá trình phóng viên tác nghiệp, nếu người nào cản trở thì sẽ phạm tội danh chống người thi hành công vụ, có thể chuyển qua xử lý theo luật hình sự’.  Một đề xuất bề ngoài tưởng chính đáng nhưng bên trong chứa đầy tham vọng: tham vọng nắm lấy quyền lực vô biên!

Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (1) (NYT/ CI/ Thụy My).  – The New York Times hứng “cuồng phong” (TN).  – Báo chí nhà nước Trung Quốc đả kích tờ New York Times (VOA). – Trung Quốc : Đấu đá nội bộ bùng nổ thành các vụ tai tiếng (RFI).

– Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc 18: Những điều chỉnh nhân sự cấp cao trong quân đội (TQ).

Đại sứ Mỹ lên tiếng về chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng (VOA). – Đại sứ Mỹ kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chính sách về Tây Tạng (RFI).

Vợ ông Kim Jong-un lại xuất hiện (BBC).

Một cách nhìn về Cựu hoàng Nordom Sihanouk (Trần Kinh Nghị).

Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản (RFI).  – Huỳnh Văn Úc: Zyuganov và Đảng Cộng sản Liên bang Nga (Nguyễn Tường Thụy).

– Hủy án tử hình vì nhân đạo (PLTP).

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhận giải thưởng Hòa bình Seoul (VOA).

KINH TẾ

– Nợ xấu và lợi nhuận: Khi đồng xu rơi… (NĐH). – Phá “vòng kim cô” nợ xấu (TP).

Không để nợ xấu dây dưa (NLĐ).  – Ngân hàng Nhà nước không thể hứa gì về xử lý nợ xấu (TN).  – Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế (VOV).  – “Kim cô” nợ xấu ngày một siết chặt(TQ). – Cổ phiếu chìm nổi theo phận đại gia (VNN).

– Tái cơ cấu tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước: Sẽ rõ “địa chỉ” trách nhiệm (TT). – Thách thức cải tổ, giám sát doanh nghiệp nhà nước (SGGP).

– Chuyên gia & chính sách Không nên chạy theo CPI khi điều hành lãi suất (TT).

Xem xét lại các biện pháp quản lý thị trường vàng cho phù hợp(CAND). – Được – chưa được trong điều hành (PLTP). – Giải pháp thì dễ, vấn đề là niềm tin! (PLTP).

Bất động sản: “Tảng băng” 1 triệu tỉ đồng (NLĐ).  – Chủ dự án Đại Thanh làm trái luật, đón đầu chính sách?(PN Today). – Chung cư 10 triệu đồng/m2: Thế nào là phá giá? (VnM).

Nhập siêu quay trở lại (TBKTSG).

Gần một nửa công ty chứng khoán lỗ quí 3 (TBKTSG).

– Giá vàng tăng nhẹ trở lại (VOV).

– Nước mắm Phú Quốc gặp khó vì cá cơm (LĐ).  – Bác tin đồn cam sành Vĩnh Long là cam Trung Quốc (TT).

– Chiến lược châu Á của Australia không thể thiếu Trung Quốc (VOV).

<- Thanh toán mua hàng bằng ngón tay, không cần thẻ ngân hàng (RFI).

– Xanh mặt với làn sóng thất nghiệp (VNN).

– Hợp tác kinh doanh ẩm thực Việt – Pháp (TN).

Rượu vang Pháp trong tầm ngắm của Trung Quốc (RFI).

Apple chia tay hai chuyên viên cấp cao (BBC).

Baidu của TQ báo doanh thu tăng 60% (BBC).

Singapore mua 10% cổ phần hãng Virgin (BBC).

Pháp và Đức tăng cường biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO

– 189. NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH? (Việt Sử ký).

YÊU THỜI…ĐỒ ĐỂU (KỲ 6) (Nhật Tuấn).

– Tuy Hòa: Bao giờ có ngành học về VŨ TRỌNG PHỤNG? (Lê Thiếu Nhơn). – Vũ Trọng Phụng, nếu ông sống lại… (TVN).

TRUNG TRUNG ĐỈNH TRONG MẮT MỘT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Nguyễn Trọng Tạo).

HOÀNG ĐỨC CHÍNH đi cùng phù sa (Lê Thiếu Nhơn).

– Phạm Khải: TẾ HANH lạt mềm buộc chặt (Lê Thiếu Nhơn).

HẬN THƠ ! (Trần Nhương).

– Nhạc sĩ Dương Thụ tự kể chuyện mình (TN). – Hiếm hoi tài năng Guitar ở Việt Nam (DT). – Nhiều lỗ hổng trong hoạt động âm nhạc (TT). – Thời của nhạc công (TN).

Nhà văn gốc Việt Linda Lê vào chung kết giải Goncourt 2012 (RFI).

Thăm những làng Việt cổ: LÀNG CỔ ĐÔNG NGẠC (Tễu). =>

– Đình Thổ Quan, ngậm ngùi di sản (HNM).

– Khánh thành tượng đài khởi nghĩa Ba Tơ (TP).

Cổ vật dưới biển miền Trung: Nơi chôn xác 4 con tàu (NLĐ).

Xẩm tàu điện, nhạc đường phố độc nhất vô nhị (NĐT).

– Phát hiện ngôi mộ cổ xưa nhất của người Maya (VNN).

– Nguyễn Quang Thiều: Được mùa Tử Tế, hay mất mùa Nhân Nghĩa? (Lê Thiếu Nhơn).

Viết Thật Là Sống Thật (Sống Magazine).

Họ đã từng rất trẻ (RFA).

– Rời The Voice, Bảo Anh đóng phim với Hoài Linh (DV). – Bi hài hoa hậu… đóng phim (NĐT).

– Ca khúc Viết ẩu cũng được ưa thích! (NLĐ).

Brugge thơ mộng: hòn ngọc của vùng Flanders (Phan Ba).

– Giới trẻ ngó lơ Halloween (TT).

– Tuyển Việt Nam tập luyện cho trận gặp Malaysia (VOV). – Arsenal ngược dòng kinh điển, trong trận đấu 12 bàn thắng (VnE).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh? (kỳ 2) (GDVN).

‘Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy’ (Hiện đại/ TCPT).

Đầu vào dưới điểm sàn như sản phẩm giáo dục bị “đẻ non”(NĐT).

– Phải phân luồng học sinh phổ thông (TN).

– Quảng Ninh tạo điều kiện phát triển các trường ngoài công lập (GD&TĐ).

– Nhân tài Olympic quốc tế: Tự thân vận động là chính (ANTĐ).

Dạy thêm – học thêm: Càng quản càng biến tướng (SGGP).

Viết lại sách giáo khoa ra sao? (NLĐ).

ĐH Bách khoa đưa thầy già vào thế khó (VNN).

<= Sổ ghi thu phạt các học sinh vi phạm do học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong cung cấp.HS đi muộn nộp 10.000 đồng, trốn học nộp gấp 10 lần (Tin tức/ Zing).

Điều tra khẩn vụ giáo viên bị tố dùng kim “tra tấn” học sinh (NĐT).

Ôm giấc mộng ngôi sao, cha mẹ “lùa” trẻ đi học MC (NĐT).

Cậu bé nghèo từ cõi chết trở về, thi đỗ hai trường đại học (GDVN).

An toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia (SGTT).

– Máy sấy lúa tự động (TN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Thiệt hại do bão số 8 ở Bắc và Trung VN (BBC).  – Bão Sơn Tinh làm 32 người thiệt mạng tại Việt Nam (VOA). – Rút lại tên bão Sơn Tinh (ĐV).  – Liên tiếp xuất hiện 3 cơn bão có đường đi quá dị thường (DV). – Nhiều bao biện, thanh minh về dự báo bão Sơn Tinh(SGTT). – 7 người chết, 5 người mất tích vì bão số 8 (TN). – Nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau bão (ND).  – Tháp truyền hình đổ do không đúng chuẩn (TT). – Ta hơn Mỹ là cái chắc (Nguyễn Thông).

Tổng thống Mỹ ban bố “thảm họa nghiêm trọng” ở New York (TQ). – Bão Sandy đổ bộ vào nước Mỹ (BBC).  – “Người đẹp” Sandy đến DC (Hiệu Minh).  – Hình ảnh về bão Sandy ở Mỹ (BBC). – Siêu bão Sandy “nhấn chìm” New York trong bóng tối (VOV).  – Bão gây hỏa hoạn, “nuốt trọn” 50 căn nhà ở New York (DT). – Thảm họa bão Sandy: New York chìm, Nữ thần Tự do tắt đuốc (TT&VH).  – Hoa Kỳ: Thiệt hại kinh tế do bão Sandy gây ra (VOA). – 6 triệu người mất điện vì bão Sandy (VOA).- Bão Sandy vào miền đông nước Mỹ : 15 người chết (RFI). – Thiệt hại kinh tế của bão Sandy với nước Mỹ (RFI). – Trụ sở LHQ ngập nước, ‘công việc vẫn tiếp tục’(VOA). – Mỹ: Ít nhất 40 người thiệt mạng do bão Sandy (VOV).

Tàu Saigon Queen mất tích, 22 thuyền viên trôi dạt (VNE).   – Cập nhật: Tàu Việt Nam mất tích trên biển quốc tế (PN Today). =>

Chất lạ trong áo ngực: Không phải silicone (NLĐ).  – Thu giữ hàng ngàn áo ngực Trung Quốc nhập lậu (TBKTSG).  – Tận mắt xem đủ loại áo ngực chứa chất lạ (VTC). – Kiểm nghiệm thuốc lạ trong áo ngực Trung Quốc (TP).

– Xét nghiệm mẫu mì tôm nghi chứa chất gây ung thư (TP).  – Mì chứa chất ung thư: Nơi thu, nơi bán thoải mái (DV).

– Gà thải Trung Quốc đẻ 4 quả trứng mỗi ngày (DV).

Cháy nổ lớn ở xưởng gỗ, nhiều người nguy kịch (NLĐ).  – Cháy xưởng gỗ, 21 công nhân phỏng nặng (TT).

Dân phải chịu khổ vì giá dịch vụ y tế thấp (VOV).

Vụ cắt nhầm bàng quang: Phải xem xét kỹ (VNN).  –  Vụ mổ thoát vị bẹn, cắt nhầm bàng quangChỉ đạo kiểm thảo, xử lý trách nhiệm (TT).

Từ bàn nhậu đến thẳng… bệnh viện (NLĐ).

– 15% dân số VN có vấn đề về tâm thần (TT).

Cơm Có Thịt – những bữa cơm của tình người (VOA).

– Cám cảnh hai nữ sinh côi cút bươn chải mưu sinh (VTC).

Người phụ nữ 11 lần tự đỡ đẻ cho mình (NĐT).

– Bạo lực không chống được trộm chó nhưng lại cho thấy chính quyền đã bất lực với bạo lực còn người dân thì bất mãn với chính quyền  (TT).

– Lênh đênh “bò gù” nước Việt (DV).

Nuôi cú mèo làm cảnh để không đụng hàng (NĐT).

– Không có sọ người trong con tàu chìm hàng chục năm dưới biển (DT).

Bắt 6 đối tượng lừa bán sinh viên sang Trung Quốc(TN). – Nhiều cây thuốc quý bị xuất lậu sang Trung Quốc (TN).

Mỹ, Campuchia mở lại việc cho nhận con nuôi (VOA).

QUỐC TẾ

Thỏa hiệp ngưng bắn ở Syria tan vỡ (VOA). – Qatar tố cáo chính quyền Damas gây « chiến tranh hủy diệt » tại Syria (RFI).  – Một tướng không quân Syria bị ám sát ở Damascus(TTXVN). – Syria: Máy bay chiến đấu lần đầu oanh kích thủ đô (TTXVN). – Phe đối lập Syria mua vũ khí từ quân đội, dân quân (TTXVN). – FSA nhận sát hại tướng không quân Syria al-Khalidi (TTXVN).  – Những bế tắc được dự báo (HNM).

Bão Sandy làm đình trệ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ (VOA).    – Mỹ: Bão Sandy sẽ góp phiếu cho ứng viên nào? (SGTT). – TT Obama tuyên bố bão Sandy là “thiên tai lớn” (BBC).  – Obama được ca ngợi ứng phó tốt với bão Sandy (VnE).

ASEAN: Bạo động tôn giáo ở Miến Điện đe dọa tới an ninh khu vực (VOA). – Miến Điện bác bỏ đề nghị của ASEAN giải quyết bạo động qua đàm phán (RFI).  – Tình hình bất ổn lan rộng tại bang Rakhine của Miến Điện (VOA).

Tư lệnh lực lượng đặc biệt của Mỹ tại Hàn Quốc bàn giao quyền chỉ huy (VOA).

Mỹ, EU: Bosnia phải cải cách để gia nhập NATO, EU (VOA).

Quân đội chính quy Iran đã bắt đầu cuộc tập trận mới(TTXVN). – Israel: Iran đã rút lại mục tiêu chế tạo bom hạt nhân (TTXVN). – Tàu chiến Iran đến Sudan (TN). – Iran yêu cầu Iraq không khám xét các máy bay tới Syria (VOV).

<= Ảnh vệ tinh cho thấy một cuộc không kích đã làm cho nhà máy sản xuất vũ khí tại Sudan phát nổ.Ảnh vệ tinh cho thấy nhà máy vũ khí Sudan bị không kích (VOA).

Máy bay ném bom Su-24 của Nga rơi tại Chelyabin (VOV). – Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Trung Á để làm gì? (Petrotimes).

Ấn Độ sẽ tăng cường quan hệ với Pakistan, Trung Quốc (VOA).

Cảnh sát Nam Phi bắn đạn cao su giải tán công nhân đình công (VOA).

Ngoại Trưởng Mỹ: Cuộc bầu cử tại Ukraina là một thoái bộ(VOA).

Thủ tướng Libya đề xuất nội các mới (VOV).

Thái Lan: Đảng Vì nước Thái cầm quyền có Chủ tịch mới (VOV). – Mỹ đại hạ giá tàu chiến, trực thăng cho Thái Lan (PN Today).

Afghanistan ấn định ngày bầu cử tổng thống(VOA). – Sự thật ở thủ phủ “ám sát” của Afghanistan (VNN).

– Vỏ vẫn xanh, lòng sắp đỏ (TN).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 30/10/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 30/10/2012;   + Tài chính kinh doanh trưa – 30/10/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 30/10/2012;  + Thời sự 19h – 30/10/2012.

 Mua gái 30 triệu, bóc lột 3 tỷ đồng trên thân xác

  • VẪN LÀ NỖI ĐAU TỪ THẰNG BẠN VÀNG – SAO KHÔNG XỬ TỬ HÌNH BỌN BUÔN NGƯỜI NHỈ – VÌ CHÚNG NÓ ĐÂU CÓ COI ĐỒNG LỌA LÀ NGƯỜI MÀ LÀ HÀNG HÓA NHƯ CON VẬT RỒI => TỨC LÀ CHÚNG NÓ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI NỮA RỒI!!!
Khi mua một cô gái chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.

Mây đen của cơn bão số 4 vần vũ kéo về, nhưng chợ vùng biên vẫn tấp nập người. Trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, khu Xám Cáo (theo phiên âm của người dẫn đường) như một thế giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng. Tuy nhiên, đây lại là nơi có nhiều người tới lui.

Thấy chúng tôi vừa dừng xe, người đàn bà đang ngồi giũa móng tay cười lả lơi…

Phận người trong “hang chuột”

Cô gái có vẻ đã kiệt sức vì tiếp quá nhiều lượt khách mà bằng chứng rõ ràng là chiếc sọt rác đầy ắp, nằm vật ra giường. Thấy khách chỉ ngồi hỏi chuyện, cô gái nhắc nhớ thanh toán nếu không sẽ bị “bà chị” đánh vì mở buồng rồi.

Hình như sợ ả tú bà nên hỏi gì cô gái cũng chỉ ừ hử qua chuyện. Mãi khi chúng tôi nói chẳng biết có dịp nào gặp lại đồng hương nên bao luôn ba suất, tức 600.000 đồng tiền Việt, cô mới tươi tỉnh trở lại.

Những cô gái Việt buộc phải “hành nghề” trong những khu nhà tồi tàn như thế này ở Xám Cáo

Buồng cách xa chỗ “bà chị”, nhưng cô vẫn dè dặt thì thầm giới thiệu tên mình là Nga ở Trực Ninh, Nam Định. Nghe hỏi tự nguyện qua Trung Quốc hay bị lừa bán, Nga thở dài: “Hai năm trước, em bị một thằng cô hồn đểu ở Hà Nội lừa bán chứ ai thèm qua đây”. Cô kể sau hơn một năm bị ép bán dâm ở khách sạn, mình đã thành hàng dạt nên mới lay lắt ở Xám Cáo mạt hạng này.

“Bà chị” của Nga cũng quê Nam Định, từng bị lừa bán, rồi đưa đẩy thế nào lại cặp với một thằng ma cô Trung Quốc để thành tú bà chăn dắt gái khác. Xám Cáo trước là đất nông nghiệp, làm lò gạch ven thị trấn Đông Hưng. Nó là chốn chơi bời rẻ tiền cho giới lao động bản xứ và dân qua lại buôn bán khu mậu biên. Sau đô thị hóa đến, nhiều điểm mại dâm chuyển chỗ khác, kẻ còn lại cố bám trụ trên bãi đất đang ngày càng thu hẹp.

Các cô ở đây đều là người đã bị dạt sau thời gian làm việc. Nhiều cô tìm đường về nước. Một số cô bị nhiễm bệnh chán đời hoặc có hoàn cảnh gia đình, lay lắt ở ổ chuột này với giá bán mình chưa bằng nửa nơi khác!

Những ngày ở Đông Hưng, chúng tôi tiếp tục được thổ địa biên giới dẫn đi tìm hiểu thân phận các cô trôi dạt xứ người. Cũng như vùng biên mậu Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam hay Pò Chài, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, những khu “đèn đỏ” ở thị trấn Đông Hưng có đủ đẳng cấp ăn chơi cho kẻ lắm tiền lẫn dân bần cùng.

Hầu hết khách sạn đều có gái, nếu không cũng gọi đến được. Ngay khách sạn kế quán chúng tôi ăn trưa cũng có mười cô gái Việt đang ở trên lầu. “Các bạn uống rượu xong cứ vào khách sạn này cho em nó hầu, đi đâu làm chi” – gã chủ quán cười đểu. Nhưng nhiều nhất chính là các shop cắt tóc, massage. Lúc chúng tôi đến khu phố cũ (còn gọi phố cổ), một dãy “shop người” kín kín hở hở lả lơi mời chào.

Người dẫn đường dừng lại ở địa chỉ quen, bà chủ người Trung Quốc nắm tay kéo tuột chúng tôi vào. Ngay sau phòng khách bé xíu chỉ vừa đặt đủ chiếc bàn và vài ghế con là dãy buồng cho khách hành sự. Chúng cũng nhỏ xíu như hang chuột, nhưng sạch sẽ hơn và đều buông rèm chứng tỏ đang kẹt khách.

Tràn ngập chợ người

Ở vùng biên mậu Đông Hưng, phụ nữ cầm lái xe điện cũng sẵn sàng vui vẻ chở khách tìm đến điểm mại dâm trong vòng không quá 10 phút. Nhưng càng đi sâu vào nội địa, chúng tôi càng chóng mặt với các chợ tình dục đầy ắp kẻ mua người bán và hầu như công khai tất cả.

Chính đám tú bà, tú ông cũng cho rằng chế độ một con ở Trung Quốc dẫn đến thiếu hụt nữ giới nghiêm trọng, nên đàn ông “ăn bánh trả tiền” để giải quyết ức chế sinh lý. Và đó chính là nguyên nhân khiến nhiều cô gái Việt sa chân vào con đường địa ngục xứ người.

Nhiều cô gái Việt bị quản thúc trong những ngôi nhà “đèn đỏ”

Ngán ngẩm rời các khu “đèn đỏ” đầy phận người tủi nhục ở Đông Hưng, chúng tôi đón xe buýt ngược lên thị trấn Giang Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

12h trưa, mặt đường nhựa nóng như đổ lửa, nhưng trong xe buýt cũ kỹ càng ngột ngạt hơn khi nó vừa rời bãi đã dừng lại đón tốp khách khác thường. Ba cô gái không quá tuổi 18, gương mặt xinh đẹp nhưng buồn uất lọt thỏm giữa sáu gã lực lưỡng. Một gã phải cao hơn 1,8m, mập nần nẫn cỡ heo tạ có vẻ đại ca, đẩy cô xinh xắn và nở nang nhất ngồi ghế xe kế mình.

Mồ hôi, nước mắt ở Lình Coóng

Ở thị trấn Lình Coóng, tỉnh Quảng Đông, nhiều quán “đèn đỏ” còn tập trung lại với nhau thành từng khu để khách dễ tìm và cạnh tranh với các khu khác. Dân chơi bời không đủ tiền vào khách sạn, có thể đến các phố đầy tiệm cắt tóc, massage mà mới từ 7h sáng đã có các cô trẻ đẹp ăn mặc hở hang ngồi vẫy khách. Hầu hết các cô gái Việt ở Lình Coóng đều bị lừa bán qua.

Sau khi bị bóc lột tàn tạ, các cô trở thành hàng dạt, không bị quản lý chặt nữa nên có thể tự tìm đường về nước. Một số cô đưa đẩy thành nhân tình hay vợ hờ của đám ma cô người địa phương để rồi lại làm tú bà chăn dắt, hành hạ các cô gái khác.

Mới nhìn cô thôn nữ Nghiêm Thị Thư có nước da trắng mịn, cao dong dỏng hơn 1,6m và ánh mắt trong veo ở tuổi 17, chúng tôi khó tin cô đã bị vùi dập gần một năm ở địa ngục xứ người. Cùng với ba bạn gái trẻ khác đồng cảnh bị lừa bán, Thư là “món hàng” cao giá, đắt khách nhất ở tiệm massage của “mẹ” Bạch ở Lình Coóng. Tú bà này 50 tuổi, quê ở Bắc Giang, cũng từng bị lừa bán sang lấy chồng Trung Quốc, rồi trở lại lừa những cô gái khác.

Tiệm bà Bạch nằm giữa con đường “đèn đỏ” có tên tiếng Trung dịch ra nghĩa Việt là Phố Cụt. Tuy là chủ Việt, nhưng mụ Bạch mua bán thân xác các cô gái cũng ồn ào không kém gì đám chủ chứa địa phương. 7g, Thư và các bạn Ly, Phương, Ba đã phải mặc quần ngắn, áo hở ngực ngồi vẫy khách ở tiệm massage mà bên trong là dãy “buồng” để hành sự.

Chiều khách xong, các cô được nhận tiền, nhưng ngay sau đó phải nộp không sứt mẻ một đồng cho bà chủ. Những cô trẻ đẹp như Thư nhiều ngày phải tiếp 40 lượt khách. Trung bình mỗi khách nửa giờ, các cô không có thời gian ngủ, thậm chí đánh lại lớp son phấn nhòe nhoẹt trong mồ hôi và nước mắt! Còn đám tú bà ngồi vắt chân, thu được hàng chục triệu đồng từ nỗi cay đắng, ê chề của mỗi cô gái.

1332. BẦU CỬ MỸ: NHIỀU THÁCH THỨC NHƯNG DỄ DỰ ĐOÁN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 30/10/2012

TTXVN (Niu Yoóc 27/10)

Cuộc bu cử tng thng Mỹ, một sự kiện luôn được cho là có tác động tới mọi bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế giới, đang cận k, khiến báo giới đưa ra rất nhiều những nhận xét, đánh giá và dự đoán khá khác nhau. Dưới đây là phần tổng hợp dư luận báo chí Mỹ kèm theo những dự đoán về cuộc bầu cử này.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này khác hẳn cuộc bầu cử hồi năm 2008 vì nhiều lý do. Trước hết rõ ràng là trái với năm 2008, lần này có một tổng thống sẽ hết khả năng tái ứng cử, đó là ông Barack Obama, và vì vậy ông và các cộng sự đang phải cố làm một bản tổng kết thật khả dĩ về những thành quả trong nhiệm kỳ vừa qua để bảo đảm khả năng tái đắc cử của mình. Tuy nhiên, mọi việc không dễ dàng như thế vì những người thuộc đảng Cộng hòa đối lập của ông Mitt Romney cũng đã tìm đủ mọi chứng cứ đế chỉ trích bản tổng kết của Obama. Theo một cách nào đó thì cuộc bầu cử lần này là một cuộc trưng cầu ý dân về Barack Obama, còn cuộc bầu cử năm 2008 không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về George W. Bush vì ứng cử viên Cộng hòa John McCain lúc ấy hoàn toàn không phải là “bản sao” của ông Bush.

Lý do thứ hai để nói rằng hai cuộc bầu cử khác nhau, liên quan đến những thách thức. Năm 2008, Mỹ đang ở thời điểm bắt đầu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, lần này Mỹ đang gặp phải những khó khăn là hậu quả từ đó mặc dù các biện pháp đã được thông qua để cứu vãn nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng dường như hiệu quả chưa thật rõ ràng. Còn hơn cả năm 2008, cuộc khủng hoảng là trọng tâm của chiến dịch vận động bầu cử lần này. Bối cảnh quốc tế cũng đã tiến triển. Mỹ từ bỏ cam kết ở Irắc và sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Ápganixtan vào năm 2014. Mặc dù chính sách đối ngoại chỉ chiếm một vị trí thứ yếu, các nước như Trung Quốc và Ixraen vẫn được nhắc đến trong các cuộc tranh luận lần này. Và cũng khác với lần trước, lân này sự quan tâm của cử tri đến những cuộc tranh luận về văn hóa và xã hội như hôn nhân đồng giới cũng chiếm một vị trí rất quan trọng.

Về chiến dịch vận động bầu cử của ông Mitt Romney, người ta gọi ông là “diều hâu Mỹ” vì ông tỏ thái độ rất kiên quyết đối với Trung Quốc và ông coi việc tăng cường những khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn sự hùng mạnh của Trung Quốc là cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông thích chiến tranh và chính ông cũng thừa nhận rằng vấn đề Irắc và Ápganixtan vẫn còn rất nhạy cảm. Không phải là vô hại khi ứng cử viên đảng Cộng hòa hướng chiến dịch vận động tranh cử của mình vào những vấn đề kinh tế và xã hội, những vấn đề mà dựa vào đó ông có thể chỉ trích bản tổng kết của Obama. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất là uy tín của ông như là “ứng cử viên của nhân dân” do tài sản của ông. Vấn đề này đã gây bất lợi cho ông trong vòng bầu cử sơ bộ năm 2012 cũng như 2008, khi đó ông đã bị John McCain, người gần gũi với nhân dân hơn, đánh bại. vấn đề thứ hai liên quan đến lập trường chính trị của ông trong đảng Cộng hòa. Romney được coi là một người ôn hòa và điều này có thể là một lợi thế để thu hút những lá phiếu của những người trung dung và độc lập là những lá phiếu chủ chốt trong cuộc bầu cử năm 2008 – nhưng lại đặt ông vào thế khó khăn trước cánh hữu trong đảng của ông, Chính vì thế mà ông đã có bên cạnh mình Paul Ryan như một người liên danh, hơi giống McCain đã làm như vậy với Sarah Palin cách đây 4 năm. Ryan đáng tin cậy hơn Palin, nhưng sự có mặt của ông đã buộc Romney phải giữ khoảng cách lớn giữa cánh hữu cứng rắn và phái hữu trung dung. Những người thuộc đảng Dân chủ không thể không lợi dụng điểm yếu này và nó có thể mang tính quyết định trong vài bang chủ chốt.

Sự khác nhau rất rõ rệt giữa hai ứng cử viên liên quan đến các vấn đề xã hội (nạo thai, hôn nhân đồng giới, nhập cư, di chuyển…) vẫn là một hằng số hoặc là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và luật hóa xã hội Mỹ.

Đúng như người ta đã nhận thấy một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa dự án về xã hội của đảng Cộng hòa và dự án của đảng Dân chủ. Không nên coi đó là kết quả của một sự luật hóa xã hội Mỹ và nếu không có nó thì sự khác nhau này vẫn không tồn tại, mà sự xuất hiện các cuộc chiến tranh về văn hóa trong xã hội cũng góp mặt trong các cuộc tranh luận chính trị truyền thống về nền kinh tế. hoặc về một chủ nghĩa tự do hơn về kinh tế. Điều này không phải là mới mà là một xu hướng dường như ngày càng được nhấn mạnh trong mọi cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Những khẩu hiệu chính trong chiến dịch vận động tranh cử lần này, trong các chương trình của hai ứng cử viên, hầu như đều liên quan tới chủ nghĩa thực tế. Chủ nghĩa thực tế của Obama không phải là những lời hứa hẹn và hứa những ngày tốt đẹp nhất và không phủ nhận về qui mô của nhiệm vụ phải hoàn thành. Chủ nghĩa thực tế của Romney lại có một phương hướng khác, không hứa hẹn những điều thần kỳ. Có một sự lựa chọn thực sự về các phương hướng kinh tế và xã hội và phân biệt rõ ràng hai đự án chính trị. Tất nhiên, ảnh hưởng của đồng tiền và những chương trình quảng cáo tiêu cực đã làm lu mờ một chút hình ảnh về cuộc tranh luận này và mang hơi hướng của chủ nghĩa dân túy, nhưng cũng chẳng có gì mới cả. Các chiến dịch vận động tranh cử trước còn gay gắt hơn trên lĩnh vực này, nhất là khi những người Cộng hòa gây tổn hại đến tư cách công dân của Obama nhằm làm mất uy tín của ông và đưa cuộc tranh luận đến những lĩnh vực có lợi hơn cho họ.

Khi đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ sau bầu cử, nhiều người đặt câu hỏi nếu như ông Mitt Romney thắng cử thì người ta có nên hy vọng là sẽ có sự thay đổi có ý nghĩa về chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông và với phần còn lại của thế giới không? Các nhà phân tích cho rằng không hẳn như vậy. Một mặt ông Mitt Romney không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại và như vậy ông sẽ phải học cách tỏ ra kiên nhẫn về một số vấn đề nhạy cảm. Thực sự, trong những tuần qua, ông đã tỏ thái độ kiên quyết nhưng chủ yếu chỉ là để tạo cho mình một vẻ bề ngoài là “con người cứng rắn” mà ông nghĩ rằng nó sẽ rất cần thiết cho chức vụ mà ông đang hướng tới. Mặt khác, ông Romney sẽ không thể thay đổi được chính sách đối ngoại của Mỹ một cách có ý nghĩa mà không vấp phải những trở ngại, những sự ngáng đường ngay từ ban lãnh đạo Mỹ. về ngân sách, nếu ông muốn tăng phần cho lĩnh vực quốc phòng trong thời kỳ khủng hoảng; về chiến lược nếu ông gây tổn hại đến những cam kết như rút quân khỏi Irắc và Ápganixtan; về chính trị nếu ông quên đi công việc cần thiết đang chờ đợi ông về chính sách đối nội, thì chắc chắn cánh hữu trong đảng Cộng hòa sẽ không tha thứ cho ông về việc dành ưu tiên cho chính sách đối ngoại, nơi như trên đã nói, ông chưa có nhiều kinh nghiệm. Trái lại, người ta có thể hy vọng, trong trường hợp ông Romney thắng cử, một sự thay đổi nhận thức về nước Mỹ trên trường quốc tế, Nếu ông Obama bị chỉ trích về chính sách đối nội, như bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào khác, thì ông vẫn rất được lòng dân ở bên ngoài. Hình ảnh một “người bạn của Ixraen” và một người hành động ngốc nghếch bất hạnh (sự chỉ trích của ông về việc tổ chức thế vận hội ở Luân Đôn, được công bố tại thủ đô của nước Anh) có nguy cơ đeo đẳng ông mãi mãi.

Vậy thì liệu ông Obama có cơ may có một nhiệm kỳ hai không? Nói thẳng ra thì cơ may ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai là lớn và vì thế, thời điểm hiện nay đang là khó khăn đối với ông Romney. Ít ai nghi ngờ rằng vị tổng thống sắp hết nhiệm kỳ sẽ ngồi ở Nhà Trắng thêm 4 năm nữa. Điều này chủ yếu là theo cách thức của cuộc bầu cử Mỹ, khác hẳn với cuộc bầu cử ở nước Pháp, nơi ông Nicolas Sarkozy đã không thể thuyết phục được các cử tri bầu cho ông nhiệm kỳ hai. Để được bầu làm tổng thống của nước Mỹ, cần phải giành được đa số phiếu của các đại cử tri và để làm được điều này thì ứng cử viên phải dẫn đầu một cách tối đa các bang đông dân và như vậy mới có được số đại cử tri cần thiết. Người chiến thắng trong mỗi bang sẽ giành được toàn bộ phiếu của các đại biểu tại bang đó. Vì người ta biết rằng một số bang là “đệ tử” của ứng cử viên này hay ứng cử viên kia thuộc hai đảng, chẳng hạn bang Texas chắc chắn sẽ bầu cho đảng Cộng hòa và bang Niu Yoóc sẽ bầu cho đảng Dân chủ, nên sự chú ý sẽ luôn hướng tới các bang có thể dao động sang bên này hoặc bên kia. Lần này, bang Ohio và Michigan dường như là các bang chủ chốt quyết định thắng lợi của ứng cử viên nào. Cũng giống như số phận của ông Sarkozy được quyết định chỉ trong 5 hoặc 6 tỉnh của nước Pháp. Ông Obama vẫn rất được lòng dân và điều đó sẽ khiến ông ở vào vị trí thuận lợi để có cơ may giành thắng lợi. Nhưng sức nặng cục bộ vẫn là chủ yếu và người ta vẫn nhớ là mặc dù bị mất lòng dân nghiêm trọng, ông George W. Bush vẫn dễ dàng được bầu lại vào năm 2004 đánh bại ông John Kerry.

Về bản tổng kết của ông Obama thì cần phân tích dưới hai góc độ khác nhau: chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, về chính sách đối nội, Tổng thống Obama đã cứu vãn được ngành công nghiệp ôtô, và vì vậy tạo ra được nhiều công ăn việc làm, nhưng bản tổng kết của ông vẫn chưa đầy đủ về các cuộc cải cách lớn, nhất là về bảo hiểm y tế. Ông đã phải đối mặt với một tình hình khủng hoảng đặc biệt, và rõ ràng phe Cộng hòa có thể sử dụng điều đó để nói rằng ông vẫn chưa thực sự đấy mạnh được nền kinh tế. Dường như cũng nhận rõ điểm yếu này, nên ông Obama đã yêu cầu rõ ràng với người dân Mỹ là hãy để cho ông có thêm thời gian, về chính sách đối ngoại, ông Obama vừa không thất hứa về việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, mà còn thực hiện được cam kết ở Irắc và Ápganixtan. Chiến dịch ở Libi đạt được kết quả và từ hai năm nay người ta được chứng kiến một sự “trở lại” của Mỹ tại Đông Nam Á. Cuối cùng, trùm khủng bố Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt, kỳ tích mà George W. Bush đã không thực hiện được. Nhưng bản tổng kết của ông Obama vẫn còn phải bàn cãi về phương pháp thực hiện. Ý muốn của ông dành ưu tiên cho một quan điểm song phương về các vấn đề đã vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa, và chắc chắn là nếu ông thắng cử vào tháng 11 tới thì nhiệm kỳ hai của ông sẽ thuận lợi hơn và ông sẽ ít tìm kiếm thỏa thuận hơn với các đối thủ của mình./.

 

1333. HẬU QUẢ CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH SAI LẦM CỦA MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 30/10/2012

TTXVN (Niu Yoóc 28/10)

 Tạp chí “As-Sharki” (Phương Đông) vừa có bài viết mang tính tng kết những hậu quả cay đắng mà các chính quyền liên tiếp của Mỹ gần đây phải gánh chịu, khẳng định rằng đây chính là hậu quả của những chính sách sai lầm ở tầm chiến lược của Mỹ, nhất là trong chính sách đi ngoại. Dưới đây là phần nội dung chính của bài viết:

Trong những ngày qua, Chính phủ Mỹ đã phải chịu hai thất bại lớn. Thất bại thứ nhất là cuộc tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi nằm ở miền Đông Libi, trong đó Đại sứ Christopher Steveuns và 3 nhà ngoại giao khác của Mỹ đã bị giết hại. Thất bại thứ hai là quyết định liên quân trong NATO ngừng tất cả các hoạt động phối hợp với các lực lượng an ninh Ápganixtan sau một loạt các cuộc tấn công ở trong nước (các binh lính Ápganixtan quay lại chống đội quân chiếm đóng).

Điều mà hai sự kiện trên có điểm chung là Mỹ, dưới thời George W. Bush, đã xâm chiếm Ápganixtan để “giải phóng” đất nước này khỏi quân Taliban là lực lượng đã cung cấp nơi trú ngụ cho Al-Qaeda để thực hiện vụ khủng bố kinh hoàng hôm 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ, trong khi Mỹ dưới thời Barack Obama đã can thiệp bằng quân sự để “giải phóng” Libi khỏi chế độ độc tài tham nhũng là Muammar Al – Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói một cách cởi mở rằng bà thực sự bị sốc trước vụ các nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi bị giết hại. Bà không thể hiểu được làm thế nào mà điều đó lại diễn ra tại một đất nước mà “chúng ta đã giúp giải phóng” và “trong một thành phố mà chúng ta đã cứu họ khỏi nạn bị phá hủy”. Có lẽ bà Clinton cũng không thể ngờ rằng điều đã gây ra các cuộc phản đối gay gắt tại hầu khắp các nước Hồi giáo chỉ là một đoạn phim “nghiệp dư”, made in USA, có nội dung bị cho là phỉ báng Nhà Tiên tri Mohammed, đã thực sự lăng nhục hơn một tỷ rưỡi người Hồi giáo trên khắp thế giới.

Thật trớ trêu là Đại sứ Christopher Stevens đã trú ngụ tại lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, chứ không ở Đại sứ quán ở Tripoli, bởi vì ông cho rằng ở đó ông sẽ được an toàn hơn ở Tripoli, nơi sứ quán Mỹ được canh phòng vô cùng cẩn mật bằng các đội dân quân có vũ trang đến tận răng nhưng với lòng trung thành, mà ông đã từng nhận xét là “không chắc chắn”.

Tại Apganixtan, cũng trong làn sóng phấn uất ấy, những người biểu tinh đã tấn công các căn cứ quân sự của liên quân, giết chết 6 binh sĩ gồm 3 lính Mỹ và 2 lính Anh.

Có một điều mà chắc chắn bà Clinton sẽ không bao giờ hiểu được đó là sự lăng nhục này hoặc những lý do gây ra nó “hết sức đơn giản” bởi vì tất cả những thông tin về khu vực này (Trung Đông) là do các viện nghiên cứu của các chuyên gia, tuy là của Mỹ, nhưng rất thân Ixraen, cung cấp. Đây là lý do chính dẫn đến nhiều thất bại của các chính quyền Mỹ liên tiếp ở khu vực Trung Đông, khu vực quan trọng nhất đối với Mỹ về những lợi ích chiến lược.

11 năm sau cuộc can thiệp đầu tiên vào Ápganixtan, NATO đã quyết định thay đổi chiến lược của mình tại đất nước này sau khi đã bị mất hết lòng tin của hơn 250.000 binh sĩ quân đội Apganixtan và các nhân viên an ninh địa phương, được đào tạo với phí tổn 6 tỷ USD của Mỹ và NATO. Các nhà hoạch định kế hoạch của NATO đã nhận thấy rằng gần 25% các cuộc tấn công nhằm vào quân của họ tại đất nước này là do chính các binh lính và các nhân viên an ninh mà họ đã đào tạo tiến hành, nghĩa là “thầy dạy tôi đánh địch (của thầy) thế nào, tôi đánh lại thầy đúng như thế, thậm chí còn sáng tạo hơn”.

Đây là một thất vọng rất lớn của NATO bởi vì khối quân sự này muốn rằng các lực lượng Ápganixtan được họ huấn luyện, dạy dỗ này đảm nhận tất cả các nhiệm vụ về an ninh ở Ápganixtan sau khi NATO rút quân dự kiến vào năm 2014. NATO hiện nay còn đang sợ rằng đến thời điểm ấy cũng sẽ không có đủ lực lượng tin cậy cần thiết để họ có thể chuyển giaocác sứ mệnh này. Phương Tây càng không thể tìm được một người thay thế có cảm tình hơn so với Karzai,. người đã thông báo sẽ không ra ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới.

Từ khi có quyết định rút quân của NATO, quân Taliban luôn khẳng đinh rằng nhóm này đã giành thắng lợi trước đội quân hùng hậu của NATO, một thắng lợi giành được nhờ dùng quyền lực và nhờ khả năng đặc biệt lập kế hoạch các cuộc tấn công và chiêu mộ các chiến binh ngay trong quân đội của chính phủ.

Quân đội phương Tây ở Ápganixtan nổi tiếng vì tiêu thụ ma túy nên không có gì đáng ngạc nhiên là họ đã không hoàn thành được sứ mệnh mà các chính phủcủa họ đã giao cho. Chính quân đội Mỹ đã tiết lộ rằng hồi năm 2011, có tới 8 binh sĩ Mỹ đã chết vì dùng quá liều ma túy, trong khi 56 người khác bị bắt vì buôn bán ma túy và 113 người được xét nghiệm máu đã cho kết quả dương tính với HIV do sử dụng ma túy. Các quan chức NATO cũng không giấu giếm rằng việc sử dụng ma túy đang gia tăng rất nhanh trong số các chiến binh của họ.

Quân NATO đã tới Ápganixtan với một cuộc tấn công ồ ạt trên bộ và trên không để tiêu diệt Al-Qaeda và các đồng minh, trong đó có quân Taliban. Kết quả cuối cùng của cuộc chiến tranh này là quân Al-Qaeda trên thực tế vẫn là tổ chức khủng bố mà Mỹ và phương Tây luôn phải để mắt tới, phải chi rất nhiều tiền bạc và công sức để đề phòng, trong khi quân Taliban, đã có không ít người dự đoán rằng nhóm này sẽ là nhà cầm quyền sắp tới ở Ápganixtan.

Có vài dấu hiệu cho thấy Mỹ đang triển khai máy bay quân sự và lực lượng lục quân ở Libi để trả thù cho các nhà ngoại giao của họ bị giết hại. Nếu những thông tin này là chính xác thì sẽ là những tin tốt lành đối với các chiến binh Hồi giáo, những người biết rằng các nỗ lực của Mỹ để trả thù Al-Qaeda sau vụ khủng bố 11/9/2001 đã dẫn đến những tấm giấy báo tử của hàng nghìn binh sĩ Mỹ; dẫn đến khoản chi phí khổng lồ hơn 500 tỷ USD ở Ápganixtan và gấp đôi số tiền như vậy ở Irắc. Chưa hết, Mỹ đã chuốc lấy nỗi hận thù của người Arập và người Hồi giáo do ủng hộ các chế độ độc tài trong khu vực và cực kỳ thiên vị Ixraen. Họ càng chuốc lấy mối hận thù hơn sau Mùa Xuân Arập vì họ không hề thay đổi chiến lược. Tiếc rằng Chính phủ Mỹ thường xuyên nhận được những bản báo cáo chiên lược “tối mật” về khu vực Trung Đông, nhưng chỉ biết đến những lợi ích của Ixraen, chứ không hề lưu ý đến dòng chảy của lịch sử và địa lý ở khu vực Trung Đông để tránh những thất bại mới như cú sốc vừa rồi ở Benghazi.

Người ta tự hỏi thiên tài nào đã thuyết phục được các thành viên của NATO tới địa ngục Ápganixtan nảy, nơi chưa một cường quốc nước ngoài nào trụ lại được, và chưa một ai mang được chiến thắng từ đấy trở về trong suốt nhiều thập kỷ nay? Không cần thiết phải nói rằng họ đang ở trong các trung tâm nghiên cứu theo tư tưởng tân bảo thủ chỉ quan tâm đến lòng trung thành đối với Ixraen.

Mỹ đã ủng hộ phe đối lập ở Libi chống lại Gaddafi, đã giúp Arập Xêút và Cata cung cấp vũ khí cho các dân quân Libi, và hiện nay đang “gặt bão”. Những “người bạn” Libi của Mỹ giờ đây đang quay lại chống Mỹ, Đại sứ Stevens bị chính các “đồng sự” của mình sát hại ở Benghazi.

Mỹ đã chi không biết cơ man nào là tiền của để giúp Al-Qaeda trở nên hùng mạnh, nhưng giờ đây tổ chức này đã quay lại chống Mỹ, điển hình nhất là vụ 11/9 (cả 2001 ở Mỹ và 2012 ở Libi, sát hại Đại sứ Stevens), và một phong trào chống Mỹ do mạng lưới này phát động, cổ súy đã lan ra khắp thế giới Hồi giáo. Và liên tưởng từ Al-Qaeda, hiện đã có nhiều người cảnh báo rằng nếu Mỹ ủng hộ phe đối lập chống lại Tổng thống Xyri Bashar Al-Assad, giúp Arập Xêút và Cata cung cấp vũ khí cho lực lượng này, thì tất yếu Mỹ sẽ lại bị chính những người đó phản chủ nếu Assad bị lật đổ.

Các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ cũng đã đề cập đến một sự thật vô cùng đau lòng và mỉa mai, đó là Mỹ đã ủng hộ Mùa Xuân Arập và đã cứu vớt thành phố Benghazi – khi những người dân ở thành phố này sắp bị quân của Gaddafi giết chết – nhưng đã bị những kẻ phản bội Arập ở chính thành phố đã được Mỹ cứu vớt này, đâm vào lưng.

Nhưng câu chuyện thực lại khác, không hẳn là như thế. Ai cũng biết Mỹ đã ủng hộ và trang bị vũ khí cho các chế độ độc tài Arập từ nhiều thập kỷ nay, và Saddam Hussein là một trong những người được Mỹ yêu thích nhất. Mỹ cũng rất yêu thích Hosni Mubarak của Aicập, tôn thờ Ben Ali của Tuyniđi, say mê các Nhà nước chuyên chế ở vùng Vịnh, và trong ít nhất hai thập kỷ đã thân thiện với chế độ của gia đình Assad ở Xyri. Nói lại những chuyện cũ ấy để nói rằng các tác giả của “Mùa Xuân Arập” cũng quá hiểu vì sao Mỹ ra tay cứu vớt họ, cũng như trước kia Mỹ đã làm với Al-Qaeda và Taliban v.v… và một điều nữa họ cũng rất hiểu là phải làm gì sau khi được… cứu vớt.

Vâng, đúng là Mỹ cũng đã làm những việc gần giống như vậy ở Ápganixtan sau năm 1980. Mỹ đã ủng hộ các Mujahideen chống Liên Xô mà không chú ý đến sự thần học của họ và đã sử dụng Pakixtan để vận chuyển vũ khí. Và khi một số trong số họ trở thành quân Taliban và phụng sự cho Osama Bin Laden và những tên khủng bố tham gia vụ 11/9/2001, thì Mỹ lại gọi họ là những kẻ khủng bố, rồi tự hỏi tại sao người Ápganixtan lại phản bội Mỹ. Câu chuyện cũng giống như vụ cách đây chưa lâu, khi 4 lính Mỹ thuộc các lực lượng đặc biệt bị nhũng kẻ “tập sự” bạc bẽo của cảnh sát Ápganixtan xả súng giết chết.

Chưa hết, vào đúng ngày mà ở Mỹ diễn ra lễ tưởng niệm vụ khủng bố 11/9, một đám đông người Arập đầy tức giận đã tập hợp trước cổng đại sứ quán Mỹ tại Cairô của Aicập, nơi cách đây chưa lâu vị Tổng thống già nua, mới bị phế truất của nước này là Hosni Mubarak, luôn được Oasinhtơn coi là “người nhà”. Thế hệ tiếp theo của “người nhà” kia đã trèo lên tường của tòa sứ quán trước cái nhìn thụ động của cảnh sát, rồi đã ném lá cờ Mỹ xuống để thay bằng một lá cờ Hồi giáo.

Đúng là nước Mỹ đang gặt bão, trước hết là những cơn bão từ thế giới Hồi giáo.

***

 

(Tạp chí Le Noavel Observateur, tháng 9/2012)

 

Cái chết của đại sứ Chris Stevens trước cuộc hầu cử tổng thống Mỹ chưa đy hai tháng đã làm chn động nước Mỹ. Liệu vụ tấn công lãnh sự quản Mỹ ở Benghazi và cơn kích động của thế giới Hồi giáo có đánh dấu một bước ngoặt trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ?

Tất cả mọi người đều gọi ông là Chris nhưng ông thường ký tên dưới những bức thư của mình là “Krees” như tên các bạn bè người Hồi giáo đặt cho ông. Christopher Stevens có một nụ cười rạng ngời, một kiến thức chuyên sâu về thế giới Arập và một tình yêu Libi thực sự mà ông đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình, ở tuổi 52, vị đại sứ này, người đã không chấp nhận cố thủ một chỗ vì những lý do an ninh, là hiện thân của một thế hệ mới các nhà ngoại giao. Ông đã đi dọc ngang khắp đất nước, gặp các thủ lĩnh bộ lạc, cùng uống nước chè yới họ trong những lều bạt. Đựợc Hillary Clinton cử sang Libi làm đặc phái viên bên cạnh phe nối dậy vào tháng 4/2011, ông đã cùng một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao đi trên một chiếc tàu hàng đổ bộ xuống Benghazi, để mở văn phòng và kết nối liên lạc với các phần tử chống đối Gaddafi. Ngày 11/9 vừa qua, trong vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ tại Libi, ông và ba nhân viên an ninh đã thiệt mạng tại chính thành phố “mà ông đã góp phần giải phóng” như lời phát biểu đầy xúc động của Tổng thống Barack Obama tại buối lễ truy điệu.

Liệu việc phát tán trên mạng Internet một bộ phim hạng bét có đủ để giải thích thảm kịch này và làn sóng kích động tiếp sau đó lan tới 16 nước Hồi giáo? Vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi liệu có phải là một hành động có tính toán trước như cuộc điều tra đang tiến hành muốn chứng minh? Còn quá sớm để khẳng định điều này. Nhưng những hình ảnh về bốn cỗ quan tái phủ quốc kỳ Mỹ, sau một hàng rào danh dự các lính thủy đánh bộ đã thực sự Ịàm chao đảo nước Mỹ.

Kể từ năm 1979, Chris Stevens là đại sứ Mỹ đầu tiên bị giết khi đang thừa hành nhiệm vụ. Thời điểm tượng trưng của vụ tấn công này, đúng 11 năm sau vụ lao máy bay khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới, càng làm tăng cảm xúc. Khi các vụ bạo lực bùng phát khắp nơi trong thế giới Arập, từ Cairô tới Ixlamabát, từ Tuynít tới Đôha, trước cuộc bầu cử tổng thống chưa đầy hai tháng, ông Barack Obama đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ đầu chiến dịch tranh cử đến nay. Thế nhưng khi căng thẳng dịu xuống, chính từ các cuộc khủng hoảng này phát lộ những người chiến thắng trong các chiến dịch tranh cử, người ta nói rằng, vụ bắt cóc con tin trong Đại sứ quán Mỹ tại Iran năm 1979 đã cướp mất cơ hội tái đắc cử của Jimmy Carter…

Tin chắc rằng thời cơ đã đến, Mitt Romney vội vàng phản công. Tối ngày 17/9, ứng cử viên Đảng Cộng hòa dằn giọng nói rằng “thật đáng phẫn nộ khi phản ứng đầu tiên của Chính quyền Obama không phải là lên án các vụ tấn công phái đoàn ngoại giao của chúng ta, mà lại tỏ ra thông cảm với những kẻ tổ chức các vụ tấn công đó.” Tất nhiên đó là trước khi người ta được biết về cái chết của các nhà ngoại giao Mỹ. Nhưng, ngay sáng hôm sau, đối thủ của Obama còn ngoáy sâu thêm bằng cách cáo buộc ông là “luôn từ chối những giá trị mà nước Mỹ bảo vệ”… Đầy toan tính, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Phản ứng vội vã này đã khiến ông bị đập tơi bời trong chính phe cánh của ông. Ngay giữa bầu không khí quốc tang, sự thiếu ý tứ này khó được chấp nhận cho dù nó được đổ lỗi cho tâm trạng hốt hoảng của một ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang thất thế trong các cuộc thăm dò.

Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng này kéo dài, nếu những hình ảnh quốc kỳ Mỹ bị đốt, bị xé, bị giẫm nát tiếp tục xuất hiện trên truyền hình – nhắc nhở một cách tàn nhẫn cho người Mỹ thấy đất nước họ có thể bị căm ghét tới mức nào – thì đương nhiên những câu hỏi sẽ lại được đặt ra: tại sao nước Mỹ lại ra nông nỗi này? Chính quyền Barack Obama liệu có ngây thơ về “Mùa Xuân Arập”, liệu họ có đủ cảnh giác trước mối nguy hiểm cực đoan? Một số đảng viên Cộng hòa đã không quên nhắc lại rằng Mubarak và Gaddafi có thể là những nhà độc tài, nhưng họ đã duy trì được sự ổn định trong khu vực này của thế giới

Theo John Mearsheimer, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Chicago, những câu hỏi này sẽ khơi lại một đề tài vốn gây tranh cãi, Ông giải thích: “Từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, các đảng viên Cộng hòa đã công kích một cách có hệ thống các đảng viên Dân chủ về đề tài này, vạch ra những cái gọi là yếu kém của họ và thái độ khoan hòa của họ trong lĩnh vực quốc phòng và chính sách đối ngoại, Bước vào Nhà Trắng với không một chút kinh nghiệm quân sự, Barack Obama biết rằng đó sẽ là ‘gót chân Asin’ của ông.” Nhưng do nhận thức rõ điều này, Tổng thống Mỹ đã biết cách bù lấp khiếm khuyết này, Khi đến Oasinhtơn, ông đã đọc một bài diễn văn cởi mở và hòa giải với thế giới Arập, khác hẳn với diễn văn của những người tiền nhiệm. Và ông đã tiêu diệt Bin Laden, “việc này đã chặn đứng những chỉ trích của các đảng viên Cộng hòa”, như nhận định của Charles Lipson, chuyên gia về quan hệ giữa Mỹ và Trung Đông tại Đại học Chicago. Obama đã không bao giờ cắt giảm các khoản chi tiêu quân sự và rất nhanh chóng tỏ ra là một tổng tư lệnh quân đội đầy cương quyết như nhận xét của nhà báo Daniel Klaidman, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, trong một cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin về đề tài này. Obama đã ủng hộ việc tăng cường tấn công bằng các máy bay không người lái, chấp nhận những sai sót và thậm chí cả việc có các nạn nhân là người Mỹ. John Mearsheimer nhận định: “Ông ấy đã ưu tiên những vấn đề an ninh hơn các quyền tự do cá nhân. Suy cho cùng, cho dù có lời lẽ mềm dẻo hơn, trong nhiệm kỳ hai của ông này Obama tỏ ra là người tiếp tục hoàn hảo chính sách của Bush.” Cả lúc này nữa, Tổng thống Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn nhất đối với Libi và Ai Cập. Tất nhiên, trái với những người tiền nhiệm, Obama đã không đặt Ixraen ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Trong các tối hậu thư gửi tới Iran, ông đã không mù quáng nghe theo Thủ tướng Benjamin Netanyahu, thậm chí còn dọa không tiếp ông này trong chuyến thăm Mỹ. Và lại, Thủ tướng Ixraen đã lựa chọn ủng hộ ứng cử viên Romney trong chiến dịch tranh cử.

Nhưng theo các kết quả điều tra mới đây của Jewish Value Survey, phần lớn các cử tri Do Thái mong muốn Barack Obama tái đắc cử.

Bề ngoài mềm dẻo nhưng thực chất không hề nhân nhượng, Obama đã cho thấy ông là một người thực dụng, như vẫn luôn như vậy. Trongkhi một số đảng viên Cộng hòa chỉ trích ông không ủng hộ Ixraen đúng mức, phe tả của các đảng viên Dân chủ lại chỉ trích ông đã không giữ lời hứa đóng cửa nhà tù Guantanamo, không rút quân sớm khỏi Irắc hay không giảm đáng kể ngân sách chi cho quân sự. Nhưng Obama đã luôn lưu ý trấn an phái trung dung, lực lượng mà nhờ họ ông có thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Romney đã tốn công vô ích khi đe doạ Iran về vấn đề hạt nhân, bởi chẳng ai dễ dàng bị mắc lừa. John Mearsheimer nhận định: “Người Mỹ đã mệt mỏi với các cuộc chiến tranh. Họ vẫn tin chắc rằng các giá trị của họ lớn hơn. Nhưng họ không còn muốn áp đặt chúng cho các nước khác trên thế giới.”

Tất cả các cuộc thăm đò đều minh chứng một điều: người Mỹ đặt niềm tin lớn hơn vào Barack Obama về chính sách đối ngoại. Mitt Romney liệu có nhầm trận địa? William Howell, giáo sư ngành Khoa học chính trị tại Đại học Chicago khẳng định: “Nếu ông ấy muốn có cơ hội ghi điểm, ông ấy phải xoáy vào vấn đề kinh tế và chứng minh rằng ông là người duy nhất có khả năng vực dậy đất nước. Trên lĩnh vực đối ngoại, ông ấy không thể có may mắn.” Dù sao đi nữa thì cũng là tại thời điểm này./.

1334. VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC TRUNG-MỸ-NHẬT TẠI ĐÔNG BẮC Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 29/10/2012
Bài viết trên tờ Tín báo” ngày 22/10 của Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung tâm hp tác An ninh Quc tế Đại học Standford.

Bốn mươi năm qua, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Nhật Bản hai nước ba bên luôn tranh chấp chủ quyền về đảo Điếu Ngư/Senkaku, cho tới nay tranh chấp càng mạnh mẽ hơn. Cách đây không lâu, Nhật Bản thực hiện “quốc hữu hóa” đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, dẫn tới chính sách đồng loạt phản đối của Đại lục, thậm chí có lúc tình hình trở nên vô cùng căng thẳng, tuy vậy, tình hình đảo Điếu Ngư/Senkaku nay bỗng xuất hiện sự thay đổi kỳ diệu.

Đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thừa nhận Tôkyô trước đó đã sai lầm khi đánh giá về những phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Quả thực là ban đầu Tôkyô không đánh giá được Bắc Kinh sẽ phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Ngày 10/10, hãng tin Kyodo đưa tin Tôkyô đang nghiên cứu phương án thỏa hiệp, áp dụng rằng quan chức Nhật Bản “nhận thức thấy” phía Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền liên quan, cho rằng cách làm như vậy vừa có thể duy trì được lập trường kiên định của Nhật Bản, vừa có thể xem xét tới lập trường Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp chủ quyền. Theo tin, phía Nhật Bản phán đoán Trung Quốc xây dựng mục tiêu ngắn hạn trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku là ép phía Nhật Bản thừa nhận “tồn tại tranh chấp chủ quyền”, tức phương pháp như vậy có tính khả thi.

Mỹ không muốn nhìn thấy chiến tranh Trung-Nhật

Động thái trên cho thấy phía Nhật Bản lộ ra kỳ vọng dùng biện pháp thỏa hiệp để làm dịu quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Điều này hoàn toàn khác biệt so với lập trường cứng rắn của Nhật Bản trước ngày 11/9.

Tiếp đó, lập trường của Mỹ cũng có thay đổi. Ngày 28/9, trong cuộc gặp với ngoại trưởng Nhật Bản tại Niu Yoóc, Ngoại trưởng Mỹ Hillary đã nhắc nhở một cách bất thường (rằng) Nhật Bản cần thận trọng xử lý quan hệ ngoại giao với Trung Quốc; về sự căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật do tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku gây ra, bà Hillary chỉ rõ khi hành động, Nhật Bản cần “thận trọng”. Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Mỹ Campbell cũng có thái độ tương tự khi thúc giục Nhật Bản cần hành động thận trọng.

Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng ở vị trí thứ hai, hy vọng chiếm ngôi thứ nhất thế giới, nằm ở vị trí then chốt đang trỗi dậy. Thực lực kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản đứng vị trí thứ hai và thứ ba thế giới, khi hai bên phát sinh xung đột, va chạm, Mỹ đương nhiên vui mừng đứng ngoài quan sát. Tuy nhiên, Mỹ thực sự cũng không hy vọng xảy ra chiến tranh giữa hai nước này. Huống hồ, phương Tây đang đánh bài ngửa quân sự với Têhêran xung quanh vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, suy cho cùng thì tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là vấn đề nhỏ, vấn đề hạt nhân của Iran mới là nguồn căn của cơn bạo bệnh. Quan sát kỹ thái độ của Mỹ trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku có thể thấy được sự thay đổi tinh tế trong lập trường của Mỹ.

Theo phán đoán của các nhà chiến lược Trung Quốc, mấy năm gần đây xung quanh Trung Quốc liên tục dậy sóng, hình thành cục diện nguy hiểm bốn bề, cơn sóng lớn bao trùm nằm ở quyết định chiến lược quay trở lại Châu Á của Mỹ và 65% lực lượng hải quân và không quân của Mỹ sẽ bố trí tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ quyết định quay trở lại châu Á, đương nhiên phải dựa vào sự phối hợp và ủng hộ của Nhật Bản, Hàn Quốc, ngược lại, cũng tất phải coi trọng lời hứa đảm bảo quốc phòng cho đồng minh của Mỹ.

Nhật Bản có chỗ dựa nên không còn e sợ, xuất kích bn phía

 

Về chiến lược an ninh Đông Bắc Á, Mỹ và Nhật Bản không hẳn là cùng hội cùng thuyền, mà là “giống nhưng có khác”. Bắc Kinh cần chú ý đến điều này khi đưa ra quy hoạch chiến lược.

Để duy trì cục diện chính trị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cần chú ý đề phòng trước ảnh hưởng mang tính khu vực do sự tăng cường sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tạo ra, Mỹ chỉ nên trông chờ vào hành động chi viện của Nhật Bản chủ yếu giới hạn ở vùng biên Đài Loan; còn Nhật Bản thì dựa vào những lời hứa của Mỹ nên đã nhân cơ hội ra tay “xử lý việc riêng”, hy vọng Mỹ đồng ý để Nhật Bản có hành động quân sự “ra bên ngoài”. Điều này chính là nguồn cơn của việc Nhật Bản đã xuất kích tứ phía” mấy năm gần đây với tinh thần cứng rắn chưa từng có trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku; ngoài ra còn tranh cướp đảo Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc, mở rộng phạm vi tranh chấp lãnh thổ với Nga ở phía Bắc, kích động các tranh chấp ngoại giao.

Nếu quan hệ Trung-Nhật tiếp tục xấu đi, thậm chí xảy ra xung đột quân sự thì sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tới lợi ích an ninh quan trọng của Mỹ. Trước tiên, hòa bình và sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chịu tác động lớn, thậm chí mở rộng phạm vi. Tiếp sau, dân chúng Trung-Nhật chịu tác động của lịch sử thù hận, dễ bùng phát xung đột, sau khi nảy sinh xung đột, do nhân tố trong nước (Trung Quốc) thiếu khả năng khống chế sự lan tràn của các hành động quân sự, rất có khả năng xung đột leo thang. Trong tình huống này, Mỹ tất sẽ bị cuốn vào và đó sẽ là thảm kịch mà các bên xung đột khó tránh khỏi.

Xung đt phá vỡ cục diện quân sự tại châu ÁThái Bình Dương

Nói đến cục diện chính trị Đông Bắc Á, thì Nga không có hy vọng chấn hưng, trong tương lai gần, chưa thể nói tới sự thống nhất giữa hai miền. Triều Tiên sức ảnh hưởng của các nước trong khu vực này thì chỉ có Trung Quốc và Nhật Bản. Nói về lợi ích chiến lược của Mỹ, điều quan trọng hơn là, cho dù cuộc chiến Trung-Nhật diễn biến như thế nào thì đều sẽ tác động trực tiếp tới sự tồn tại quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của nước Mỹ.

Trung-Nhật bùng nổ xung đột, sẽ có hai kết quả: Nếu Mỹ-Nhật hợp lực đánh thắng Trung Quốc thì Trung Quốc suy sụp, không chấn hưng được, Nhật Bản xưng bá ở Đông Á. Sự uy hiếp xung quanh Nhật Bản đã hết, lực lượng kìm kẹp bị mất đi, Nhật Bản tất sẽ đánh giá lại giá trị của Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật, không sớm thì muộn Nhật Bản cũng mượn cớ làm theo yêu cầu của người dân đế ép Mỹ rút quân khỏi Okinawa cũng như lãnh thổ Nhật Bản. Mỹ đã tiêu diệt được mối đe dọa từ một Trung Quốc đang trỗi dậy, song lại phải đối diện với mối đe dọa của một Nhật Bản đã từng trỗi dậy, đó cũng là “trăm sông về một biển”.

Nếu xảy ra chiến tranh, các bên tham chiến sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nếu không có thỏa hiệp, Trung Quốc tất sẽ “chơi sòng phẳng” với Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ tham chiến mà không chế ngự được Trung Quốc, Nhật Bản tất sẽ nhìn Trung Quốc với con mắt khác, sẽ tôn trọng quyền lợi và yêu cầu của Trung Quốc hơn. Như vậy, về trật tự an ninh thế giới, Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ-Nhật trên thực tế đã có sự thay đổi về chất.

Từ đó có thể thấy chỉ cần Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột quân sự ở mức độ cao, thì cho dù kết thúc như thế nào, cục diện quân sự ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đều sẽ bị phá vỡ, từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới tổng thể lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực này.

Mỹ không hy vọng các bên độc tôn xưng bá

Diễn biến của tranh chấp Trung-Nhật xem ra đều chịu sự hạn chế bởi vai trò của Mỹ trong ván cờ chiến lược khu vực Đông Bắc Á. Mỹ sẽ tăng cường sức ảnh hưởng, hạn chế mọi khả năng của Trung Quốc và Nhật Bản trong tình hình cục diện xấu đi. Nếu xung đột quân sự Trung-Nhật nổ ra Mỹ cũng sẽ đứng giữa kêu gọi điều đình, giúp đỡ bên chịu thiệt hại, ngăn chặn cục diện độc tôn xưng hùng của bất cứ nước nào ở Đông Bắc Á.

Nói tóm lại, Mỹ và Nhật Bản có lập trường tương đối khác nhau, ngay cả trong vấn đề quan trọng nhất là đối đầu với Trung Quốc. Nhật Bản hy vọng nổi lên ở Đông Á, do đó không thể tránh khỏi cần phải hành động để dìm ép Trung Quốc. Tuy nhiên; Mỹ lại chỉ muốn có một sự cân bằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nói cách khác, lập trường của Mỹ chính là một nhân tố kiềm chế các bên trong ván cờ chiến lược Đông Bắc Á.

*

*          *

TTXVN (Bắc Kinh 25/10) Ngày 17/10, mạng “Quan điểm Trung Quốc” đăng bài viết của chuyên gia Lưu Vệ Đông về nhân t Mỹ trong tranh chp đảo Điếu Ngư/Senkaku, nội dung như sau:

Tháng 9 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã lần lượt đến thăm Bắc Kinh. Đáng chú ý, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Bums lại đến thăm Trung Quốc từ ngày 16- 17/10. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thứ trưởng Ngoại giao W.Burns được dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng có liên quan đến tình hình căng thẳng tranh chấp lãnh thổ tại Đông Bắc Á, nhưng vấn đề dường như không đơn giản như vậy. Vì bên cạnh “sứ mệnh hòa bình” mà W.Burns đem lại, Mỹ còn điều hai tàu sân bay được vũ trang toàn diện đến khu vực này. Rốt cuộc Mỹ mong muốn đóng một vai trò như thế nào trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa hai nước Trung-Nhật?

Lịch trình chuyến thăm 3 nước Đông Bắc Á Trung-Nhật-Hàn lần này của W.Burns tiếp tục được thực hiện tuần tự như trong lịch sử, trạm thứ nhất đến Nhật Bản, trạm thứ hai đến Hàn Quốc và tiếp theo đến Trung Quốc. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ là thực hiện quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương để mở rộng sức ảnh hưởng toàn diện của mình. Hơn nữa giữa Mỹ và 3 nước Đông Bắc Á vẫn tồn tại một số vấn đề cần thông qua kênh song phương để giải quyết, cho nên hoàn toàn không thể cho rằng mục đích chủ yếu trong chuyến thăm lần này của W.Burns là nhằm vào tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhưng, lợi ích cốt lõi của Mỹ tại Đông Bắc Á là duy trì khu vực này hoà bình ổn định và thịnh vượng, điều này hoàn toàn không phải lời đường mật của chính khách Mỹ muốn dùng để lấy lòng các nước Đông Bắc Á, mà là nhu cầu lợi ích hiện thực của Mỹ. Suy cho cùng con đường cường thịnh cơ bản của Mỹ là dựa vào năng lực sản xuất hùng mạnh để hưởng lợi trong thương mại tự do toàn cầu, trong khi để làm được điều này bắt buộc phải có thị trường bên ngoài ổn định làm sự bảo đảm cơ bản. Do tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng quyết liệt, rủi ro xảy ra xung đột dân sự cục bộ, thậm chí là xung đột quân sự đều đang tăng lên, Mỹ tất nhiên mong muốn lợi dụng sức ảnh hưởng lớn mạnh của mình đối với cả với Trung Quốc và Nhật Bản để kiểm soát hữu hiệu quan hệ Trung-Nhật, điều chỉnh mối quan hệ này phù hợp với sự vận hành trong phạm vi lợi ích của bản thân nước Mỹ.

Đối với Mỹ, một quan hệ Trung-Nhật lý tưởng là duy trì sự ổn định cơ bản trong sự cọ sát nhỏ liên tiếp. Cọ sát quá quyết liệt, hoặc quan hệ Trung-Nhật quá mật thiết, đều không phù hợp với lợi ích của Mỹ, do vậy Mỹ thông qua mọi phương thức cả công khai lẫn bí mật để tiến hành can thiệp “mang tính uốn nắn”. Trước khi vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku trở nên gay gắt, Mỹ cho rằng quan hệ Trung-Nhật vẫn chưa ở vào trạng thái cần khống chế, cho nên khi Ngoại trưởng Mỹ H.Clintơn thăm Trung Quốc và bày tỏ về vấn đề này vẫn còn tương đối thoải mái. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hoá đảo Điếu Ngư/Senkaku và Trung Quốc đưa ra phản ứng quyết liệt ngoài dự đoán của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Mỹ đã nhận thức đầy đủ được tính nghiêm trọng của vấn đề, bắt đầu chuyển từ thái độ “từ chối làm nhà hoà giải” mà W.Burns từng nói sang định vị vai trò là “trọng tài trung lập”. Bản thân Mỹ không có lợi ích hiện thực trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đối với Mỹ, đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc về ai đều không quan trọng, nhưng vì Trung Quốc – quốc gia quan trọng nhất châu Á và Nhật Bản – liên minh quan trọng nhất của Mỹ tại châu Á đều hết sức coi trọng thái độ của Mỹ trong vấn đề này, cho nên Mỹ không thể không từ bỏ lập trường úp mở, lấy lòng cả hai, thậm chí đứng ngoài cuộc trong vấn đề đảo Điếu Ngư, chuyển sang hy vọng thông qua sự can dự của mình để ngăn chặn tình hình tiếp tục xấu đi, đề phòng tranh chấp Trung- Nhật đi quá giới hạn tác động bất lợi đến lợi ích của Mỹ tại Đông Á.

Lập trường chính thức của Mỹ trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku luôn thể hiện hai điều là không giữ lập trường trong vấn đề quy thuộc chủ quvền, nhưng khẳng định Hiệp ước Bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ thích hợp cho trường hợp đảo Điếu Ngư. Có thể cho rằng, vế thứ nhất là Mỹ nói cho Trung Quốc nghe, vế thứ hai là nói cho Nhật Bản nghe. Với cách Mỹ giữ thái độ như vậy, Trung-Nhật đều có thể có được những gì mình muốn, đồng thời chấp nhận sự kiểm soát của Mỹ trong quan hệ Trung-Nhật. Nhưng vấn đề là Nhật Bản cho rằng vế thứ nhất mà Mỹ đưa ra là yếu ớt vì đảo Điếu Ngư/Senkaku nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản và bản thân Mỹ cũng ủng hộ quyền kiểm soát thực tế của Nhật Bản, cho nên Nhật Bản không dám phá vỡ hiện trạng, thách thức giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Cũng có thể nói thái độ lập trường xem ra tự mâu thuẫn với chính mình của Mỹ đã đẩy tranh chấp đảo Điếu Ngư không ngừng leo thang và đây là biểu hiện thứ nhất thể hiện sự mâu thuẫn giữa lời nói và lợi ích của Mỹ.

Biểu hiện thứ hai là, để ngăn chặn tình trạng tranh chấp đảo Điểu Ngư tiếp tục leo thang, Mỹ đã phái biên đội tàu sân bay tiến hành uy hiếp Khách quan mà nói, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ nhất định sẽ trực tiếp bắt tay với Nhật Bản để tấn công Trung Quốc sau khi Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự, sức mạnh của tàu sân bay chủ yếu được coi là một dạng công cụ thể hiện sức mạnh nhằm ngăn chặn tình hình leo thang và đưa ra phản ứng nhanh chóng trước khủng hoảng, bản thân nó hoàn toàn không có tính khuynh hướng rõ rệt. Nhưng do Mỹ luôn coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng và coi Nhật Bản là đồng minh quan trọng, cho nên động thái này của Mỹ hiển nhiên bị Trung Quốc coi là khiêu khích, trong khi Nhật Bản lại coi là hành động trợ giúp. Thế là việc Mỹ phái lực lượng đến duy trì hoà bình nhanh chóng chuyển thành một nguyên nhân làm tăng rủi ro xung đột khu vực. Về điểm này e rằng Mỹ cũng hoàn toàn bất ngờ.

Hiện nay, tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku đã diễn biến thành một dạng đối kháng sức mạnh song phương, mắc một chút sai lầm đều có thể dẫn đến xung đột mà hậu quả khó có thể tiên lượng. Hễ một bên súng bị cướp cò, tình hình có thể vượt ra ngoai phạm vi kiểm soát của Chính phủ hai nước. Vì vậy, hiện nay ngoài việc tích cực tiến hành hoà giải và giảm áp lực, Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác. Một trong những mục đích chủ yếu trong chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Burns là nắm rõ tình hình và khuyên giải các bên. Sau khi hội đàm với các quan chức cấp cao Nhật Bản, W.Burns sẽ thông báo cho phía Trung Quốc về suy nghĩ của Chính phủ Nhật Bản trong vấn đề này và Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ đạt được mục đích, đồng thời mong muốn tìm hiểu các biện pháp đối phó liên quan của phía Trung Quốc, để tiện cho việc đặt nền móng cho các cuộc điều đình trong giai đoạn tiếp theo. Trung-Nhật là hai đối tượng qua lại chủ yếu của Mỹ tại Đông Bắc Á, trong khi Trung-

Nhật lại nằm trong top 3 các nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, nên đối với Mỹ, xử lý tốt quan hệ 3 bên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tổng thể chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của mình, Mỹ không thể không đầu tư nguồn lực vào khu vực này. Nhưng, chính sách “trung tâm và các vệ tinh” truyền thống của Mỹ tại Đông Bắc Á vốn đã tồn tại thiếu sót, nhất là sau khi Trung-Nhật hoàn thành hoán đổi địa vị tại châu Á, đối xử như thế nào với Trung Quốc và Nhật Bản trong thời kỳ mới sẽ trở thành vấn đề khó khăn đặt ra trước mắt Mỹ. Vai trò của Trung Quốc là toàn diện, trong khi Nhật Bản chỉ là một đối tác an ninh; ảnh hưởng của Trung Quốc khắp toàn cầu, trong khi giá trị của Nhật Bản chủ yếu chỉ hạn chế ở khu vực châu Á; nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc lại là đối tượng ngăn chặn chủ yếu của Mỹ, trong khi lo ngại của Mỹ đối với Nhật Bản lại ít hơn nhiều. Bối cảnh đan xen phức tạp như vậy khiến cho Mỹ tỏ ra lực bất tòng tâm trong xử lý quan hệ Trung-Nhật, đến mức khó có thể định vị chính xác rốt cuộc Mỹ là thiết bị dẫn cháy hay thiết bị dập lửa trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự lúng túng của Mỹ đã hiện rõ, điều này cũng có nghĩa chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Bums lại một lần nữa không thành công.

*

*                    *

TTXVN (Hồng Công 28/10)

Trong bi cnh căng thng giữa Trung Quc và các nước Đông Bắc Á đang gia tăng mạnh trong thời gian gn đây, Mỹ đã xúc tiến chiến lược trở lại châu Á. Nhiu chuyên gia đã cho rng chiến lược này của Mỹ là nhm mục đích kim chế và bao vây Trung Quốc. Báo mạng Asia Times Online vừa đăng bài phân tích cho rằng Mỹ đang lôi kéo các đồng minh Đông Bc Á, đặc biệt là Nhật Bản, vào cuộc đi đầu với Trung Quc. Dưới đây là nội dung bài viết:

Richard Armitage – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W Bush, là người đảm trách nhiệm vụ “nói với Nhật Bản phải làm gì”. Thủ tướng Nhật Bản khi đó, ông Junichiro Koizumi, đã từng hai lần xem xét việc tham gia “liên minh tự nguyện” tại Irắc và Armitage đã nói với một quan chức: “Đừng lùi bước”. Trước đó, Armitage đã tư vấn cho Nhật Bản “kéo quân ra khỏi bờ biển và chắc chắn rằng lá cờ của đất nước mặt trời mọc sẽ được trông thấy tại cuộc chiến ở Ápganixtan”

Giờ đây, trong một báo cáo cùng thực hiện với Joseph Nye gửi cho Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), ông Armitage tuyên bố: “Nhật Bản nên đối mặt với các vấn đề mang tính lịch sử đang tiếp tục làm phức tạp hóa quan hệ với Hàn Quốc”. Báo cáo được công bố ngày 15/8, trong lúc căng thẳng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng đang dâng cao. Người dân Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã trải qua một thời kỳ kinh hoàng dưới thời phát xít Nhật, và mặc dù Tôkyô nhiều lần đưa ra lời xin lỗi cũng như bồi thưòng chiến tranh, nhiều người dân tại các nước đó vẫn cho rằng Nhật Bản đã không cư xử đủ để bù đắp những sai lầm trong lịch sử. Hàng triệu người Nhật Bản cũng đồng tình với quan điểm này.

Tuy nhiên, những sửa chữa sai lầm đã bị giảm giá trị với những chuyến thăm gây tranh cãi đến các hòn đảo tranh chấp chủ quyền, các cuộc biểu tình rầm rộ và những yêu cầu xin lỗi được cho là sẽ làm trỗi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa của tất cả các bên.

Kiểu mẫu của chủ nghĩa thống trị

Không ai nói rằng vượt qua những khác biệt này là mong muốn của cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó sẽ giúp các nước hợp tác hòa bình và sử dụng toàn bộ nguồn lực cho việc giải quyết các vấn đề tại đây và ngay lúc này. Hầu hết trong số đó, sẽ bảo đảm cho công lý. Nhưng chính xác là tại sao Armitage và Nye lại hối thúc Nhật Bản làm như vậy?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem xét một trong số những khuyến nghị của họ đối với Nhật Bản. Những khuyến nghị này bao gồm việc thận trọng nối lại hoạt động điện hạt nhân, quyết định đơn phương của Nhật Bản gửi tàu phá mìn tới Vịnh Pécxích khi xuất hiện những tín hiệu đầu tiên ám chỉ đến ý định của Iran về việc muốn đóng cửa eo biển Hormuz, “tăng cường cộng tác với Mỹ tham gia giám sát tại Biển Đông và mở rộng phạm vi trách nhiệm của Nhật Bản, trong đó có sự phòng thủ của Nhật Bản và hoạt động phòng vệ cùng với Mỹ trước những biến cố tại khu vực.”

Điều cuối cùng cần sự giải thích: đó là việc xem xét đến phòng thủ tập thể (sử dụng lực lượng để bảo vệ một nước đồng minh). Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản về vấn đề tham chiến đã cấm điều này. Việc ngăn cấm này là một trong những lý do mà Điều 9 vẫn được tôn trọng, biến nó thành một vấn đề lịch sử khác làm phức tạp các vấn đề đối với sự phô trương sức mạnh của người Mỹ. Báo cáo lưu ý rằng sự hỗ trợ của quân đội Mỹ đối với Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 đã hình thành một tiền lệ về sự hỗ trợ lẫn nhau với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Điều này đã rõ ràng ngay từ đầu rằng cụm từ “bạn bè” được dùng để người dân Nhật Bản chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ dễ dàng hơn.

Trong những ngày này, người Mỹ đã sử dụng nhiều ngôn từ khéo léo và khẳng định sự tôn trọng của họ đối với các ý kiến trong xã hội khi đưa ra yêu cầu đối với Nhật Bản – ít nhất là về mặt công khai. Nhưng liệu đó có là vấn đề đối với các tác giả của báo cáo, khi mà những cuộc điều tra đều cho thấy sự ủng hộ đối với việc hạn chế điện hạt nhân. Có thể là không!

Michael Green, một cựu quan chức khác trong Chính quyền Bush, người tham gia viết báo cáo này, đã đánh giá việc phản đối điện hạt nhân tại Nhật Bản là chủ nghĩa NIMBY (chủ nghĩa lợi ích cục bộ địa phương) – chỉ vài tuần trước sự cố tại Fukushima. Tất nhiên, các tác giả khẳng định rằng tất cả là vì lợi ích của Nhật Bản, nhưng lạ thay, trong sự trình bày của họ, Nhật Bản hiếm khi có lợi ích xung đột với Mỹ. Thử hình dung những phản ứng mạnh từ Quốc hội Mỹ nếu một nhóm các cựu quan chức Nhật Bản đưa ra mệnh lệnh đối với Mỹ – khuyên nhủ họ, chẳng hạn như làm thế nào để giải thích về luật pháp của họ và sử dụng lực lượng vũ trang của họ.

Tuy nhiên, những báo cáo như vậy có thể vấp phải phản ứng từ phòng họp của giới chức Nhật Bản. Sự hình thành mang tính bảo thủ đã tồn tại từ lâu trong những điều cấm ở Điều 9. Bất chấp nhiều cuộc đối thoại về “quyền lực mềm,” khuynh hướng áp đảo là giao phó vấn đề an ninh cho lực lượng quân sự – đầu tiên, dưới “cái ô hạt nhân” Mỹ, nhưng tăng lên mức các lực lượng của Mỹ và Nhật Bản “diễn” chung trong một “buổi trình diễn,” dưới sự chỉ huy toàn bộ của Mỹ. Đương nhiên là như vậy!

Tất cả những điều này phù hợp với sự miêu tả của McCormack rằng Nhật Bản đóng vai trò là một “quốc gia đối tác” của Mỹ, với “một bên mang thân phận nô lệ, hạ mình và một bên coi thường bên còn lại.” Khi thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama nỗ lực hình thành Cộng đồng Đông Á và giảm bớt mạnh của các căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa, ông Yukio Hatoyama đã bị trừng phạt bằng một bức tường đá chống lại từ phía Chính quyền Obama và đã phải từ chức sau chưa đầy chín tháng cầm quyền. Kể từ đó, các thủ tướng Nhật Bản đã bám chặt hơn vào người Mỹ. Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều hơn những lời kêu gọi về việc xem xét lại liên minh này xét trên góc độ về một thế giới đa cực ngày càng tăng, báo cáo gửi CSIS nhằm mở rộng vai trò của Nhật Bản dưới quyền lãnh đạo của Mỹ.

Với các mối liên kết pháp lý và con người lâu nay giữa hai thể chế an ninh quốc gia của hai nước, điều này có thể thành công.

Kích hoạt những sự phản đối

Và trường hợp này được coi là một sự mâu thuẫn. Như những quan sát của Philip Seaton trong cuốn “Những Ký ức chiến tranh gây tranh cãi của Nhật Bản”, Mỹ đóng vai trò là một nước kích động các chính trị gia Nhật Bản đã hủy bỏ những lời xin lỗi trước đây về các hành động trong thời chiến tranh với những hành động và ngôn từ gây hấn:

Xét tổng thể, chính sách của Mỹ, kể từ sau vụ khủng bố 11/9 rõ ràng là hữu ích đối với phe bảo thủ Nhật Bản. Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho Chính phủ Nhật Bản về bồi thường (bất chấp bị người dân Mỹ chỉ trích) nhằm loại bỏ các yếu tố theo chủ nghĩa hòa bình trong pháp luật của Nhật Bản không lên án việc thờ cúng tại ngôi đền Yasukuni, nơi thờ cúng tất cả những quân nhân Nhật bị phe Đồng Minh kết tội phạm tội ác chiến tranh và thúc đẩy mạnh mẽ việc tái vũ trang của Nhật Bản. Một số nhà nghiên cứu mới của Mỹ đã khuyến cáo Nhật Bản nên tự vũ trang bằng vũ khí hạt nhân để đối phó với nguy cơ từ Bắc Triều Tiên, một đề xuất kinh khủng đối với nhiều người Nhật Bản.

Tất cả các điều này được xem là “sai lầm khi giải quyết quá khứ” nếu Chính phủ Nhật Bản đơn phương theo đuổi, khi đó tội đồng lõa của Nhật Bản với đồng minh quan trọng nhất trong cái “sai lầm khi giải quyết quá khứ” trở nên rõ ràng.

Báo cáo của Armitage và Nye rõ ràng muốn khẳng định sự đồng lõa này. Tăng cường khả năng tấn công và phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản là điều cuối cùng có thể xoa dịu những ký ức cay đắng của phát xít Nhật trong suốt thời kỳ 15 năm chiến tranh 1931-1945. Và muốn khuyến khích sự tin tưởng vào lực lượng quân sự thì hãy để những vết thương này có thể lành lại.

Do vậy, mục tiêu chính của báo cáo này mâu thuẫn với lời kêu gọi vượt qua các vấn đề lịch sử của nó. Nếu nhóm của Armitage có bất kỳ quan tâm thực sự nào tới việc sửa chữa sai lầm quá khứ trong chiến tranh, họ sẽ là nhừng con diều hâu xem xét những phàn nàn của người Trung Quốc cũng như của người Triều Tiên, mà không đề cập tới các nạn nhân của sự tàn ác của người Mỹ.

Thay vào đó, họ lại cho sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc là lý do chính cho sự hỗ trợ quân sự Mỹ-Nhật. “Các nhà quản lý đồng minh” tại Oasinhtơn và Tôkyô đã mượn cớ triệt để mâu thuẫn với Trung Quốc (và Bắc Triều Tiên) để vượt qua sự phản đối khi họ giới thiệu ngày càng nhiều hệ thống vũ khí tại Nhật Bản. Và một khuyến nghị mà báo cáo không đưa ra – trong dịp tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát Nam Kinh – là Nhật Bản phải đối mặt với càng nhiều sự xúc phạm về những gì đã gây ra tại Trung Quốc.

Không, các chuyên gia của CSIS thích thú với việc tranh luận về lịch sử chỉ với một chừng mực rằng nó liên quan đến mục tiêu chiến lược của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc phải ngừng cãi vã, như vậy hai nước này mới có thể được Mỹ sử dụng hiệu quả hơn để chống lại Trung Quốc. Khi Hàn Quốc, trong thế đối mặt với sự phản đối của dư luận tập trung vào các tranh cãi lịch sử, vội vã ký kết một thỏa thuận chia sẻ tình báo với Nhật Bản, đó là một tin rất xấu tại Lầu Năm Góc. Chắc chắn, bản báo cáo hối thúc “nhanh chóng tiến tới chấm dứt” thỏa thuận này.

Trong một buổi thuyết trình báo cáo, Armitage nói một cách đầy thán phục về “nỗi nhục quốc gia” của Nhật Bản, dường như không để ý đến vai trò của Điều 9 trong việc xây dựng nó. Armitage và Nye viết rằng Nhật Bản có thể bỏ qua báo cáo của họ trừ phi muốn trở thành một “quốc gia bậc một – nghĩa là cùng cấp với nước Mỹ, với “sức mạnh kinh tế đáng kể, tiềm lực quân sự, tầm nhìn toàn cầu, và vai trò lãnh đạo chủ chốt đối với các vấn đề quốc tế . Điều đó có nghĩa nếu muốn trở thành một quốc gia mạnh mẽ thì hãy tiến về phía trước. Tuy nhiên, Armitage kỳ vọng về “một Nhật Bản mà trong đó người Nhật trẻ tuổi có thể mơ ước, chứ không chỉ tồn tại”. Để làm được cái điều “không chỉ là tồn tại” rõ ràng, đất nước Nhật Bản phải luôn trong tình trạng chiến tranh. Nói cách khác, Nhật Bản phải là một đế quốc, hay ít nhất là một nước chư hầu yêu thích.

Trong thời điểm khủng hoảng hiện nay, con đường phía trước đòi hỏi việc nhận ra lợi ích chung của tất cả người dân trong khu vực Đông Bắc Á – bất kể họ khác biệt như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

*

*          *

TTXVN (Oasinhtơn 22/10)

Ngày 12/10, Tạp chí Chính sách đi ngoại đăng bài viết “Giải quyết vấn đề Okinawa – Bao nhiêu lính thủy đánh bộ của Mỹ vẫn cần hiện diện tại Nhật Bản” của tác giả Mike Mochizuki, giáo sư chính trị học và các vn đề quốc tế tại Đại học George Oasinhtơn, Mỹ và Michael O’Hanlon giám đc nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, Mỹ. Nội dung bài viết như sau:

Thời gian gần đây, lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu triển khai máy bay quân sự V-22 Osprey tới Okinawa, Nhật Bản. Osprev bay giống như một chiếc máy bay cánh quạt nhưng có thể cất và hạ cánh như máy bay trực thăng. Nó bay nhanh hơn máy bay trực thăng và có sự linh hoạt chiến thuật hơn loại máy bay cánh quạt. Sự xuất hiện của loại máy bay này cũng khơi lại cuộc tranh luận dai dẳng giữa Nhật Bản và Mỹ về tương lai sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Okinawa. Các ý kiến chỉ trích cho rằng Osprey không an toàn và yêu cầu đưa loại máy bav này về Mỹ. Trong khi dữ liệu về chuyến bay chưa phản ánh các cáo buộc cụ thể này, giới hoạch định chính sách ở Tôkyô và Oasinhtơn cần phải nhận ra rằng họ có một vấn đề thậm chí còn lớn hơn phải đối mặt, đó là tìm kiếm một cách thức mới ít khả năng xâm nhập hơn trong việc đặt căn cứ lính thủy đánh bộ trên hòn đảo nhỏ ở cực nam của quần đảo Nhật Bản.

Các câu hỏi về sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa đã gây nhiều tranh cãi trong suốt hai thập kỷ qua. Với khoảng 15,000 đến 20.000 quân có mặt ở đây, lính thủy đánh bộ Mỹ chiếm hơn 1/3 quân đội Mỹ có mặt tại Nhật Bản. Ngoài ra, có khoảng 10.000 lính trong lực lượng không quân đồn trú tại căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ Mỹ khiến người dân địa phương phẫn nộ. Ngoài ra, Okinawa là một trong những tỉnh duy nhất ở Nhật Bản có sự gia tăng dân số thực sự, vì vậy, các quan chức địa phương muốn dành đất cho các mục đích khác.

Có rất nhiều lý do để bảo vệ sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ, cũng như vị thế của Mỹ tại Nhật Bản, trước hết là phục vụ lợi ích liên minh chung tại một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định. Oasinhtơn đã cố gắng phối hợp với Tôkyô để di dời căn cứ. Đề nghị gần đây nhất là xây dựng một sân bay trên bờ vịnh Henoko cách xa về phía Bắc, tại khu vực ít đông dân hơn trên đảo Okinawa. Tuy nhiên, các chính trị gia cấp địa phương và trung ương của Nhật Bản đã nhiều lần chặn lại. Năm 2006, Mỹ và Nhật Bản đồng ý di dời gần một nửa lực lượng lính thủy đánh bộ từ Okinawa tới đảo Guam trong vài năm tới nhằm giảm áp lực cho Okinawa. Đáng chú ý, mặc dù có một số vụ tai nạn liên quan tới dòng máy bay Osprey, song thống kê hồi tháng 8/2012 cho thấy vòng đời của nó dài hơn so với loại máy bay trung bình của lính thủy đánh bộ. Theo Bộ tư lệnh lính thủy đánh bộ Mỹ, Osprey có tỷ lệ tai nạn nghiêm trọng thấp hơn 20% trong cùng số giờ bay so với máy bay trực thăng điển hình hoặc các loại máy bay khác của lính thủy đánh bộ. Mặc dù vậy, cần phải thảo luận công khai hai vụ tai nạn gần đây nhằm giảm bớt lo lắng trên đảo Okinawa.

Các chương trình di dời hiện bị mắc kẹt trong bãi lầy của nền chính trị Okinawa, tháng 6 vừa qua, liên minh cầm quyền của tỉnh trưởng Hirokazu Nakaima không giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng tỉnh. Thực tế này đặt ông Nakaima vào thế phòng ngự. Trước sự bất mãn của dân chúng về việc triển khai Osprey, tỉnh trưởng Okinawa có ít sự lựa chọn ngoài việc cứng rắn hơn trong việc giải quyết vấn đề căn cứ Futenma, không phê duyệt căn cứ bên bờ vịnh Henoko, cũng như chống lại việc triển khai Osprey.

Một vấn đề khác trong kế hoạch của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại khu vực là kế hoạch xây dựng sân bay kết hợp với việc di dời một phần quân tới đảo Guam. Đây không phải là lỗi của lực lượng lính thủy đánh bộ bởi họ đã cố gắng tìm kế hoạch tốt nhất cho mọi vấn đề. Ngoài những thách thức về chính trị, kế hoạch này phải đối mặt với thách thức về ngân sách khi nó cần khoảng 30 tỷ USD, được chia đều cho Tôkyô và Oasinhtơn, trong bối cảnh ngân sách của Lầu Năm Góc bị đe dọa cắt giảm thêm 10% nữa. Trên thực tế, khoản cắt giảm gần 10% ngân sách trước đó đã có hiệu lực từ lúc ký Đạo luật kiểm soát ngân sách 2011 của Mỹ.

Có một cách làm kinh tế, đơn giản và triển vọng, đó là cắt giảm biên chế của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Nhật Bản. Nó sẽ tốn một khoản tiền nhất định, song có thể được tài trợ phần lớn bởi Nhật Bản (vì Mỹ giúp Nhật Bản giải quyết một vấn đề gai góc của địa phương). Bù lại, Mỹ sẽ tiết kiệm được khoảng 30 tỷ USD do không phải triển khai kế hoạch hiện tại. Futenma cuối cùng sẽ được đóng cửa. Từ nay đến đó sẽ cần thực hiện các điều khoản đầu tiên nhằm hạn chế việc sử dụng các sân bay trên đảo Okinawa của lính thủy đánh bộ Mỹ và Nhật Bản được quyền tiếp cận đầy

đủ các cơ sở lính thủy đánh bộ trong thời điểm khủng hoảng hoặc chiến tranh.

Cụ thể, Mỹ chỉ nên giữ lại từ 5.000 đến 8.000 lính lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa và đưa số còn lại đến các nơi như Camp Pendleton, California mà không phải là xây dựng căn cứ mới trên đảo Guam. Sau đóMỹ sẽ điều tàu trang bị vũ khí và vật tư cho vài nghìn lính lính thủy đánh bộ trong vùng biên Nhật Bản (để bổ sung cho năng lực tương tự hiện có tại các cảng ở Guam) nhằm cho phép lính thủy đánh bộ đã được tái triển khai ở Mỹ nhanh chóng trở lại Tây Thái Bình Dương khi xảy ra một cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, lính thủy đánh bộ đóng tại Mỹ sẽ luân chuyển thường xuyên tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương để diễn tập với bạn bè và các đồng minh, trong đó có Nhật Bản.

Về sân bay, Mỹ có thể thực hiện một số thay đổi, trong đó thực hiện kịp thời cam kết đóng cửa căn cứ Futenma và trả lại đất cho địa phương quản lý. Để thay thế một số chức năng của căn cứ Futenma, Mỹ cần xây dựng một sân bay trực thăng nhỏ bên trong một căn cứ Lính thủy đánh bộ hiện có ở nửa phía Bắc của đảo, nơi lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đang thực hiện hầu hết các chương trình huấn luyện, đồng thời giảm thiểu tác động về mặt hậu cần.

Ngoài ra, theo thỏa thuận với Tôkyô và Chính quyền Okinawa, Mỹ sẽ tìm kiếm quyền triển khai một số chuyến bay của lính thủy đánh bộ tại căn cứ không quân Kadena nếu cần thiết, với điều kiện tổng số lần cất cánh và hạ cánh tại căn cứ đó không tăng lên. Để đảm bảo rằng căn cứ không quân Kadena không bận rộn hơn, Mỹ nên đưa một số máy bay của không quân tại đây tới những nơi khác như Misawa ở miền Bắc Nhật Bản hoặc thậm chí đảo Guam. Cuối cùng, Nhật Bản có thể xây dựng một đường bang thứ ba tại sân bay quốc tế Naha, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đảo trong thời bình và cung cấp khả năng sử dụng quân sự cho Mỹ và Nhật Bản khi xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh.

Đây là kế hoạch toàn thắng. Nó giúp tiết kiệm ngân sách cho cả hai nước Mỹ và Nhật Bản; đồng thời thực sự giúp cải thiện khả năng phản ứng của Mỹ trước các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra ở khu vực.

Mỹ và Nhật Bản đã bị sa lầy bởi vấn đề Okinawa quá lâu. Vừa qua, thời gian quý báu và tài năng của các nhà hoạch định chính sách đi theo hướng cố gắng giải quyết một vấn đề đã trở nên gần như không giải quyết được. Chúng ta cần xem xét vấn đề này một lần nữa, giải quyết nó, và cuối cùng vượt qua nó. Việc thắt chặt ngân sách quốc phòng Mỹ có thể là động lực cuối cùng cần thiết để thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tới suy nghĩ mới mẻ và hành động quyết đoán./.

 

1335. Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng

RFI tiếng Việt

Trọng Thành

30-10-2012

Nghe phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng

Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc sáng hôm nay 30/10/2012. Giống như nhiều người bày tỏ thái độ chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây, tòa án Việt Nam lại dành cho hai nhạc sĩ nhiều năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».

Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết ý kiến.

RFI : Xin kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc. Xin luật gia cho biết nhận định của ông về phiên tòa này.

Ông Lê Hiếu Đằng : Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.

Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là « thất chính trị ». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.

RFI Vừa rồi, như ông biết, tại Việt Nam diễn ra một loạt các vụ xét xử hay bắt bớ, với nhiều án tù với tội danh chống Nhà nước. Phải chăng có một chủ trương trấn áp thực sự, một làn sóng trấn áp của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến ?

Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thế thì cái này đem đến một hậu quả như thế nào, thì chúng ta đã biết rõ. Đó là làm cho lòng dân ngày thêm bất bình, chứ nó không đi đến đâu cả. Mặc dầu anh dùng những bản án nặng nề đối với Cù Huy Hà Vũ, đối với 3 blogger vừa rồi, rồi đối với một số người đấu tranh khác, và sáng nay là Việt Khang. Có tin là 4 năm tù, có tin là 5 năm tù. Còn anh Anh Bình thì 6 năm tù gì đó.

Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh, các chị ấy đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam.

Nhưng tôi nghĩ, dân tộc Việt Nam có truyền thống, anh càng trấn áp, thì… Mà chính tôi đi làm cách mạng, và chính các vị lãnh đạo cách mạng đã nói với tôi đấy : « Ở đâu có áp bức, thì ở đấy có đấu tranh thôi ». Anh dùng cái biện pháp đó thì cũng không thể nào dẹp được phong trào đấu tranh hiện nay, mà anh phải bằng chính nghĩa của anh, phải bằng sự minh bạch của anh.

RFI Thưa ông, vừa rồi ông có nói đến việc tòa kết án hai nhạc sĩ thì quá nặng so với hành động của họ. Không biết như vậy ông muốn nói rằng, họ cũng có thể bị kết một cái án nhất định trong chế độ hiện hành, hay ý ông muốn nói rằng, cần phải có một sự khoan hồng từ phía Nhà nước ?

Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi có trên tay hai bản nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Thì hai bản nhạc này không có nội dung gì nghiêm trọng cả. Bởi vì hiện nay, còn có nhiều người nói nặng nề hơn nữa. Ví dụ như, tôi đọc một đoạn trong bài « Việt Nam tôi đâu ? », « Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam ». Tôi nghĩ có lẽ « Nhà nước » xử cái câu sau đấy, có đúng không ?

Giơ tay chống « xâm lược », « xâm lược » ở đây người ta hiểu là chống Trung Quốc, những thành phần hiếu chiến Trung Quốc, còn việc « chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam », thì nếu ai nhu nhược thì người đó phải chịu, có phải không ? Nói « nhu nhược » đây anh cho là ám chỉ Nhà nước mình, vậy Nhà nước mình có nhu nhược hay không nhu nhược mà lại phải xử án ? Nếu chúng ta không nhu nhược, thì bằng hành động của chúng ta, chúng ta phải chứng tỏ là chúng ta không nhu nhược. Chúng ta phải chứng minh cho nhân dân biết là nhạc sĩ Việt Khang nói vậy đấy, nhưng tôi không nhu nhược đây, bằng các hành động chống lại việc nó bức bách ngư dân này, cho báo chí phản bác lại một cách công khai luận điệu hiếu chiến của bọn cầm quyền Trung Quốc, hay trên báo chí, ví dụ như tờ báo Hoàn cầu của Trung Quốc chẳng hạn. Thì anh làm như vậy, thì làm sao nói anh nhu nhược được ?

Thậm chí nhiều người còn dùng những chữ còn mạnh mẽ hơn cả Việt Khang nữa như « hèn nhát ». Nhiều người đây là nhiều quan chức, đảng viên cũng dùng chữ đó, chứ không phải chỉ là những người bình thường đâu. Thì như vậy đâu phải là một tội nặng nề, thậm chí không phải là tội nữa. Mà đó là một sự phê phán, bằng âm nhạc phê phán thái độ chưa thỏa đáng của Nhà nước mình đứng trước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.

Cứ nói “16 chữ vàng, 4 tốt“. Cái miệng thì nói như vậy, nhưng hành động thì xâm lược. Thậm chí còn những mưu toan xâm lấn trên bộ, như đưa người vào đứng chân ở những vị trí chiến lược của Việt Nam, thậm chí lũng đoạn về mặt kinh tế và chính trị nữa, làm dân Việt Nam phải lo cái đó.

Mà nhạc sĩ Việt Khang nói lên cái tâm trạng đó của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cũng như vừa rồi em Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một số nhân sĩ trí thức chúng tôi đang tính sẽ có một tuyên bố về vấn đề này, cũng như tuyên bố về vấn đề bắt bớ hiện nay, để tỏ thái độ chính trị của chúng tôi trước những hành động không đúng mức của Nhà nước.

Trong bài hát thứ hai : « Xin hỏi anh là ai ? » « Xin hỏi anh là ai ? Sao anh bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? Xin hỏi anh là ai ? Sao bắt tôi chẳng một chút nương tay ? Xin hỏi anh là ai ? Sao không cho tôi xuống đường để bày tỏ… », tôi thấy là, nếu mấy anh công an, hay Nhà nước chúng ta thấy rằng, đây là ám chỉ lực lượng công an, hay là như thế nào thì tôi thấy… Mà nói thẳng là, đấy là chưa nói việc công an, quân đội là con em của nhân dân, là con em của những nông dân, tại sao lại đàn áp nông dân ở Văn Giang, tại sao lại trấn áp gia đình anh Vươn ở Hải Phòng ? Rồi tại sao lại đạp vào mặt anh Đức (Nguyễn Chí Đức) ở Hà Nội, rồi bắt những người yêu nước ở Sài Gòn ? Hôm tôi biểu tình, tôi chứng kiến bắt người như bắt một con heo.

Thì những câu hỏi này làm cho những người công an phải suy nghĩ. Anh là người Việt Nam, thì anh đứng về phía Việt Nam hay phía Trung Quốc ? Trong khi mà chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc (gây hấn), chứ không phải biểu tình chống Việt Nam, theo Trung Quốc, nhưng mà các anh lại đi đàn áp chúng tôi là những người đi biểu tình, cũng như bây giờ bắt bớ anh Việt Khang và xử 4, 5 năm tù. Thế thì anh đứng về phía ai ? Anh đứng về phía Trung Quốc, hay đứng về lợi ích tối cao của đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam ?

(Có) những người phải trả lời trước lịch sử, trước nhân dân về vấn đề này. Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy.

Với hai bài nhạc này, tôi đánh giá là anh Việt Khang chẳng có tội gì hết. Các sáng tác của anh Trần Vũ Anh Bình thì tôi chưa được biết.

Nếu mà với các bản nhạc này mà có tội, thì bản thân rất nhiều người Việt Nam hiện nay đang có tội, kể cả các vị lão thành cách mạng, như tướng Vĩnh, hay những người thường hay phát biểu trên các phương tiện công khai. Ví dụ như tôi nói anh Trần Mạnh Hảo, trước đây là nhà thơ, bộ đội, đã từng đi chiến đấu. Anh ấy có cả những bài thơ còn quyết liệt hơn cả cái này nữa. Và còn nhiều người nữa chứ không chỉ có anh Trần Mạnh Hảo.

Thế thì sao ? Nếu bắt thì có lẽ là Nhà nước Việt Nam không đủ các nhà tù để giam chứa những người yêu nước hiện nay trên cả nước, trong đó có Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như, ký tên vào các kiến nghị vừa rồi, thì có hàng ngàn người, thì anh giam hàng ngàn người đó đi. Những tư tưởng này (trong hai bài hát của Việt Khang) thì cũng như vậy đi.

Thành ra tôi cho rằng, cái biện pháp trấn áp phát xít, bắt bớ giam cầm có tác dụng ngược, rất là nguy hiểm. Nó rất có hại cho chính quyền Việt Nam.

Với tư cách một công dân, tôi đề nghị từ ông Tổng bí thư cho đến Chủ tịch nước cho đến các lãnh đạo cao cấp khác phải xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc, để mà ngăn chặn cái làn sóng, nếu như anh nói có cái làn sóng đó, mà đúng là hiện nay có cái làn sóng đàn áp bắt bớ đối với những người yêu nước, đối với những người khác chính kiến.

Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.

Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động…, họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng.

Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng.

Nguồn: RFI tiếng Việt

 

189. NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH?

Posted by vietsuky on 30/10/2012

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH?

TS. LÃ DUY LAN

Đó là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, mà có lẽ còn trong lịch sử thế giới nữa, xảy ra ở thế kỷ thứ 10.

Bà là con gái Dương Tam Kha, cháu nội Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, ba lần chính thức là Hoàng hậu. Lần thứ nhất của Ngô Xương Văn, sau là Nam Tấn Vương, sinh ra Ngô Nhật Khánh. Lần thứ hai của Đinh Tiên Hoàng sinh ra Vệ Vương Đinh Toàn. Lần thứ ba của quan Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, sau là vua Lê Đại Hành, nhưng khi đã bước vào tuổi già.

Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) không ghi tên thật mà chỉ ghi tên hiệu của bà là “Đại Thắng Minh Hoàng Hậu”, và ghi mất vào năm 1000.

*

Theo lời các cụ cao tuổi ở Đông Lỗ (xã Thiệu Long, Thiệu Yên, Thanh Hóa), trang trại của Dương Tam Kha sau khi từ Chương Dương độ chuyển về, thì bà tên là Dương Thị Ngọc Vân. Theo Hoàn Vương ca tích – tác phẩm diễn ca lưu hành ở Ninh Bình thì bà là Dương Thiệu Nga. Các cụ cao tuổi ở thôn Mỹ Hạ (xã Gia Thúy – Hoàng Long, Ninh Bình) thì bảo bà là Dương Vân Nga nhưng là con gái ông Dương Thế Hiền ở Nho Quan, Ninh Bình. Cũng ở huyện Hoàng Long, Ninh Bình, có nơi còn nói bà là con ông Dương Thái Huyền ở Vân Lung và bà Phạm Thị Thường ở Nga My, do ghép tên quê cha quê mẹ mà bà có tên là Dương Vân Nga. Cách giải thích khá văn nghệ và hiện đại này chắc là tiền đề để nhà soạn kịch Trúc Đường viết nên vở kịch cùng tên vào quãng giữa những năm 1970 – 1980. Tên Dương Vân Nga từ đấy được lưu truyền khá phổ biến. Tuy nhiên, theo Gia phả của họ Nguyễn, ở Văn Nội, Phú Lương, Thanh Oai (Hà Tây) mà chúng tôi được tiếp xúc, thì bà có tên là Dương Thị Nga, con gái của Dương Tam Kha, cháu của Dương Đình Nghệ. Theo chúng tôi, đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy, nên chúng tôi gọi bà là Dương Thị Nga.

*

Về năm sinh của Dương Thị Nga, là chi tiết rất quan trọng nên cần được xác định, ta có thể căn cứ vào việc bà là mẹ của Ngô Nhật Khánh, để suy luận. Sách ĐVSKTT ghi: “Năm 965 Nam Tấn Vương đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình… bị phục binh tay nỏ bắn trúng chết”. Trong hai năm 966 và 967, Đinh Bộ Lĩnh “dẹp xong 12 sứ quân” rồi “lên ngôi Hoàng đế vào năm 968″. “Tiên Hoàng dẹp yên, lấy mẹ Khánh làm Hoàng hậu, lấy em gái Khánh làm vợ Nam Việt Vương Liễn, còn lo sinh biến, lại đem công chúa gả cho Khánh, ý muôn dập hết lòng oán vọng của hắn”.

Từ đấy, có thể dự đoán vào năm 966, Ngô Nhật Khánh khoảng 20 tuổi (để có thể cầm đầu một sứ quân sau khi cha chết). Khánh là con đầu của Ngô Xương Văn và Dương Thị Nga. Nếu người mẹ sinh con khi vào khoảng 18 tuổi, thì có thể suy ra năm sinh của Dương Thị Nga là : 966 -20 – 18 = 928, với sai số tương đối là 2, tức là vào khoảng từ 926 đến 930.

Như vậy, với hai đời chồng sau, Đinh Tiên Hoàng sinh năm 924 và Lê Đại Hành sinh năm 941 (theo ĐVSKTT), thì Dương Thị Nga ở vào quãng giữa, kém Đinh Tiên Hoàng khoảng 4 tuổi và hơn Lê Đại Hành khoảng 13 tuổi.

*

Về cuộc hôn nhân lần thứ nhất của Dương Thị Nga với Ngô Xương Văn (con thứ hai của Ngô Vương Ngô Quyền) xảy ra vào thời Dương Tam Kha đang tiếm ngôi họ Ngô, ta thấy ĐVSKTT ghi: “Tiền Ngô Vương (tức Ngô Quyền) bệnh nặng, có di chúc giao cho Dương Tam Kha (anh hoặc em của Dương hậu – vợ Ngô Quyền) giúp rập cho con. Khi Vương mất, Tam Kha cướp ngôi. Con trưởng của Ngô Vương là Xương Ngập sợ, chạy về Nam Sách giang, trú ngụ ở nhà Phạm Lệnh công ở Trà Hương. Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con mình”.

“Làm con mình” ở đây tức là “làm con rể”: Dương Tam Kha đem con gái (Dương Thị Nga) gả cho Ngô Xương Văn để dễ bề không chế. Tuy nhiên, sau đó Xương Văn đã cùng hai tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cánh Thạc “quay về đánh úp Tam Kha. Mọi người muốn giết đi, Xương Văn nói: “Bình Vương (tức Dương Tam Kha) đối với ta có ơn, sao nỡ giết”. Bèn giáng làm Chương Dương công, nhân đó ban cho thực ấp…” (ĐVSKTT)

Việc Ngô Xương Văn không nỡ giết Dương Tam Kha như ĐVSKTT ghi, chính là do còn có tình nghĩa “bố vợ – con rể” và “cậu – cháu”, bởi vì trước đó, Ngô Quyền (bố của Ngô Xương Văn) cũng đã là con rể của Dương Đình Nghệ (bố của Dương Tam Kha).

Từ những điều ghi nhận trên, ta thấy cuộc hôn nhân lần thứ nhất của Dương Thị Nga với Ngô Xương Văn đã diễn ra theo cái lẽ thường tình của thời ấy, tức là do sự sắp đặt của cha mẹ. Bà chỉ là Hoàng hậu khi Ngô Xương Văn đã giữ vương quyền, và nếu không có những biến thiên lịch sử, thì địa vị Hoàng hậu của bà cũng trôi đi phẳng lặng như bao cuộc hôn nhân bình thường khác…

*

Năm 965 Nam Tấn Vương tử nạn, Ngô Nhật Khánh lên thay, nhưng thế lực mỏng không còn đủ sức khống chế được các nơi khác như thời cha ông mình, nên đành phải thúc thủ, tồn tại như một trong các sứ quân. Chính thời gian ấy, sứ quân Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư, sau khi đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố hải khẩu, lại có trong tay “bộ tứ” (Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ) tài giới và coi nhau như anh em ruột thịt, rồi có thêm sứ quân Phạm Phòng Át ở Đằng Châu về hàng, nên đã nổi lên như một sứ quân hùng mạnh nhất. Dương Tam Kha lúc ấy đã già, không ở thực ấp được phong (Chương Dương độ thuộc Thường Tín, Hà Tây ngày nay) mà cùng gia nhân chuyển về quê cũ, xây dựng trang trại ở Đông Lỗ (Thiệu Yên, Thanh Hóa), và tuy không làm “một sứ quân”, nhưng thế lực của ông ở trong vùng cũng vẫn còn rất lớn (về uy tín, ông là con của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ từng cai quản cả đất nước và quê gốc – Dương Xá, từng nhiều năm là lò luyện võ nổi tiếng khắp vùng). Cũng thời gian ấy, sau khi chồng chết (965) Dương Thị Nga đã cùng con gái trở về Đông Lỗ sống với cha (còn Ngô Nhật Khanh thì ở lại Cổ Loa kế nghiệp Nam Tấn Vương, sau mới rút về quê gốc Đường Lâm)

Nói Dương Tam Kha khi ấy đã già, không có binh quyền trong tay, nhưng về thời thế chắc ông am hiểu và có thể biết chẳng chóng thì chầy thì Đinh Bộ Lĩnh sẽ nắm được “ngôi chủ”. Việc ông gả chồng lần thứ hai cho Dương Thỉ Nga lấy Đinh Bộ Lĩnh, như vậy là có cơ sở hợp lý.

Còn Đinh Bộ Lĩnh, khi trở thành sứ quân hùng mạnh nhất, lại có thêm Phạm Phòng Át về hàng, thì ông hiểu “sự nghiệp” của mình và các bạn bè cũng sắp hoàn thành, vì vậy, việc trước mắt của ông là đi thôn tính hoặc dụ hàng các sứ quân yếu hoặc ở biệt lập.

Các cụ cao tuổi ở Đông Lỗ (Thanh Hóa) kể: Năm 966, Đinh Bộ Lĩnh từ Hoa Lư đem quân đi đánh sứ quân Ngô Dương Xí (là con Ngô Xương Ngập, Xương Ngập là anh ruột Xương Văn. Xương Xí và Nhật Khánh là anh em thúc bá) ở Bình kiều (thuộc Nông Cống, Thanh Hóa), trên đường đã ghé vào thăm Dương Tam Kha ở Đông Lỗ (Thiệu Yên, Thanh Hóa).

Cuộc “viếng thăm” ấy của Đinh Bộ Lĩnh là có lý do: từ “tình cũ” mà tranh thủ thêm thế lực ủng hộ. Bố của Đinh Bộ Lĩnh (tức Đinh Công Trứ) trước kia là nha tướng của Dương Đình Nghệ (bố của Dương Tam Kha). Hơn nữa, Đinh Bộ Lĩnh còn hiểu rằng: Dương Tam Kha đã từng hận anh em Xương Ngập, Xương Văn về việc bị họ truất ngôi. Còn trước đó, Đinh Bộ Lĩnh đã từng cử con mình (Đinh Liễn) vào lò võ Dương Xá tuyển thêm 3000 quân tinh nhuệ Châu Ái.

Từ cuộc gặp gỡ Đinh Bộ Lĩnh – Dương Tam Kha ở Đông Lỗ mà cuộc hôn nhân lần thứ hai cua Dương Thị Nga đã được xác lập. Đúng ra, là hai cuộc hôn nhân xảy ra gần như đồng thời, giữa hai cha con Đinh Bộ Lĩnh và hai mẹ con Dương Thị Nga, như ĐVSKTT đã ghi. Khi ấy Đinh Bộ Lĩnh 44 tuổi, còn Dương Thị Nga khoảng 39 tuổi.

Theo nhận xét của chúng tôi, cuộc hôn nhân này tuy có mang “màu sắc chính trị” chút ít, nhưng chủ yếu vẫn là sự thể tất, thuận tình giữa hai bên. Về phía Dương Tam Kha và cự tộc Dương, sự tác hợp ấy là “môn đăng hộ đối”, hợp lẽ đương thời. Còn về phía Đinh Bộ Lĩnh, không phải vì ông hiếu sắc lấy bừa, cũng không phải không đủ sức đánh bại Ngộ Nhật Khánh mà phải viện đến “hôn nhân với mẹ để bức hàng con” (ĐVSKTT), mà cái chính là ông đã “nể tình cũ nghĩa xưa”, muốn qua hôn nhân để có hòa bình, chứ không muốn chiến tranh với Ngô Nhật Khánh. Không những thế, sau khi lên ngôi (968) ông còn “phong mẹ Khánh là Hoàng hậu”, “gả con gái cho Khánh” (ĐVSKTT). Như vậy là rất ưu ái. Còn việc Khánh vẫn hận mà bỏ đi, định “nối nghiệp “Đế” của cha ông”, thì đó lại là chuyện khác.

8 năm sau (974) con của Đinh Tiên Hoàng và Dương hậu được sinh ra, là Đinh Toàn. Chỉ đến năm 979, khi Đinh Liễn bất mãn với cha, ngầm sai người giết Hoàng thái tử Hạng Lang (một người con của Đinh Tiên Hoàng với bà Hoàng hậu khác, còn nhỏ tuổi, được Đinh Tiên Hoàng yêu mến) thì Hoàng hậu họ Dương mới phải lo cho số phận con trai (Đinh Toàn) của mình, và chính sự hoang mang ấy đã lọt vào “tầm ngắm” của quan Thập đạo Lê Hoàn.

*

Về lý lịch của Lê Hoàn, ở đây chỉ xin nói qua. Ông sinh năm 941, quê ở làng Bảo Thái huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam ngày nay. Cha mẹ ông là người nghèo khó, phải đi cày thuê cày mướn và sớm qua đời, khi ông khoảng 10 tuổi. Từ đấy ông phải đi tha phương cầu thực khắp nơi, rồi vào đến tận sách Khả Lập thuộc châu Ai. Sách Khả Lập ấy, bây giờ là làng Trung Lập xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa, là quê của quan “Quan sát” (một chức quan nhỏ thời ấy) Lê Đột. Ông Lê Đột thấy Lê Hoàn lanh lợi, chịu khó, nên cho làm kẻ ăn người ở trong nhà, vài năm sau, thấy Lê Hoàn có nhiều điều hứa hẹn, mới nhận làm con nuôi. Khi Lê Hoàn khoảng 16, 17 tuổi, ông cho đến lò võ ở Dương Xá (Thanh Hóa) để theo học. Khi ấy, là vào khoảng năm 956, nếu Lê Hoàn “đã biết đến một Dương Thị Nga tài sắc và đem lòng yêu mến” như có người nói, thì theo chúng tôi, mới chỉ là “biết” qua lời đồn đại mà thôi, bởi vì khi ấy bà Nga đang ở tận kinh thành Cổ Loa và đã là Hoàng hậu của Nam tấn vương Ngô Xương Văn rồi.

Lê Hoàn tòng quân theo phò sứ quân Đinh Bộ Lĩnh trong dịp Đinh Liễn vào châu Ái tuyển mộ 3000 tinh binh ở Dương Xá. ĐVSKTT ghi. Lê Hoàn “lớn lên theo giúp Nam Việt Vương Liễn, tỏ ra phóng khoáng, có chí lớn. Tiên Hoàng khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản hai nghìn quân sĩ, thăng dần đến chức Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ”.

Như vậy, đến khi Đinh Tiên Hoàng chính vị (968) thì một thời gian sau, Lê Hoàn được giao chỉ huy toàn bộ đội quân bảo vệ Kinh thành Hoa Lư” Điều này cho thấy Lê Hoàn, mặc dù không phải thuộc lớp bạn bè và tham gia đầu tiên, nhưng vẫn được Đinh Tiên Hoàng tin tưởng tuyệt đối. Khi ấy ông vào khoảng ngoài 30 tuổi.

Tác phẩm diễn ca Hoàn Vương ca tích nói nhiều tới cuộc “mây mưa tình ái” giữa Lê Hoàn và Dương Thị Nga trong thời kỳ ở Kinh đô Hoa Lư kể từ sau năm 968 là năm họ Đinh lên ngôi, và cho rằng “cuộc tình” ấy đã sinh ra Đinh Toàn, nhưng có lẽ, đấy chỉ là những lời đồn đại của đời sau, rồi đem diễn ca, chứ sự thực không phải như vậy.

Theo chúng tôi, Lê Hoàn chỉ thường xuyên và công khai gặp, kể cả việc “mây mưa tình ái” với Dương hậu, là từ sau năm 979 khi hai cha con vua Đinh đã bị sát hại, Đinh Toàn làm vua, Dương hậu nhiếp chính, Lê Hoàn cũng nhiếp chính và tự xưng Phó vương. Còn trong khoảng thời gian trên 10 năm, từ 968 đến 979, ở Kinh đô Hoa Lư, tuy họ có gặp nhau, nhưng cha con vua Đinh và “bộ tứ” hãy còn, thì làm sao họ có thể công khai gặp và “mây mưa” với nhau được, đấy là chưa kể bà Nga còn hơn Lê Hoàn đến trên chục tuổi. Nhưng dẫu như vậy, thì theo cách nghĩ cách hiểu thông thường, “điều ấy” trên thực tế vẫn có thể xảy ra, và cũng chính từ đó, đã chứa đựng một “nghi án lịch sử”, liên quan tới việc ai là kẻ chủ mưu đứng sau vụ sát hại hai cha con vua Đinh?

*

Như chúng tôi đã nói: chỉ đến khi Hoàng thái tử Hạng Lang bị giết (vào mùa xuân năm 979, như ĐVSKTT đã ghi) thì quan hệ của Dương hậu với vương triều Đinh mới có “vấn đề”. Lúc này, khi chỉ còn Đinh Liễn và Đinh Toàn, thì mới nảy sinh ra chuyện “ai là người kế vị”, giữa hai bên, hai thế lực. Về phía Đinh Liễn có thể do tự cho rằng việc kế vị đối với mình là chuyện đương nhiên, nên đã không biết tự đề phòng. Còn về phía Đinh Toàn mà Dương hậu là đại diện (vì Toàn lúc ấy mới có 6 tuổi) thì sau cái chết của Hạng Lang, không thể không hoang mang. Nếu muốn lấy lòng nhà vua thì e con mình sẽ lại bị Đinh Liễn giết, còn nếu an phận thủ thường tức là không tranh giành, mà để cho thời gian trôi đi đến lúc Đinh Liễn kế ngôi, thì cũng vẫn không hứa hẹn điểu gì tốt đẹp: Khi chưa làm vua Liễn còn dám giết em, vậy thì đến khi làm vua thật, Liễn còn sợ gì ai nữa?

Ở triều đình Hoa Lư lúc bấy giờ, bạn bè thuở hàn vi trong “bộ tứ” gắn bó của vua Đinh, tuy Nguyễn Bạc có trông việc “nội trị”, Đinh Điền có giúp việc “ngoại chính” thật, nhưng lại không trực tiếp nắm quân trấn giữ kinh thành, mà tin tưởng giao cho Lê Hoàn, chỗ sơ hở chết người là ở đấy.

Chính ĐVSKTT đã hé mở cho ta câu trả lời về sự thật của vụ án ai là kẻ chủ mưu giết vua Đinh? Sách này ghi: “Hồng Hiến người phương Bắc (Trung Quốc), thông hiểu kinh sử, thường đi theo các cuộc chinh phạt, làm quân sư, cùng là khuyên vua (tức Lê Hoàn) lên ngôi, mưu bàn việc nước, có công lớn, vua tin dùng như tâm phúc”.

Như vậy, Hồng Hiến, kẻ mưu mẹo bạ thầy, đã làm quân sư cho Lê Hoàn ngay từ lúc ông chưa lên ngôi (năm 980); Còn từ khi Lê Hoàn lên ngôi, đã phong cho ông ta chức Thái sư, và đến năm 988 Hồng Hiên mới mất (theo ĐVSKTT).

Như ở trên chúng tôi đã nói: Tâm trạng hoang mang của Dương hậu sau vụ Hạng Lang bị giết, đã lọt vào “tầm ngắm” của Lê Hoàn, một người có thế lực (trông coi quân trấn giữ kinh thành) và là đồng hương của bà. Giữa họ đã nhanh chóng tạo thành mối liên hệ tự nhiên vì quyền lợi chứ chưa phải là chuyện tình ái, lại được mưu mẹo của quân sư Hồng Hiến hướng dẫn, rồi nhanh chóng biến thành một âm mưu thoán đoạt. Âm mưu thoán đoạt được triển khai, “màn kịch” được dàn dựng. Kết quả: cha con vua Đinh bị giết và nội nhân Đỗ Thích phải thịt nát xương tan và phải hứng chịu trách nhiệm trước công luận và lịch sử.

Sử gia Lê Văn Hưu, người ở huyện Đông Sơn Thanh Hóa, cùng quê với “quê thứ hai” của Lê Hoàn, khi viết về sự kiện này, đã bê nguyên si một số truyền thuyết dân gian trong vùng được chế biến sau đó vào, chứ không đặt vấn đề nghi vấn, tìm hiểu, kiểm tra để minh định lại, và do vậy, từ đấy, đã tạo thành “nghi án lịch sử”.

Làm sao có thể tin được hành động giết cả hai cha con nhà vua của Đỗ Thích chỉ bằng việc giải thích: “Đỗ Thích đêm nằm trên cầu, bỗng thấy sao sa rơi vào miệng, cho là điềm tốt, bèn nảy ra ý định giết vua” (ĐVSKTT). Đấy chỉ là câu chuyện bịa đặt trắng trợn, bởi vì ai đó, dù có dốt nát đến mức nào thì cũng hiếu giết vua không phải là chuyện nhỏ, giết xong chẳng những không được làm vua mà trái lại, cả nhà, cả họ mình sẽ bị giết. Thế mà trong ĐVSKTT lại không thấy nói tới việc dòng họ Đỗ của Đỗ Thích bị liên lụy trong việc này. Lại nữa, tại sao Đỗ Thích chỉ giết Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, mà không giết nốt cả Đinh Toàn, bởi vì sau đó, nếu còn được sống, thì Đỗ Thích sẽ thấy sẽ hiểu: người nối ngôi là Đinh Toàn kia mà!

Còn lời sấm ngữ: “Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh…” được ĐVSKTT cho là ra đời năm 974, tức là trước đó đến 5 năm, nếu tin là có thật, thì hóa ra chẳng đã bảo rằng: cả triều Đình lúc ấy không ai có tai, không ai biết chữ và khờ khạo dốt nát không biết tự đề phòng? Sự phỉ báng triều Đinh đến mức ấy lại gắn liền với việc ca ngợi “Lê gia thánh minh” (tức Lê Hoàn) cũng từ lời Sấm ấy, theo ý chúng tôi, chỉ có thể là lời ngoa truyền của những kẻ nịnh bợ triều Tiền Lê, được chế biến ra sau sự kiện ấy, nhằm đánh lạc hướng và lừa bịp dân chúng.

Theo tư liệu của TS. Đinh Công Vĩ trong bài “Gia phả bổ xung làm minh xác chính sử” (đăng trong “Cội nguồn, tập 2): “Gia phả họ Đỗ ở Đại Đê huyện Vụ bản và sự tích đền Thảo Ma (tức đền Gạo ở xã Thanh Bình huyện Thanh Liêm) đều nói tới việc Đỗ Thích có công cõng Đinh Bộ Lĩnh chạy trốn khi ông bị Nam Tấn Vương truy đuổi. Còn lời truyền ngôn của người dân trong vùng quê vua Đinh (Hoa Lư – Ninh Bình) kể rằng: Đỗ Thích là cận vệ gần gũi của vua, đến với vua thì thấy vua đã bị giết. Thích giật mình hoảng hốt, đang định kêu lên thì quân mai phục đổ ra. Thích sợ quá treo lên máng nước trong cung trốn, sau đó thì bị phát hiện, bị bắt, rồi bị giết”.

Điều ghi nhận này cùng những điều chúng tôi trình bày ở đoạn trên, nhằm góp phần minh oan cho Đỗ Thích, bởi vì trên thực tế ông là người có công với vua Đinh, được tin dùng và có quan hệ gắn bó mật thiết với nhà vua, thì không lẽ gì lại có thể bỗng nhiên giết vua được. Chính những kẻ chủ mưu trong việc giết cả hai cha con vua Đinh đã đặt Đỗ Thích vào bẫy, để biến ông thành vật hy sinh, thành kẻ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử thay cho họ!

Dương Thị Nga mới chỉ nghĩ tới việc nhờ tay quan Thập đạo để bảo vệ và mang lại ngai vàng cho con trai mình, và ở bước thứ nhất này, bà ta đã được toại nguyện. Nhưng còn bước tiếp theo: duy trì ngai vàng, thì bà ta chưa lường hết, nhưng Hồng Hiến – Lê Hoàn thì đã trù tính xong. Việc Lê Hoàn “tự xưng Phó Vương” như ĐVSKTT ghi, là khởi đầu của cái bước tiếp theo ấy. Tiếp đó đến việc “Lê Hoàn tư thông với Dương hậu” như nhiều sách vở và truyền thuyết kể, xảy ra sau năm 979, chính là Lê Hoàn đã tiếp tục thực hiện “bước tiếp theo”, lấy quan hệ “tiền hôn nhân” để đạt mục đích: Ngai vàng. Những việc này, ngoài Lê Hoàn, chắc cũng còn có sự bàn mưu tính kế của quân sư Hồng Hiến nữa.

*

Sau khi cha con vua Đinh bị sát hại, Đinh Toàn kế ngôi, Lê Hoàn và Dương Hậu cùng nhiếp chính và tư thông với nhau(1), còn có cả việc Lê Hoàn “dời Đinh Toàn ra nhà khác, cấm cố cả nhà họ Đinh” nữa (Theo Tông sử (quyển 438) và Tục tư trị thông giám (quyển 10 và 11B) – Tài liệu của TS. Đinh Công Vĩ trong bài đã dẫn ở trên, nên từ đó mới có chuyện các công thần khai quốc của triều Đinh như Nguyễn Bạc, Đinh Điền, Phạm Hạp… dấy binh chống lại. Đây là một việc làm chính đáng và vì chính nghĩa. Chỉ tiếc, các vị này bị rơi vào thế bất lợi (lúc ấy trên danh nghĩa, Đinh Toàn vẫn là vua!), quân quyền ít, lại dùng binh vội vàng, nên đã mau chóng thất bại. Trái với Lê Văn Hưu, sử gia Ngô Sĩ Liên đã có những lời trân trọng thích đáng để ca ngợi tấm gương trung nghĩa của các vị: “Bọn họ khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phù tá nhà Đinh, vì giết Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ” (ĐVSKTT).

Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta là vào tháng 3 năm 981, tức là chỉ sau khi biết (qua “sứ giả” của họ) cha con vua Đinh bị giết, “bộ tứ” không còn, trong nước có chiến tranh, nội tình chia rẽ. Ai đó đã quy kết cho Nguyễn Bạc, Đinh Điền tội “làm gián điệp cho ngoại bang” thì chỉ là bôi nhọ công thần, bôi nhọ lịch sử. Trách nhiệm làm suy yếu đất nước khiến cho ngoại bang nhòm ngó và xâm lược, trước hết phải quy cho những người gây ra vụ thảm án giết hại vua Đinh, rồi sau đó là “cường thần nhiếp chính, người trong nước lìa làng” (ĐVSKTT). Còn nếu muốn nói đến gián điệp, thì gián điệp thực sự phải kể là Hồng Hiến, người phương Bắc, quân sư tâm phúc của Lê Hoàn.

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, quân Tống xâm lược, nếu Lê Hoàn hành động như một trung thần, nghĩa là vẫn chỉ huy quân đội chiến đấu để bảo vệ đất nước và vương quyền cho họ Đinh, thì làm gì có “màn kịch” trao áo long cổn của tình nhân Dương Thái hậu cho quan Thập đạo. Thế nhưng màn kịch đã được dàn dựng và được hoàn tất, với sự tham gia của các diễn viên chính Dương Thái hậu, Lê Hoàn, Phạm Cự Lượng và với sự tổng đạo diễn của quân sư Hồng Hiến. Sau màn kịch ấy, Lê Hoàn chính thức làm vua, và những người “có công” được vua ban thưởng: Hồng Hiến được là Thái sư, Phạm Cự Lượng được là Đại tướng (cộng với việc trước đó Phạm Hạp, anh của Phạm Cự Lượng được tha), còn Dương Thị Nga thì sau đó ít lâu, được tái phong Hoàng hậu, tức là chính thức thành vợ của Lê Đại Hành.

Về quân sự, Lê Đại Hành quả là một tài năng phi thường, dùng binh như thần, đánh đâu thắng đó, và do vậy, đã bảo vệ vững chắc nến độc lập quốc gia. Chính điều ấy đã cứu vãn lại danh dự cho ông nhiều phần, vì vậy, các sử gia thời phong kiến cùng lắm là chỉ phê phán nhân cách của ông, như “cường thân nhiếp chính”, “rắp tâm làm điều bất lợi”, “về đạo vợ chồng có nhiều điều đang thẹn”, mất cả lòng biết hổ thẹn (Ngô Sĩ Liên) và “coi nhân dân không khác cỏ rác”, “chứa chất điều bất nhân nhiều lắm” (Lê Tung), chứ không dám truy xét đến tận cùng nghi án: ai giết vua Đinh, mà chính các sử gia này cũng thừa hiểu ông là kẻ chủ mưu. Điều này có thể giải thích: Đạo quân thần đã buộc các sử gia phải xử sự như vậy, hay nói theo cách dân gian: “vuốt mặt còn phải nể mũi” mà.

Tuy nhiên, nói cho công bằng, thì cha con vua Đinh cũng tự gây họa ra cho mình mà không biết. Ấy là việc “Tiên Hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng”, và việc “Nam Việt Vương Liễn giết Hoàng Thái tử Hạng Lang (ĐVSKTT), tức là cha con vua Đinh đã tạo nên sơ hở để từ đó người bên ngoài mới lợi dụng vào.

Sự thật về vụ án lịch sử ai giết vua Đinh, theo ý chúng tôi, là như vậy.

Tháng 7 năm 1999

(1) Khi ấy Lê Hoàn 39 tuổi. Dương Thị Nga khoảng 52 tuổi

* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.