Tin thứ Sáu, 30-08-2013


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

 

1<- Đài Loan xây cảng trái phép tại Trường Sa (VNE). – Trường Sa: Đài Bắc đầu tư 112 triệu đô la xây dựng (RFI).

 

– ASEAN: Mỹ cảnh báo nguy cơ đối đầu do tranh chấp biển đảo (RFI). – Mỹ, ASEAN bàn riêng về tranh chấp Biển Đông (VnM).  – Hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc (TTXVN).  –  Cấu trúc của lạc quan (QĐND).  – Ngoại trưởng Việt-Trung hội kiến (BBC).  – Cần giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình (TTXVN).

 

– Tình hình Biển Đông: Chóng vánh và trái ngược (ĐV).  – Gây hấn trên biển không củng cố chủ quyền (NLĐ). – Hữu Quả: Tàu sân bay Liêu Ninh: “Con ngáo ộp ngọc thể bất an!” (Ba Sàm).

 

– Nguyễn Thái Nguyên: Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa (Boxitvn).  – Nguyễn Văn Huy: Trung Quốc : Chạy đua vũ trang mệt nghỉ (Thông luận).

 

 

 

– Bắc Kinh yêu cầu tổng thống Philippines không đến Trung Quốc dự hội chợ (RFI).  Trong khi đó thì VN: – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị, hội chợ tại Trung Quốc (CP). – Philippines nói không muốn đối đầu trong tranh chấp Biển Ðông (VOA).  – Trung Quốc rút thư mời tổng thống Philippines dự triển lãm (NLĐ).  – Tổng thống Philippines ‘hủy chuyến thăm TQ’ (BBC).  – Thất thố ngoại giao hiếm có giữa Trung Quốc và Philippines (Tin tức).

 

– Hậu trường ngoại giao Mỹ – Việt (BBC).  – Mỹ hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý các phòng xét nghiệm (RFA).

 

– Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: ‘Đất của Việt Nam’“Tôi thấy bây giờ đòi lại thì chuyện ấy chẳng khác gì người Việt Nam đòi lại Quảng Đông, Quảng Tây cả vì câu chuyện đó đã xa xưa rồi, nay nó đã thay đổi rồi”.  – Audio: ‘Campuchia đòi đất là vô lý’ (BBC).”

 

– Bill Hayton: Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam (BBC).

 

– Khánh Trâm: Những người chiến sĩ trong thời bình (Boxitvn).

 

– Quốc khánh Việt Nam : Các tù nhân chính trị nổi tiếng chưa được đặc xá (RFI). – 4 tù chính trị được đặc xá vào dịp 2/9 (RFA).

 

– CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ VẬN CHO TUYÊN BỐ 258 (TNM).

 

– Việt Hải: Gặp em (Diễn Đàn). “Tiếng kêu của người mẹ ấy làm cho lòng người mẹ này xao động. Tôi gọi điện cho em làm em ngỡ ngàng vì không biết tôi là ai. Mà tôi thì chỉ muốn chia sẻ với em – người mẹ có hai con ở tù về một cái tội mà những người có lương tri bình thường không thể nào hiểu nổi. Tôi cũng đã từng ở tù, con tôi cũng đã từng ở tù, nhưng khi ấy, mẹ con tôi ở tù vì chống Mỹ xâm lược, và được gọi là ‘chiến sĩ cách mạng’. Còn bây giờ, lẽ nào chống tàu xâm lược lại thành tội nhân?”  – Chúng gọi em là phản động (DLB).

 

Bản lên tiếng của các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam về trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB).  – Không mang riêng nỗi đau em.

 

2– Côn an đối với Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam: Từ mắm tôm đến dao và mã tấu (DLB). – Công an vẫn dùng chiêu mời làm việc rồi bắt người sai pháp luật (Chúa cứu thế). – Lê Nguyên Hồng: Biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng bị bắt về tội ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’ – bài học cho những nhà đấu tranh trong nước (Công dân). – Công an xã Đường 10 – huyện Bù Đăng bắt cóc dân oan Nguyễn Thị Tâm (Chúa Cứu Thế). =>.

 

– Người Buôn Gió: Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [18] (ĐCV).

 

– Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72 (Infonet). Nhấn mạnh tới các trang “mạo danh” nhưng không thấy nhắc cụ thể đến cả một hệ thống rất quy mô các trang web, blog rất đáng ngờ, đứng tên hầu hết các lãnh đạo hàng đầu của ĐCS, nhà nước VN mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập, trong đó có cả trang đứng tên ông Nguyễn Bắc Son.  – Sự phi lý của một thông cáo báo chí (ND).  – Chính phủ Việt Nam bênh vực nghị định mới về internet (VOA).  – Lãnh Đạo Cộng Sản Việt Nam Kiềm Chế Truyền Thông Xã Hội (DTD). – GS Huệ Chí vừa đứng tên Gửi Tuyên bố phản đối Nghị định 72 lên Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ (Boxitvn). – Nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố Nghị định 72 vi hiến (Chúa Cứu Thế).

 

– Nguyễn Thanh Giang: HÃY ĐỂ ƯỚC NGUYỆN CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG TRỞ THÀNH HIỆN THỰC (BS).

 

– LS Nguyễn Lệnh: Đã có đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam? (Ba Sàm).

 

– LS Hà Huy Sơn: Hãy tuân theo quy luật để tồn tại và phát triển (Boxitvn). “Nếu nhà nước đó thực sự là nhà nước của toàn dân thì không có lý do gì không nhất thể đảng với nhà nước, khi đó mọi công dân sẽ đều là đảng viên. Nếu không thì rõ ràng nhà nước với đảng không phải là một, công dân với đảng viên không phải là một.” 

 

– AI THAY LÒNG ĐỔI DẠ? (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Lang Thang: Khinh bỉ (Dân luận). “Một bài thơ muốn gửi tới ông Sáu Quang”.

 

– Thiện Tùng: GSTS Hoàng Chí Bảo thách đấu, đã có người nhận chiến (BS).

 

– NGUYỄN QUỐC ĐỐNG: LÊ HIẾU ĐẰNG (Sơn Trung).

 

– Nguyễn Quang Duy: Về khuynh hướng dân chủ xã hội cho Việt Nam (Chúa Cứu Thế).

 

– Lan man về một câu nói còn sống của một người đã chết (Dân luận).

 

– Về xu hướng Dân chủ Xã hội cho VN (BBC). ”Điều mà các đảng xã hội và chính phủ các quốc gia dân chủ cũng mong muốn là Việt Nam có tự do, có dân chủ, có đa đảng chính trị thực sự. Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng chỉ với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hoàn thiện hơn”.

 

3<- Amari TX là ai? (Trần Hùng).

 

– Trần Thị Ngự – Quan điểm của Marx về một xã hội bình đẳng vẫn còn nguyên giá trị (Dân luận).  – Khách SJ – Giá trị của Marxism rất giới hạn, nhiều sai lầm và mơ tưởng hơn là tính khả thi.

 

– GS Hoàng Xuân Phú: Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp (Blog HXP).

 

Vậy là xem ra cuộc tấn công ào ạt của báo đài quốc doanh vào ông Lê Hiếu Đằng, sau 18 bài báo, gần như được VTV “điểm” đầy đủ, hôm nay có vẻ tạm ngưng. Liệu có phải có lệnh “trên” do một tính toán nào đó về chiến thuật? Hay chẳng qua chỉ do đã cận ngày Quốc khánh, cũng là ngày chết của  không hay ho gì nếu như tiếp tục màn nhảy nhót la hét trên bàn tiệc của cả Dân tộc? 

 

– Đính chính: mới đây có 2 bài viết công phu chúng tôi đăng tải, được độc giả khen ngợi, song có góp ý sửa vài lỗi trong bài. Đó là bài của Nguyễn Thanh Giang – 2000. HÃY ĐỂ ƯỚC NGUYỆN CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG TRỞ THÀNH HIỆN THỰC, một độc giả cho biết: “Milovan Djilas là Phó Tổng thống Nam Tư (phó của Ti Tô), tác giả (lừng danh) của cuốn “GIAI CẤP MỚI”, bị chính Tổng thống Ti Tô bỏ tù tất cả 15 năm (nhưng rồi chỉ ngồi có 4 năm), chứ không phải là TBT ĐCS Tiệp Khắc như trong bài“. Bài của Trung Nghĩa – 1994. Thưa ngài GSTS Hoàng Chí Bảo, ngài nói không khác gì một con vẹt, ông Hoàng Chí Bảo là ủy viên Hội đồng lý luận TƯ, không phải ủy viên Ban tuyên giáo như trong bài viết.

 

– Xóa bỏ Hiến pháp 1946 và tinh thần Khởi nghĩa Tháng Tám là đánh mất chính nghĩa Dân tộc  (Boxitvn).

 

– Về những điều hiểu chưa đúng về Hội đồng Hiến pháp (ĐBND).

 

– KHOẢNG CÁCH TRÍ TUỆ (Góc nhìn Alan).

 

– Làm giàu bất hợp pháp phải bị coi là tội phạm (VNN).

 

– Ông Bá Thanh đã nghe được 6 vụ liên quan tham nhũng (VNN).  – Cứ “để đó chị lo” thì chết! (NLĐ).

 

– BA ẾCH CHÉM GIÓ HAY TẤU HÀI ? (TNM). Để hai bài này kế nhau là do cùng liên quan tới một nhân vật.  – Về tiểu thuyết “Đại gia” của Thiên Sơn (giaovn/ Boxitvn). Nghe nói cuốn sách tự nhiên bị thu hồi, với lý do khó thuyết phục, vì hình như nhân vật chính trong đó giống một quan to quá.

 

– Thủ tướng VN lương 17 triệu/tháng (BBC).  – Có những sếp nhận lương khủng nhưng chưa bị lộ (VNN).  – Giám đốc nhận lương khủng: 3 sở “chống lưng” (NLĐ).  – Chủ tịch TP.HCM cũng ‘choáng’ vụ lương 2,6 tỷ (VNN).  – Sẽ trị tới nơi! (NLĐ). – Lương 2,6 tỷ: “Không thể lấy tiền dân, bỏ túi riêng!” (KT).  – Lương 2,6 tỷ: ‘Bớt lương công nhân để làm giàu cho lãnh đạo’  (VOV).  – Doanh nghiệp cả nước nên bái các Cty công ích TPHCM làm thầy! (LĐ).  –TPHCM tổng kiểm tra quỹ lương 53 DNNN (TBKTSG).

 

– NHỮNG “ÔNG CHỦ” BÓC LỘT MỚI (Nguyễn Duy Xuân). – LƯƠNG VIỆT NAM – LƯƠNG Ở MỸ (Tân Châu). – Không chống được tham nhũng thì giải tán Tổ chức Đảng, chính quyền… (Bùi Văn Bồng).

 

– Tháo chạy khỏi các dự án thủy điện (NLĐ).  – Nhiều công trình hồ, đập nhỏ mất an toàn (TBKTSG).

 

– Vụ “Lạm quyền đuổi nhân viên”: Người tố cáo tiêu cực bị sa thải! (NLĐ).

 

– HÔM NAY, LẠI XÉT XỬ VỤ ÁN VƯỜN MÍT: Gửi tâm thư lên Chủ tịch nước (NLĐ).

 

– PCT Hội Nông dân chiếm đất công để bán hủ tíu! (NLĐ).

 

– Lên giám đốc Sở sau 2 năm “dính” chuyện “thi hộ” (TT).

 

4– Lào Cai: Cựu chủ tịch thị trấn Sapa bị bắt (NĐT).

 

– Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng (VTC). Chiếc xe lực lượng CSCĐ 141 CATPHCM (màu xanh) nằm dưới chân cầu vượt An Sương (Q.12) chở anh Sĩ đi cấp cứu trong đêm =>

 

– HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 112): Khi sự thật bị hắt hủi ! (Nhật Tuấn).

 

– Lão Nông: Ẩn dụ vô lương (Dân luận).

 

– Trung Quốc bị tố cáo che dấu vụ sát hại tại Tân Cương (VOA).  – Bạo động ở Tân Cương làm 23 người thiệt mạng (RFI).  – Cưỡng chế đất đai : Một bé gái bị xe ủi cán chết.

 

– Tàu Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh quốc tế cấm vận vũ khí (RFI). – Tàu Bắc Hàn ‘vi phạm lệnh cấm vận’ (BBC).  – Phúc trình LHQ: Tàu Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh chế tài (VOA).  – Triều Tiên không từ bỏ hạt nhân (NLĐ).

 

– LHQ : Giới tài trợ nên cứu Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ (RFI).

 

– CẦN TÍNH SỔ VÀ KẾT THÚC NHỮNG TRIỀU ĐẠI ĐỘC TÀI (Hồ Hải).

 

– NGƯỜI BIẾT CHIA HAI ĐỒNG BẠC (Bùi Văn Bồng).

 

 

 

– Ước gì có trường ở đảo Sinh Tồn! (PLTP). – Chuyển giao kỹ thuật trồng rong nho cho Trường Sa (TN).

 

– Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 1) (Infonet).

 

– Hội nghị ADMM+: Ủng hộ tránh biến cố trên biển (PLTP).

 

– ASEAN-Trung Quốc nhất trí xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (PLTP). – Không thể né tránh chuyện biển Đông (TN). – Trung Quốc vẫn đòi đàm phán tay đôi tranh chấp đa phương ở Biển Đông (GDVN).

 

– Vì sao Tổng thống Philippines hủy chuyến đi Trung Quốc? (KT). – Tổng thống Philippines hủy chuyến đi Nam Ninh vì Trung Quốc “không mời” (DT). – Không bình thường nhưng không khó hiểu (TN).

 

– Bộ trưởng QP Ấn Độ: Phản đối vũ lực ở Biển Đông, kêu gọi đàm phán COC (GDVN).

 

– Mỹ chỉ trích Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Đông (SM). – Mỹ cảnh báo tranh chấp lãnh hải ở châu Á (PLVN).

 

– Không “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang (ANTĐ).

 

– Chống tham nhũng: Không tiếng súng nhưng đầy nguy hiểm (PLTP). – Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh: ‘Phải xáp vô làm ngay’ (TN). – Bắc Ninh: lập 4 đoàn giám sát các vụ việc tham nhũng. (Tầm nhìn). – Quảng Nam: Cán bộ không được đi nước ngoài bằng ngân sách (PLTP). – Án tham nhũng xử treo quá nhiều: Tòa cố tình hiểu sai luật? (PLTP).

 

– ‘Ông lớn’ nhà nước không thể tuỳ tiện chia tiền (TVN). – Lương “khủng” vì tưởng là công ty tư nhân! (PLTP). – Tổng kiểm tra quỹ lương doanh nghiệp nhà nước (SGGP). – Nguyên Cục trưởng Tài chính “vạch” kẽ hở vụ lương khủng 2,6 tỷ (Infonet). – Bớt lương công nhân để làm giàu cho lãnh đạo (TT).

 

– Vụ lương “khủng” ở TPHCM: Tổng kiểm tra quỹ lương các DNNN (LĐ). – TPHCM: Thêm 8 DN công ích sai phạm trong chi trả tiền lương (Tầm nhìn). – Họ có xứng đáng nhận lương khủng? (TT). – Vụ lương khủng ở doanh nghiệp công ích: ‘Trị đến nơi đến chốn’ (TN). – Phải trị đến nơi đến chốn! (LĐ).  – Vụ sếp lương “khủng”: “Cần khởi tố vụ án, không chỉ truy thu là xong” (GDVN).

 

– “Dược sĩ tố cáo tiêu cực được VTV vinh danh” tiếp tục bị… đuổi việc (PT). – Vụ “sau vinh danh là đuổi việc”: Người tố cáo tiêu cực… lần thứ 3 bị sa thải (LĐ). – Vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệp ở BVĐK Hoài Đức: “Cái tát” cho người chống tiêu cực và chuyện “nghiêm túc kiểm điểm”! (GDVN).

 

– Thi tuyển giám đốc sở giỏi (PT).

 

– TP.HCM hụt thu ngân sách gần 20.000 tỉ đồng (TT). – Kiên Giang: Thất thu ngân sách hơn 133 tỷ đồng? (Tầm nhìn). – Việt Nam dành hơn 68.000 tỉ đồng chi trả nợ và viện trợ (LĐ).

 

– Sẽ giám sát hiệu quả hai dự án bauxite (PLTP).

 

– Lào Cai: Vì sao dự án xây dựng Nhà máy phân bón DAP2 chậm tiến độ? (LĐ).

 

– Đường lún vẫn đề xuất thưởng gần 180 tỉ đồng? (PT).

 

– Vụ việc thu hồi đất làm bãi rác ở Phương Đình (huyện Đan Phượng): Thanh tra huyện đã vào cuộc (LĐ).

 

– Hà Tĩnh: Bất an khi đê nghìn tỷ sạt lở (DV).

 

– 317 hồ thủy điện thiếu an toàn (PLTP). – Nguy cơ hồ đập mất an toàn: Thảm họa ngay sau lưng! (TP). – Kiên quyết dừng các dự án có hồ chứa nước không đảm bảo an toàn (PLVN).

 

– Ngang nhiên mua bán rừng phòng hộ (TP).

 

– Hoãn xử vụ án đất đai ở An Giang (PLTP). – Kê khống bồi thường 3 tỉ đồng tại một dự án khu dân cư (TN).

 

– Bầu Kiên kéo cả vợ và em gái “nhúng chàm” (KT).

 

– CHƯA HẲN “TÙNG XẺO” HAY “BỒI HOÀN VIARGA” (Tân Châu).

 

– Quan tham Trung Quốc mua bất động sản ở nước ngoài để “thoát thân” (SM).

 

– Triều Tiên ‘xử bắn bạn gái cũ của Kim Jong-un’ ? (TN). – Triều Tiên: Xử bắn công khai bạn gái cũ của Chủ tịch Kim Jong-un (Infonet). – Thực hư mối quan hệ giữa ca sỹ bị tử hình với Kim Jong-un? (DV).

 

 

 

– Quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình tác chiến mới ở Biển Đông? (GDVN). – Trung Quốc vẫn không muốn đa phương hóa vấn đề Biển Đông (PT). – Biển Đông: Từ chối tòa án quốc tế, Trung Quốc vẫn nói mình tôn trọng luật (Soha).

 

– Biển Đông: Các cường quốc răn đe Trung Quốc (VnM). – ASEAN và Trung Quốc tăng cường quan hệ đối tác (KT).

 

– Mỹ tác chiến ở Biển Đông thế nào? (II) (TP).

 

– Khách DVM – Đôi điều suy ngẫm về hai ông Mác và Ăng-ghen (Dân luận).

 

– Cơn sốt giữa nhiệm kỳ của đảng CSVN (DLB). – Đi tìm người cộng sản chân chính (DLB). – Sự khẩn thiết về những niềm tin chung (ĐCV).

 

– Võ Văn Tạo: Bức tranh “CNXH giàu sinh lực” của ông Trần Hữu Phước (Ba Sàm). – Hữu phước hay vô Phước!? (DLB).

 

– Tưởng Năng Tiến: Vin danh cách mạng (pro&contra).

 

– BÀI THƠ MANG TÊN “LÊ HIẾU ĐẰNG” (FB Bùi Chí Vinh).

 

– Nhà cầm quyền VN dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên yêu nước (Chúa cứu thế).

 

– Công an đùn đẩy vụ côn đồ truy chém Nguyễn Tiến Nam lên cấp cao hơn (DLB).

 

– Công an Sài gòn hóa giặc ! (Xuân Việt Nam).

 

– Pano giữa Hà Nội ghi sai tên nước, Triển lãm đồ cổ TQ ở Cần Thơ nhân ngày quốc khánh 2-9 (Nguyễn Duy Xuân). – Pano mừng 2/9 ghi sai tên nước (TTXVN).

 

– Thủ tướng có nên hưởng lương bèo? (Đào Tuấn). Thực ra trong câu chuyện này có ít nhất 2 điều đáng bán.

 

Thứ nhất: đó chính là một trong vô vàn điều bất công, bất hợp lý của cái hệ thống này mà người ta mặc nhiên, ngấm ngầm để mặc, để từ đó trở thành lý do cho những cách khác nhau nhằm khỏa lấp đi cái “bất công” đó, cuối cùng chính là … “tham nhũng”.

 

Thứ hai: ngoài lương ra, thì các vị lãnh đạo nhà ta còn được hưởng những chế độ, chính sách đặc biệt nào nữa, tốn kém đến bao nhiêu công quỹ, gấp bao nhiêu lần cái gọi là “lương”? Nào là bên đảng, bên chính quyền, rồi các vị còn tham gia vào hàng đống những ban nọ, bệ kia được lập ra rất hình thức mà lại tốn kém thời gian, tiền bạc không thể kể hết … Chưa bao giờ được công khai!

 

– SỬA NHÀ KIỂU GÌ? (Bùi Văn Bồng).

 

– Quân đông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng? (TT).

 

– Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (9): Đoạn băng ghi âm số 2 và 3 (Dân luận).

 

– RAO VẶT TIN SÁNG. (Tranh thủ mần lúc cơm sôi) (Cu Vinh).

 

– Đề án chính quyền đô thị: Làm rõ những băn khoăn (ĐĐK).

 

– Triển khai nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng cho các ban Nội chính tỉnh, thành (ĐĐK). – Kính thưa các vụ “quan tham” chưa bị lộ (Tầm nhìn).

 

– Lương ‘khủng’ tại DN công ích: Biểu hiện của suy thoái đạo đức (TP). – Tp.HCM sẽ tổng kiểm tra lương tại 53 doanh nghiệp (VnEco).

 

– PGĐ Sở VH-TT-DL nói gì sau phát biểu “không đọc sách báo”? (DT).

 

– Cán bộ phải nghe điện thoại của dân (TT). – Có được tiếp công dân tại nhà riêng? (ĐĐK).

 

– Hà Nội: Người dính chuyện “thi hộ” lên chức giám đốc sở (NLĐ).

 

– Nâng cao trách nhiệm người quyết định đầu tư (SGGP).

 

– Bộ trưởng Đinh La Thăng: Xử lý lái xe chỉ là phần ngọn (VOV). – Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chúng tôi không dung túng (LĐ).

 

– Đường lún nứt vẫn đề xuất thưởng (TN). – Thưởng 180 tỷ đường lún và chuyện Bộ trưởng Thăng trả cược (ĐV).

 

– Chỉ 20% số hồ đập có phương án an toàn (TTXVN). – Chế tài chưa đủ mạnh, hồ chứa mất an toàn (ĐĐK). – Tiềm ẩn rủi ro vỡ đập (TN).

 

– Đại Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan mừng Quốc khánh (VOV).

 

– Trung Quốc-Triều Tiên thảo luận nối lại đàm phán 6 bên  (TTXVN).

 

– Triều Tiên và Panama xúc tiến giải quyết vụ bắt tàu (TTXVN).

 

KINH TẾ

 

– Lê Quang Bình: Bánh xe công nghiệp ‘đè nặng’ nông dân? (VNN).

 

– Kỳ vọng lạm phát của dân đã ổn định (TBNH).

 

– Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước (TC).

 

– Hơn 6.400 doanh nghiệp ở TPHCM được cơ cấu kỳ hạn trả nợ (TBKTSG).

 

5– M&A: Đâu là thực sự, đâu là toan tính? (ĐT).  – Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là cơ hội tiếp nhận phương thức quản lý hiệu quả hơn (ĐBND).

 

<- Thù lao sếp ngân hàng nào cao nhất Việt Nam? (DT).

 

– EVN tiếp tục phải huy động điện giá cao (SGTT).

 

– Thoái vốn ngoài ngành: “Rút lui chứ không phải bỏ chạy” (VnEco).

 

– “Thị trường chứng khoán thế này thì cổ phần hóa thế nào?” (VnEco).

 

– Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tự đưa mình vào thế khó (TBKTSG).

 

– SƠ HỞ TRONG QUẢN LÝ MẶT HÀNG TRỨNG GIA CẦM: Doanh nghiệp lao đao (NLĐ).

 

– Năm năm sau khủng hoảng kinh tế: Đâu là chỗ dựa (TTXVN).

 

– Kinh tế Philippines tăng 7% (RFI).

 

 

 

– Đầu tư công phải tập trung (PLTP). – Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thế nào nhỉ? (Tầm nhìn).

 

– Ngưỡng 500, ác mộng của đại gia chứng khoán (VEF).

 

– Giá điện: Lộ trình đúng cũng phải đi đôi với minh bạch (GD&TĐ). – Phải minh bạch chi phí giá điện (LĐ). – Giá thị trường (TN).

 

– Nestlé, Coca cola bị Việt Nam thanh tra là hết lỗ (ĐV).

 

– Thời điểm quyết định giảm giá ô tô trong nước (VEF).

 

– Sẽ siết bán hàng đa cấp (PLTP).

 

– Sữa Việt “bay” tới nhiều quốc gia (DV).

 

– Làm ăn chụp giật, xuất khẩu rau quả gặp khó (TT).

 

– “Cấp cứu” cho xuất khẩu nông sản (DV).

 

– Mỹ chưa tấn công Syria, thị trường ổn lại (SGTT).

 

 

 

– Sáng 30/8, tỷ giá tiếp tục ổn định (NDH).

 

– Vàng đuối sức, chênh lệch duy trì mức 2,5 triệu đồng/lượng (DT). – Giá vàng tăng nhẹ (VOV). – Vàng chững giá ở ngưỡng 38,5 triệu đồng/lượng (VnEco). – Vàng thế giới giảm, trong nước ít biến động (TP). – Vũ điệu mới của… vàng (PT).

 

– Các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đạt 33.349 tỷ đồng giá trị xây lắp (NDH). – “Đại gia” thoái vốn khỏi BĐS: Không dễ! (CafeF). – Thị hiếu khách hàng dẫn dắt thị trường BĐS (PLVN).

 

– Nhà máy chây lỳ ô nhiễm (ĐĐK).

 

– Cai lớn “ôm” lương bỏ trốn, cai con và thợ lao đao (LĐ).

 

– Đường tồn kho ép giá mía nông dân (TP).

 

– ‘Cuộc đua’ mì ăn liền chưa có điểm dừng (TP).

 

VĂN HÓA-THỂ THAO

 

– Song Chi: Chỉ khen, không được chê (RFA). “Điều tôi muốn nói đến ở đây là cái tính không thích nghe chê ấy hình như không chỉ ở một vài cá nhân, cho dù không phải ai khi bị chê cũng phản ứng theo kiểu như ca sĩ Mít-tơ gì đó. Mà cái tính không thích nghe chê bai ấy dường như có ở rất nhiều người Việt mình.”

 

– Khai quật khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long: 10 năm chưa tổng kiểm kê, bàn giao hiện vật (ĐBND).

 

– Ngăn không cho ngư dân lặn tìm cổ vật tại biển Tam Hải (TN).

 

– Truyện mini 03 – Tầm sư học đạo (Inrasara).

 

– Trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội (TTXVN).  – “Người lữ hành vượt thời gian” đoạt Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội (NLĐ).

 

6– THÁNG 9 CÓ BA BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA PHÁP TẠI HN (Tễu).

 

<- Công trình Việt Nam duy nhất đoạt giải thưởng kiến trúc quốc tế (DT). =>

 

– Nguyễn Hoàng Đức: CÓ AI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐOẠT GHẾ ẴM GIẢI ? (Bà Đầm Xòe).

 

– Chút tư liệu cũ về một bài thơ của Lưu Quang Vũ (Nguyễn Vĩnh).

 

– Vô cùng cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (Quê choa).  – LỖ HỔNG VĂN HÓA (Văn Công Hùng).

 

– Người Việt có biết chọn nhạc để nghe? (VNN).

 

– Đọc Báo: Nhắm mắt… đi du lịch (SHSM).

 

– Quốc thể và quốc kỳ (Dr.Nikonian). – Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước Việt Nam (TTXVN).

 

– BÌNH ẢNH: CUỘC SỐNG KHÔNG KHUYẾT TẬT (Cu Vinh).  – THƯ GIÃN… 10 ĐIỀU CHẮC CHẮN.

 

– Người đẹp tìm cách làm giàu (NLĐ).

 

– Trung Quốc là “siêu đạo chích” về kiến trúc (DT).

 

 

 

– Tinh hoa cổ vật Phật Giáo – Kỳ 4: Thập Bát La Hán cổ tượng (TN).

 

– Đình Tiên Thủy – một công trình kiến trúc độc đáo (Tầm nhìn).

 

– Quái kiệt cao nguyên: Bán cơ nghiệp chặn ‘chảy máu cồng chiêng (TP).

 

– Trao giải thưởng Bùi Xuân Phái 2013 (TN). – Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2013: Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng đoạt Giải thưởng Lớn (SGGP). – Nghệ sĩ Quang Phùng: 50 năm chụp ảnh Hà Nội (PLTP).

 

– Nét đẹp của thanh xướng kịch Lụa (TN).

 

– Nhạc sĩ Dương Thụ và chương trình “Điều còn mãi”: Chuyện kể về lịch sử tâm hồn Việt (DV).

 

– Mạo hiểm làm âm nhạc (TN).

 

– “Sao” luận chuyện văn hóa khen – chê (PT). – “Mr Đàm nên mang sách bút học Mỹ Tâm” (DV). – Mồm đã cắp, nắp đã đậy (TP).

 

– Quá lố! (SGGP).

 

– Thư ngỏ Brian gửi các bạn trẻ Việt Nam (về âm nhạc) (DT).

 

– Quảng cáo trong phim Việt – Thiếu nghệ thuật, thừa phản cảm (SGGP).

 

 

 

– Từ sư tử đá tới bản sắc văn hóa Việt (TTVH).

 

– Văn hóa hay là kinh dị hóa? (FB Lữ Thứ).

 

– Bảo vệ cổ vật tại vùng biển Rạng Mơ và Cửa Lở (CP). – Khoanh vùng bảo vệ khu vực có tàu cổ vật (LĐ).

 

– Chử Văn Long với bài thơ đậm tính nhân tình thế thái (Trần Mỹ Giống).

 

– Tự nói với mình (Tương Tri).

 

– Hữu Thỉnh (Quê choa).

 

– CHÙM THƠ TÌNH MỚI CỦA NGÔ MINH (Ngô Minh).

 

– Hữu Phương: LÊ ĐÌNH TY VÀ NHỮNG CÁNH ĐỒNG KHÔNG ĐƯỢC GẶT (Ngô Minh).

 

– MỞ ĐƯỜNG QUA ĐỈNH NÚI CHÂN MÂY (Trần Mỹ Giống).

 

– Đàm Vĩnh Hưng tìm gặp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (TT). – Mr. Đàm khóc trên vai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (Ngôi sao). Đến 11h sáng nay đã có 112 bình luận của độc giả.

 

– Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng về “một âm mưu hãm hại” (DV).

 

– Nhạc Việt trong mắt tôi: ‘99% ca sĩ không đọc được nốt!’ (TN). – Để bước qua những chương buồn chán (TT). – Sau lời qua tiếng lại trong làng nhạc, cái thật sẽ lên ngôi (TT). – Chung kết Sao Mai 2013: Có tìm được luồng gió mới? (DT).

 

– Trường Túc: Hướng đi mới sáng sủa cho quảng cáo rượu mạnh? Đội ơn Lửa Phật! (SOI).

 

– Liên hoan Phim Đức – có cả văn hóa lẫn hài (Soi).

 

– HLV nội ở V-League: Phan Thanh Hùng và Lê Thụy Hải là số một! (TTVH). – V-League hạ màn: Cả làng cùng lo (TTVH).

 

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

 

– Trường ngoài công lập ngóng thí sinh (NLĐ).  – Một thí sinh có… hai điểm thi (PNTP).

 

– Nhà nội trú cho học sinh nghèo Lạng Sơn (RFA).

 

– Thí sinh méo mặt với liên thông vào đại học (VNN).

 

– Phải công khai các khoản thu đầu năm học mới (CP).

 

– Kịp thời điều chỉnh độ trắng giấy SGK chống cận thị (GD&TĐ).

 

– Trường ĐH Hùng Vương tiếp tục chờ con dấu (PT).

 

7– Nghệ An: Tạo mái ấm nhà trường, ngăn học sinh bỏ học (GD&TĐ).  – Đồng Tháp: Bếp ăn khuyến học (NLĐ).

 

<- Những trường học ‘treo’ trên không (VNN).

 

– Phụ huynh lo chuyển trường cho con vì Phó Hiệu trưởng bị bắt (VOV).

 

– QUẢNG NAM: Nữ sinh lớp 9 treo cổ tự tử (NLĐ).

 

– Đề nghị cách chức Trưởng phòng Giáo dục bị đánh ghen (ĐT).

 

 Sẽ có Giải thưởng mang tên cố GS Tạ Quang Bửu (Tầm nhìn).

 

– Céline Zünd – Vốn Con người: Bí quyết thành công của giáo dục Phần Lan (Dân luận).

 

 

 

– ĐH-CĐ 2013: Nhiều chiêu trò “câu” thí sinh (DV).

 

– Phận “rau quế”, “rau lang” vào đại học (TT).

 

– Bó tay (LĐ).

 

– “Thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học thực chất” (GDVN).

 

– GS Ngô Bảo Châu tặng sách nói cho học sinh khiếm thị (TN).

 

– TSKH Trần Xuân Hoài – Chủ tịch HĐ Khoa học Viện Vật lý: Giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường: Cần một vị trí xứng đáng (GD&TĐ).

 

– Sách giáo khoa sẽ in bằng giấy ít trắng (TP).

 

– Trường ‘chơi sang’ làm khó phụ huynh (VNN). – Phường, trường ‘đè cổ’ phụ huynh thu phí (TP). – Lạm thu ở trường học: Như hùn tiền “đưa hối lộ” (VOV).

 

– Trước thềm năm học mới: Nỗi niềm đất Mũi (GD&TĐ).

 

– Ngôi trường khuyến học (TN).

 

– Tăng cường an ninh trường học (PLTP).

 

– Bàn chuyện cấm nữ giáo viên “mặc quần không đáy“ (KT).

 

– Lãnh đạo “kình” nhau, sinh viên chịu thiệt (DV).

 

 

 

– Bộ GD-ĐT giải trình việc thiếu 27 nghìn giáo viên (LĐ).

 

– Các trường ĐH “tung chiêu” hút thí sinh NV2 (PT).

 

– Cần có chiến lược về nhân tài (NNVN).

 

– Học mầm non cũng đóng bạc triệu tiền phí “xã hội hóa” (SM).

 

– Vụ “TTGDTX bán chữ”: Học bạ giả, giáo viên… ảo (DV).

 

– Vụ bé 1 tuổi tử vong: Lãnh đạo Phòng Giáo dục Long Biên lên tiếng (Infonet).

 

– Một trí thức của người Thái đen Tây Bắc (NNVN).

 

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

 

– Vụ chết sau tiêm, phá bệnh viện: Gia đình gửi đơn tố cáo (VNN).  – Bệnh viện 71 Trung ương: “Cho” bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não uống thuốc… viêm gan (LĐ).

 

– Hé lộ nguyên nhân cái chết tức tưởi của bé 12 tháng tuổi (VNN).  – Vụ cháu bé tử vong bất thường ở trường mầm non: Có thể do sặc cháo (TN).

 

8– Bị kiểm tra, thầy thuốc Trung Quốc chạy trốn tán loạn (TT).

 

– Kinh hoàng đường dây kinh doanh xương, thịt thối (LĐ). =>

 

– Xe tải kéo sập cổng trường tiểu học, 4 người bị đè chết (NLĐ).

 

– Lo lắng vì “hố tử thần” (NLĐ).  – Xử lý “hố tử thần”: Cần khảo sát và khoanh vùng nguy hiểm (VOV).

 

– Việt Nam thả hơn 15 ngàn tù nhân (BBC).

 

– Truy tìm kẻ móc mắt bé trai ở TQ (BBC).

 

 

 

– Được – mất xã hội hóa dịch vụ y tế – Bài 1: ‘Dịch vụ tư’ trong bệnh viện công? (TP). – TPHCM: Thanh tra đột xuất phòng khám, “bác sĩ ngoại” trốn, chạy thoát thân! (LĐ).

 

– Khám phá “thế giới ngầm” ở Hà Nội (Kỳ 3) (PT).

 

– 60.000 chủ nhà trọ “bình ổn” giá (SGGP).

 

– Thương người mẹ nghèo không có nổi 50 nghìn đồng cho con đi viện (DT).

 

– Người duy nhất sống sót kể lại vụ sập cổng trường tiểu học (DT).

 

– Tạm giữ đối tượng ‘hất’ CSGT lên nắp ca pô gần 3km (TP).

 

– Sắm laptop, ipad cho ôsin rèn nghề nội trợ (VEF).

 

– Lũ lụt tại Mali làm 24 người thiệt mạng (VOV).

 

 

 

– 8 ngư dân trôi dạt trên biển sắp hết lương thực (TN).

 

– Thanh tra phòng khám, “bác sĩ” Trung Quốc trốn lên trần nhà! (TT). – Bị thôi chức vì không hoàn thành nhiệm vụ (TT).

 

– Hội chợ tranh “Cơm có thịt” – trẻ em giúp trẻ em (Soi).

 

– Siêu xe vô can sau tai nạn, dư luận phản ứng (Tri thức/Zing).

 

– Đi Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng: Người lao động lấy đâu ra tiền (TP).

 

– Bến xe Hà Nội tăng cường 190 chuyến xe phục vụ 2/9 (VOV). – Hà Nội: Thông xe cầu vượt Đại Cồ Việt- Trần Khát Chân (VOV).

 

– ‘Thị trường bánh Trung thu khá phức tạp’ (TP).

 

– Những chúa đảo biển Tây – Kỳ 3: Các nữ chúa trên hòn Mây Rút (TN). Xem thêm: – Những chúa đảo biển Tây – Kỳ 2: Chúa đảo họ Tiết (TN). – Những chúa đảo biển Tây: Hiệp sĩ mù trên ‘đảo ma (TN).

 

– Hải Phòng: Công an vào cuộc điều tra vụ dân ngất vì khí độc nhà máy (DT).

 

– Vụ chặn xe thuốc trừ sâu: Người dân tự “khai quật” các thùng hóa chất (DT).

 

– Đổ cổng trường Tiểu học, 4 người chết (VOV).

 

– Hàng trăm người hoảng loạn tháo chạy vì tin báo cháy giả (TN).

 

– Bé gái 5 tuổi bị cha ruột bạo hành dã man (DT).

 

– Thăm thôn có 240 tỉ phú (NLĐ).

 

QUỐC TẾ

 

–  Syria : Âu Mỹ hoãn binh (RFI). – Tấn công Syria : Phương Tây tìm tính chính đáng.  – Cuộc tấn công Syria sẽ tượng trưng và giới hạn. –  Báo chí Trung Quốc đòi ngăn chặn tấn công Syria.  – Phỏng vấn Nhà báo Phạm Trần: Dư luận Mỹ tin chắc Washington sẽ can thiệp tại Syria.  – Vô hiệu hóa lá bài phủ quyết của Nga-Trung. “RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị học Đại học Mỹ tại Paris, Ziad Majed và nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận.” – HOA KỲ SẴN SÀNG TẤN CÔNG SYRIA ĐỒNG THỜI CỦNG CỐ CHIẾN LƯỢC CHÂU Á (TNM). –  Thời điểm và chiến thuật tấn công Syria (RFA).

 

– Tổng thống Bashar al-Assad: Syria sẽ chiến thắng Mỹ (TTXVN).  – Syria cử 8.000 phi công cảm tử chống máy bay Mỹ (TTXVN).  – Pháp điều chiến hạm phòng không mạnh tới gần Syria (KT).  – Mỹ và phương Tây “lấy cớ” để nhanh chóng tấn công Syria? (VOV).  – Mỹ chỉ trích Nga chặn nghị quyết đánh Syria (NLĐ).   – Lộ diện 36 mục tiêu trọng điểm của Syria, tên lửa Mỹ nhắm tới (ANTĐ).  – LHQ chờ kết quả điều tra Syria (BBC).  – Thế giới bất đồng về việc Mỹ có thể can thiệp vào Syria (VOA).  – Thế giới tiếp tục “nóng” bởi những phản ứng về Syria (TTXVN).  – Nhóm thanh sát viên LHQ sẽ rời Syria ngày 31-8 (TT).  – Việt Nam lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria(TTXVN).

 

9<- Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ “phỏng vấn” bò về Syria và Ai Cập (LĐ).

 

– Không bán cho Iran, Nga phá dỡ tên lửa S-300 (TNNN/KT).

 

– Ấn Độ bắt phần tử hiếu chiến hàng đầu (VOA).

 

– Kỷ niệm 50 năm cuộc tuần hành đòi bình đẳng của Mục sư King (VOA).

 

– Mỹ bán máy bay trực thăng tấn công cho Indonesia (VOA).

 

 

 

– Pháp, Nga đưa tàu chiến gần Syria (TN). – Hệ thống phòng không Syria mạnh tới đâu? (VNN). – Các nước “bày binh bố trận” cho trận chiến Syria như thế nào? (Infonet). – Syria chuẩn bị 8.000 phi công cảm tử (PT). – Syria di chuyển tên lửa sẵn sàng chiến tranh (TP). – Thực hư thông tin Tổng thống Syria đã tháo chạy(DV). – Người dân Syria khốn khổ vì leo thang quân sự (VOV). – Video: Bashar al-Assad tuyên bố Syria quyết tâm đánh bẹp kẻ thù (GDVN).

 

– Mỹ tạo lý do để tấn công Syria (VOV). – Cuộc chiến ở Syria: Obama giữa “ngã ba đường” (DV). – Thế giới phản đối khả năng Mỹ can thiệp vào Syria (PT). – Bị bỏ rơi, Mỹ “đơn thương độc mã” ở Syria? (VnM). – Áp lực lớn, Mỹ chưa thể “ấn nút” đánh Syria (ANTĐ). – Trung Quốc không phản đối Mỹ can thiệp vào Syria?(PT).

 

– Tấn công Syria sẽ xóa sổ Israel (VOV).

 

– Liên Hợp Quốc kêu gọi nỗ lực quốc tế về cấm thử hạt nhân (VOV).

 

– Chênh lệch thu nhập công chức lên đến 47 nghìn đô/năm (TVN).

 

– Vì sao nữ doanh nhân ‘nộp mình’ cho Tổng thống? (TP).

 

 

 

– Syria quyết chống lại các cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây (TN). – Syria chuẩn bị 8.000 phi công cảm tử sẵn sàng chống Mỹ và phương Tây (GDVN). – 8.000 phi công cảm tử của Syria đã sẵn sàng (DV). – Con đường nào đưa Syria đến chiến tranh? (Infonet).

 

– Mỹ điều thêm tàu chiến, úp mở khả năng một mình tấn công Syria (DT). – Mỹ sẽ tạo cớ đánh Syria nếu cần thiết (Tin tức). – Liệu Mỹ có đơn phương tấn công Syria? (Tin tức). – Mỹ sẵn sàng hành động một mình tại Syria (SGGP). – Mỹ chưa tấn công Syria vì không muốn đổi xe lấy mã? (ĐV). – Tấn công Syria sẽ là “chiến tranh Việt Nam thứ hai” đối với Mỹ (LĐ). – ‘Diều hâu’ Trung Quốc dựng kịch bản Mỹ tấn công Syria (Soha). – Bà Merkel ‘trên đe dưới búa’ trong vấn đề Syria (Tin tức). – Lý do Anh bất ngờ rút khỏi liên minh quân sự tấn công Syria (Soha). – Khung thời gian quan trọng với mọi kế hoạch đánh Syria  (VNN).

 

– Lợi ích của Nga, Mỹ, Iran khi ủng hộ Syria (LĐ).

 

– Dân Israel đổ xô mua mặt nạ phòng độc (KT).

 

– Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn SM-6 (KT).

 

– Chiến dịch tiêu diệt Bin Laden được “vũ trụ” trợ giúp (NLĐ).

 

– Lê Mạnh Hùng: ‘Ai canh giữ những người canh giữ?’ (DĐTK).

 

– Stone of Hope (Tương tri).

 

* RFA: + Tối 29-8-2013; + Sáng 30-8-2013

 

* RFI: 29-8-2013

 

* VTV: + Cuộc sống thường ngày – 29/08/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 29/08/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 29/08/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 29/08/2013;  + Thể thao 24/7 – 29/08/2013;  + Hòa nhạc ” Điều còn mãi” nhân dịp Quốc khánh 2/9;  + Điểm hẹn văn hóa – 29/08/2013;  + Thời sự 12h – 29/08/2013;  + Thời sự 19h – 29/08/2013.

 

2002. Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp

 

Blog hxphu 

 

Hoàng Xuân Phú

 

 cũng chỉ là con dân

 

mà xưng là thiên tử

 

 Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập là duy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:

 

 

 

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

 

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

 

“Đội tiên phong” là gì vậy? Nghe mãi đâm quen, thấy oai oai, nhưng thực ra nó là cái gì? Trong ngôn ngữ thông dụng, cái từ này thường chỉ “đạo quân ở vị trí đi đầu để ra mặt trận”. Thời xa xưa, khi còn đánh nhau bằng cơ bắp và vũ khí thô sơ, cả đạo quân ngàn vạn người cũng chỉ trông cậy vào võ nghệ của mấy vị tướng đầu quân, thì cả tướng lẫn quân của “đội tiên phong” cũng chỉ là thuộc hạ để nhà vua sai bảo. Ngày nay, lãnh đạo cao nhất lại càng cố thủ ở hậu phương, chứ không “tiên phong” ra mặt trận. Nếu vậy thì oai cái nỗi gì, mà lại gán cho đảng cái cương vị hạng hai, hạng ba, mà đôi lúc còn bị dùng để “thí tốt”?

 

 Nếu cố gán cho từ “đội tiên phong” nội dung “thành phần ưu tú, đóng vai trò đầu đàn, đưa đường chỉ lối”, thì lại nảy sinhcâu hỏi: Một đảng mà đa số đảng viên và hầu hết lãnh đạo cấp cao đều không phải là công nhân, thì có thể coi là “đội tiên phong của giai cấp công nhân” hay không? Người của giai cấp công nhân – vốn được lý luận chính thống của ĐCSVN ngợi ca là ưu tú và cách mạng nhất – đi đâu cả, mà lại để cho cái hội thuộc giai cấp hay tầng lớp kém tiến bộ hơn xông vào choán hết “đội tiên phong” của mình?

 

 Không chỉ được mệnh danh là “đội tiên phong”, ĐCSVN còn được coi là đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”Tại sao lại ghi những thứ đó vào Hiến pháp? Hiến pháp là văn bản pháp lý gốc của cả Nước, của toàn bộ Nhân dân, để hiến định các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất, chứ đâu phải là cuốn sử ca của riêng ĐCSVN để ghi vào đó những lời tự phụ?

 

Vấn đề đáng bàn hơn là: Liệu những khẳng định kiểu đó có đúng hay không? Dù hào phóng giả định rằng hiện tại chúng đang đúng, thì lấy gì để đảm bảo rằng trong tương lai chúng vẫn còn đúng? Đã là Hiến pháp thì phải có hiệu lực lâu dài. Cho dù không tin vào sức sống của sản phẩm do mình tạo ra, thì chắc hẳn các tác giả Hiến pháp cũng hy vọng rằng nó sẽ tồn tại được vài chục năm. Vậy thì tại sao lại tùy tiện khẳng định hay liều lĩnh bảo lãnh phẩm giá của cả đội ngũ cầm quyền mấy mươi năm sau, những người mà các tác giả Hiến pháp không thể đoán trước sẽ là ai, sẽ cầm quyền thế nào và trong hoàn cảnh ra sao?

 

 Cho đến nay, biết bao sự kiện bí ẩn và hành xử khó hiểu đã và đang xảy ra, đặc biệt là trong quan hệ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, kết hợp với tệ nạn tham nhũng và cướp đất tràn lan, khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi: ĐCSVN (nói chính xác hơn là lãnh đạo của ĐCSVN) có còn trung thành với quyền lợi của Nhân dân và Dân tộc nữa hay không? Đối với không ít người thì câu hỏi cũng chính là câu trả lời. Nếu muốn, giới cầm quyền có thể thông qua hành động thực tế để xóa bỏ nghi ngờ và chứng minh điều ngược lại. Thế nhưng, tại sao lại lạm dụng Hiến pháp để “công chứng” cho cái phẩm hạnh đang bị nghi vấn, và bắt Nhân dân phải mặc nhiên thừa nhận lòng trung thành của giới cầm quyền hôm nay và cả mai sau?

 

 Giả sử ĐCSVN luôn thực sự là “đội tiên phong…” và “đại biểu trung thành…”, thì điều đó đã đủ để Nhân dân trao quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” hay chưa? Vẫn còn có nhiều “đại biểu trung thành” khác, thì tại sao lại chỉ trao quyền lãnh đạo cho một đại biểu duy nhất? Hơn nữa, giữa quyền lãnh đạo và tính tiên phong cộng với lòng trung thành là một khoảng cách xa vời, hai cái đó không nhất thiết là hệ quả của nhau. Chẳng hạn như Cún con, khi ra đường thì hay lon ton lên trước (nghĩa là rất “tiên phong”), và ít ai trung thành với chủ hơn Cún, nhưng chẳng vì thế mà Cún lại được chủ trao cho quyền lãnh đạo… gia đình. Rõ ràng, hai mệnh đề nhầm chỗ đó không đủ để biện minh cho quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN. Ngược lại, cái “hư hư thực thực”“hư” đến mức bất chấp cả “thực”, đã làm suy giảm tính nghiêm túc và tính hợp lý của Hiến pháp. Vậy thì cưỡng nạp những mệnh đề vu vơ ấy vào Hiến pháp để làm gì?

 

 *

 

*      *

 

 Nếu quan niệm rằng hai đặc tính “đội tiên phong…” và “đại biểu trung thành…” là đòi hỏi, là điều kiện cần cho quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, thì Điều 4 cần được hiệu chỉnh cho chuẩn xác về mặt lô-gíc, chẳng hạn như sau:

 

“Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, … thì mới là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

 

Hoặc hoán vị đoạn cuối lên đầu và dùng chữ “để” thay cho hai chữ “thì mới”:

 

Để là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc…”

 

Đó là hai phương án hiệu chỉnh lô-gíc kinh tế nhất, chỉ thêm ba hoặc bốn chữ và giữ nguyên các thành phần khác. Kể cả trong trường hợp thừa nhận quyền lãnh đạo của ĐCSVN như một thứ đương nhiên, bất chấp hiện trạng của đảng, thì cũng nên viết lại như sau:

 

“Đảng cộng sản Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.”

 

Dù chọn phương án nào thì cũng cần thêm chữ phải, để nhấn mạnh rằng: Đó là đòi hỏi mang tính pháp lý mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Liệu giới cầm quyền có muốn viết như vậy hay không? Chắc là không! Vậy thì nội dung về“đội tiên phong…” và “đại biểu trung thành…” trong Điều 4 không phải là đòi hỏi, mà mang ý nghĩa ”thừa nhận một thực trạng đã, đang và sẽ mãi tồn tại”, tức là một hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”.

 

 Vấn đề tương tự được đặt ra với khoản tiếp theo của Điều 4, viết rằng:

 

“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

 

Đây có phải là một yêu cầu, một đòi hỏi hay không? Nếu là đòi hỏi thì cần bổ sung một chữ phải“ như sau:

 

“Mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

 

Câu hỏi nảy sinh là: Tại sao lại thiếu chữ “phải” tại vị trí quan trọng như vậy? Có phải do vô tình hay không?

 

Muốn hiểu được ý tứ của các tác giả, hãy điểm mặt 39 chữ phải trong Hiến pháp 1992 để nhận ra rằng: Từ phải là một trong những thuật ngữ đặc trưng trong Hiến pháp, thường được dùng để chỉ những điều bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ:

 

Điều 51 … Công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội…”

 

Điều 76  Công dân phải trung thành với Tổ quốc…”

 

Điều 77 … Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.”

 

Điều 100  Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”

 

Điều 122  Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn… Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định…”

 

 Tại sao không viết tương tự, mà lại tránh dùng chữ phải trong Điều 4? Nếu quan niệm rằng chỉ cần viết

 

“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

 

là đã hàm chứa chữ phải, do đó có thể lược bỏ nó, thì sao không bỏ nốt chữ phải trong những trường hợp cũng “đã hàm chứa” tương tự? Chẳng hạn, sao không bỏ chữ phải trong hai điều khoản sau đây:

 

Điều 115  … Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.”

 

Điều 124  … Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số…”

 

 Để hiểu hết thâm ý chứa trong Điều 4, nên so sánh nó với điều khoản sau:

 

Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

 

Vâng, không chỉ “các… tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân”, mà cả “các cơ quan Nhà nước” đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”. Nhưng ĐCSVN và các tổ chức của đảng thì không bị liệt kê trong Điều 12, tức là chúng không nằm trong diện phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”.

 

 Điều 4 chỉ viết là: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Khi đã ngăn chặn việc ban hành luật về các đảng chính trị hay luật dành riêng cho ĐCSVN, thì chẳng hề tồn tại “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”nào có thể khống chế và ràng buộc đảng. Vậy là ĐCSVN được mặc sức tung hoành. Hơn nữa, giả sử có ràng buộc pháp luật nào đó liên quan, thì ĐCSVN cũng không nhất thiết phải tuân theo, bởi vì câu hiến định “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” không nhất thiết là một đòi hỏi, mà ngược lại, rất có thế là một hình thức“công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”, cũng tương tự như việc “công chứng” cho đặc tính “đội tiên phong…”và “đại biểu trung thành…” mà thôi.

 

 Hẳn là đạo diễn của Hiến pháp 1992 đã cân nhắc rất kỹ lưỡng, và cố tình không cho “diễn viên” tên phải lạc vào “màn kịch” Điều 4, để tạo ra một “hoạt cảnh thực thực hư hư”“nói dzậy mà không phải dzậy”. Cái tinh vi ấy được kế thừa trọn vẹn trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 02/01/2013) và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 (được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, ngày 17/05/2013). Chưa thỏa mãn với đặc quyền vô biên đã có, người ta đã sửa câu

 

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

 

trong Hiến pháp 1992 thành

 

Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

 

Hạ cấp từ chữ “Mọi” xuống chữ “Các”, phải chăng là cố chừa ra thế lực bất khả xâm phạm? Tuy trong phương án sửa đổi có bổ sung thêm đối tượng “đảng viên”, nhưng đó là “đảng viên thường”. Còn các vị lãnh đạo đảng là “siêu đảng viên”, và cá nhân họ cũng không phải là “tổ chức”, vì vậy có thể hoàn toàn tự do “ngoài vòng Hiến pháp và pháp luật.

 

 Trong tham luận trình bày tại phiên họp Quốc hội vào buổi sáng ngày 16/11/2012, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã phân tích và kiến nghị như sau:

 

“Về Điều 4, hiện nay về Đảng thì chúng ta có 3 chủ thể: Thứ nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thứ hai là các tổ chức của Đảng; Thứ ba là đảng viên. Nhưng khi thiết kế Điều 4 thì chúng ta bỏ quên chủ thể quan trọng nhất là Đảng cho nên chúng ta chỉ quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều 4 tôi chỉ xin thêm một từ ở đằng trước, tức là ‘Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật’.”

 

Đề nghị của Luật sư Trương Trọng Nghĩa là rất hợp lý, để loại trừ khả năng biện hộ rằng: “Đảng không phải là một tổ chức của Đảng, nên Đảng không phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nếu thực tâm muốn tôn trọngkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, thì chẳng tiếc gì mà không thêm chữ “Đảng” vào đầu câu như ông Nghĩa đề xuất.Thế nhưng, đề nghị ấy đã không được chấp nhận. Phải chăng việc khước từ đó càng thể hiện rõ hơn động cơ của đạo diễn và bản chất của Điều 4?

 

 Một nét mới của Điều 4 trong phiên bản 2 và phiên bản 3 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là khoản sau đây được chèn thêm vào giữa:

 

“Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”

 

Câu này đã khiến một số người hâm mộ đảng hân hoan ca ngợi. Nhưng thực ra có gì là mới ở đây hay không? Thế nào là gắn bó mật thiết”? “Gắn bó” như hiện nay đã đủ hay đã quá “mật thiết” hay chưa? “Phục vụ nhân dân” thế nào thì bấy lâu đã rõ, xin kiếu, xin kiếu! “Chịu sự giám sát” hay “đành chịu sự giám sát”? Nhân dân “giám sát” thế nào, khi mọi chuyện tày đình đều diễn ra ở những nơi kín cổng cao tường, được súng ống bảo vệ nghiêm ngặt? Giả sử bằng cách nào đó mà biết được chút chuyện “thâm cung”, thì đành ngậm miệng, hay nông nổi phát ngôn, để rồi có thể bị khép vào “tội cố ý”hay “tội vô tình làm lộ bí mật nhà nước” (Điều 263 và Điều 264 Bộ luật hình sự)? Và “giám sát” để làm gì? Nếu được phép“giám sát”, nhưng khi phát hiện ra điều sai trái thì cũng chỉ có thể bó tay bất lực và thêm ấm ức, thì “quyền giám sát đảng”có hơn gì so với “quyền được tò mò, nhòm ngó chuyện riêng của nhà hàng xóm”? Thế nào là “chịu trách nhiệm trước nhân dân”? Ăn chán, phá chán cũng chỉ cần buông một câu “xin chịu trách nhiệm” là xong, vậy thì tội gì mà không ăn, không phá? Toàn là mỹ từ chung chung, vô định, phù hợp với mục đích tuyên huấn, nhằm mê hoặc và ru ngủ người đọc, chứ không thể dùng để diễn đạt các ràng buộc pháp lý.

 

Những băn khoăn vừa kể chỉ có ý nghĩa khi khoản mới bổ sung vào Điều 4 là đòi hỏi mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Nhưng lấy gì để đảm bảo rằng đó thực sự là đòi hỏi, chứ không phải là tái diễn hình thức ”công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”? Nếu quả là đòi hỏi, thì cần thêm bốn chữ phải như sau:

 

“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”

 

Hoặc ít nhất cũng bổ sung một chữ phải để áp chung cho cả bốn nghĩa vụ:

 

“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”

 

Như vậy không phải là quá máy móc, mà cũng chỉ hiến định giống như hai điều khoản sau đây của Hiến pháp 1992, cũng về quan hệ với Nhân dân:

 

Điều 8  Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”

 

Điều 97  … Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri…”

 

Quan sát kỹ sẽ nhận ra sự khác nhau “tinh tế” giữa yêu cầu đối với Nhà nước trong Hiến pháp 1992 và yêu cầu đối với ĐCSVN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Các cơ quan Nhà nước ”phải tôn trọng nhân dân” và “lắng nghe ý kiến… của nhân dân”, còn đảng thì không phải ”tôn trọng nhân dân” và cũng không phải ”lắng nghe…nhân dân”; các cơ quan Nhà nước phải tận tụy phục vụ nhân dân”, còn đảng thì cũng “phục vụ nhân dân” nhưng không cần phải ”tận tụy. Thế cũng đã là tiến bộ vượt bậc rồi, bởi Hiến pháp 1992 còn không hề nhắc đến quan hệ của đảng đối với Nhân dân.

 

 Có lẽ để “cởi trói” cho Nhà nước, nên “Các cơ quan Nhà nước” được giải phóng khỏi Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2:

 

Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân…”

 

Sau đó, không hiểu do sức ép nào mà người ta lại đành chịu để cho “Các cơ quan Nhà nước” tái hiện trong Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3:

 

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”

 

*

 

*      *

 

 Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 và phiên bản 3, số lần xuất hiện của chữ phải ít hơn so với trong Hiến pháp 1992. Vì sao như vậy? Một số chữ phải biến tướng thành thuật ngữ khác, như “có trách nhiệm”“có nghĩa vụ”… Chẳng hạn, đoạn

 

công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội

 

tại Điều 51 Hiến pháp 1992 biến thành đoạn

 

Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

 

tại Điều 20 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Một số chữ phải thì biến mất hẳn, vì một số điều khoản được bãi bỏ. Ví dụ, quy định

 

 Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”

 

tại Điều 100 Hiến pháp 1992 biến khỏi cả hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. (Chả trách mà một số đại biểu Quốc hội say sưa ca ngợi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.)

 

Có một ưu ái đặc biệt mà Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” dành cho Dân trong Hiến pháp 1992, đó là“vinh danh” Dân hai lần trong mối quan hệ với pháp luật:

 

Điều 12  … mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

 

Điều 79  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật…”

 

Các tác giả Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 đã kết hợp nhuần nhuyễn tính kế thừa với tính sáng tạo, và thu được kết quả tương ứng như sau:

 

Điều 8  … cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

 

Điều 49  Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

 

Trong Điều 8, từ “cá nhân” được dùng để thay thế cho từ “mọi công dân” ở Điều 12 Hiến pháp 1992. Nghĩa là Dân vẫn được “vinh danh” hai lần: Một lần dưới danh nghĩa “công dân” và một lần dưới danh nghĩa “cá nhân”“Chu đáo” với Dân đến thế là cùng.

 

Trong khi đó, họ lại “sơ suất” đánh mất hai chữ “Nhà nước” trong đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Quy định

 

Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

 

trong Hiến pháp 1992 được sửa thành

 

Điều 8 

 

1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật…

 

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

 

trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Khoản 1 Điều 8 học theo phong cách của Điều 4 Hiến pháp 1992, không hề sử dụng từ phải hay thuật ngữ tương đương, nên cũng không rõ đó là đòi hỏi hay ghi nhận (tức là ”công chứng”). Nếu đó là đòi hỏi thì Nhà nước cũng chỉ cần hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”. “Theo” được bao nhiêu thì “theo”, chứ không bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành…”. Nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành…” trong Khoản 3 Điều 8 chỉ áp vào Cơ quan, tổ chức” chung chung, mà thường chỉ được hiểu là “cấp dưới”.  Rồi đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3Điều 8 chỉ giữ lại cái Khoản 1 mập mờ, còn Khoản 3 thì hoàn toàn biến mất, do đó cả Cơ quan, tổ chức”chung chung cũng không còn bị đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật” nữa.

 

 Chưa hết, cái quy định

 

“Ủy ban nhân dân … chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”

 

tại Điều 123 Hiến pháp 1992 cũng bị xóa khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Có lẽ họ đã kịp nhận ra như vậy cũng không ổn lắm: Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì không thành vấn đề, nhưng nếu bỏ cả quy định “chấp hành … các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên”, ngộ nhỡ địa phương không chịu nghe theo trung ương nữa thì sao? Cho nên, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3, họ đã đưa ra hai phương án: Với phương án 1 thì Ủy ban nhân dân vẫn không bị nhắc nhở là phải chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật…”; phương án 2 khôi phục nguyên văn quy định của Điều 123 Hiến pháp 1992. Nếu phương án 1 được thông qua, thì không chỉ các cơ quan của đảng, mà cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều được “giải phóng” khỏitrách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật”. Còn nếu phương án 2 được thông qua thì chỉ Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phải ”chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật” mà thôi. Dù bất cứ phương án nào của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 được chọn, thì công dân cũng vẫn được “chăm sóc chu đáo”, không bị bỏ sót, bởi:

 

Điều 49  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật…”

 

Hóa ra, nghĩa vụ Nhà nước chỉ nhất thời, nghĩa vụ Dân mới vạn đại.

 

*

 

*      *

 

 Để hiểu rõ hơn Điều 4 Hiến pháp 1992 và các phiên bản biến dạng của nó, ta đã lan man sang một số điều khoản khác của Hiến pháp. Đấy không phải là lạc đề, mà để có được tầm quan sát bao quát hơn, nhằm thấu hiểu hơn bản chất và ý nghĩa của Điều 4. Phải so sánh với cách cư xử mà họ dành cho Dân, thì mới nhận ra mức độ ưu ái mà thế lực cầm quyền dành riêng cho mình. Thế mới biết, trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đang tồn tại trên đất Việt, thì nguyên lýMọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52 Hiến pháp 1992) cần được hiểu như thế nào. Vâng, “mọi công dân đều bình đẳng…”, nhưng giới cầm quyền còn “bình đẳng hơn”, và lãnh đạo cấp cao nhất thì tất nhiên phải được “bình đẳng nhất”. Có lẽ vì cái không gian dân chủ xã hội chủ nghĩa quá chật hẹp, nên giới cầm quyền phải đứng ngoài khuôn khổ pháp luật, phải đứng trên hiến pháp, để… “nhường chỗ cho Dân”.

 

Các điều khoản đã trích dẫn ở trên cho thấy: Chỗ nào thấy cần thì các tác giả Hiến pháp đều nhớ dùng từ phải hoặc những từ đồng nghĩa để nhấn mạnh sự “đòi hỏi”. Họ chỉ cố tình ”quên” dùng từ ”phải“ ở Điều 4 mà thôi. Nhờ thế, Hiến pháp trao cho ĐCSVN quyền lực lãnh đạo tối cao vô biên, nhưng lại không đòi hỏi ĐCSVN phải thực hiện bất cứ điều gì, kể cả việc nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, như quy định ở Điều 12 đối với các thành phần còn lại của xã hội. Hơn nữa, bất luận thực tế tốt xấu ra sao, thì ĐCSVN cũng được công chứng” trong Hiến pháp là đã ”tiên phong…”, đã ”trung thành…”, đã ”hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, và đã ”gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.

 

 Lối viết lấp lửng tạo cho người đọc ảo tưởng rằng lãnh đạo đảng đã tự giác đặt mình vào khuôn phép, nhưng vẫn đảm bảo cho “đấng tối cao” chẳng phải chịu bất kỳ ràng buộc pháp lý nào cả, và bất kể thế nào thì cũng vẫn được vinh danh.

 

 Liệu đó có phải là thâm ý của những người đã ấn định nội dung Điều 4 trong Hiến pháp 1992 và hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hay không?

 

 Điều 4 như vậy có hợp lý không?

 

Viết ra và tung hô một điều như vậy có phải là tử tế không?

 

Chúng ta có thể nhắm mắt mà chấp nhận một điều hiến định như thế hay không?

 

 H.X.P.

 

29/08/2013 – Mừng Cháu tròn một tuổi

 

Cùng tác giả:

 

Rủi cho Phương Uyên – May cho Dimitrov

 

Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?

 

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?

 

Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ! 

 

Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp

 

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

 

Hai tử huyệt của chế độ

 

Viễn tưởng từ chức

 

Bài học tồn vong từ thảm họa

 

Lực cản Nhà nước pháp quyền

 

Chiến binh cầm bút

 

Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!

 

Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng

 

Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ

 

Quyền biểu tình của công dân

 

Phiêu lưu điện hạt nhân

 

Về huyền thoại điện hạt nhân giá rẻ

 

Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân

 

2003. VIỄN CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC-EU

 

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

 

Chủ nhật, ngày 25/8/2013

 

TTXVN (Angiê 23/8)

 

Cuộc đấu ngầm về năng lương mặt trời

 

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời thế giới lâm vào khủng hoảng: nhiều doanh nghiệp phá sản ở cả châu Âu lẫn Trung Quốc, Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã dọa áp mức thuế chống bán phá giá tới 47% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngày 4/6, khi không đạt được một giải pháp thương lượng nào, lời cảnh báo của EU phần nào trở thành hiện thực: mức thuế 11,8% được áp dụng kể từ ngày 6/6 và sẽ tăng lên 47% nếu hai bên vẫn không tìm được giải pháp.

 

 

 

Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, trong bước đi tiến tới phát triển của mình, bộ máy chiến tranh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc đã giáng một đòn mạnh vào ngành chế tạo tấm pin mặt trời của châu Âu. Người ta nói rằng hàng nghìn doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì không thể chịu được sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại do Trung Quốc sản xuất. Một số khác nói đến việc bán tống bán tháo (rẻ hơn 40%) do Trung Quốc bán phá giá bằng cách trợ giá cho doanh nghiệp của mình. Điều này bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấm vì phá hoại quy luật thị trường. Nhưng ai quan tâm đến điều đó?

 

Trong khi châu Âu trợ giá cho việc lắp đặt tấm pin mặt trời, Trung Quốc trợ giá mạnh cho sản xuất tấm pin thông qua việc cấp tín dụng lãi suất thấp nhưng vẫn không thể phát triển thị trường trong nước ở mức độ tương xứng. Sự mất cân đối đó thể hiện ở mức thâm hụt thương mại cao của châu Âu: doanh nghiệp Trang Quốc nắm giữ tới 80% thị phần châu Âu. Hậu quả là để không bị lâm vào tình trạng “trợ giá cho nền công nghiệp Trung Quốc”, nhiều nước châu Âu giảm trợ giá và để cho ngành công nghiệp Trung Quốc sụp đổ sau ngành công nghiệp châu Âu.

 

Người ta vẫn còn nhớ thời chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ khi nước này quyết định trợ giá sản xuất thép ở trong nước. Người ta cũng vẫn còn nhớ trò lừa đảo diễn ra trong Chính sách nông nghiệp chung châu Âu khiến các nước châu Phi khuynh gia bại sản vì không thể sản xuất được hàng đủ sức cạnh tranh. Tóm lại, châu Âu phản ứng bằng cách trừng phạt mặt hàng tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc.

 

Với quyết định tạm thời áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này, ủy ban châu Âu thận trọng giương móng vuốt ra với Bắc Kinh nhưng vẫn hy vọng đạt được giải pháp thân thiện. Trên tinh thần đó, Brúcxen đưa ra câu đáp trả từng bước: từ ngày 6/6, mức thuế đối với tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất là 11,8% và có thể lên tới 47,6% nếu không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh trong hai tháng sau đó.

 

Các nhà chế tạo tấm pin mặt trời châu Âu bị chia rẽ trước các biện pháp này. Các công ty lắp đặt không đồng tình vì họ nghĩ đó là biện pháp tồi tệ. Mặt hàng này chiếm tới 80% thị trường châu Âu. Đối với ông Jade Lindgaard, tình hình hiện nay là do Trung; Quốc sản xuất thừa và bán sản phẩm với giá thấp hơn chi phí sản xuất. Cuối năm 2012, Chính phủ Mỹ đã áp thuế chống phá giá và chống tài trợ ở mức 31-250% đối với tấm pin mặt trời của Trung Quốc. Tuy nhiên, phản ứng của các nhà sản xuất Pháp lại không mạnh mẽ. Trên thực tế, các công ty chế tạo tấm pin mặt trời và tế bào quang điện chính của Pháp (Photowatt, Bosch, MPO, Sillia, Fonroche, Solarezo, Sunpower) đang phải chịu sức cạnh tranh của Trung Quốc, trong khi các tác nhân khác trong lĩnh vực này (lắp đặt, bán năng lượng, phát triển dự án…) được hưởng lợi từ đó. Đến mức ông Jean-Pascal Pham-Ba, Tổng thư ký Solaire Diorect, công ty chuyên lắp đặt tấm pin mặt trời và bán năng lượng, mỉa mai: “Người ta nói rằng với sự giúp đỡ của nhà nước dành cho ngành năng lượng tái tạo, châu Âu đang trợ giá cho ngành công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cũng rất có thể nói ngược lại, rằng chính Trung Quốc trợ giá cho điện từ năng lượng tái tạo ở châu Âu khi trả tiền để tấm pin mặt trời của mình được bán với giá rẻ như vậy”.

 

Đối với ông Pham-Ba, ngành sản xuất tấm quang điện đã được toàn cầu hóa và trào lưu này là không thể đảo ngược. Ngành công nghiệp quang điện của Trung Quốc dựa trên nền tảng chế tạo giá rẻ với số lượng rất lớn, mang lại rất ít lãi cho các nhà sản xuất và với một chiến lược thương mại rất năng nổ. Mức cung đó hiện nay đáp ứng được nhu cầu của châu Âu vì các tấm pin mặt trời không đắt nhưng chất lượng tốt thích hợp với thị trường này.

 

Như vậy, các biện pháp trả đũa có nguy cơ gây ra hệ quả trái ngược với kết quả mong đợi. Tại một diễn đàn, cựu Bộ trưởng Xã hội Paul Quilès và Chủ tịch Liên hiệp Planète Eolienne (Pháp), Benoit Praderie, giải thích: “Khoảng 200-300 triệu euro mặt hàng tấm pin mặt trời Trung Quốc nhập khẩu so với 69 tỷ euro thâm hụt năng lượng của nước này liệu có ý nghĩa gì? Tuyệt đại đa số việc làm trong lĩnh vực này trước hết là ở khâu thiết kế dự án, chế tạo linh kiện, xây dựng, phần mềm, duy tu bảo dưỡng, tất cả đều không thể đưa ra sản xuất ở nước ngoài được và lại có giá trị gia tăng cao. Có ai nghĩ rằng một ngày nào đó Pháp có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo máy tính hay smartphone, không? Điều không may là không. Trái lại, Pháp có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực có sử dụng các sản phẩm đó (nghiên cứu và phát triển, công ty dịch vụ tin học, điều hành, phát triển ứng dụng..

 

Ông Benoit Praderie so sánh việc áp thuế chống phá giá với vụ cấm vận đối với máy ghi âm Nhật Bản được ông Laurent Fabius, lúc đó là Bộ trưởng Ngân sách Pháp, áp đặt vào năm 1982. “Cuộc chiến mới” vào thời đó là biểu tượng của “chính sách bảo hộ mậu dịch mới” của phái tả cầm quyền. Cụ thể là tiền của các nhà sản xuất điện mặt trời thu về ngày càng ít đi với hoạt động này.

 

Dường như tấm pin mặt trời của Trung Quốc không những không gây thiệt hại mà còn giúp châu Âu kiếm được nhiều lợi nhuận. Theo NRC Handelsblad, tại Hà Lan, lĩnh vực năng lượng mặt trời phát triển rất nhanh bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế. Cáp nhà thầu khoán và doanh nghiệp lắp đặt điện, vốn chịu nhiều thiệt hại do khủng hoảng trong ngành xây dựng ồ ạt tràn ngay sang lĩnh vực lắp ráp tấm pin mặt trời. Nhờ hàng hóa của Trung Quốc, đến lúc này, họ vẫn còn thở được, thực sự không cần đến thuê chống bán phá giá của châu Âu vì như vậy giá bán tấm pin mặt trời sẽ đắt lên. Liên minh vì năng lượng mặt trời (AFASE) sợ rằng thuế sẽ khiến các nước châu Âu mất khoảng 242.000 việc làm.

 

Mỹ đã đi trước châu Âu rất lâu khi áp dụng mức thuế 31-250% đối với tấm pin mặt trời của Trung Quốc. Nước này cũng chơi con bài pháp lý bằng cách đệ đơn kiện lên WTO. Khi đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực tương lai này, Trung Quốc đã kéo chi phí sản xuất xuống rất nhiều và nhanh chóng trở thành nhà sản xuất số một thế giới. Đến nay, trước khi ủy ban châu Âu ra quyết định, Trung Quốc bán tới 21 tỷ euro tấm pin mặt trời cho EU, tức 60% xuất khẩu của mình trong lĩnh vực này.

 

Tình trạng lộn xộn xảy ra trong các nước EU về chiến lược kinh tế mặc dù ủy ban châu Âu tỏ thái độ cứng rắn. Không chắc châu Âu sẽ giữ được sự gắn kết nếu cuộc đấu với Trung Quốc tiếp diễn nên khó có thể có được chính sách bảo hộ mậu dịch cho dù ủy ban châu Âu bằng mọi giá không còn là người theo chính sách trao đổi mậu dịch tự do nữa. Lợi ích của các nước châu Âu là rất khác nhau về vấn đề này. Một số nước, đặc biệt là Đức, không muốn áp dụng các biện pháp như vậy vì, theo họ, sẽ có thể dẫn đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của mình. Bởi lẽ Đức xuất khẩu nhiều trang thiết bị sang Trung Quốc. Đức cũng sẽ mặc kệ nếu phần lớn các nước châu Âu và thành viên EU bị thâm hụt nặng nề so với Trung Quốc (122 tỷ euro trong năm 2012, trong đó 26 tỷ của Pháp). Trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc là rất lớn. Mặc dù thâm hụt 11,7 tỷ euro trong năm 2012 với Trung Quốc, song Đức vẫn thu về 66,7 tỷ euro xuất khẩu đến nước được coi là đối tác thương mại lớn thứ ba của mình. Và Đức cũng mơ rằng trong một tương lai không xa sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều đó rõ ràng cho thấy sẽ không có một chính sách thương mại duy nhất của châu Âu, lại càng không có được chính sách bảo hộ mậu dịch.

 

Thành công của Trung Quốc không phải tự nhiên mà có. Hàng hóa của nước này, mặc dù bị chê bai, song nhìn chung vẫn không tồi hơn so với hàng của châu Âu hay của Mỹ. Về tế bào quang điện, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nước hàng đầu thế giới. Chỉ trong vòng 5 năm, phần thị phần thế giới nằm trong tay Trung Quốc tăng từ 0% lên 80%. Hiện nay, sản phẩm này có giá rẻ hơn rất nhiều so với của châu Âu, Đồng thời, chi phí nhân công chỉ chiếm 10% giá thành phẩm. Sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc, hình thành chỉ trong 5 năm, không phải là do phá giá về tiền lương. Bộ máy sản xuất của nước này hoàn toàn quá lớn so với nhu cầu hiện tại: Trung Quốc có khả năng mỗi năm sản xuất 45 gigawatt (GW) tế bào quang điện trong khi nhu cầu của thế giới là chưa đến 28 GW. Kết quả là với các nhà máy khổng lồ mỗi năm có khả năng làm ra nhiều GW, Trung Quốc chơi con bài khối lượng để tiết kiệm trên quy mô lớn và có thể đổ hàng tràn ngập thị trường thế giới với giá không ai có thể địch nổi và cạnh tranh nổi.

 

Sự việc được hiểu ra ngay và phản ứng được tung ra tức thì. Trung Quốc là nước đầu tiên đưa ra biện pháp trả đũa. Trong một bài viết trên tờ “China Daily”, Bắc Kinh thông báo tiến hành điều tra đối với rượu vang nhập khẩu từ châu Âu. Tờ báo cảnh báo nếu EU không hiểu được bức thông điệp đó, một số biện pháp trả đũa khác sẽ được thực hiện. Quyết định của Trung Quốc trong việc tiến hành điều tra vấn đề trợ giá và bán phá giá tạo điều kiện cho nhập khẩu rượu vang từ EU cho thấy quyết tâm bảo vệ lợi ích kinh tế của nước này. Và Bắc Kinh không thiếu phương tiện đế làm việc đó.

 

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố biện pháp này được thực hiện theo yêu cầu của các nhà sản xuất trong nước. Với cuộc chinh phạt rượu vang này, Trung Quốc muốn nhắc nhở rằng ngành công, nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu sẽ không phải là nạn nhân duy nhất nếu EU vẫn giữ chính sách bảo hộ mậu dịch. Bắc Kinh không bỏ qua nỗ lực nào để làm dịu căng thẳng bằng cách bắt đầu tiến hành thương lượng với EU và rõ ràng cho thấy ý muốn giải quyết tranh chấp thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng chứ không phải bằng chiến tranh thương mại. Nhưng khi áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, EU đã không đưa ra cam kết giống Trung Quốc. Hành vi đó sẽ khiến nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc phải đóng cửa và nước này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phản công. Xuất khẩu rượu vang đối với châu Âu không quan trọng bằng sản phẩm năng lượng mặt trời đối với Trung Quốc. Năm 2012, hơn 2/3 trong tổng số 430 triệu lít rượu vang được Trung Quốc nhập từ EU, trị giá hơn một tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc xuất 27 tỷ USD thiết bị năng lượng mặt trời sang EU. Sau cuộc điều tra về rượu vang có thể sẽ còn có nhiều hành động khác nếu EU vẫn phớt lờ lợi ích của Trung Quốc. Hàng nhập khẩu từ EU vào Trung Quốc, tính tất cả các loại, trị giá tới 212 tỷ USD vào năm 2012, từ đó giúp Bắc Kinh có được khả năng xoay xở không nhỏ. Hậu quả của việc Trung Quốc đánh thuế rượu vang của châu Âu sẽ là một “thảm họa” thực sự đối với các nhà sản xuất rượu ở Bordeaux (Pháp).

 

Làm thể nào đế giải quyết cuộc khủng hoảng này trong khi ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang là trọng tâm của mọi chính sách an ninh năng lượng và giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính?

 

Chiến lược theo đó có thể “lợi dụng” việc Trung Quốc bán phá giá và xóa bỏ sản xuất tấm pin mặt trời ở châu Âu để, bằng cái giá phải trả thấp nhất, đạt mục tiêu của EU về năng lượng tái tạo là không thể đứng vững được về phương diện chính trị. Trong một châu Âu đang trong quá trình phi công nghiệp hóa và chuyển đổi khó khăn ở một số vùng, các nhà lãnh đạo chính trị chờ đợi có việc làm trong ngành công nghiệp để đổi lấy trợ giá. Đức tạo việc làm nhờ các loại máy công cụ được bán cho các nhà sản xuất tấm pin mặt trời Trung Quốc. Đối với Pháp và một số nước châu Âu khác thì lại không phải như vậy, vì công ăn việc làm trong công nghiệp lại nằm ngay trong sản xuất tấm pin mặt trời.

 

Tuy nhiên, muốn sản xuất toàn bộ tấm pin mặt trời được lắp đặt sẽ là một ý tưởng sai lầm. Chi phí bị đội lên đối với người tiêu thụ sẽ quá cao và làm giảm mạnh tham vọng của châu Âu về năng lượng mặt trời. Điều đó là không có lợi cho cả môi trường lẫn việc làm ở các khâu khác trong lĩnh vực này, chẳng hạn ở khâu đầu vào.

 

Làm thế nào để thoát khỏi ngõ cụt đó? Chỉ bằng cách là chấp nhận sử dụng ở châu Âu tấm pin mặt trời cả của Trung Quốc lẫn của châu Âu. Muốn vậy phải làm sao để Trung Quốc chấm dứt việc bán phá giá nếu xác định được các khoản trợ giá của nước này vi phạm quy định của WTO. Nếu Trung Quốc không nhanh chóng ngừng bán phá giá, lúc đó áp thuế sẽ là cần thiết. Nhưng biện pháp này cũng có cái giá của nó: dây chuyền sản xuất tấm pin mặt trời rất khép kín và Trung Quốc đã thông báo sẽ áp dụng biện pháp trả đũa.

 

Thuế chống bán phá giá có thể là tối cần thiết, nhưng không thể giúp tái cân bằng thương mại. Thâm hụt hiện nay không chỉ do Trung Quốc bán phá giá mà còn vì các nhà sản xuất của nước này quá thừa năng lực, hơn nữa có chi phí lao động thấp và được cấp tín dụng dễ dàng. Từ đó, EU phải tái tạo lại chính sách công nghiệp của mình: chính sách sáng chế để giảm chi phí sản xuất tấm pin mặt trời của châu Âu và tạo ra lợi thế về công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận, về phần mình, Trung Quốc phải tăng cầu ở trong nước về năng lượng mặt trời để tiêu thụ năng lực dư thừa của mình. Đó không phải là điều ảo tưởng: chỉ trong vòng hai năm, mục tiêu lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho đến năm 2015 tăng từ 5 GW lên 21 GW rồi 35 GW.

 

Trong cuộc chiến giữa những người khổng lồ đó, các nước Nam Âu, ở mức độ khác nhau, tính điểm theo thuyết định mệnh và chờ kết quả. Đó là một cuộc chiến vô hình diễn ra trước mắt các nước này. Đó là một cuộc cạnh tranh thực sự đang diễn ra. Nhưng đó không phải là cạnh tranh thô thiển mà hoàn toàn tinh tế, cuộc cạnh tranh của kiến thức công nghệ dựa vào một nhà nước biết tính toán chiến lược chống lại một tri thức công nghệ khác cũng dựa vào một nhà nước biết tính toán chiến lược khác.

 

Châu Âu và Trung Quốc có lợi ích chung là giảm sự lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch và giảm giá tấm pin mặt trời. Cả hai đều có thể đàng hoàng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay… hay tiếp tục một cuộc chiến tranh năng lượng mặt trời mà trong đó tất cả cuối cùng đều là người thua cuộc.

 

Mối đe dọa thường trực

 

Ngày 5/6, ủy ban châu Âu thông báo sẽ đưa ra một loạt thuế nhập khẩu có thể lên tới 47% đối với tấm pin mặt trời và tế bào quang điện của Trung Quốc xuất sang châu Âu với lời cáo buộc bán phá giá. Biện pháp này có thể được xem xét lại vào tháng 12/2013, tùy theo thực trạng thương lượng giữa hai bên. Chưa đầy 48 tiếng đồng hồ sau, Bắc Kinh đáp trả bằng cách tiến hành một cuộc điều tra cho thấy Trung Quốc có thể sẽ tăng mạnh hơn nữa mức thuế – hiện đã lên tới 48% – đối với rượu vang của châu Âu được bán ở Trung Quốc, trong đó phần lớn là của Pháp.

 

Theo tạp chí “Statafrik”, mục tiêu rượu vang không phải là vô hại vì đụng chạm trước hết đến Pháp, nước xuất khẩu rượu vang hàng đầu ở Trung Quốc và là một trong những nước lên tiếng mạnh mẽ nhất tại ủy ban châu Âu đòi áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để chống bán phá giá hàng Trung Quốc. Hai vụ việc này không phải là ngẫu nhiên vì ông Karel De Gucht, ủy viên phụ trách thương mại của EU, cho biết năm 2011, tổng giá trị tấm pin mặt trời mà các nước EU mua của Trung Quốc lên tới 21 tỷ euro, chiếm 80% sản lượng của nước này, trong khi xuất khẩu rượu vang của châu Âu – chủ yếu là từ Pháp, Italia và Tây Ban Nha – tăng 60%/năm trong thời kỳ 2009-2012, với tổng giá trị 763 triệu euro, chiếm 8,6% xuất khẩu rượu vang của châu Âu, trong đó hơn 70% từ Pháp.

 

Nhưng bằng chứng cho thấy việc Trung Quốc vẫn nghi ngờ tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa trước khi tiến hành thương lượng vào cuối năm 2013 là Bắc Kinh hiện vẫn để ngỏ mối đe dọa áp thuế đối với xe hơi phân khối lớn có thể sẽ đánh chủ yếu vào một số loại xe của Đức như Mercedes hay BMW. Khi đánh vào người đồng minh chính của mình ở châu Âu, Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc rất hy vọng sẽ buộc Béclin phải có lập trường ủng hộ Trung Quốc từ nay đến tháng 12/2013.

 

Sau một thời kỳ chính trị tốt đẹp từ năm 2003 đến năm 2005, mối quan hệ giữa Brúcxen và Bắc Kinh, trước đó đã bị suy yếu do không ký được hiệp ước thể chế cho thấy EU đã bỏ lỡ một cơ hội lớn về phương diện chính trị, nay lại xấu thêm trong bối cảnh bão tố khủng hoảng thế giới. Tuy nhiên, có tương đối ít khả năng là hai đối tác sẽ đi quá xa trong cuộc tranh cãi này vì lợi ích thương mại giữa hai bên là quá lớn, trong bối cảnh tranh chấp vẫn không chấm dứt. Hơn nữa, cơn chấn động này cũng cho thấy rạn nứt lớn trong nội bộ EU vì các nước Bắc Âu – vốn rất muốn áp dụng chính sách kinh tế tự do – đối nghịch với các nước Nam Âu – vốn muốn thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch. Hơn nữa, Đức đang đóng một vai trò khiến các nước khác phải ngạc nhiên khi một mình ủng hộ Bắc Kinh mà không hề quan tâm đến việc nương tay với tính gắn kết của châu Âu.

 

Tình hình lộn xộn đó cho thấy EU thiếu gắn kết chính trị khi phải đối phó với Trung Quốc. Thái độ đó còn đáng tiếc hơn khi EU ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn người ta tưởng. Thương mại song phương EU-Trung Quốc quả thực có tăng nhanh, vì thị trường Trung Quốc vẫn rất hấp dẫn trong nhiều lĩnh vực, song sự phụ thuộc thực sự của EU vào đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu vẫn là tương đối thấp, mặc dù có ý kiến theo hướng này hay hướng khác.

 

Trên thực tế, không một ai trong số hai đối tác này có được vị thế thuận lợi trong cuộc đấu, nếu trở nên nghiêm trọng hơn thì còn có thể có nguy cơ gây ra một số thiệt hại cho cả EU lẫn Trung Quốc. Cuộc đấu đó diễn ra trong bối cảnh khó khăn chung khi Trung Quốc và EU đều bị tác động bởi cuộc khủng hoảng. Hiện nay, EU ở trong tình hình ảm đạm về kinh tế, suy yếu về chính trị và bị chia rẽ giữa các nước Bắc Âu và các nước Nam Âu, trong khi Trung Quốc buộc phải hiện đại hóa mô hình tăng trưởng để chuyển sang hướng chất lượng hơn nên xác định được tăng trưởng của mình phụ thuộc một cách nguy hiểm vào xuất khẩu đến mức nào, vì hiện nay lĩnh vực này bị đe dọa phần nào bởi tình hình ảm đạm ở châu Âu.

 

Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau quá nhiều đó, tranh cãi đến kỳ lại nổ ra là điều có thể. Các nước EU sẽ tiếp tục cáo buộc Trung Quốc bán phá giá và bảo hộ mậu dịch có lợi cho doanh nghiệp của mình, còn Bắc Kinh sẽ không ngớt phàn nàn với Brúcxen và Oasinhtơn về những trở ngại (liên quan đến thuế hay không) đối với hàng xuất khẩu của mình. Đồng thời, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng chất lượng hàng hóa bằng công nghệ sẽ gây ra những lời cáo buộc theo đó Trung Quốc thu hút công nghệ và không tôn trọngquyền sở hữu trí tuệ.

 

Nhưng EU và Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của nhau, với tổng giá trị trao đổi hàng năm lên tới hơn 500 tỷ euro. EU là đối tác số một của Trung Quốc, còn nước này là khách hàng thứ hai của EU. Trong bối cảnh các mặt hàng trao đối mậu dịch còn nhiều hơn vấn đề tấm pin mặt trời và rượu vang, trong khi Bắc Kinh có lợi ích chiến lược và công nghệ lớn trong trao đôi liên quan đến ngành hàng không và hạt nhân dân sự, những lĩnh vực mà Pháp nắm giữ vị trí quan trọng, trong khi hai hãng xe hơi Renault và PSA tham gia một số dự án lớn ở Vũ Hán, có thể hy vọng từ nay đến tháng 12/2013, hai bên sẽ tìm kiếm được thỏa hiệp và lưỡi hái của tử thần ít nhất cũng được chôn vùi tạm thời.

 

Vì mỗi bên đều có lợi ích nếu không đẩy cuộc đấu này đi quá xa, chưa nói đến yếu tố rất không thống nhất, nên hiện nay EU không có phương tiện chính trị để đối đầu thương mại lâu dài với Trung Quốc. Cuộc tranh cãi quả thực bộc lộ rõ những rạn nứt nghiêm trọng trong EU về các vấn đề thương mại đến mức cho thấy khó khăn chính trị của tổ chức khu vực này. Nhìn chung, các nước Nam Âu tỏ ra ủng hộ các biện pháp bảo hộ mậu dịch, trong khi các nước Bắc Âu, trái lại, phản đối biện pháp này, trong đó Anh và Đức hiện đang đứng trên tuyến đầu để phản đối các biện pháp trừng phạt.

 

Những lời phê phán cho thấy chính sách của EU là thiếu nhất quán khi phê phán các khoản trợ giá của Trung Quốc trong khi chính EU cũng làm như vậy dưới chiêu bài tạo thuận lợi cho các dự án sinh thái. Dầu sao, bằng chứng về tình trạng đan xen phức tạp chung do toàn cầu hóa, là việc các biện pháp trả đũa kinh tế đối với thiết bị năng lượng mặt trời của Trung Quốc, được bán với giá rẻ hơn từ 20% đến 30%, sẽ dẫn đến nghịch lý là làm tăng đáng kể chi phí sản xuất trong một lĩnh vực mà EU muốn phát triển. Một yếu tố không nhỏ minh chứng cho tính thiếu nhất quán của EU là những lời phản đối và cáo buộc Trung Quốc bán phá giá một phần lại do Solarworld AG, công ty hàng đầu của Đức về tấm pin mặt trời, tung ra trong khi Thủ tướng nước này, Angela Merkel, nhiều lần kiên quyết phản đối biện pháp trừng phạt.

 

Béclin và Luân Đôn cũng sợ rằng cuộc tranh cãi sẽ tàm suy yếu vị thế của mình ở thị trường Trung Quốc và cản trở các dự án đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu, đôi khi trở thành một trong những yếu tố cứu giúp các doanh nghiệp công nghiệp bị suy yếu bởi cuộc khủng hoảng khi các nhà đầu tư truyền thống đã mất lòng tin.

 

Đến cuối năm 2011, tổng số vốn của Trung Quốc tại Anh lên tới con số 1,76 tỷ USD. Tuy nhiên, cần phải xem xét con số này trong bối cảnh nó không hề có liên quan đến các khoản đầu tư giữa các nước châu Âu với nhau hay từ Mỹ đến. Tác động của đồng vốn Trung Quốc ở châu Âu vẫn còn yếu, chỉ với 359 dự án đầu tư có bản chất tư nhân hay bán tư nhân trong tổng số 573 dự án được ký từ năm 2000. Về giá trị, chính đầu tư của Trung Quốc lại cao, với 72% tổng số tiền đầu tư (tức 16 tỷ euro trong thời kỳ 2000-2012, so với khoảng 40-50 tỷ euro được Pháp đầu tư hàng năm). Nhưng điều đáng nói là Luân Đôn lại thở phào nhẹ nhõm khi tiếp nhận các dự án đầu tư của hãng trang thiết bị viễn thông Hoa Vĩ với tổng số vốn 1,3 tỷ euro vào một nhà máy mới và số dự án của công ty tài chính Trung Quốc ABP để cải tạo tổ hợp nhà xưởng và kho của Albert Docks tại Liverpool, Thủ tướng Anh David Dameron – có thể là ông đã nói quá nếu xem sức nặng của các khoản đầu tư của Trung Quốc chỉ là tương đối – biến việc xích lại gần với nước này là “ưu tiên cá nhân” trong chiến lược phục hồi kinh tế của ông.

 

Trong khi đó, Béclin từ nhiều năm nay thiên về mối quan hệ ưu đãi với Bắc Kinh đến mức, trái ngược với Pháp, cán cân thương mại giữa Đức với Trung Quốc trở nên cân bằng và mối quan hệ song phương rất tốt đẹp. Khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua thăm Đức vào tháng 5/2013, Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa sẽ can thiệp với Brúcxen để tháo ngòi nổ cuộc tranh cãi. Mọi thứ cho thấy từ nay đến tháng 12/2013, Béclin sẽ sử dụng mọi ảnh hưởng của mình để khiến Brúcxen hủy bỏ hay giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt. Đặc biệt, vốn là nước đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế và tìm kiếm thị trường ở Trung Quốc cho các ngành công nghiệp của mình, Đức dường như đặt lợi ích của riêng mình lên trên các ưu tiên chiến lược của EU. Mối quan hệ ưu đãi giữa Bắc Kinh và Béclin làm rối tung mọi nỗ lực gắn kết của châu Âu và càng khiến EU gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề hội nhập chính trị. Có thể đến tháng 12/2013, Béclin sẽ không chấp nhận tuân thủ giải pháp trừng phạt chống Trung Quốc.

 

Cũng không thể nói trước được gì về việc 27 nước EU sẽ có khả năng xác định được chính sách chung về vụ tấm pin mặt trời. Cách hành xử “mỗi người một kiểu” của các nước EU có thể giúp Bắc Kinh có được vị thế mạnh vì mỗi thành viên của tổ chức này buộc phải tự mình mở rộng lợi ích của riêng mình. Chính nỗi lo sợ đó đã khiến Pháp trong ngày 5/6/2013 phải đưa ra sáng kiến đề nghị họp 27 nước để “thống nhất quan điểm” về cuộc thương lượng thương mại với Trung Quốc. Nhưng không điều gì cho thấy nguyện vọng của Pháp có thể được đáp ứng.

 

Phân tích phản ứng của các cơ quan báo chí châu Âu và Trung Quốc, cộng với các tuyên bố chính thức, cho thấy một hình ảnh bất đồng trong EU cũng như tâm trạng của Trung Quốc đang dao động giữa lo ngại, giận dữ và quyết tâm trả đũa.

 

Trong bài xã luận đăng trên mạng ngày 28/5, tờ “Le Monde” đưa ra lập luận về nguy cơ xã hội đối với việc Trung Quốc bán phá giá – 25.000 việc làm ở Pháp bị đe dọa, về các cú đòn của Trung Quốc đối với một “ngành công nghiệp tương lai”, và các thách thức mà Trurig Quốc đặt ra đối với sự gắn kết của châu Âu. Tác giả bài báo nói thẳng thừng: “Tấm gương của bà Angela Merkel đúng là thảm họa”, đồng thời nhắc lại rằng quyết định của ủy viên châu Âu Karel de Gucht chỉ là làm theo Mỹ, nước vào mùa Xuân năm 2012 đã áp mức thuế 31-250% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Bài báo kết luận bằng lời kêu gọi EU cần cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và bày tỏ mong muốn, một nguyện vọng lúc này dường như vẫn còn xa vời: “Đối với toàn bộ các nước châu Âu, chiến lược tốt là phải cùng nhau hỗ trợ sáng kiến của ông De Gucht để có được lập trường mạnh mẽ trong thương lượng với Trung Quốc. Tóm lại, phải làm như Mỹ chứ không nên một lần nữa mạnh ai nấy làm.”

 

Đồng thời, và cũng để cho thấy mối quan hệ thương mại hiện nay đan xen và bó buộc nhau như thế nào, một bài viết đăng trên tờ “Les Echos” nói rõ thêm tại sao các nhà làm rượu vang ở vùng Bordeaux (Pháp) dễ trở thành nạn nhân của biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Nước này cùng với Hồng Công tiếp nhận 27% lượng rượu vang Bordeaux xuất khẩu, và hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các nhà làm rượu vang Bordeaux, hơn cả thị trường Anh và lớn hơn thị trường Đức 2,5 lần. Đối với tờ “La Croix”, các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đánh vào rượu vang Bordeaux sẽ là “thảm họa” và có thể đe dọa hàng chục nghìn việc làm ở vùng Tây-Nam của Pháp.

 

Nhưng Luân Đôn và Béclin lại không nghĩ như vậy. Ngày 8/6, tờ “Guardian” đăng một bài báo nói về việc Thủ tướng Angela Merkel quyết tâm tránh một cuộc chiến tranh thương mại nguy hiểm và kêu gọi “thương lượng thật tích cực” với Trung Quốc hơn nữa vì ủy ban châu Âu trước đó đã vạch ra hướng đe dọa đối với các hãng viễn thông của Trung Quốc, vẫn theo tờ báo này của Anh, cuộc chơi tấn công và đánh trả đang diễn ra có nguy cơ đây châu Âu và Trung Quốc vào một cuộc chiến thương mại giữa lúc các nước châu Âu vẫn kình địch nhau và trong lúc – vốn là yếu tố làm trầm trọng thêm – Pháp “phật ý” do bị Bắc Kinh trả đũa đối với rượu vang mà không có lý do chính đáng. Đồng thời, Bộ trưởng Kinh tế Đức, Philipp Rosier, gọi quyết định của ủy ban châu Âu về việc tạm thời đánh thuế tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc là “sai lầm nghiêm trọng” và kêu gọi đối thoại.

 

Còn báo chí Trung Quốc, sau chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Đức hồi tháng 5/2013, tỏ ra vừa lo ngại vừa dọa trả đũa. Nhưng Bắc Kinh, vốn vẫn chơi con bài mập mờ, ngoài việc dọa trả đũa đối với rượu vang, vẫn chưa nói ra hết. Một tin vắn trên tờ “Global Times” ngày 6/6 nhấn mạnh rằng các biện pháp của châu Âu có thể khiến Trung Quốc mất ít nhất 500.000 việc làm. Đồng thời, tờ “China Daily” đăng một bài viết dài của He Weiwen, đồng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc-Mỹ-châu Âu thuộc Hiệp hội thương mại quốc tế Trung Quốc. Nói về tương lai, ông lấy làm tiếc vì EU đã bỏ qua tầm quan trọng của năng lượng mặt trời mà đến năm 2060 đáng lẽ phải cung cấp hơn 30% tổng lượng năng lượng, một thực tế khiến Trung Quốc và EU phải hợp tác với nhau về mặt tài chính và công nghệ trong lĩnh vực này. Sau khi đề nghị hợp tác trong bối cảnh nhu cầu tổng thể – dự kiến đổi công nghệ châu Âu lấy sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc, nhân vật này bóng gió gây áp lực khi nhấn mạnh rằng một cuộc chiến tranh thương mại công khai có thể sẽ khiến EU mất đi vận hội đáng kể với một nước Trung Quốc đang giữa thời kỳ phát triển đô thị, với lượng nhập khẩu các loại trong 5 năm tới có thể lên tới 10.000 tỷ euro.

 

Ngày 8/6, một bài viết đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” có nhan đề “Trung Quốc hy vọng điều tốt hơn, nhưng cũng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”, đưa ra lý lẽ về mặt đạo đức và chính trị giải thích rằng sẽ có nhiều thông điệp tiêu cực trong quyết định áp thuế đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo tác giả bài viết, thông điệp thứ nhất cho thấy “EU thiếu lòng dũng cảm trước thực tế” và “thiếu lòng tin vào khả năng của các địch thủ trong việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng”, qua đó phê phán tiến trình ra quyết định của EU cho phép ủy viên thương mại Karel de Gucht “được một mình hành động đối với một vấn đề nhạy cảm”. Tờ báo nói thêm rằng từ khi EU tiến hành điều tra, giá tấm pin mặt trời của Trung Quốc tăng 20% trong khi thuế của châu Âu sẽ làm giảm mức cầu của châu lục 80%, từ đó gây phương hại tới lợi ích “chính đáng của Trung Quốc”. Tờ báo cũng cho rằng việc áp thuế cho thấy thiên hướng bảo hộ mậu dịch của EU mà Bắc Kinh luôn phản đối và “ý định xấu từ chối cạnh tranh thương mại”. Dưới ánh sáng của các mối quan hệ thương mại mới đây, có thể sẽ không có trở ngại nào mà các đối tác không thể vượt qua. Nhưng nếu các đối tác không tính tới lợi ích của mình hay thiếu “chân thành” trong việc tìm kiếm giải pháp thương lượng, Trung-Quốc và EU khó có thể mở rộng hợp tác kinh tế lành mạnh và thực tế. Kết luận của bài viết là một lời đe dọạ ngầm: “Về mặt tâm lý, Trung Quốc đã sẵn sàng chấp nhận khó khăn nảy sinh và không hề ảo tưởng về thương lượng với EU. Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì trong quyền hạn của mình để tình hình được cải thiện, đồng thời vẫn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ chơi nhiều con bài có trong tay”.

 

Khi tổng kết các phản ứng rất khác nhau trong châu Âu, cộng với những cảnh báo và yêu cầu của Trung Quốc, người ta không thể không nghĩ đến cuộc chơi ảnh hưởng trước khi diễn ra cuộc thương lượng vào cuối năm 2013. Sự thật là cả Bắc Kinh lẫn Brúcxen đều không có phương tiện để tranh cãi với nhau lâu dài và quá dữ dội.

 

Trung Quốc, nước vốn đã bị đánh ở Mỹ, sẽ phải tính toán. Bắc Kinh quả thực vẫn rất phụ thuộc vào thị trường các nước phương Tây, trong khi tiến trình hiện đại hóa và thành công trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra một phần liên quan đến chuyển giao công nghệ của châu Âu và Mỹ, cụ thể là về năng lượng, vận chuyển hàng không, bảo vệ môi trường, ba lĩnh vực chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu. Còn ủy ban châu Âu tham gia thị trường đầy hứa hẹn hiện đại hóa ở Trung Quốc và quá trình đô thị hóa ở đây trong tình trạng không đồng nhất hơn bao giờ hết. Vì vậy, châu Âu không còn sự lựa chọn nào khác là phải có được sự nhất trí không những với Bắc Kinh mà cả với các nước thành viên vì có thể một số nước sẽ không chấp nhận các biện pháp áp thuế mà Brúcxen áp đặt.

 

Liệu Đức có phản bội châu Âu không?

 

Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, khi một nước khiến các nước khác phải sửng sốt vì những sáng kiến liên tiếp của mình thì việc đặt câu hỏi về chiến lược của nước đó cũng là chính đáng. Đó là trường họp Đức và mối quan hệ ngày càng đặc biệt giữa nước này với Trung Quốc.

 

Phân tích tiển triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức như thế nào? Trong cuộc đấu giữa Bắc Kinh và Brúcxen liên quan đen ý định của Brúcxen về việc áp thuế chống bán phá giá đối với tấm pin mặt trời của Trung Quốc và kế hoạch của Bắc Kinh áp thuế trả đũa đối với rượu vang của châu Âu nói riêng, một cuộc chiến tranh thương mại có thể nổ ra nói chung, nhà kinh tế học Antoine Brunet không ngần ngại cho ràng Béclin và Bắc Kinh cùng chung cuộc chiến. Liệu Đức có phản bội châu Âu vì Trung Quốc không? Để trả lời câu hỏi này, chuyên gia Antoine Brunet, đồng thời là chủ tịch AB Marches, nhấn mạnh đến sự cần thiết trước hết phải liệt kê các sáng kiến chính được Đức thực hiện một cách khó hiếu đối với Trung Quốc từ năm 2010.

 

Thứ nhất, tại hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 10/2010 tại Xơun (Hàn Quốc), Chính quyền Obama tung ra một cuộc tấn công ngoại giao chỉ ra số thặng dư thương mại đồ sộ và liên tiếp của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra khủng hoảng đối với Mỹ nói riêng và đối với các nước khác trên thế giới nói chung. Cuộc tấn công đó của Mỹ là chính đáng. Trái ngược với mọi sự chờ đợi, Đức vào hùa với Trung Quốc để bác bỏ lập trường của Mỹ. Kết quả là Mỹ hoàn toàn thất bại. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra không khoan nhượng và giữ nguyên các chính sách hối đoái và chính sách thương mại, chính trị rõ ràng làm mất ổn định các nước khác trên thế giới, một cách kín đáo từ năm 2001 và công khai từ năm 2007.

 

Thứ hai, vào mùa Xuân năm 2011, khi Mỹ, Pháp, Anh và Italia liên kết với nhau để hỗ trợ lực lượng nổi dậy về phương diện quân sự ở Libi chống lại chế độ độc tài Gaddafi được Trung Quốc và Nga ủng hộ, Đức thẳng thừng từ chối tham gia liên quân. Chắc chắn Đức đã không làm mất lòng cả Trung Quốc lẫn Nga.

 

Thứ ba, trong thời kỳ từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012, chính Đức là nước nhân danh Khu vực đồng euro áp đặt việc tiến hành thương lượng với Trung Quốc để có thể nhận được sự giúp đỡ tài chính của nước này trong thời gian sau đó để cứu vớt khối này. Đức khiến các nước khác phải ngạc nhiên khi tạo cho Trung Quốc có được hai điều kiện hoàn toàn chiếm ưu thế mà nước này đòi hỏi: một mặt, Béclin cam kết duy trì một đồng euro mạnh so với đồng USD (và gián tiếp là với đồng nhân dân tệ), mặt khác Béclin cam kết làm sao để các đối tác châu Âu xóa bỏ, ngay lập tức và đồng thời, toàn bộ các hệ thống bảo trợ xã hội của mình. Nước Đức còn khiến các nước khác sửng sốt hơn nữa khi tặng một món quà lớn cho Trung Quốc: đó là đột nhiên dỡ bỏ toàn bộ các trở ngại mà nước này vẫn duy trì cho đến lúc đó đối với đầu tư của Trung Quốc ở nước mình. Theo tinh thần quyết định đó, 6 trong số các doanh nghiệp công nghiệp hùng mạnh nhất của Đức đã rơi vào vòng tay của Nhà nước Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm 2012.

 

Thứ tư, sau nhiều năm thảo luận không đi đến hồi kết giữa các nước thành viên EU, ủy ban châu Âu cuối cùng quyết định đề xuất với 27 nước thành viên một sáng kiến ngoại giao chung nhằm buộc Bắc Kinh phải có biện pháp có đi có lại về tiếp cận thị trường công của nhau. Nước duy nhất nào trong số 27 nước thành viên EU phủ quyết sáng kiến này? Đó chính là Đức.

 

Thứ năm, vào tháng 7/2012, Ngoại trưởng Pháp, Laurent Fabius, sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc, công khai tỏ thái độ ngạc nhiên. Ông được Chính phủ Trung Quốc cho biết họ “dự tính” xuất khẩu máy bay Airbus được chế tạo tại Trung Quốc sang các thị trường thứ ba. Dĩ nhiên, Bắc Kinh không cần biết đến số máy bay Airbus được sản xuất tại châu Âu ra sao, mặc dù đã có thỏa thuận trước đó rất kín kẽ quy định số máy bay Airbus được chế tạo tại Trung Quốc chỉ được tiêu thụ tại thị trường nước này. Như vậy, ai là người có thể ngầm đồng ý như vậy cho Trung Quốc nếu không phải là ban lãnh đạo hai tổ hợp Airbus Industrie và EADS vốn nằm dưới sự chi phối của Đức?

 

Theo ông Antoine Brunet, đồng tác giả cuốn “Mưu đồ bá quyền của Trung Quốc” (đồng tác giả với Jean-Paul Guichard, Nhà xuất bản L’Harmattan, năm 2011), những hành động gây sửng sốt lặp đi lặp lại đó của Đức diễn ra chỉ trong vòng bốn năm trở lại đây và là những việc không những rất lớn mà còn rất đặc biệt mà Đức đã làm cho Trung Quốc.

 

Khi mặt trận chống Gaddafi bị suy yếu do Đức không tham gia, khi ý định của Mỹ thiết lập một mặt trận chung để chống lại chính sách thương mại của Trung Quốc bị Đức làm đổ bể, các chế độ dân chủ phương Tây suy yếu và giúp Trung Quốc được tự do tiến tới bá quyền thế giới… Khi Thủ tướng Đức, Angela Merkel, cam kết với Trung Quốc sẽ duy trì đồng euro ở mức quá cao vì sức cạnh tranh của các nước Nam Âu và Pháp, khi bà Merkel làm cho doanh nghiệp châu Âu thất bại trong việc tiếp cận thị trường công ở Trung Quốc, và khi ban lãnh đạo Đức trong tổ hợp EADS gây phương hại lớn tới năng lực xuất khẩu của tổ hợp này, cả một nền công nghiệp châu Âu, cả một nền kinh tế châu Âu và một phần không nhỏ việc làm của châu Âu gặp nguy khốn vào thời điểm rất cốt tử.

 

Khi nói đến chuyện “phản bội châu Âu” để xác định mối quan hệ giữa Đức và Pháp như chuyên gia Antoine Brunet nói ở trên, cũng có ý kiến phân vân. Liệu đó là buộc tội Đức có ý đồ hay là sự thật?

 

Nhà chính trị học Henrik Uterwedde khẳng định đó không chỉ là “buộc tội ý đồ” mà những gì ông Antoine Brunet ỉiệt kê ở trên cho thấy đây là luận thuyết mưu đồ hẳn hoi. Ông nói không hiểu được những gì mà chuyên gia Antoine Brunet cho là “sự thật” với nhiều luận điệu như “Đức cam kết làm sao để các đối tác châu Âu xóa bỏ hệ thống bảo trợ xã hội ở nước mình”, hay điều khẳng định ban lãnh đạo các tổ hợp Airbus và EADS có thể đã nằm dưới sự kiểm soát của Đức hay Đức có thể gây phương hại tới các liên minh và hiệp ước Maastricht cho ra đời Liên minh tiền tệ. Ngày 27/7/2012, khi tuyên bố cùng với Tổng thống Pháp, Praneois Hollande, “hoàn toàn ủng hộ tính toàn vẹn của Khu vực đồng euro” và quyết tâm “làm tất cả những gì có thể được để bảo vệ liên minh đó”, liệu có phải Thủ tướng Angela Merkel nói dối hay không?

 

Là Phó Giám đốc Viện Pháp-Đức tại Ludwigsburg, chuyên gia Henrik Uterwedde đưa ra lý lẽ riêng của mình. Ông thừa nhận nền công nghiệp Đức, vốn hùng mạnh và có năng lực cao, phụ thuộc vào xuất khẩu hơn bất kỳ nền công nghiệp nào khác và điều đó gây ra một số vấn đề ở trong nước cũng như ở châu Âu. Ông không phủ nhận việc các nhà xuất khẩu Đức ngày càng tìm kiếm các thị trường năng động ở ngoài nước, nhưng lại đặt câu hỏi: làm được những gì mà người khác không làm liệu có phải là tội không? Ông khẳng định các chính phủ nối tiếp nhau ở Đức thường ngần ngại khi sử dụng “vũ khí” thương mại của châu Âu như một số đối tác mong muốn, vì sợ gây ra chiến tranh thương mại. Chính phủ Đức (nhưng không phải chỉ có Chính phủ Đức) tìm cách để có được mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc và điều đó đặt ra một số câu hỏi về chính sách mà châu Âu cần thực hiện đối với nước này. Ông cũng cho rằng chính sách của Đức đúng là đôi khi có ích kỷ, có mâu thuẫn, thậm chí đáng bị phản đối (nhưng ai muốn ném hòn đá đầu tiên đây?) và sự phản đối đó thể hiện hàng ngày ở Đức cũng như trên toàn châu Âu.

 

Tất cả điều đó, theo chuyên gia Henrik Uterwedde, cần phải được thảo luận, nhưng đó phải là một cuộc tranh luận cân bằng không moi móc lỗi lầm của người khác một cách có hệ thống, một cuộc tranh luận trái ngược vì đó là vấn đề có tính sống còn: tương lai nào cho Liên minh tiền tệ, chính sách kinh tế và ngân sách nào cần được áp dụng, không gian đoàn kết nào cần được thiết lập, với điều kiện tiên quyết nào về liên minh tiền tệ? Chính sách thương mại nào của châu Âu? Mối quan hệ đối ngoại nào của châu Âu?

 

Cuộc đọ sức giữa hai người khổng lồ

 

Hợp tác chiến lược giữa EU và Trung Quốc đang trở nên cực kỳ rối rắm. Châu Âu đang mất đi lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc và dường như không có khả năng đáp trả. Đó là lời cảnh báo được tiến sĩ Jonathan Holslag, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại Brúcxen đưa ra trên tạp chí “Tin Trung Hoa”.

 

Với nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới và một thị trường tiêu thụ hàng đầu, Trung Quốc đang thương lượng với EU một chiến lược kinh tế theo hướng cả hai bên cùng có lợi. Khi EU, nền kinh tế hàng đầu thế giới, gặp gỡ nền kinh tế thứ hai thế giới là Trung Quốc, không thể có vấn đề nào khác ngoài thương mại và kinh doanh, vấn đề chính trị và nhân quyền giữa hai đối tác này không hề được đề cập đến trong hai ngày thăm Brúcxen của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Hợp tác giữa hai bên tiến triển với tốc độ rất nhanh cả về khối lượng lẫn chất lượng, mặc dù có những thăng trầm nảy sinh từ các vấn đề quyền tự do và nhân quyền, vốn được châu Âu rất quan tâm. Trong khi đó, trong những năm 1980, hợp tác Trung Quốc-châu Âu là bằng không và chỉ bùng nổ kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO vào tháng 12/2011.

 

Tuy nhiên, theo chuyên gia Jonathan Holslag, hợp tác chiến lược giữa hai thực thể này có đặc điểm là mục tiêu của hai tác nhân đối nghịch nhau. Việc phân chia nhiệm vụ, vốn là cơ sở cho hợp tác đó, đã thay đổi nhiều, đặc biệt là trong khoảng mười năm trở lại đây. Trong khi Trung Quốc mở rộng được thể cạnh tranh ở các thị trường châu Âu, thì EU vẫn không chịu sử dụng đầy đủ thế mạnh cạnh tranh của mình. Điều đó phần nào giải thích tại sao sức cạnh tranh của Trung Quốc tăng lên, còn của EU thì lại thu hẹp như miếng da lừa.

 

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và EU tăng 400%, từ 101 tỷ euro (năm 2000) lên 395 tỷ euro (năm 2010). Tuy nhiên, Trung Quốc là bên có được số dư : 112 tỷ euro hàng hóa của châu Âu xuất sang Trung Quốc (năm 2010) so với 282 tỷ euro hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Thâm hụt thương mại của châu Âu chủ yếu là lĩnh vực hàng công nghiệp, chiếm tới 94,6% lượng hàng nhập khẩu của EU, với 193 tỷ euro, có lợi cho Trung Quốc.

 

Nhưng ngoài các con số gây choáng ngợp đó, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn đưa ra một số trở ngại có tính pháp lý và chính trị gây phương hại tới cuộc chơi cạnh tranh giữa hai đối tác, bất lợi cho doanh nghiệp châu Âu. Các nước châu Âu phê phán Chính phủ Trung Quốc sử dụng biện pháp bán phá giá kinh tế bằng cách trợ giá cho doanh nghiệp nước mình, cụ thể là trong lĩnh vực chế tạo xe hơi và công nghiệp nặng. Cũng như vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ yếu kém khiến doanh nghiệp châu Âu khó mở rộng được hoạt động ở Trung Quốc. Tóm lại, các nước châu Âu phê phán Trung Quốc không tôn trọng luật chơi mặc dù đã gia nhập WTO. Họ cũng cho rằng nạn quan liêu ở Trung Quốc (và nạn tham nhũng) là một trở ngại thực sự đối với phát triển hợp tác song phương lành mạnh và cân bằng.

 

Để bảo vệ mình, Trung Quốc cho rằng việc mở cửa hoàn toàn thị trường của mình, hoặc tự do hóa thị trường, cần phải có thời gian và đi từng bước. Vì vậy, Trung Quốc muốn doanh nghiệp của mình, trong lĩnh vực chế tạo xe hơi hay viễn thông, nắm đa số (51%) trong hợp tác và hệ thống liên doanh. Trung Quốc còn đưa một lý lẽ khác, được Bắc Kinh cho là quan trọng, để bảo vệ chính sách thương mại của mình: một phần số dư thương mại của Trung Quốc đối với châu Âu có được là nhờ xuất khẩu của doanh nghiệp châu Âu đặt (hay được chuyển sang) tại Trung Quốc. Điều đó dẫn đến kết luận lạ lùng sau : doanh nghiệp châu Âu hoạt động ở Trung Quốc xuất khẩu nhiều sang châu Âu và đẩy con số xuất khẩu của Trung Quốc lên, trong khi họ mang phần lớn vốn của mình về châu Âu. Nhưng ủy ban châu Âu không chấp nhận lý lẽ đó.

 

Ngày 6/6, mức thuế 11,8% đối với tấm pin mặt trời Trung Quốc nhập khẩu vào EU bắt đầu có hiệu lực. Mục tiêu của ủy ban châu Âu là gì? Liệu thể chế này có tuân thủ lôgích bảo hộ mậu dịch không? Theo bà Sylvie Matelly, Giám đốc nghiên cứu Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), mục tiêu của ủy ban châu Âu rõ ràng là bảo vệ doanh nghiệp của châu Âu vì lĩnh vực này đang trong cơn khủng hoảng và bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng bán phá giá – nếu bán phá giá là có thật – và trong mọi trường hợp, bởi giá bán quá rẻ của hàng Trung Quốc. Như vậy, vấn đề là bảo vệ một lĩnh vực kinh tế được coi là một lực đẩy đối với tăng trưởng tiềm tàng và tạo việc làm. Trong chính sách năng lượng và chuyển giao năng lượng ở EU, ván cá cược là tạo sức năng động cho lĩnh vực năng lượng tái tạo để tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế… Trên quan điểm đó, châu Âu đang áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch. Mặt khác, lập luận được Brúcxen và các nước ủng hộ biện pháp này đưa ra là có bán phá giá, nghĩa là Trung Quốc bán lỗ để giành giật thị trường. Điều đó hoàn toàn bị cấm theo các quy định lớn về thương mại quốc tế, vì đó là cạnh tranh không lành mạnh.

 

Vấn đề nảy sinh là các nước thành viên EU đặc biệt bị chia rẽ về biện pháp chống bán phá giá. Giải thích tình hình đó, chuyên gia Sylvie Matelly cho biết lúc đầu, biện pháp này đúng ra nhận được sự đồng thuận của các nước EU. Ý tưởng ban đầu là hỗ trợ các doanh nghiệp chế tạo tấm pin mặt trời để châu Âu không bị tràn ngập bởi sản phẩm cùng loại của Trung Quốc được bán với giá không ai địch nổi. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng nổ ra cũng như các quyết định chiến lược đặc trưng khác – như việc Đức từ bỏ hạt nhân – dẫn đến tình trạng các nước châu Âu không thể thống nhất được với nhau.

 

Hiện nay, lợi ích khác nhau giữa các nước châu Âu về vấn đề này đã xuất hiện. Thứ nhất là lợi ích của các nhà sản xuất tấm pin mặt trời, đang trong cơn khủng hoảng vì số thu của châu Âu đang chững lại trong khi cầu giảm, và sẽ được lợi nếu giá tấm pin mặt trời giảm. Đối với các nhà sản xuất này, bán tấm pin mặt trời do Trung Quốc chế tạo là món lợi Trời cho thực sự.

 

Trong trường hợp của Đức, một yếu tố thứ hai được tính tới. Nước này bù đắp một phần lớn mức cầu quá yếu của châu Âu bằng cách xuất khẩu sang châu Á nói chung, Trung Quốc nói riêng, trong những năm gần đây. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc trị giá gần 70 tỷ euro vào năm 2012, tức gần bằng 6% ngoại thương của mình. Như vậy, tránh cuộc chiến thương mại bằng mọi giá là một cái gì đó rất cơ bản đối với Đức. Những chọn lựa về năng lượng của nước này cũng tác động mạnh đến lập trường của Đức. Việc từ bỏ hạt nhân, theo ý kiến chung, là hơi nhanh và không dự tính trước. Sự phụ thuộc về năng lượng của Đức vào nhập khẩu than, dầu mỏ và khí đốt đang gia tăng, thậm chí đến mức gây lo ngại. An toàn của việc cung ứng, không những đối với năng lượng mà cả nguyên liệu để sản xuất nguồn năng lượng tái tạo không hề được bảo đảm về trung hạn… Như vậy, việc nhập khẩu hàng Trung Quốc với giá thấp hơn sớm muộn cũng có thể trở thành món lợi Trời cho đối với Đức.

 

Cuối cùng, hiện nay rõ ràng là có khuynh hướng vạch lá tìm sâu ở khắp nơi trong tình hình khủng hoảng kéo dài và không có lối thoát. Cũng như Mỹ từng bêu xấu Trung Quốc và sự cạnh tranh của nước này trong thời gian gần đây, các nước châu Âu cũng đi theo con đường này. Đó là dấu hiệu không tốt cho tương lai của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hai bên đều có tham vọng toàn cầu dẫn đến căng thẳng song phương.

 

Hợp tác giữa EU và Trung Quốc, về bản chất, mang tính kinh tế, bao gồm các đối tác có lợi ích, triển vọng và lịch trình không giống nhau. Trong khuôn khổ hợp tác đó, EU được cho là cho phép Trung Quốc đạt được trình độ ngang mình và, trong bối cảnh toàn cầu hơn, thu hút Trung Quốc vào hệ thống của phương Tây. Về phần mình, Bắc Kinh trái lại tìm cách chia rẽ hệ thống phương Tây và đuổi kịp Mỹ.

 

Về nhiều điểm, cụ thể là tình hình nhân quyền và môi trường, hai đối tác còn cách nhau nhiều năm ánh sáng. Động lực truyền thống và lịch sử của mối quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ thương mại, trở nên ngày càng khó kiểm soát. Mục tiêu của châu Âu là tăng cường trao đổi thương mại và đẩy mạnh khái niệm thị trường tự do, trong khi Trung Quốc nhằm mục đích tự mình sản xuất các loại hàng hóa trước đây phải nhập khẩu. Mối quan hệ kinh tế giữa hai bên dựa trên khái niệm phân chia lao động và châu Âu dường như dần dần bị mất lợi thế trong lĩnh vực này.

 

Trong mối quan hệ hợp tác tay đôi Trung Quốc-EU, chuyên gia Jonathan Holslag tin rằng phân chia lao động giữa hai đối tác đã bị biến dạng. Trung Quốc qua thời gian có được sức cạnh tranh cao hơn, còn châu Âu đang mất dần lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh là một khái niệm theo đó một nước có thể sản xuất và xuất khẩu có lợi cho mình một loại hàng hóa và dịch vụ nào đó và nhập khẩu hàng hóa khác từ nơi khác về. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là xem xét lại việc phân chia lao động đó. Trung Quốc tiến những bước rất dài và nhanh chóng nắm giữ tri thức công nghệ. Nước này ngày càng trở thành đối thủ lấn át ở tất cả các thị trường châu Âu. Hơn nữa, tình trạng mất cân đối trong mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-EU là vì Trung Quốc sản xuất quá nhiều hàng hóa, một phần khác là do đồng tiền có giá trị thấp giúp sản phẩm của Trung Quốc bán được rẻ hơn hàng hóa của các nước khác và, cùng lúc đó, châu Âu đang trong giai đoạn tiêu thụ quá nhiều.

 

Dĩ nhiên EU tiêu thụ nhiều hơn nhu cầu. Đồng thời, Trung Quốc đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp của mình. Tình hình đó không thể kéo dài được lâu. Với cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu và việc các ngân hàng Trung Quốc mua ồ ạt các món nợ độc hại, rõ ràng là hợp tác song phương khó có thể bền lâu. Nhận xét của chuyên gia Jonathan Holslag làm nảy sinh một câu hỏi: EU và Trung Quốc làm thế nào để giải quyết tình hình đó?

 

Sau quyết định của ủy ban châu Âu, Trung Quốc dọa sẽ áp thuế phụ thu đối với rượu vang châu Âu. Đối với chuyên gia Sylvie Matelly, có thể nói đó là bước khởi đầu của cuộc chiến thương mại vì tình hình hiện nay giống cuộc chiến thương mại một cách lạ lùng. Điều này đã từng xảy ra giữa châu Âu và Mỹ từ những năm 1960, nhưng ít hơn với châu Á – tuy đã xảy ra với Nhật Bản trong những năm 1990. Các vụ việc đó vẫn luôn nổ ra giữa các đối tác có vai trò chủ chốt với nhau, với mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất cao. Năm 2012, châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc và ngược lại, trước cả Mỹ.

 

Cả Bắc Kinh và Brúcxen đều cho rằng không nên để khó khăn và bất đồng chính trị hiện nay gây phương hại tới tương lai của cả hai bên. Các công trình nghiên cứu chiến lược cho thấy từ nay đến năm 2025, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới về lượng tiêu thụ hàng hóa, hơn nữa vì nước này có một tầng lớp trung lưu lớn hơn về số lượng so với của EU. Từ đó mới có ý tưởng về một “Hiệp ước đầu tư” để làm khuôn khổ cho mối quan hệ kinh tế và thương mại. Hiện nay, Trung Quốc nói sẵn sàng giúp EU nhiều hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng nợ công. Trung Quốc đã tham gia mua lại một số món nợ của châu Âu và góp 43 tỷ USD vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và, theo đề nghị của EU, hỗ trợ – Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM). Tại Brúcxen, hai bên đã ký 4 thỏa thuận về phát minh, cạnh tranh, công nghiệp vũ trụ và môi trường.

 

Ván cá cược là rất lớn. Chính vì vậy, mối đe dọa và các vụ tấn công cũng nổ ra, nhưng có thể cũng vì thế mà cuộc chiến thương mại trên thực tế sẽ không xảy ra. Cả hai bên đều muốn gia tăng áp lực để đến bàn thương lượng với một vị thế vững chắc hơn và không tỏ ra yếu thế. Cũng chính vì vậy, một khi đã ngôi vào bàn thương lượng, hai bên sẽ thảo luận và đạt được thỏa thuận vì cả EU lẫn Trung Quốc đều không được lợi nếu cuộc chiến thương mại xảy ra. Đó sẽ là thảm họa đối với cả tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và châu Âu./.

 

2004. NGA XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?

 

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

 

Chủ nhật, ngày 25/8/2013

 

TTXVN (Mátxcova 23/8)

 

Báo Độc lập (Nga) ngày 2/8 đã đăng bài của giáo sư Yevgeny p. Bazhanov, Giám đốc Học viện Ngoại giao Nga về các mối quan hệ Nga-Trung. Bài báo lý giải rằng quan hệ Nga-Trung được xây dựng, tất nhiên, không phải không dựa trên những nền tảng. Phần lớn các tiêu chí của mối quan hệ này được quy định bởi bối cảnh toàn cầu. Vậy những bối cảnh đó cụ thể là gì?

 

 

 

Bối cảnh toàn cầu

 

Trước hết, đó là do hệ thống kinh tế toàn cầu không ổn định. Các cuộc khủng hoảng nổ ra theo chu kỳ ở những khu vực khác nhau đã làm ảnh hưởng tới toàn bộ nền chính trị thế giới.

 

Thứ hai, các mối đe dọa toàn cầu, trong đó có những mối đe dọa vô cùng nguy hiểm, ngày càng gia tăng. Chẳng hạn, mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân cùng lúc đang xảy ra tại Viễn Đông và Trung Đông và nó cũng có thể sẽ tạo thành một phản ứng dây truyền bao trùm cả thế giới.

 

Thứ ba, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Oasinhtơn đã tiến hành đường lối bá chủ toàn cầu, tìm mọi cách sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để đè bẹp đối thủ. Chính sách này gây ra sự chống đối ngày càng mạnh mẽ và dẫn tới xung đột quốc tế gia tăng. Một thực tế khác của thế giới hiện đại là những mâu thuẫn giữa nhiều quốc gia. Một số mâu thuẫn có thể lên tới đỉnh điểm và phát triển thành xung đột. Nguyên nhân phổ biến nhất của các xung đột chính là tranh chấp biên giới và lãnh thổ. Một số tranh chấp gay gắt đến mức phải sử dụng các hình thức đấu tranh vũ trang. Tiếp sau loại xung đột phổ biến này là các cuộc xung đột dân tộc và tôn giáo. Chúng thường đan xen với cuộc xung đột biên giới và lãnh thổ, chẳng hạn như giữa Ixraen và người Arập, Ácmênia và Adécbaieian, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Xécbia và người Hồi giáo Nam Tư, Ấn Độ và Pakixtan… Có những cuộc xung đột liên quan đến sự áp bức các dân tộc thiểu số. Và hiện vẫn còn một số cuộc xung đột về ý thức hệ. Những nguyên nhân mâu thuẫn khác có thể kế đến đó là cuộc tranh chấp nguồn tài nguyên, các vấn đề môi trường, người di cư, người tị nạn cũng như chủ nghĩa khủng bố và nạn buôn bán ma túy.

 

Thứ tư, phần lớn các quốc gia phải đối mặt với các vấn đề nội bộ nghiêm trọng do tình hình kinh tế-xã hội gây ra, đặc biệt đối với sắc tộc thiểu số, tôn giáo, bộ tộc và dòng tộc, các sai sót trong hệ thống chính trị. Điển hình nhất là những ví dụ trong thế giới Arập. Nhưng rõ ràng, không ai có thể miễn dịch với thiên tai, kể cả Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu.

 

Rồng Trung Quốc nổi lên

 

Xung quanh Trung Quốc hiện đang bao trùm sự căng thẳng. Với đà tăng trưởng hiện nay, rõ ràng Trung Quốc ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường năng lượng thế giới. Thậm chí, người ta còn cảm nhận đất nước có dân số khổng lồ này đang muốn xây dựng lại một hệ thống quan hệ thế giới mới đa cực, vượt qua sự thống trị của phương Tây. Sau những thất bại trong thế kỷ XX, khi mà các cường quốc nước ngoài bao vây, lấn át đế quốc cổ đại, dường như bản năng vĩ đại của người Trung Quốc đã được đánh thức. Họ rất tự tin vào sức mạnh của mình. Trong nửa đầu những năm 80 của thế kỷ trước, các chính trị gia Trung Quốc thường phàn nàn, họ đang phải sống dưới “Thanh gươm Damocles” của các mối đe dọa từ Liên Xô. Dùng hình tượng để mô tả cho lời nói này, người ta bảo: “Ban đêm không ngủ được vì sợ hãi, ban ngày không ăn nổi vì cầm đũa mà tay cứ run rẩy”. Còn bây giờ, trong những cuộc trò chuyện, những chính trị gia này có thể thổ lộ tâm tư, mà không còn cần phải quan tâm ai là Tổng thống Nga, bởi vì “không có chính trị gia Nga nào dám lên tiếng chống lại Trung Quốc”.

 

Một quan chức Trung Quốc giải thích sự khác biệt giữa bộ đội chủ lực và dân quân ở tỉnh Chiết Giang, cho rằng: “Dân quận yếu hơn nhiều so với quân đội chính quy, nhưng tất nhiên mạnh hơn quân đội Nga”. Một quan chức tỉnh Phúc Kiến, đối diện với đảo Đài Loan, trả lời câu hỏi, liệu có gì đáng lo sợ vào thời điểm leo thang căng thẳng tại eo biển Đài Loan mùa Xuân năm 1996, đã tuyên bố: “Người Mỹ mới đáng lo sợ, họ đã phái tới bờ biển Đài Loan các tàu sân bay, khi biết rằng nếu chiến tranh bắt đầu thì chúng tôi không chỉ không để lại một chỗ ướt nào trên tàu, mà sẽ còn thọc vào hệ đầu não trên khắp nước Mỹ”.

 

Về lý thuyết, người Trung Quốc đã nghiên cứu rất kỹ học thuyết “Trung Hoa vĩ đại” và sẽ là bá chủ thế giới trong tương lai. Trong các bài viết của các nhà báo và đặc biệt các nhà khoa học, người ta thường gặp một luận điểm cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị gánh vác vai trò lãnh đạo (thế giới) trong thế kỷ XXI. Chẳng hạn, người ta khẳng định rằng Trung Quốc là lực lượng đã giúp thế giới thứ ba “đứng lên và thách thức với các nước giàu”; rằng “Trong thế kỷ XXI, trung tâm nhân loại sẽ chuyển sang châu Á, nơi mà Trung Quốc thực sự là một đất nước khổng lồ”. Bởi thế cần phải mời Trung Quốc tham gia các cuộc thảo luận và giải quyết các vấn đề sống còn của thời đại tại Liên Hợp Quốc, cũng như cần sự có mặt (của Trung Quốc) trên khắp năm châu và tạo ảnh hưởng tới tất cả các sự kiện; trong mọi vấn đề đều có ý kiến độc lập của mình; có tiềm lực hạt nhân ngang tầm với các cường quốc khác; có thể đuổi kịp các nước phát triển nhất về mọi chỉ số quan trọng của sức mạnh tổng hợp.

 

Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vai trò đầu tàu của Trung Quốc trong thế kỷ XXI được diễn giải như một điều tất yếu, từ các yếu tố lịch sử, địa lý, nhân khẩu học, kinh tế, văn hóa, quân sự. Thành công của Trung Quốc, cũng như các nước Nho giáo khác (trước hết là Nhật Bản, rồi Hàn Quốc, Xinhgapo và hòn đảo Đài Loan), đang góp phần vào cuộc thảo luận tại Trung Quốc cho rằng Nho giáo cuối cùng sẽ đẩy lùi tất cả các hệ ý thức khác và trở thành ngọn hải đăng dẫn dắt loài người phát triển trong thời gian lâu dài. Người ta còn quả quyết cho rằng chỉ có tư tưởng cổ đại này mới có thể cứu nhân loại khỏi cơ giới hóa và suy thoái đạo đức, khỏi các cuộc chiến tranh và xung đột sắc tộc và tôn giáo, dạy cho tất cả mọi người: và mọi dân tộc sống theo lương tâm, hòa bình và tương tác với nhau.

 

Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và tham vọng đã khiến thế giới xung quanh lo lắng, sợ hãi và hậu quả sẽ là phải kêu gọi kiềm chế “con rồng phương Đông”. Trong xã hội Nga cũng đang tồn tại nhiều lo ngại. Đã có những cảnh báo rằng Trung Quốc đang dần dần đẩy Nga ra khỏi Trung Á, cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của Nga, ngấm ngầm thực hiện bành trướng dân số ở vùng Viễn Đông của Nga và cuối cùng khi đã tích lũy đủ sức mạnh, sẽ tiến hành xâm lược Nga.

 

Một câu hỏi được đặt ra là Nga sẽ hành động như thế nào trong tình hình đó? Tất nhiên, bạn có thể tập trung sự chú ý vào những vấn đề đang tồn tại và suy đoán về tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là cách không hiệu quả, bởi vì thật khó dự báo chính xác về những gì chưa diễn ra. Cũng cần nói ngay rằng vào đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học và chính giới đã cho rằng mối nguy hiểm chủ yếu của Nga sẽ đến từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã tiến hành hai cuộc chiến tranh thế giới với kẻ thù đến từ phương Tây. Có thể cứ tiếp tục đưa ra những dự báo, nhưng dù sao cũng không thể biết chắc chắn tương lai. Tại sao cứ phải gây căng thẳng, khi mà điều đó hoàn toàn không nhất thiết. Thổi phồng luận điểm về mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ chỉ gây ra cho người dân nước này những ác cảm, mà bản thân mình cũng bị lừa gạt và cuối cùng làm hỏng mối quan hệ với Trung Quốc.

 

Hợp tác lâu dài

 

Chúng ta (Nga) có cơ sở để xem Trung Quốc thực sư là một đối tác lâu dài và tin cậy. Tại sao? Trước hết là vì Bắc Kinh đang gặp áp lực ngày càng tăng từ phía Oasinhton, do Mỹ không muốn chia sẻ với bất cứ ai vai trò lãnh đạo toàn cầu. Trong việc chống lại sự bá quyền của Mỹ, Trung Quốc cần có đối tác, cần những người bạn đồng hành và Mátxcơva là một người đồng hành không tồi. Một mặt, hiện Nga không đe dọa Trung Quốc. Nga tương đối yếu nên không thể làm được điều đó. Mặt khác, Nga cũng không thích sự bá quyền của Mỹ và sẵn sàng chống lại điều đó.

 

Có những yếu tố khác cũng góp phần cải thiện quan hệ Nga-Trung. Ngoài sự cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với các vấn đề khác trên trường quốc tế. Đó là mối bất hòa với Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, đó còn là vấn đề Đài Loan.

 

Bên trong Trung Quốc cũng tồn tại những vấn đề nội bộ nghiêm trọng: kinh tế, xã hội, dân tộc, tư tưởng, môi trường, v.v… Trung Quốc như một người đi xe đạp mà lúc nào cũng phải guồng pêđan quay tít cho các cuộc cải cách. Nếu bị phân tâm bởi một cái gì đó, dừng lại là có thể đổ ngã. Trong điều kiện khó khăn như vậy, Bắc Kinh phải duy trì môi trường hòa bình ở phía Bắc, dọc theo biên giới hơn bốn nghìn cây số với nước Nga. Chúng ta (Nga) cũng cần một ranh giới như vậy và cả hai bên đang nỗ lực để duy trì bầu không khí thân thiện tôn trọng lẫn nhau. Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau còn bởi vì thực tế cả hai quốc gia đang tiến hành các cuộc cải cách. Khi chúng ta và người Trung Quốc đều là những người cộng sản, thì hai bên coi nhau là “kẻ thù chính trị-quân sự”. Bây giờ hai nước có ý thức hệ chính thức dường như khác nhau, tuy nhiên chúng ta lại cảm thấy tốt hơn và hiểu nhau, bởi vì chúng ta cùng giải quyết các vấn đề cải cách nội bộ tương tự. Người Trung Quốc thấy rằng chúng ta (Nga) tôn trọng họ vì những thành tựu của họ trong các cuộc cải cách, rằng chúng ta đang cố gắng tìm hiểu những kinh nghiệm của họ. Đương nhiên, điều đó làm tăng cảm xúc tích cực của Trung Quốc, đặc biệt là trong lúc Mỹ đang gây áp lực đối với Trung Quốc.

 

Tình hình có vẻ như người Mỹ muốn làm chậm sự nổi lên của Trung Quốc. Còn chúng ta bày tỏ ủng hộ đối với những nỗ lực của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, người ta gọi Nga là hậu phương đáng tin cậy của họ. Đến lượt chúng ta, cũng có cơ sở để coi CHND Trung Hoa là hậu phương của Nga. Cuối cùng, yếu tố thứ tư làm Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, đó là sự bổ sung giữa hai nền kinh tế của chúng ta. Trung Quốc trong một tương lai lâu dài cần đến nguồn cung năng lượng ngày càng gia tăng từ Siberia và Viễn Đông, cần đến công nghệ của chúng ta, đặc biệt là các công nghệ quân sự. Đến lượt mình, chúng ta rất cần xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và thông qua Trung Quốc xuất khẩu tới các nước khác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Chúng ta cũng quan tâm mua hàng hóa của Trung Quốc, nhập khẩu lao động Trung Quốc, từ đó thu hút nguồn tài chính và công nghệ.

 

Chính nhân tố hợp tác song phương chặt chẽ, sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Nga và Trung Quốc, cần phải trở thành yếu tố chủ yếu để xác định phương pháp tiếp cận của chúng ta đối với Trung Quốc. Siberia và Viễn Đông cần phải được phát triển. Có hai cách hành động. Thứ nhất, đó là đóng cửa Viễn Đông và Siberia. Khi đó, mọi việc đều phải dựa trên khả năng tự lực cánh sinh. Cách ứng xử này sẽ dẫn đến đâu? Chúng ta sẽ không thể giải quyết được những vấn đề kinh tế-xã hội bằng những nỗ lực của riêng mình. Hơn nữa, có thể còn gây cãi vã, tranh chấp với Trung Quốc và các nước láng giềng, nếu chúng ta đóng cửa biên giới đối với họ. Hơn nữa, sau 40-50 năm, những người hàng xóm láng giềng từ hai bàn tay trắng có thể sẽ giành quyền kiểm soát những mảnh đất của chúng ta ở phía Đông.

 

Còn cách khác để khắc phục sự lạc hậu, đó là hợp tác với Trung Quốc; nhưng không phải chỉ riêng với họ, mà còn với Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, với tất cả những ai muốn tham gia phát triển lực lượng sản xuất ở vùng Siberia và Viễn Đông. Điều đó đem lại lợi ích gì? Trước hết, người nước ngoài bắt đầu cạnh tranh với nhau và sẽ không có ai có thể giành được bá quyền ở đó. Thứ hai, các khu vực phía Đông sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, phát triển hơn và sẽ có đông người Nga hơn. Và như vậy, thậm chí trong tương lai nếu có điều gì xảy ra trong quan hệ giữa Nga với các nước láng giềng, thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo vệ các khu vực này. Thứ ba, làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc, Nhật Bản và tất cả những ai đầu tư tiền của ở Siberia và Viễn Đông, làm việc ở đó, sẽ đều quan tâm đến sự phồn vinh của các khu vực này.

 

Đồng thời cũng không nên bỏ qua các yếu tố của sự gần nhau về lợi ích địa-chính trị giữa Mátxcơva và Bắc Kinh, như tôi đã đề cập ở trên. Hợp tác địa-chính trị với Bắc Kinh là có lợi, chỉ có điều nên thực hiện sự hợp tác đó trong những giới hạn nào. Về câu hỏi này có những ý kiến khác nhau. Một quan điểm cho rằng chúng ta nên áp dụng chiến lược của người Trung Hoa cổ đại – “Tọa sơn quan hổ đấu”. Cứ để mặc cho Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cạnh tranh nhau, làm suy yếu lẫn nhau. Họ chiến đấu với nhau càng lâu, họ càng không thể động chạm tới lợi ích của chúng ta. Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm này đã bỏ qua một thực tế rõ ràng là “cuộc chiến của những con hổ” sẽ làm leo thang căng thẳng, kéo theo cuộc chạy đua vũ trang, gây khó khăn cho việc hóa giải các cuộc xung đột khu vực và do đó gây trở ngại cho hợp tác kinh tế. Nga, hiện không có khả năng cũng như không mong muốn tham gia cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, và trong tương lai sẽ bị đẩy xuống “chiếu dưới”, đặc biệt là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nga sẽ chỉ giữ vai trò thứ yếu, tụt hậu so với các quốc gia hàng đầu không chỉ trên phương diện kinh tế, mà còn cả trong lĩnh vực chính trị-quân sự. Và quả thật, cuộc tranh giành ngôi vị bá chủ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một hiện tượng rất nguy hiểm. Tình hình hiện nay ở phương Đông làm cho người ta nhớ tới tình hình xảy ra ở phương Tây trong suốt nửa sau của thế kỷ XX sau khi thống nhất nước Đức. Khi ấy, do cán cân lực lượng thay đổi nên đã xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm phân chia quyền lực trong quan hệ quốc tế, đẩy loài người lâm vào cuộc thảm sát toàn cầu.

 

Một số người có quan điểm khác thôi thúc Mátxcơva tham gia một liên minh quân sự với Bắc Kinh, chống lại chủ nghĩa bá quyền Mỹ. Ở Trung Quốc cũng vậy, đôi khi có những tiếng nói ủng hộ Liên minh, đặc biệt là trong số các nhà phân tích quân sự. Lãnh đạo Trung Quốc có thể cũng cho rằng một triển vọng như vậy là hữu ích vì nó sẽ đe dọa các đối thủ. Tuy nhiên, trên thực tế họ vẫn không có ý định vượt qua trong sự cạnh tranh với Mỹ. Mỹ là một đối tác rất có giá trị của Trung Quốc trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học và công nghệ, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Bắc Kinh cần đối thoại với Oasinhtơn để đảm bảo an toàn cho Trung Quốc, cho khu vực, cũng như cho toàn cầu. Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc thậm chí còn khẳng định rằng Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc, về mặt chính thức, Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất của Oasinhtơn về việc hai nước hợp tác “chỉ đạo loài người”, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang mong muốn tình hình sẽ diễn tiến theo hướng Trung Quốc, cùng với Mỹ, đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ hòa bình và phát triển trong thế kỷ XXI.

 

Chúng ta không cần một liên minh quân sự Nga-Trung. Bởi vì như vậy chúng ta sẽ trở thành “con tin” cho lợi ích của kẻ khác và bị lôi kéo vào những cuộc xung đột không liên quan gì tới nước Nga. Đồng thời như vậy cũng làm suy yếu toàn bộ hệ thống toàn cầu với các mối quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Không thiếu gì việc để người ta nhớ lại rằngr Liên minh chính trị-quân sự Nga-Trung vào những năm 1950 đã nhanh chóng tan vỡ, nhưng có lúc lại được tái sinh trở thành một kẻ thù nguy hiểm. Cũng cần phải nói ngay rằng ban lãnh đạo Trung Quốc ngay từ năm 1982 đã đề ra đường lối không tham gia liên minh với các cường quốc. Họ giải thích rằng những liên minh như vậy “có thể sẽ làm suy yếu ý chí chống lại các hành động tiêu cực của các đối tác của Trung Quốc, những âm mưu sử dụng Trung Quốc gây thiệt hại cho chính lợi ích của Trung Quốc”. Họ cũng chỉ ra rằng một liên minh như vậy sẽ “cản trở các mối quan hệ bình thường với các nước khác trên thế giới”. Quả thực, một đồng minh luôn luôn mong muốn rất nhiều ở một đồng minh khác. Nếu một ngày mai, Bắc Kinh muốn bắt đầu cuộc chiến chống lại hòn đảo nổi loạn Đài Loan, họ yêu cầu chúng ta cùng tham gia với họ như một đồng minh. Mátxcơva từ chối, thì đó cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu đặt dấu chấm hết cho Liên minh của chúng ta.

 

 Nhưng, giả sử Liên minh quân sự Nga-Trung vẫn còn tồn tại. Nếu vậy sẽ ra sao? Sẽ xảy ra cuộc đối đầu tổng lực và cuối cùng sẽ nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Chúng ta cũng như Trung Quốc đều không cần đến cuộc chiến tranh này. Bởi vậy, sự hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực địa-chính trị, theo quan điểm của tôi, cần phải được xây dựng trong khuôn khổ các mối quan hệ bình thường và hợp tác tốt hơn, so với Mỹ và phương Tây nói chung; buộc Oasinhtơn và các đồng minh của Mỹ phải quan hệ với chúng ta như với một thế giới đa cực mà ở đó các cực không cạnh tranh với nhau, như trong quá khứ, mà sẽ là hợp tác với nhau.

 

Có cơ sở để hợp tác như vậy. Đó là tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế khu vực và luật pháp quốc tế. Ngoài ra còn một chương trình nghị sự rộng lớn đòi hòi sự hợp tác đa phương. Đấy là những vấn đề mà ai cùng rõ – hợp tác trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hạt nhân, hàng loạt các cuộc xung đột khu vực, từ tình hình ở bán đảo Triều Tiên và cuối cùng là những gì đang xảy ra ở châu Phi. Đó là những vấn đề môi trường, buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức, sự phát triển của các nước lạc hậu…

 

Trở lại phương hướng chính và quan trọng nhất trong các mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc (hợp tác trong việc hiện đại hóa vùng Siberia và Viễn Đông, sự phát triến chung của hai người láng giềng Khổng lồ), cần lưu ý rằng người Trung Quốc (trái với những lo ngại về sự bành trướng dân số từ Trung Quốc) tạm thời chưa phải là đối tác tích cực trên thị trường Nga, cũng như các nước thành viên khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

Nguyên nhân đã rõ ràng, đó là tình hình không thuận lợi của thị trường trong nước, về chỉ số tiện lợi của các doanh nghiệp Nga, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, đứng thứ 112 trong số 185 nước được nghiên cứu trên toàn thế giới. Có thể nghe thấy những điều phàn nàn, khiếu nại khác nhau của các doanh nhân Trung Quốc về môi trường đầu tư ở Nga. Song có lẽ điều quan trọng nhất là chi phí lao động cao. Tất nhiên, người Nga không sẵn sàng giảm đồng lương của mình. Nhưng hiểu được thực tế này là hữu ích. Một bất lợi nữa là các mức phí vận chuyển, điện, khí đốt đều còn cao. Những khoản chi phí này cho mỗi đơn vị sản phẩm ở Nga cao gấp hai lần ở Trung Quốc; so với ở Đức, Anh và Mỹ còn cao hơn 8-9 lần. Lãnh thổ của chúng ta rất rộng lớn, những đoàn tàu chuyên chở các trang thiết bị và sản phẩm phải chạy qua hàng nghìn dặm (đây không phải những nước như Xinhgapo hay Hà Lan). Tuy nhiên, mức chi phí vận chuyển cao đã được bù đắp lại bằng giá rẻ cho các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và nhiều thứ chi tiêu khác. Các doanh nhân Trung Quốc không hài lòng với hạ tầng cơ sở yếu kém của nền kinh tế Nga. Người Trung Quốc đã làm thế nào để thu hút vốn đầu tư nước ngoài? Tháng 12/1978, lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định thành lập tại khu vực biên giới 4 đặc khu kinh tế. Suốt 2 năm họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm đường ô tô, xây dựng đường ống dẫn nước, dẫn gas, đường điện cao thế, các cảng biển và cảng hàng không, cũng như các tuyến cáp bảo đảm thông tin liên lạc. Song song với những công trình đó, đồng thời xây dựng các trung tâm công nghiệp, các khu dân cư với đầy đủ cửa hàng, vườn trẻ, bệnh viện, trường tiểu học, trung học, đại học và các trung tâm văn hóa. Người ta cũng không quên xây dựng cả những cơ sở vui chơi, giải trí, những nhà nghỉ ở ngoại ô, sân tập và thi đấu thể dục, thể thao, bãi tắm, khu săn bắn, khu câu cá… Các doanh nhân Trung Quốc có đời sống và hoạt động kinh doanh ở nước Nga với tất cả tiện nghi mà không có một quốc gia nào khác cho phép như vậy. Tuy nhiên, môi trường Nga vẫn tồn tại nhiều nhược điểm.

 

Các nhà đầu tư luôn lo sợ những khoản thuế. Thuế chiếm đến một nửa lợi nhuận. Các doanh nhân đến khắp mọi nơi, ở đâu họ cũng được hưởng ưu ái nếu đầu tư vào những ngành kinh tế tiên tiến. Nhưng ở Nga thì không như vậy. Lại còn những thủ tục đáng sợ để nhận giấy phép lao động, đăng ký cư trú, nộp thuế, xin phép xây dựng cơ sở sản xuất… Như một nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhận xét, đối với các công ty nước ngoài (muốn hoạt động tại Nga), họ phải hội đủ một đống giấy tờ cao tới vài mét!

 

Doanh nhân các nước châu Á-Thái Bình Dương thường phàn nàn về những thay đổi và những điều không thể dự báo trong luật pháp của Nga liên quan đến hoạt động kinh doanh. Quả là có những cái mà ngày hôm qua được chào đón và thậm chí được khuyển khích, được hưởng mọi ưu ái, nhưng hôm nay đã trở thành điều cấm kỵ. Rút cục là nhà đầu tư bị thua thiệt và thậm chí phá sản.

 

Một tai họa hiện nay là nạn tham nhũng. Không phải một lần tôi nghe thấy các doanh nhân Trung Quốc so sánh rằng: Ở Trung Quốc cũng có nạn tham nhũng vô độ, nhưng khi đã nhận hối lộ thì người ta làm như đã hứa; còn ở nước Nga, họ nhận hối lộ nhưng rồi chỉ dối trá, lừa lọc. Thậm chí có những doanh nhân đã phàn nàn về nạn tham nhũng cả ở những cơ quan bảo vệ pháp luật lẫn tòa án. Cuối cùng, người Trung Quốc cho rằng chúng ta (Nga) có thái độ không hữu nghị và không hiểu biết họ, Đôi khi chúng ta coi các nhà đầu tư như những ông già tuyết, luôn đòi hỏi ở họ tấm lòng từ thiện và mọi thứ nhịn nhường. Lại còn có ý nghĩ cho rằng khách tự tìm tới nước Nga kinh doanh, thế thì tại sao lại không đến thăm mấy quan chức và các vị chủ nhà, Hơn nữa, nhiều khi còn cạnh khóe, bắn tin đến các thương nhân Trung Quốc: “Các người định làm giàu trên lưng chúng tôi sao!”

 

Có thể nói gì trong phần kết luận? Tất nhiên, cần phải bỏ qua một số thiếu sót. Khi đó sẽ có nhiều cảm xúc với sức mạnh mềm để lôi cuốn tư bản và công nghệ Trung Quốc vào nước Nga, Như vậy, thứ nhất, Sibiria và Viễn Đông, cũng như nước Nga nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và thành công hơn. Thứ hai, sự hợp tác của chúng ta với Trung Quốc sẽ lại được củng cố trong tương lai lâu dài hàng thế kỷ. Và như vậy chúng ta sẽ không còn sợ “con rồng Trung Quốc”./.

 

2005. Bức tranh “CNXH giàu sinh lực” của ông Trần Hữu Phước

 

VÕ VĂN TẠO

 

Trong dàn đồng ca đang rộ lên ở các báo lề đảng, tập trung chỉ trích, chụp mũ luật gia Lê Hiếu Đằng, khi ông đề xuất những đảng viên còn lương tri nên rời bỏ Đảng CSVN để thành lập đảng mới kiểu dân chủ xã hội – làm đối trọng, như nhiều quốc gia dân chủ và tiến bộ trên thế giới, nổi lên giọng lĩnh xướng ghê tai của “hét sĩ” Trần Hữu Phước, nguyên thư ký của cố Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng CSVN Lê Đức Thọ.

 

 

 

Trên báo Sài Gòn giải phóng 27-8-2013, ông Phước cao giọng: “…chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát…”.

 

Thảm hại thay! Những bằng chứng về cái gọi là sức sống tươi trẻ của CNXH được ông Phước trưng ra gồm Triều Tiên, Cu Ba, Lào,  Việt Nam và Trung Quốc.

 

Không mấy người không biết Lào hiện nay nằm trong tốp quốc gia chậm tiến và lạc hậu nhất thế giới. Tuy nhiên, có lẽ do quốc gia này có diện tích nhỏ, dân số ít, lại không có vị trí địa lý quan trọng, Lào chưa bị đặc biệt quan tâm, xếp vào diện méo mó nhất về đời sống chính trị. Vì vậy, đem Lào ra để tô vẽ bức tranh “CNXH giàu sinh lực” thì chỉ cho một màu xám ảm đạm. Không mấy người không biết, hiện nay Lào vẫn là quốc gia của các bộ tộc nghèo đói, lạc hậu, lệ thuộc rất lớn vào viện trợ nước ngoài.

 

1

 

Người không chịu nhận tiền đền bù thu hồi đất ở Trung Quốc bị xe lu cán chết

 

Cu Ba thì sao? Ngay báo chí lề đảng của Việt Nam cũng đăng tải nhiều thông tin cho thấy, mãi đến 2011, người dân mới được nhà cầm quyền cho phép sử dụng điện thoại di động và internet một cách hạn chế. Thi thoảng quốc gia thiếu đói này lại được Việt Nam – tuy chẳng khá giả gì – tiếp tế dăm nghìn tấn gạo cứu đói. Được cho vài chục dàn vi tính, mừng như Syria được Nga tiếp tế tên lửa S-300! Tham quyền cố vị hơn nửa thế kỷ, đến năm 2011, nhà lãnh đạo Fidel lụ khụ và bệnh hoạn ở tuổi 85 mới chịu nhường ngôi cho… em trai là Raul vừa tròn… 80 cái xuân xanh! Sau hơn nửa thế kỷ giam hãm nhân dân và đất nước Cu Ba trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, anh em nhà Castro mới nới lỏng chút ít, cho phép kinh tế tư nhân sử dụng không quá 10 lao động! Khó khăn do bị cấm vận là có, nhưng không thể phủ nhận việc duy trì chủ nghĩa xã hội một cách không thể ngu độn hơn do anh em Castro chủ trương là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu biến hòn đảo ngọc tươi đẹp ở vị trí đắc địa, giàu tiềm năng như Cu Ba thành xứ sở xơ xác, tiều tụy và nghẹt thở.

 

Hãy xem Bắc Tiều Tiên: từng đồng minh thân cận ý thức hệ một thời, nhưng rốt cuộc Hà Nội cũng nhận ra được cái thực tế oái ăm: dây với cái gã điên khùng, ngày càng nghèo cạp đất này chỉ tổ “lõm” cả kinh tế, chính trị lẫn ngoại giao… để dần lảng xa Bình Nhưỡng như tránh hủi. Từng gần gũi, thân cận như môi với răng, từng bảo bọc, hà hơi nuôi dưỡng Bình Nhưỡng thoi thóp hơn sáu  thập kỷ, gần đây Bắc Kinh cũng ngán đến tận cổ, thậm chí có lúc phải nổi khùng với con rối nhiều tật lắm chứng này. Nối nhau truyền ngôi từ ông nội già nua đến bố đẻ, rồi cháu nội vắt mũi chưa sạch, gần 7 thập kỷ qua, với tham vọng ngông cuồng tập trung nguồn lực chế vũ khí hạt nhân và phương tiện chiến tranh, coi sinh mạng hơn 25 triệu nhân dân Triều Tiên và nền hòa bình thế giới làm con tin, vương triều họ Kim đem ra mặc cả đổi lấy các khoản ngoại viện lương thực, nhu yếu phẩm cấp thiết.

 

Nếu như việc đem Lào ra tô vẽ bức tranh “CNXH giàu sức sống” chỉ cho một màu xám ảm đạm thì việc đem cả Cu Ba, Triều Tiên ra tô vẽ, lại chỉ cho một màu đen hắc ám. Có điều, khi vẽ bức tranh này, ông Trần Hữu Phước lại cố tình phớt lờ thực tế phũ phàng: CNXH từng “mênh mông bát ngát” hơn ông mô tả rất nhiều, với Liên Xô, Đông Âu một thời. Liên Xô và Đông Âu không chỉ có diện tích rộng, dân đông, mà còn từng là thành trì của cả khối XHCN, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và phong trào cộng sản quốc tế. Sau biến cố hơn 2 thập kỷ trước, các đảng cộng sản ở đây chưa có cơ may được cử tri chấp nhận trở lại chấp chính.

 

Công bằng mà nói, trong 5 quốc gia mà ông Trần Hữu Phước phô trưng nhằm tô vẽ cho cái gọi là “CNXH giàu sinh lực”, có được hai nước đỡ hơn về kinh tế là Trung Quốc và Việt Nam. Thế nhưng, những ai chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu một chút, đều có thể phát hiện điều lý thú ở hai quốc gia này. Đó là: càng rời xa lý thuyết cộng sản giáo điều, càng vứt bớt đặc trưng của CNXH (theo đúc kết của các nhà lãnh đạo cộng sản), càng đỡ đói nghèo. Theo đúc kết ấy, một quốc gia chỉ được coi là mang bản chất XHCN khi đảm bảo các đặc trưng cơ bản: do đảng cộng sản (hoặc dưới các tên khác như đảng lao động, đảng nhân dân cách mạng, đảng công nhân thống nhất, đảng thống nhất XHCN… đều lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm hệ tư tưởng thống soái) cầm quyền, mọi công cụ và tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước; xóa bỏ giai cấp bóc lột (tư nhân thuê lao động), chỉ tồn tại giai hai cấp công nhân và nông dân; tổ chức và điều hành nền kinh tế theo phương thức chỉ huy, kế hoạch hóa, tập trung và thống nhất; con người làm theo năng lực, hưởng theo lao động; không có sự đối lập, khác biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động chân tay với lao động trí óc… Đối chiếu với những đặc trưng trên, hiện nay Trung Quốc và Việt Nam chỉ còn đặc trưng duy nhất: đảng cộng sản độc quyền chấp chính.

 

Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1986, Đảng CSVN chính thức chấp nhận “đổi mới” – mà nhiều người trong giới nghiên cứu chính trị gọi là “cởi trói” hay “biến màu” – một phần đáng kể công cụ, tư liệu sản xuất được chuyển khỏi sở hữu nhà nước, ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ phần. Nhiều doanh nghiệp này sử dụng đến hàng nghìn, hàng chục nghìn lao động,phần lớn cho hiệu quả thật sự và làm ăn khá năng động. Tầng lớp tư sản, tiểu chủ tái xuất hiện và ngày càng đông đảo. Do bỏ điều hành kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, thừa nhận kinh tế thị trường (tuy vẫn gắn cái “đuôi” định hướng XHCN), mức sống xã hội đỡ rất nhiều so với trước. Nhưng cũng xuất hiện ngày càng đông những kẻ không hề lao động, hoặc năng lực rỗng tuếch, nhưng nhanh chóng sở hữu tài sản kếch sù, sinh hoạt trưởng giả xa hoa, đến giới thượng lưu ở các nước giàu có cũng không thể sánh. Đó là tập hợp bầy quan chức tham nhũng trong bộ máy đảng và nhà nước; giám đốc doanh nghiệp nhà nước; chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên đi đêm, câu móc với quan chức nhà nước hư hỏng để chiếm đoạt đất đai và tài nguyên. Khác biệt đời sống giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa ngày càng lớn. Có chăng, lao động trí óc ngày càng bị bần cùng hóa, mức thu nhập càng gần với lao động chân tay. Thậm chí trường hợp thu nhập của kỹ sư, cử nhân thua kém osin, phu hồ, xe ôm, chạy bàn… không hiếm.

 

2

 

Cưỡng chế thu hồi đất

 

Về đảng cầm quyền, khác với Đảng CSVN trước nay luôn tuyên bố trung thành và đề cao chủ nghĩa Mác – Lê Nin (sau khi Liên Xô và Đông Âu rũ bỏ CNXH xơ cứng và nghẹt thở hồi cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990, Đảng CSVN “chế” thêm cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” làm “gia vị”, mặc dù sinh thời Hồ Chí Minh khẳng định ông chỉ là nhà hoạt động cách mạng, không phải nhà tư tưởng), ĐCS Trung Quốc cũng tuyên bố đi theo lý tưởng cộng sản, nhưng họ nghiêng về cái gọi là “tư tưởng Mao Trạch Đông” rất sớm và tuyên bố xây dựng CNXH không theo khuôn mẫu Liên Xô, mà mang “đặc sắc Trung Quốc”. Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, với đầu óc thực dụng, không bận tâm bởi lý thuyết cộng sản giáo điều, thực thi phương châm “bất kể mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột”, Đặng Tiểu Bình lái con thuyền kinh tế Trung Quốc lướt tới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính chủ trương xa rời lý thuyết cộng sản giáo điều của họ Đặng mạnh dạn hơn Việt Nam là nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Trung Quốc có được mức tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, là quốc gia có dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ, nhưng bình quân thu nhập đầu người chưa bằng 1/10 Hoa Kỳ.

 

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế – chính trị học lão luyện cho rằng, tương tự người chơi thể thao xài doping, một số quốc gia duy trì nền chính trị độc tài, nhà nước có điều kiện tập trung nắm trong tay mọi nguồn lực và tài nguyên, có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh kinh tế và quân sự ở một giai đoạn nhất định. Nhưng hiện tượng đó là bất bình thường và phản tự nhiên, không căn bản và không thể bền vững (nước Đức phát xít thời Hitle, Liên Xô thời Stalin cũng vậy).

 

Trên đây là một vài nét chấm phá cơ bản về khía cạnh kinh tế trong bức tranh có tên gọi kêu hơn thùng rỗng: “CNXH giàu sức sống” của ông Trần Hữu Phước. Về khía cạnh đời sống dân chủ chính trị – xã hội, xin được bàn ở một dịp khác.

 

 

 

V.V.T

GSTS Hoàng Chí Bảo thách đấu, đã có người nhận chiến

Thiện Tùng

Là cư dân mạng, sáng sớm hôm nay 27/08/2013, tôi ghé Thông tấn xã Vĩa hè để săn tin. Cố tật của tôi thấy chữ là nhào vô như vịt đói thấy lúa ào vào xốc nuốt. Tôi nuốt một mạch đứt hai bài của Đào Tiến Thi và Trung Nghĩa. Hai ông nầy mổ xẻ bài viết tựa đề “Trọng sự thật và chân lý để hành động có trách nhiệm” của Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo.

Ông Thi, ông Nghĩa “cạo”, tôi mường tượng, gần như hết “nhớt” ông Bảo. Thương ông Bảo quá, tôi cố tìm và gặp được bài viết của Ông trên nhật báo Quân đội Nhân dân chủ nhật 25/08/2013.

Hớp  một ngụm nước nuốt lấy trớn, nghiền ngẫm bài viết của GS,TS Hoàng Chí Bảo.  Ngay tựa đề, ông Bảo nhắc nhở tôn trọng sự thậtchân lý. Nhưng càng đọc kỹ bài viết của Ông, tôi càng thấy Ông xa rời sự thật, xa rời chân lý. Ông nói gần như những điều mà đài, báo và người Quốc doanh từng nói, theo phương pháp “cả vú lấp miệng em”. Càng đọc bài viết của Ông, tôi càng giảm đến hết thương Ông. Thế là bài viết của ông Thi, ông Nghĩa đã thuyết phục được tôi.

Trên  “phần ruộng” của ông Bảo, ông Thi “cày”, ông Nghĩa “bừa”, khi nghiệm thu, tôi thấy còn “lõi” 2 chỗ , tôi xin chỉ điểm và nói đôi điều xung quanh 2 chỗ lõi ấy: (chữ nghiêng là trích).

1/ Ông Bảo viết: <<Có một thực tế hiển nhiên cũng cần được làm rõ, trong các nước tư bản chủ nghĩa, dù tồn tại đa đảng và các đảng đối lập, nhưng vẫn định hình một đảng cầm quyền. Chính trường đó thường xuyên xảy ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng chính trị tư sản. Họ chỉ đa nguyên, đa đảng trên hình thức, còn trên thực tế đều tỏ rõ sự nhất nguyên, bỡi đảng chính trị tư sản nào cũng không bao giờ xa rời mục đích bảo vệ cho quyền thống trị và sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản >>.

 – “Trong các nước Tư bản dù tồn tại đa đảng nhưng định hình một đảng cầm quyền”. Chớ sao, đã chấp nhận thi đấu lành mạnh thì phải có kẻ thắng người thua – chẳng lẽ tất cả cùng thắng , cùng cầm quyền để “loạn sứ quân” sao ?. Ông Bảo cố tình quên rằng ở các nước dân chủ và đa đảng, đảng thắng cử chấp chánh, các đảng được xem là thua cử tham chánh, chia ghế theo kết quả bầu cử – “ thắng làm vua, thua làm trợ lý ”cùng lo việc dân việc nước.

-“Chính trường đó thường xuyên diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng chính trị Tư sản”. Làm gì có thường xuyên tranh giành quyền lực – thường xuyên tranh luận để tìm giải pháp tối ưu cho ích nước lợi dân thì có, đó là điều đảng đang cầm quyền khuyến khích. Đảng người ta chính danh, có tên hẳn hoi mà ông Bảo xem như một phồn có tên chung là “Tư sản”.

 -“Họ chỉ đa nguyên, đa đảng trên hình thức, còn trên thực tế đều tỏ ra sự nhất nguyên, bởi đảng chính trị tư sản nào  cũng không bao giờ xa rời mục đích bảo vệ quyền lợi thống trị và sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản”. Họ đa nguyên, đa đảng thật chớ không phải cuội chính trị như Trung Quốc hiện nay, Việt Nam ta sau 1945, kiểu suy bụng ta ra bụng người nếu có đúng chỉ là cầu may. Ông nói đảng chính trị Tư sản  nào cũng bảo vệ quyền lợi thống trị và sự tồn tại của chủ nghịa Tư bản. Vậy đảng Cộng sản VN có như thế không ? –  một mình một chợ, cố sống cố chết giữ địa vị thống trị và ra sức bảo vệ sự tồn vong của chủ nghĩa Cộng sản ?. Đã là đa thì không nhất, dầu thắng hay thua trong bầu cử họ vẫn tồn tại – không ai được quyền bóp mũi. Đảng hình thành ở các nước Tư bản, phải thực thi Pháp Luật quốc gia Tư bản đó, chúng xúm nhau bảo vệ sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản là tất nhiên thôi có chi đai nghiến đối với họ, thưa Giáo sư ?

Vậy là ý định “Khuyên mọi người đừng bày chi Đa đảng như các nước Tư bản sanh rắc rối, nên vừa lòng với thể chế chính trị Độc tôn, Toàn trị của Đảng CSVN” của Giáo sư có tác dụng ngược lại rồi ?!.

2/ Ông Bảo viết: <<Không phải cứ đa nguyên đa đảng là có thể xây dựng được xã hội dân chủ. Cũng không phải một đảng là trở ngại của sự phát triển dân chủ. Nếu trên quan điểm nầy người ta không tính đến, hoặc vô tình, hoặc cố ý sự khác biệt bản chất giữa các đảng chính trị Tư sản và Cộng sản, giữa dân chủ Tư sản và dân chủ XHCN…>>.

–  Giáo sư Bảo cho rằng “ Không phải cứ đa nguyên, đa đảng là có thể xây dựng được xã hội dân chủ. Cũng không phải một đảng là trở ngại của sự phát triển dân chủ”. Lập luận nầy của Giáo sư nghe phớt qua cũng có lý, sẽ đứng vững nếu không xuât hiện lập luận phản biện đối với nó của ông Đào Tiến Thi: “Không phải cứ đa đảng là có thể xây dựng được xã hội dân chủ, nhưng muốn xây dựng xã hội dân chủ, không thể không đa nguyên, đa đảngĐiều nầy thực tế đã chứng minh: chưa hề có nước nào độc đảng mà dân chủ, ít nhất nó cũng dân chủ hơn các nước độc đảng”.

Tôi xin tham kiến trích doạn 2 nầy:

+ Dân chủ phải thể hiện chủ yếu và trước tiên: đảm bảo cho người dân tham gia và quyết định cuối cùng ở  2 khâu : Lập Quyền Lập Hiến (tham gia xây dựng bộ máy chính quyền và tham gia thảo luận, phúc quyết Hiến Pháp). Đồng thời buộc mọi người phải sống và hành động theo Pháp Luật – Chính Quyền được làm những gì Pháp Luật cho phép, Nhân Dân được làm những gì Pháp Luật không cấm.

 + Độc đảng dễ thấy nhất là không dân chủ về chính trị – Cuộc sống con người không thể thiếu giá trị tinh thần và già trị vật chất.

+ Đa đảng mà không dân chủ thì loạn, khó tránh khỏi xung đột. Dân chủ mà  không có đảng chỉ thiếu tính cạnh tranh chớ chẳng sao. Độc đảng chỉ sinh ra dòng họ độc thôi : độc quyền, độc tài, độc đoán…và cuối cùng là độc ác – đừng mơ có dân chủ, nếu có chỉ là giả hiệu . Vậy thì “Dân chủ Đa nguyên” như đôi song sinh, là cập phạm trù không thể tách rời nhau . Chúng là xu thế thời đại, là động lực thúc đẩy phát triển về mọi mặt đời sống xã hội.

–  Giáo sư Bảo viết : “… Người ta không tính đến sự khác biệt bản chất giữa các đảng chính trị Tư sản và Cộng sản, giữa dân chủ Tư sản và dân chủ XHCN…”,

 Bằng một đoạn quá dài, ông Bảo dẫn chứng không mấy thuyết phục về sự hơn hẳn của Đảng CSVN đối với đảng Tư sản và sự hơn hẳn về Dân chủ XHCN đối với Dân chủ Tư sản.Tôi xin tham kiến:

 + Sự khác nhau giữa đảng Tư sản và đảng Cộng sản, giải thích đơn giản cho dễ hiểu : Đảng Tư sản là đại diện cho phương thức sản xuát Tư bản Chủ nghĩa, đặc trưng là tư liệu sản xuất phân tán. Đảng Cộng sản là đại diện cho phương thức sản xuất XHCN,đặc trưng là tư liệu sản xuất tập trung – một đàng là “Chia”, một đàng là “Cộng”, khác nhau một trời một vực.

+ Sự khác nhau giữa  Dân chủ Tư sản và Dân chủ XHCN , chỉ nói về mặt Lập Quyền, Lập Hiến đủ thấy ai ưu việt hơn ai: Về Lập Quyền, dưới Tư sản, người  dân tham gia đủ các khâu : “đề cử, ứng cử, bầu cử và bãi miễn”; dưới Xã hội Chủ nghĩa, “ĐảngCS chọn, dân bầu”- bãi miễn thuộc quyền bên chọn. Về Lập Hiến, dưới Tư sản, người dân tham gia phúc quyết từng điều khoảng của Hiến pháp ; dưới XHCN, Đảng CS viết ra, dành cho mình “món ngon” rồi đưa ra áp dụng, không cần dân phúc quyết .

Trước khi kết thúc bài viết, tôi có 3 điều muốn nói riêng với ngài Hoàng Chí Bảo:

– Kinh tế thị trường là kinh tế Tư bản, kinh tế Tư bản tất yếu sinh ra tư sản. Việt Nam ta đang cố hoàn thiện kinh tế thị trường – đang cầu cạnh mà người ta chưa chịu công nhận VN đã có nền kinh tế thị trường ; và gần như ai ít nhiều cũng có tài sản riêng (tư sản), từng bước phân hóa, hình thành tư sản thượng lưu (cấp cao) – phần lớn nằm trong giới lãnh đạo. Không biết tôi có ngộ nhận hay không, khi đọc bài viết của Ngài, tôi có cảm nhận Ngài không thích chủ nghĩa Tư bản và ghét cay ghét đắng Tư sản. Nếu   vậy thì Ngài đang lạc lõng giữa trường đời. Xin nói nhỏ với Ngài, ở VN ta làm gì có Cộng sản thật mà Ngài cố đeo bám.

– Tiếp dưới đầu đề bài viết nầy của mình, Ngài không quên viết và gạch dưới  câu:  Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”. Chẳng biết đây là  hàng  nội hay hàng ngoại nhập từ phương Bắc mà quan chức của ta thời nay thích dùng nó làm câu Bái tổ ?. Tôi nghe nhiều người nói và viết câu nầy, nhưng chưa thấy ai thích nghĩa, phải chăng nó có nghĩa “những diễn biến trong thời bình”. Nếu vậy thì trong thời bình có những diễn biến tốt và xấu, chẳng lẽ phủ định sạch trơn ?!. Dầu sao diễn biến hòa bình cũng tốt hơn diễn biến lựu đạn ?.

– “Đi ngày đàng học sàn khôn”,Trí thức lăn lóc ngoài đời họ học được nhiều lắm, cao kiến lắm, Ngài nên trao dồi thêm, thận trọng hơn trong nói và viết, nếu không, tiếp tục ngã đài.

Nhờ “giải Lê Hiếu Đằng”, tôi biết mặt, biết tài của nhiều đấu thủ đã “ra sân”, nâng cao thêm kiến thức cho mình – xin chân thành cám ơn quí đấu thủ.

29/08/2013

T.T

 

Chính trị – Xã hội

Biển Đông: Từ chối tòa án quốc tế, Trung Quốc vẫn nói mình tôn trọng luật (Soha)    —Trung Quốc giở trò “con nít”, đóng cửa với Tổng thống Philippines  (Soha)   —-Tổng thống Philippines hủy thăm Trung Quốc, Bắc Kinh nói không mời  (GDVN)   —Philippines – Kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên Biển Đông  (SM)   — Thất thố ngoại giao hiếm có giữa Trung Quốc và Philippines  (Tintuc)  —-Quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình tác chiến mới ở Biển Đông (GDVN)

Trung Quốc “không nhân nhượng” tranh chấp trên Biển Đông (Infonet)    —–Ấn Độ: “Trung Quốc không được “tác oai tác quái” trên Biển  (Infonet)   —-Ấn Độ phản đối vũ lực tại Biển Đông, Trung Quốc lên kế hoạch đóng tàu sân bay mới (SM)

Chiến tranh không-hải Mỹ ở Biển Đông (II)  (TP)   >>>Mỹ tác chiến không-hải ở Biển Đông như thế nào? (I)

Đảo Đá Nam: Chiến dịch bảo vệ chủ quyền sau trận Gạc Ma  (Infonet)   —-Tàu chiến Đài Loan sắp ồ ạt xâm phạm Trường Sa  (SM)

Trung Quốc vẫn đòi đàm phán tay đôi tranh chấp đa phương ở Biển Đông  (GDVN)   —-Không thể né tránh chuyện biển Đông  (TN)

Mỹ chỉ trích Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Đông (SM)   —-Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng – sớm hội nhập cấu trúc an ninh khu vực –(SGGP)    —Đài Loan dự định xây bến tàu tại Trường Sa  (RFA)

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hagel cảnh báo nguy cơ đụng độ do tranh chấp biển đảo  (NV)

Một tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước với nội dụng Hậu trường ngoại giao  (BBC) – Tiết lộ chi tiết hậu trường từ cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Việt Nam.  >>>Ngoại trưởng Việt-Trung hội kiến    —-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc  (SGTT)   —Bộ trưởng Phùng Quang Thanh hoạt động con thoi vì Biển Đông  (ĐV)

Biên phòng Việt Nam – ASEAN xây dựng ‘lòng tin chiến lược’  (ĐV)

Hàn Quốc quan tâm đến điện hạt nhân của Việt Nam  (SGTT)    —-Chính phủ Việt Nam bênh vực nghị định mới về internet   (VOA)  –Nhà cầm quyền VN dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên yêu nước  (Chuacuuthe)    —-Từ 1/10, thu nhập 9 triệu đồng/tháng mới phải đóng thuế -(TP)

17a4c-cotq5sao-2Pano giữa Hà Nội ghi nhầm tên nước Việt Nam (ĐV)  –Treo nhầm cờ Tổ quốc và cờ Đảng, sai chính tả, nhầm ngày Tết độc lập với ngày giải phóng Thủ đô… và mới đây nhất là pano ghi nhầm tên nước.

  <<<===Chuyện gì mà không dám làm!? Lỗi thì tại mấy đứa bá vơ ! hay thằng đánh máy, thằng chụp hình…

Ngang nhiên mua bán rừng phòng hộ -(TP)    —-GĐ lĩnh lương 2,6 tỷ, Chủ tịch TPHCM: “Trị tới nơi tới chốn’ -(TP)    —Vụ lương “khủng” ở TPHCM: Tổng kiểm tra quỹ lương các DNNN  (LĐ)    —-Yêu cầu minh bạch lương lãnh đạo doanh nghiệp  (RFA)

Vụ “cạo trọc” đầu nguồn hồ Đại Sơn (Bình Định): Tỉnh yêu cầu huyện kiểm tra, báo cáo  (LĐ)

Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh: Khó nhất là “đụng” người thân  (SGGP)

Nỗi buồn nông dân trả ruộng (SGTT)   —-Nông dân lại khóc ròng  (NLĐ) Tháo chạy khỏi các dự án thủy điện  (NLĐ)  —-Những cảnh đời trong một bệnh viện ở Sài Gòn  (NV)

____________________________________________________________________________________________

Nhà thơ Lê Văn Tài.

Bán tất cả, trừ huyền thoại  (Nguyễn hưng Quốc -VOA) – Lê Văn Tài, hiện đang sống tại Úc, vừa là họa sĩ vừa là thi sĩ. Là họa sĩ, anh đã có hàng chục cuộc triển lãm cá nhân ở Việt Nam và Úc cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Là thi sĩ, anh đã xuất bản hai tập thơ bằng tiếng Anh, Empty Arms Surrounded by Warm Breath (1987) và Waiting the Waterfall Falls (1997). Cả hai đều được nhiều nhà phê bình văn học Úc khen ngợi nhiệt liệt.===>>>

Gửi Tuyên bố phản đối Nghị định 72 lên Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ – (Boxitvn)

Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp   –Hoàng Xuân Phú– (Boxitvn)

Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa (tiếp theo)   Nguyễn Thái Nguyên-– (Boxitvn)  >>>>Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa

Xóa bỏ Hiến pháp 1946 và tinh thần Khởi nghĩa Tháng Tám là đánh mất chính nghĩa Dân tộc   Nguyễn Cam –– (Boxitvn)

Những người chiến sĩ trong thời bình   Khánh Trâm –– (Boxitvn)

Hưng lớn – Hưng nhỏ   –Trần Kỳ Trung –– (Boxitvn)

Về tiểu thuyết “Đại gia” của Thiên Sơn– (Boxitvn)  -Việc đình chỉ phát hành một tác phẩm văn học là chuyện quen thuộc ở nước ta, chỉ cần theo lệnh của Cục Xuất bản chứ không do Toà án phán quyết như ở các nước “dân chủ chỉ bằng 1/ triệu (hay 1/vạn…) lần”. Đáng lưu ý là lý do mà Cục XB đưa ra cho việc đình chỉ: “Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”.

BVN xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin bước đầu liên quan đến cuốn tiểu thuyết bỗng thành “nổi tiếng” nhờ quyết định đình chỉ trên.

TUYÊN BỐ CỦA NHÓM LM NGUYỄN KIM ĐIỀN VỀ NGHỊ ĐỊNH 72  -(TNM)

CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ VẬN CHO TUYÊN BỐ 258-(TNM)

BA ẾCH CHÉM GIÓ HAY TẤU HÀI ?  -(TNM) – Nền kinh tế Việt Nam nên nói chính xác :– đang rơi tự do,chưa biết bao giờ mới chạm đáy !

Mafia trong Bộ công an – Thiếu tướng Trần Văn Vệ, nguyên giám đốc công an Thái Bình.  (XuanVN)

Báo động tình trạng khoác áo nhà nước ngang nhiên vi phạm pháp luật  (Caunhattan)

HỮU PHƯỚC hay VÔ PHƯỚC !?  (Doithoai)  –Gửi Tác Giả : Trần Hữu Phước – bài viết : “Những hành vi độc hại của một khuynh hướng tư tưởng sai lầm”– SGGP Online .

 Không chống được tham nhũng thì giải tán Tổ chức Đảng, chính quyền… (Bùi Văn Bồng).

SỬA NHÀ KIỂU GÌ? (Bùi Văn Bồng)

______________________________________________________________________________________________________________________________

Vietstudies – Của GS. Trần hữu Dũng.

Có một Liệt sĩ người Nhật ở Nghĩa trang Ba Dốc-Đồng Hới  (Infonet)    —Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72  (Infonet)

Lương khủng 2,6 tỷ: Nguyên Cục trưởng Tài chính “vạch” kẽ hở  (Infonet)    —Vụ sếp lương “khủng”: “Cần khởi tố vụ án, không chỉ truy thu là xong”  (GDVN)   —Lương ‘khủng’ tại DN công ích: Biểu hiện của suy thoái đạo đức  (TP)

“Cái tát” cho người chống tiêu cực và chuyện “nghiêm túc kiểm điểm”!  (GDVN)

Việt Nam có quá nhiều nguồn số liệu thống kê giới không chuẩn  (SM)   —-Thâm hụt ngân sách tăng, Chính phủ tích cực vay nợ từ trái phiếu  (SM)

Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh: ‘Phải xáp vô làm ngay’  (TN)   —Ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Tham nhũng hàng chục, hàng trăm tỷ thì phải đụng thôi”  (TP)    —- Ông Bá Thanh đã nghe 6 vụ liên quan tham nhũng  (VNN)  —-Tuyển thủ quốc gia Việt Nam “đói” vì lương bèo  (SM)

Không đỡ đầu, bảo kê mới giảm tiêu cực trên đường  (VNN) –Giải trình trước UB Quốc phòng – An ninh QH, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói đang cố gắng hạn chế tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ bằng cách tăng kiểm tra.

‘Ông lớn’ nhà nước không thể tuỳ tiện chia tiền  (TVN)    —–Thêm giám đốc trần tình về ‘lương khủng’ Video  (VNN)    —-Có những sếp nhận lương khủng nhưng chưa bị lộ  (VNN)   —-Đường lún nứt vẫn đề xuất thưởng  (TN)   —  Tiền thưởng 180 tỷ cho cầu cạn lún trích từ quỹ dự án  (VnEx)

Giám đốc nhận lương khủng: 3 sở “chống lưng”  (NLĐ)    —Lương “khủng” ở các doanh nghiệp công ích: Sự im lặng đáng sợ  (NLĐ)

 Quân đông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng? (TT)    —Làm giàu bất hợp pháp phải bị coi là tội phạm (VNN)

Chênh lệch thu nhập công chức lên đến 47 nghìn đô/năm  (TVN)   -Cái này là bên Úc, đó là xứ Tư bản bóc lột, xứ Tư bản giãy chết…. nói làm gì  vì nó là xấu mà, còn bên CHXHCN VN là CNXH ưu việt vì GIAI CẤP , thế mà CÔNG NHÂN làm ” 100 năm bằng lương Xếp làm một năm” mới là lạ chớ- Công bằng kiểu XHCN sau khi đánh đuổi bọn Tư bản Và Đế quốc…bóc lột???- Còn xếp lúa gạo thì lương có gần 80 triệu tháng ,trong khi đó thì GIAI CẤP Nông Dân :  Nỗi buồn nông dân trả ruộng (SGTT/ttxcc) —--Nông dân lại khóc ròng  (NLĐ/ ttxcc)  …

Mời xem lại những bài trên Boxitvn :     -Nông dân không đành bỏ ruộng, nhưng “quyết không để con làm ruộng”  —–Bỏ ruộng thôi, nông dân ơi!   —-Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ   —–Nông dân lại đổ quạu chửi thề   —–Nông dân đã và đang bị bần cùng hóa như thế nào?   —–Việt Nam xuất khẩu gạo số 1 thế giới, hu hu!  –

Bánh xe công nghiệp ‘đè nặng’ nông dân? (TVN)

Tin tặc ‘nhập gia’, chủ nhà không biết  (TN)  –  Dẫn số liệu từ Bộ Công an, tiến sĩ Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay tại Việt Nam, trên 90% mạng nội bộ của các cơ quan Đảng, Chính phủ, ngân hàng bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.

Kinh tế

Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh hơn dự đoán  (VOA)

CPI sẽ tăng do học phí tăng  (PLTP)   —Dự án siêu sang, tốc độ ‘rùa bò’  (VTC)

Lào Cai: Vì sao dự án xây dựng Nhà máy phân bón DAP2 chậm tiến độ? (LĐ) – Hiện nay dự án đang có nguy cơ chậm tiến độ 5 tháng. Đáng nói là việc chậm tiến độ của dự án lại do cách thức quản lý thiếu chuyên nghiệp của chủ đầu tư và sự phối hợp giữa các nhà thầu.

Giá dầu thế giới điên đảo vì lo sợ Mỹ tấn công Syria  (Infonet)

Nếu được thanh tra, Nestlé, Coca Cola Việt Nam sẽ… hết lỗ?  (GDVN)   —6 tháng đầu năm, Hoàng Anh Gia Lai nộp 34,039 tỷ đồng thuế TNDN  (GDVN)

Siêu thị khuyến mại rầm rộ, sức mua vẫn kém  (SM)    —-Phó chủ tịch TP.HCM ‘tố’ Bộ KH&ĐT “phá sập” mạng đăng ký kinh doanh  (VEF)

Ngưỡng 500, ác mộng của đại gia chứng khoán  (VEF)     —-Méo mặt nhận thưởng 2/9 bằng hàng tồn kho  (VNN)

Cao su rớt giá, nông dân lỗ  (NLĐ)    —Thu mua nấm… tre để bán sang Trung Quốc  (NLĐ)

Chứng khoán sáng 30/8: Tiếp tục chao đảo vì khối ngoại?   (VnEc)     ——“Thị trường chứng khoán thế này thì cổ phần hóa thế nào?”(VnEc)

Tp.HCM sẽ tổng kiểm tra lương tại 53 doanh nghiệp    (VnEc)  —–  Nhà tập thể phố cổ Hà Nội ế ẩm (VnEx)    —-Ngân hàng Trung Quốc lo nợ xấu tăng cao (VnEx)

Thế giới

Mỹ sẽ tự tạo lý do hợp pháp để tấn công vào Syria  (TTXVN)   —Tên lửa khai hỏa khi Nga-Mỹ mật đàm xong về Syria?  (TTXVN)   —Những khả năng đáng sợ của tên lửa Tomahowk  (Zing)   —8.000 chiến binh cảm tử Syria quyết liều chết với Mỹ  -(TP)

Quốc hội Anh bác bỏ đề xuất tấn công Syria -(TP)    —TT Barack Obama: Tấn công quân sự Syria là cần thiết  (RFA)   —Thời điểm và chiến thuật tấn công Syria  (RFA)    —-Tổng Thư Ký LHQ: Nên cho ngoại giao một cơ hội  -(VOA)    —Các nhà ngoại giao tranh luận về hành động quân sự chống Syria -(VOA)

Phúc trình LHQ: Tàu Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh chế tài -(VOA)

Phi luật Tân :  Vì sao nữ doanh nhân ‘nộp mình’ cho Tổng thống? -(TP)  –Một nữ doanh nhân Philippines bị cáo buộc đồng lõa với các nghị sĩ biển thủ 10 tỉ peso (khoảng 4.751 tỉ đồng) tiền công quỹ dành cho các dự án phát triển đã “nộp mình” cho Tổng thống Benigno Aquino hôm 28/8.

Trung Quốc bắt công dân Anh   (BBC) –Cảnh sát TQ bắt giữ một công dân Anh và vợ vì ‘mua bán trái phép thông tin cá nhân’.

Pakistan tái xét xử người giúp CIA truy lùng Bin Laden  (RFA)   —Căn cứ quân Ba Lan ở Afghanistan bị tấn công  (NV)

Tòa quốc tế xử Khmer Đỏ gặp trở ngại tài chánh  (RFA)   —–Nhân viên của Tòa án xét xử Khmer Đỏ dọa đình công  (VOA)

 

Syria dùng tù nhân làm “lá chắn sống” chống tên lửa Mỹ  (Soha)    —-Vì sao Nga, Iran, Trung Quốc ủng hộ Syria?  (Soha)    —-Con đường nào đưa Syria đến chiến tranh?  (Infonet)    —–Anh thay đổi ý định đánh Syria, Mỹ vẫn có thể đơn phương hành động  (GDVN)

Mục tiêu nào sẽ bị tìm diệt đầu tiên nếu liên quân Mỹ tấn công Syria?  (GDVN)    —-Mỹ sẽ tấn công Syria sau ‘mật đàm’ với Nga?  (TP)    —-Nhà Trắng tiết lộ ‘bằng chứng vũ khí hóa học’ ở Syria(TNO)

‘Mỹ muốn dằn mặt Nga trong vấn đề Syria’  (VnEx)

Nhật Bản phát triển chiến đấu cơ hoạt động như Ninja, đối phó TQ  (GDVN)    —-Triều Tiên sa thải tổng tham mưu trưởng quân đội?  (TN)

Trung Quốc “điều tra Chu Vĩnh Khang”  (NLĐ)    —-Nga hủy hệ thống tên lửa S-300 bán cho Iran  (NLĐ)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học – Xã hội – Môi trường

Phường, trường ‘đè cổ’ phụ huynh thu phí  (TP)    —-Sách giáo khoa sẽ in bằng giấy ít trắng -(TP)

Bàn chuyện cấm nữ giáo viên “mặc quần không đáy“  (KT)   —BIDV tài trợ 150 triệu đồng in vở viết tặng học sinh nghèo(LĐ)

Nhà nội trú cho học sinh nghèo Lạng Sơn   (RFA) –Một ngôi trường mới, khởi công từ tháng Bảy 2012, hoàn tất tháng Tám 2013, sẽ được khai giảng đầu tháng Chín tới đây tại Lạng Sơn miền Bắc Việt Nam. Đây là thành quả thứ nhất của Help Kids To School, Giúp Bé Đến Trường, một tổ chức từ thiện ở thành phố Toronto, Ontario, Canada

“Thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học thực chất”  (GDVN)    —Học mầm non cũng đóng bạc triệu tiền phí “xã hội hóa”  (SM)

Cử nhân ĐH sư phạm thất nghiệp đi bán bia  (Zing)    —-Thầy đánh rách mắt học sinh  (TP)

‘Bộ Giáo dục làm Khang Hy vi hành thì biết…’ (VNN)     —-Phụ phí ‘vây’ sinh viên (VNN)   —Trường ‘chơi sang’ làm khó phụ huynh (VNN)    —-TP.HCM giải bài toán “khát” giáo viên (VNN)

Lưu giữ tinh hoa ông cha để lại  (TN) n   —-Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo  (TN)

Tạm giữ đối tượng ‘hất’ CSGT lên nắp ca pô gần 3 Km  (TP)    —-Tẩu tán tài sản đảm bảo, chiếm đoạt tiền ngân hàng  (SGGP)

“Cho” bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não uống thuốc… viêm gan  (LĐ)

Chơi máy bay riêng, đại gia Trần Đình Long là số 1  (VEF)    —–Vào trại, võ sư chủ tịch Bảo Long run sợ, nhận sai  (VEF)     —-Đại gia Hà Nội mất đứt biệt thự vào tay tín dụng đen(VNN)

Lộ diện hung thủ cắt cổ phụ huynh trước trường tiểu học  (VNN)     —Bàng hoàng bé gái bị cha đánh đầy thương tích  (VNN)    —-Quán bar Angela Phương Trinh diễn bị xử phạt 3,5 triệu  (VNN)    —–‘99% ca sĩ không đọc được nốt! ’  –(TNO)

Triệt phá băng trộm… trâu bò(TNO)    ——Bắt nhiều đối tượng chém người dã man(TNO)——Cháu bé 5 tuổi nghi bị bắt cóc qua biên giới(TNO)    —-Hốt trọn ổ trộm cắp xe máy chuyên nghiệp(TNO)

Bà bầu nháo nhào, sản phụ bồng con tháo chạy trong đêm(NLĐO)    —-Cụ già chết lõa thể trên kênh Nhiêu Lộc  (NLĐO)    —-Nổ kho gas, thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng(NLĐO)

 

Tin thứ Sáu, 30-08-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

1<- Đài Loan xây cảng trái phép tại Trường Sa (VNE). – Trường Sa: Đài Bắc đầu tư 112 triệu đô la xây dựng (RFI).

– ASEAN: Mỹ cảnh báo nguy cơ đối đầu do tranh chấp biển đảo (RFI). – Mỹ, ASEAN bàn riêng về tranh chấp Biển Đông (VnM).  – Hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc (TTXVN).  –  Cấu trúc của lạc quan (QĐND).  – Ngoại trưởng Việt-Trung hội kiến (BBC).  – Cần giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình (TTXVN).

– Tình hình Biển Đông: Chóng vánh và trái ngược (ĐV).  – Gây hấn trên biển không củng cố chủ quyền (NLĐ). – Hữu Quả: Tàu sân bay Liêu Ninh: “Con ngáo ộp ngọc thể bất an!” (Ba Sàm).

– Nguyễn Thái Nguyên: Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa (Boxitvn).  – Nguyễn Văn Huy: Trung Quốc : Chạy đua vũ trang mệt nghỉ (Thông luận).

 

– Bắc Kinh yêu cầu tổng thống Philippines không đến Trung Quốc dự hội chợ (RFI).  Trong khi đó thì VN: – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị, hội chợ tại Trung Quốc (CP). – Philippines nói không muốn đối đầu trong tranh chấp Biển Ðông (VOA).  – Trung Quốc rút thư mời tổng thống Philippines dự triển lãm (NLĐ).  – Tổng thống Philippines ‘hủy chuyến thăm TQ’ (BBC).  – Thất thố ngoại giao hiếm có giữa Trung Quốc và Philippines (Tin tức).

– Hậu trường ngoại giao Mỹ – Việt (BBC).  – Mỹ hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý các phòng xét nghiệm (RFA).

– Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: ‘Đất của Việt Nam’“Tôi thấy bây giờ đòi lại thì chuyện ấy chẳng khác gì người Việt Nam đòi lại Quảng Đông, Quảng Tây cả vì câu chuyện đó đã xa xưa rồi, nay nó đã thay đổi rồi”.  – Audio: ‘Campuchia đòi đất là vô lý’ (BBC).”

– Bill Hayton: Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam (BBC).

– Khánh Trâm: Những người chiến sĩ trong thời bình (Boxitvn).

– Quốc khánh Việt Nam : Các tù nhân chính trị nổi tiếng chưa được đặc xá (RFI). – 4 tù chính trị được đặc xá vào dịp 2/9 (RFA).

– CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ VẬN CHO TUYÊN BỐ 258 (TNM).

– Việt Hải: Gặp em (Diễn Đàn). “Tiếng kêu của người mẹ ấy làm cho lòng người mẹ này xao động. Tôi gọi điện cho em làm em ngỡ ngàng vì không biết tôi là ai. Mà tôi thì chỉ muốn chia sẻ với em – người mẹ có hai con ở tù về một cái tội mà những người có lương tri bình thường không thể nào hiểu nổi. Tôi cũng đã từng ở tù, con tôi cũng đã từng ở tù, nhưng khi ấy, mẹ con tôi ở tù vì chống Mỹ xâm lược, và được gọi là ‘chiến sĩ cách mạng’. Còn bây giờ, lẽ nào chống tàu xâm lược lại thành tội nhân?”  – Chúng gọi em là phản động (DLB).

Bản lên tiếng của các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam về trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB).  – Không mang riêng nỗi đau em.

2– Côn an đối với Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam: Từ mắm tôm đến dao và mã tấu (DLB). – Công an vẫn dùng chiêu mời làm việc rồi bắt người sai pháp luật (Chúa cứu thế). – Lê Nguyên Hồng: Biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng bị bắt về tội ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’ – bài học cho những nhà đấu tranh trong nước (Công dân). – Công an xã Đường 10 – huyện Bù Đăng bắt cóc dân oan Nguyễn Thị Tâm (Chúa Cứu Thế). =>.

– Người Buôn Gió: Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [18] (ĐCV).

– Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72 (Infonet). Nhấn mạnh tới các trang “mạo danh” nhưng không thấy nhắc cụ thể đến cả một hệ thống rất quy mô các trang web, blog rất đáng ngờ, đứng tên hầu hết các lãnh đạo hàng đầu của ĐCS, nhà nước VN mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập, trong đó có cả trang đứng tên ông Nguyễn Bắc Son.  – Sự phi lý của một thông cáo báo chí (ND).  – Chính phủ Việt Nam bênh vực nghị định mới về internet (VOA).  – Lãnh Đạo Cộng Sản Việt Nam Kiềm Chế Truyền Thông Xã Hội (DTD). – GS Huệ Chí vừa đứng tên Gửi Tuyên bố phản đối Nghị định 72 lên Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ (Boxitvn). – Nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố Nghị định 72 vi hiến (Chúa Cứu Thế).

– Nguyễn Thanh Giang: HÃY ĐỂ ƯỚC NGUYỆN CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG TRỞ THÀNH HIỆN THỰC (BS).

– LS Nguyễn Lệnh: Đã có đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam? (Ba Sàm).

– LS Hà Huy Sơn: Hãy tuân theo quy luật để tồn tại và phát triển (Boxitvn). “Nếu nhà nước đó thực sự là nhà nước của toàn dân thì không có lý do gì không nhất thể đảng với nhà nước, khi đó mọi công dân sẽ đều là đảng viên. Nếu không thì rõ ràng nhà nước với đảng không phải là một, công dân với đảng viên không phải là một.” 

– AI THAY LÒNG ĐỔI DẠ? (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Lang Thang: Khinh bỉ (Dân luận). “Một bài thơ muốn gửi tới ông Sáu Quang”.

– Thiện Tùng: GSTS Hoàng Chí Bảo thách đấu, đã có người nhận chiến (BS).

– NGUYỄN QUỐC ĐỐNG: LÊ HIẾU ĐẰNG (Sơn Trung).

– Nguyễn Quang Duy: Về khuynh hướng dân chủ xã hội cho Việt Nam (Chúa Cứu Thế).

– Lan man về một câu nói còn sống của một người đã chết (Dân luận).

– Về xu hướng Dân chủ Xã hội cho VN (BBC). ”Điều mà các đảng xã hội và chính phủ các quốc gia dân chủ cũng mong muốn là Việt Nam có tự do, có dân chủ, có đa đảng chính trị thực sự. Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng chỉ với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hoàn thiện hơn”.

3<- Amari TX là ai? (Trần Hùng).

– Trần Thị Ngự – Quan điểm của Marx về một xã hội bình đẳng vẫn còn nguyên giá trị (Dân luận).  – Khách SJ – Giá trị của Marxism rất giới hạn, nhiều sai lầm và mơ tưởng hơn là tính khả thi.

– GS Hoàng Xuân Phú: Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp (Blog HXP).

Vậy là xem ra cuộc tấn công ào ạt của báo đài quốc doanh vào ông Lê Hiếu Đằng, sau 18 bài báo, gần như được VTV “điểm” đầy đủ, hôm nay có vẻ tạm ngưng. Liệu có phải có lệnh “trên” do một tính toán nào đó về chiến thuật? Hay chẳng qua chỉ do đã cận ngày Quốc khánh, cũng là ngày chết của  không hay ho gì nếu như tiếp tục màn nhảy nhót la hét trên bàn tiệc của cả Dân tộc? 

– Đính chính: mới đây có 2 bài viết công phu chúng tôi đăng tải, được độc giả khen ngợi, song có góp ý sửa vài lỗi trong bài. Đó là bài của Nguyễn Thanh Giang – 2000. HÃY ĐỂ ƯỚC NGUYỆN CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG TRỞ THÀNH HIỆN THỰC, một độc giả cho biết: “Milovan Djilas là Phó Tổng thống Nam Tư (phó của Ti Tô), tác giả (lừng danh) của cuốn “GIAI CẤP MỚI”, bị chính Tổng thống Ti Tô bỏ tù tất cả 15 năm (nhưng rồi chỉ ngồi có 4 năm), chứ không phải là TBT ĐCS Tiệp Khắc như trong bài“. Bài của Trung Nghĩa – 1994. Thưa ngài GSTS Hoàng Chí Bảo, ngài nói không khác gì một con vẹt, ông Hoàng Chí Bảo là ủy viên Hội đồng lý luận TƯ, không phải ủy viên Ban tuyên giáo như trong bài viết.

– Xóa bỏ Hiến pháp 1946 và tinh thần Khởi nghĩa Tháng Tám là đánh mất chính nghĩa Dân tộc  (Boxitvn).

– Về những điều hiểu chưa đúng về Hội đồng Hiến pháp (ĐBND).

– KHOẢNG CÁCH TRÍ TUỆ (Góc nhìn Alan).

– Làm giàu bất hợp pháp phải bị coi là tội phạm (VNN).

– Ông Bá Thanh đã nghe được 6 vụ liên quan tham nhũng (VNN).  – Cứ “để đó chị lo” thì chết! (NLĐ).

– BA ẾCH CHÉM GIÓ HAY TẤU HÀI ? (TNM). Để hai bài này kế nhau là do cùng liên quan tới một nhân vật.  – Về tiểu thuyết “Đại gia” của Thiên Sơn (giaovn/ Boxitvn). Nghe nói cuốn sách tự nhiên bị thu hồi, với lý do khó thuyết phục, vì hình như nhân vật chính trong đó giống một quan to quá.

– Thủ tướng VN lương 17 triệu/tháng (BBC).  – Có những sếp nhận lương khủng nhưng chưa bị lộ (VNN).  – Giám đốc nhận lương khủng: 3 sở “chống lưng” (NLĐ).  – Chủ tịch TP.HCM cũng ‘choáng’ vụ lương 2,6 tỷ (VNN).  – Sẽ trị tới nơi! (NLĐ). – Lương 2,6 tỷ: “Không thể lấy tiền dân, bỏ túi riêng!” (KT).  – Lương 2,6 tỷ: ‘Bớt lương công nhân để làm giàu cho lãnh đạo’  (VOV).  – Doanh nghiệp cả nước nên bái các Cty công ích TPHCM làm thầy! (LĐ).  –TPHCM tổng kiểm tra quỹ lương 53 DNNN (TBKTSG).

– NHỮNG “ÔNG CHỦ” BÓC LỘT MỚI (Nguyễn Duy Xuân). – LƯƠNG VIỆT NAM – LƯƠNG Ở MỸ (Tân Châu). – Không chống được tham nhũng thì giải tán Tổ chức Đảng, chính quyền… (Bùi Văn Bồng).

– Tháo chạy khỏi các dự án thủy điện (NLĐ).  – Nhiều công trình hồ, đập nhỏ mất an toàn (TBKTSG).

– Vụ “Lạm quyền đuổi nhân viên”: Người tố cáo tiêu cực bị sa thải! (NLĐ).

– HÔM NAY, LẠI XÉT XỬ VỤ ÁN VƯỜN MÍT: Gửi tâm thư lên Chủ tịch nước (NLĐ).

– PCT Hội Nông dân chiếm đất công để bán hủ tíu! (NLĐ).

– Lên giám đốc Sở sau 2 năm “dính” chuyện “thi hộ” (TT).

4– Lào Cai: Cựu chủ tịch thị trấn Sapa bị bắt (NĐT).

– Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng (VTC). Chiếc xe lực lượng CSCĐ 141 CATPHCM (màu xanh) nằm dưới chân cầu vượt An Sương (Q.12) chở anh Sĩ đi cấp cứu trong đêm =>

– HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 112): Khi sự thật bị hắt hủi ! (Nhật Tuấn).

– Lão Nông: Ẩn dụ vô lương (Dân luận).

– Trung Quốc bị tố cáo che dấu vụ sát hại tại Tân Cương (VOA).  – Bạo động ở Tân Cương làm 23 người thiệt mạng (RFI).  – Cưỡng chế đất đai : Một bé gái bị xe ủi cán chết.

– Tàu Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh quốc tế cấm vận vũ khí (RFI). – Tàu Bắc Hàn ‘vi phạm lệnh cấm vận’ (BBC).  – Phúc trình LHQ: Tàu Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh chế tài (VOA).  – Triều Tiên không từ bỏ hạt nhân (NLĐ).

– LHQ : Giới tài trợ nên cứu Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ (RFI).

– CẦN TÍNH SỔ VÀ KẾT THÚC NHỮNG TRIỀU ĐẠI ĐỘC TÀI (Hồ Hải).

– NGƯỜI BIẾT CHIA HAI ĐỒNG BẠC (Bùi Văn Bồng).

 

– Ước gì có trường ở đảo Sinh Tồn! (PLTP). – Chuyển giao kỹ thuật trồng rong nho cho Trường Sa (TN).

– Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 1) (Infonet).

– Hội nghị ADMM+: Ủng hộ tránh biến cố trên biển (PLTP).

– ASEAN-Trung Quốc nhất trí xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (PLTP). – Không thể né tránh chuyện biển Đông (TN). – Trung Quốc vẫn đòi đàm phán tay đôi tranh chấp đa phương ở Biển Đông (GDVN).

– Vì sao Tổng thống Philippines hủy chuyến đi Trung Quốc? (KT). – Tổng thống Philippines hủy chuyến đi Nam Ninh vì Trung Quốc “không mời” (DT). – Không bình thường nhưng không khó hiểu (TN).

– Bộ trưởng QP Ấn Độ: Phản đối vũ lực ở Biển Đông, kêu gọi đàm phán COC (GDVN).

– Mỹ chỉ trích Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Đông (SM). – Mỹ cảnh báo tranh chấp lãnh hải ở châu Á (PLVN).

– Không “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang (ANTĐ).

– Chống tham nhũng: Không tiếng súng nhưng đầy nguy hiểm (PLTP). – Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh: ‘Phải xáp vô làm ngay’ (TN). – Bắc Ninh: lập 4 đoàn giám sát các vụ việc tham nhũng. (Tầm nhìn). – Quảng Nam: Cán bộ không được đi nước ngoài bằng ngân sách (PLTP). – Án tham nhũng xử treo quá nhiều: Tòa cố tình hiểu sai luật? (PLTP).

– ‘Ông lớn’ nhà nước không thể tuỳ tiện chia tiền (TVN). – Lương “khủng” vì tưởng là công ty tư nhân! (PLTP). – Tổng kiểm tra quỹ lương doanh nghiệp nhà nước (SGGP). – Nguyên Cục trưởng Tài chính “vạch” kẽ hở vụ lương khủng 2,6 tỷ (Infonet). – Bớt lương công nhân để làm giàu cho lãnh đạo (TT).

– Vụ lương “khủng” ở TPHCM: Tổng kiểm tra quỹ lương các DNNN (LĐ). – TPHCM: Thêm 8 DN công ích sai phạm trong chi trả tiền lương (Tầm nhìn). – Họ có xứng đáng nhận lương khủng? (TT). – Vụ lương khủng ở doanh nghiệp công ích: ‘Trị đến nơi đến chốn’ (TN). – Phải trị đến nơi đến chốn! (LĐ).  – Vụ sếp lương “khủng”: “Cần khởi tố vụ án, không chỉ truy thu là xong” (GDVN).

– “Dược sĩ tố cáo tiêu cực được VTV vinh danh” tiếp tục bị… đuổi việc (PT). – Vụ “sau vinh danh là đuổi việc”: Người tố cáo tiêu cực… lần thứ 3 bị sa thải (LĐ). – Vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệp ở BVĐK Hoài Đức: “Cái tát” cho người chống tiêu cực và chuyện “nghiêm túc kiểm điểm”! (GDVN).

– Thi tuyển giám đốc sở giỏi (PT).

– TP.HCM hụt thu ngân sách gần 20.000 tỉ đồng (TT). – Kiên Giang: Thất thu ngân sách hơn 133 tỷ đồng? (Tầm nhìn). – Việt Nam dành hơn 68.000 tỉ đồng chi trả nợ và viện trợ (LĐ).

– Sẽ giám sát hiệu quả hai dự án bauxite (PLTP).

– Lào Cai: Vì sao dự án xây dựng Nhà máy phân bón DAP2 chậm tiến độ? (LĐ).

– Đường lún vẫn đề xuất thưởng gần 180 tỉ đồng? (PT).

– Vụ việc thu hồi đất làm bãi rác ở Phương Đình (huyện Đan Phượng): Thanh tra huyện đã vào cuộc (LĐ).

– Hà Tĩnh: Bất an khi đê nghìn tỷ sạt lở (DV).

– 317 hồ thủy điện thiếu an toàn (PLTP). – Nguy cơ hồ đập mất an toàn: Thảm họa ngay sau lưng! (TP). – Kiên quyết dừng các dự án có hồ chứa nước không đảm bảo an toàn (PLVN).

– Ngang nhiên mua bán rừng phòng hộ (TP).

– Hoãn xử vụ án đất đai ở An Giang (PLTP). – Kê khống bồi thường 3 tỉ đồng tại một dự án khu dân cư (TN).

– Bầu Kiên kéo cả vợ và em gái “nhúng chàm” (KT).

– CHƯA HẲN “TÙNG XẺO” HAY “BỒI HOÀN VIARGA” (Tân Châu).

– Quan tham Trung Quốc mua bất động sản ở nước ngoài để “thoát thân” (SM).

– Triều Tiên ‘xử bắn bạn gái cũ của Kim Jong-un’ ? (TN). – Triều Tiên: Xử bắn công khai bạn gái cũ của Chủ tịch Kim Jong-un (Infonet). – Thực hư mối quan hệ giữa ca sỹ bị tử hình với Kim Jong-un? (DV).

 

– Quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình tác chiến mới ở Biển Đông? (GDVN). – Trung Quốc vẫn không muốn đa phương hóa vấn đề Biển Đông (PT). – Biển Đông: Từ chối tòa án quốc tế, Trung Quốc vẫn nói mình tôn trọng luật (Soha).

– Biển Đông: Các cường quốc răn đe Trung Quốc (VnM). – ASEAN và Trung Quốc tăng cường quan hệ đối tác (KT).

– Mỹ tác chiến ở Biển Đông thế nào? (II) (TP).

– Khách DVM – Đôi điều suy ngẫm về hai ông Mác và Ăng-ghen (Dân luận).

– Cơn sốt giữa nhiệm kỳ của đảng CSVN (DLB). – Đi tìm người cộng sản chân chính (DLB). – Sự khẩn thiết về những niềm tin chung (ĐCV).

– Võ Văn Tạo: Bức tranh “CNXH giàu sinh lực” của ông Trần Hữu Phước (Ba Sàm). – Hữu phước hay vô Phước!? (DLB).

– Tưởng Năng Tiến: Vin danh cách mạng (pro&contra).

– BÀI THƠ MANG TÊN “LÊ HIẾU ĐẰNG” (FB Bùi Chí Vinh).

– Nhà cầm quyền VN dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên yêu nước (Chúa cứu thế).

– Công an đùn đẩy vụ côn đồ truy chém Nguyễn Tiến Nam lên cấp cao hơn (DLB).

– Công an Sài gòn hóa giặc ! (Xuân Việt Nam).

– Pano giữa Hà Nội ghi sai tên nước, Triển lãm đồ cổ TQ ở Cần Thơ nhân ngày quốc khánh 2-9 (Nguyễn Duy Xuân). – Pano mừng 2/9 ghi sai tên nước (TTXVN).

– Thủ tướng có nên hưởng lương bèo? (Đào Tuấn). Thực ra trong câu chuyện này có ít nhất 2 điều đáng bán.

Thứ nhất: đó chính là một trong vô vàn điều bất công, bất hợp lý của cái hệ thống này mà người ta mặc nhiên, ngấm ngầm để mặc, để từ đó trở thành lý do cho những cách khác nhau nhằm khỏa lấp đi cái “bất công” đó, cuối cùng chính là … “tham nhũng”.

Thứ hai: ngoài lương ra, thì các vị lãnh đạo nhà ta còn được hưởng những chế độ, chính sách đặc biệt nào nữa, tốn kém đến bao nhiêu công quỹ, gấp bao nhiêu lần cái gọi là “lương”? Nào là bên đảng, bên chính quyền, rồi các vị còn tham gia vào hàng đống những ban nọ, bệ kia được lập ra rất hình thức mà lại tốn kém thời gian, tiền bạc không thể kể hết … Chưa bao giờ được công khai!

– SỬA NHÀ KIỂU GÌ? (Bùi Văn Bồng).

– Quân đông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng? (TT).

– Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (9): Đoạn băng ghi âm số 2 và 3 (Dân luận).

– RAO VẶT TIN SÁNG. (Tranh thủ mần lúc cơm sôi) (Cu Vinh).

– Đề án chính quyền đô thị: Làm rõ những băn khoăn (ĐĐK).

– Triển khai nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng cho các ban Nội chính tỉnh, thành (ĐĐK). – Kính thưa các vụ “quan tham” chưa bị lộ (Tầm nhìn).

– Lương ‘khủng’ tại DN công ích: Biểu hiện của suy thoái đạo đức (TP). – Tp.HCM sẽ tổng kiểm tra lương tại 53 doanh nghiệp (VnEco).

– PGĐ Sở VH-TT-DL nói gì sau phát biểu “không đọc sách báo”? (DT).

– Cán bộ phải nghe điện thoại của dân (TT). – Có được tiếp công dân tại nhà riêng? (ĐĐK).

– Hà Nội: Người dính chuyện “thi hộ” lên chức giám đốc sở (NLĐ).

– Nâng cao trách nhiệm người quyết định đầu tư (SGGP).

– Bộ trưởng Đinh La Thăng: Xử lý lái xe chỉ là phần ngọn (VOV). – Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chúng tôi không dung túng (LĐ).

– Đường lún nứt vẫn đề xuất thưởng (TN). – Thưởng 180 tỷ đường lún và chuyện Bộ trưởng Thăng trả cược (ĐV).

– Chỉ 20% số hồ đập có phương án an toàn (TTXVN). – Chế tài chưa đủ mạnh, hồ chứa mất an toàn (ĐĐK). – Tiềm ẩn rủi ro vỡ đập (TN).

– Đại Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan mừng Quốc khánh (VOV).

– Trung Quốc-Triều Tiên thảo luận nối lại đàm phán 6 bên  (TTXVN).

– Triều Tiên và Panama xúc tiến giải quyết vụ bắt tàu (TTXVN).

KINH TẾ

– Lê Quang Bình: Bánh xe công nghiệp ‘đè nặng’ nông dân? (VNN).

– Kỳ vọng lạm phát của dân đã ổn định (TBNH).

– Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước (TC).

– Hơn 6.400 doanh nghiệp ở TPHCM được cơ cấu kỳ hạn trả nợ (TBKTSG).

5– M&A: Đâu là thực sự, đâu là toan tính? (ĐT).  – Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là cơ hội tiếp nhận phương thức quản lý hiệu quả hơn (ĐBND).

<- Thù lao sếp ngân hàng nào cao nhất Việt Nam? (DT).

– EVN tiếp tục phải huy động điện giá cao (SGTT).

– Thoái vốn ngoài ngành: “Rút lui chứ không phải bỏ chạy” (VnEco).

– “Thị trường chứng khoán thế này thì cổ phần hóa thế nào?” (VnEco).

– Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tự đưa mình vào thế khó (TBKTSG).

– SƠ HỞ TRONG QUẢN LÝ MẶT HÀNG TRỨNG GIA CẦM: Doanh nghiệp lao đao (NLĐ).

– Năm năm sau khủng hoảng kinh tế: Đâu là chỗ dựa (TTXVN).

– Kinh tế Philippines tăng 7% (RFI).

 

– Đầu tư công phải tập trung (PLTP). – Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thế nào nhỉ? (Tầm nhìn).

– Ngưỡng 500, ác mộng của đại gia chứng khoán (VEF).

– Giá điện: Lộ trình đúng cũng phải đi đôi với minh bạch (GD&TĐ). – Phải minh bạch chi phí giá điện (LĐ). – Giá thị trường (TN).

– Nestlé, Coca cola bị Việt Nam thanh tra là hết lỗ (ĐV).

– Thời điểm quyết định giảm giá ô tô trong nước (VEF).

– Sẽ siết bán hàng đa cấp (PLTP).

– Sữa Việt “bay” tới nhiều quốc gia (DV).

– Làm ăn chụp giật, xuất khẩu rau quả gặp khó (TT).

– “Cấp cứu” cho xuất khẩu nông sản (DV).

– Mỹ chưa tấn công Syria, thị trường ổn lại (SGTT).

 

– Sáng 30/8, tỷ giá tiếp tục ổn định (NDH).

– Vàng đuối sức, chênh lệch duy trì mức 2,5 triệu đồng/lượng (DT). – Giá vàng tăng nhẹ (VOV). – Vàng chững giá ở ngưỡng 38,5 triệu đồng/lượng (VnEco). – Vàng thế giới giảm, trong nước ít biến động (TP). – Vũ điệu mới của… vàng (PT).

– Các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đạt 33.349 tỷ đồng giá trị xây lắp (NDH). – “Đại gia” thoái vốn khỏi BĐS: Không dễ! (CafeF). – Thị hiếu khách hàng dẫn dắt thị trường BĐS (PLVN).

– Nhà máy chây lỳ ô nhiễm (ĐĐK).

– Cai lớn “ôm” lương bỏ trốn, cai con và thợ lao đao (LĐ).

– Đường tồn kho ép giá mía nông dân (TP).

– ‘Cuộc đua’ mì ăn liền chưa có điểm dừng (TP).

VĂN HÓA-THỂ THAO

– Song Chi: Chỉ khen, không được chê (RFA). “Điều tôi muốn nói đến ở đây là cái tính không thích nghe chê ấy hình như không chỉ ở một vài cá nhân, cho dù không phải ai khi bị chê cũng phản ứng theo kiểu như ca sĩ Mít-tơ gì đó. Mà cái tính không thích nghe chê bai ấy dường như có ở rất nhiều người Việt mình.”

– Khai quật khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long: 10 năm chưa tổng kiểm kê, bàn giao hiện vật (ĐBND).

– Ngăn không cho ngư dân lặn tìm cổ vật tại biển Tam Hải (TN).

– Truyện mini 03 – Tầm sư học đạo (Inrasara).

– Trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội (TTXVN).  – “Người lữ hành vượt thời gian” đoạt Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội (NLĐ).

6– THÁNG 9 CÓ BA BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA PHÁP TẠI HN (Tễu).

<- Công trình Việt Nam duy nhất đoạt giải thưởng kiến trúc quốc tế (DT). =>

– Nguyễn Hoàng Đức: CÓ AI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐOẠT GHẾ ẴM GIẢI ? (Bà Đầm Xòe).

– Chút tư liệu cũ về một bài thơ của Lưu Quang Vũ (Nguyễn Vĩnh).

– Vô cùng cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (Quê choa).  – LỖ HỔNG VĂN HÓA (Văn Công Hùng).

– Người Việt có biết chọn nhạc để nghe? (VNN).

– Đọc Báo: Nhắm mắt… đi du lịch (SHSM).

– Quốc thể và quốc kỳ (Dr.Nikonian). – Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước Việt Nam (TTXVN).

– BÌNH ẢNH: CUỘC SỐNG KHÔNG KHUYẾT TẬT (Cu Vinh).  – THƯ GIÃN… 10 ĐIỀU CHẮC CHẮN.

– Người đẹp tìm cách làm giàu (NLĐ).

– Trung Quốc là “siêu đạo chích” về kiến trúc (DT).

 

– Tinh hoa cổ vật Phật Giáo – Kỳ 4: Thập Bát La Hán cổ tượng (TN).

– Đình Tiên Thủy – một công trình kiến trúc độc đáo (Tầm nhìn).

– Quái kiệt cao nguyên: Bán cơ nghiệp chặn ‘chảy máu cồng chiêng (TP).

– Trao giải thưởng Bùi Xuân Phái 2013 (TN). – Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2013: Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng đoạt Giải thưởng Lớn (SGGP). – Nghệ sĩ Quang Phùng: 50 năm chụp ảnh Hà Nội (PLTP).

– Nét đẹp của thanh xướng kịch Lụa (TN).

– Nhạc sĩ Dương Thụ và chương trình “Điều còn mãi”: Chuyện kể về lịch sử tâm hồn Việt (DV).

– Mạo hiểm làm âm nhạc (TN).

– “Sao” luận chuyện văn hóa khen – chê (PT). – “Mr Đàm nên mang sách bút học Mỹ Tâm” (DV). – Mồm đã cắp, nắp đã đậy (TP).

– Quá lố! (SGGP).

– Thư ngỏ Brian gửi các bạn trẻ Việt Nam (về âm nhạc) (DT).

– Quảng cáo trong phim Việt – Thiếu nghệ thuật, thừa phản cảm (SGGP).

 

– Từ sư tử đá tới bản sắc văn hóa Việt (TTVH).

– Văn hóa hay là kinh dị hóa? (FB Lữ Thứ).

– Bảo vệ cổ vật tại vùng biển Rạng Mơ và Cửa Lở (CP). – Khoanh vùng bảo vệ khu vực có tàu cổ vật (LĐ).

– Chử Văn Long với bài thơ đậm tính nhân tình thế thái (Trần Mỹ Giống).

– Tự nói với mình (Tương Tri).

– Hữu Thỉnh (Quê choa).

– CHÙM THƠ TÌNH MỚI CỦA NGÔ MINH (Ngô Minh).

– Hữu Phương: LÊ ĐÌNH TY VÀ NHỮNG CÁNH ĐỒNG KHÔNG ĐƯỢC GẶT (Ngô Minh).

– MỞ ĐƯỜNG QUA ĐỈNH NÚI CHÂN MÂY (Trần Mỹ Giống).

– Đàm Vĩnh Hưng tìm gặp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (TT). – Mr. Đàm khóc trên vai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (Ngôi sao). Đến 11h sáng nay đã có 112 bình luận của độc giả.

– Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng về “một âm mưu hãm hại” (DV).

– Nhạc Việt trong mắt tôi: ‘99% ca sĩ không đọc được nốt!’ (TN). – Để bước qua những chương buồn chán (TT). – Sau lời qua tiếng lại trong làng nhạc, cái thật sẽ lên ngôi (TT). – Chung kết Sao Mai 2013: Có tìm được luồng gió mới? (DT).

– Trường Túc: Hướng đi mới sáng sủa cho quảng cáo rượu mạnh? Đội ơn Lửa Phật! (SOI).

– Liên hoan Phim Đức – có cả văn hóa lẫn hài (Soi).

– HLV nội ở V-League: Phan Thanh Hùng và Lê Thụy Hải là số một! (TTVH). – V-League hạ màn: Cả làng cùng lo (TTVH).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

– Trường ngoài công lập ngóng thí sinh (NLĐ).  – Một thí sinh có… hai điểm thi (PNTP).

– Nhà nội trú cho học sinh nghèo Lạng Sơn (RFA).

– Thí sinh méo mặt với liên thông vào đại học (VNN).

– Phải công khai các khoản thu đầu năm học mới (CP).

– Kịp thời điều chỉnh độ trắng giấy SGK chống cận thị (GD&TĐ).

– Trường ĐH Hùng Vương tiếp tục chờ con dấu (PT).

7– Nghệ An: Tạo mái ấm nhà trường, ngăn học sinh bỏ học (GD&TĐ).  – Đồng Tháp: Bếp ăn khuyến học (NLĐ).

<- Những trường học ‘treo’ trên không (VNN).

– Phụ huynh lo chuyển trường cho con vì Phó Hiệu trưởng bị bắt (VOV).

– QUẢNG NAM: Nữ sinh lớp 9 treo cổ tự tử (NLĐ).

– Đề nghị cách chức Trưởng phòng Giáo dục bị đánh ghen (ĐT).

 Sẽ có Giải thưởng mang tên cố GS Tạ Quang Bửu (Tầm nhìn).

– Céline Zünd – Vốn Con người: Bí quyết thành công của giáo dục Phần Lan (Dân luận).

 

– ĐH-CĐ 2013: Nhiều chiêu trò “câu” thí sinh (DV).

– Phận “rau quế”, “rau lang” vào đại học (TT).

– Bó tay (LĐ).

– “Thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học thực chất” (GDVN).

– GS Ngô Bảo Châu tặng sách nói cho học sinh khiếm thị (TN).

– TSKH Trần Xuân Hoài – Chủ tịch HĐ Khoa học Viện Vật lý: Giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường: Cần một vị trí xứng đáng (GD&TĐ).

– Sách giáo khoa sẽ in bằng giấy ít trắng (TP).

– Trường ‘chơi sang’ làm khó phụ huynh (VNN). – Phường, trường ‘đè cổ’ phụ huynh thu phí (TP). – Lạm thu ở trường học: Như hùn tiền “đưa hối lộ” (VOV).

– Trước thềm năm học mới: Nỗi niềm đất Mũi (GD&TĐ).

– Ngôi trường khuyến học (TN).

– Tăng cường an ninh trường học (PLTP).

– Bàn chuyện cấm nữ giáo viên “mặc quần không đáy“ (KT).

– Lãnh đạo “kình” nhau, sinh viên chịu thiệt (DV).

 

– Bộ GD-ĐT giải trình việc thiếu 27 nghìn giáo viên (LĐ).

– Các trường ĐH “tung chiêu” hút thí sinh NV2 (PT).

– Cần có chiến lược về nhân tài (NNVN).

– Học mầm non cũng đóng bạc triệu tiền phí “xã hội hóa” (SM).

– Vụ “TTGDTX bán chữ”: Học bạ giả, giáo viên… ảo (DV).

– Vụ bé 1 tuổi tử vong: Lãnh đạo Phòng Giáo dục Long Biên lên tiếng (Infonet).

– Một trí thức của người Thái đen Tây Bắc (NNVN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

– Vụ chết sau tiêm, phá bệnh viện: Gia đình gửi đơn tố cáo (VNN).  – Bệnh viện 71 Trung ương: “Cho” bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não uống thuốc… viêm gan (LĐ).

– Hé lộ nguyên nhân cái chết tức tưởi của bé 12 tháng tuổi (VNN).  – Vụ cháu bé tử vong bất thường ở trường mầm non: Có thể do sặc cháo (TN).

8– Bị kiểm tra, thầy thuốc Trung Quốc chạy trốn tán loạn (TT).

– Kinh hoàng đường dây kinh doanh xương, thịt thối (LĐ). =>

– Xe tải kéo sập cổng trường tiểu học, 4 người bị đè chết (NLĐ).

– Lo lắng vì “hố tử thần” (NLĐ).  – Xử lý “hố tử thần”: Cần khảo sát và khoanh vùng nguy hiểm (VOV).

– Việt Nam thả hơn 15 ngàn tù nhân (BBC).

– Truy tìm kẻ móc mắt bé trai ở TQ (BBC).

 

– Được – mất xã hội hóa dịch vụ y tế – Bài 1: ‘Dịch vụ tư’ trong bệnh viện công? (TP). – TPHCM: Thanh tra đột xuất phòng khám, “bác sĩ ngoại” trốn, chạy thoát thân! (LĐ).

– Khám phá “thế giới ngầm” ở Hà Nội (Kỳ 3) (PT).

– 60.000 chủ nhà trọ “bình ổn” giá (SGGP).

– Thương người mẹ nghèo không có nổi 50 nghìn đồng cho con đi viện (DT).

– Người duy nhất sống sót kể lại vụ sập cổng trường tiểu học (DT).

– Tạm giữ đối tượng ‘hất’ CSGT lên nắp ca pô gần 3km (TP).

– Sắm laptop, ipad cho ôsin rèn nghề nội trợ (VEF).

– Lũ lụt tại Mali làm 24 người thiệt mạng (VOV).

 

– 8 ngư dân trôi dạt trên biển sắp hết lương thực (TN).

– Thanh tra phòng khám, “bác sĩ” Trung Quốc trốn lên trần nhà! (TT). – Bị thôi chức vì không hoàn thành nhiệm vụ (TT).

– Hội chợ tranh “Cơm có thịt” – trẻ em giúp trẻ em (Soi).

– Siêu xe vô can sau tai nạn, dư luận phản ứng (Tri thức/Zing).

– Đi Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng: Người lao động lấy đâu ra tiền (TP).

– Bến xe Hà Nội tăng cường 190 chuyến xe phục vụ 2/9 (VOV). – Hà Nội: Thông xe cầu vượt Đại Cồ Việt- Trần Khát Chân (VOV).

– ‘Thị trường bánh Trung thu khá phức tạp’ (TP).

– Những chúa đảo biển Tây – Kỳ 3: Các nữ chúa trên hòn Mây Rút (TN). Xem thêm: – Những chúa đảo biển Tây – Kỳ 2: Chúa đảo họ Tiết (TN). – Những chúa đảo biển Tây: Hiệp sĩ mù trên ‘đảo ma (TN).

– Hải Phòng: Công an vào cuộc điều tra vụ dân ngất vì khí độc nhà máy (DT).

– Vụ chặn xe thuốc trừ sâu: Người dân tự “khai quật” các thùng hóa chất (DT).

– Đổ cổng trường Tiểu học, 4 người chết (VOV).

– Hàng trăm người hoảng loạn tháo chạy vì tin báo cháy giả (TN).

– Bé gái 5 tuổi bị cha ruột bạo hành dã man (DT).

– Thăm thôn có 240 tỉ phú (NLĐ).

QUỐC TẾ

–  Syria : Âu Mỹ hoãn binh (RFI). – Tấn công Syria : Phương Tây tìm tính chính đáng.  – Cuộc tấn công Syria sẽ tượng trưng và giới hạn. –  Báo chí Trung Quốc đòi ngăn chặn tấn công Syria.  – Phỏng vấn Nhà báo Phạm Trần: Dư luận Mỹ tin chắc Washington sẽ can thiệp tại Syria.  – Vô hiệu hóa lá bài phủ quyết của Nga-Trung. “RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị học Đại học Mỹ tại Paris, Ziad Majed và nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận.” – HOA KỲ SẴN SÀNG TẤN CÔNG SYRIA ĐỒNG THỜI CỦNG CỐ CHIẾN LƯỢC CHÂU Á (TNM). –  Thời điểm và chiến thuật tấn công Syria (RFA).

– Tổng thống Bashar al-Assad: Syria sẽ chiến thắng Mỹ (TTXVN).  – Syria cử 8.000 phi công cảm tử chống máy bay Mỹ (TTXVN).  – Pháp điều chiến hạm phòng không mạnh tới gần Syria (KT).  – Mỹ và phương Tây “lấy cớ” để nhanh chóng tấn công Syria? (VOV).  – Mỹ chỉ trích Nga chặn nghị quyết đánh Syria (NLĐ).   – Lộ diện 36 mục tiêu trọng điểm của Syria, tên lửa Mỹ nhắm tới (ANTĐ).  – LHQ chờ kết quả điều tra Syria (BBC).  – Thế giới bất đồng về việc Mỹ có thể can thiệp vào Syria (VOA).  – Thế giới tiếp tục “nóng” bởi những phản ứng về Syria (TTXVN).  – Nhóm thanh sát viên LHQ sẽ rời Syria ngày 31-8 (TT).  – Việt Nam lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria(TTXVN).

9<- Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ “phỏng vấn” bò về Syria và Ai Cập (LĐ).

– Không bán cho Iran, Nga phá dỡ tên lửa S-300 (TNNN/KT).

– Ấn Độ bắt phần tử hiếu chiến hàng đầu (VOA).

– Kỷ niệm 50 năm cuộc tuần hành đòi bình đẳng của Mục sư King (VOA).

– Mỹ bán máy bay trực thăng tấn công cho Indonesia (VOA).

 

– Pháp, Nga đưa tàu chiến gần Syria (TN). – Hệ thống phòng không Syria mạnh tới đâu? (VNN). – Các nước “bày binh bố trận” cho trận chiến Syria như thế nào? (Infonet). – Syria chuẩn bị 8.000 phi công cảm tử (PT). – Syria di chuyển tên lửa sẵn sàng chiến tranh (TP). – Thực hư thông tin Tổng thống Syria đã tháo chạy(DV). – Người dân Syria khốn khổ vì leo thang quân sự (VOV). – Video: Bashar al-Assad tuyên bố Syria quyết tâm đánh bẹp kẻ thù (GDVN).

– Mỹ tạo lý do để tấn công Syria (VOV). – Cuộc chiến ở Syria: Obama giữa “ngã ba đường” (DV). – Thế giới phản đối khả năng Mỹ can thiệp vào Syria (PT). – Bị bỏ rơi, Mỹ “đơn thương độc mã” ở Syria? (VnM). – Áp lực lớn, Mỹ chưa thể “ấn nút” đánh Syria (ANTĐ). – Trung Quốc không phản đối Mỹ can thiệp vào Syria?(PT).

– Tấn công Syria sẽ xóa sổ Israel (VOV).

– Liên Hợp Quốc kêu gọi nỗ lực quốc tế về cấm thử hạt nhân (VOV).

– Chênh lệch thu nhập công chức lên đến 47 nghìn đô/năm (TVN).

– Vì sao nữ doanh nhân ‘nộp mình’ cho Tổng thống? (TP).

 

– Syria quyết chống lại các cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây (TN). – Syria chuẩn bị 8.000 phi công cảm tử sẵn sàng chống Mỹ và phương Tây (GDVN). – 8.000 phi công cảm tử của Syria đã sẵn sàng (DV). – Con đường nào đưa Syria đến chiến tranh? (Infonet).

– Mỹ điều thêm tàu chiến, úp mở khả năng một mình tấn công Syria (DT). – Mỹ sẽ tạo cớ đánh Syria nếu cần thiết (Tin tức). – Liệu Mỹ có đơn phương tấn công Syria? (Tin tức). – Mỹ sẵn sàng hành động một mình tại Syria (SGGP). – Mỹ chưa tấn công Syria vì không muốn đổi xe lấy mã? (ĐV). – Tấn công Syria sẽ là “chiến tranh Việt Nam thứ hai” đối với Mỹ (LĐ). – ‘Diều hâu’ Trung Quốc dựng kịch bản Mỹ tấn công Syria (Soha). – Bà Merkel ‘trên đe dưới búa’ trong vấn đề Syria (Tin tức). – Lý do Anh bất ngờ rút khỏi liên minh quân sự tấn công Syria (Soha). – Khung thời gian quan trọng với mọi kế hoạch đánh Syria  (VNN).

– Lợi ích của Nga, Mỹ, Iran khi ủng hộ Syria (LĐ).

– Dân Israel đổ xô mua mặt nạ phòng độc (KT).

– Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn SM-6 (KT).

– Chiến dịch tiêu diệt Bin Laden được “vũ trụ” trợ giúp (NLĐ).

– Lê Mạnh Hùng: ‘Ai canh giữ những người canh giữ?’ (DĐTK).

– Stone of Hope (Tương tri).

* RFA: + Tối 29-8-2013; + Sáng 30-8-2013

* RFI: 29-8-2013

* VTV: + Cuộc sống thường ngày – 29/08/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 29/08/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 29/08/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 29/08/2013;  + Thể thao 24/7 – 29/08/2013;  + Hòa nhạc ” Điều còn mãi” nhân dịp Quốc khánh 2/9;  + Điểm hẹn văn hóa – 29/08/2013;  + Thời sự 12h – 29/08/2013;  + Thời sự 19h – 29/08/2013.

 

2002. Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp

Blog hxphu 

Hoàng Xuân Phú

 cũng chỉ là con dân

mà xưng là thiên tử

 Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập là duy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:

 

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

“Đội tiên phong” là gì vậy? Nghe mãi đâm quen, thấy oai oai, nhưng thực ra nó là cái gì? Trong ngôn ngữ thông dụng, cái từ này thường chỉ “đạo quân ở vị trí đi đầu để ra mặt trận”. Thời xa xưa, khi còn đánh nhau bằng cơ bắp và vũ khí thô sơ, cả đạo quân ngàn vạn người cũng chỉ trông cậy vào võ nghệ của mấy vị tướng đầu quân, thì cả tướng lẫn quân của “đội tiên phong” cũng chỉ là thuộc hạ để nhà vua sai bảo. Ngày nay, lãnh đạo cao nhất lại càng cố thủ ở hậu phương, chứ không “tiên phong” ra mặt trận. Nếu vậy thì oai cái nỗi gì, mà lại gán cho đảng cái cương vị hạng hai, hạng ba, mà đôi lúc còn bị dùng để “thí tốt”?

 Nếu cố gán cho từ “đội tiên phong” nội dung “thành phần ưu tú, đóng vai trò đầu đàn, đưa đường chỉ lối”, thì lại nảy sinhcâu hỏi: Một đảng mà đa số đảng viên và hầu hết lãnh đạo cấp cao đều không phải là công nhân, thì có thể coi là “đội tiên phong của giai cấp công nhân” hay không? Người của giai cấp công nhân – vốn được lý luận chính thống của ĐCSVN ngợi ca là ưu tú và cách mạng nhất – đi đâu cả, mà lại để cho cái hội thuộc giai cấp hay tầng lớp kém tiến bộ hơn xông vào choán hết “đội tiên phong” của mình?

 Không chỉ được mệnh danh là “đội tiên phong”, ĐCSVN còn được coi là đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”Tại sao lại ghi những thứ đó vào Hiến pháp? Hiến pháp là văn bản pháp lý gốc của cả Nước, của toàn bộ Nhân dân, để hiến định các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất, chứ đâu phải là cuốn sử ca của riêng ĐCSVN để ghi vào đó những lời tự phụ?

Vấn đề đáng bàn hơn là: Liệu những khẳng định kiểu đó có đúng hay không? Dù hào phóng giả định rằng hiện tại chúng đang đúng, thì lấy gì để đảm bảo rằng trong tương lai chúng vẫn còn đúng? Đã là Hiến pháp thì phải có hiệu lực lâu dài. Cho dù không tin vào sức sống của sản phẩm do mình tạo ra, thì chắc hẳn các tác giả Hiến pháp cũng hy vọng rằng nó sẽ tồn tại được vài chục năm. Vậy thì tại sao lại tùy tiện khẳng định hay liều lĩnh bảo lãnh phẩm giá của cả đội ngũ cầm quyền mấy mươi năm sau, những người mà các tác giả Hiến pháp không thể đoán trước sẽ là ai, sẽ cầm quyền thế nào và trong hoàn cảnh ra sao?

 Cho đến nay, biết bao sự kiện bí ẩn và hành xử khó hiểu đã và đang xảy ra, đặc biệt là trong quan hệ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, kết hợp với tệ nạn tham nhũng và cướp đất tràn lan, khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi: ĐCSVN (nói chính xác hơn là lãnh đạo của ĐCSVN) có còn trung thành với quyền lợi của Nhân dân và Dân tộc nữa hay không? Đối với không ít người thì câu hỏi cũng chính là câu trả lời. Nếu muốn, giới cầm quyền có thể thông qua hành động thực tế để xóa bỏ nghi ngờ và chứng minh điều ngược lại. Thế nhưng, tại sao lại lạm dụng Hiến pháp để “công chứng” cho cái phẩm hạnh đang bị nghi vấn, và bắt Nhân dân phải mặc nhiên thừa nhận lòng trung thành của giới cầm quyền hôm nay và cả mai sau?

 Giả sử ĐCSVN luôn thực sự là “đội tiên phong…” và “đại biểu trung thành…”, thì điều đó đã đủ để Nhân dân trao quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” hay chưa? Vẫn còn có nhiều “đại biểu trung thành” khác, thì tại sao lại chỉ trao quyền lãnh đạo cho một đại biểu duy nhất? Hơn nữa, giữa quyền lãnh đạo và tính tiên phong cộng với lòng trung thành là một khoảng cách xa vời, hai cái đó không nhất thiết là hệ quả của nhau. Chẳng hạn như Cún con, khi ra đường thì hay lon ton lên trước (nghĩa là rất “tiên phong”), và ít ai trung thành với chủ hơn Cún, nhưng chẳng vì thế mà Cún lại được chủ trao cho quyền lãnh đạo… gia đình. Rõ ràng, hai mệnh đề nhầm chỗ đó không đủ để biện minh cho quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN. Ngược lại, cái “hư hư thực thực”“hư” đến mức bất chấp cả “thực”, đã làm suy giảm tính nghiêm túc và tính hợp lý của Hiến pháp. Vậy thì cưỡng nạp những mệnh đề vu vơ ấy vào Hiến pháp để làm gì?

 *

*      *

 Nếu quan niệm rằng hai đặc tính “đội tiên phong…” và “đại biểu trung thành…” là đòi hỏi, là điều kiện cần cho quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, thì Điều 4 cần được hiệu chỉnh cho chuẩn xác về mặt lô-gíc, chẳng hạn như sau:

“Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, … thì mới là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Hoặc hoán vị đoạn cuối lên đầu và dùng chữ “để” thay cho hai chữ “thì mới”:

Để là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc…”

Đó là hai phương án hiệu chỉnh lô-gíc kinh tế nhất, chỉ thêm ba hoặc bốn chữ và giữ nguyên các thành phần khác. Kể cả trong trường hợp thừa nhận quyền lãnh đạo của ĐCSVN như một thứ đương nhiên, bất chấp hiện trạng của đảng, thì cũng nên viết lại như sau:

“Đảng cộng sản Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.”

Dù chọn phương án nào thì cũng cần thêm chữ phải, để nhấn mạnh rằng: Đó là đòi hỏi mang tính pháp lý mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Liệu giới cầm quyền có muốn viết như vậy hay không? Chắc là không! Vậy thì nội dung về“đội tiên phong…” và “đại biểu trung thành…” trong Điều 4 không phải là đòi hỏi, mà mang ý nghĩa ”thừa nhận một thực trạng đã, đang và sẽ mãi tồn tại”, tức là một hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”.

 Vấn đề tương tự được đặt ra với khoản tiếp theo của Điều 4, viết rằng:

“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Đây có phải là một yêu cầu, một đòi hỏi hay không? Nếu là đòi hỏi thì cần bổ sung một chữ phải“ như sau:

“Mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Câu hỏi nảy sinh là: Tại sao lại thiếu chữ “phải” tại vị trí quan trọng như vậy? Có phải do vô tình hay không?

Muốn hiểu được ý tứ của các tác giả, hãy điểm mặt 39 chữ phải trong Hiến pháp 1992 để nhận ra rằng: Từ phải là một trong những thuật ngữ đặc trưng trong Hiến pháp, thường được dùng để chỉ những điều bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ:

Điều 51 … Công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội…”

Điều 76  Công dân phải trung thành với Tổ quốc…”

Điều 77 … Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.”

Điều 100  Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”

Điều 122  Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn… Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định…”

 Tại sao không viết tương tự, mà lại tránh dùng chữ phải trong Điều 4? Nếu quan niệm rằng chỉ cần viết

“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

là đã hàm chứa chữ phải, do đó có thể lược bỏ nó, thì sao không bỏ nốt chữ phải trong những trường hợp cũng “đã hàm chứa” tương tự? Chẳng hạn, sao không bỏ chữ phải trong hai điều khoản sau đây:

Điều 115  … Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.”

Điều 124  … Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số…”

 Để hiểu hết thâm ý chứa trong Điều 4, nên so sánh nó với điều khoản sau:

Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

Vâng, không chỉ “các… tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân”, mà cả “các cơ quan Nhà nước” đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”. Nhưng ĐCSVN và các tổ chức của đảng thì không bị liệt kê trong Điều 12, tức là chúng không nằm trong diện phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”.

 Điều 4 chỉ viết là: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Khi đã ngăn chặn việc ban hành luật về các đảng chính trị hay luật dành riêng cho ĐCSVN, thì chẳng hề tồn tại “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”nào có thể khống chế và ràng buộc đảng. Vậy là ĐCSVN được mặc sức tung hoành. Hơn nữa, giả sử có ràng buộc pháp luật nào đó liên quan, thì ĐCSVN cũng không nhất thiết phải tuân theo, bởi vì câu hiến định “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” không nhất thiết là một đòi hỏi, mà ngược lại, rất có thế là một hình thức“công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”, cũng tương tự như việc “công chứng” cho đặc tính “đội tiên phong…”và “đại biểu trung thành…” mà thôi.

 Hẳn là đạo diễn của Hiến pháp 1992 đã cân nhắc rất kỹ lưỡng, và cố tình không cho “diễn viên” tên phải lạc vào “màn kịch” Điều 4, để tạo ra một “hoạt cảnh thực thực hư hư”“nói dzậy mà không phải dzậy”. Cái tinh vi ấy được kế thừa trọn vẹn trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 02/01/2013) và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 (được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, ngày 17/05/2013). Chưa thỏa mãn với đặc quyền vô biên đã có, người ta đã sửa câu

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

trong Hiến pháp 1992 thành

Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Hạ cấp từ chữ “Mọi” xuống chữ “Các”, phải chăng là cố chừa ra thế lực bất khả xâm phạm? Tuy trong phương án sửa đổi có bổ sung thêm đối tượng “đảng viên”, nhưng đó là “đảng viên thường”. Còn các vị lãnh đạo đảng là “siêu đảng viên”, và cá nhân họ cũng không phải là “tổ chức”, vì vậy có thể hoàn toàn tự do “ngoài vòng Hiến pháp và pháp luật.

 Trong tham luận trình bày tại phiên họp Quốc hội vào buổi sáng ngày 16/11/2012, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã phân tích và kiến nghị như sau:

“Về Điều 4, hiện nay về Đảng thì chúng ta có 3 chủ thể: Thứ nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thứ hai là các tổ chức của Đảng; Thứ ba là đảng viên. Nhưng khi thiết kế Điều 4 thì chúng ta bỏ quên chủ thể quan trọng nhất là Đảng cho nên chúng ta chỉ quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều 4 tôi chỉ xin thêm một từ ở đằng trước, tức là ‘Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật’.”

Đề nghị của Luật sư Trương Trọng Nghĩa là rất hợp lý, để loại trừ khả năng biện hộ rằng: “Đảng không phải là một tổ chức của Đảng, nên Đảng không phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nếu thực tâm muốn tôn trọngkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, thì chẳng tiếc gì mà không thêm chữ “Đảng” vào đầu câu như ông Nghĩa đề xuất.Thế nhưng, đề nghị ấy đã không được chấp nhận. Phải chăng việc khước từ đó càng thể hiện rõ hơn động cơ của đạo diễn và bản chất của Điều 4?

 Một nét mới của Điều 4 trong phiên bản 2 và phiên bản 3 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là khoản sau đây được chèn thêm vào giữa:

“Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”

Câu này đã khiến một số người hâm mộ đảng hân hoan ca ngợi. Nhưng thực ra có gì là mới ở đây hay không? Thế nào là gắn bó mật thiết”? “Gắn bó” như hiện nay đã đủ hay đã quá “mật thiết” hay chưa? “Phục vụ nhân dân” thế nào thì bấy lâu đã rõ, xin kiếu, xin kiếu! “Chịu sự giám sát” hay “đành chịu sự giám sát”? Nhân dân “giám sát” thế nào, khi mọi chuyện tày đình đều diễn ra ở những nơi kín cổng cao tường, được súng ống bảo vệ nghiêm ngặt? Giả sử bằng cách nào đó mà biết được chút chuyện “thâm cung”, thì đành ngậm miệng, hay nông nổi phát ngôn, để rồi có thể bị khép vào “tội cố ý”hay “tội vô tình làm lộ bí mật nhà nước” (Điều 263 và Điều 264 Bộ luật hình sự)? Và “giám sát” để làm gì? Nếu được phép“giám sát”, nhưng khi phát hiện ra điều sai trái thì cũng chỉ có thể bó tay bất lực và thêm ấm ức, thì “quyền giám sát đảng”có hơn gì so với “quyền được tò mò, nhòm ngó chuyện riêng của nhà hàng xóm”? Thế nào là “chịu trách nhiệm trước nhân dân”? Ăn chán, phá chán cũng chỉ cần buông một câu “xin chịu trách nhiệm” là xong, vậy thì tội gì mà không ăn, không phá? Toàn là mỹ từ chung chung, vô định, phù hợp với mục đích tuyên huấn, nhằm mê hoặc và ru ngủ người đọc, chứ không thể dùng để diễn đạt các ràng buộc pháp lý.

Những băn khoăn vừa kể chỉ có ý nghĩa khi khoản mới bổ sung vào Điều 4 là đòi hỏi mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Nhưng lấy gì để đảm bảo rằng đó thực sự là đòi hỏi, chứ không phải là tái diễn hình thức ”công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”? Nếu quả là đòi hỏi, thì cần thêm bốn chữ phải như sau:

“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”

Hoặc ít nhất cũng bổ sung một chữ phải để áp chung cho cả bốn nghĩa vụ:

“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”

Như vậy không phải là quá máy móc, mà cũng chỉ hiến định giống như hai điều khoản sau đây của Hiến pháp 1992, cũng về quan hệ với Nhân dân:

Điều 8  Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”

Điều 97  … Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri…”

Quan sát kỹ sẽ nhận ra sự khác nhau “tinh tế” giữa yêu cầu đối với Nhà nước trong Hiến pháp 1992 và yêu cầu đối với ĐCSVN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Các cơ quan Nhà nước ”phải tôn trọng nhân dân” và “lắng nghe ý kiến… của nhân dân”, còn đảng thì không phải ”tôn trọng nhân dân” và cũng không phải ”lắng nghe…nhân dân”; các cơ quan Nhà nước phải tận tụy phục vụ nhân dân”, còn đảng thì cũng “phục vụ nhân dân” nhưng không cần phải ”tận tụy. Thế cũng đã là tiến bộ vượt bậc rồi, bởi Hiến pháp 1992 còn không hề nhắc đến quan hệ của đảng đối với Nhân dân.

 Có lẽ để “cởi trói” cho Nhà nước, nên “Các cơ quan Nhà nước” được giải phóng khỏi Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2:

Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân…”

Sau đó, không hiểu do sức ép nào mà người ta lại đành chịu để cho “Các cơ quan Nhà nước” tái hiện trong Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3:

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”

*

*      *

 Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 và phiên bản 3, số lần xuất hiện của chữ phải ít hơn so với trong Hiến pháp 1992. Vì sao như vậy? Một số chữ phải biến tướng thành thuật ngữ khác, như “có trách nhiệm”“có nghĩa vụ”… Chẳng hạn, đoạn

công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội

tại Điều 51 Hiến pháp 1992 biến thành đoạn

Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

tại Điều 20 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Một số chữ phải thì biến mất hẳn, vì một số điều khoản được bãi bỏ. Ví dụ, quy định

 Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”

tại Điều 100 Hiến pháp 1992 biến khỏi cả hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. (Chả trách mà một số đại biểu Quốc hội say sưa ca ngợi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.)

Có một ưu ái đặc biệt mà Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” dành cho Dân trong Hiến pháp 1992, đó là“vinh danh” Dân hai lần trong mối quan hệ với pháp luật:

Điều 12  … mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

Điều 79  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật…”

Các tác giả Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 đã kết hợp nhuần nhuyễn tính kế thừa với tính sáng tạo, và thu được kết quả tương ứng như sau:

Điều 8  … cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

Điều 49  Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

Trong Điều 8, từ “cá nhân” được dùng để thay thế cho từ “mọi công dân” ở Điều 12 Hiến pháp 1992. Nghĩa là Dân vẫn được “vinh danh” hai lần: Một lần dưới danh nghĩa “công dân” và một lần dưới danh nghĩa “cá nhân”“Chu đáo” với Dân đến thế là cùng.

Trong khi đó, họ lại “sơ suất” đánh mất hai chữ “Nhà nước” trong đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Quy định

Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

trong Hiến pháp 1992 được sửa thành

Điều 8 

1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật…

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”

trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Khoản 1 Điều 8 học theo phong cách của Điều 4 Hiến pháp 1992, không hề sử dụng từ phải hay thuật ngữ tương đương, nên cũng không rõ đó là đòi hỏi hay ghi nhận (tức là ”công chứng”). Nếu đó là đòi hỏi thì Nhà nước cũng chỉ cần hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”. “Theo” được bao nhiêu thì “theo”, chứ không bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành…”. Nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành…” trong Khoản 3 Điều 8 chỉ áp vào Cơ quan, tổ chức” chung chung, mà thường chỉ được hiểu là “cấp dưới”.  Rồi đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3Điều 8 chỉ giữ lại cái Khoản 1 mập mờ, còn Khoản 3 thì hoàn toàn biến mất, do đó cả Cơ quan, tổ chức”chung chung cũng không còn bị đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật” nữa.

 Chưa hết, cái quy định

“Ủy ban nhân dân … chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”

tại Điều 123 Hiến pháp 1992 cũng bị xóa khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Có lẽ họ đã kịp nhận ra như vậy cũng không ổn lắm: Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì không thành vấn đề, nhưng nếu bỏ cả quy định “chấp hành … các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên”, ngộ nhỡ địa phương không chịu nghe theo trung ương nữa thì sao? Cho nên, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3, họ đã đưa ra hai phương án: Với phương án 1 thì Ủy ban nhân dân vẫn không bị nhắc nhở là phải chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật…”; phương án 2 khôi phục nguyên văn quy định của Điều 123 Hiến pháp 1992. Nếu phương án 1 được thông qua, thì không chỉ các cơ quan của đảng, mà cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều được “giải phóng” khỏitrách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật”. Còn nếu phương án 2 được thông qua thì chỉ Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phải ”chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật” mà thôi. Dù bất cứ phương án nào của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 được chọn, thì công dân cũng vẫn được “chăm sóc chu đáo”, không bị bỏ sót, bởi:

Điều 49  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật…”

Hóa ra, nghĩa vụ Nhà nước chỉ nhất thời, nghĩa vụ Dân mới vạn đại.

*

*      *

 Để hiểu rõ hơn Điều 4 Hiến pháp 1992 và các phiên bản biến dạng của nó, ta đã lan man sang một số điều khoản khác của Hiến pháp. Đấy không phải là lạc đề, mà để có được tầm quan sát bao quát hơn, nhằm thấu hiểu hơn bản chất và ý nghĩa của Điều 4. Phải so sánh với cách cư xử mà họ dành cho Dân, thì mới nhận ra mức độ ưu ái mà thế lực cầm quyền dành riêng cho mình. Thế mới biết, trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đang tồn tại trên đất Việt, thì nguyên lýMọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52 Hiến pháp 1992) cần được hiểu như thế nào. Vâng, “mọi công dân đều bình đẳng…”, nhưng giới cầm quyền còn “bình đẳng hơn”, và lãnh đạo cấp cao nhất thì tất nhiên phải được “bình đẳng nhất”. Có lẽ vì cái không gian dân chủ xã hội chủ nghĩa quá chật hẹp, nên giới cầm quyền phải đứng ngoài khuôn khổ pháp luật, phải đứng trên hiến pháp, để… “nhường chỗ cho Dân”.

Các điều khoản đã trích dẫn ở trên cho thấy: Chỗ nào thấy cần thì các tác giả Hiến pháp đều nhớ dùng từ phải hoặc những từ đồng nghĩa để nhấn mạnh sự “đòi hỏi”. Họ chỉ cố tình ”quên” dùng từ ”phải“ ở Điều 4 mà thôi. Nhờ thế, Hiến pháp trao cho ĐCSVN quyền lực lãnh đạo tối cao vô biên, nhưng lại không đòi hỏi ĐCSVN phải thực hiện bất cứ điều gì, kể cả việc nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, như quy định ở Điều 12 đối với các thành phần còn lại của xã hội. Hơn nữa, bất luận thực tế tốt xấu ra sao, thì ĐCSVN cũng được công chứng” trong Hiến pháp là đã ”tiên phong…”, đã ”trung thành…”, đã ”hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, và đã ”gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.

 Lối viết lấp lửng tạo cho người đọc ảo tưởng rằng lãnh đạo đảng đã tự giác đặt mình vào khuôn phép, nhưng vẫn đảm bảo cho “đấng tối cao” chẳng phải chịu bất kỳ ràng buộc pháp lý nào cả, và bất kể thế nào thì cũng vẫn được vinh danh.

 Liệu đó có phải là thâm ý của những người đã ấn định nội dung Điều 4 trong Hiến pháp 1992 và hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hay không?

 Điều 4 như vậy có hợp lý không?

Viết ra và tung hô một điều như vậy có phải là tử tế không?

Chúng ta có thể nhắm mắt mà chấp nhận một điều hiến định như thế hay không?

 H.X.P.

29/08/2013 – Mừng Cháu tròn một tuổi

Cùng tác giả:

Rủi cho Phương Uyên – May cho Dimitrov

Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?

Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ! 

Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

Hai tử huyệt của chế độ

Viễn tưởng từ chức

Bài học tồn vong từ thảm họa

Lực cản Nhà nước pháp quyền

Chiến binh cầm bút

Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!

Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng

Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ

Quyền biểu tình của công dân

Phiêu lưu điện hạt nhân

Về huyền thoại điện hạt nhân giá rẻ

Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân

 

2003. VIỄN CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC-EU

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ nhật, ngày 25/8/2013

TTXVN (Angiê 23/8)

Cuộc đấu ngầm về năng lương mặt trời

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời thế giới lâm vào khủng hoảng: nhiều doanh nghiệp phá sản ở cả châu Âu lẫn Trung Quốc, Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã dọa áp mức thuế chống bán phá giá tới 47% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngày 4/6, khi không đạt được một giải pháp thương lượng nào, lời cảnh báo của EU phần nào trở thành hiện thực: mức thuế 11,8% được áp dụng kể từ ngày 6/6 và sẽ tăng lên 47% nếu hai bên vẫn không tìm được giải pháp.

 

Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, trong bước đi tiến tới phát triển của mình, bộ máy chiến tranh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc đã giáng một đòn mạnh vào ngành chế tạo tấm pin mặt trời của châu Âu. Người ta nói rằng hàng nghìn doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì không thể chịu được sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại do Trung Quốc sản xuất. Một số khác nói đến việc bán tống bán tháo (rẻ hơn 40%) do Trung Quốc bán phá giá bằng cách trợ giá cho doanh nghiệp của mình. Điều này bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấm vì phá hoại quy luật thị trường. Nhưng ai quan tâm đến điều đó?

Trong khi châu Âu trợ giá cho việc lắp đặt tấm pin mặt trời, Trung Quốc trợ giá mạnh cho sản xuất tấm pin thông qua việc cấp tín dụng lãi suất thấp nhưng vẫn không thể phát triển thị trường trong nước ở mức độ tương xứng. Sự mất cân đối đó thể hiện ở mức thâm hụt thương mại cao của châu Âu: doanh nghiệp Trang Quốc nắm giữ tới 80% thị phần châu Âu. Hậu quả là để không bị lâm vào tình trạng “trợ giá cho nền công nghiệp Trung Quốc”, nhiều nước châu Âu giảm trợ giá và để cho ngành công nghiệp Trung Quốc sụp đổ sau ngành công nghiệp châu Âu.

Người ta vẫn còn nhớ thời chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ khi nước này quyết định trợ giá sản xuất thép ở trong nước. Người ta cũng vẫn còn nhớ trò lừa đảo diễn ra trong Chính sách nông nghiệp chung châu Âu khiến các nước châu Phi khuynh gia bại sản vì không thể sản xuất được hàng đủ sức cạnh tranh. Tóm lại, châu Âu phản ứng bằng cách trừng phạt mặt hàng tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc.

Với quyết định tạm thời áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này, ủy ban châu Âu thận trọng giương móng vuốt ra với Bắc Kinh nhưng vẫn hy vọng đạt được giải pháp thân thiện. Trên tinh thần đó, Brúcxen đưa ra câu đáp trả từng bước: từ ngày 6/6, mức thuế đối với tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất là 11,8% và có thể lên tới 47,6% nếu không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh trong hai tháng sau đó.

Các nhà chế tạo tấm pin mặt trời châu Âu bị chia rẽ trước các biện pháp này. Các công ty lắp đặt không đồng tình vì họ nghĩ đó là biện pháp tồi tệ. Mặt hàng này chiếm tới 80% thị trường châu Âu. Đối với ông Jade Lindgaard, tình hình hiện nay là do Trung; Quốc sản xuất thừa và bán sản phẩm với giá thấp hơn chi phí sản xuất. Cuối năm 2012, Chính phủ Mỹ đã áp thuế chống phá giá và chống tài trợ ở mức 31-250% đối với tấm pin mặt trời của Trung Quốc. Tuy nhiên, phản ứng của các nhà sản xuất Pháp lại không mạnh mẽ. Trên thực tế, các công ty chế tạo tấm pin mặt trời và tế bào quang điện chính của Pháp (Photowatt, Bosch, MPO, Sillia, Fonroche, Solarezo, Sunpower) đang phải chịu sức cạnh tranh của Trung Quốc, trong khi các tác nhân khác trong lĩnh vực này (lắp đặt, bán năng lượng, phát triển dự án…) được hưởng lợi từ đó. Đến mức ông Jean-Pascal Pham-Ba, Tổng thư ký Solaire Diorect, công ty chuyên lắp đặt tấm pin mặt trời và bán năng lượng, mỉa mai: “Người ta nói rằng với sự giúp đỡ của nhà nước dành cho ngành năng lượng tái tạo, châu Âu đang trợ giá cho ngành công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cũng rất có thể nói ngược lại, rằng chính Trung Quốc trợ giá cho điện từ năng lượng tái tạo ở châu Âu khi trả tiền để tấm pin mặt trời của mình được bán với giá rẻ như vậy”.

Đối với ông Pham-Ba, ngành sản xuất tấm quang điện đã được toàn cầu hóa và trào lưu này là không thể đảo ngược. Ngành công nghiệp quang điện của Trung Quốc dựa trên nền tảng chế tạo giá rẻ với số lượng rất lớn, mang lại rất ít lãi cho các nhà sản xuất và với một chiến lược thương mại rất năng nổ. Mức cung đó hiện nay đáp ứng được nhu cầu của châu Âu vì các tấm pin mặt trời không đắt nhưng chất lượng tốt thích hợp với thị trường này.

Như vậy, các biện pháp trả đũa có nguy cơ gây ra hệ quả trái ngược với kết quả mong đợi. Tại một diễn đàn, cựu Bộ trưởng Xã hội Paul Quilès và Chủ tịch Liên hiệp Planète Eolienne (Pháp), Benoit Praderie, giải thích: “Khoảng 200-300 triệu euro mặt hàng tấm pin mặt trời Trung Quốc nhập khẩu so với 69 tỷ euro thâm hụt năng lượng của nước này liệu có ý nghĩa gì? Tuyệt đại đa số việc làm trong lĩnh vực này trước hết là ở khâu thiết kế dự án, chế tạo linh kiện, xây dựng, phần mềm, duy tu bảo dưỡng, tất cả đều không thể đưa ra sản xuất ở nước ngoài được và lại có giá trị gia tăng cao. Có ai nghĩ rằng một ngày nào đó Pháp có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo máy tính hay smartphone, không? Điều không may là không. Trái lại, Pháp có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực có sử dụng các sản phẩm đó (nghiên cứu và phát triển, công ty dịch vụ tin học, điều hành, phát triển ứng dụng..

Ông Benoit Praderie so sánh việc áp thuế chống phá giá với vụ cấm vận đối với máy ghi âm Nhật Bản được ông Laurent Fabius, lúc đó là Bộ trưởng Ngân sách Pháp, áp đặt vào năm 1982. “Cuộc chiến mới” vào thời đó là biểu tượng của “chính sách bảo hộ mậu dịch mới” của phái tả cầm quyền. Cụ thể là tiền của các nhà sản xuất điện mặt trời thu về ngày càng ít đi với hoạt động này.

Dường như tấm pin mặt trời của Trung Quốc không những không gây thiệt hại mà còn giúp châu Âu kiếm được nhiều lợi nhuận. Theo NRC Handelsblad, tại Hà Lan, lĩnh vực năng lượng mặt trời phát triển rất nhanh bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế. Cáp nhà thầu khoán và doanh nghiệp lắp đặt điện, vốn chịu nhiều thiệt hại do khủng hoảng trong ngành xây dựng ồ ạt tràn ngay sang lĩnh vực lắp ráp tấm pin mặt trời. Nhờ hàng hóa của Trung Quốc, đến lúc này, họ vẫn còn thở được, thực sự không cần đến thuê chống bán phá giá của châu Âu vì như vậy giá bán tấm pin mặt trời sẽ đắt lên. Liên minh vì năng lượng mặt trời (AFASE) sợ rằng thuế sẽ khiến các nước châu Âu mất khoảng 242.000 việc làm.

Mỹ đã đi trước châu Âu rất lâu khi áp dụng mức thuế 31-250% đối với tấm pin mặt trời của Trung Quốc. Nước này cũng chơi con bài pháp lý bằng cách đệ đơn kiện lên WTO. Khi đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực tương lai này, Trung Quốc đã kéo chi phí sản xuất xuống rất nhiều và nhanh chóng trở thành nhà sản xuất số một thế giới. Đến nay, trước khi ủy ban châu Âu ra quyết định, Trung Quốc bán tới 21 tỷ euro tấm pin mặt trời cho EU, tức 60% xuất khẩu của mình trong lĩnh vực này.

Tình trạng lộn xộn xảy ra trong các nước EU về chiến lược kinh tế mặc dù ủy ban châu Âu tỏ thái độ cứng rắn. Không chắc châu Âu sẽ giữ được sự gắn kết nếu cuộc đấu với Trung Quốc tiếp diễn nên khó có thể có được chính sách bảo hộ mậu dịch cho dù ủy ban châu Âu bằng mọi giá không còn là người theo chính sách trao đổi mậu dịch tự do nữa. Lợi ích của các nước châu Âu là rất khác nhau về vấn đề này. Một số nước, đặc biệt là Đức, không muốn áp dụng các biện pháp như vậy vì, theo họ, sẽ có thể dẫn đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của mình. Bởi lẽ Đức xuất khẩu nhiều trang thiết bị sang Trung Quốc. Đức cũng sẽ mặc kệ nếu phần lớn các nước châu Âu và thành viên EU bị thâm hụt nặng nề so với Trung Quốc (122 tỷ euro trong năm 2012, trong đó 26 tỷ của Pháp). Trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc là rất lớn. Mặc dù thâm hụt 11,7 tỷ euro trong năm 2012 với Trung Quốc, song Đức vẫn thu về 66,7 tỷ euro xuất khẩu đến nước được coi là đối tác thương mại lớn thứ ba của mình. Và Đức cũng mơ rằng trong một tương lai không xa sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều đó rõ ràng cho thấy sẽ không có một chính sách thương mại duy nhất của châu Âu, lại càng không có được chính sách bảo hộ mậu dịch.

Thành công của Trung Quốc không phải tự nhiên mà có. Hàng hóa của nước này, mặc dù bị chê bai, song nhìn chung vẫn không tồi hơn so với hàng của châu Âu hay của Mỹ. Về tế bào quang điện, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nước hàng đầu thế giới. Chỉ trong vòng 5 năm, phần thị phần thế giới nằm trong tay Trung Quốc tăng từ 0% lên 80%. Hiện nay, sản phẩm này có giá rẻ hơn rất nhiều so với của châu Âu, Đồng thời, chi phí nhân công chỉ chiếm 10% giá thành phẩm. Sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc, hình thành chỉ trong 5 năm, không phải là do phá giá về tiền lương. Bộ máy sản xuất của nước này hoàn toàn quá lớn so với nhu cầu hiện tại: Trung Quốc có khả năng mỗi năm sản xuất 45 gigawatt (GW) tế bào quang điện trong khi nhu cầu của thế giới là chưa đến 28 GW. Kết quả là với các nhà máy khổng lồ mỗi năm có khả năng làm ra nhiều GW, Trung Quốc chơi con bài khối lượng để tiết kiệm trên quy mô lớn và có thể đổ hàng tràn ngập thị trường thế giới với giá không ai có thể địch nổi và cạnh tranh nổi.

Sự việc được hiểu ra ngay và phản ứng được tung ra tức thì. Trung Quốc là nước đầu tiên đưa ra biện pháp trả đũa. Trong một bài viết trên tờ “China Daily”, Bắc Kinh thông báo tiến hành điều tra đối với rượu vang nhập khẩu từ châu Âu. Tờ báo cảnh báo nếu EU không hiểu được bức thông điệp đó, một số biện pháp trả đũa khác sẽ được thực hiện. Quyết định của Trung Quốc trong việc tiến hành điều tra vấn đề trợ giá và bán phá giá tạo điều kiện cho nhập khẩu rượu vang từ EU cho thấy quyết tâm bảo vệ lợi ích kinh tế của nước này. Và Bắc Kinh không thiếu phương tiện đế làm việc đó.

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố biện pháp này được thực hiện theo yêu cầu của các nhà sản xuất trong nước. Với cuộc chinh phạt rượu vang này, Trung Quốc muốn nhắc nhở rằng ngành công, nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu sẽ không phải là nạn nhân duy nhất nếu EU vẫn giữ chính sách bảo hộ mậu dịch. Bắc Kinh không bỏ qua nỗ lực nào để làm dịu căng thẳng bằng cách bắt đầu tiến hành thương lượng với EU và rõ ràng cho thấy ý muốn giải quyết tranh chấp thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng chứ không phải bằng chiến tranh thương mại. Nhưng khi áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, EU đã không đưa ra cam kết giống Trung Quốc. Hành vi đó sẽ khiến nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc phải đóng cửa và nước này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phản công. Xuất khẩu rượu vang đối với châu Âu không quan trọng bằng sản phẩm năng lượng mặt trời đối với Trung Quốc. Năm 2012, hơn 2/3 trong tổng số 430 triệu lít rượu vang được Trung Quốc nhập từ EU, trị giá hơn một tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc xuất 27 tỷ USD thiết bị năng lượng mặt trời sang EU. Sau cuộc điều tra về rượu vang có thể sẽ còn có nhiều hành động khác nếu EU vẫn phớt lờ lợi ích của Trung Quốc. Hàng nhập khẩu từ EU vào Trung Quốc, tính tất cả các loại, trị giá tới 212 tỷ USD vào năm 2012, từ đó giúp Bắc Kinh có được khả năng xoay xở không nhỏ. Hậu quả của việc Trung Quốc đánh thuế rượu vang của châu Âu sẽ là một “thảm họa” thực sự đối với các nhà sản xuất rượu ở Bordeaux (Pháp).

Làm thể nào đế giải quyết cuộc khủng hoảng này trong khi ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang là trọng tâm của mọi chính sách an ninh năng lượng và giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính?

Chiến lược theo đó có thể “lợi dụng” việc Trung Quốc bán phá giá và xóa bỏ sản xuất tấm pin mặt trời ở châu Âu để, bằng cái giá phải trả thấp nhất, đạt mục tiêu của EU về năng lượng tái tạo là không thể đứng vững được về phương diện chính trị. Trong một châu Âu đang trong quá trình phi công nghiệp hóa và chuyển đổi khó khăn ở một số vùng, các nhà lãnh đạo chính trị chờ đợi có việc làm trong ngành công nghiệp để đổi lấy trợ giá. Đức tạo việc làm nhờ các loại máy công cụ được bán cho các nhà sản xuất tấm pin mặt trời Trung Quốc. Đối với Pháp và một số nước châu Âu khác thì lại không phải như vậy, vì công ăn việc làm trong công nghiệp lại nằm ngay trong sản xuất tấm pin mặt trời.

Tuy nhiên, muốn sản xuất toàn bộ tấm pin mặt trời được lắp đặt sẽ là một ý tưởng sai lầm. Chi phí bị đội lên đối với người tiêu thụ sẽ quá cao và làm giảm mạnh tham vọng của châu Âu về năng lượng mặt trời. Điều đó là không có lợi cho cả môi trường lẫn việc làm ở các khâu khác trong lĩnh vực này, chẳng hạn ở khâu đầu vào.

Làm thế nào để thoát khỏi ngõ cụt đó? Chỉ bằng cách là chấp nhận sử dụng ở châu Âu tấm pin mặt trời cả của Trung Quốc lẫn của châu Âu. Muốn vậy phải làm sao để Trung Quốc chấm dứt việc bán phá giá nếu xác định được các khoản trợ giá của nước này vi phạm quy định của WTO. Nếu Trung Quốc không nhanh chóng ngừng bán phá giá, lúc đó áp thuế sẽ là cần thiết. Nhưng biện pháp này cũng có cái giá của nó: dây chuyền sản xuất tấm pin mặt trời rất khép kín và Trung Quốc đã thông báo sẽ áp dụng biện pháp trả đũa.

Thuế chống bán phá giá có thể là tối cần thiết, nhưng không thể giúp tái cân bằng thương mại. Thâm hụt hiện nay không chỉ do Trung Quốc bán phá giá mà còn vì các nhà sản xuất của nước này quá thừa năng lực, hơn nữa có chi phí lao động thấp và được cấp tín dụng dễ dàng. Từ đó, EU phải tái tạo lại chính sách công nghiệp của mình: chính sách sáng chế để giảm chi phí sản xuất tấm pin mặt trời của châu Âu và tạo ra lợi thế về công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận, về phần mình, Trung Quốc phải tăng cầu ở trong nước về năng lượng mặt trời để tiêu thụ năng lực dư thừa của mình. Đó không phải là điều ảo tưởng: chỉ trong vòng hai năm, mục tiêu lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho đến năm 2015 tăng từ 5 GW lên 21 GW rồi 35 GW.

Trong cuộc chiến giữa những người khổng lồ đó, các nước Nam Âu, ở mức độ khác nhau, tính điểm theo thuyết định mệnh và chờ kết quả. Đó là một cuộc chiến vô hình diễn ra trước mắt các nước này. Đó là một cuộc cạnh tranh thực sự đang diễn ra. Nhưng đó không phải là cạnh tranh thô thiển mà hoàn toàn tinh tế, cuộc cạnh tranh của kiến thức công nghệ dựa vào một nhà nước biết tính toán chiến lược chống lại một tri thức công nghệ khác cũng dựa vào một nhà nước biết tính toán chiến lược khác.

Châu Âu và Trung Quốc có lợi ích chung là giảm sự lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch và giảm giá tấm pin mặt trời. Cả hai đều có thể đàng hoàng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay… hay tiếp tục một cuộc chiến tranh năng lượng mặt trời mà trong đó tất cả cuối cùng đều là người thua cuộc.

Mối đe dọa thường trực

Ngày 5/6, ủy ban châu Âu thông báo sẽ đưa ra một loạt thuế nhập khẩu có thể lên tới 47% đối với tấm pin mặt trời và tế bào quang điện của Trung Quốc xuất sang châu Âu với lời cáo buộc bán phá giá. Biện pháp này có thể được xem xét lại vào tháng 12/2013, tùy theo thực trạng thương lượng giữa hai bên. Chưa đầy 48 tiếng đồng hồ sau, Bắc Kinh đáp trả bằng cách tiến hành một cuộc điều tra cho thấy Trung Quốc có thể sẽ tăng mạnh hơn nữa mức thuế – hiện đã lên tới 48% – đối với rượu vang của châu Âu được bán ở Trung Quốc, trong đó phần lớn là của Pháp.

Theo tạp chí “Statafrik”, mục tiêu rượu vang không phải là vô hại vì đụng chạm trước hết đến Pháp, nước xuất khẩu rượu vang hàng đầu ở Trung Quốc và là một trong những nước lên tiếng mạnh mẽ nhất tại ủy ban châu Âu đòi áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để chống bán phá giá hàng Trung Quốc. Hai vụ việc này không phải là ngẫu nhiên vì ông Karel De Gucht, ủy viên phụ trách thương mại của EU, cho biết năm 2011, tổng giá trị tấm pin mặt trời mà các nước EU mua của Trung Quốc lên tới 21 tỷ euro, chiếm 80% sản lượng của nước này, trong khi xuất khẩu rượu vang của châu Âu – chủ yếu là từ Pháp, Italia và Tây Ban Nha – tăng 60%/năm trong thời kỳ 2009-2012, với tổng giá trị 763 triệu euro, chiếm 8,6% xuất khẩu rượu vang của châu Âu, trong đó hơn 70% từ Pháp.

Nhưng bằng chứng cho thấy việc Trung Quốc vẫn nghi ngờ tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa trước khi tiến hành thương lượng vào cuối năm 2013 là Bắc Kinh hiện vẫn để ngỏ mối đe dọa áp thuế đối với xe hơi phân khối lớn có thể sẽ đánh chủ yếu vào một số loại xe của Đức như Mercedes hay BMW. Khi đánh vào người đồng minh chính của mình ở châu Âu, Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc rất hy vọng sẽ buộc Béclin phải có lập trường ủng hộ Trung Quốc từ nay đến tháng 12/2013.

Sau một thời kỳ chính trị tốt đẹp từ năm 2003 đến năm 2005, mối quan hệ giữa Brúcxen và Bắc Kinh, trước đó đã bị suy yếu do không ký được hiệp ước thể chế cho thấy EU đã bỏ lỡ một cơ hội lớn về phương diện chính trị, nay lại xấu thêm trong bối cảnh bão tố khủng hoảng thế giới. Tuy nhiên, có tương đối ít khả năng là hai đối tác sẽ đi quá xa trong cuộc tranh cãi này vì lợi ích thương mại giữa hai bên là quá lớn, trong bối cảnh tranh chấp vẫn không chấm dứt. Hơn nữa, cơn chấn động này cũng cho thấy rạn nứt lớn trong nội bộ EU vì các nước Bắc Âu – vốn rất muốn áp dụng chính sách kinh tế tự do – đối nghịch với các nước Nam Âu – vốn muốn thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch. Hơn nữa, Đức đang đóng một vai trò khiến các nước khác phải ngạc nhiên khi một mình ủng hộ Bắc Kinh mà không hề quan tâm đến việc nương tay với tính gắn kết của châu Âu.

Tình hình lộn xộn đó cho thấy EU thiếu gắn kết chính trị khi phải đối phó với Trung Quốc. Thái độ đó còn đáng tiếc hơn khi EU ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn người ta tưởng. Thương mại song phương EU-Trung Quốc quả thực có tăng nhanh, vì thị trường Trung Quốc vẫn rất hấp dẫn trong nhiều lĩnh vực, song sự phụ thuộc thực sự của EU vào đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu vẫn là tương đối thấp, mặc dù có ý kiến theo hướng này hay hướng khác.

Trên thực tế, không một ai trong số hai đối tác này có được vị thế thuận lợi trong cuộc đấu, nếu trở nên nghiêm trọng hơn thì còn có thể có nguy cơ gây ra một số thiệt hại cho cả EU lẫn Trung Quốc. Cuộc đấu đó diễn ra trong bối cảnh khó khăn chung khi Trung Quốc và EU đều bị tác động bởi cuộc khủng hoảng. Hiện nay, EU ở trong tình hình ảm đạm về kinh tế, suy yếu về chính trị và bị chia rẽ giữa các nước Bắc Âu và các nước Nam Âu, trong khi Trung Quốc buộc phải hiện đại hóa mô hình tăng trưởng để chuyển sang hướng chất lượng hơn nên xác định được tăng trưởng của mình phụ thuộc một cách nguy hiểm vào xuất khẩu đến mức nào, vì hiện nay lĩnh vực này bị đe dọa phần nào bởi tình hình ảm đạm ở châu Âu.

Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau quá nhiều đó, tranh cãi đến kỳ lại nổ ra là điều có thể. Các nước EU sẽ tiếp tục cáo buộc Trung Quốc bán phá giá và bảo hộ mậu dịch có lợi cho doanh nghiệp của mình, còn Bắc Kinh sẽ không ngớt phàn nàn với Brúcxen và Oasinhtơn về những trở ngại (liên quan đến thuế hay không) đối với hàng xuất khẩu của mình. Đồng thời, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng chất lượng hàng hóa bằng công nghệ sẽ gây ra những lời cáo buộc theo đó Trung Quốc thu hút công nghệ và không tôn trọngquyền sở hữu trí tuệ.

Nhưng EU và Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của nhau, với tổng giá trị trao đổi hàng năm lên tới hơn 500 tỷ euro. EU là đối tác số một của Trung Quốc, còn nước này là khách hàng thứ hai của EU. Trong bối cảnh các mặt hàng trao đối mậu dịch còn nhiều hơn vấn đề tấm pin mặt trời và rượu vang, trong khi Bắc Kinh có lợi ích chiến lược và công nghệ lớn trong trao đôi liên quan đến ngành hàng không và hạt nhân dân sự, những lĩnh vực mà Pháp nắm giữ vị trí quan trọng, trong khi hai hãng xe hơi Renault và PSA tham gia một số dự án lớn ở Vũ Hán, có thể hy vọng từ nay đến tháng 12/2013, hai bên sẽ tìm kiếm được thỏa hiệp và lưỡi hái của tử thần ít nhất cũng được chôn vùi tạm thời.

Vì mỗi bên đều có lợi ích nếu không đẩy cuộc đấu này đi quá xa, chưa nói đến yếu tố rất không thống nhất, nên hiện nay EU không có phương tiện chính trị để đối đầu thương mại lâu dài với Trung Quốc. Cuộc tranh cãi quả thực bộc lộ rõ những rạn nứt nghiêm trọng trong EU về các vấn đề thương mại đến mức cho thấy khó khăn chính trị của tổ chức khu vực này. Nhìn chung, các nước Nam Âu tỏ ra ủng hộ các biện pháp bảo hộ mậu dịch, trong khi các nước Bắc Âu, trái lại, phản đối biện pháp này, trong đó Anh và Đức hiện đang đứng trên tuyến đầu để phản đối các biện pháp trừng phạt.

Những lời phê phán cho thấy chính sách của EU là thiếu nhất quán khi phê phán các khoản trợ giá của Trung Quốc trong khi chính EU cũng làm như vậy dưới chiêu bài tạo thuận lợi cho các dự án sinh thái. Dầu sao, bằng chứng về tình trạng đan xen phức tạp chung do toàn cầu hóa, là việc các biện pháp trả đũa kinh tế đối với thiết bị năng lượng mặt trời của Trung Quốc, được bán với giá rẻ hơn từ 20% đến 30%, sẽ dẫn đến nghịch lý là làm tăng đáng kể chi phí sản xuất trong một lĩnh vực mà EU muốn phát triển. Một yếu tố không nhỏ minh chứng cho tính thiếu nhất quán của EU là những lời phản đối và cáo buộc Trung Quốc bán phá giá một phần lại do Solarworld AG, công ty hàng đầu của Đức về tấm pin mặt trời, tung ra trong khi Thủ tướng nước này, Angela Merkel, nhiều lần kiên quyết phản đối biện pháp trừng phạt.

Béclin và Luân Đôn cũng sợ rằng cuộc tranh cãi sẽ tàm suy yếu vị thế của mình ở thị trường Trung Quốc và cản trở các dự án đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu, đôi khi trở thành một trong những yếu tố cứu giúp các doanh nghiệp công nghiệp bị suy yếu bởi cuộc khủng hoảng khi các nhà đầu tư truyền thống đã mất lòng tin.

Đến cuối năm 2011, tổng số vốn của Trung Quốc tại Anh lên tới con số 1,76 tỷ USD. Tuy nhiên, cần phải xem xét con số này trong bối cảnh nó không hề có liên quan đến các khoản đầu tư giữa các nước châu Âu với nhau hay từ Mỹ đến. Tác động của đồng vốn Trung Quốc ở châu Âu vẫn còn yếu, chỉ với 359 dự án đầu tư có bản chất tư nhân hay bán tư nhân trong tổng số 573 dự án được ký từ năm 2000. Về giá trị, chính đầu tư của Trung Quốc lại cao, với 72% tổng số tiền đầu tư (tức 16 tỷ euro trong thời kỳ 2000-2012, so với khoảng 40-50 tỷ euro được Pháp đầu tư hàng năm). Nhưng điều đáng nói là Luân Đôn lại thở phào nhẹ nhõm khi tiếp nhận các dự án đầu tư của hãng trang thiết bị viễn thông Hoa Vĩ với tổng số vốn 1,3 tỷ euro vào một nhà máy mới và số dự án của công ty tài chính Trung Quốc ABP để cải tạo tổ hợp nhà xưởng và kho của Albert Docks tại Liverpool, Thủ tướng Anh David Dameron – có thể là ông đã nói quá nếu xem sức nặng của các khoản đầu tư của Trung Quốc chỉ là tương đối – biến việc xích lại gần với nước này là “ưu tiên cá nhân” trong chiến lược phục hồi kinh tế của ông.

Trong khi đó, Béclin từ nhiều năm nay thiên về mối quan hệ ưu đãi với Bắc Kinh đến mức, trái ngược với Pháp, cán cân thương mại giữa Đức với Trung Quốc trở nên cân bằng và mối quan hệ song phương rất tốt đẹp. Khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua thăm Đức vào tháng 5/2013, Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa sẽ can thiệp với Brúcxen để tháo ngòi nổ cuộc tranh cãi. Mọi thứ cho thấy từ nay đến tháng 12/2013, Béclin sẽ sử dụng mọi ảnh hưởng của mình để khiến Brúcxen hủy bỏ hay giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt. Đặc biệt, vốn là nước đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế và tìm kiếm thị trường ở Trung Quốc cho các ngành công nghiệp của mình, Đức dường như đặt lợi ích của riêng mình lên trên các ưu tiên chiến lược của EU. Mối quan hệ ưu đãi giữa Bắc Kinh và Béclin làm rối tung mọi nỗ lực gắn kết của châu Âu và càng khiến EU gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề hội nhập chính trị. Có thể đến tháng 12/2013, Béclin sẽ không chấp nhận tuân thủ giải pháp trừng phạt chống Trung Quốc.

Cũng không thể nói trước được gì về việc 27 nước EU sẽ có khả năng xác định được chính sách chung về vụ tấm pin mặt trời. Cách hành xử “mỗi người một kiểu” của các nước EU có thể giúp Bắc Kinh có được vị thế mạnh vì mỗi thành viên của tổ chức này buộc phải tự mình mở rộng lợi ích của riêng mình. Chính nỗi lo sợ đó đã khiến Pháp trong ngày 5/6/2013 phải đưa ra sáng kiến đề nghị họp 27 nước để “thống nhất quan điểm” về cuộc thương lượng thương mại với Trung Quốc. Nhưng không điều gì cho thấy nguyện vọng của Pháp có thể được đáp ứng.

Phân tích phản ứng của các cơ quan báo chí châu Âu và Trung Quốc, cộng với các tuyên bố chính thức, cho thấy một hình ảnh bất đồng trong EU cũng như tâm trạng của Trung Quốc đang dao động giữa lo ngại, giận dữ và quyết tâm trả đũa.

Trong bài xã luận đăng trên mạng ngày 28/5, tờ “Le Monde” đưa ra lập luận về nguy cơ xã hội đối với việc Trung Quốc bán phá giá – 25.000 việc làm ở Pháp bị đe dọa, về các cú đòn của Trung Quốc đối với một “ngành công nghiệp tương lai”, và các thách thức mà Trurig Quốc đặt ra đối với sự gắn kết của châu Âu. Tác giả bài báo nói thẳng thừng: “Tấm gương của bà Angela Merkel đúng là thảm họa”, đồng thời nhắc lại rằng quyết định của ủy viên châu Âu Karel de Gucht chỉ là làm theo Mỹ, nước vào mùa Xuân năm 2012 đã áp mức thuế 31-250% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Bài báo kết luận bằng lời kêu gọi EU cần cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và bày tỏ mong muốn, một nguyện vọng lúc này dường như vẫn còn xa vời: “Đối với toàn bộ các nước châu Âu, chiến lược tốt là phải cùng nhau hỗ trợ sáng kiến của ông De Gucht để có được lập trường mạnh mẽ trong thương lượng với Trung Quốc. Tóm lại, phải làm như Mỹ chứ không nên một lần nữa mạnh ai nấy làm.”

Đồng thời, và cũng để cho thấy mối quan hệ thương mại hiện nay đan xen và bó buộc nhau như thế nào, một bài viết đăng trên tờ “Les Echos” nói rõ thêm tại sao các nhà làm rượu vang ở vùng Bordeaux (Pháp) dễ trở thành nạn nhân của biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Nước này cùng với Hồng Công tiếp nhận 27% lượng rượu vang Bordeaux xuất khẩu, và hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các nhà làm rượu vang Bordeaux, hơn cả thị trường Anh và lớn hơn thị trường Đức 2,5 lần. Đối với tờ “La Croix”, các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đánh vào rượu vang Bordeaux sẽ là “thảm họa” và có thể đe dọa hàng chục nghìn việc làm ở vùng Tây-Nam của Pháp.

Nhưng Luân Đôn và Béclin lại không nghĩ như vậy. Ngày 8/6, tờ “Guardian” đăng một bài báo nói về việc Thủ tướng Angela Merkel quyết tâm tránh một cuộc chiến tranh thương mại nguy hiểm và kêu gọi “thương lượng thật tích cực” với Trung Quốc hơn nữa vì ủy ban châu Âu trước đó đã vạch ra hướng đe dọa đối với các hãng viễn thông của Trung Quốc, vẫn theo tờ báo này của Anh, cuộc chơi tấn công và đánh trả đang diễn ra có nguy cơ đây châu Âu và Trung Quốc vào một cuộc chiến thương mại giữa lúc các nước châu Âu vẫn kình địch nhau và trong lúc – vốn là yếu tố làm trầm trọng thêm – Pháp “phật ý” do bị Bắc Kinh trả đũa đối với rượu vang mà không có lý do chính đáng. Đồng thời, Bộ trưởng Kinh tế Đức, Philipp Rosier, gọi quyết định của ủy ban châu Âu về việc tạm thời đánh thuế tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc là “sai lầm nghiêm trọng” và kêu gọi đối thoại.

Còn báo chí Trung Quốc, sau chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Đức hồi tháng 5/2013, tỏ ra vừa lo ngại vừa dọa trả đũa. Nhưng Bắc Kinh, vốn vẫn chơi con bài mập mờ, ngoài việc dọa trả đũa đối với rượu vang, vẫn chưa nói ra hết. Một tin vắn trên tờ “Global Times” ngày 6/6 nhấn mạnh rằng các biện pháp của châu Âu có thể khiến Trung Quốc mất ít nhất 500.000 việc làm. Đồng thời, tờ “China Daily” đăng một bài viết dài của He Weiwen, đồng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc-Mỹ-châu Âu thuộc Hiệp hội thương mại quốc tế Trung Quốc. Nói về tương lai, ông lấy làm tiếc vì EU đã bỏ qua tầm quan trọng của năng lượng mặt trời mà đến năm 2060 đáng lẽ phải cung cấp hơn 30% tổng lượng năng lượng, một thực tế khiến Trung Quốc và EU phải hợp tác với nhau về mặt tài chính và công nghệ trong lĩnh vực này. Sau khi đề nghị hợp tác trong bối cảnh nhu cầu tổng thể – dự kiến đổi công nghệ châu Âu lấy sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc, nhân vật này bóng gió gây áp lực khi nhấn mạnh rằng một cuộc chiến tranh thương mại công khai có thể sẽ khiến EU mất đi vận hội đáng kể với một nước Trung Quốc đang giữa thời kỳ phát triển đô thị, với lượng nhập khẩu các loại trong 5 năm tới có thể lên tới 10.000 tỷ euro.

Ngày 8/6, một bài viết đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” có nhan đề “Trung Quốc hy vọng điều tốt hơn, nhưng cũng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”, đưa ra lý lẽ về mặt đạo đức và chính trị giải thích rằng sẽ có nhiều thông điệp tiêu cực trong quyết định áp thuế đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo tác giả bài viết, thông điệp thứ nhất cho thấy “EU thiếu lòng dũng cảm trước thực tế” và “thiếu lòng tin vào khả năng của các địch thủ trong việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng”, qua đó phê phán tiến trình ra quyết định của EU cho phép ủy viên thương mại Karel de Gucht “được một mình hành động đối với một vấn đề nhạy cảm”. Tờ báo nói thêm rằng từ khi EU tiến hành điều tra, giá tấm pin mặt trời của Trung Quốc tăng 20% trong khi thuế của châu Âu sẽ làm giảm mức cầu của châu lục 80%, từ đó gây phương hại tới lợi ích “chính đáng của Trung Quốc”. Tờ báo cũng cho rằng việc áp thuế cho thấy thiên hướng bảo hộ mậu dịch của EU mà Bắc Kinh luôn phản đối và “ý định xấu từ chối cạnh tranh thương mại”. Dưới ánh sáng của các mối quan hệ thương mại mới đây, có thể sẽ không có trở ngại nào mà các đối tác không thể vượt qua. Nhưng nếu các đối tác không tính tới lợi ích của mình hay thiếu “chân thành” trong việc tìm kiếm giải pháp thương lượng, Trung-Quốc và EU khó có thể mở rộng hợp tác kinh tế lành mạnh và thực tế. Kết luận của bài viết là một lời đe dọạ ngầm: “Về mặt tâm lý, Trung Quốc đã sẵn sàng chấp nhận khó khăn nảy sinh và không hề ảo tưởng về thương lượng với EU. Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì trong quyền hạn của mình để tình hình được cải thiện, đồng thời vẫn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ chơi nhiều con bài có trong tay”.

Khi tổng kết các phản ứng rất khác nhau trong châu Âu, cộng với những cảnh báo và yêu cầu của Trung Quốc, người ta không thể không nghĩ đến cuộc chơi ảnh hưởng trước khi diễn ra cuộc thương lượng vào cuối năm 2013. Sự thật là cả Bắc Kinh lẫn Brúcxen đều không có phương tiện để tranh cãi với nhau lâu dài và quá dữ dội.

Trung Quốc, nước vốn đã bị đánh ở Mỹ, sẽ phải tính toán. Bắc Kinh quả thực vẫn rất phụ thuộc vào thị trường các nước phương Tây, trong khi tiến trình hiện đại hóa và thành công trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra một phần liên quan đến chuyển giao công nghệ của châu Âu và Mỹ, cụ thể là về năng lượng, vận chuyển hàng không, bảo vệ môi trường, ba lĩnh vực chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu. Còn ủy ban châu Âu tham gia thị trường đầy hứa hẹn hiện đại hóa ở Trung Quốc và quá trình đô thị hóa ở đây trong tình trạng không đồng nhất hơn bao giờ hết. Vì vậy, châu Âu không còn sự lựa chọn nào khác là phải có được sự nhất trí không những với Bắc Kinh mà cả với các nước thành viên vì có thể một số nước sẽ không chấp nhận các biện pháp áp thuế mà Brúcxen áp đặt.

Liệu Đức có phản bội châu Âu không?

Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, khi một nước khiến các nước khác phải sửng sốt vì những sáng kiến liên tiếp của mình thì việc đặt câu hỏi về chiến lược của nước đó cũng là chính đáng. Đó là trường họp Đức và mối quan hệ ngày càng đặc biệt giữa nước này với Trung Quốc.

Phân tích tiển triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức như thế nào? Trong cuộc đấu giữa Bắc Kinh và Brúcxen liên quan đen ý định của Brúcxen về việc áp thuế chống bán phá giá đối với tấm pin mặt trời của Trung Quốc và kế hoạch của Bắc Kinh áp thuế trả đũa đối với rượu vang của châu Âu nói riêng, một cuộc chiến tranh thương mại có thể nổ ra nói chung, nhà kinh tế học Antoine Brunet không ngần ngại cho ràng Béclin và Bắc Kinh cùng chung cuộc chiến. Liệu Đức có phản bội châu Âu vì Trung Quốc không? Để trả lời câu hỏi này, chuyên gia Antoine Brunet, đồng thời là chủ tịch AB Marches, nhấn mạnh đến sự cần thiết trước hết phải liệt kê các sáng kiến chính được Đức thực hiện một cách khó hiếu đối với Trung Quốc từ năm 2010.

Thứ nhất, tại hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 10/2010 tại Xơun (Hàn Quốc), Chính quyền Obama tung ra một cuộc tấn công ngoại giao chỉ ra số thặng dư thương mại đồ sộ và liên tiếp của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra khủng hoảng đối với Mỹ nói riêng và đối với các nước khác trên thế giới nói chung. Cuộc tấn công đó của Mỹ là chính đáng. Trái ngược với mọi sự chờ đợi, Đức vào hùa với Trung Quốc để bác bỏ lập trường của Mỹ. Kết quả là Mỹ hoàn toàn thất bại. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra không khoan nhượng và giữ nguyên các chính sách hối đoái và chính sách thương mại, chính trị rõ ràng làm mất ổn định các nước khác trên thế giới, một cách kín đáo từ năm 2001 và công khai từ năm 2007.

Thứ hai, vào mùa Xuân năm 2011, khi Mỹ, Pháp, Anh và Italia liên kết với nhau để hỗ trợ lực lượng nổi dậy về phương diện quân sự ở Libi chống lại chế độ độc tài Gaddafi được Trung Quốc và Nga ủng hộ, Đức thẳng thừng từ chối tham gia liên quân. Chắc chắn Đức đã không làm mất lòng cả Trung Quốc lẫn Nga.

Thứ ba, trong thời kỳ từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012, chính Đức là nước nhân danh Khu vực đồng euro áp đặt việc tiến hành thương lượng với Trung Quốc để có thể nhận được sự giúp đỡ tài chính của nước này trong thời gian sau đó để cứu vớt khối này. Đức khiến các nước khác phải ngạc nhiên khi tạo cho Trung Quốc có được hai điều kiện hoàn toàn chiếm ưu thế mà nước này đòi hỏi: một mặt, Béclin cam kết duy trì một đồng euro mạnh so với đồng USD (và gián tiếp là với đồng nhân dân tệ), mặt khác Béclin cam kết làm sao để các đối tác châu Âu xóa bỏ, ngay lập tức và đồng thời, toàn bộ các hệ thống bảo trợ xã hội của mình. Nước Đức còn khiến các nước khác sửng sốt hơn nữa khi tặng một món quà lớn cho Trung Quốc: đó là đột nhiên dỡ bỏ toàn bộ các trở ngại mà nước này vẫn duy trì cho đến lúc đó đối với đầu tư của Trung Quốc ở nước mình. Theo tinh thần quyết định đó, 6 trong số các doanh nghiệp công nghiệp hùng mạnh nhất của Đức đã rơi vào vòng tay của Nhà nước Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm 2012.

Thứ tư, sau nhiều năm thảo luận không đi đến hồi kết giữa các nước thành viên EU, ủy ban châu Âu cuối cùng quyết định đề xuất với 27 nước thành viên một sáng kiến ngoại giao chung nhằm buộc Bắc Kinh phải có biện pháp có đi có lại về tiếp cận thị trường công của nhau. Nước duy nhất nào trong số 27 nước thành viên EU phủ quyết sáng kiến này? Đó chính là Đức.

Thứ năm, vào tháng 7/2012, Ngoại trưởng Pháp, Laurent Fabius, sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc, công khai tỏ thái độ ngạc nhiên. Ông được Chính phủ Trung Quốc cho biết họ “dự tính” xuất khẩu máy bay Airbus được chế tạo tại Trung Quốc sang các thị trường thứ ba. Dĩ nhiên, Bắc Kinh không cần biết đến số máy bay Airbus được sản xuất tại châu Âu ra sao, mặc dù đã có thỏa thuận trước đó rất kín kẽ quy định số máy bay Airbus được chế tạo tại Trung Quốc chỉ được tiêu thụ tại thị trường nước này. Như vậy, ai là người có thể ngầm đồng ý như vậy cho Trung Quốc nếu không phải là ban lãnh đạo hai tổ hợp Airbus Industrie và EADS vốn nằm dưới sự chi phối của Đức?

Theo ông Antoine Brunet, đồng tác giả cuốn “Mưu đồ bá quyền của Trung Quốc” (đồng tác giả với Jean-Paul Guichard, Nhà xuất bản L’Harmattan, năm 2011), những hành động gây sửng sốt lặp đi lặp lại đó của Đức diễn ra chỉ trong vòng bốn năm trở lại đây và là những việc không những rất lớn mà còn rất đặc biệt mà Đức đã làm cho Trung Quốc.

Khi mặt trận chống Gaddafi bị suy yếu do Đức không tham gia, khi ý định của Mỹ thiết lập một mặt trận chung để chống lại chính sách thương mại của Trung Quốc bị Đức làm đổ bể, các chế độ dân chủ phương Tây suy yếu và giúp Trung Quốc được tự do tiến tới bá quyền thế giới… Khi Thủ tướng Đức, Angela Merkel, cam kết với Trung Quốc sẽ duy trì đồng euro ở mức quá cao vì sức cạnh tranh của các nước Nam Âu và Pháp, khi bà Merkel làm cho doanh nghiệp châu Âu thất bại trong việc tiếp cận thị trường công ở Trung Quốc, và khi ban lãnh đạo Đức trong tổ hợp EADS gây phương hại lớn tới năng lực xuất khẩu của tổ hợp này, cả một nền công nghiệp châu Âu, cả một nền kinh tế châu Âu và một phần không nhỏ việc làm của châu Âu gặp nguy khốn vào thời điểm rất cốt tử.

Khi nói đến chuyện “phản bội châu Âu” để xác định mối quan hệ giữa Đức và Pháp như chuyên gia Antoine Brunet nói ở trên, cũng có ý kiến phân vân. Liệu đó là buộc tội Đức có ý đồ hay là sự thật?

Nhà chính trị học Henrik Uterwedde khẳng định đó không chỉ là “buộc tội ý đồ” mà những gì ông Antoine Brunet ỉiệt kê ở trên cho thấy đây là luận thuyết mưu đồ hẳn hoi. Ông nói không hiểu được những gì mà chuyên gia Antoine Brunet cho là “sự thật” với nhiều luận điệu như “Đức cam kết làm sao để các đối tác châu Âu xóa bỏ hệ thống bảo trợ xã hội ở nước mình”, hay điều khẳng định ban lãnh đạo các tổ hợp Airbus và EADS có thể đã nằm dưới sự kiểm soát của Đức hay Đức có thể gây phương hại tới các liên minh và hiệp ước Maastricht cho ra đời Liên minh tiền tệ. Ngày 27/7/2012, khi tuyên bố cùng với Tổng thống Pháp, Praneois Hollande, “hoàn toàn ủng hộ tính toàn vẹn của Khu vực đồng euro” và quyết tâm “làm tất cả những gì có thể được để bảo vệ liên minh đó”, liệu có phải Thủ tướng Angela Merkel nói dối hay không?

Là Phó Giám đốc Viện Pháp-Đức tại Ludwigsburg, chuyên gia Henrik Uterwedde đưa ra lý lẽ riêng của mình. Ông thừa nhận nền công nghiệp Đức, vốn hùng mạnh và có năng lực cao, phụ thuộc vào xuất khẩu hơn bất kỳ nền công nghiệp nào khác và điều đó gây ra một số vấn đề ở trong nước cũng như ở châu Âu. Ông không phủ nhận việc các nhà xuất khẩu Đức ngày càng tìm kiếm các thị trường năng động ở ngoài nước, nhưng lại đặt câu hỏi: làm được những gì mà người khác không làm liệu có phải là tội không? Ông khẳng định các chính phủ nối tiếp nhau ở Đức thường ngần ngại khi sử dụng “vũ khí” thương mại của châu Âu như một số đối tác mong muốn, vì sợ gây ra chiến tranh thương mại. Chính phủ Đức (nhưng không phải chỉ có Chính phủ Đức) tìm cách để có được mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc và điều đó đặt ra một số câu hỏi về chính sách mà châu Âu cần thực hiện đối với nước này. Ông cũng cho rằng chính sách của Đức đúng là đôi khi có ích kỷ, có mâu thuẫn, thậm chí đáng bị phản đối (nhưng ai muốn ném hòn đá đầu tiên đây?) và sự phản đối đó thể hiện hàng ngày ở Đức cũng như trên toàn châu Âu.

Tất cả điều đó, theo chuyên gia Henrik Uterwedde, cần phải được thảo luận, nhưng đó phải là một cuộc tranh luận cân bằng không moi móc lỗi lầm của người khác một cách có hệ thống, một cuộc tranh luận trái ngược vì đó là vấn đề có tính sống còn: tương lai nào cho Liên minh tiền tệ, chính sách kinh tế và ngân sách nào cần được áp dụng, không gian đoàn kết nào cần được thiết lập, với điều kiện tiên quyết nào về liên minh tiền tệ? Chính sách thương mại nào của châu Âu? Mối quan hệ đối ngoại nào của châu Âu?

Cuộc đọ sức giữa hai người khổng lồ

Hợp tác chiến lược giữa EU và Trung Quốc đang trở nên cực kỳ rối rắm. Châu Âu đang mất đi lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc và dường như không có khả năng đáp trả. Đó là lời cảnh báo được tiến sĩ Jonathan Holslag, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại Brúcxen đưa ra trên tạp chí “Tin Trung Hoa”.

Với nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới và một thị trường tiêu thụ hàng đầu, Trung Quốc đang thương lượng với EU một chiến lược kinh tế theo hướng cả hai bên cùng có lợi. Khi EU, nền kinh tế hàng đầu thế giới, gặp gỡ nền kinh tế thứ hai thế giới là Trung Quốc, không thể có vấn đề nào khác ngoài thương mại và kinh doanh, vấn đề chính trị và nhân quyền giữa hai đối tác này không hề được đề cập đến trong hai ngày thăm Brúcxen của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Hợp tác giữa hai bên tiến triển với tốc độ rất nhanh cả về khối lượng lẫn chất lượng, mặc dù có những thăng trầm nảy sinh từ các vấn đề quyền tự do và nhân quyền, vốn được châu Âu rất quan tâm. Trong khi đó, trong những năm 1980, hợp tác Trung Quốc-châu Âu là bằng không và chỉ bùng nổ kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO vào tháng 12/2011.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Jonathan Holslag, hợp tác chiến lược giữa hai thực thể này có đặc điểm là mục tiêu của hai tác nhân đối nghịch nhau. Việc phân chia nhiệm vụ, vốn là cơ sở cho hợp tác đó, đã thay đổi nhiều, đặc biệt là trong khoảng mười năm trở lại đây. Trong khi Trung Quốc mở rộng được thể cạnh tranh ở các thị trường châu Âu, thì EU vẫn không chịu sử dụng đầy đủ thế mạnh cạnh tranh của mình. Điều đó phần nào giải thích tại sao sức cạnh tranh của Trung Quốc tăng lên, còn của EU thì lại thu hẹp như miếng da lừa.

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và EU tăng 400%, từ 101 tỷ euro (năm 2000) lên 395 tỷ euro (năm 2010). Tuy nhiên, Trung Quốc là bên có được số dư : 112 tỷ euro hàng hóa của châu Âu xuất sang Trung Quốc (năm 2010) so với 282 tỷ euro hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Thâm hụt thương mại của châu Âu chủ yếu là lĩnh vực hàng công nghiệp, chiếm tới 94,6% lượng hàng nhập khẩu của EU, với 193 tỷ euro, có lợi cho Trung Quốc.

Nhưng ngoài các con số gây choáng ngợp đó, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn đưa ra một số trở ngại có tính pháp lý và chính trị gây phương hại tới cuộc chơi cạnh tranh giữa hai đối tác, bất lợi cho doanh nghiệp châu Âu. Các nước châu Âu phê phán Chính phủ Trung Quốc sử dụng biện pháp bán phá giá kinh tế bằng cách trợ giá cho doanh nghiệp nước mình, cụ thể là trong lĩnh vực chế tạo xe hơi và công nghiệp nặng. Cũng như vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ yếu kém khiến doanh nghiệp châu Âu khó mở rộng được hoạt động ở Trung Quốc. Tóm lại, các nước châu Âu phê phán Trung Quốc không tôn trọng luật chơi mặc dù đã gia nhập WTO. Họ cũng cho rằng nạn quan liêu ở Trung Quốc (và nạn tham nhũng) là một trở ngại thực sự đối với phát triển hợp tác song phương lành mạnh và cân bằng.

Để bảo vệ mình, Trung Quốc cho rằng việc mở cửa hoàn toàn thị trường của mình, hoặc tự do hóa thị trường, cần phải có thời gian và đi từng bước. Vì vậy, Trung Quốc muốn doanh nghiệp của mình, trong lĩnh vực chế tạo xe hơi hay viễn thông, nắm đa số (51%) trong hợp tác và hệ thống liên doanh. Trung Quốc còn đưa một lý lẽ khác, được Bắc Kinh cho là quan trọng, để bảo vệ chính sách thương mại của mình: một phần số dư thương mại của Trung Quốc đối với châu Âu có được là nhờ xuất khẩu của doanh nghiệp châu Âu đặt (hay được chuyển sang) tại Trung Quốc. Điều đó dẫn đến kết luận lạ lùng sau : doanh nghiệp châu Âu hoạt động ở Trung Quốc xuất khẩu nhiều sang châu Âu và đẩy con số xuất khẩu của Trung Quốc lên, trong khi họ mang phần lớn vốn của mình về châu Âu. Nhưng ủy ban châu Âu không chấp nhận lý lẽ đó.

Ngày 6/6, mức thuế 11,8% đối với tấm pin mặt trời Trung Quốc nhập khẩu vào EU bắt đầu có hiệu lực. Mục tiêu của ủy ban châu Âu là gì? Liệu thể chế này có tuân thủ lôgích bảo hộ mậu dịch không? Theo bà Sylvie Matelly, Giám đốc nghiên cứu Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), mục tiêu của ủy ban châu Âu rõ ràng là bảo vệ doanh nghiệp của châu Âu vì lĩnh vực này đang trong cơn khủng hoảng và bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng bán phá giá – nếu bán phá giá là có thật – và trong mọi trường hợp, bởi giá bán quá rẻ của hàng Trung Quốc. Như vậy, vấn đề là bảo vệ một lĩnh vực kinh tế được coi là một lực đẩy đối với tăng trưởng tiềm tàng và tạo việc làm. Trong chính sách năng lượng và chuyển giao năng lượng ở EU, ván cá cược là tạo sức năng động cho lĩnh vực năng lượng tái tạo để tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế… Trên quan điểm đó, châu Âu đang áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch. Mặt khác, lập luận được Brúcxen và các nước ủng hộ biện pháp này đưa ra là có bán phá giá, nghĩa là Trung Quốc bán lỗ để giành giật thị trường. Điều đó hoàn toàn bị cấm theo các quy định lớn về thương mại quốc tế, vì đó là cạnh tranh không lành mạnh.

Vấn đề nảy sinh là các nước thành viên EU đặc biệt bị chia rẽ về biện pháp chống bán phá giá. Giải thích tình hình đó, chuyên gia Sylvie Matelly cho biết lúc đầu, biện pháp này đúng ra nhận được sự đồng thuận của các nước EU. Ý tưởng ban đầu là hỗ trợ các doanh nghiệp chế tạo tấm pin mặt trời để châu Âu không bị tràn ngập bởi sản phẩm cùng loại của Trung Quốc được bán với giá không ai địch nổi. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng nổ ra cũng như các quyết định chiến lược đặc trưng khác – như việc Đức từ bỏ hạt nhân – dẫn đến tình trạng các nước châu Âu không thể thống nhất được với nhau.

Hiện nay, lợi ích khác nhau giữa các nước châu Âu về vấn đề này đã xuất hiện. Thứ nhất là lợi ích của các nhà sản xuất tấm pin mặt trời, đang trong cơn khủng hoảng vì số thu của châu Âu đang chững lại trong khi cầu giảm, và sẽ được lợi nếu giá tấm pin mặt trời giảm. Đối với các nhà sản xuất này, bán tấm pin mặt trời do Trung Quốc chế tạo là món lợi Trời cho thực sự.

Trong trường hợp của Đức, một yếu tố thứ hai được tính tới. Nước này bù đắp một phần lớn mức cầu quá yếu của châu Âu bằng cách xuất khẩu sang châu Á nói chung, Trung Quốc nói riêng, trong những năm gần đây. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc trị giá gần 70 tỷ euro vào năm 2012, tức gần bằng 6% ngoại thương của mình. Như vậy, tránh cuộc chiến thương mại bằng mọi giá là một cái gì đó rất cơ bản đối với Đức. Những chọn lựa về năng lượng của nước này cũng tác động mạnh đến lập trường của Đức. Việc từ bỏ hạt nhân, theo ý kiến chung, là hơi nhanh và không dự tính trước. Sự phụ thuộc về năng lượng của Đức vào nhập khẩu than, dầu mỏ và khí đốt đang gia tăng, thậm chí đến mức gây lo ngại. An toàn của việc cung ứng, không những đối với năng lượng mà cả nguyên liệu để sản xuất nguồn năng lượng tái tạo không hề được bảo đảm về trung hạn… Như vậy, việc nhập khẩu hàng Trung Quốc với giá thấp hơn sớm muộn cũng có thể trở thành món lợi Trời cho đối với Đức.

Cuối cùng, hiện nay rõ ràng là có khuynh hướng vạch lá tìm sâu ở khắp nơi trong tình hình khủng hoảng kéo dài và không có lối thoát. Cũng như Mỹ từng bêu xấu Trung Quốc và sự cạnh tranh của nước này trong thời gian gần đây, các nước châu Âu cũng đi theo con đường này. Đó là dấu hiệu không tốt cho tương lai của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hai bên đều có tham vọng toàn cầu dẫn đến căng thẳng song phương.

Hợp tác giữa EU và Trung Quốc, về bản chất, mang tính kinh tế, bao gồm các đối tác có lợi ích, triển vọng và lịch trình không giống nhau. Trong khuôn khổ hợp tác đó, EU được cho là cho phép Trung Quốc đạt được trình độ ngang mình và, trong bối cảnh toàn cầu hơn, thu hút Trung Quốc vào hệ thống của phương Tây. Về phần mình, Bắc Kinh trái lại tìm cách chia rẽ hệ thống phương Tây và đuổi kịp Mỹ.

Về nhiều điểm, cụ thể là tình hình nhân quyền và môi trường, hai đối tác còn cách nhau nhiều năm ánh sáng. Động lực truyền thống và lịch sử của mối quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ thương mại, trở nên ngày càng khó kiểm soát. Mục tiêu của châu Âu là tăng cường trao đổi thương mại và đẩy mạnh khái niệm thị trường tự do, trong khi Trung Quốc nhằm mục đích tự mình sản xuất các loại hàng hóa trước đây phải nhập khẩu. Mối quan hệ kinh tế giữa hai bên dựa trên khái niệm phân chia lao động và châu Âu dường như dần dần bị mất lợi thế trong lĩnh vực này.

Trong mối quan hệ hợp tác tay đôi Trung Quốc-EU, chuyên gia Jonathan Holslag tin rằng phân chia lao động giữa hai đối tác đã bị biến dạng. Trung Quốc qua thời gian có được sức cạnh tranh cao hơn, còn châu Âu đang mất dần lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh là một khái niệm theo đó một nước có thể sản xuất và xuất khẩu có lợi cho mình một loại hàng hóa và dịch vụ nào đó và nhập khẩu hàng hóa khác từ nơi khác về. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là xem xét lại việc phân chia lao động đó. Trung Quốc tiến những bước rất dài và nhanh chóng nắm giữ tri thức công nghệ. Nước này ngày càng trở thành đối thủ lấn át ở tất cả các thị trường châu Âu. Hơn nữa, tình trạng mất cân đối trong mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-EU là vì Trung Quốc sản xuất quá nhiều hàng hóa, một phần khác là do đồng tiền có giá trị thấp giúp sản phẩm của Trung Quốc bán được rẻ hơn hàng hóa của các nước khác và, cùng lúc đó, châu Âu đang trong giai đoạn tiêu thụ quá nhiều.

Dĩ nhiên EU tiêu thụ nhiều hơn nhu cầu. Đồng thời, Trung Quốc đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp của mình. Tình hình đó không thể kéo dài được lâu. Với cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu và việc các ngân hàng Trung Quốc mua ồ ạt các món nợ độc hại, rõ ràng là hợp tác song phương khó có thể bền lâu. Nhận xét của chuyên gia Jonathan Holslag làm nảy sinh một câu hỏi: EU và Trung Quốc làm thế nào để giải quyết tình hình đó?

Sau quyết định của ủy ban châu Âu, Trung Quốc dọa sẽ áp thuế phụ thu đối với rượu vang châu Âu. Đối với chuyên gia Sylvie Matelly, có thể nói đó là bước khởi đầu của cuộc chiến thương mại vì tình hình hiện nay giống cuộc chiến thương mại một cách lạ lùng. Điều này đã từng xảy ra giữa châu Âu và Mỹ từ những năm 1960, nhưng ít hơn với châu Á – tuy đã xảy ra với Nhật Bản trong những năm 1990. Các vụ việc đó vẫn luôn nổ ra giữa các đối tác có vai trò chủ chốt với nhau, với mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất cao. Năm 2012, châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc và ngược lại, trước cả Mỹ.

Cả Bắc Kinh và Brúcxen đều cho rằng không nên để khó khăn và bất đồng chính trị hiện nay gây phương hại tới tương lai của cả hai bên. Các công trình nghiên cứu chiến lược cho thấy từ nay đến năm 2025, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới về lượng tiêu thụ hàng hóa, hơn nữa vì nước này có một tầng lớp trung lưu lớn hơn về số lượng so với của EU. Từ đó mới có ý tưởng về một “Hiệp ước đầu tư” để làm khuôn khổ cho mối quan hệ kinh tế và thương mại. Hiện nay, Trung Quốc nói sẵn sàng giúp EU nhiều hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng nợ công. Trung Quốc đã tham gia mua lại một số món nợ của châu Âu và góp 43 tỷ USD vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và, theo đề nghị của EU, hỗ trợ – Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM). Tại Brúcxen, hai bên đã ký 4 thỏa thuận về phát minh, cạnh tranh, công nghiệp vũ trụ và môi trường.

Ván cá cược là rất lớn. Chính vì vậy, mối đe dọa và các vụ tấn công cũng nổ ra, nhưng có thể cũng vì thế mà cuộc chiến thương mại trên thực tế sẽ không xảy ra. Cả hai bên đều muốn gia tăng áp lực để đến bàn thương lượng với một vị thế vững chắc hơn và không tỏ ra yếu thế. Cũng chính vì vậy, một khi đã ngôi vào bàn thương lượng, hai bên sẽ thảo luận và đạt được thỏa thuận vì cả EU lẫn Trung Quốc đều không được lợi nếu cuộc chiến thương mại xảy ra. Đó sẽ là thảm họa đối với cả tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và châu Âu./.

 

2004. NGA XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ nhật, ngày 25/8/2013

TTXVN (Mátxcova 23/8)

Báo Độc lập (Nga) ngày 2/8 đã đăng bài của giáo sư Yevgeny p. Bazhanov, Giám đốc Học viện Ngoại giao Nga về các mối quan hệ Nga-Trung. Bài báo lý giải rằng quan hệ Nga-Trung được xây dựng, tất nhiên, không phải không dựa trên những nền tảng. Phần lớn các tiêu chí của mối quan hệ này được quy định bởi bối cảnh toàn cầu. Vậy những bối cảnh đó cụ thể là gì?

 

Bối cảnh toàn cầu

Trước hết, đó là do hệ thống kinh tế toàn cầu không ổn định. Các cuộc khủng hoảng nổ ra theo chu kỳ ở những khu vực khác nhau đã làm ảnh hưởng tới toàn bộ nền chính trị thế giới.

Thứ hai, các mối đe dọa toàn cầu, trong đó có những mối đe dọa vô cùng nguy hiểm, ngày càng gia tăng. Chẳng hạn, mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân cùng lúc đang xảy ra tại Viễn Đông và Trung Đông và nó cũng có thể sẽ tạo thành một phản ứng dây truyền bao trùm cả thế giới.

Thứ ba, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Oasinhtơn đã tiến hành đường lối bá chủ toàn cầu, tìm mọi cách sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để đè bẹp đối thủ. Chính sách này gây ra sự chống đối ngày càng mạnh mẽ và dẫn tới xung đột quốc tế gia tăng. Một thực tế khác của thế giới hiện đại là những mâu thuẫn giữa nhiều quốc gia. Một số mâu thuẫn có thể lên tới đỉnh điểm và phát triển thành xung đột. Nguyên nhân phổ biến nhất của các xung đột chính là tranh chấp biên giới và lãnh thổ. Một số tranh chấp gay gắt đến mức phải sử dụng các hình thức đấu tranh vũ trang. Tiếp sau loại xung đột phổ biến này là các cuộc xung đột dân tộc và tôn giáo. Chúng thường đan xen với cuộc xung đột biên giới và lãnh thổ, chẳng hạn như giữa Ixraen và người Arập, Ácmênia và Adécbaieian, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Xécbia và người Hồi giáo Nam Tư, Ấn Độ và Pakixtan… Có những cuộc xung đột liên quan đến sự áp bức các dân tộc thiểu số. Và hiện vẫn còn một số cuộc xung đột về ý thức hệ. Những nguyên nhân mâu thuẫn khác có thể kế đến đó là cuộc tranh chấp nguồn tài nguyên, các vấn đề môi trường, người di cư, người tị nạn cũng như chủ nghĩa khủng bố và nạn buôn bán ma túy.

Thứ tư, phần lớn các quốc gia phải đối mặt với các vấn đề nội bộ nghiêm trọng do tình hình kinh tế-xã hội gây ra, đặc biệt đối với sắc tộc thiểu số, tôn giáo, bộ tộc và dòng tộc, các sai sót trong hệ thống chính trị. Điển hình nhất là những ví dụ trong thế giới Arập. Nhưng rõ ràng, không ai có thể miễn dịch với thiên tai, kể cả Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu.

Rồng Trung Quốc nổi lên

Xung quanh Trung Quốc hiện đang bao trùm sự căng thẳng. Với đà tăng trưởng hiện nay, rõ ràng Trung Quốc ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường năng lượng thế giới. Thậm chí, người ta còn cảm nhận đất nước có dân số khổng lồ này đang muốn xây dựng lại một hệ thống quan hệ thế giới mới đa cực, vượt qua sự thống trị của phương Tây. Sau những thất bại trong thế kỷ XX, khi mà các cường quốc nước ngoài bao vây, lấn át đế quốc cổ đại, dường như bản năng vĩ đại của người Trung Quốc đã được đánh thức. Họ rất tự tin vào sức mạnh của mình. Trong nửa đầu những năm 80 của thế kỷ trước, các chính trị gia Trung Quốc thường phàn nàn, họ đang phải sống dưới “Thanh gươm Damocles” của các mối đe dọa từ Liên Xô. Dùng hình tượng để mô tả cho lời nói này, người ta bảo: “Ban đêm không ngủ được vì sợ hãi, ban ngày không ăn nổi vì cầm đũa mà tay cứ run rẩy”. Còn bây giờ, trong những cuộc trò chuyện, những chính trị gia này có thể thổ lộ tâm tư, mà không còn cần phải quan tâm ai là Tổng thống Nga, bởi vì “không có chính trị gia Nga nào dám lên tiếng chống lại Trung Quốc”.

Một quan chức Trung Quốc giải thích sự khác biệt giữa bộ đội chủ lực và dân quân ở tỉnh Chiết Giang, cho rằng: “Dân quận yếu hơn nhiều so với quân đội chính quy, nhưng tất nhiên mạnh hơn quân đội Nga”. Một quan chức tỉnh Phúc Kiến, đối diện với đảo Đài Loan, trả lời câu hỏi, liệu có gì đáng lo sợ vào thời điểm leo thang căng thẳng tại eo biển Đài Loan mùa Xuân năm 1996, đã tuyên bố: “Người Mỹ mới đáng lo sợ, họ đã phái tới bờ biển Đài Loan các tàu sân bay, khi biết rằng nếu chiến tranh bắt đầu thì chúng tôi không chỉ không để lại một chỗ ướt nào trên tàu, mà sẽ còn thọc vào hệ đầu não trên khắp nước Mỹ”.

Về lý thuyết, người Trung Quốc đã nghiên cứu rất kỹ học thuyết “Trung Hoa vĩ đại” và sẽ là bá chủ thế giới trong tương lai. Trong các bài viết của các nhà báo và đặc biệt các nhà khoa học, người ta thường gặp một luận điểm cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị gánh vác vai trò lãnh đạo (thế giới) trong thế kỷ XXI. Chẳng hạn, người ta khẳng định rằng Trung Quốc là lực lượng đã giúp thế giới thứ ba “đứng lên và thách thức với các nước giàu”; rằng “Trong thế kỷ XXI, trung tâm nhân loại sẽ chuyển sang châu Á, nơi mà Trung Quốc thực sự là một đất nước khổng lồ”. Bởi thế cần phải mời Trung Quốc tham gia các cuộc thảo luận và giải quyết các vấn đề sống còn của thời đại tại Liên Hợp Quốc, cũng như cần sự có mặt (của Trung Quốc) trên khắp năm châu và tạo ảnh hưởng tới tất cả các sự kiện; trong mọi vấn đề đều có ý kiến độc lập của mình; có tiềm lực hạt nhân ngang tầm với các cường quốc khác; có thể đuổi kịp các nước phát triển nhất về mọi chỉ số quan trọng của sức mạnh tổng hợp.

Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vai trò đầu tàu của Trung Quốc trong thế kỷ XXI được diễn giải như một điều tất yếu, từ các yếu tố lịch sử, địa lý, nhân khẩu học, kinh tế, văn hóa, quân sự. Thành công của Trung Quốc, cũng như các nước Nho giáo khác (trước hết là Nhật Bản, rồi Hàn Quốc, Xinhgapo và hòn đảo Đài Loan), đang góp phần vào cuộc thảo luận tại Trung Quốc cho rằng Nho giáo cuối cùng sẽ đẩy lùi tất cả các hệ ý thức khác và trở thành ngọn hải đăng dẫn dắt loài người phát triển trong thời gian lâu dài. Người ta còn quả quyết cho rằng chỉ có tư tưởng cổ đại này mới có thể cứu nhân loại khỏi cơ giới hóa và suy thoái đạo đức, khỏi các cuộc chiến tranh và xung đột sắc tộc và tôn giáo, dạy cho tất cả mọi người: và mọi dân tộc sống theo lương tâm, hòa bình và tương tác với nhau.

Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và tham vọng đã khiến thế giới xung quanh lo lắng, sợ hãi và hậu quả sẽ là phải kêu gọi kiềm chế “con rồng phương Đông”. Trong xã hội Nga cũng đang tồn tại nhiều lo ngại. Đã có những cảnh báo rằng Trung Quốc đang dần dần đẩy Nga ra khỏi Trung Á, cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của Nga, ngấm ngầm thực hiện bành trướng dân số ở vùng Viễn Đông của Nga và cuối cùng khi đã tích lũy đủ sức mạnh, sẽ tiến hành xâm lược Nga.

Một câu hỏi được đặt ra là Nga sẽ hành động như thế nào trong tình hình đó? Tất nhiên, bạn có thể tập trung sự chú ý vào những vấn đề đang tồn tại và suy đoán về tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là cách không hiệu quả, bởi vì thật khó dự báo chính xác về những gì chưa diễn ra. Cũng cần nói ngay rằng vào đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học và chính giới đã cho rằng mối nguy hiểm chủ yếu của Nga sẽ đến từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã tiến hành hai cuộc chiến tranh thế giới với kẻ thù đến từ phương Tây. Có thể cứ tiếp tục đưa ra những dự báo, nhưng dù sao cũng không thể biết chắc chắn tương lai. Tại sao cứ phải gây căng thẳng, khi mà điều đó hoàn toàn không nhất thiết. Thổi phồng luận điểm về mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ chỉ gây ra cho người dân nước này những ác cảm, mà bản thân mình cũng bị lừa gạt và cuối cùng làm hỏng mối quan hệ với Trung Quốc.

Hợp tác lâu dài

Chúng ta (Nga) có cơ sở để xem Trung Quốc thực sư là một đối tác lâu dài và tin cậy. Tại sao? Trước hết là vì Bắc Kinh đang gặp áp lực ngày càng tăng từ phía Oasinhton, do Mỹ không muốn chia sẻ với bất cứ ai vai trò lãnh đạo toàn cầu. Trong việc chống lại sự bá quyền của Mỹ, Trung Quốc cần có đối tác, cần những người bạn đồng hành và Mátxcơva là một người đồng hành không tồi. Một mặt, hiện Nga không đe dọa Trung Quốc. Nga tương đối yếu nên không thể làm được điều đó. Mặt khác, Nga cũng không thích sự bá quyền của Mỹ và sẵn sàng chống lại điều đó.

Có những yếu tố khác cũng góp phần cải thiện quan hệ Nga-Trung. Ngoài sự cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với các vấn đề khác trên trường quốc tế. Đó là mối bất hòa với Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, đó còn là vấn đề Đài Loan.

Bên trong Trung Quốc cũng tồn tại những vấn đề nội bộ nghiêm trọng: kinh tế, xã hội, dân tộc, tư tưởng, môi trường, v.v… Trung Quốc như một người đi xe đạp mà lúc nào cũng phải guồng pêđan quay tít cho các cuộc cải cách. Nếu bị phân tâm bởi một cái gì đó, dừng lại là có thể đổ ngã. Trong điều kiện khó khăn như vậy, Bắc Kinh phải duy trì môi trường hòa bình ở phía Bắc, dọc theo biên giới hơn bốn nghìn cây số với nước Nga. Chúng ta (Nga) cũng cần một ranh giới như vậy và cả hai bên đang nỗ lực để duy trì bầu không khí thân thiện tôn trọng lẫn nhau. Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau còn bởi vì thực tế cả hai quốc gia đang tiến hành các cuộc cải cách. Khi chúng ta và người Trung Quốc đều là những người cộng sản, thì hai bên coi nhau là “kẻ thù chính trị-quân sự”. Bây giờ hai nước có ý thức hệ chính thức dường như khác nhau, tuy nhiên chúng ta lại cảm thấy tốt hơn và hiểu nhau, bởi vì chúng ta cùng giải quyết các vấn đề cải cách nội bộ tương tự. Người Trung Quốc thấy rằng chúng ta (Nga) tôn trọng họ vì những thành tựu của họ trong các cuộc cải cách, rằng chúng ta đang cố gắng tìm hiểu những kinh nghiệm của họ. Đương nhiên, điều đó làm tăng cảm xúc tích cực của Trung Quốc, đặc biệt là trong lúc Mỹ đang gây áp lực đối với Trung Quốc.

Tình hình có vẻ như người Mỹ muốn làm chậm sự nổi lên của Trung Quốc. Còn chúng ta bày tỏ ủng hộ đối với những nỗ lực của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, người ta gọi Nga là hậu phương đáng tin cậy của họ. Đến lượt chúng ta, cũng có cơ sở để coi CHND Trung Hoa là hậu phương của Nga. Cuối cùng, yếu tố thứ tư làm Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, đó là sự bổ sung giữa hai nền kinh tế của chúng ta. Trung Quốc trong một tương lai lâu dài cần đến nguồn cung năng lượng ngày càng gia tăng từ Siberia và Viễn Đông, cần đến công nghệ của chúng ta, đặc biệt là các công nghệ quân sự. Đến lượt mình, chúng ta rất cần xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và thông qua Trung Quốc xuất khẩu tới các nước khác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Chúng ta cũng quan tâm mua hàng hóa của Trung Quốc, nhập khẩu lao động Trung Quốc, từ đó thu hút nguồn tài chính và công nghệ.

Chính nhân tố hợp tác song phương chặt chẽ, sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Nga và Trung Quốc, cần phải trở thành yếu tố chủ yếu để xác định phương pháp tiếp cận của chúng ta đối với Trung Quốc. Siberia và Viễn Đông cần phải được phát triển. Có hai cách hành động. Thứ nhất, đó là đóng cửa Viễn Đông và Siberia. Khi đó, mọi việc đều phải dựa trên khả năng tự lực cánh sinh. Cách ứng xử này sẽ dẫn đến đâu? Chúng ta sẽ không thể giải quyết được những vấn đề kinh tế-xã hội bằng những nỗ lực của riêng mình. Hơn nữa, có thể còn gây cãi vã, tranh chấp với Trung Quốc và các nước láng giềng, nếu chúng ta đóng cửa biên giới đối với họ. Hơn nữa, sau 40-50 năm, những người hàng xóm láng giềng từ hai bàn tay trắng có thể sẽ giành quyền kiểm soát những mảnh đất của chúng ta ở phía Đông.

Còn cách khác để khắc phục sự lạc hậu, đó là hợp tác với Trung Quốc; nhưng không phải chỉ riêng với họ, mà còn với Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, với tất cả những ai muốn tham gia phát triển lực lượng sản xuất ở vùng Siberia và Viễn Đông. Điều đó đem lại lợi ích gì? Trước hết, người nước ngoài bắt đầu cạnh tranh với nhau và sẽ không có ai có thể giành được bá quyền ở đó. Thứ hai, các khu vực phía Đông sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, phát triển hơn và sẽ có đông người Nga hơn. Và như vậy, thậm chí trong tương lai nếu có điều gì xảy ra trong quan hệ giữa Nga với các nước láng giềng, thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo vệ các khu vực này. Thứ ba, làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc, Nhật Bản và tất cả những ai đầu tư tiền của ở Siberia và Viễn Đông, làm việc ở đó, sẽ đều quan tâm đến sự phồn vinh của các khu vực này.

Đồng thời cũng không nên bỏ qua các yếu tố của sự gần nhau về lợi ích địa-chính trị giữa Mátxcơva và Bắc Kinh, như tôi đã đề cập ở trên. Hợp tác địa-chính trị với Bắc Kinh là có lợi, chỉ có điều nên thực hiện sự hợp tác đó trong những giới hạn nào. Về câu hỏi này có những ý kiến khác nhau. Một quan điểm cho rằng chúng ta nên áp dụng chiến lược của người Trung Hoa cổ đại – “Tọa sơn quan hổ đấu”. Cứ để mặc cho Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cạnh tranh nhau, làm suy yếu lẫn nhau. Họ chiến đấu với nhau càng lâu, họ càng không thể động chạm tới lợi ích của chúng ta. Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm này đã bỏ qua một thực tế rõ ràng là “cuộc chiến của những con hổ” sẽ làm leo thang căng thẳng, kéo theo cuộc chạy đua vũ trang, gây khó khăn cho việc hóa giải các cuộc xung đột khu vực và do đó gây trở ngại cho hợp tác kinh tế. Nga, hiện không có khả năng cũng như không mong muốn tham gia cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, và trong tương lai sẽ bị đẩy xuống “chiếu dưới”, đặc biệt là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nga sẽ chỉ giữ vai trò thứ yếu, tụt hậu so với các quốc gia hàng đầu không chỉ trên phương diện kinh tế, mà còn cả trong lĩnh vực chính trị-quân sự. Và quả thật, cuộc tranh giành ngôi vị bá chủ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một hiện tượng rất nguy hiểm. Tình hình hiện nay ở phương Đông làm cho người ta nhớ tới tình hình xảy ra ở phương Tây trong suốt nửa sau của thế kỷ XX sau khi thống nhất nước Đức. Khi ấy, do cán cân lực lượng thay đổi nên đã xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm phân chia quyền lực trong quan hệ quốc tế, đẩy loài người lâm vào cuộc thảm sát toàn cầu.

Một số người có quan điểm khác thôi thúc Mátxcơva tham gia một liên minh quân sự với Bắc Kinh, chống lại chủ nghĩa bá quyền Mỹ. Ở Trung Quốc cũng vậy, đôi khi có những tiếng nói ủng hộ Liên minh, đặc biệt là trong số các nhà phân tích quân sự. Lãnh đạo Trung Quốc có thể cũng cho rằng một triển vọng như vậy là hữu ích vì nó sẽ đe dọa các đối thủ. Tuy nhiên, trên thực tế họ vẫn không có ý định vượt qua trong sự cạnh tranh với Mỹ. Mỹ là một đối tác rất có giá trị của Trung Quốc trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học và công nghệ, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Bắc Kinh cần đối thoại với Oasinhtơn để đảm bảo an toàn cho Trung Quốc, cho khu vực, cũng như cho toàn cầu. Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc thậm chí còn khẳng định rằng Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc, về mặt chính thức, Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất của Oasinhtơn về việc hai nước hợp tác “chỉ đạo loài người”, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang mong muốn tình hình sẽ diễn tiến theo hướng Trung Quốc, cùng với Mỹ, đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ hòa bình và phát triển trong thế kỷ XXI.

Chúng ta không cần một liên minh quân sự Nga-Trung. Bởi vì như vậy chúng ta sẽ trở thành “con tin” cho lợi ích của kẻ khác và bị lôi kéo vào những cuộc xung đột không liên quan gì tới nước Nga. Đồng thời như vậy cũng làm suy yếu toàn bộ hệ thống toàn cầu với các mối quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Không thiếu gì việc để người ta nhớ lại rằngr Liên minh chính trị-quân sự Nga-Trung vào những năm 1950 đã nhanh chóng tan vỡ, nhưng có lúc lại được tái sinh trở thành một kẻ thù nguy hiểm. Cũng cần phải nói ngay rằng ban lãnh đạo Trung Quốc ngay từ năm 1982 đã đề ra đường lối không tham gia liên minh với các cường quốc. Họ giải thích rằng những liên minh như vậy “có thể sẽ làm suy yếu ý chí chống lại các hành động tiêu cực của các đối tác của Trung Quốc, những âm mưu sử dụng Trung Quốc gây thiệt hại cho chính lợi ích của Trung Quốc”. Họ cũng chỉ ra rằng một liên minh như vậy sẽ “cản trở các mối quan hệ bình thường với các nước khác trên thế giới”. Quả thực, một đồng minh luôn luôn mong muốn rất nhiều ở một đồng minh khác. Nếu một ngày mai, Bắc Kinh muốn bắt đầu cuộc chiến chống lại hòn đảo nổi loạn Đài Loan, họ yêu cầu chúng ta cùng tham gia với họ như một đồng minh. Mátxcơva từ chối, thì đó cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu đặt dấu chấm hết cho Liên minh của chúng ta.

 Nhưng, giả sử Liên minh quân sự Nga-Trung vẫn còn tồn tại. Nếu vậy sẽ ra sao? Sẽ xảy ra cuộc đối đầu tổng lực và cuối cùng sẽ nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Chúng ta cũng như Trung Quốc đều không cần đến cuộc chiến tranh này. Bởi vậy, sự hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực địa-chính trị, theo quan điểm của tôi, cần phải được xây dựng trong khuôn khổ các mối quan hệ bình thường và hợp tác tốt hơn, so với Mỹ và phương Tây nói chung; buộc Oasinhtơn và các đồng minh của Mỹ phải quan hệ với chúng ta như với một thế giới đa cực mà ở đó các cực không cạnh tranh với nhau, như trong quá khứ, mà sẽ là hợp tác với nhau.

Có cơ sở để hợp tác như vậy. Đó là tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế khu vực và luật pháp quốc tế. Ngoài ra còn một chương trình nghị sự rộng lớn đòi hòi sự hợp tác đa phương. Đấy là những vấn đề mà ai cùng rõ – hợp tác trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hạt nhân, hàng loạt các cuộc xung đột khu vực, từ tình hình ở bán đảo Triều Tiên và cuối cùng là những gì đang xảy ra ở châu Phi. Đó là những vấn đề môi trường, buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức, sự phát triển của các nước lạc hậu…

Trở lại phương hướng chính và quan trọng nhất trong các mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc (hợp tác trong việc hiện đại hóa vùng Siberia và Viễn Đông, sự phát triến chung của hai người láng giềng Khổng lồ), cần lưu ý rằng người Trung Quốc (trái với những lo ngại về sự bành trướng dân số từ Trung Quốc) tạm thời chưa phải là đối tác tích cực trên thị trường Nga, cũng như các nước thành viên khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nguyên nhân đã rõ ràng, đó là tình hình không thuận lợi của thị trường trong nước, về chỉ số tiện lợi của các doanh nghiệp Nga, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, đứng thứ 112 trong số 185 nước được nghiên cứu trên toàn thế giới. Có thể nghe thấy những điều phàn nàn, khiếu nại khác nhau của các doanh nhân Trung Quốc về môi trường đầu tư ở Nga. Song có lẽ điều quan trọng nhất là chi phí lao động cao. Tất nhiên, người Nga không sẵn sàng giảm đồng lương của mình. Nhưng hiểu được thực tế này là hữu ích. Một bất lợi nữa là các mức phí vận chuyển, điện, khí đốt đều còn cao. Những khoản chi phí này cho mỗi đơn vị sản phẩm ở Nga cao gấp hai lần ở Trung Quốc; so với ở Đức, Anh và Mỹ còn cao hơn 8-9 lần. Lãnh thổ của chúng ta rất rộng lớn, những đoàn tàu chuyên chở các trang thiết bị và sản phẩm phải chạy qua hàng nghìn dặm (đây không phải những nước như Xinhgapo hay Hà Lan). Tuy nhiên, mức chi phí vận chuyển cao đã được bù đắp lại bằng giá rẻ cho các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và nhiều thứ chi tiêu khác. Các doanh nhân Trung Quốc không hài lòng với hạ tầng cơ sở yếu kém của nền kinh tế Nga. Người Trung Quốc đã làm thế nào để thu hút vốn đầu tư nước ngoài? Tháng 12/1978, lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định thành lập tại khu vực biên giới 4 đặc khu kinh tế. Suốt 2 năm họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm đường ô tô, xây dựng đường ống dẫn nước, dẫn gas, đường điện cao thế, các cảng biển và cảng hàng không, cũng như các tuyến cáp bảo đảm thông tin liên lạc. Song song với những công trình đó, đồng thời xây dựng các trung tâm công nghiệp, các khu dân cư với đầy đủ cửa hàng, vườn trẻ, bệnh viện, trường tiểu học, trung học, đại học và các trung tâm văn hóa. Người ta cũng không quên xây dựng cả những cơ sở vui chơi, giải trí, những nhà nghỉ ở ngoại ô, sân tập và thi đấu thể dục, thể thao, bãi tắm, khu săn bắn, khu câu cá… Các doanh nhân Trung Quốc có đời sống và hoạt động kinh doanh ở nước Nga với tất cả tiện nghi mà không có một quốc gia nào khác cho phép như vậy. Tuy nhiên, môi trường Nga vẫn tồn tại nhiều nhược điểm.

Các nhà đầu tư luôn lo sợ những khoản thuế. Thuế chiếm đến một nửa lợi nhuận. Các doanh nhân đến khắp mọi nơi, ở đâu họ cũng được hưởng ưu ái nếu đầu tư vào những ngành kinh tế tiên tiến. Nhưng ở Nga thì không như vậy. Lại còn những thủ tục đáng sợ để nhận giấy phép lao động, đăng ký cư trú, nộp thuế, xin phép xây dựng cơ sở sản xuất… Như một nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhận xét, đối với các công ty nước ngoài (muốn hoạt động tại Nga), họ phải hội đủ một đống giấy tờ cao tới vài mét!

Doanh nhân các nước châu Á-Thái Bình Dương thường phàn nàn về những thay đổi và những điều không thể dự báo trong luật pháp của Nga liên quan đến hoạt động kinh doanh. Quả là có những cái mà ngày hôm qua được chào đón và thậm chí được khuyển khích, được hưởng mọi ưu ái, nhưng hôm nay đã trở thành điều cấm kỵ. Rút cục là nhà đầu tư bị thua thiệt và thậm chí phá sản.

Một tai họa hiện nay là nạn tham nhũng. Không phải một lần tôi nghe thấy các doanh nhân Trung Quốc so sánh rằng: Ở Trung Quốc cũng có nạn tham nhũng vô độ, nhưng khi đã nhận hối lộ thì người ta làm như đã hứa; còn ở nước Nga, họ nhận hối lộ nhưng rồi chỉ dối trá, lừa lọc. Thậm chí có những doanh nhân đã phàn nàn về nạn tham nhũng cả ở những cơ quan bảo vệ pháp luật lẫn tòa án. Cuối cùng, người Trung Quốc cho rằng chúng ta (Nga) có thái độ không hữu nghị và không hiểu biết họ, Đôi khi chúng ta coi các nhà đầu tư như những ông già tuyết, luôn đòi hỏi ở họ tấm lòng từ thiện và mọi thứ nhịn nhường. Lại còn có ý nghĩ cho rằng khách tự tìm tới nước Nga kinh doanh, thế thì tại sao lại không đến thăm mấy quan chức và các vị chủ nhà, Hơn nữa, nhiều khi còn cạnh khóe, bắn tin đến các thương nhân Trung Quốc: “Các người định làm giàu trên lưng chúng tôi sao!”

Có thể nói gì trong phần kết luận? Tất nhiên, cần phải bỏ qua một số thiếu sót. Khi đó sẽ có nhiều cảm xúc với sức mạnh mềm để lôi cuốn tư bản và công nghệ Trung Quốc vào nước Nga, Như vậy, thứ nhất, Sibiria và Viễn Đông, cũng như nước Nga nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và thành công hơn. Thứ hai, sự hợp tác của chúng ta với Trung Quốc sẽ lại được củng cố trong tương lai lâu dài hàng thế kỷ. Và như vậy chúng ta sẽ không còn sợ “con rồng Trung Quốc”./.

 

2005. Bức tranh “CNXH giàu sinh lực” của ông Trần Hữu Phước

VÕ VĂN TẠO

Trong dàn đồng ca đang rộ lên ở các báo lề đảng, tập trung chỉ trích, chụp mũ luật gia Lê Hiếu Đằng, khi ông đề xuất những đảng viên còn lương tri nên rời bỏ Đảng CSVN để thành lập đảng mới kiểu dân chủ xã hội – làm đối trọng, như nhiều quốc gia dân chủ và tiến bộ trên thế giới, nổi lên giọng lĩnh xướng ghê tai của “hét sĩ” Trần Hữu Phước, nguyên thư ký của cố Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng CSVN Lê Đức Thọ.

 

Trên báo Sài Gòn giải phóng 27-8-2013, ông Phước cao giọng: “…chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát…”.

Thảm hại thay! Những bằng chứng về cái gọi là sức sống tươi trẻ của CNXH được ông Phước trưng ra gồm Triều Tiên, Cu Ba, Lào,  Việt Nam và Trung Quốc.

Không mấy người không biết Lào hiện nay nằm trong tốp quốc gia chậm tiến và lạc hậu nhất thế giới. Tuy nhiên, có lẽ do quốc gia này có diện tích nhỏ, dân số ít, lại không có vị trí địa lý quan trọng, Lào chưa bị đặc biệt quan tâm, xếp vào diện méo mó nhất về đời sống chính trị. Vì vậy, đem Lào ra để tô vẽ bức tranh “CNXH giàu sinh lực” thì chỉ cho một màu xám ảm đạm. Không mấy người không biết, hiện nay Lào vẫn là quốc gia của các bộ tộc nghèo đói, lạc hậu, lệ thuộc rất lớn vào viện trợ nước ngoài.

1

Người không chịu nhận tiền đền bù thu hồi đất ở Trung Quốc bị xe lu cán chết

Cu Ba thì sao? Ngay báo chí lề đảng của Việt Nam cũng đăng tải nhiều thông tin cho thấy, mãi đến 2011, người dân mới được nhà cầm quyền cho phép sử dụng điện thoại di động và internet một cách hạn chế. Thi thoảng quốc gia thiếu đói này lại được Việt Nam – tuy chẳng khá giả gì – tiếp tế dăm nghìn tấn gạo cứu đói. Được cho vài chục dàn vi tính, mừng như Syria được Nga tiếp tế tên lửa S-300! Tham quyền cố vị hơn nửa thế kỷ, đến năm 2011, nhà lãnh đạo Fidel lụ khụ và bệnh hoạn ở tuổi 85 mới chịu nhường ngôi cho… em trai là Raul vừa tròn… 80 cái xuân xanh! Sau hơn nửa thế kỷ giam hãm nhân dân và đất nước Cu Ba trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, anh em nhà Castro mới nới lỏng chút ít, cho phép kinh tế tư nhân sử dụng không quá 10 lao động! Khó khăn do bị cấm vận là có, nhưng không thể phủ nhận việc duy trì chủ nghĩa xã hội một cách không thể ngu độn hơn do anh em Castro chủ trương là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu biến hòn đảo ngọc tươi đẹp ở vị trí đắc địa, giàu tiềm năng như Cu Ba thành xứ sở xơ xác, tiều tụy và nghẹt thở.

Hãy xem Bắc Tiều Tiên: từng đồng minh thân cận ý thức hệ một thời, nhưng rốt cuộc Hà Nội cũng nhận ra được cái thực tế oái ăm: dây với cái gã điên khùng, ngày càng nghèo cạp đất này chỉ tổ “lõm” cả kinh tế, chính trị lẫn ngoại giao… để dần lảng xa Bình Nhưỡng như tránh hủi. Từng gần gũi, thân cận như môi với răng, từng bảo bọc, hà hơi nuôi dưỡng Bình Nhưỡng thoi thóp hơn sáu  thập kỷ, gần đây Bắc Kinh cũng ngán đến tận cổ, thậm chí có lúc phải nổi khùng với con rối nhiều tật lắm chứng này. Nối nhau truyền ngôi từ ông nội già nua đến bố đẻ, rồi cháu nội vắt mũi chưa sạch, gần 7 thập kỷ qua, với tham vọng ngông cuồng tập trung nguồn lực chế vũ khí hạt nhân và phương tiện chiến tranh, coi sinh mạng hơn 25 triệu nhân dân Triều Tiên và nền hòa bình thế giới làm con tin, vương triều họ Kim đem ra mặc cả đổi lấy các khoản ngoại viện lương thực, nhu yếu phẩm cấp thiết.

Nếu như việc đem Lào ra tô vẽ bức tranh “CNXH giàu sức sống” chỉ cho một màu xám ảm đạm thì việc đem cả Cu Ba, Triều Tiên ra tô vẽ, lại chỉ cho một màu đen hắc ám. Có điều, khi vẽ bức tranh này, ông Trần Hữu Phước lại cố tình phớt lờ thực tế phũ phàng: CNXH từng “mênh mông bát ngát” hơn ông mô tả rất nhiều, với Liên Xô, Đông Âu một thời. Liên Xô và Đông Âu không chỉ có diện tích rộng, dân đông, mà còn từng là thành trì của cả khối XHCN, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và phong trào cộng sản quốc tế. Sau biến cố hơn 2 thập kỷ trước, các đảng cộng sản ở đây chưa có cơ may được cử tri chấp nhận trở lại chấp chính.

Công bằng mà nói, trong 5 quốc gia mà ông Trần Hữu Phước phô trưng nhằm tô vẽ cho cái gọi là “CNXH giàu sinh lực”, có được hai nước đỡ hơn về kinh tế là Trung Quốc và Việt Nam. Thế nhưng, những ai chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu một chút, đều có thể phát hiện điều lý thú ở hai quốc gia này. Đó là: càng rời xa lý thuyết cộng sản giáo điều, càng vứt bớt đặc trưng của CNXH (theo đúc kết của các nhà lãnh đạo cộng sản), càng đỡ đói nghèo. Theo đúc kết ấy, một quốc gia chỉ được coi là mang bản chất XHCN khi đảm bảo các đặc trưng cơ bản: do đảng cộng sản (hoặc dưới các tên khác như đảng lao động, đảng nhân dân cách mạng, đảng công nhân thống nhất, đảng thống nhất XHCN… đều lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm hệ tư tưởng thống soái) cầm quyền, mọi công cụ và tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước; xóa bỏ giai cấp bóc lột (tư nhân thuê lao động), chỉ tồn tại giai hai cấp công nhân và nông dân; tổ chức và điều hành nền kinh tế theo phương thức chỉ huy, kế hoạch hóa, tập trung và thống nhất; con người làm theo năng lực, hưởng theo lao động; không có sự đối lập, khác biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động chân tay với lao động trí óc… Đối chiếu với những đặc trưng trên, hiện nay Trung Quốc và Việt Nam chỉ còn đặc trưng duy nhất: đảng cộng sản độc quyền chấp chính.

Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1986, Đảng CSVN chính thức chấp nhận “đổi mới” – mà nhiều người trong giới nghiên cứu chính trị gọi là “cởi trói” hay “biến màu” – một phần đáng kể công cụ, tư liệu sản xuất được chuyển khỏi sở hữu nhà nước, ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ phần. Nhiều doanh nghiệp này sử dụng đến hàng nghìn, hàng chục nghìn lao động,phần lớn cho hiệu quả thật sự và làm ăn khá năng động. Tầng lớp tư sản, tiểu chủ tái xuất hiện và ngày càng đông đảo. Do bỏ điều hành kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, thừa nhận kinh tế thị trường (tuy vẫn gắn cái “đuôi” định hướng XHCN), mức sống xã hội đỡ rất nhiều so với trước. Nhưng cũng xuất hiện ngày càng đông những kẻ không hề lao động, hoặc năng lực rỗng tuếch, nhưng nhanh chóng sở hữu tài sản kếch sù, sinh hoạt trưởng giả xa hoa, đến giới thượng lưu ở các nước giàu có cũng không thể sánh. Đó là tập hợp bầy quan chức tham nhũng trong bộ máy đảng và nhà nước; giám đốc doanh nghiệp nhà nước; chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên đi đêm, câu móc với quan chức nhà nước hư hỏng để chiếm đoạt đất đai và tài nguyên. Khác biệt đời sống giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa ngày càng lớn. Có chăng, lao động trí óc ngày càng bị bần cùng hóa, mức thu nhập càng gần với lao động chân tay. Thậm chí trường hợp thu nhập của kỹ sư, cử nhân thua kém osin, phu hồ, xe ôm, chạy bàn… không hiếm.

2

Cưỡng chế thu hồi đất

Về đảng cầm quyền, khác với Đảng CSVN trước nay luôn tuyên bố trung thành và đề cao chủ nghĩa Mác – Lê Nin (sau khi Liên Xô và Đông Âu rũ bỏ CNXH xơ cứng và nghẹt thở hồi cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990, Đảng CSVN “chế” thêm cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” làm “gia vị”, mặc dù sinh thời Hồ Chí Minh khẳng định ông chỉ là nhà hoạt động cách mạng, không phải nhà tư tưởng), ĐCS Trung Quốc cũng tuyên bố đi theo lý tưởng cộng sản, nhưng họ nghiêng về cái gọi là “tư tưởng Mao Trạch Đông” rất sớm và tuyên bố xây dựng CNXH không theo khuôn mẫu Liên Xô, mà mang “đặc sắc Trung Quốc”. Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, với đầu óc thực dụng, không bận tâm bởi lý thuyết cộng sản giáo điều, thực thi phương châm “bất kể mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột”, Đặng Tiểu Bình lái con thuyền kinh tế Trung Quốc lướt tới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính chủ trương xa rời lý thuyết cộng sản giáo điều của họ Đặng mạnh dạn hơn Việt Nam là nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Trung Quốc có được mức tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, là quốc gia có dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ, nhưng bình quân thu nhập đầu người chưa bằng 1/10 Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế – chính trị học lão luyện cho rằng, tương tự người chơi thể thao xài doping, một số quốc gia duy trì nền chính trị độc tài, nhà nước có điều kiện tập trung nắm trong tay mọi nguồn lực và tài nguyên, có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh kinh tế và quân sự ở một giai đoạn nhất định. Nhưng hiện tượng đó là bất bình thường và phản tự nhiên, không căn bản và không thể bền vững (nước Đức phát xít thời Hitle, Liên Xô thời Stalin cũng vậy).

Trên đây là một vài nét chấm phá cơ bản về khía cạnh kinh tế trong bức tranh có tên gọi kêu hơn thùng rỗng: “CNXH giàu sức sống” của ông Trần Hữu Phước. Về khía cạnh đời sống dân chủ chính trị – xã hội, xin được bàn ở một dịp khác.

V.V.T

GSTS Hoàng Chí Bảo thách đấu, đã có người nhận chiến

Thiện Tùng

Là cư dân mạng, sáng sớm hôm nay 27/08/2013, tôi ghé Thông tấn xã Vĩa hè để săn tin. Cố tật của tôi thấy chữ là nhào vô như vịt đói thấy lúa ào vào xốc nuốt. Tôi nuốt một mạch đứt hai bài của Đào Tiến Thi và Trung Nghĩa. Hai ông nầy mổ xẻ bài viết tựa đề “Trọng sự thật và chân lý để hành động có trách nhiệm” của Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo.

Ông Thi, ông Nghĩa “cạo”, tôi mường tượng, gần như hết “nhớt” ông Bảo. Thương ông Bảo quá, tôi cố tìm và gặp được bài viết của Ông trên nhật báo Quân đội Nhân dân chủ nhật 25/08/2013.

Hớp  một ngụm nước nuốt lấy trớn, nghiền ngẫm bài viết của GS,TS Hoàng Chí Bảo.  Ngay tựa đề, ông Bảo nhắc nhở tôn trọng sự thậtchân lý. Nhưng càng đọc kỹ bài viết của Ông, tôi càng thấy Ông xa rời sự thật, xa rời chân lý. Ông nói gần như những điều mà đài, báo và người Quốc doanh từng nói, theo phương pháp “cả vú lấp miệng em”. Càng đọc bài viết của Ông, tôi càng giảm đến hết thương Ông. Thế là bài viết của ông Thi, ông Nghĩa đã thuyết phục được tôi.

Trên  “phần ruộng” của ông Bảo, ông Thi “cày”, ông Nghĩa “bừa”, khi nghiệm thu, tôi thấy còn “lõi” 2 chỗ , tôi xin chỉ điểm và nói đôi điều xung quanh 2 chỗ lõi ấy: (chữ nghiêng là trích).

1/ Ông Bảo viết: <<Có một thực tế hiển nhiên cũng cần được làm rõ, trong các nước tư bản chủ nghĩa, dù tồn tại đa đảng và các đảng đối lập, nhưng vẫn định hình một đảng cầm quyền. Chính trường đó thường xuyên xảy ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng chính trị tư sản. Họ chỉ đa nguyên, đa đảng trên hình thức, còn trên thực tế đều tỏ rõ sự nhất nguyên, bỡi đảng chính trị tư sản nào cũng không bao giờ xa rời mục đích bảo vệ cho quyền thống trị và sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản >>.

 – “Trong các nước Tư bản dù tồn tại đa đảng nhưng định hình một đảng cầm quyền”. Chớ sao, đã chấp nhận thi đấu lành mạnh thì phải có kẻ thắng người thua – chẳng lẽ tất cả cùng thắng , cùng cầm quyền để “loạn sứ quân” sao ?. Ông Bảo cố tình quên rằng ở các nước dân chủ và đa đảng, đảng thắng cử chấp chánh, các đảng được xem là thua cử tham chánh, chia ghế theo kết quả bầu cử – “ thắng làm vua, thua làm trợ lý ”cùng lo việc dân việc nước.

-“Chính trường đó thường xuyên diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng chính trị Tư sản”. Làm gì có thường xuyên tranh giành quyền lực – thường xuyên tranh luận để tìm giải pháp tối ưu cho ích nước lợi dân thì có, đó là điều đảng đang cầm quyền khuyến khích. Đảng người ta chính danh, có tên hẳn hoi mà ông Bảo xem như một phồn có tên chung là “Tư sản”.

 -“Họ chỉ đa nguyên, đa đảng trên hình thức, còn trên thực tế đều tỏ ra sự nhất nguyên, bởi đảng chính trị tư sản nào  cũng không bao giờ xa rời mục đích bảo vệ quyền lợi thống trị và sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản”. Họ đa nguyên, đa đảng thật chớ không phải cuội chính trị như Trung Quốc hiện nay, Việt Nam ta sau 1945, kiểu suy bụng ta ra bụng người nếu có đúng chỉ là cầu may. Ông nói đảng chính trị Tư sản  nào cũng bảo vệ quyền lợi thống trị và sự tồn tại của chủ nghịa Tư bản. Vậy đảng Cộng sản VN có như thế không ? –  một mình một chợ, cố sống cố chết giữ địa vị thống trị và ra sức bảo vệ sự tồn vong của chủ nghĩa Cộng sản ?. Đã là đa thì không nhất, dầu thắng hay thua trong bầu cử họ vẫn tồn tại – không ai được quyền bóp mũi. Đảng hình thành ở các nước Tư bản, phải thực thi Pháp Luật quốc gia Tư bản đó, chúng xúm nhau bảo vệ sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản là tất nhiên thôi có chi đai nghiến đối với họ, thưa Giáo sư ?

Vậy là ý định “Khuyên mọi người đừng bày chi Đa đảng như các nước Tư bản sanh rắc rối, nên vừa lòng với thể chế chính trị Độc tôn, Toàn trị của Đảng CSVN” của Giáo sư có tác dụng ngược lại rồi ?!.

2/ Ông Bảo viết: <<Không phải cứ đa nguyên đa đảng là có thể xây dựng được xã hội dân chủ. Cũng không phải một đảng là trở ngại của sự phát triển dân chủ. Nếu trên quan điểm nầy người ta không tính đến, hoặc vô tình, hoặc cố ý sự khác biệt bản chất giữa các đảng chính trị Tư sản và Cộng sản, giữa dân chủ Tư sản và dân chủ XHCN…>>.

–  Giáo sư Bảo cho rằng “ Không phải cứ đa nguyên, đa đảng là có thể xây dựng được xã hội dân chủ. Cũng không phải một đảng là trở ngại của sự phát triển dân chủ”. Lập luận nầy của Giáo sư nghe phớt qua cũng có lý, sẽ đứng vững nếu không xuât hiện lập luận phản biện đối với nó của ông Đào Tiến Thi: “Không phải cứ đa đảng là có thể xây dựng được xã hội dân chủ, nhưng muốn xây dựng xã hội dân chủ, không thể không đa nguyên, đa đảngĐiều nầy thực tế đã chứng minh: chưa hề có nước nào độc đảng mà dân chủ, ít nhất nó cũng dân chủ hơn các nước độc đảng”.

Tôi xin tham kiến trích doạn 2 nầy:

+ Dân chủ phải thể hiện chủ yếu và trước tiên: đảm bảo cho người dân tham gia và quyết định cuối cùng ở  2 khâu : Lập Quyền Lập Hiến (tham gia xây dựng bộ máy chính quyền và tham gia thảo luận, phúc quyết Hiến Pháp). Đồng thời buộc mọi người phải sống và hành động theo Pháp Luật – Chính Quyền được làm những gì Pháp Luật cho phép, Nhân Dân được làm những gì Pháp Luật không cấm.

 + Độc đảng dễ thấy nhất là không dân chủ về chính trị – Cuộc sống con người không thể thiếu giá trị tinh thần và già trị vật chất.

+ Đa đảng mà không dân chủ thì loạn, khó tránh khỏi xung đột. Dân chủ mà  không có đảng chỉ thiếu tính cạnh tranh chớ chẳng sao. Độc đảng chỉ sinh ra dòng họ độc thôi : độc quyền, độc tài, độc đoán…và cuối cùng là độc ác – đừng mơ có dân chủ, nếu có chỉ là giả hiệu . Vậy thì “Dân chủ Đa nguyên” như đôi song sinh, là cập phạm trù không thể tách rời nhau . Chúng là xu thế thời đại, là động lực thúc đẩy phát triển về mọi mặt đời sống xã hội.

–  Giáo sư Bảo viết : “… Người ta không tính đến sự khác biệt bản chất giữa các đảng chính trị Tư sản và Cộng sản, giữa dân chủ Tư sản và dân chủ XHCN…”,

 Bằng một đoạn quá dài, ông Bảo dẫn chứng không mấy thuyết phục về sự hơn hẳn của Đảng CSVN đối với đảng Tư sản và sự hơn hẳn về Dân chủ XHCN đối với Dân chủ Tư sản.Tôi xin tham kiến:

 + Sự khác nhau giữa đảng Tư sản và đảng Cộng sản, giải thích đơn giản cho dễ hiểu : Đảng Tư sản là đại diện cho phương thức sản xuát Tư bản Chủ nghĩa, đặc trưng là tư liệu sản xuất phân tán. Đảng Cộng sản là đại diện cho phương thức sản xuất XHCN,đặc trưng là tư liệu sản xuất tập trung – một đàng là “Chia”, một đàng là “Cộng”, khác nhau một trời một vực.

+ Sự khác nhau giữa  Dân chủ Tư sản và Dân chủ XHCN , chỉ nói về mặt Lập Quyền, Lập Hiến đủ thấy ai ưu việt hơn ai: Về Lập Quyền, dưới Tư sản, người  dân tham gia đủ các khâu : “đề cử, ứng cử, bầu cử và bãi miễn”; dưới Xã hội Chủ nghĩa, “ĐảngCS chọn, dân bầu”- bãi miễn thuộc quyền bên chọn. Về Lập Hiến, dưới Tư sản, người dân tham gia phúc quyết từng điều khoảng của Hiến pháp ; dưới XHCN, Đảng CS viết ra, dành cho mình “món ngon” rồi đưa ra áp dụng, không cần dân phúc quyết .

Trước khi kết thúc bài viết, tôi có 3 điều muốn nói riêng với ngài Hoàng Chí Bảo:

– Kinh tế thị trường là kinh tế Tư bản, kinh tế Tư bản tất yếu sinh ra tư sản. Việt Nam ta đang cố hoàn thiện kinh tế thị trường – đang cầu cạnh mà người ta chưa chịu công nhận VN đã có nền kinh tế thị trường ; và gần như ai ít nhiều cũng có tài sản riêng (tư sản), từng bước phân hóa, hình thành tư sản thượng lưu (cấp cao) – phần lớn nằm trong giới lãnh đạo. Không biết tôi có ngộ nhận hay không, khi đọc bài viết của Ngài, tôi có cảm nhận Ngài không thích chủ nghĩa Tư bản và ghét cay ghét đắng Tư sản. Nếu   vậy thì Ngài đang lạc lõng giữa trường đời. Xin nói nhỏ với Ngài, ở VN ta làm gì có Cộng sản thật mà Ngài cố đeo bám.

– Tiếp dưới đầu đề bài viết nầy của mình, Ngài không quên viết và gạch dưới  câu:  Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”. Chẳng biết đây là  hàng  nội hay hàng ngoại nhập từ phương Bắc mà quan chức của ta thời nay thích dùng nó làm câu Bái tổ ?. Tôi nghe nhiều người nói và viết câu nầy, nhưng chưa thấy ai thích nghĩa, phải chăng nó có nghĩa “những diễn biến trong thời bình”. Nếu vậy thì trong thời bình có những diễn biến tốt và xấu, chẳng lẽ phủ định sạch trơn ?!. Dầu sao diễn biến hòa bình cũng tốt hơn diễn biến lựu đạn ?.

– “Đi ngày đàng học sàn khôn”,Trí thức lăn lóc ngoài đời họ học được nhiều lắm, cao kiến lắm, Ngài nên trao dồi thêm, thận trọng hơn trong nói và viết, nếu không, tiếp tục ngã đài.

Nhờ “giải Lê Hiếu Đằng”, tôi biết mặt, biết tài của nhiều đấu thủ đã “ra sân”, nâng cao thêm kiến thức cho mình – xin chân thành cám ơn quí đấu thủ.

29/08/2013

T.T

 

Chính trị – Xã hội

Biển Đông: Từ chối tòa án quốc tế, Trung Quốc vẫn nói mình tôn trọng luật (Soha)    —Trung Quốc giở trò “con nít”, đóng cửa với Tổng thống Philippines  (Soha)   —-Tổng thống Philippines hủy thăm Trung Quốc, Bắc Kinh nói không mời  (GDVN)   —Philippines – Kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên Biển Đông  (SM)   — Thất thố ngoại giao hiếm có giữa Trung Quốc và Philippines  (Tintuc)  —-Quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình tác chiến mới ở Biển Đông (GDVN)

Trung Quốc “không nhân nhượng” tranh chấp trên Biển Đông (Infonet)    —–Ấn Độ: “Trung Quốc không được “tác oai tác quái” trên Biển  (Infonet)   —-Ấn Độ phản đối vũ lực tại Biển Đông, Trung Quốc lên kế hoạch đóng tàu sân bay mới (SM)

Chiến tranh không-hải Mỹ ở Biển Đông (II)  (TP)   >>>Mỹ tác chiến không-hải ở Biển Đông như thế nào? (I)

Đảo Đá Nam: Chiến dịch bảo vệ chủ quyền sau trận Gạc Ma  (Infonet)   —-Tàu chiến Đài Loan sắp ồ ạt xâm phạm Trường Sa  (SM)

Trung Quốc vẫn đòi đàm phán tay đôi tranh chấp đa phương ở Biển Đông  (GDVN)   —-Không thể né tránh chuyện biển Đông  (TN)

Mỹ chỉ trích Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Đông (SM)   —-Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng – sớm hội nhập cấu trúc an ninh khu vực –(SGGP)    —Đài Loan dự định xây bến tàu tại Trường Sa  (RFA)

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hagel cảnh báo nguy cơ đụng độ do tranh chấp biển đảo  (NV)

Một tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước với nội dụng Hậu trường ngoại giao  (BBC) – Tiết lộ chi tiết hậu trường từ cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Việt Nam.  >>>Ngoại trưởng Việt-Trung hội kiến    —-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc  (SGTT)   —Bộ trưởng Phùng Quang Thanh hoạt động con thoi vì Biển Đông  (ĐV)

Biên phòng Việt Nam – ASEAN xây dựng ‘lòng tin chiến lược’  (ĐV)

Hàn Quốc quan tâm đến điện hạt nhân của Việt Nam  (SGTT)    —-Chính phủ Việt Nam bênh vực nghị định mới về internet   (VOA)  –Nhà cầm quyền VN dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên yêu nước  (Chuacuuthe)    —-Từ 1/10, thu nhập 9 triệu đồng/tháng mới phải đóng thuế -(TP)

17a4c-cotq5sao-2Pano giữa Hà Nội ghi nhầm tên nước Việt Nam (ĐV)  –Treo nhầm cờ Tổ quốc và cờ Đảng, sai chính tả, nhầm ngày Tết độc lập với ngày giải phóng Thủ đô… và mới đây nhất là pano ghi nhầm tên nước.

  <<<===Chuyện gì mà không dám làm!? Lỗi thì tại mấy đứa bá vơ ! hay thằng đánh máy, thằng chụp hình…

Ngang nhiên mua bán rừng phòng hộ -(TP)    —-GĐ lĩnh lương 2,6 tỷ, Chủ tịch TPHCM: “Trị tới nơi tới chốn’ -(TP)    —Vụ lương “khủng” ở TPHCM: Tổng kiểm tra quỹ lương các DNNN  (LĐ)    —-Yêu cầu minh bạch lương lãnh đạo doanh nghiệp  (RFA)

Vụ “cạo trọc” đầu nguồn hồ Đại Sơn (Bình Định): Tỉnh yêu cầu huyện kiểm tra, báo cáo  (LĐ)

Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh: Khó nhất là “đụng” người thân  (SGGP)

Nỗi buồn nông dân trả ruộng (SGTT)   —-Nông dân lại khóc ròng  (NLĐ) Tháo chạy khỏi các dự án thủy điện  (NLĐ)  —-Những cảnh đời trong một bệnh viện ở Sài Gòn  (NV)

____________________________________________________________________________________________

Nhà thơ Lê Văn Tài.

Bán tất cả, trừ huyền thoại  (Nguyễn hưng Quốc -VOA) – Lê Văn Tài, hiện đang sống tại Úc, vừa là họa sĩ vừa là thi sĩ. Là họa sĩ, anh đã có hàng chục cuộc triển lãm cá nhân ở Việt Nam và Úc cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Là thi sĩ, anh đã xuất bản hai tập thơ bằng tiếng Anh, Empty Arms Surrounded by Warm Breath (1987) và Waiting the Waterfall Falls (1997). Cả hai đều được nhiều nhà phê bình văn học Úc khen ngợi nhiệt liệt.===>>>

Gửi Tuyên bố phản đối Nghị định 72 lên Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ – (Boxitvn)

Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp   –Hoàng Xuân Phú– (Boxitvn)

Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa (tiếp theo)   Nguyễn Thái Nguyên-– (Boxitvn)  >>>>Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa

Xóa bỏ Hiến pháp 1946 và tinh thần Khởi nghĩa Tháng Tám là đánh mất chính nghĩa Dân tộc   Nguyễn Cam –– (Boxitvn)

Những người chiến sĩ trong thời bình   Khánh Trâm –– (Boxitvn)

Hưng lớn – Hưng nhỏ   –Trần Kỳ Trung –– (Boxitvn)

Về tiểu thuyết “Đại gia” của Thiên Sơn– (Boxitvn)  -Việc đình chỉ phát hành một tác phẩm văn học là chuyện quen thuộc ở nước ta, chỉ cần theo lệnh của Cục Xuất bản chứ không do Toà án phán quyết như ở các nước “dân chủ chỉ bằng 1/ triệu (hay 1/vạn…) lần”. Đáng lưu ý là lý do mà Cục XB đưa ra cho việc đình chỉ: “Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”.

BVN xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin bước đầu liên quan đến cuốn tiểu thuyết bỗng thành “nổi tiếng” nhờ quyết định đình chỉ trên.

TUYÊN BỐ CỦA NHÓM LM NGUYỄN KIM ĐIỀN VỀ NGHỊ ĐỊNH 72  -(TNM)

CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ VẬN CHO TUYÊN BỐ 258-(TNM)

BA ẾCH CHÉM GIÓ HAY TẤU HÀI ?  -(TNM) – Nền kinh tế Việt Nam nên nói chính xác :– đang rơi tự do,chưa biết bao giờ mới chạm đáy !

Mafia trong Bộ công an – Thiếu tướng Trần Văn Vệ, nguyên giám đốc công an Thái Bình.  (XuanVN)

Báo động tình trạng khoác áo nhà nước ngang nhiên vi phạm pháp luật  (Caunhattan)

HỮU PHƯỚC hay VÔ PHƯỚC !?  (Doithoai)  –Gửi Tác Giả : Trần Hữu Phước – bài viết : “Những hành vi độc hại của một khuynh hướng tư tưởng sai lầm”– SGGP Online .

 Không chống được tham nhũng thì giải tán Tổ chức Đảng, chính quyền… (Bùi Văn Bồng).

SỬA NHÀ KIỂU GÌ? (Bùi Văn Bồng)

______________________________________________________________________________________________________________________________

Vietstudies – Của GS. Trần hữu Dũng.

Có một Liệt sĩ người Nhật ở Nghĩa trang Ba Dốc-Đồng Hới  (Infonet)    —Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72  (Infonet)

Lương khủng 2,6 tỷ: Nguyên Cục trưởng Tài chính “vạch” kẽ hở  (Infonet)    —Vụ sếp lương “khủng”: “Cần khởi tố vụ án, không chỉ truy thu là xong”  (GDVN)   —Lương ‘khủng’ tại DN công ích: Biểu hiện của suy thoái đạo đức  (TP)

“Cái tát” cho người chống tiêu cực và chuyện “nghiêm túc kiểm điểm”!  (GDVN)

Việt Nam có quá nhiều nguồn số liệu thống kê giới không chuẩn  (SM)   —-Thâm hụt ngân sách tăng, Chính phủ tích cực vay nợ từ trái phiếu  (SM)

Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh: ‘Phải xáp vô làm ngay’  (TN)   —Ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Tham nhũng hàng chục, hàng trăm tỷ thì phải đụng thôi”  (TP)    —- Ông Bá Thanh đã nghe 6 vụ liên quan tham nhũng  (VNN)  —-Tuyển thủ quốc gia Việt Nam “đói” vì lương bèo  (SM)

Không đỡ đầu, bảo kê mới giảm tiêu cực trên đường  (VNN) –Giải trình trước UB Quốc phòng – An ninh QH, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói đang cố gắng hạn chế tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ bằng cách tăng kiểm tra.

‘Ông lớn’ nhà nước không thể tuỳ tiện chia tiền  (TVN)    —–Thêm giám đốc trần tình về ‘lương khủng’ Video  (VNN)    —-Có những sếp nhận lương khủng nhưng chưa bị lộ  (VNN)   —-Đường lún nứt vẫn đề xuất thưởng  (TN)   —  Tiền thưởng 180 tỷ cho cầu cạn lún trích từ quỹ dự án  (VnEx)

Giám đốc nhận lương khủng: 3 sở “chống lưng”  (NLĐ)    —Lương “khủng” ở các doanh nghiệp công ích: Sự im lặng đáng sợ  (NLĐ)

 Quân đông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng? (TT)    —Làm giàu bất hợp pháp phải bị coi là tội phạm (VNN)

Chênh lệch thu nhập công chức lên đến 47 nghìn đô/năm  (TVN)   -Cái này là bên Úc, đó là xứ Tư bản bóc lột, xứ Tư bản giãy chết…. nói làm gì  vì nó là xấu mà, còn bên CHXHCN VN là CNXH ưu việt vì GIAI CẤP , thế mà CÔNG NHÂN làm ” 100 năm bằng lương Xếp làm một năm” mới là lạ chớ- Công bằng kiểu XHCN sau khi đánh đuổi bọn Tư bản Và Đế quốc…bóc lột???- Còn xếp lúa gạo thì lương có gần 80 triệu tháng ,trong khi đó thì GIAI CẤP Nông Dân :  Nỗi buồn nông dân trả ruộng (SGTT/ttxcc) —--Nông dân lại khóc ròng  (NLĐ/ ttxcc)  …

Mời xem lại những bài trên Boxitvn :     -Nông dân không đành bỏ ruộng, nhưng “quyết không để con làm ruộng”  —–Bỏ ruộng thôi, nông dân ơi!   —-Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ   —–Nông dân lại đổ quạu chửi thề   —–Nông dân đã và đang bị bần cùng hóa như thế nào?   —–Việt Nam xuất khẩu gạo số 1 thế giới, hu hu!  –

Bánh xe công nghiệp ‘đè nặng’ nông dân? (TVN)

Tin tặc ‘nhập gia’, chủ nhà không biết  (TN)  –  Dẫn số liệu từ Bộ Công an, tiến sĩ Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay tại Việt Nam, trên 90% mạng nội bộ của các cơ quan Đảng, Chính phủ, ngân hàng bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.

Kinh tế

Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh hơn dự đoán  (VOA)

CPI sẽ tăng do học phí tăng  (PLTP)   —Dự án siêu sang, tốc độ ‘rùa bò’  (VTC)

Lào Cai: Vì sao dự án xây dựng Nhà máy phân bón DAP2 chậm tiến độ? (LĐ) – Hiện nay dự án đang có nguy cơ chậm tiến độ 5 tháng. Đáng nói là việc chậm tiến độ của dự án lại do cách thức quản lý thiếu chuyên nghiệp của chủ đầu tư và sự phối hợp giữa các nhà thầu.

Giá dầu thế giới điên đảo vì lo sợ Mỹ tấn công Syria  (Infonet)

Nếu được thanh tra, Nestlé, Coca Cola Việt Nam sẽ… hết lỗ?  (GDVN)   —6 tháng đầu năm, Hoàng Anh Gia Lai nộp 34,039 tỷ đồng thuế TNDN  (GDVN)

Siêu thị khuyến mại rầm rộ, sức mua vẫn kém  (SM)    —-Phó chủ tịch TP.HCM ‘tố’ Bộ KH&ĐT “phá sập” mạng đăng ký kinh doanh  (VEF)

Ngưỡng 500, ác mộng của đại gia chứng khoán  (VEF)     —-Méo mặt nhận thưởng 2/9 bằng hàng tồn kho  (VNN)

Cao su rớt giá, nông dân lỗ  (NLĐ)    —Thu mua nấm… tre để bán sang Trung Quốc  (NLĐ)

Chứng khoán sáng 30/8: Tiếp tục chao đảo vì khối ngoại?   (VnEc)     ——“Thị trường chứng khoán thế này thì cổ phần hóa thế nào?”(VnEc)

Tp.HCM sẽ tổng kiểm tra lương tại 53 doanh nghiệp    (VnEc)  —–  Nhà tập thể phố cổ Hà Nội ế ẩm (VnEx)    —-Ngân hàng Trung Quốc lo nợ xấu tăng cao (VnEx)

Thế giới

Mỹ sẽ tự tạo lý do hợp pháp để tấn công vào Syria  (TTXVN)   —Tên lửa khai hỏa khi Nga-Mỹ mật đàm xong về Syria?  (TTXVN)   —Những khả năng đáng sợ của tên lửa Tomahowk  (Zing)   —8.000 chiến binh cảm tử Syria quyết liều chết với Mỹ  -(TP)

Quốc hội Anh bác bỏ đề xuất tấn công Syria -(TP)    —TT Barack Obama: Tấn công quân sự Syria là cần thiết  (RFA)   —Thời điểm và chiến thuật tấn công Syria  (RFA)    —-Tổng Thư Ký LHQ: Nên cho ngoại giao một cơ hội  -(VOA)    —Các nhà ngoại giao tranh luận về hành động quân sự chống Syria -(VOA)

Phúc trình LHQ: Tàu Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh chế tài -(VOA)

Phi luật Tân :  Vì sao nữ doanh nhân ‘nộp mình’ cho Tổng thống? -(TP)  –Một nữ doanh nhân Philippines bị cáo buộc đồng lõa với các nghị sĩ biển thủ 10 tỉ peso (khoảng 4.751 tỉ đồng) tiền công quỹ dành cho các dự án phát triển đã “nộp mình” cho Tổng thống Benigno Aquino hôm 28/8.

Trung Quốc bắt công dân Anh   (BBC) –Cảnh sát TQ bắt giữ một công dân Anh và vợ vì ‘mua bán trái phép thông tin cá nhân’.

Pakistan tái xét xử người giúp CIA truy lùng Bin Laden  (RFA)   —Căn cứ quân Ba Lan ở Afghanistan bị tấn công  (NV)

Tòa quốc tế xử Khmer Đỏ gặp trở ngại tài chánh  (RFA)   —–Nhân viên của Tòa án xét xử Khmer Đỏ dọa đình công  (VOA)

 

Syria dùng tù nhân làm “lá chắn sống” chống tên lửa Mỹ  (Soha)    —-Vì sao Nga, Iran, Trung Quốc ủng hộ Syria?  (Soha)    —-Con đường nào đưa Syria đến chiến tranh?  (Infonet)    —–Anh thay đổi ý định đánh Syria, Mỹ vẫn có thể đơn phương hành động  (GDVN)

Mục tiêu nào sẽ bị tìm diệt đầu tiên nếu liên quân Mỹ tấn công Syria?  (GDVN)    —-Mỹ sẽ tấn công Syria sau ‘mật đàm’ với Nga?  (TP)    —-Nhà Trắng tiết lộ ‘bằng chứng vũ khí hóa học’ ở Syria(TNO)

‘Mỹ muốn dằn mặt Nga trong vấn đề Syria’  (VnEx)

Nhật Bản phát triển chiến đấu cơ hoạt động như Ninja, đối phó TQ  (GDVN)    —-Triều Tiên sa thải tổng tham mưu trưởng quân đội?  (TN)

Trung Quốc “điều tra Chu Vĩnh Khang”  (NLĐ)    —-Nga hủy hệ thống tên lửa S-300 bán cho Iran  (NLĐ)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học – Xã hội – Môi trường

Phường, trường ‘đè cổ’ phụ huynh thu phí  (TP)    —-Sách giáo khoa sẽ in bằng giấy ít trắng -(TP)

Bàn chuyện cấm nữ giáo viên “mặc quần không đáy“  (KT)   —BIDV tài trợ 150 triệu đồng in vở viết tặng học sinh nghèo(LĐ)

Nhà nội trú cho học sinh nghèo Lạng Sơn   (RFA) –Một ngôi trường mới, khởi công từ tháng Bảy 2012, hoàn tất tháng Tám 2013, sẽ được khai giảng đầu tháng Chín tới đây tại Lạng Sơn miền Bắc Việt Nam. Đây là thành quả thứ nhất của Help Kids To School, Giúp Bé Đến Trường, một tổ chức từ thiện ở thành phố Toronto, Ontario, Canada

“Thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học thực chất”  (GDVN)    —Học mầm non cũng đóng bạc triệu tiền phí “xã hội hóa”  (SM)

Cử nhân ĐH sư phạm thất nghiệp đi bán bia  (Zing)    —-Thầy đánh rách mắt học sinh  (TP)

‘Bộ Giáo dục làm Khang Hy vi hành thì biết…’ (VNN)     —-Phụ phí ‘vây’ sinh viên (VNN)   —Trường ‘chơi sang’ làm khó phụ huynh (VNN)    —-TP.HCM giải bài toán “khát” giáo viên (VNN)

Lưu giữ tinh hoa ông cha để lại  (TN) n   —-Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo  (TN)

Tạm giữ đối tượng ‘hất’ CSGT lên nắp ca pô gần 3 Km  (TP)    —-Tẩu tán tài sản đảm bảo, chiếm đoạt tiền ngân hàng  (SGGP)

“Cho” bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não uống thuốc… viêm gan  (LĐ)

Chơi máy bay riêng, đại gia Trần Đình Long là số 1  (VEF)    —–Vào trại, võ sư chủ tịch Bảo Long run sợ, nhận sai  (VEF)     —-Đại gia Hà Nội mất đứt biệt thự vào tay tín dụng đen(VNN)

Lộ diện hung thủ cắt cổ phụ huynh trước trường tiểu học  (VNN)     —Bàng hoàng bé gái bị cha đánh đầy thương tích  (VNN)    —-Quán bar Angela Phương Trinh diễn bị xử phạt 3,5 triệu  (VNN)    —–‘99% ca sĩ không đọc được nốt! ’  –(TNO)

Triệt phá băng trộm… trâu bò(TNO)    ——Bắt nhiều đối tượng chém người dã man(TNO)——Cháu bé 5 tuổi nghi bị bắt cóc qua biên giới(TNO)    —-Hốt trọn ổ trộm cắp xe máy chuyên nghiệp(TNO)

Bà bầu nháo nhào, sản phụ bồng con tháo chạy trong đêm(NLĐO)    —-Cụ già chết lõa thể trên kênh Nhiêu Lộc  (NLĐO)    —-Nổ kho gas, thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng(NLĐO)

Tin ngày 30/8/2013 – tiếp theo


TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

 

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

 

TIN THẾ GIỚI

 

Lãnh đạo mà không có… liêm sỉ?!

 

Không hiểu mọi người sẽ nghĩ thế nào khi nhìn thấy bảng lương này.

Lương GĐ công ty thoát nước và chiếu sáng đô thị tròm trèm 200 triệu/tháng

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TPHCM

Lương GĐ công ty thoát nước và chiếu sáng đô thị tròm trèm 200 triệu/tháng

Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TPHCM

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn

 

Nếu đó là bảng lương của những doanh nghiệp đang hoạt động bằng đồng tiền cổ phần, nếu họ kinh doanh có lãi mà lương cao ngất ngưởng như thế thì cũng là lẽ bình thường và nên khuyến khích. “Dân giàu thì nước mạnh” mà. Và sẽ càng vui mừng hơn nếu như lương những người lãnh đạo cao và người lao động cũng được hưởng đồng lương tương xứng với công sức họ bỏ ra, được bảo đảm đầy đủ các quyền lợi khác…

Nhưng bảng lương mà bạn đọc xem ở trên lại là của những đơn vị đang hoạt động bằng ngân sách Nhà nước. Nghĩa là họ chẳng làm gì để có tiền lãi. Nếu có chăng thì chỉ là những khoản phụ cấp, những khoản thưởng của thành phố khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Và một điều đáng nói nữa là trong khi họ hưởng mức lương cao ngất ngưởng như thế này thì người lao động ở các đơn vị này lại bị ăn bớt, ăn xén và bị bóp nặn đủ kiểu.

Đây là chuyện rất không bình thường và có thể gọi thẳng ra đám cán bộ này là đám tham nhũng và ăn quá bẩn.

Trong số này, chắc chắn họ đều là Đảng viên cả đấy!

Vậy không hiểu khi kiểm điểm Đảng viên, rồi kiểm điểm theo các phong trào học tập… thì ở Chi bộ, Đảng ủy, mọi Đảng viên có biết về việc này không?

Chắc chắn là họ biết, nhưng hiển nhiên là họ đã chọn thái độ im lặng.

Công nhân làm dưới cống để “sếp” hưởng lương trên trời. (Ảnh: Giáo dục Việt Nam)

 

Không còn có thể hiểu nổi là tại sao các vị lãnh đạo này lại có thể tự cho mình một mức lương cao khủng khiếp như vậy. Mức lương này đáng phải đưa vào kỷ lục ở Việt Nam. Bởi chắc chắn rằng không có doanh nghiệp Nhà nước nào mà những người lãnh đạo lại có mức lương cao đến như vậy.

Hưởng mức lương cao ngất ngưởng như vậy thì những người này có lẽ không còn biết liêm sỉ là gì nữa. Mà ở đời, những người không biết liêm sỉ thì sẵn sàng làm tất cả mọi việc để vun vén cho hầu bao của mình.

Dư luận đang rất hoan nghênh thái độ thẳng thắn, nghiêm khắc của ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Có lẽ những việc tiếp sau đây cần làm là phải thu lại toàn bộ số tiền mà các vị lãnh đạo này đã hưởng và nếu không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng phải xử lý kỷ luật bằng những hình thức nghiêm khắc nhất và phải có thái độ dứt khoát đối với những kẻ không biết liêm sỉ, không còn nhân cách này. Không nên để cho họ giữ bất cứ chức vụ gì, dù là nhỏ nhất.

Thế mới biết sức mạnh đồng tiền bây giờ ghê gớm đến thế nào. Và có lẽ đã đến lúc lãnh đạo các cấp chính quyền phải khẩn trương rà soát lại tất cả mức lương mà các cán bộ kiểu như thế này đang lĩnh.

THEO PETROTIMES

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Lãnh đạo mà không có… liêm sỉ?!

Không hiểu mọi người sẽ nghĩ thế nào khi nhìn thấy bảng lương này.

Lương GĐ công ty thoát nước và chiếu sáng đô thị tròm trèm 200 triệu/tháng

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TPHCM

Lương GĐ công ty thoát nước và chiếu sáng đô thị tròm trèm 200 triệu/tháng

Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TPHCM

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn

Nếu đó là bảng lương của những doanh nghiệp đang hoạt động bằng đồng tiền cổ phần, nếu họ kinh doanh có lãi mà lương cao ngất ngưởng như thế thì cũng là lẽ bình thường và nên khuyến khích. “Dân giàu thì nước mạnh” mà. Và sẽ càng vui mừng hơn nếu như lương những người lãnh đạo cao và người lao động cũng được hưởng đồng lương tương xứng với công sức họ bỏ ra, được bảo đảm đầy đủ các quyền lợi khác…

Nhưng bảng lương mà bạn đọc xem ở trên lại là của những đơn vị đang hoạt động bằng ngân sách Nhà nước. Nghĩa là họ chẳng làm gì để có tiền lãi. Nếu có chăng thì chỉ là những khoản phụ cấp, những khoản thưởng của thành phố khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Và một điều đáng nói nữa là trong khi họ hưởng mức lương cao ngất ngưởng như thế này thì người lao động ở các đơn vị này lại bị ăn bớt, ăn xén và bị bóp nặn đủ kiểu.

Đây là chuyện rất không bình thường và có thể gọi thẳng ra đám cán bộ này là đám tham nhũng và ăn quá bẩn.

Trong số này, chắc chắn họ đều là Đảng viên cả đấy!

Vậy không hiểu khi kiểm điểm Đảng viên, rồi kiểm điểm theo các phong trào học tập… thì ở Chi bộ, Đảng ủy, mọi Đảng viên có biết về việc này không?

Chắc chắn là họ biết, nhưng hiển nhiên là họ đã chọn thái độ im lặng.

Công nhân làm dưới cống để “sếp” hưởng lương trên trời. (Ảnh: Giáo dục Việt Nam)

Không còn có thể hiểu nổi là tại sao các vị lãnh đạo này lại có thể tự cho mình một mức lương cao khủng khiếp như vậy. Mức lương này đáng phải đưa vào kỷ lục ở Việt Nam. Bởi chắc chắn rằng không có doanh nghiệp Nhà nước nào mà những người lãnh đạo lại có mức lương cao đến như vậy.

Hưởng mức lương cao ngất ngưởng như vậy thì những người này có lẽ không còn biết liêm sỉ là gì nữa. Mà ở đời, những người không biết liêm sỉ thì sẵn sàng làm tất cả mọi việc để vun vén cho hầu bao của mình.

Dư luận đang rất hoan nghênh thái độ thẳng thắn, nghiêm khắc của ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Có lẽ những việc tiếp sau đây cần làm là phải thu lại toàn bộ số tiền mà các vị lãnh đạo này đã hưởng và nếu không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng phải xử lý kỷ luật bằng những hình thức nghiêm khắc nhất và phải có thái độ dứt khoát đối với những kẻ không biết liêm sỉ, không còn nhân cách này. Không nên để cho họ giữ bất cứ chức vụ gì, dù là nhỏ nhất.

Thế mới biết sức mạnh đồng tiền bây giờ ghê gớm đến thế nào. Và có lẽ đã đến lúc lãnh đạo các cấp chính quyền phải khẩn trương rà soát lại tất cả mức lương mà các cán bộ kiểu như thế này đang lĩnh.

THEO PETROTIMES

Bài viết đáng chú ý


Đã có đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam?

Trước khi Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ra đời năm 1946, có gần 30 tổ chức có mục đích chính trị, hoạt động công khai hay bí mật tùy theo đường lối, lập trường của tổ chức đó. Những tổ chức có mục đích chính trị này (không phải là tổ chức có mục đích kinh tế, xã hội…) thường đặt tên cho mình là hội, đảng, mặt trận, liên đoàn, liên minh, liên hiệp … Xin liệt kê tên các liên minh và đảng phái chính trị Việt Nam vào thời kỳ trước khi có Hiến pháp 1946 như sau: – Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội – Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội – Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội – Việt Nam Quang phục Hội – Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – Hội Phục Việt – Đảng Lập hiến Đông Dương – Tân Việt Cách mạng Đảng – Đảng Việt Nam Độc lập – Việt Nam Quốc dân Đảng – Đông Dương Cộng sản Đảng – An Nam Cộng sản Đảng – Đảng Cộng sản Việt Nam – Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng – Đại Việt Dân chính Đảng – Đại Việt Quốc dân Đảng – Đảng Dân chủ Đông Dương – Việt Nam Cách mệnh Đảng – Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng – Đảng Xã hội Việt Nam – Đại Việt Duy tân Cách mệnh Đảng – Đảng Dân chủ Việt Nam – Đông Dương Cộng sản Liên đoàn – Việt Nam Dân chúng Liên đoàn – Mặt trận Quốc gia Thống nhất – Mặt trận Quốc gia Liên hiệp – Đại Việt Quốc gia Liên minh …(*)

Như vậy, một “tổ chức chính trị” – tức là tổ chức có mục đích chính trị, trước năm 1946 có thể mang những tên khác nhau như: Đảng, Hội, Mặt trận, Liên đoàn, Liên minh, Liện hiệp … và để xác định xem hiện nay đã có đủ căn cứ pháp lý hay chưa cho việc thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta cần phải xem xét một cách đầy đủ các văn bản pháp luật đã được ban hành từ trước đến nay và còn hiệu lực về vấn đề này như sau:

1/ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 9/11/1946:

Hiến pháp 1946 quy định tại Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: -Tự do ngôn luận – Tự do xuất bản – Tự do tổ chức và hội họp – Tự do tín ngưỡng – Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”

Vì lúc bấy giờ chưa có Luật để giải thích “quyền tự do tổ chức” trong Hiến pháp 1946 là như thế nào nhưng có thể hiểu là: quyền tự do thành lập và tham gia những tổ chức hoạt động có mục đích chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp … Hiến pháp 1946 không có một dòng chữ nào đề cập đến vai trò của bất cứ tổ chức chính trị nào đang hoạt động kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam.

2/ Hiệp định Genève 1954 phân chia nước Việt Nam thành 2 quốc gia với 2 chính thể khác nhau:

– Ở miền Nam: Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (1954 – 1975) tiếp tục áp dụng chế độ đa đảng trong 21 năm. Có tổng cộng 8 tổ chức chính trị, hợp pháp lẫn không hợp pháp là: – Đảng Dân chủ Nam Việt Nam – Đảng Cần lao Nhân vị – Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam – Đại Việt Quốc dân Đảng – Đại Việt Cách mạng Đảng – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam – Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (*).

– Ở miền Bắc: Quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục duy trì chế độ đa đảng cho đến khi ban hành Luật quy định quyền lập hội năm 1957, trong đó có quy định về việc “phải xin phép lại” đã làm giảm rất nhiều các tổ chức chính trị thành lập trước ngày ban hành luật này.

3/ Sắc lệnh Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 Quy định quyền lập hội:

“Quyền lập hội” là thuật ngữ được Luật ngày 20/5/1957 này sử dụng chính thức thay cho “Quyền tổ chức” trong Hiến pháp 1946 với những điều quy định quan trọng như sau:

– Điều 1: “Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”.

Quy định tại Điều 1 này không giới hạn lĩnh vực hoạt động của hội: chính trị, xã hội, nghề nghiệp …, miễn là “mục đích” phải “chính đáng, phù hợp với lọi ích nhân dân …”. Tuy nhiên, “quyền tự do tổ chức” tại Điều 10 Hiến pháp 1946 đã bị thu hẹp rất nhiều bởi các quy định tại Điều 3 và 4 về việc “lập hội phải xin phép” đối với hội mới và “phải xin phép lại” đối với hội cũ.

– Điều 3: “Để bảo đảm việc lập hội có mục đích chính đáng, bảo vệ và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định.”
Với quy định của Điều 3 này, những ai muốn lập hội mới đã phải chờ đến 46 năm thì Chính phủ mới ban hành thể lệ lập hội (30/7/2003).

– Điều 4: “Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại.”

Với quy định tại Điều 4 này, hầu hết những tổ chức chính trị cũ đều không vượt qua được cửa quyền “cấp phép lại” này của Chính phủ.

– Điều 9: “Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này.”

Với quy định của Điều 9 này là nhằm dành quyền “không phải xin phép lại” cho những tổ chức chính trị đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất.

Mặt trận dân tộc thống nhất (1930 – 1945) do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ xướng hình thành và là thành viên tích cực với vai trò lãnh đạo.

– Điều 10: “Các hội có mục đích kinh tế không thuộc phạm vi quy định của luật này.”

Với quy định của Điều 10 này có thể tạm định nghĩa hội theo Luật năm 1957 là những tổ chức hoạt động có các mục đích chính trị, xã hội, nghề nghiệp…nhưng không có mục đích kinh tế (vì lợi nhuận) và phải được Chính phủ cấp phép hoạt động.

Trên thực tế, từ ngày Luật quy định quyền lập hội được ban hành năm 1957 đến ngày Việt Nam thống nhất năm 1975, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn duy trì chế độ đa đảng nhưng chỉ còn lại 3 tổ chức chính trị. Đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và Đảng Dân chủ Việt Nam.

Có thể nhận thấy Luật quy định quyền lập hội năm 1957 này đã quy định rất thoáng về điều kiện thành lập hội: Chỉ cần “có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”. Nhưng cũng với quy định về việc “phải xin phép lại” đối với hội đã thành lập và “lập hội phải xin phép” đối với hội mới – mà Chính phủ lại không ban hành “thể lệ lập hội” mới, nên đến năm 1975 chỉ còn lại có 3 đảng hoạt động hợp pháp nói trên.

4/ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 31/12/1959:

Hiến pháp 1959 có nói đến vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 ở phần Lời nói đầu.

Quyền lập hội được quy định tại Điều 25 của Hiến pháp: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”

Như vậy là cả Hiến pháp 1959 và Luật quy định quyền lập hội 1957 đều thừa nhận chế độ đa đảng.

5/ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/12/1980:

Điều 4 Hiến pháp 1980 quy định rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Các tồ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”.

Điều 67: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập lhội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân…”

Chính 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 này đã tạo nên chế độ “độc đảng”. Đảng Xã hội và đảng Dân chủ phải “tự giải thể” vào năm 1988. Còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam.

6/ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 15/4/1992:

Điều 2: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”

Nhà nước pháp quyền với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo pháp luật.

Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng (bỏ 2 từ duy nhất) lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Trong Điều 4 này đã bỏ đi 2 từ duy nhất. Điều này có nghĩa là Hiến pháp 1992 đã hủy bỏ chế độ độc đảng mà Hiến pháp 1980 đã quy định dành cho Đảng Công sản Việt Nam và khiến cho 2 đảng Xã hội và đảng Dân chủ phải tự giải thể năm 1988.

Điều 4 này cũng bổ sung thêm 2 từ “pháp luật” trong cụm từ “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nhằm tăng cường giám sát hoạt động của Đảng CSVN bằng pháp luật cho phù hợp với Điều 2 và làm giảm quyền hành quá lớn của Đảng CSVN theo Hiến pháp 1980.

7/ Tại sao Hiến pháp 1992 đã hủy bỏ chế độ độc đảng ?

Theo tôi, về mặt pháp lý, Hiến pháp 1992 phải sửa đổi, bỏ đi 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 của Hiến pháp 1980, mặc nhiên hủy bỏ chế độ độc đảng dành cho Đảng CSVN là vì 2 lý do sau:

– Đã có mâu thuẫn pháp lý ngay trong 2 điều của bản Hiến pháp năm 1980, đó là Điều 4 và Điều 67. Một khi Hiến pháp đã quy định là “Công dân có quyền tự do lập hội” – trong hội có bao gồm cả đảng, thì làm sao có thể chỉ có một đảng “duy nhất” được. Sự sai lầm của HIến pháp 1980 đã được Hiến pháp 1992 sửa sai.

– Ngày 24/9/1982 Việt Nam đã gia nhập “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị -1966″ nên phải thực hiện cam kết của mình bằng cách hủy bỏ 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 Hiến pháp 1980 nhằm thực hiện các quyền và tự do của con người theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó có quyền tự do lập hội. Xin trích Điều 2 khoản 2 của Công ước quốc tế này như sau: “Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiên bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này” .

8/ Bộ luật dân sự đầu tiên năm 1995:

Bộ luật dân sự năm 1995 là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về pháp nhân. Bên cạnh các quy định về điều kiện để được công nhận là pháp nhân (Điều 94) và pháp nhân được thành lập theo sáng kiến cá nhân, tổ chức hay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 95) thì quy định của BLDS về các loại pháp nhân tại Điều 110 là rất đáng chú ý:

“Điều 110. Các loại pháp nhân:

1. Pháp nhân bao gồm các loại sau đây:
a/ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang;
b/ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
c/ Tổ chức kinh tế;
d/ Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ/ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
e/ Các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật này.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của các loại pháp nhân do pháp luật quy định tùy thuộc vào mục đích hoạt động của mỗi loại pháp nhân.” Căn cứ vào Điều 110 này của BLDS năm 1995 và căn cứ vào Điều 1 và Điều 10 của Luật quy định quyền lập hội năm 1957 thì có 6 loại pháp nhân sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quy định quyền lập hội năm 1957. Đó là: 1. Tổ chức chính trị, 2.Tổ chức chính tri – xã hội, 3.Tổ chức xã hội, 4.Tổ chức xã hội-nghề nghiệp, 5.Quỹ xã hội, 6.Quỹ từ thiện.

Như vậy, một pháp nhân được xác định là tổ chức chính trị khi có mục đích hoạt động chính trị. Đảng là một tổ chức chính trị có tư cách pháp nhân theo quy định của BLDS. Đảng là 1 trong 6 loại pháp nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quy định quyền lập hội năm 1957.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có ghi: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.”

“Mục đích hoạt động” chính là nội dung cơ bản để phân biệt các loại pháp nhân được Luật quy định quyền lập hội năm 1957 điều chỉnh.

9/ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội:

Nghị định này căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội.

Nghị định này chính là “thể lệ lập hội” mà Luật quy định quyền lập hội năm 1957 có quy định tại Điều 3 là “sẽ do Chính phủ quy định”. Một từ “sẽ” trong Luật quy định quyền lập hội 1957 lại bị Chính phủ kéo dài đến 46 năm (!).

Nghị định này của Chính phủ đã đưa ra một định nghĩa “khó hiểu” về hội tại Điều 2. Thậm chí, có thể nói là Nghị định đã bóp méo, đã làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa so với định nghĩa rất thoáng tại Điều 1 của Luật quy định quyền lập hội 1957. Xin trích dẫn Điều 2 của Nghị định:
“Điều 2. Hội 1.

Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hổ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Hội có các tên gọi khác nhau: liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội)” .

Sự “khó hiểu” trong Nghị định chính là : – Điều 1 Luật quy định quyền lập hội 1957: “Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta” .

“Mục đích” trong Điều 1 Luật quy định quyền lập hội năm 1957 đã bị diễn giải hoàn toàn khác hẳn trong Điều 2 Nghị định Chính phủ năm 2003.

– Điều 110 Bộ luật dân sự 1995 khi phân loại các pháp nhân cũng quy định tại khoản 2 rằng: “Quy chế tổ chức và hoạt động của các loại pháp nhân do pháp luật quy định và tùy thuộc vào mục đích hoạt động của mỗi loại pháp nhân”.

“Mục đích hoạt động” bao gồm: chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp. Đó là tiêu chuẩn để phân loại tổ chức là pháp nhân theo BLDS.

Còn khoản 2 của Điều 2 Nghị định này lại cố ý chỉ định một số tên gọi như là hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ nhằm loại khỏi Nghị định tên gọi đảng là tổ chức chính trị thường được sử dụng mà chính Luật quy định quyền lập hội 1957 đã bao gồm trong đó. Điều quy định này của Nghị định là “khó hiểu” và trái với nội dung thể hiện trong Luật quy định quyền lập hội 1957.

Tuy nhiên, Nghị định này lại công nhận các “tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp” cũng là hội, tại khoản 2 Điều 4.

Trong hệ cấp các văn bản pháp luật thì Luật cao hơn Nghị định. Vì vậy, những điểm nào trong Nghị định không rõ ràng hoặc trái với Luật thì sẽ áp dụng quy định trong Luật.

Như vậy, Nghị định Chính phủ số 88/2003NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã ban hành “thể lệ lập hội” căn cứ vào Luật quy định quyền lập hội năm 1957. Mà Luật quy định quyền lập hội năm 1957 lại tôn trọng và bảo đảm quyền lập hội của nhân dân. Người dân có quyền tự do lập hội, miễn là lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta như đã quy định tại Điều 1 của Luật này. Vì vậy, Điều 1 của Luật quy định quyền lập hội 1957 được áp dụng thay vì áp dụng Điều 2 Nghị định Chính phủ 2003.

10/ Các căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam:

Như trình bày nêu trên, đã có đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Các căn cứ đó là:

– Các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) đều quy định quyền tự do lập hội của công dân.

– Sắc lệnh Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 quy định quyền lập hội trong đó có tổ chức đảng. Luật này quy định rõ rằng: “Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”. Mọi quy định trong văn bản dưới luật của Chính phủ khi ban hành “thể lệ lập hội” trái với Luật này đều bị coi là vi phạm Luật và bị hủy bỏ.

– Bộ luật dân sự năm 1995 đã phân ra 9 loại pháp nhân, trong đó có 6 loại pháp nhân được điều chỉnh bởi Luật quy định quyền lập hội là: – Tổ chức chính tri, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện. Bộ luật dân sự năm 2005 có bổ sung thêm một loại pháp nhân nằm trong hội nữa là: Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.

– Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Nghị định này căn cứ vào Luật quy định quyền lập hội 1957 để ban hành “thể lệ lập hội”. Nghị định này được thay thế bởi Nghị định Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 với chút ít điều chỉnh, bổ sung.

– Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 mà nước Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982, cam kết thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này. Khoản 1 Điều 22 Công ước này quy định: “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đòan để bảo vệ lợi ích của mình”.

– Đặc biệt là quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1980 rằng “Đảng CSVN … là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội…” đã bị Hiến pháp năm 1992 hủy bỏ 2 từ “duy nhất” tại Điều 4. Tức là Hiến pháp 1992 đã không thừa nhận chế độ “độc đảng” của Đảng Cộng sản VN trong Hiến pháp 1980.

Với những những điều trình bày trên cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà VN tham gia đã có đủ căn cứ pháp lý để công dân Việt nam thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là ý kiến cá nhân. Tôi mong có một hội thảo chính thức về vấn đề pháp lý này để mọi công dân Việt Nam được hiểu rõ hơn về một quyền chính trị rất quan trọng của mình.

LS Nguyễn Lệnh

29-08-2013

———
(*) Theo Wikipedia tiếng Việt

Nguyễn Quang Duy – Về xu hướng Dân chủ Xã hội cho VN

Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa đảng

 

Lời kêu gọi thành lập một đảng mới của đảng viên Lê Hiếu Đằng đang dấy lên những tranh luận về độc đảng và đa đảng, về phương cách và khuynh hướng đấu tranh chính trị, về hiện tình và tương lai Việt Nam.

Bài viết này mong làm rõ hơn con đường xã hội dân chủ để xem con đường này có thích hợp với Việt Nam hay không?

Khuynh hướng Dân Chủ Xã Hội

Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng con đường xã hội dân chủ như đường lối của Đệ Nhị Quốc tế và dựa trên chủ nghĩa Marx, đó là điều thiếu chính xác.

Các đảng theo khuynh hướng dân chủ xã hội Âu Châu về tư tưởng và phương cách họat động chịu nhiều ảnh hưởng của Ferdinand Lassalle (1825–1864). Ông là người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức năm 1863 và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này.

Theo ông nhà nước là tổ chức của mọi thành viên trong xã hội. Để xây dựng xã hội mới thay vì đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ cũ, giai cấp công nhân phải tích cực cải cách xã hội cũ qua đấu tranh nghị trường, đấu tranh giành quyền bằng phương thức bầu cử tự do.

Ngay sau đó năm 1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức tham gia cuộc tranh cử tự do, với chủ trương không phân biệt nguồn gốc của cử tri, cấm trẻ em lao động và cổ vũ sự độc lập của tòa án.

Mãi trên 30 năm sau, đến năm 1889 Engels và một số người khác mới đứng ra thành lập Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội còn gọi là “Đệ Nhị Quốc tế”. Liên minh này thu hút được một số đảng xã hội, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Nhưng vì không thống nhất về tư tưởng chiến lược và chia rẽ về phương cách đấu tranh Liên minh này phải giải tán năm 1914.

Chủ nghĩa Marx

Theo Karl Marx lịch sử nhân loại là lịch sử đấu tranh giai cấp và nhà nước là công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Từ đó Marx chủ trương giai cấp công nhân phải đòan kết lại và phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản.


Tư tưởng Karl Marx vẫn làm trí thức người Việt tranh luận

Tư tưởng Marx kết hợp với phương cách tổ chức Đảng Bolshevik của Vladimir Lenin đã dẫn đến cuộc vũ trang cướp chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917. Khi đó nhiều người tin rằng “cách mạng vô sản” sẽ nhanh chóng lan sang nước Đức và các quốc gia Âu châu, nhưng sự việc đã không bao giờ xẩy tới.
Năm 1919, Lenin phải cho thành lập Đệ Tam Quốc Tế nhằm “xuất cảng cách mạng vô sản”. Nhưng cũng không như Karl Marx tiên đóan, giai cấp công nhân chưa bao giờ đứng lên giành chính quyền. Một số quốc gia đã trở thành các quốc gia cộng sản lại do thế chiến thứ hai hay do các cuộc nội chiến xẩy ra.

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Marx, một nhà nước chuyên chính và tòan trị đã xây dựng tại Liên Xô và các quốc gia cộng sản: nhà tù, đàn áp, khủng bố, đói kém và chiến tranh. Cũng chỉ vì sai lầm đấu tranh giai cấp kiểu Marx Phong trào Cộng sản đã khiến hằng trăm triệu người thiệt mạng và hằng tỷ người bị ảnh hưởng thể xác hay tinh thần.

Mặt khác chủ nghĩa Marx là tước bỏ quyền tự do cá nhân, đặc biệt là quyền tư hữu, nên hầu các nước theo cộng sản dân chúng đều sống trong nghèo đói, bất bình đẳng, bình quyền. Năm 1989 người dân các nước Liên Xô và Đông Âu đã phải đứng lên để giành lại chính quyền. Hiện chỉ còn vài quốc gia theo cộng sản và tất cả đều đang trong tình trạng khủng hỏang tòan diện.

Trong bài diễn văn kỷ niệm 150 năm thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, ngày 23-5-2013 vừa qua, Tổng Thống Đức Joachim Gauck đã nêu rõ sự khác biệt giữa khuynh hướng dân chủ xã hội và Phong Trào Quốc Tế Cộng sản. Ông Gauck nhận xét “Những đảng viên Dân chủ Xã hội đã giữ vững lý tưởng tự do, công bằng, đoàn kết và quyết tâm chống lại những ai đi ngược với tự do và cổ võ chiến tranh.”

Rồi ông so sánh: “Phong trào Cộng sản Thế giới đã quyết định khác và tất yếu đã dẫn tới những hậu quả khốc hại. Nó tạo ra một giai cấp mới của những người cai trị để thay thế giai cấp cũ nay không còn quyền lực. Ở đó những người lao động uổng công chờ đợi tự do, công bằng xã hội và hạnh phúc!”.

Khởi đầu bằng tự do

Tự do và bình đẳng là hai mục tiêu mà nhân lọai luôn muốn đạt đến. Nhưng tự do đến một mức độ lại tiêu diệt bình đẳng của các cá nhân các nhóm khác trong xã hội.

Ngược lại mọi thành viên xã hội nếu ai cũng như ai, sẽ mất đi động năng khích lệ phát triển xã hội, thăng tiến xã hội sẽ bị chậm lại thậm chí bị kéo lùi.

Dân chủ vừa là mục tiêu, lại vừa là phương tiện để cân bằng giữa tự do và bình đẳng.

Từ đó các xã hội dân chủ phát sinh hai khuynh hướng chính trị: tự do và xã hội. Những người theo khuynh hướng xã hội cổ vũ và đấu tranh cho sự bình đẳng: bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, giáo dục và xã hội, bình đẳng về nhân phẩm và giới tính.

Các đảng dân chủ xã hội sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị để tranh luận và tìm sự ủng hộ cho chiến lược và chính sách từng thời điểm.

Họ đấu tranh không theo chủ thuyết, không dựa vào ý thức hệ, mà hướng đến phục vụ con người, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.

Các đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hòan cảnh đất nước trong từng thời kỳ. Nhờ đó xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.

Trong khi ấy chủ nghĩa Marx chỉ là những lý thuyết không tưởng, không thể làm căn bản để đề ra các chiến lược, các chính sách có thể thuyết phục được cử tri nên trên thực tế không một đảng chính trị nào sử dụng nó trong cuộc đấu tranh nghị trường.

Từ ý thức nói bên trên ông Đằng nhận định rằng theo con đường xã hội dân chủ là chỗ dựa vững chắc ở bạn bè quốc tế. Thực ra các quan hệ quốc tế không đơn giản như thế.

Rõ nhất là Tổ Chức Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Socialist International) gồm 143 các đảng chính trị theo khuynh hướng xã hội thuộc 140 quốc gia trên thế giới, không có sự hiện diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tại Âu châu, các chính phủ Âu Châu hầu hết do các đảng xã hội trực tiếp cầm quyền, nhưng đa số lại không ngừng lên án vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thụy Điển còn công khai ý định đóng cửa Tòa Đại Sứ tại Hà Nội.

Tháng 7 vừa qua Bộ trưởng Ngoại giao Úc Bob Carr, thuộc đảng Lao Động công khai yêu cầu giới chức cộng sản phải trả tự do cho ba người hoạt động công đoàn, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.

Ông Bob Carr cho biết: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn”.

Quá khứ và hiện tại

Như đã trình bày bên trên những người đấu tranh cho tự do chính trị và bình đẳng xã hội đều có thể xem như những người theo khuynh hướng xã hội. Lịch sử phát triển chính trị tại Việt Nam đang được viết lại.

Gần đây ông Hà Sĩ Phu và một số người khác cho rằng Cụ Phan Chu Trinh là người đầu tiên mang khuynh hướng dân chủ xã hội vào Việt Nam. Nhưng theo tôi khuynh hướng này có thể trước đó đã được những người Âu Châu trực tiếp giới thiệu vào tầng lớp trí thức tại Việt Nam.

Chúng ta biết đến tên Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội nhưng các tài liệu về 2 đảng này quả thật hiếm hoi. Theo Bản “Báo cáo về công tác mặt trận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (25 – 30-1-1953)” thì hai đảng do Đảng Cộng sản “xây dựng”.

Trước năm 1952, riêng tại Liên khu 5 Đảng Xã hội đã có hơn 3.000 đảng viên và đa số là những người trí thức. Đảng Dân chủ có cơ sở khắp nơi, số lượng đảng viên lúc cao nhất là gần 3 vạn, đa số là nông dân hay tiểu thương.

Nhưng vì thiếu kiểm soát nên Đảng Cộng sản không thực hiện ý định đã đề ra. Để sửa soạn tiến hành Cải cách Ruộng đất và để có thể trấn an các tầng lớp trí thức, nông dân và tiểu thương, bản Báo Cáo cho biết hai đảng cần được tổ chức lại.

Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, đảng viên của hai đảng nói trên chịu chung một số phận với đồng bào miền Bắc nên gần như tan rã, và đã thực sự bị Đảng Cộng sản giải tán năm 1986.

“Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng chỉ với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hoàn thiện hơn.”

Trong đấu tranh giành độc lập, chỉ từ 1939 đến 1945, Phật Giáo Hòa Hảo một tôn giáo lấy dân tộc làm nền tảng đã thu hút được hằng triệu tín đồ. Trong khi đó Đảng Cộng Sản với chủ nghĩa quốc tế ngọai lai chỉ có được chưa đến 5.000 đảng viên.

Do hoàn cảnh đất nước, may ra chúng ta chỉ biết đến Giáo Chủ Hùynh Phú Sổ đã sáng Phật Giáo Hòa Hảo, ít người biết Đức Thầy còn sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội vào ngày 21/9/1946.

Dân Xã Đảng hiện vẫn công khai họat động tại hải ngoại và trong nước Đảng vẫn âm thầm sinh họat với cụ Lê Quang Liêm là người được lãnh đạo.

Trong khi ấy Luật sư Lê Hiếu Đằng cho biết ý định muốn nhập chung tên của hai Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội thành tên của đảng mới nên suy nghĩ của ông khó có thể thuyết phục được những người muốn thực sự dân chủ hóa nền chính trị tại Việt Nam.

Có chăng chỉ là khuynh hướng của những người đang muốn từ bỏ tư tưởng cộng sản để từ bỏ Đảng Cộng sản.

Ông viết lời kêu gọi trên giường bệnh, có thể ngầm ám chỉ cơn bệnh của Đảng Cộng Sản, của chế độ cộng sản hay của cả dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, khuynh hướng của ông Lê Hiếu Đằng chưa phải là khuynh hướng của người dân chủ xã hội.

Điều mà các đảng xã hội và chính phủ các quốc gia dân chủ cũng mong muốn là Việt Nam có tự do, có dân chủ, có đa đảng chính trị thực sự.

Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng chỉ với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hoàn thiện hơn.

Ôn lại lịch sử để rút ra bài học: một đảng chính trị mới muốn vững chắc cần có tư tưởng chỉ đạo, có mục tiêu và mục đích rõ ràng, và phải độc lập với Đảng Cộng sản.

Bài viết của ông Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Australia phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
(BBC)

Hoàng Xuân Phú – Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp

cũng chỉ là con dânmà xưng là thiên tử

Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập là duy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
“Đội tiên phong” là gì vậy? Nghe mãi đâm quen, thấy oai oai, nhưng thực ra nó là cái gì? Trong ngôn ngữ thông dụng, cái từ này thường chỉ “đạo quân ở vị trí đi đầu để ra mặt trận”. Thời xa xưa, khi còn đánh nhau bằng cơ bắp và vũ khí thô sơ, cả đạo quân ngàn vạn người cũng chỉ trông cậy vào võ nghệ của mấy vị tướng đầu quân, thì cả tướng lẫn quân của “đội tiên phong” cũng chỉ là thuộc hạ để nhà vua sai bảo. Ngày nay, lãnh đạo cao nhất lại càng cố thủ ở hậu phương, chứ không “tiên phong” ra mặt trận. Nếu vậy thì oai cái nỗi gì, mà lại gán cho đảng cái cương vị hạng hai, hạng ba, mà đôi lúc còn bị dùng để “thí tốt”?
Nếu cố gán cho từ “đội tiên phong” nội dung “thành phần ưu tú, đóng vai trò đầu đàn, đưa đường chỉ lối”, thì lại nảy sinh câu hỏi: Một đảng mà đa số đảng viên và hầu hết lãnh đạo cấp cao đều không phải là công nhân, thì có thể coi là “đội tiên phong của giai cấp công nhân” hay không? Người của giai cấp công nhân – vốn được lý luận chính thống của ĐCSVN ngợi ca là ưu tú và cách mạng nhất – đi đâu cả, mà lại để cho cái hội thuộc giai cấp hay tầng lớp kém tiến bộ hơn xông vào choán hết “đội tiên phong” của mình?
Không chỉ được mệnh danh là “đội tiên phong”, ĐCSVN còn được coi là “đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Tại sao lại ghi những thứ đó vào Hiến pháp? Hiến pháp là văn bản pháp lý gốc của cả Nước, của toàn bộ Nhân dân, để hiến định các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất, chứ đâu phải là cuốn sử ca của riêng ĐCSVN để ghi vào đó những lời tự phụ?
Vấn đề đáng bàn hơn là: Liệu những khẳng định kiểu đó có đúng hay không? Dù hào phóng giả định rằng hiện tại chúng đang đúng, thì lấy gì để đảm bảo rằng trong tương lai chúng vẫn còn đúng? Đã là Hiến pháp thì phải có hiệu lực lâu dài. Cho dù không tin vào sức sống của sản phẩm do mình tạo ra, thì chắc hẳn các tác giả Hiến pháp cũng hy vọng rằng nó sẽ tồn tại được vài chục năm. Vậy thì tại sao lại tùy tiện khẳng định hay liều lĩnh bảo lãnh phẩm giá của cả đội ngũ cầm quyền mấy mươi năm sau, những người mà các tác giả Hiến pháp không thể đoán trước sẽ là ai, sẽ cầm quyền thế nào và trong hoàn cảnh ra sao?
GS. Hoàng Xuân Phú

Cho đến nay, biết bao sự kiện bí ẩn và hành xử khó hiểu đã và đang xảy ra, đặc biệt là trong quan hệ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, kết hợp với tệ nạn tham nhũng và cướp đất tràn lan, khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi: ĐCSVN (nói chính xác hơn là lãnh đạo của ĐCSVN) có còn trung thành với quyền lợi của Nhân dân và Dân tộc nữa hay không? Đối với không ít người thì câu hỏi cũng chính là câu trả lời. Nếu muốn, giới cầm quyền có thể thông qua hành động thực tế để xóa bỏ nghi ngờ và chứng minh điều ngược lại. Thế nhưng, tại sao lại lạm dụng Hiến pháp để “công chứng” cho cái phẩm hạnh đang bị nghi vấn, và bắt Nhân dân phải mặc nhiên thừa nhận lòng trung thành của giới cầm quyền hôm nay và cả mai sau?

Giả sử ĐCSVN luôn thực sự là “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…”, thì điều đó đã đủ để Nhân dân trao quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” hay chưa? Vẫn còn có nhiều “đại biểu trung thành” khác, thì tại sao lại chỉ trao quyền lãnh đạo cho một đại biểu duy nhất? Hơn nữa, giữa quyền lãnh đạotính tiên phong cộng với lòng trung thành là một khoảng cách xa vời, hai cái đó không nhất thiết là hệ quả của nhau. Chẳng hạn như Cún con, khi ra đường thì hay lon ton lên trước (nghĩa là rất “tiên phong”), và ít ai trung thành với chủ hơn Cún, nhưng chẳng vì thế mà Cún lại được chủ trao cho quyền lãnh đạo… gia đình. Rõ ràng, hai mệnh đề nhầm chỗ đó không đủ để biện minh cho quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN. Ngược lại, cái “hư hư thực thực”, “hư” đến mức bất chấp cả “thực”, đã làm suy giảm tính nghiêm túc và tính hợp lý của Hiến pháp. Vậy thì cưỡng nạp những mệnh đề vu vơ ấy vào Hiến pháp để làm gì?
*
Nếu quan niệm rằng hai đặc tính “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…”đòi hỏi, là điều kiện cần cho quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, thì Điều 4 cần được hiệu chỉnh cho chuẩn xác về mặt lô-gíc, chẳng hạn như sau:
“Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, … thì mới là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hoặc hoán vị đoạn cuối lên đầu và dùng chữ “để” thay cho hai chữ “thì mới”:
Để là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc…”
Đó là hai phương án hiệu chỉnh lô-gíc kinh tế nhất, chỉ thêm ba hoặc bốn chữ và giữ nguyên các thành phần khác. Kể cả trong trường hợp thừa nhận quyền lãnh đạo của ĐCSVN như một thứ đương nhiên, bất chấp hiện trạng của đảng, thì cũng nên viết lại như sau:
“Đảng cộng sản Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.”
Dù chọn phương án nào thì cũng cần thêm chữ phải, để nhấn mạnh rằng: Đó là đòi hỏi mang tính pháp lý mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Liệu giới cầm quyền có muốn viết như vậy hay không? Chắc là không! Vậy thì nội dung về “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…” trong Điều 4 không phải là đòi hỏi, mà mang ý nghĩa “thừa nhận một thực trạng đã, đang và sẽ mãi tồn tại”, tức là một hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”.
Vấn đề tương tự được đặt ra với khoản tiếp theo của Điều 4, viết rằng:
“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Đây có phải là một yêu cầu, một đòi hỏi hay không? Nếu là đòi hỏi thì cần bổ sung một chữ phảinhư sau:
“Mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Câu hỏi nảy sinh là: Tại sao lại thiếu chữ “phải” tại vị trí quan trọng như vậy? Có phải do vô tình hay không?
Muốn hiểu được ý tứ của các tác giả, hãy điểm mặt 39 chữ phải trong Hiến pháp 1992 để nhận ra rằng: Từ phải là một trong những thuật ngữ đặc trưng trong Hiến pháp, thường được dùng để chỉ những điều bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ:
Điều 51 … Công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội…”
Điều 76 Công dân phải trung thành với Tổ quốc…”
Điều 77 … Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.”
Điều 100 Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”
Điều 122  Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn… Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định…”
Tại sao không viết tương tự, mà lại tránh dùng chữ phải trong Điều 4? Nếu quan niệm rằng chỉ cần viết
“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
đã hàm chứa chữ phải, do đó có thể lược bỏ nó, thì sao không bỏ nốt chữ phải trong những trường hợp cũng “đã hàm chứa” tương tự? Chẳng hạn, sao không bỏ chữ phải trong hai điều khoản sau đây:
Điều 115  … Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.”
Điều 124  … Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số…”
Để hiểu hết thâm ý chứa trong Điều 4, nên so sánh nó với điều khoản sau:
Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”
Vâng, không chỉ “các… tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân”, mà cả “các cơ quan Nhà nước” đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”. Nhưng ĐCSVN và các tổ chức của đảng thì không bị liệt kê trong Điều 12, tức là chúng không nằm trong diện phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”.
Điều 4 chỉ viết là: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Khi đã ngăn chặn việc ban hành luật về các đảng chính trị hay luật dành riêng cho ĐCSVN, thì chẳng hề tồn tại “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nào có thể khống chế và ràng buộc đảng. Vậy là ĐCSVN được mặc sức tung hoành. Hơn nữa, giả sử có ràng buộc pháp luật nào đó liên quan, thì ĐCSVN cũng không nhất thiết phải tuân theo, bởi vì câu hiến định “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” không nhất thiết là một đòi hỏi, mà ngược lại, rất có thế là một hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”, cũng tương tự như việc “công chứng” cho đặc tính “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…” mà thôi.
Hẳn là đạo diễn của Hiến pháp 1992 đã cân nhắc rất kỹ lưỡng, và cố tình không cho “diễn viên” tên phải lạc vào “màn kịch” Điều 4, để tạo ra một “hoạt cảnh thực thực hư hư”, “nói dzậy mà không phải dzậy”. Cái tinh vi ấy được kế thừa trọn vẹn trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 02/01/2013) và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 (được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, ngày 17/05/2013). Chưa thỏa mãn với đặc quyền vô biên đã có, người ta đã sửa câu
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
trong Hiến pháp 1992 thành
Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Hạ cấp từ chữ “Mọi” xuống chữ “Các”, phải chăng là cố chừa ra thế lực bất khả xâm phạm? Tuy trong phương án sửa đổi có bổ sung thêm đối tượng “đảng viên”, nhưng đó là “đảng viên thường”. Còn các vị lãnh đạo đảng“siêu đảng viên”, và cá nhân họ cũng không phải là “tổ chức”, vì vậy có thể hoàn toàn tự do “ngoài vòng Hiến pháp và pháp luật”.
Trong tham luận trình bày tại phiên họp Quốc hội vào buổi sáng ngày 16/11/2012, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã phân tích và kiến nghị như sau:
“Về Điều 4, hiện nay về Đảng thì chúng ta có 3 chủ thể: Thứ nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thứ hai là các tổ chức của Đảng; Thứ ba là đảng viên. Nhưng khi thiết kế Điều 4 thì chúng ta bỏ quên chủ thể quan trọng nhất là Đảng cho nên chúng ta chỉ quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều 4 tôi chỉ xin thêm một từ ở đằng trước, tức là ‘Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật’.”
Đề nghị của Luật sư Trương Trọng Nghĩa là rất hợp lý, để loại trừ khả năng biện hộ rằng: “Đảng không phải là một tổ chức của Đảng, nên Đảng không phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nếu thực tâm muốn tôn trọng “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, thì chẳng tiếc gì mà không thêm chữ “Đảng” vào đầu câu như ông Nghĩa đề xuất. Thế nhưng, đề nghị ấy đã không được chấp nhận. Phải chăng việc khước từ đó càng thể hiện rõ hơn động cơ của đạo diễn và bản chất của Điều 4?
Một nét mới của Điều 4 trong phiên bản 2phiên bản 3 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là khoản sau đây được chèn thêm vào giữa:
“Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Câu này đã khiến một số người hâm mộ đảng hân hoan ca ngợi. Nhưng thực ra có gì là mới ở đây hay không? Thế nào là “gắn bó mật thiết”? “Gắn bó” như hiện nay đã đủ hay đã quá “mật thiết” hay chưa? “Phục vụ nhân dân” thế nào thì bấy lâu đã rõ, xin kiếu, xin kiếu! “Chịu sự giám sát” hay “đành chịu sự giám sát”? Nhân dân “giám sát” thế nào, khi mọi chuyện tày đình đều diễn ra ở những nơi kín cổng cao tường, được súng ống bảo vệ nghiêm ngặt? Giả sử bằng cách nào đó mà biết được chút chuyện “thâm cung”, thì đành ngậm miệng, hay nông nổi phát ngôn, để rồi có thể bị khép vào “tội cố ý” hay “tội vô tình làm lộ bí mật nhà nước” (Điều 263Điều 264 Bộ luật hình sự)? Và “giám sát” để làm gì? Nếu được phép “giám sát”, nhưng khi phát hiện ra điều sai trái thì cũng chỉ có thể bó tay bất lực và thêm ấm ức, thì “quyền giám sát đảng” có hơn gì so với “quyền được tò mò, nhòm ngó chuyện riêng của nhà hàng xóm”? Thế nào là “chịu trách nhiệm trước nhân dân”? Ăn chán, phá chán cũng chỉ cần buông một câu “xin chịu trách nhiệm” là xong, vậy thì tội gì mà không ăn, không phá? Toàn là mỹ từ chung chung, vô định, phù hợp với mục đích tuyên huấn, nhằm mê hoặc và ru ngủ người đọc, chứ không thể dùng để diễn đạt các ràng buộc pháp lý.
Những băn khoăn vừa kể chỉ có ý nghĩa khi khoản mới bổ sung vào Điều 4 là đòi hỏi mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Nhưng lấy gì để đảm bảo rằng đó thực sự là đòi hỏi, chứ không phải là tái diễn hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”? Nếu quả là đòi hỏi, thì cần thêm bốn chữ phải như sau:
“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Hoặc ít nhất cũng bổ sung một chữ phải để áp chung cho cả bốn nghĩa vụ:
“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Như vậy không phải là quá máy móc, mà cũng chỉ hiến định giống như hai điều khoản sau đây của Hiến pháp 1992, cũng về quan hệ với Nhân dân:
Điều 8 Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”
Điều 97 … Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri…”
Quan sát kỹ sẽ nhận ra sự khác nhau “tinh tế” giữa yêu cầu đối với Nhà nước trong Hiến pháp 1992 và yêu cầu đối với ĐCSVN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Các cơ quan Nhà nướcphải tôn trọng nhân dân” và “lắng nghe ý kiến… của nhân dân”, còn đảng thì không “phải tôn trọng nhân dân” và cũng không phải “lắng nghe…nhân dân”; các cơ quan Nhà nước phải tận tụy phục vụ nhân dân”, còn đảng thì cũng “phục vụ nhân dân” nhưng không cần phảitận tụy. Thế cũng đã là tiến bộ vượt bậc rồi, bởi Hiến pháp 1992 còn không hề nhắc đến quan hệ của đảng đối với Nhân dân.
Có lẽ để “cởi trói” cho Nhà nước, nên “Các cơ quan Nhà nước” được giải phóng khỏi Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2:
“Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân…”
Sau đó, không hiểu do sức ép nào mà người ta lại đành chịu để cho “Các cơ quan Nhà nước” tái hiện trong Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3:
“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”
*
*      *
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2phiên bản 3, số lần xuất hiện của chữ phải ít hơn so với trong Hiến pháp 1992. Vì sao như vậy? Một số chữ phải biến tướng thành thuật ngữ khác, như “có trách nhiệm”, “có nghĩa vụ”… Chẳng hạn, đoạn
“công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội”
tại Điều 51 Hiến pháp 1992 biến thành đoạn
“Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”
tại Điều 20 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Một số chữ phải thì biến mất hẳn, vì một số điều khoản được bãi bỏ. Ví dụ, quy định
Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”
tại Điều 100 Hiến pháp 1992 biến khỏi cả hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. (Chả trách mà một số đại biểu Quốc hội say sưa ca ngợi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.)
Có một ưu ái đặc biệt mà “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” dành cho Dân trong Hiến pháp 1992, đó là “vinh danh” Dân hai lần trong mối quan hệ với pháp luật:
Điều 12  … mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”
Điều 79  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật…”
Các tác giả Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 đã kết hợp nhuần nhuyễn tính kế thừa với tính sáng tạo, và thu được kết quả tương ứng như sau:
Điều 8  … cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”
Điều 49  Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”
Trong Điều 8, từ “cá nhân” được dùng để thay thế cho từ “mọi công dân”Điều 12 Hiến pháp 1992. Nghĩa là Dân vẫn được “vinh danh” hai lần: Một lần dưới danh nghĩa “công dân” và một lần dưới danh nghĩa “cá nhân”. “Chu đáo” với Dân đến thế là cùng.
Trong khi đó, họ lại “sơ suất” đánh mất hai chữ “Nhà nước” trong đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Quy định
Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”
trong Hiến pháp 1992 được sửa thành
1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật…
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”
trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Khoản 1 Điều 8 học theo phong cách của Điều 4 Hiến pháp 1992, không hề sử dụng từ phải hay thuật ngữ tương đương, nên cũng không rõ đó là đòi hỏi hay ghi nhận (tức là “công chứng”). Nếu đó là đòi hỏi thì Nhà nước cũng chỉ cần “hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”. “Theo” được bao nhiêu thì “theo”, chứ không bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành…”. Nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành…” trong Khoản 3 Điều 8 chỉ áp vào “Cơ quan, tổ chức” chung chung, mà thường chỉ được hiểu là “cấp dưới”. Rồi đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3, Điều 8 chỉ giữ lại cái Khoản 1 mập mờ, còn Khoản 3 thì hoàn toàn biến mất, do đó cả “Cơ quan, tổ chức” chung chung cũng không còn bị đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật” nữa.
Chưa hết, cái quy định
“Ủy ban nhân dân … chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”
tại Điều 123 Hiến pháp 1992 cũng bị xóa khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Có lẽ họ đã kịp nhận ra như vậy cũng không ổn lắm: Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì không thành vấn đề, nhưng nếu bỏ cả quy định “chấp hành … các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên”, ngộ nhỡ địa phương không chịu nghe theo trung ương nữa thì sao? Cho nên, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3, họ đã đưa ra hai phương án: Với phương án 1 thì Ủy ban nhân dân vẫn không bị nhắc nhở là phải chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật…”; phương án 2 khôi phục nguyên văn quy định của Điều 123 Hiến pháp 1992. Nếu phương án 1 được thông qua, thì không chỉ các cơ quan của đảng, mà cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều được “giải phóng” khỏi trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật”. Còn nếu phương án 2 được thông qua thì chỉ Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phảichịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật” mà thôi. Dù bất cứ phương án nào của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 được chọn, thì công dân cũng vẫn được “chăm sóc chu đáo”, không bị bỏ sót, bởi:
Điều 49  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật…”
Hóa ra, nghĩa vụ Nhà nước chỉ nhất thời, nghĩa vụ Dân mới vạn đại.
*
Để hiểu rõ hơn Điều 4 Hiến pháp 1992 và các phiên bản biến dạng của nó, ta đã lan man sang một số điều khoản khác của Hiến pháp. Đấy không phải là lạc đề, mà để có được tầm quan sát bao quát hơn, nhằm thấu hiểu hơn bản chất và ý nghĩa của Điều 4. Phải so sánh với cách cư xử mà họ dành cho Dân, thì mới nhận ra mức độ ưu ái mà thế lực cầm quyền dành riêng cho mình. Thế mới biết, trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đang tồn tại trên đất Việt, thì nguyên lý “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52 Hiến pháp 1992) cần được hiểu như thế nào. Vâng, “mọi công dân đều bình đẳng…”, nhưng giới cầm quyền còn “bình đẳng hơn”, và lãnh đạo cấp cao nhất thì tất nhiên phải được “bình đẳng nhất”. Có lẽ vì cái không gian dân chủ xã hội chủ nghĩa quá chật hẹp, nên giới cầm quyền phải đứng ngoài khuôn khổ pháp luật, phải đứng trên hiến pháp, để… “nhường chỗ cho Dân”.
Các điều khoản đã trích dẫn ở trên cho thấy: Chỗ nào thấy cần thì các tác giả Hiến pháp đều nhớ dùng từ phải hoặc những từ đồng nghĩa để nhấn mạnh sự “đòi hỏi”. Họ chỉ cố tình “quên” dùng từphảiở Điều 4 mà thôi. Nhờ thế, Hiến pháp trao cho ĐCSVN quyền lực lãnh đạo tối cao vô biên, nhưng lại không đòi hỏi ĐCSVN phải thực hiện bất cứ điều gì, kể cả việc “nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, như quy định ở Điều 12 đối với các thành phần còn lại của xã hội. Hơn nữa, bất luận thực tế tốt xấu ra sao, thì ĐCSVN cũng được công chứng” trong Hiến pháp là đã “tiên phong…”, đã “trung thành…”, đã “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, và đã “gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.
Lối viết lấp lửng tạo cho người đọc ảo tưởng rằng lãnh đạo đảng đã tự giác đặt mình vào khuôn phép, nhưng vẫn đảm bảo cho “đấng tối cao” chẳng phải chịu bất kỳ ràng buộc pháp lý nào cả, và bất kể thế nào thì cũng vẫn được vinh danh.
Liệu đó có phải là thâm ý của những người đã ấn định nội dung Điều 4 trong Hiến pháp 1992 và hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hay không?
Điều 4 như vậy có hợp lý không?
Viết ra và tung hô một điều như vậy có phải là tử tế không?
Chúng ta có thể nhắm mắt mà chấp nhận một điều hiến định như thế hay không?
29/08/2013 – Mừng Cháu tròn một tuổi
Hoàng Xuân Phú 

Giáo sư, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Nghiên cứu viên 1984, Phó giáo sư 1992, Giáo sư 1996)

Viện sĩ thông tấn (Corresponding Member, Korrespondierendes Mitglied) của Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg (Heidelberg Academy of Sciences and Humanities, Heidelberger Akademie der Wissenschaften) (từ 8.2004)

Viện sĩ thông tấn (Corresponding Member, Korrespondierendes Mitglied) của Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria (Bavarian Academy of Sciences and Humanities, Bayerische Akademie der Wissenschaften) (từ 2.2010)

Đại sứ khoa học (Ambassador Scientist, Vertrauenswissenschaftler) của Quỹ Alexander von Humboldt (Alexander von Humboldt Foundation, Alexander von Humboldt-Stiftung) (3.2010 – 2.2016)

Ủy viên Hội đồng Các nước đang phát triển (Commission for Developing Countries) của Liên đoàn Toán học Thế giới (International Mathematical Union) (2011 – 2014)

Tổng biên tập của Vietnam Journal of Mathematics (từ 8.2011)
(Blog Hoàng Xuân Phú)

Trường Sa: Đài Bắc đầu tư 112 triệu đô la xây dựng

REUTERS /Stringer
REUTERS /Stringer
Hãng tin AFP dẫn lời một dân biểu Đài Loan cho biết, nước này đang có kế hoạch đầu tư hơn 100 triệu đô la xây dựng một cầu cảng lớn đủ khả năng tiếp nhận tầu chiến trên một đảo đang có tranh chấp với Việt Nam, trực thuộc quần đảo Trường Sa.

Đó là kế hoạch do lực lượng tuần duyên Đài Loan trình lên Quốc hội với tổng kinh phí dự trù là 112,4 triệu đô la Mỹ. Theo đó, Đài Bắc sẽ xây dựng một cầu cảng hiện đại tại đảo mà Đài Loan gọi là Thái Bình còn Việt Nam gọi là Ba Bình.

Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa đang do Đài Loan chiếm giữ và Việt Nam vẫn đòi chủ quyền. Dự kiến cầu cảng này sẽ được khánh thành vào năm 2016. Theo nhiều nguồn tin, kế hoạch này chắc chắn sẽ được Quốc hội Đài Loan thông qua.

Trong một thông cáo ra hôm nay, dân biểu Lin Yu-fang cho biết, cơ quan an ninh quốc gia đã quyết định thúc đẩy nhanh dự án vì nhiều nước trong vùng vài năm gần đây đã gia tăng sức mạnh hải và không, khiến tình hình ngày càng trở nên phức tạp.

Dân biểu Lin, thuộc Quốc Dân Đảng, thành viên của ủy ban Quốc phòng nghị viện Đài Loan, giải thích thêm là cầu cảng trên được hoàn thành các loại tàu vận tải hoặc tàu chiến lớn có thể cập đảo. Hiện tại, cầu cảng nhỏ bé nên đảo chỉ có thể tiếp nhận được các loại tàu tuần duyên cỡ nhỏ.

Từ năm 2006, chính quyền Đài Loan cũng đã cho nâng cấp, kéo dài đường băng trên hoàn đảo bất chấp sự phản đối của Việt Nam và một số nước khác có tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Anh Vũ (RFI)

Alan Phan – Khoảng cách trí tuệ

Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).

Khoảng cách giàu nghèo này có thể tạo những bất ổn xã hội đáng kể qua nạn cướp giật, lừa đảo, tranh chấp lao động…nhưng cá nhân tôi cho rằng bàn tay sắt của hệ thống an ninh khá hữu hiệu trong việc đối phó.

Vấn đề không ai nói đến
Trong khi đó,  tôi suy nghĩ nhiều hơn đến khoảng cách về trí tuệ của 2 thành phần dân số. Tôi không thể minh định là bao nhiêu phần trăm dân số đạt chuẩn quốc tế cao nhất về giáo dục và văn hoá; và bao nhiêu phần trăm thực sự là “ngu hơn lợn”. Nhưng tôi chắc chắn là mọi người có thể nhận rõ sự khác biệt này khi tiếp cận với bạn bè gia đình, cũng như tại những hội họp của đám đông hay qua những cách thức xử sự tại nhiều hoàn cảnh, công và tư. Sự cách biệt này có thể tạo những hệ quả sau:
–    Dựa vào kiến thức thượng đẳng của mình, thành phần ưu tú sẽ lợi dụng sự ngu dốt của đám đông mà áp đặt những thủ thuật lừa dối hòng đem lại cho phe nhóm mình những quyền lực và lợi ích “gần như phi pháp”.
–    Sự tụt hậu của dân trí trên bình diện rộng sẽ là rào cản lớn nhất cho mọi phát triển văn minh của xã hội trên tiến trình cạnh tranh với toàn cầu.
–   Dân sẽ không thể giàu; nên nước không thể mạnh. Sự lệ thuộc kinh tế vào công nghiệp gia công, vào nông nghiệp lỗi thời và vào dịch vụ “bạc cắc” là một tương lai đáng buồn trong vài thập niên tới cho đám con Rồng cháu Tiên.
Vài góc nhìn khi tìm hiểu
Gần đây, tôi có hai trải nghiệm vô cùng khác biệt về chủ đề trên.
Tôi được phân công phỏng vấn khoảng 100 sinh viên cho học bổng MBA của đại học Bristol trong 3 tháng qua. Dù đây là phân khúc sinh viên ở cấp cao của nền giáo dục, tôi vẫn ngạc nhiên và thú vị với kỹ năng và kiến thức của các thí sinh. Ngoài việc nói và viết thông thạo tiếng Anh, đại đa số sinh viên đều có sự đam mê trong công việc và sự học; cũng như ý chí để trực diện các thử thách trong mục tiêu của sự nghiệp.
Dù có hay không có học bổng của Bristol, tôi tin là 95% sẽ thành công trong lựa chọn nghề nghiệp và sẽ thăng hoa toàn diện trong 10 hay 20 năm tới. Đây là niềm tự hào chính đáng của đất nước này.
Trong một thái cực khác, nỗi thất vọng của tôi cũng sâu sắc với một trải nghiệm đáng xấu hổ.
Tôi có một người cháu, cũng là BCA, đang dậy môn luật kinh tế cho một lớp học năm thứ ba tại một trường đại học công lập. Tôi nhờ cô đem vào lớp một khảo sát nhỏ gồm 10 câu hỏi đơn giản để đánh giá kiến thức ngoài sách vở của các em sinh viên.
Các em có 20 phút để trả lời bài khảo sát sau đây:
Em có nói và viết tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào lưu loát không?
Tại sao Việt  Nam muốn trở thành một thành viên của TPP?
Ông Kim Jong Un là ai?
Đường lưỡi bò Trung Quốc là gì?
Liên Âu đang gặp khủng hoảng gì?
Phương Uyên là ai?
GDP của Việt Nam năm 2012 đạt bao nhiêu tỷ?
Thu nhập mỗi đầu người của Singapore là bao nhiêu?
Cơ chế phân bổ tam quyền và đa đảng đa nguyên là gì?
Ông Nguyễn Văn Bình là ai?
Trong tổng số 32 sinh viên của lớp: 1 trả lời trúng 2 câu, 3 trả lời trúng 1 câu và 28 bạn trả lời không đúng câu nào.
Bạn duy nhất trả lời đúng 2 câu là câu 1: biết nói và viết tiếng Anh lưu loát và câu 6: GDP Viêt Nam khoảng 100 tỷ USD.
Những câu trả lời “vui” nhất là:
–          Đường lưỡi bò TQ là món lưỡi bò ngâm đường khoái khẩu người TQ thích;
–          GDP Việt Nam đạt 1 ngàn tỷ đồng;
–          Kim Jong Un là người mẫu nổi tiếng của Hàn Quốc vừa tự tử;
–          Là thành viên của TPP, Việt Nam được phép dự giải bóng đá của Anh;
–          Liên Âu là quốc gia bên Phi đang gặp nạn đói.
–          3 câu trả lời khác nhau về ông Nguyễn Văn Bình: (1) Chủ Tịch Nước (2) Đại gia ngân hàng vừa bị bắt và (3) linh mục xứ đạo Hải Phòng.
Tôi hơi bị sốc vì đây không phải là kiến thức của những công nhân dệt may tại các ổ chuột khu công nghiệp hay nông dân vùng sâu vùng xa; mà là những thành phần được coi như là tương lai của trí thức Việt Nam.
Dĩ nhiên tôi không cần phải bàn ra tán vào.  Nhưng chúng ta bây giờ có thể hiểu tại sao từ vi DCS VN vẫn rất tốt.
Alan Phan
P.S. Tôi đã nói nhiều lần trong các buổi diễn thuyết “nghèo không phải là một cái tội; nghèo là một hoàn cảnh có thể thay đổi”. Tuy nhiên, tội lớn nhất của một con người là ngu dốt. Một người không bao giờ đọc là một người mù chữ dưới bất cứ lăng kính nào.

Ông Bá Thanh đã nghe được 6 vụ liên quan tham nhũng

Khẳng định đã nghe được 6 vụ liên quan tham nhũng, có vụ thất thoát vài nghìn tỷ, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu Ban Nội chính các tỉnh thành phải hành động ngay.
  Trao đổi tại hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính và phòng chống, tham nhũng khu vực phía Nam do Ban Nội chính TƯ tổ chức ngày 29/8 ở TP.HCM, Trưởng Ban Nguyễn Bá Thanh cho hay, nhiệm vụ của Ban Nội chính các tỉnh, thành hết sức nặng nề, nhiều chông gai và đầy thử thách.

Nhảy vào làm ngay

Theo ông Bá Thanh, việc cần làm trước mắt là kiện toàn bộ máy, cán bộ, cơ sở, phương tiện… trong đó, khâu cán bộ có tính chất quyết định. “Nay người này gửi đứa cháu, mai gửi con vào cho đủ nhân sự thì tới lúc làm không đạt yêu cầu, ảnh hưởng công việc chung. Do đó, cần chú ý đến chất lượng cán bộ”, ông Thanh nói.

Nguyễn Bá Thanh, tham nhũng, ban nội chính
Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh: Chống tham nhũng khó nhất là đụng chạm đến người thân, bạn bè, đồng chí… Ảnh: Tá Lâm
Trưởng Ban Nội chính TƯ nhấn mạnh, sau khi ổn định, không cần đợi đủ nhân sự mà phải bắt tay vào làm ngay. “Tôi đã nghe được 6 vụ, có vụ lên đến vài nghìn tỷ thất thoát và đằng sau vụ việc thất thoát ấy là có chuyện tham nhũng. Cho nên, yêu cầu không cầu toàn mà phải nhảy vào làm ngay. Phải hành động quyết liệt và có hiệu quả”.
Ông Nguyễn Bá Thanh nhìn nhận, trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng, chúng ta nói quá nhiều nhưng hành động chưa nhiều, khiến cho người dân hết sức bức xúc. Cho nên, bây giờ phải nói ít làm nhiều, có những việc cứ làm mà không cần phải nói rộn ràng.
“Đã nói là phải làm, đừng để dân mất niềm tin. Nói tham nhũng vặt ngày càng phổ biến, tham nhũng lớn ngày càng tăng lên, đó là dấu hiệu đáng buồn, người dân bức xúc hơn”, ông Thanh khẳng định.
Ông Thanh cho rằng, muốn tạo được niềm tin của người dân thì phải bằng kết quả cụ thể. “Như ở Vĩnh Phúc, trụ sở hoành tráng, phòng làm việc ngon lành, Bí thư tỉnh ủy giao Ban Nội chính giải quyết một vụ việc, Trưởng Ban xuất thân từ kiểm sát nên làm ngon lành các vụ việc. Từ đó Ban Thường vụ tỉnh rất nể mặt và tạo dựng được uy tín”, ông Thanh lấy ví dụ.
Ông Thanh nói, trong chống tham nhũng, cái khó nhất chính là đụng chạm trực tiếp đến người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và không loại trừ cả cấp trên. “Cái này mới vô cùng khó. Chẳng hạn ở Bình Phước, đụng đến cấp trên thì khó khăn. Nếu gặp chuyện như thế thì các đồng chí có động lòng không, có buông tha không vì đụng đến đủ thứ phức tạp và nhiều sự chi phối?”, ông Thanh hỏi đại biểu.
‘Tôi sẽ sát cánh’
Trưởng Ban Nội chính TƯ cho hay, muốn làm tốt công tác chống tham nhũng thì người làm nội chính phải giữ gìn, nhắc nhở cả vợ con phải giữ gìn. “Chứ để người thân cứ ‘để đó chị lo’ thì chết. Chuyện này không phải là không có, tấn công trực tiếp các đồng chí không được thì đi đường vòng qua người thân. Không chỉ là cái phong bì vài triệu mà cả va li”, ông Thanh nói.
Nhiều vụ việc thấy đối tượng quá liều mạng nhưng tìm hiểu sâu mới biết dường như có “ô dù”. Nhiều người vì tâm lý “hi sinh đời bố củng cố đời con” nên chẳng còn sợ gì nữa.
Theo ông Bá Thanh, ngoài việc giữ gìn, cán bộ Ban Nội chính cũng cần có năng lực, có bản lĩnh, phải dám đương đầu với những thế lực bao che cho tham nhũng, những nhóm lợi ích, dựng chuyện, vu khống, gài bẫy, hãm hại, trả thù…
“Mặt trận này dù không có tiếng súng nhưng đầy hiểm nguy. Ở một số địa phương, các DN quan hệ đan xen với lãnh đạo nên đụng vô rất mệt, nên các đồng chí phải thật bình tĩnh chiến đấu, phải đoàn kết lại. Tôi sẽ sát cánh cùng các đồng chí. Nếu ai cảm thấy oải thì cứ chuyển ngành”, ông Thanh chia sẻ.
Chia sẻ những tâm tình như thế, ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Ban Nội chính các tỉnh, thành phát động từ nay đến cuối năm phát hiện ít nhất một vụ việc tham nhũng để xử lý.
“Đừng để những vụ việc nhỏ đem làm báo cáo thành tích. Hành quân và phát động thi đua, tìm kiếm các vụ việc mới, còn vụ cũ phải đôn đốc đưa ra xét xử là chuyện đương nhiên. Phải cùng công an và các ngành theo dõi sát tìm kiếm các vụ việc mới để chấn chỉnh sớm”, ông Thanh đề nghị.
“Nếu nơi nào báo cáo không có chi hết nhưng tôi đưa quân về kiểm tra mà có việc thì bản thân những người trong Ban Nội chính ở địa phương đó phải chịu trách nhiệm, phải kiểm điểm. Các đồng chí có dám làm mạnh như ở Bình Phước hay không?”, ông Thanh nói tiếp.
Do công việc chống tham nhũng hết sức nặng nề nên ông đề nghị những ai đang là Trưởng Ban Nội chính mà kiêm nhiệm phó bí thư “thì về báo cáo xin từ chức đi bởi cơ chế của Ban Bí thư, Bộ Chính trị quy định là không kiêm nhiệm”.
Cuối cùng, ông Bá Thanh cho rằng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, tinh thần là làm được gì thì làm, không nhiều thì ít nhưng không thể không làm. “Khó nhưng vẫn có lời giải. Kiên nhẫn mà tìm cho ra lời giải, đừng để mất tinh thần sớm, giỏi mà không biết đường thì cũng chết, thật thà cũng dễ chết. Trong cái khó cố gắng tìm tòi nghiên cứu, tìm cách để làm chứ cứ ngồi than vãn thì không bao giờ đạt được kết quả”, ông Thanh nói.

Tá Lâm
(VNN)

Vô hiệu hóa lá bài phủ quyết của Nga-Trung

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nỗ lực thuyết phục nhưng vẫn không lay chuyển được các nước Tây phương - REUTERS
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nỗ lực thuyết phục nhưng vẫn không lay chuyển được các nước Tây phương – REUTERS
Nga tìm cách ngăn chận một chiến dịch quân sự trừng phạt Syria,đồng minh cuối cùng của mình tại Trung Cận Đông. Sau ba lần bác bỏ các dự thảo nghị quyết lên án chính quyền Damas thảm sát thường dân mà con số tử vong đã lên hơn 110 ngàn, phủ quyết của Nga và Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An bị vô hiệu hóa trước quyết tâm chính trị của Tây phương.

Tất cả những gì mà Nga có thể phản ứng là … ngồi chờ. Trên đây là nhận định của Kommersant nhật báo được xem là có uy tín nhất tại Nga về khả năng của chính quyền Putin gây sức ép với Mỹ Anh Pháp trong những ngày qua.

Sau hơn hai năm cùng với Trung Quốc làm mưa làm gió tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngăn cản ba nghị quyết lên án chính quyền Syria và đặt cộng đồng quốc tế đứng đầu là Hoa Kỳ vào tình trạng tê liệt, có lẽ đã đến lúc Nga và Trung Quốc gặp cảnh kẻ cắp gặp bà già, vỏ quýt dày móng tay nhọn.

Vào lúc người dân Syria nạn nhân của chế độ Damas gần như tuyệt vọng, mất hết tin tưởng vào các nước phương Tây thì bất ngờ vào ngày 25/08/2013 các hãng thông tấn quốc tế loan báo Hoa Kỳ tăng cường hạm đội khu trục trang bị tên lửa hành trình trong vùng biển Địa Trung hải. Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước khi lên máy bay sang Đông Nam Á tuyên bố quân đội Mỹ đã sẵn sàng chỉ còn chờ lệnh của Tổng thống.

Mặc cho Matxcơva liên tục phản đối, cảnh báo, Washington, Paris, Luân Đôn, Ankara rồi Liên đoàn Ả Rập ở Trung Đông và Canberra ở tận châu Đại dương đòi phải có một giải pháp quân sự để trừng phạt chế độ ở thế kỷ 21 này còn sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân của mình

Tây phương với sự đồng thuận của các quốc gia Ả Rập trong khu vực Trung Đông khẳng định chính phủ Syria là thủ phạm bắn tên lửa có đầu đạn hơi ngạt sát hại 1300 thường dân ở ngoại ô Damas. Một cuộc điện đàm giữa một viên chức Bộ Quốc phòng Syria, với giọng nói hốt hoảng với tư lệnh lực lượng vũ khí hóa học đã bị CIA Mỹ bắt được cho thấy một phần sự thật.

Để trừng phạt, Hoa Kỳ, Anh, Pháp có vũ khí là Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO mà không cần qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như đã có tiền lệ ở Kosovo (Nam Tư cũ) vào năm 1992.

Matxcơva vội vã lên án sáng kiến của Tây phương là vi phạm công pháp quốc tế và sẽ tạo ra hệ quả tàn khốc cho toàn khu vực. Tuy nhiên, theo nhà báo Nga Nina Achmatova thì dù đích thân tổng thống Putin gọi điện thoại cho thủ tướng Anh và Ngoại trưởng Lavrov điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ cũng không lay chuyển được các thủ đô Tây phương. Ngày 26/08 vừa qua, Ngoại trưởng Nga đành phải thú nhận : « Tây phương đã quyết định ».

Tuy nhiên, tối hôm qua 28/08/2013, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông « chưa quyết định ». Tất cả các lực lượng tham chiến gồm không quân, hải quân, phi đạn đã được bố trí nhưng có lẽ phải chờ đến tuần sau vì nhiệm vụ của phái bộ điều tra Liên Hiệp Quốc chưa xong, chính phủ Anh còn chờ biểu quyết của Quốc hội, còn Pháp tuyên bố « không dấn thân một mình ».

Chế độ cha truyền con nối ở Syria đã khai thác mâu thuẫn của Tây phương như thế nào ? Thế cờ dằn co này phải chăng còn kéo dài vì e ngại một ván mới đầy bất trắc hay Tây phương có những toan tính khác, những quyền lợi khác ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị học Đại học Mỹ tại Paris, Ziad Majed và nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận.

RFI : Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp tuần trước tại New York đòi làm sáng tỏ vụ sử dụng hơi ngạt sát hại thường dân tại ngoại ô Damas nhưng bản tuyên bố chung bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Vì sao Mỹ, Anh, Pháp bất lực trước thái độ của hai đồng minh của Syria trong Hội Đồng Bảo An ?

Ziad Majed : Trong thực tế , đây là vấn nạn từ khi xảy ra cuộc cách mạng Syria cách nay hơn hai năm rưỡi. Nga luôn luôn giữ lập trường không khoan nhượng hoặc không thỏa hiệp vì những lý do khác nhau. Maxcơva muốn được trở lại vai vế quan trọng trên sân khấu chính trị quốc tế. Trước đó, có bài học nhượng bộ tại Libya. Bên cạnh đó là Tây phương thiếu cứng rắn trong lập trường đối với Syria, nhờ vậy mà Nga có thể linh động hành xử theo ý muốn của mình.

Vì thế, quan hệ quốc tế rất phức tạp trong vấn đề Syria. Nhưng giờ đây, chúng ta đứng trước một tình trạng ý nghĩa đạo lý và chính trị được đặt trong quan điểm thuần bang giao quốc tế. Tại Syria, đã xảy ra một cuộc thảm sát thường dân nghiêm trọng nhất kể từ vụ Saddam Hussein oanh tạc người Kurdistang tại Irak vào năm 1988. Người ta nói đến 1300 nạn nhân tử vong.

Chế độ Damas đã vượt qua « làn ranh đỏ » mà tổng thống Mỹ Obama đã nói đến cách nay vài tháng. Và nhất là, vụ thảm sát lại xảy ra ngay cửa ngõ thủ đô Damas ngay vào lúc có một phái bộ Liên Hiệp Quốc có mặt tại chỗ mà không có quyền đến tận nơi quan sát và không được chỉ thị của Liên Hiệp Quốc để thương lượng với chính quyền Syria để đi đến tận nơi.

RFI : Lẽ nào Damas lại dám sử dụng vũ khí hóa học ngay vào lúc phái bộ Liên Hiệp Quốc đã tới Syria ? Phải chăng đây là một thái độ thách thức hay chính quyền Damas nghĩ rằng họ muốn làm gì thì làm ?

Ziad Majed : Đúng như thế. Một mặt chế độ tin rằng họ có thể toàn quyền hành động vì quốc tế do dự và vì họ có hậu thuẫn của Nga và Trung Quốc. Mặt khác, đây không phải là chiến thuật mới. Chế độ Syria, từ thời cha của Bachir al Assad (Hafez al Assad) luôn luôn biện minh các hành động của họ và luôn luôn thách thức nghị lực chính trị của cộng đồng quốc tế dù ở cấp vùng và quốc tế trong thời điểm có vẻ quái lạ.

Chúng ta còn nhớ những vụ khủng bố ám sát cách nay vài năm tại Liban (nạn nhân là những người chống lại ảnh hưởng của Syria trong đó có thủ tướng Hariri). Có những vụ ám sát xảy ra đúng vào ngày Hội Đồng Bảo An họp bàn về tiến trình điều tra lúc đó đang diễn ra tại Liban để truy tìm thủ phạm. Chế độ Damas luôn chứng tỏ với quốc tế là không bao giờ lùi bước và có thừa khả năng tiếp tục thực hiện những kế hoạch của họ.

Đa số người lãnh đạo tại Damas tin rằng Hoa Kỳ không đủ nghiêm túc để tiến tới và viện lẽ có sự chống đối của Nga để không hành động. Trong khi đó thì Paris và Luân Đôn, tuy dứt khoát hơn Washington để chấm dứt tình trạng thảm sát ở Syria nhưng lại không đủ phương tiện để hành động nếu không có Mỹ yểm trợ hỏa lực.

Tóm lại, cho đến hôm nay, chế độ Damas khai thác các mâu thuẫn trong nội bộ Tây phương. Nhờ những mâu thuẫn này họ không bị trừng phạt và đã gây ra cái chết cho hơn 100.000 nạn nhân, có thể nhiều hơn vì có ít nhất 200.000 người mất tích hoặc bị giam cầm.

RFI : Do lý do gì mà suốt một năm qua Washington chần chờ không can thiệp ? Cách nay một năm, tổng thống Obama cảnh báo là có một “đường ranh đỏ” mà Syria vượt qua là sẽ bị trừng phạt. Mỹ ngại phe nổi dậy tại Syria, một khi chiếm được chính quyền, không ủng hộ quyền lợi của Mỹ?

Ziad Majed : Tôi không tin như vậy. Lập luận biện minh của Hoa Kỳ biến đổi theo thời gian. Lúc đầu, người ta lý giải rằng Barack Obama chán ngán hồ sơ Trung Đông. Sau cuộc chiến tại Irak và Afghanistan, lãnh đạo Mỹ không muốn can thiệp quân sự. Ông có can thiệp vào Libya nhưng không lãnh đạo liên minh quốc tế.

Giờ đây, Mỹ có nhiều quan tâm chiến lược trong vùng. Một mặt là đàm phán giữa Israel và Palestine được mở lại. Bên cạnh đó là tình hình Ai Cập, đồng minh chính của Washington trong khu vực. Rồi an ninh của Israel mà Hoa Kỳ không muốn bị đe dọa.

Hoa Kỳ không muốn xảy ra tình trạng bất ổn định nhất là Iran có thể khai thác và lôi kéo một số thành viên Al Qaida hoặc những nhóm đang bị Hoa Kỳ truy diệt lao vào vòng chiến. Dĩ nhiên , nếu các nhóm này tự sát hại lẫn nhau thì cũng tốt thôi.

Thật ra thì ở Washington, phe “chính trị thực dụng” không nhìn hồ sơ Syria ở khía cạnh đạo đức. Thêm vào đó, trong số các lập luận ban đầu, họ nói là không biết rõ thay thế chính quyền Damas hiện nay bằng những nhân vật như thế nào. Tiếp theo đó thì có những toán “thánh chiến hồi giáo” xâm nhập. Bây giờ thì người ta nói là không biết đường lối chính trị của một chính quyền mới (trong trường hợp lật đổ chế độ al Assad).

Tất cả những lý do này làm cho toàn khu vực này xa rời Hoa Kỳ. Trong khi đó, Mỹ có những ưu tiên của họ và cho đến bây giờ không quan tâm đến con số 110.000 người đã chết tại Syria.

Nga và Trung Quốc không cản trở được Tây phương nhưng liệu Tây phương có hỗ trợ được gì cụ thể cho người dân Syria đang tuyệt vọng? Cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ đã biến thành nội chiến khốc liệt giữa hai hệ phái đạo Hồi, một bên là chính quyền Syria thuộc hệ phái Chi-it với Iran đứng sau lưng và bên kia là phe đối lập Suni với Ả Rập Xê Út yểm trợ để ngăn chặn ảnh hưởng của chính quyền hồi giáo Teheran.

Bản thân ba cường quốc Mỹ, Anh và Pháp cũng có những quyền lợi khác nhau trong khu vực. Nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận tại Paris phân tích :

“ Hoa Kỳ chần chờ vì có lợi hơn ….. do thời cơ chưa chín muồi. Trừng phạt Syria dùng vũ khí hóa học sát hại dân lành … là đúng. Làm cho uy quyền tổng thống Bachar al Assad suy yếu là đúng, nhưng theo quan điểm của Mỹ, chế độ Bachar al Assad sụp đổ là điều nguy hiểm. Phe Al Qaida tức al Nostra tham chiến đánh al Assad sẽ mạnh trong khi đó Mỹ chưa đào tạo xong lực lượng quân sự thân Hoa Kỳ….”
Tú Anh (RFI)

Thời điểm và chiến thuật tấn công Syria

Mùi thuốc súng như đang phảng phất ở Địa Trung Hải, quanh 5 chiến hạm của Hoa Kỳ và Anh quốc có mặt sẵn sàng ở nơi đó từ nhiều ngày nay. Cuộc tấn công Syria chỉ còn là vấn đề thời gian và phương thức, tin từ Washington đồng loạt cho biết như vậy.
Vậy câu hỏi không còn là có hay không, mà là bao giờ và bằng cách nào. Tuy nhiên ngày thứ năm có những diễn tiến dồn dập, khiến hành động quân sự được hoãn lại.
Hôm thứ tư Anh quốc đã nạp dự thảo nghị quyết về Syria lên Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nội dung lên án Syria sử dụng vũ khí hoá học và đòi Liên Hiệp Quốc thực hiện trách nhiệm bảo vệ thường dân.  Nga lập tức phủ quyết hành động quân sự trừng phạt chế độ Bassar al-Assad, một phản ứng được biết trước.
5 nước hội viên thường trực của Hội đồng Bảo An họp lại về vấn đề Syria vào lúc 2:30 chiều thứ năm, giờ New York.
Thủ tướng Anh Cameron triệu tập quốc hội để xin ý kiến về việc hỗ trợ Hoa Kỳ trong hành động quân sự đối với Syria. Ngày thứ năm ông tuyên bố ngụ ý đang chờ kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc từ Syria.
Tại Hoa Kỳ một số nghị sĩ và dân biểu thúc giục Tổng thống Obama liên lạc với quốc hội về vấn đề hành động quân sự đối với Syria. Toà Bạch ốc trả lời vẫn thường xuyên liên lạc với giới lãnh đạo quốc hội để thông báo mọi diễn tiến hành động của hành pháp và tham khảo ý kiến quốc hội về vấn đề Syria.
Tin tức từ Ngũ Giác đài từ thứ ba đều nói quân Mỹ sẽ tấn công trong một hai ngày tới, nhưng Tổng thống Obama vẫn chưa tuyên bố điều gì chính thức, mặc dù Tổng trưởng quốc phòng Chuck Hagel xác định quân lực đã sẵn sàng hành động lập tức ngay khi có lệnh của Tổng thống. Washington dường như còn chờ một tín hiệu nào đó từ Liên Hiệp Quốc hay từ trong nội địa Syria.
Cuộc tấn công nếu diễn ra chắc chắn sẽ phát xuất từ bốn khu trục hạm lớp Arleigh-Burke là USS Mahan, Gravely, Barry và Ramage thuộc Hạm đội 6 của Hoa Kỳ, (chiếc khu trục hạm hạng Arleigh-Burke thứ sáu là USS Tout đang trên đường tới tăng cường) và một tàu ngầm nguyên tử của Anh, có thể còn có cả hai tàu ngầm nguyên tử Florida và Ohio của Mỹ đang có mặt tại Địa Trung hải.  Các chuyên gia quân sự dự kiến hải quân đệ lục hạm đội và hải quân Hoàng Gia Anh sẽ sử dụng hoả tiễn Tomahawk là vũ khí chính yếu để oanh kích các mục tiêu chiến lược trên khắp Syria, sau đó không quân có thể được sử dụng để oanh tạc tiếp vào các mục tiêu xa bờ Địa Trung Hải hơn. Tuy nhiên tối thứ tư, nguồn tin từ Ngũ giác Đài cho hay việc sử dụng không lực có thể được loại  khỏi kế  hoạch hành quân. Tin này không kiểm chứng được.
uss-mahan
Khu trục hạm USS-Mahan
Photo Wkipedia Commons
Trong khi đó tin tình báo của Israel cho hay không quân Mỹ đã hoàn tất cuộc tập trung các phi cơ oanh tạc tàng hình B-1B và chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptors tại căn cứ chính ở Qatar trong 24 giờ qua. Tất cả là ba phi đoàn không được lệnh tham chiến,  nhưng trực chiến tại đó. Không quân Hoàng Gia Anh cũng đưa phi cơ vận tải C-130 và các phi đội oanh tạc chiến đấu Typhoon tử châu Âu bay sang tập trung tại căn cứ Akrotiri của Anh ở cực nam Cyprus, cách Damascus gần 350 km. Qua thứ năm bộ quốc phòng Anh tuyên bố lực lượng không quân này đến để “bảo vệ quyền lợi của Anh trong khu vực.”
Tin tình báo Israel cũng cho biết Syria từ hôm thứ ba đã phân tán mỏng các lực lượng lục quân, không quân rải rác khắp trong nước. Phi cơ chiến đấu, trực thăng chiến đấu, xe tăng được phân tán và kéo vào các hầm trú ẩn kiên cố. Các kho vũ khí hoá học thì vốn đã được cất kỹ dưới những tầng hầm kiên cố ở nhiều nơi. Các bộ chỉ huy quân sự ở Homs, Hama, Latakia và Aleppo cũng được tách nhỏ ra và  phân tán, sau khi tình báo Nga cho Syria biết đó là những mục tiêu tấn công.
Như vậy cuộc oanh kích bằng hoả tiễn Tomahawk mà không có cuộc oanh tạc của không quân tiếp sau, sẽ không gây được thiệt hại đáng kể về vũ khí và quân dụng cũng như nhân lực cho quân đội Syria. Đánh phá hạ tầng cơ sở không hoàn thành được mục đích của một hành động quân sự, trong khi Ngũ Giác Đài cũng loại trừ kế hoạch oanh tạc các kho vũ khí hoá học của Syria, vì hành động như vậy sẽ gây tổn thất nhân mạng khủng khiếp cho người dân Syria khi các loại hơi độc phát tán lập tức vào không khí sau khi trúng bom.
Sang ngày thứ năm có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc tấn công được hoãn lại, với những diễn tiến xảy ra dồn dập quanh chuyện tấn công quân sự vào Syria.
Thủ tướng Anh tuyên bố với quốc hội ông tin rằng chế độ Damascus ra lệnh tấn công bằng vũ khí hoá học, nhưng lại nói không chắc chắn 100%.  Thủ tướng David Cameron đang đối diện cuộc tranh đấu gay cấn để quốc hội chuẩn thuận biên pháp quân sự cho Syria, trong khi đảng đối lập chính nói họ sẽ bỏ phiếu chống.
Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel và phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, đô đốc James Winfield Jr. sắp điều trần về vấn đề Syria với giới lãnh đạo quốc hội bằng hình thức hội thoại vô tuyến,  với những lượng định tình báo liên quan. Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice và Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper cũng tham dự cuộc điều trần qua vô tuyến, vì nhiều vị dân cử còn đang nghỉ hè.
Nga loan báo sẽ điều động một tàu chống tàu ngầm và một tuần dương hạm có trang bị hoả tiễn đến Địa Trung Hải trong khi phương Tây đang chuẩn bị tấn công Syria.  Hải quân Hoa Kỳ đưa thêm khu trục hạm thứ năm USS Stout đến hải phận phía Đông của Địa Trung Hải. Các chiến hạm Anh Mỹ có thể bất cứ lúc nào tiến vào hải phận  Israel, Li-Băng, hai nước giáp ranh Syria ở phía đông, bờ biển Li-Băng cách Damascus chưa tới 100 km.
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon cho biết toán chuyên viên điều tra của Liên Hiệp Quốc sẽ đệ nạp báo cáo trong tuần này.
Điện Kremlin loan tin Tổng thốn
uss-cape-st-george
Tàu USS Cape St. Geroge phóng hoả tiễn hành trình Tomahawk – Photo Wikipedia Commons
g Nga và Thủ tướng Đức đồng ý là phúc trình của toán điều tra của Liên Hiệp Quốc từ Syria về cần được chuyên viên của Liên Hiệp Quốc giám định. Kremlin cũng cho hay Tổng thống Putin và Tổng thống Iran Hassan Rowhani điện đàm với nhau, đồng ý rằng không một ai được phép sử dụng vũ khí hoá học, nhưng cùng phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào xứ đồng minh Syria của họ.
Truyền thông Nhà nước Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ và đồng minh đang hành xử cùng lúc như quan toà, phụ thẩm và người thi hành pháp luật. Tổng thống Pháp Francois Hollande, sau phiên họp với tổ chức kháng chiến chính yếu của Syria Ahmad al-Jarba, tuyên bố thế giới phải hành động để chặn đứng bạo lực tại Syria. Trong khi đó phát ngôn viên chính phủ Pháp tuyên bố kế hoạch của phương Tây để trả đũa Syria không dễ thực hiện.
Tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran Hassan Firouzabaldi tuyên bố mọi hành động quân sự chống Syria sẽ đưa Israel vào lò lửa.  Tổng thống Israel Shimon Peres tuyên bố Israel không liên can đến cuộc xung đột ở xứ láng giềng Syria, những sẽ phản ứng bằng tất cả sức mạnh nếu Israel bị tấn công.
Việt-Long

2013-08-29

New York Times lại bị tin tặc tấn công

Trụ sở báo New York Times
Trang mạng NYTimes.com bị tấn công hai lần trong một tháng
Báo New York Times phiên bản điện tử lại bị tin tặc tấn công lần thứ hai trong tháng.

Trên trang Facebook của mình, ban quản trị tờ báo nói đang nỗ lực khôi phục lại trang điện tử, bị tin tặc đánh sập từ 15:00 thứ Ba giờ địa phương (02:00 sáng 28/8 giờ Hà Nội).

Trước đó, tờ báo cũng bị tấn công làm tê liệt hôm 14/8.

Giới chuyên gia nói một nhóm tin tặc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tổ chức vụ tấn công hiện tại.

Website NYTimes.com được nói đã hoạt động trở lại một phần sau ba tiếng đồng hồ, nhưng cho tới 9:00 sáng thứ Tư 28/8 giờ Hà Nội, truy cập vẫn hết sức khó khăn.

Để khắc phục, ban biên tập đã đăng bài trên trang Facebook và một website phụ.

Mark Frons, người phụ trách thông tin của tờ báo, nói với các nhân viên New York Times rằng vụ tấn công là do nhóm Quân đội Điện tử Syria, vốn ủng hộ ông Assad, hoặc “ai đó đang rất cố gắng để cho giống họ”, thực hiện.

Ông cảnh báo các nhân viên “thận trọng khi gửi email cho tới khi tình hình được giải quyết”.

Các chuyên gia an ninh nói có đủ bằng chứng rằng nhóm tin tặc nói trên đã gây ra sự cố này.

Ken Westin, chuyên gia an ninh mạng thuộc Tripwire, nói với BBC: “Trang miền NYTimes.com chỉ về trang SyrianElectronicArmy.com nối với một địa chỉ IP ở Nga, do vậy đây rõ ràng là tấn công tin tặc”.

Tấn công liên tiếp

Nhóm Quân đội Điện tử Syria cũng nói đã tấn công vào trang thông tin liên lạc của ban quản trị mạng xã hội Twitter.

Gần đây, các trang mạng của Washington Post, CNN và Time đều bị tấn công trong các vụ được cho là do người của nhóm tin tặc nói trên thực hiện.

Ông Westin nhận xét: “Các cuộc tấn công vào các trang tin dường như đang gia tăng và chuyển dịch từ hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DD0S) đơn giản sang hình thức chiếm lĩnh cả trang, và nếu tin tặc thành công thì hàng triệu người sử dụng các website như NYT sẽ bị ảnh hưởng”.

Giống như lần đầu tiên New York Times bị tấn công, lần này Wall Street Journal – đối thủ của NYT, cũng bỏ chặn dịch vụ và cho phép độc giả được vào đọc tin miễn phí.

Hồi tháng 1/2013, New York Times cho hay tin tặc đã đột nhập và ăn cắp password của 53 nhân viên sau khi báo này đăng bài về tài sản của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

Michael Fey, giám đốc công nghệ của hãng an ninh mạng McAfee, cho rằng chừng nào báo chí còn đăng tải tin tức và ảnh hưởng dư luận thì vẫn còn là mục tiêu của tin tặc.
(BBC)

Song Chi – Chỉ khen, không được chê

Nhảy nhổm lên khi bị chê
Nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” với bút danh Thảo Hảo, có viết một bài “Ai cho mầy chê con tao xấu?” rất thú vị. Hình như nếu tôi nhớ không lầm, bài tản văn đó ra đời nhân dịp một bộ phim bị báo chí chê và nhà đạo diễn của bộ phim đó nhảy nhổm lên thì phải.

Ấy vậy mà nhiều năm sau, cái tính nhảy nhổm lên khi bị chê ấy, vẫn cứ diễn ra, mới đây nhất là trường hợp một ca sĩ tự xưng là Mít-tơ gì đó, và nghe đâu còn được phong (chả biết ai phong) là “ông hoàng nhạc Việt”, khi bị một nhạc sĩ lớn tuổi nhận xét thẳng thừng về giọng ca của mình.

Tôi không muốn bàn nhiều về câu chuyện đang làm nóng một số trang báo và trên mạng về văn hóa ứng xử của một thiểu số trong giới nghệ sĩ, showbiz Việt này, cũng không muốn lạm bàn về ca khúc, giọng hát, phong cách hát của ngày xưa trước 1975 (chủ yếu nói đến ca khúc, nhạc sĩ, ca sĩ ở miền Nam) và bây giờ.

6832271116_305.jpg
Trang bìa tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” của Nhà văn Phan Thị Vàng Anh với bút danh Thảo Hảo.

Điều tôi muốn nói đến ở đây là cái tính không thích nghe chê ấy hình như không chỉ ở một vài cá nhân, cho dù không phải ai khi bị chê cũng phản ứng theo kiểu như ca sĩ Mít-tơ gì đó. Mà cái tính không thích nghe chê bai ấy dường như có ở rất nhiều người Việt mình.

Còn nhớ câu chuyện về một blogger Mỹ có tên Matt Kepnes đi du lịch sang VN, sau đó viết bài chê “Why I’ll never return to Vietnam?” đăng trên tờ Huffingtonpost vào ngày 30 tháng Một, 2012. Sau khi một số tờ báo VN đăng tải lại bài viết này, với cái tựa tiếng Việt là “Cho tiền cũng không quay lại VN” thì bên dưới bài báo lẫn trên các trang mạng xuất hiện làn sóng phản pháo.

Đa số là người VN, cảm thấy tự ái đùng đùng vì những lời chê bai, liền không tiếc lời phản bác, thậm chí “mắng mỏ” anh chàng Matt Kepnes, mà không chịu suy ngẫm xem những điều người ta nhận xét về ngành du lịch, về con người VN có đúng không.

Một ví dụ khác, ông Joel Brinkley, Giáo sư chuyên ngành báo chí tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, viết một bài bình luận đăng trên tờ Chicago Tribune ngày 29 tháng Một, 2013, trong đó ông phê phán thói quen ẩm thực (ăn thịt chó, thịt thú rừng…) cùng tính cách của người VN. Giáo sư này cho rằng thói quen ăn thịt nhiều khiến người Việt trở nên hung hăng (aggressive) và trong quá khứ VN luôn luôn là một quốc gia hung hăng so với các nước láng giềng.

Bài bình luận đã nhận được phản ứng rất mạnh từ người Việt trong và ngoài nước, đến nỗi vào đầu tháng Hai, 2013, ban biên tập của Chicago Tribune đã phải đăng đính chính, xin lỗi vì đã đăng bài của ông Brinkey. Người Việt còn gửi thỉnh nguyện thư với hàng ngàn chữ ký yêu cầu trường Stanford đuổi việc Giáo sư Brinkey.

Tất nhiên, bài bình luận của ông Brinkey đáng để người VN giận dữ vì mang tính kỳ thị và được viết một cách hoàn toàn cảm tính, không có cơ sở khoa học, lại không chính xác về lịch sử. Nhưng trong vô số ý kiến phản hồi gửi vào trang mạng của tờ Chicago Tribune hay trên những trang báo, mạng trong nước, nếu chúng ta không kềm chế và có những lời nóng giận, mạt sát ông Giáo sư kia thì chẳng phải chúng ta đang vô tình chứng minh nhận xét “người VN hung hăng” của ông ta là đúng hay sao.

“Ở đâu mà chả vậy”
Nếu bạn là người VN, bạn nói đến những cái xấu, tệ hại của xã hội, của chế độ cũng vậy, sẽ có những người nhảy vào với những luận điệu quen thuộc như: Tham nhũng à, ở đâu mà chả có tham nhũng, tình trạng tội phạm ngày càng tăng ư, nói cho mà nghe nhé, VN mình còn ổn định hơn khối nước, không có khủng bố, không có chiến tranh, không có nã súng giết người hàng loạt, cứ thử nhìn sang Mỹ xem… Hoặc, bạn là ai, có phải là người VN không, sao lại dám mở mồm chê bai, xúc phạm đến đất nước, dân tộc VN? Thật khó mà tranh luận với những luận điểm đánh đồng “ở đâu mà chả vậy”, hoặc đánh đồng giữa đảng, nhà nước với dân tộc, tổ quốc!

Tuy nhiên, nếu nói đến những cái xấu của chế độ hay xã hội, dù sao bây giờ cũng ngày càng có nhiều người đồng tình với bạn. Nhưng nếu cứ thử viết bài mà nói đến những thói hư tật xấu, nhược điểm của đồng bào là dễ bị mọi người ném đá lắm.

Còn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật càng phiền hơn. Từ văn học, thơ ca, âm nhạc cho đến hội họa, phim ảnh…ở VN bây giờ dường như đều thiếu vắng những cây bút phê bình có uy tín, có trình độ chuyên môn, sắc sảo, thẳng thắn chỉ ra những cái dở, cái tệ của tác phẩm, của người sáng tác, người biểu diễn.

Trên mặt báo, những nhà báo đi viết về những lĩnh vực này không phải ai cũng có hiểu biết vể chuyên môn, ví dụ như nhà báo đi viết về điện ảnh không phải ai cũng học/làm về điện ảnh nên khi viết về một bộ phim chẳng hạn, hầu hết chỉ là giới thiệu nội dung, khen một tí, chê nhẹ nhẹ một tí, thế là xong. Chê mạnh, thể nào cái đám làm phim cũng sừng sộ lên bảo sao không giỏi làm phim đi, hoặc anh/chị không hiểu gì về phim của tôi, rồi nhà sản xuất, đạo diễn cạch mặt không chơi, không mời đi xem phim mới nữa, lấy gì mà viết?

Âm nhạc cũng thế. Nhà báo nếu không phải là nhạc sĩ, không học chuyên môn về âm nhạc, dù có thể có tai nghe, thẩm thấu tốt về âm nhạc, nhưng đố dám bảo đụng vào những ổ kiến lửa tự xưng là “ông hoàng, bà chúa” nhạc Việt với lại di-va di-viếc kia, cùng hàng lũ fan hùng hậu của họ. Nên cứ viết những gỉ vui vui hiếu hỉ, khen nhau cho nó lành. Thế là người ta càng quen được nghe khen, càng tưởng mình tài năng lớn, cộng với bao nhiêu sự hâm mộ của quần chúng…đến khi một ai đó chê thẳng một cái là có chuyện.

Nhìn rộng ra, cái nước mình bây giờ trong mọi lĩnh vực đều cần có những “nhà phê bình” có uy tín, có trình độ, dũng cảm, từ văn hóa nghệ thuật, y tế, giáo dục, kinh tế và cả cái chính phủ này. Chính vì không có ai giám sát, phản biện, chất vấn, chê bai nên mọi thứ mới thành ra hỗn loạn đến vậy.

Và cũng chẳng khác gì cái anh ca sĩ kia, nhà nước VN khi bị nghe những lời phản biện thẳng thừng là “chạm nọc” ngay, khi có ai đó lên tiếng đề nghị thành lập đảng phái, tổ chức chính trị đối lập để giám sát những chính sách, việc làm sai lầm của nhà cầm quyền, tất cả vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc…là lập tức cho truyền thông báo đảng xúm vào đánh hội đồng, tiếp theo là còng số 8, là nhà tù, là bịt miệng…ngay.

Một con người dù có một ít tài năng đi nữa mà chỉ thích nghe khen, không thích bị chê thì rất khó tránh sai lầm, khó tiến xa. Một nhà nước, một dân tộc cũng vậy thôi.

Song Chi
2013-08-29
(RFA)

Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ

Bùi Viện (1839 – 1878)
 
Theo Nguyễn Q. Thắng, trong “ Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam” NXB Khoa học Xã hội, năm 1992 cho rằng Bùi Viện là nhân vật xuất ngoại Đầu tiên vận động bang giao với nước Mỹ. Ông hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách, nhà ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19, làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Quê làng Trình Phổ, tổng An Hồi, Trực Định, thuộc Kiến Xương, Nam Định

Đường khoa cử và xuất chính làm quan


BuiVien_Grant
 
Bùi Viện  năm 1856 đỗ Cử nhân. năm 1871 ông nhận nhiệm sở giúp Lê Tuấn, Tham tri Bộ Lễ ra Bắc dẹp loạn. Công việc hoàn thành, ông trở về Huế. Bùi Viện được Doãn Khuê, Doanh điền sứ Nam Định mời ra giúp việc khai hoang, lấn biển.

Năm 1873, trước khi vua Tự Đức buộc phải ký Hiệp ước Giáp Tuất ( 15 tháng 3 năm 1874) nhượng bộ nhiều yêu sách của thực dân Pháp và nguy cơ mất cả nước đã nhỡn tiền, triều đình đã chủ trương tìm kiếm những đối trọng khác ở nước ngoài để chấn hưng đất nước và cứu vãn họa xâm lăng của thực dân Pháp. Bùi Viện đã lãnh nhận sứ mạng sang Mỹ do sự tiến cử của một viên đại thần trong triều với Vua Tự Đức. Bùi Viện lúc đó đang được xem như là một nhà kinh bang tế thế, có công lớn trong việc xây dựng cảng Hải Phòng, lập ra Tuần dương quân (lực lượng hải quân thường trực) gồm 200 chiến thuyền và 2.000 quân thủy thiện chiến và lập ra hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển.

Sang Mỹ  tìm đồng minh giao hiếu

Từ cửa biển  Thuận An ở kinh đô Huế, Bùi Viện xuống thuyền ngược ra Bắc vào tháng 7 năm Quý Dậu (tháng 8 năm 1873) và 2 tháng sau thì đến Hong Kong lúc đó đã là nhượng địa của nước Anh và là đầu mối giao thông nối châu Á với thế giới phương Tây. Tại đây Bùi Viện đã kết giao được với viên lãnh sự Hoa Kỳ lai Tàu nên 2 bên giao thiệp được. Được biết ý đồ của Bùi Viện, viên lãnh sự đã viết thư giới thiệu với một nguời ở Hoa Kỳ có khả năng giúp ông tiếp cận với nguyên thủ của quốc gia này.

Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama, Nhật Bản để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại ở đó mất một năm vận động mới gặp được Tổng thống Abraham Lincoln (nhiệm kỳ 1861- 1865). Lúc này Pháp và Mỹ đang kình nhau trong chiến tranh ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp.

Texas nổi dậy chống Mexico và sau đó đã được sáp nhập vào Hoa Kỳ. Những tranh chấp về đất đai, lãnh thổ với nước Mỹ đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh Mỹ-México (1846-1848) với thất bại nặng nề thuộc về México. Năm 1848, Hiệp ước Guadalupe-Hidalgo được ký kết, theo đó México mất tới 1/3 diện tích lãnh thổ cho Hoa Kỳ. Những năm 1860, México phải đối mặt với sự xâm lăng của nước Pháp. Công tước Ferdinand Maximilian của Áo (thuộc dòng họ Habsburg) được chọn để trở thành vua của Đế chế México Thứ hai. Tuy nhiên chính thể phong kiến này cũng chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn ngủi.

Chính vì  Mỹ và Pháp mâu thuẫn, nên trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), Pháp dự tính công nhận Confederacy (phe miền Nam ly khai) chống lại Tổng thống Lincoln lãnh đạo Liên bang U.S.A. (miền Bắc) về vấn đề “kỳ thị người Da đen”, nhưng ngay trong nước Pháp, Laboulaye, giáo sư đại học Paris và  các người cấp tiến khác đã viết các sách nhỏ phản đối, nên Pháp do dự và sau đó bỏ hẳn ý nghĩ công nhận miền Nam. Đồng thời Laboulaye vận động thiết kế Tượng Nữ thần Tự do trao tặng nước Mỹ.

Thật là đáng tiếc, Bùi Viện không mang theo quốc thư nên Tổng thống Lincoln không thể có một cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam.

Sau đó, có được quốc thư của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Nội chiến kết thúc, Tổng thống Lincoln bị ám sát, nước Mỹ đang bị xáo trộn nên Tổng thống Ulysses Grant khước từ sự cam kết giúp Việt Nam đánh Pháp.

Bùi Viện lại trở  về nước, vừa đặt chân lên bờ thì nghe tin mẹ từ trần nên về quê cư tang. Ba tháng sau Bùi Viện lại được triệu về kinh đô giữ chức Thương chánh tham biện rồi chuyển sang chức Chánh quản đốc nha Tuần hải . Chẳng bao lâu Bùi Viện mất đột ngột ở tuổi chưa đầy 40.

Đánh giá

Hành trạng cũng như  tư tưởng của Bùi Viện thường được ví và xếp chung vào lớp sĩ phu có tư tưởng canh tân như Phạm Phú Thứ , Nguyễn Lộ Trạch , Nguyễn Trường Tộ .

Vua Tự Đức đã có  lời phê: “ Trẫm đối với ngươi chưa có ân nghĩa gì, mà ngươi đã coi việc nước như việc nhà, không quản xa xôi lo lắng, quỉ thần ắt cũng chứng cho”

Lịch sử  đã coi ông là người Việt Nam đầu tiên  đặt chân lên đất nước Mỹ.

Lê Kim (1821–1866)

Nhưng trong cuốn sách “Con đường Thiên lý” (NXB Văn hóa – Thông tin), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm, có  một người Việt đã thực hiện một chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ như một cao bồi thực thụ.

Từ một người đi tìm vàng ở California, Lê Kim đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ, sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất, từ Hương Cảng đến Anh, Hà Lan, Pháp. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó.

Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố  New Orleans, Louisiana (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm  đường về cố hương.

Du thuyền tới California vào lúc bắt đầu Cơn sốt vàng

Cơn sốt vàng California (California Gold Rush 1848 – 1855 ) bắt đầu tháng 1 năm 1848, khi James W. Marshall phát hiện vàng ở Sutter’s Mill , Coloma, California. Thông tin về việc tìm vàng đầu tiên từ những người ở Oregon , Sandwich Islands ( underline”>Hawaii), và Mỹ La tinh, họ là những người đầu tiên đổ xô đến bang California vào cuối năm 1848. Khi tin này lan ra, khoảng 300.000 người đã đến California từ khắp nơi trên nước Mỹ và từ nước ngoài. Trong số đó, khoảng phân nửa là đến bằng đường biển và nửa đến từ miền đông bằng California Trail và tuyến sông Gila.

Những người tìm vàng đầu tiên được gọi là ”forty-niners”, đến California bằng thuyền buồm và bằng covered wagons xuyên qua lục địa, thường phải chịu nhiều gian khổ trong chuyến đi. Trong khi phần lớn những người mới đến là người Mỹ, cơn sốt vàng cũng thu hút hàng ngàn người từ Mỹ Latin, châu Âu, châu Úc và châu Á. Ban đầu, những người tìm kiếm đã đãi vàng từ các con suối và lòng sông với các kỹ thuật đơn giản, như đãi, và sau đó phát triển các phương pháp chiết vàng tinh vi hơn và sau này được cả thế giới áp dụng. Vàng có giá trị hàng tỷ dollar Mỹ theo thời giá hiện nay đã được khai thác được, dẫn đến sự giàu có cho một số người, nhiều người trở về quê với vẻn vẹn một chút vàng có giá trị chỉ cao hơn lúc họ mơi bắt đầu.

Hiệu ứng của cơn sốt vàng California khá quan trọng. San Francisco phát triển từ một ngôi làng lều trại thành một boomtown, và đường sá, nhà thờ, trường học và các thị trấn khác đã được xây dựng. Một hệ thống luật lệ và chính quyền đã được tạo ra, dẫn đến sự gia nhập của California là tiểu bang thứi 31 của Hoa kỳ vào năm 1850 với thủ phủ là Sacramento và từ đó California có nickname là “Tiểu bang Vàng” (Golden State). Các phương thức vận tải đã phát triển khi tàu hơi nước đã được đưa vào hoạt động thường xuyên và đường sắt đã được xây dựng. Công việc kinh doanh nông nghiệp, lĩnh vực tăng trưởng chính của California đã được bắt đầu trên một quy mô rộng khắp bang.

Sau khi đến Mỹ, Trần Trọng Khiêm cải trang thành một người Trung Hoa tên là Lê Kim rồi gia nhập đoàn người đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về thành phố San Francisco, California và làm ký giả cho tờ Daily News 2 năm. Cuộc phiêu lưu của Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại.

Trong cuốn sách La Rueé Vers L’or của tác giả Rene Lefebre (NXB Dumas, Lyon, 1937) có kể về con đường tìm vàng của Lê Kim và những người đa quốc tịch Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Mexico… Họ gặp nhau ở thành phố New Orleans,A tiểu bang Louisiana vào giữa thế kỷ 19 rồi cùng hợp thành một đoàn đi sang miền Viễn Tây tìm vàng.

Thời đó, “Wild West” (miền Tây hoang dã) là cụm từ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông đã tham gia đoàn đào vàng do một người ưa mạo hiểm người Canada tên là Mark lập nên.

Để tham gia đoàn người này, tất cả các thành viên phải góp công của và tiền bạc. Lê Kim đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Đoàn có 60 người, nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý và tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ, ông được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn các thứ tiếng trong đoàn, gồm tiếng Hà Lan, tiếng Trung, tiếng Pháp. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết một thứ tiếng nữa là tiếng Việt Nam, nhưng không cần dùng đến. Lê Kim nói ông không phải người Hoa, nhưng đất nước nằm ngay cạnh nước Tàu.

Ông và những người tìm vàng đã vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là “Oh! Suzannah”:

–  “Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa em! Anh đi Cali đào vàng. Đợi anh hai năm, anh sẽ trở về. Mình cùng nhau cất ngôi nhà hạnh phúc”.

Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và  rắn độc đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn.
Trong đoàn, Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử tế nên rất được kính trọng. Nhưng đó đúng là một chuyến đi mạo hiểm, khiến già nửa thành viên trong đoàn chết vì vất vả, đói khát và nguy hiểm dọc đường đi.

Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn liếng, Lê Kim quay trở lại San Francisco. Vào giữa thế kỷ 19, nơi đây còn là một thị trấn đầy bụi bặm, trộm cướp. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening.

Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San Francisco, trong đó ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho rằng, các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa không gì cứu vãn được.

Nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở thư viện Đại học California. Đặc biệt, trong số báo ra ngày 8/11/1853, có một bài báo đã kể chi tiết về cuộc gặp giữa Lê Kim và vị tướng Mỹ John A. Sutter. Tướng Sutter vốn trước là người có công khai phá thị trấn San Francisco. Khi Lê Kim mới đến đây, ông đã được tướng Sutter giúp đỡ rất nhiều. Sau khi bị lật đổ, Sutter đã bị tâm thần và sống lang thang ở khắp các bến tàu để xin ăn, bạn bè thân thiết đều không đoái hoài đến.

Khi tình cờ gặp lại, Lê Kim đã cho vị tướng bất hạnh 200 Mỹ kim. Ông đã chê trách thái độ hững hờ, ghẻ lạnh của người dân San Francisco và nước Mỹ với tướng Sutter, điều mà theo ông là đi ngược với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ông.

Sang năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim đã tìm đường trở lại Việt Nam. Nhưng ông cũng đã kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình, trở thành người Việt Nam đầu tiên cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ.

Người Minh Hương cầm quân chống Pháp 

Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà phải lấy thân phận là người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Định Tường. Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương. Trong di chúc để lại, ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.

Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10 năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những ngày tháng đầy khắc nghiệt ở Hoa Kỳ rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định Tường. Khi người anh nhắn lại: “gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng vội trở về”, Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở miền Tây Nam Bộ.

Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi làng xóm bắt đầu trù phú thì thực dân Pháp xâm lược nước ta. Lê Kim đã từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương mộ được mấy ngàn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm tháng ở miền Tây Hoa Kỳ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến ông trở thành một vị tướng giỏi. Năng khiếu ngoại ngữ cũng giúp Lê Kim cảm hóa được một nhóm lính Pháp và dùng chính nhóm lính này tấn công quân Pháp ở Cái Bè, Mỹ Qưới, khiến cho quân giặc điêu đứng.

Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandìere chỉ huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ có ghi lại lời trăn trối của ông: “Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần”. Trên mộ của Lê Kim ở Giồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối: “Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế”.

Như vậy, không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Dù cuộc khởi nghĩa của ông cùng chung số phận với nhiều cuộc khởi nghĩa khác ở Nam Kỳ đều bị thực dân Pháp và triều đình Nguyễn đánh tan, nhưng Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19.

Tóm tắt

Trần Trọng Khiêm (Lê Kim) trở thành người Việt đầu tiên làm Cao bồi (cowboy) đầu tiên trong phong trào đi tìm vàng tại Mỹ, cũng cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ. Không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Và Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19.

Bùi Viện sang Mỹ, yết kiến Tổng thống Lincoln. Lúc này Pháp và Mỹ đang kình nhau trong chiến tranh ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp. Nhưng vì Bùi Viện không mang theo quốc thư nên Hai bên không thể có một cam kết chính thức.Phải chi, nếu lần đầu tiên yết kiến Tổng thống Mỹ mà Bùi Viện có Quốc thư thì biết đâu lịch sử quan hệ Việt – Mỹ lật sang một trang mới.

Chính Tổng thống Lincoln, khi kết thúc Nội chiến, đã đọc diễn văn nổi tiếng Gettysburg với câu : “Chính phủ của dân, do dân và vì dân” – mà trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngày 2-9-1945 cũng ghi lại câu này và còn chép lại câu đầu của bản Tuyên ngôn Độc lâp năm 1776 của Hoa Kỳ.
 
Phạm Vũ

Trích từ Việt Văn Mới
(Tham khảo: Tài liệu về Lê Kim & Bùi Viện trên Sách báo , Internet)
(TC Phía Trước)

Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước Việt Nam

Một tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước với nội dụng “Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam” được dựng lên tại ngã tư đường Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng và La Thành thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) nhiều ngày qua đã khiến nhiều người dân bức xúc.
Điều đáng nói, ngay sau khi tấm pano ghi sai tên nước được dựng lên, người dân cho biết đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền sở tại để sửa đổi, song đến nay tấm biển vẫn đứng “hiên ngang” giữa ngã tư phố.
Trước sự việc này, nhiều người dân bức xúc cho rằng, việc dựng một tấm pano ghi sai tên nước là hành động thể hiện sự cẩu thả không thể chấp nhận.
“Rõ ràng tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước lại đứng hiên ngang giữa phố không chỉ hai con mắt nhìn thấy, mà sẽ đập vào hàng nghìn đôi mắt. Nếu cứ để dòng chữ như thế này, chúng tôi cũng không biết nước Việt Nam được đổi tên từ bao giờ?,” chị NTN, một người dân nói.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ tối 29/8, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội thừa nhận: “Sai sót như vậy là điều không thể chấp nhận được đối với một tấm pano biểu ngữ chào mừng ngày Quốc khánh.”
Dòng chữ “Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam”
Ông Nguyễn Khắc Lợi cho hay, tấm pano đặt ở vị trí ngã tư Nguyễn Lương Bằng-Xã Đàn đó thuộc sự quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp của Phòng Văn hóa quận Đống Đa. “Chúng tôi sẽ chỉ đạo Phòng Văn hóa quận Đống Đa cử người đến tận nơi, trực tiếp kiểm tra và sửa lại chữ viết trên tấm pano ngay trong buổi tối hôm nay, 29/8,” Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định.
Theo ông Lợi, để dẫn đến sự sai sót này là do sự thiếu thận trọng của những người trực tiếp làm tấm pano và sự lơ là của cán bộ của Phòng Văn hóa quận Đống Đa trong việc giám sát, kiểm tra việc triển khai hệ thống pano, biểu ngữ chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Từ sự việc nêu trên, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị này sẽ tiến hành kiểm điểm đối với những người trực tiếp liên quan và rút kinh nghiệm đối với toàn bộ các đơn vị có liên đới tới việc dựng các loại pano, biểu ngữ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội để tránh những trường hợp tương tự.
Trước thông tin về việc viết sai tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên tấm pano chào mừng ngày Quốc khánh, tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng đây là một sai sót lớn, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn hóa.
“Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung đối với du khách quốc tế. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi tới thăm một đất nước mà đến ngay tên nước cũng bị viết sai ngay trên chính địa bàn Thủ đô của đất nước đó?” tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng bày tỏ quan điểm của mình./.

(TTXVN)

Thù lao sếp ngân hàng nào cao nhất Việt Nam?

Tính bình quân trong năm 2012, lãnh đạo Eximbank hưởng mức thù lao hàng tháng cao nhất với 243 triệu đồng, các sếp ACB là 190 triệu đồng, Sacombank là 149 triệu đồng. Đây mới chỉ là số liệu nổi ở những ngân hàng công khai quỹ thù lao dành cho Ban lãnh đạo.
Báo cáo khảo sát được hãng kiểm toán KPMG công bố gần đây khiến không ít người sẽ bất ngờ khi quỹ lương chiếm hơn một nửa tổng chi phí hoạt động các ngân hàng Việt Nam năm 2012 trong lúc phản ánh của các nhân viên trong ngành cho biết, thu nhập đã giảm đáng kể so với thời hoàng kim những năm trước 2009.
Theo đó, mặc dù bình quân thu nhập nhân viên ngân hàng căn cứ theo quỹ lương chi trả trong 6 tháng đâu năm 2013 ở mức rất cao, song những số liệu này được cho là đã “cào bằng” và không phản ánh đúng thực tế.
Nếu như số liệu bình quân sổ sách, thu nhập ở ngành này lên tới con số từ gần 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng thì phản hồi của những người trong cuộc lại cho biết, đây là con số bình quân mà nhân viên phải “cõng” cho các sếp.
Thậm chí, có những ngân hàng, lương nhân viên chỉ xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập một nhân viên bình thường ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng chỉ 5-6 triệu đồng/tháng, con số gây “sốc” so với tính toán phải trên 20 triệu đồng!
Chi phí nhân viên chiếm quá nửa chi phí hoạt động ngân hàng năm 2012 (Nguồn: KPMG).

Chi phí nhân viên chiếm quá nửa chi phí hoạt động ngân hàng năm 2012 (Nguồn: KPMG).

Mối quan tâm được nhiều người đặt ra: Nếu trên thực tế nhân viên đang phải “chịu oan” vì “cõng” thu nhập bình quân cho sếp thì mỗi tháng, sếp ngân hàng hưởng lương bao nhiêu?
Thông thường tại các ngân hàng, kế hoạch chi thù lao cho các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành thường phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tại mỗi phiên triệu tập họp thường niên.
Đại hội cổ đông của ngân hàng sẽ biểu quyết thông qua phương án thù lao cho lãnh đạo căn cứ theo kết quả lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm, chi trả sau khi có kết quả lợi nhuận sau thuế được kiểm toán.
Đến nay, mặc dù các ngân hàng cổ phần đều đã công bố nghị quyết ĐHCĐ tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng công khai kế hoạch chi thù lao cho lãnh đạo. Dưới đây, Dân trí điểm qua về mức lương của các lãnh đạo ngân hàng trong năm 2012 dựa theo số liệu thu thập được từ tài liệu và Nghị quyết ĐHCĐ thường niên và dự kiến mức thù lao cho năm 2013.
Theo thống kê, NHTMCP Á Châu (ACB) có quỹ thù lao lãnh đạo cao nhất trong năm 2012 với gần 44 tỷ đồng. Tuy nhiên, với số lượng 19 người trong danh sách (bao gồm cả 3 ban) nên bình quân thu nhập trong năm 2012 của lãnh đạo ngân hàng này là 2,3 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 192,6 triệu đồng/người/tháng.
Mức thù lao trên 190 triệu đồng/người/tháng là mức bình quân chung cho 19 người, do đó, Chủ tịch HĐQT dĩ nhiên sẽ nhận được mức thù lao cao hơn 190 triệu đồng.
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT ACB chưa hẳn là người nhận được mức thù lao cao nhất trong ngành ngân hàng. Vị trí này nhiều khả năng thuộc về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Đơn vị: Triệu đồng/người/tháng.

Đơn vị: Triệu đồng/người/tháng.

Quỹ thù lao lãnh đạo trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Eximbank trong năm 2012 lên tới gần 32,1 tỷ đồng (tương ứng với 1,5% lợi nhuận sau thuế) và như vậy, năm vừa rồi, bình quân mỗi thành viên trong ban lãnh đạo Eximbank “đút túi” 2,9 tỷ đồng. Tính ra mỗi tháng, thu nhập lãnh đạo Eximbank đạt 243 triệu đồng – mức cao nhất theo trong danh sách dựa theo số liệu thu thấp được.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng chịu chi không kém cho những người “đứng mũi chịu sào”. Thu nhập tính theo tháng của lãnh đạo Sacombank đạt 149,2 triệu đồng, cả năm 2012 đạt gần 1,8 tỷ đồng.
Năm vừa rồi, Sacombank dành cho riêng HĐQT và Ban Kiểm soát quỹ thù lao tương ứng 2,5% lợi nhuận sau thuế 2012 và năm nay, tỷ lệ này đã được giảm xuống còn 2% lợi nhuận sau thuế 2013. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện tại, các kênh đầu tư đều khó khăn thì với lợi thế là một ngân hàng bán lẻ, các lãnh đạo Sacombank nhiều khả năng để nâng thu nhập bản thân.
Ngân hàng Quân đội (MB) thời gian vừa qua “gây bão” với mức lương “khủng” của nhân viên và lương bình quân lãnh đạo MB hẳn cũng khiến nhiều người mơ ước.
Trong năm 2012, lãi sau thuế của MB tăng gần 8,7% và ngân hàng đã dành 0,5% chi cho thù lao Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Bình quân năm, lãnh đạo MB nhận hơn 1 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng thu về 87,3 triệu đồng. Trong năm nay, MB dự kiến giữ nguyên tỷ lệ chi trả cho lãnh đạo là 0,5% lợi nhuận sau thuế 2013.
Các ông lớn như Vietcombank, Vietinbank, và SHB sau sáp nhập có mức chi trả bình quân cho lãnh đạo với mức gần tương đương và không mấy nổi bật so với những đơn vị cùng ngành.
Lương lãnh đạo trong Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát ở Vietcombank hàng tháng là 68,5 triệu đồng, tại SHB là 74,7 triệu đồng và tại Vietinbank, mức lương cho lãnh đạo HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành bình quân là 73,2 triệu đồng.
Trong năm nay, Vietcombank dự kiến nâng tỷ lệ chi trả cho ban lãnh đạo từ 0,28% lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 lên 0,35%. Còn Vietinbank tỷ lệ giảm nhẹ từ 0,3% xuống 0,29%.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) – một trong những ngân hàng niêm yết đầu tiên báo lỗ 6 tháng đầu năm 2013 và là ngân hàng thuộc diện yếu kém, phải tái cơ cấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm vừa rồi chi trả 2 tỷ đồng cho 7 thành viên trong HĐQT. Bình quân mỗi người trong năm nhận 285,7 triệu đồng ứng với mức thu nhập hàng tháng 23,8 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi đó “ông lớn” BIDV vừa cổ phần hóa từ 1/5 năm ngoái mới chỉ công bố lợi nhuận sau thuế 2,919,3 tỷ đồng giai đoạn 1/5-31/12/2012, cả năm lợi nhuận trước thuế 4.246 tỷ đồng. Ngân hàng chi 0,45% lợi nhuận sau thuế cả năm cho Ban lãnh đạo bao gồm các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát. Sang năm nay, BIDV dự kiến chi 0,44% lợi nhuận sau thuế 2013 cho quỹ thù lao này.
Ngoài ra, còn hàng chục ngân hàng khác nằm ngoài danh sách mà người viết chưa thể thống kê hết do không đủ dữ liệu. Tuy nhiên, qua đó, độc giả cũng phần nào hình dung được bức tranh về lương lãnh đạo ngành ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Bích Diệp
(Dân trí)

Tiểu thuyết viết về ‘Tư Bản Đỏ’ bị cấm phát hành

Quyển tiểu thuyết “Đại gia” tuy là sáng tác hư cấu nhưng lại miêu tả mối quan hệ làm ăn kiểu xã hội đen giữa quan chức và các tập đoàn kinh tế, bị buộc “đình chỉ phát hành”.

Bìa tập 1 tiểu thuyết “Đại gia” và nhà văn Thiên Sơn. Bộ tiểu thuyết 2 quyển này đang bị “đình chỉ phát hành”. (Hình: VNExpress)


Chuyện này lình xình từ cuối Tháng Bảy vừa qua nhưng mới đây công ty sách Alpha liên kết với nhà xuất bản Lao Động đứng ra phát hành quyển tiểu thuyết nói trên đã phải gửi văn thư “đề nghị các đối tác thu hồi toàn bộ số ấn bản hiện tồn và gửi về kho của mình.”

Cho tới nay, dường như sách chưa được phát hành rộng rãi dù đã in xong trong tháng 7.

Đại gia là bộ tiểu thuyết 2 tập của tác giả Thiên Sơn, được giám đốc NXB Lao Động Lê Huy Hòa ký giấy phép xuất bản ngày 28-5-2013. Tập một có tiểu tựa “Tam giác ngầm” và tập hai có tiểu tựa “Quyền lực đen”.
Ngày 31/7/2013, ông Chu Văn Hòa, cục trưởng Cục Xuất bản của Bộ Thông tin – Truyền thông CSVN, gửi văn thư đến NXB Lao Động và Alpha Books đòi hai đơn vị này “đình chỉ phát hành để tổ chức thẩm định nội dung bộ tiểu thuyết Đại gia”, và “chủ động đề xuất phương án xử lý đối với cuốn sách trên”. Đồng thời còn yêu cầu “có văn bản gửi về Cục Xuất bản trước ngày 25-8-2013”.

Cái văn thư của ông Chu Văn Hòa cáo buộc rằng “Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối “quan hệ” làm ăn kiểu xã hội đen của một số tập đoàn kinh tế với các quan chức cấp cao của nhà nước và những thủ đoạn, mánh khóe trong công tác tổ chức cán bộ. Cùng với đó là sự tha hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng của bộ máy quan chức các cấp từ trung ương đến địa phương”.

“Qua tác phẩm, người đọc thấy một “tam giác ngầm” mà ở đó quyền lực, tiền bạc và gái gú câu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức xã hội”.
“Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”.
Trên báo mạng VNExpress, tác giả Thiên Sơn cho rằng tác phẩn của ông chỉ là sản phẩm của hư cấu “về mối quan hệ giữa người đẹp – đại gia, giới quan chức, về những quan hệ làm ăn có những thế lực ngầm chống đỡ phía sau.”
Theo ông, coi tiểu thuyết của ông “cường điệu quá mức” là phi lý vì “nghệ thuật phải hướng đến cái độc đáo, phi thường và không thể đồng nhất với sự cường điệu”.
Ông được thuật lời là “Hư cấu là công việc của nhà văn và đối với văn chương, việc hư cấu là không giới hạn. Tác phẩm của tôi có đề cập những đề tài nóng của xã hội: vấn đề tham nhũng, quyền lực ngầm… nhưng trong công cuộc chống tham nhũng của cả xã hội hiện tại thì đó là vấn đề thức thời, hợp lý và không có gì sai trái”.
Chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội xưa nay vốn rất nhạy cảm với bất cứ gì bị nghi ngờ là chống đối hay chửi đảng và nhà nước. Báo chí tại Việt Nam đã nhiều lần đưa ra những lời cảnh cáo của một số người về những  “sân sau”, “lợi ích nhóm” của đám quan chức có thế lực. Tiểu thuyết giả tưởng nhưng lại có vẻ “hiện thực” nên bị coi là vạch lưng chế độ ra để thiên hạ chửi.
Theo VNExpress, “Nhà văn mong những người thẩm định tác phẩm hãy đọc một cách sáng tạo, đừng soi mói, đối chiếu văn chương với hiện thực để quy kết.”

Tác giả Thiên Sơn cho rằng nếu Cục Xuất Bản muốn “thẩm định lại” thì “buổi thẩm định nên được công khai và để cho những người có trình độ văn chương ở các cơ quan văn học lớn như Hội Nhà văn, Viện Văn học đánh giá. Tác giả cũng đề xuất mở một cuộc điều tra độc giả, nếu cần thiết, để biết nhận định của họ, liệu có “ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội” như ý kiến của Cục hay không.”

VNExpress nói theo Thiên Sơn, “con số những bạn đọc ủng hộ tác phẩm trên mạng xã hội khá đông, khiến anh cảm thấy vui hơn là buồn”.
Hơn hai tháng trước, hàng trăm tờ báo và cả truyền thanh truyền hình “lề phải” mở chiến dịch “ném đá tập thể” một luận văn thạc sĩ của cô Nhã Thuyên, giúp cô trở nên nổi tiếng khắp nơi. Thật ra, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của cô Nhã Thuyên đã trình tại đại học sư phạm Hà Nội và được chấm điểm tối đa 10/10 hồi năm 2010 (khi đó mới 24 tuổi).
Luận văn có tựa đề “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”.
Hai năm sau, mới thấy ông giáo sư Phong Lê và nhà phê bình Chu Giang phát pháo chiến dịch ném đá tại “ Hội nghị lý luận phê bình lần thứ 3 của Hội nhà văn VN” ngày 05/6/2013. Rồi đến ngày 13/6/2013 thấy báo “Văn nghệ TP HCM” đăng tải bài viết của ông Chu Giang dập thậm tệ luận văn và tác giả Nhã Thuyên.
Tác giả Nhã Thuyên bị vu cho những tội tày trời đối với chế độ như “âm mưu lật đổ đảng cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “ kích động nhân dân chống chế độ”, “phỉ báng, bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh”, “một luận văn vô văn hóa, bẩn thỉu, đê tiện, chống lại chế độ, chống lại dân tộc, chống lại đất nước và chống lại cả loài người”…
Bị vu cho tội “chống lại cả loài người” nhưng nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà xuất bản Giấy Vụn thuộc “Nhóm Mở Miệng” tại Việt Nam, ngày 25/4/2011 đã được Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế, IPA, trao giải Tự do Xuất bản 2011. Giải này được trao tại Buenos Aires, trong khuôn khổ Hội chợ sách quốc tế lần thứ 37.

(Người Việt)

Nghị định 72: Vẫn được sẻ chia thông tin trên mạng

Một vấn đề khiến dư luận băn khoăn hiện nay là trong quá trình sử dụng thông tin trên mạng, người dân chỉ được phép chia sẻ thông tin ở mức độ nào để không bị vi phạm luật. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.


´Thưa ông, theo Điều 20 của Nghị định 72, trang thông tin điện tử (TTĐT) cá nhân do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Như vậy, các cá nhân trên mạng xã hội sẽ không được trích dẫn, sẻ chia thông tin từ các trang TTĐT, các tờ báo mạng?

Tôi khẳng định là không có việc cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên cũng phải lưu ý thêm là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên Internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó. Các cá nhân vẫn có quyền đánh giá, bình luận về vấn đề mà mình chia sẻ nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về phát ngôn của mình, đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật.

Quy định này không nhằm hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân mà nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền về thông tin cho các cơ quan báo chí. Thời gian qua, tồn tại tình trạng có những cá nhân lấy lại tin, bài trên các báo, đăng trên mạng xã hội mà không xin phép, có lúc còn tự sửa đổi nội dung, đặt tít giật gân để thu hút người đọc. Điều này đã khiến nhiều cơ quan báo chí hết sức bức xúc.

Điều 20 của Nghị định 72 nhằm mục đích phân loại các trang TTĐT gồm 5 loại: Báo điện tử dưới hình thức trang TTĐT; trang TTĐT tổng hợp; trang TTĐT nội bộ; trang TTĐT cá nhân và trang TTĐT ứng dụng chuyên ngành. Việc phân loại như vậy để loại hình nào sẽ phải có chế tài quản lý phù hợp với loại hình đó.
´Với các cá nhân chia sẻ thông tin mà không trích dẫn nguồn tin hay các tổ chức, cá nhân vi phạm những nội dung kể trên sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?

Bộ TT-TT đang xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin và lĩnh vực báo chí – xuất bản và sẽ trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Bộ cũng đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan để sớm xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị định 72. Những văn bản này khi được ban hành sẽ quy định những chế tài xử phạt cụ thể đối với từng hành vi. Tùy vào mức độ, tính chất vi phạm sẽ xem xét hành vi đó bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
´Thưa ông, với những dịch vụ thông tin công cộng xuyên biên giới, Việt Nam sẽ có hình thức quản lý cũng như chế tài ra sao, nhất là những mạng xã hội không có trụ sở hay văn phòng đại diện ở Việt Nam?
Tôi khẳng định là không có việc cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên cũng phải lưu ý thêm là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên Internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào thì đều cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó.
Nghị định 72 mới chỉ đưa ra quy định chung nhất về dịch vụ thông tin xuyên biên giới. Sắp tới, Bộ TT-TT sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác tiếp tục xây dựng và ban hành thông tư với những điều khoản cụ thể hơn về nội dung này. Về nguyên tắc, thông tư sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Viễn thông, Nghị định 72 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trong quá trình xây dựng Nghị định 72 và sắp tới là thông tư quy định về quản lý dịch vụ xuyên biên giới, Bộ TT-TT tham khảo kỹ các hiệp định song phương, đa phương, thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán nhằm đưa ra những chế tài phù hợp, đúng đắn nhất.
´Những hành vi như thế nào được coi là bị cấm khi cung cấp thông tin trên mạng, thưa ông?

Tại Điều 5 của Nghị định 72 có quy định: Đó là những hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống phá Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…

Xin cảm ơn ông!
(Báo Tin tức)

Đã có đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam?

Trước khi Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ra đời năm 1946, có gần 30 tổ chức có mục đích chính trị, hoạt động công khai hay bí mật tùy theo đường lối, lập trường của tổ chức đó. Những tổ chức có mục đích chính trị này (không phải là tổ chức có mục đích kinh tế, xã hội…) thường đặt tên cho mình là hội, đảng, mặt trận, liên đoàn, liên minh, liên hiệp … Xin liệt kê tên các liên minh và đảng phái chính trị Việt Nam vào thời kỳ trước khi có Hiến pháp 1946 như sau: – Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội – Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội – Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội – Việt Nam Quang phục Hội – Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – Hội Phục Việt – Đảng Lập hiến Đông Dương – Tân Việt Cách mạng Đảng – Đảng Việt Nam Độc lập – Việt Nam Quốc dân Đảng – Đông Dương Cộng sản Đảng – An Nam Cộng sản Đảng – Đảng Cộng sản Việt Nam – Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng – Đại Việt Dân chính Đảng – Đại Việt Quốc dân Đảng – Đảng Dân chủ Đông Dương – Việt Nam Cách mệnh Đảng – Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng – Đảng Xã hội Việt Nam – Đại Việt Duy tân Cách mệnh Đảng – Đảng Dân chủ Việt Nam – Đông Dương Cộng sản Liên đoàn – Việt Nam Dân chúng Liên đoàn – Mặt trận Quốc gia Thống nhất – Mặt trận Quốc gia Liên hiệp – Đại Việt Quốc gia Liên minh …(*)

Như vậy, một “tổ chức chính trị” – tức là tổ chức có mục đích chính trị, trước năm 1946 có thể mang những tên khác nhau như: Đảng, Hội, Mặt trận, Liên đoàn, Liên minh, Liện hiệp … và để xác định xem hiện nay đã có đủ căn cứ pháp lý hay chưa cho việc thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta cần phải xem xét một cách đầy đủ các văn bản pháp luật đã được ban hành từ trước đến nay và còn hiệu lực về vấn đề này như sau:

1/ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 9/11/1946:

Hiến pháp 1946 quy định tại Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: -Tự do ngôn luận – Tự do xuất bản – Tự do tổ chức và hội họp – Tự do tín ngưỡng – Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”

Vì lúc bấy giờ chưa có Luật để giải thích “quyền tự do tổ chức” trong Hiến pháp 1946 là như thế nào nhưng có thể hiểu là: quyền tự do thành lập và tham gia những tổ chức hoạt động có mục đích chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp … Hiến pháp 1946 không có một dòng chữ nào đề cập đến vai trò của bất cứ tổ chức chính trị nào đang hoạt động kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam.

2/ Hiệp định Genève 1954 phân chia nước Việt Nam thành 2 quốc gia với 2 chính thể khác nhau:

– Ở miền Nam: Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (1954 – 1975) tiếp tục áp dụng chế độ đa đảng trong 21 năm. Có tổng cộng 8 tổ chức chính trị, hợp pháp lẫn không hợp pháp là: – Đảng Dân chủ Nam Việt Nam – Đảng Cần lao Nhân vị – Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam – Đại Việt Quốc dân Đảng – Đại Việt Cách mạng Đảng – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam – Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (*).

– Ở miền Bắc: Quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục duy trì chế độ đa đảng cho đến khi ban hành Luật quy định quyền lập hội năm 1957, trong đó có quy định về việc “phải xin phép lại” đã làm giảm rất nhiều các tổ chức chính trị thành lập trước ngày ban hành luật này.

3/ Sắc lệnh Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 Quy định quyền lập hội:

“Quyền lập hội” là thuật ngữ được Luật ngày 20/5/1957 này sử dụng chính thức thay cho “Quyền tổ chức” trong Hiến pháp 1946 với những điều quy định quan trọng như sau:

– Điều 1: “Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”.

Quy định tại Điều 1 này không giới hạn lĩnh vực hoạt động của hội: chính trị, xã hội, nghề nghiệp …, miễn là “mục đích” phải “chính đáng, phù hợp với lọi ích nhân dân …”. Tuy nhiên, “quyền tự do tổ chức” tại Điều 10 Hiến pháp 1946 đã bị thu hẹp rất nhiều bởi các quy định tại Điều 3 và 4 về việc “lập hội phải xin phép” đối với hội mới và “phải xin phép lại” đối với hội cũ.

– Điều 3: “Để bảo đảm việc lập hội có mục đích chính đáng, bảo vệ và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định.”
Với quy định của Điều 3 này, những ai muốn lập hội mới đã phải chờ đến 46 năm thì Chính phủ mới ban hành thể lệ lập hội (30/7/2003).

– Điều 4: “Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại.”

Với quy định tại Điều 4 này, hầu hết những tổ chức chính trị cũ đều không vượt qua được cửa quyền “cấp phép lại” này của Chính phủ.

– Điều 9: “Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này.”

Với quy định của Điều 9 này là nhằm dành quyền “không phải xin phép lại” cho những tổ chức chính trị đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất.

Mặt trận dân tộc thống nhất (1930 – 1945) do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ xướng hình thành và là thành viên tích cực với vai trò lãnh đạo.

– Điều 10: “Các hội có mục đích kinh tế không thuộc phạm vi quy định của luật này.”

Với quy định của Điều 10 này có thể tạm định nghĩa hội theo Luật năm 1957 là những tổ chức hoạt động có các mục đích chính trị, xã hội, nghề nghiệp…nhưng không có mục đích kinh tế (vì lợi nhuận) và phải được Chính phủ cấp phép hoạt động.

Trên thực tế, từ ngày Luật quy định quyền lập hội được ban hành năm 1957 đến ngày Việt Nam thống nhất năm 1975, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn duy trì chế độ đa đảng nhưng chỉ còn lại 3 tổ chức chính trị. Đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và Đảng Dân chủ Việt Nam.

Có thể nhận thấy Luật quy định quyền lập hội năm 1957 này đã quy định rất thoáng về điều kiện thành lập hội: Chỉ cần “có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”. Nhưng cũng với quy định về việc “phải xin phép lại” đối với hội đã thành lập và “lập hội phải xin phép” đối với hội mới – mà Chính phủ lại không ban hành “thể lệ lập hội” mới, nên đến năm 1975 chỉ còn lại có 3 đảng hoạt động hợp pháp nói trên.

4/ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 31/12/1959:

Hiến pháp 1959 có nói đến vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 ở phần Lời nói đầu.

Quyền lập hội được quy định tại Điều 25 của Hiến pháp: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”

Như vậy là cả Hiến pháp 1959 và Luật quy định quyền lập hội 1957 đều thừa nhận chế độ đa đảng.

5/ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/12/1980:

Điều 4 Hiến pháp 1980 quy định rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Các tồ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”.

Điều 67: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập lhội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân…”

Chính 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 này đã tạo nên chế độ “độc đảng”. Đảng Xã hội và đảng Dân chủ phải “tự giải thể” vào năm 1988. Còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam.

6/ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 15/4/1992:

Điều 2: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”

Nhà nước pháp quyền với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo pháp luật.

Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng (bỏ 2 từ duy nhất) lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Trong Điều 4 này đã bỏ đi 2 từ duy nhất. Điều này có nghĩa là Hiến pháp 1992 đã hủy bỏ chế độ độc đảng mà Hiến pháp 1980 đã quy định dành cho Đảng Công sản Việt Nam và khiến cho 2 đảng Xã hội và đảng Dân chủ phải tự giải thể năm 1988.

Điều 4 này cũng bổ sung thêm 2 từ “pháp luật” trong cụm từ “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nhằm tăng cường giám sát hoạt động của Đảng CSVN bằng pháp luật cho phù hợp với Điều 2 và làm giảm quyền hành quá lớn của Đảng CSVN theo Hiến pháp 1980.

7/ Tại sao Hiến pháp 1992 đã hủy bỏ chế độ độc đảng ?

Theo tôi, về mặt pháp lý, Hiến pháp 1992 phải sửa đổi, bỏ đi 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 của Hiến pháp 1980, mặc nhiên hủy bỏ chế độ độc đảng dành cho Đảng CSVN là vì 2 lý do sau:

– Đã có mâu thuẫn pháp lý ngay trong 2 điều của bản Hiến pháp năm 1980, đó là Điều 4 và Điều 67. Một khi Hiến pháp đã quy định là “Công dân có quyền tự do lập hội” – trong hội có bao gồm cả đảng, thì làm sao có thể chỉ có một đảng “duy nhất” được. Sự sai lầm của HIến pháp 1980 đã được Hiến pháp 1992 sửa sai.

– Ngày 24/9/1982 Việt Nam đã gia nhập “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị -1966″ nên phải thực hiện cam kết của mình bằng cách hủy bỏ 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 Hiến pháp 1980 nhằm thực hiện các quyền và tự do của con người theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó có quyền tự do lập hội. Xin trích Điều 2 khoản 2 của Công ước quốc tế này như sau: “Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiên bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này” .

8/ Bộ luật dân sự đầu tiên năm 1995:

Bộ luật dân sự năm 1995 là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về pháp nhân. Bên cạnh các quy định về điều kiện để được công nhận là pháp nhân (Điều 94) và pháp nhân được thành lập theo sáng kiến cá nhân, tổ chức hay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 95) thì quy định của BLDS về các loại pháp nhân tại Điều 110 là rất đáng chú ý:

“Điều 110. Các loại pháp nhân:

1. Pháp nhân bao gồm các loại sau đây:
a/ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang;
b/ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
c/ Tổ chức kinh tế;
d/ Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ/ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
e/ Các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật này.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của các loại pháp nhân do pháp luật quy định tùy thuộc vào mục đích hoạt động của mỗi loại pháp nhân.” Căn cứ vào Điều 110 này của BLDS năm 1995 và căn cứ vào Điều 1 và Điều 10 của Luật quy định quyền lập hội năm 1957 thì có 6 loại pháp nhân sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quy định quyền lập hội năm 1957. Đó là: 1. Tổ chức chính trị, 2.Tổ chức chính tri – xã hội, 3.Tổ chức xã hội, 4.Tổ chức xã hội-nghề nghiệp, 5.Quỹ xã hội, 6.Quỹ từ thiện.

Như vậy, một pháp nhân được xác định là tổ chức chính trị khi có mục đích hoạt động chính trị. Đảng là một tổ chức chính trị có tư cách pháp nhân theo quy định của BLDS. Đảng là 1 trong 6 loại pháp nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quy định quyền lập hội năm 1957.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có ghi: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.”

“Mục đích hoạt động” chính là nội dung cơ bản để phân biệt các loại pháp nhân được Luật quy định quyền lập hội năm 1957 điều chỉnh.

9/ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội:

Nghị định này căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội.

Nghị định này chính là “thể lệ lập hội” mà Luật quy định quyền lập hội năm 1957 có quy định tại Điều 3 là “sẽ do Chính phủ quy định”. Một từ “sẽ” trong Luật quy định quyền lập hội 1957 lại bị Chính phủ kéo dài đến 46 năm (!).

Nghị định này của Chính phủ đã đưa ra một định nghĩa “khó hiểu” về hội tại Điều 2. Thậm chí, có thể nói là Nghị định đã bóp méo, đã làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa so với định nghĩa rất thoáng tại Điều 1 của Luật quy định quyền lập hội 1957. Xin trích dẫn Điều 2 của Nghị định:
“Điều 2. Hội 1.

Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hổ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Hội có các tên gọi khác nhau: liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội)” .

Sự “khó hiểu” trong Nghị định chính là : – Điều 1 Luật quy định quyền lập hội 1957: “Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta” .

“Mục đích” trong Điều 1 Luật quy định quyền lập hội năm 1957 đã bị diễn giải hoàn toàn khác hẳn trong Điều 2 Nghị định Chính phủ năm 2003.

– Điều 110 Bộ luật dân sự 1995 khi phân loại các pháp nhân cũng quy định tại khoản 2 rằng: “Quy chế tổ chức và hoạt động của các loại pháp nhân do pháp luật quy định và tùy thuộc vào mục đích hoạt động của mỗi loại pháp nhân”.

“Mục đích hoạt động” bao gồm: chính trị, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp. Đó là tiêu chuẩn để phân loại tổ chức là pháp nhân theo BLDS.

Còn khoản 2 của Điều 2 Nghị định này lại cố ý chỉ định một số tên gọi như là hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ nhằm loại khỏi Nghị định tên gọi đảng là tổ chức chính trị thường được sử dụng mà chính Luật quy định quyền lập hội 1957 đã bao gồm trong đó. Điều quy định này của Nghị định là “khó hiểu” và trái với nội dung thể hiện trong Luật quy định quyền lập hội 1957.

Tuy nhiên, Nghị định này lại công nhận các “tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp” cũng là hội, tại khoản 2 Điều 4.

Trong hệ cấp các văn bản pháp luật thì Luật cao hơn Nghị định. Vì vậy, những điểm nào trong Nghị định không rõ ràng hoặc trái với Luật thì sẽ áp dụng quy định trong Luật.

Như vậy, Nghị định Chính phủ số 88/2003NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã ban hành “thể lệ lập hội” căn cứ vào Luật quy định quyền lập hội năm 1957. Mà Luật quy định quyền lập hội năm 1957 lại tôn trọng và bảo đảm quyền lập hội của nhân dân. Người dân có quyền tự do lập hội, miễn là lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta như đã quy định tại Điều 1 của Luật này. Vì vậy, Điều 1 của Luật quy định quyền lập hội 1957 được áp dụng thay vì áp dụng Điều 2 Nghị định Chính phủ 2003.

10/ Các căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam:

Như trình bày nêu trên, đã có đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Các căn cứ đó là:

– Các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) đều quy định quyền tự do lập hội của công dân.

– Sắc lệnh Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 quy định quyền lập hội trong đó có tổ chức đảng. Luật này quy định rõ rằng: “Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”. Mọi quy định trong văn bản dưới luật của Chính phủ khi ban hành “thể lệ lập hội” trái với Luật này đều bị coi là vi phạm Luật và bị hủy bỏ.

– Bộ luật dân sự năm 1995 đã phân ra 9 loại pháp nhân, trong đó có 6 loại pháp nhân được điều chỉnh bởi Luật quy định quyền lập hội là: – Tổ chức chính tri, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện. Bộ luật dân sự năm 2005 có bổ sung thêm một loại pháp nhân nằm trong hội nữa là: Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.

– Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Nghị định này căn cứ vào Luật quy định quyền lập hội 1957 để ban hành “thể lệ lập hội”. Nghị định này được thay thế bởi Nghị định Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 với chút ít điều chỉnh, bổ sung.

– Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 mà nước Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982, cam kết thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này. Khoản 1 Điều 22 Công ước này quy định: “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đòan để bảo vệ lợi ích của mình”.

– Đặc biệt là quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1980 rằng “Đảng CSVN … là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội…” đã bị Hiến pháp năm 1992 hủy bỏ 2 từ “duy nhất” tại Điều 4. Tức là Hiến pháp 1992 đã không thừa nhận chế độ “độc đảng” của Đảng Cộng sản VN trong Hiến pháp 1980.

Với những những điều trình bày trên cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà VN tham gia đã có đủ căn cứ pháp lý để công dân Việt nam thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là ý kiến cá nhân. Tôi mong có một hội thảo chính thức về vấn đề pháp lý này để mọi công dân Việt Nam được hiểu rõ hơn về một quyền chính trị rất quan trọng của mình.

LS Nguyễn Lệnh

29-08-2013

———
(*) Theo Wikipedia tiếng Việt

Nguyễn Quang Duy – Về xu hướng Dân chủ Xã hội cho VN

Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa đảng

 

Lời kêu gọi thành lập một đảng mới của đảng viên Lê Hiếu Đằng đang dấy lên những tranh luận về độc đảng và đa đảng, về phương cách và khuynh hướng đấu tranh chính trị, về hiện tình và tương lai Việt Nam.

Bài viết này mong làm rõ hơn con đường xã hội dân chủ để xem con đường này có thích hợp với Việt Nam hay không?

Khuynh hướng Dân Chủ Xã Hội

Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng con đường xã hội dân chủ như đường lối của Đệ Nhị Quốc tế và dựa trên chủ nghĩa Marx, đó là điều thiếu chính xác.

Các đảng theo khuynh hướng dân chủ xã hội Âu Châu về tư tưởng và phương cách họat động chịu nhiều ảnh hưởng của Ferdinand Lassalle (1825–1864). Ông là người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức năm 1863 và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này.

Theo ông nhà nước là tổ chức của mọi thành viên trong xã hội. Để xây dựng xã hội mới thay vì đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ cũ, giai cấp công nhân phải tích cực cải cách xã hội cũ qua đấu tranh nghị trường, đấu tranh giành quyền bằng phương thức bầu cử tự do.

Ngay sau đó năm 1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức tham gia cuộc tranh cử tự do, với chủ trương không phân biệt nguồn gốc của cử tri, cấm trẻ em lao động và cổ vũ sự độc lập của tòa án.

Mãi trên 30 năm sau, đến năm 1889 Engels và một số người khác mới đứng ra thành lập Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội còn gọi là “Đệ Nhị Quốc tế”. Liên minh này thu hút được một số đảng xã hội, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Nhưng vì không thống nhất về tư tưởng chiến lược và chia rẽ về phương cách đấu tranh Liên minh này phải giải tán năm 1914.

Chủ nghĩa Marx

Theo Karl Marx lịch sử nhân loại là lịch sử đấu tranh giai cấp và nhà nước là công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Từ đó Marx chủ trương giai cấp công nhân phải đòan kết lại và phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản.


Tư tưởng Karl Marx vẫn làm trí thức người Việt tranh luận

Tư tưởng Marx kết hợp với phương cách tổ chức Đảng Bolshevik của Vladimir Lenin đã dẫn đến cuộc vũ trang cướp chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917. Khi đó nhiều người tin rằng “cách mạng vô sản” sẽ nhanh chóng lan sang nước Đức và các quốc gia Âu châu, nhưng sự việc đã không bao giờ xẩy tới.
Năm 1919, Lenin phải cho thành lập Đệ Tam Quốc Tế nhằm “xuất cảng cách mạng vô sản”. Nhưng cũng không như Karl Marx tiên đóan, giai cấp công nhân chưa bao giờ đứng lên giành chính quyền. Một số quốc gia đã trở thành các quốc gia cộng sản lại do thế chiến thứ hai hay do các cuộc nội chiến xẩy ra.

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Marx, một nhà nước chuyên chính và tòan trị đã xây dựng tại Liên Xô và các quốc gia cộng sản: nhà tù, đàn áp, khủng bố, đói kém và chiến tranh. Cũng chỉ vì sai lầm đấu tranh giai cấp kiểu Marx Phong trào Cộng sản đã khiến hằng trăm triệu người thiệt mạng và hằng tỷ người bị ảnh hưởng thể xác hay tinh thần.

Mặt khác chủ nghĩa Marx là tước bỏ quyền tự do cá nhân, đặc biệt là quyền tư hữu, nên hầu các nước theo cộng sản dân chúng đều sống trong nghèo đói, bất bình đẳng, bình quyền. Năm 1989 người dân các nước Liên Xô và Đông Âu đã phải đứng lên để giành lại chính quyền. Hiện chỉ còn vài quốc gia theo cộng sản và tất cả đều đang trong tình trạng khủng hỏang tòan diện.

Trong bài diễn văn kỷ niệm 150 năm thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, ngày 23-5-2013 vừa qua, Tổng Thống Đức Joachim Gauck đã nêu rõ sự khác biệt giữa khuynh hướng dân chủ xã hội và Phong Trào Quốc Tế Cộng sản. Ông Gauck nhận xét “Những đảng viên Dân chủ Xã hội đã giữ vững lý tưởng tự do, công bằng, đoàn kết và quyết tâm chống lại những ai đi ngược với tự do và cổ võ chiến tranh.”

Rồi ông so sánh: “Phong trào Cộng sản Thế giới đã quyết định khác và tất yếu đã dẫn tới những hậu quả khốc hại. Nó tạo ra một giai cấp mới của những người cai trị để thay thế giai cấp cũ nay không còn quyền lực. Ở đó những người lao động uổng công chờ đợi tự do, công bằng xã hội và hạnh phúc!”.

Khởi đầu bằng tự do

Tự do và bình đẳng là hai mục tiêu mà nhân lọai luôn muốn đạt đến. Nhưng tự do đến một mức độ lại tiêu diệt bình đẳng của các cá nhân các nhóm khác trong xã hội.

Ngược lại mọi thành viên xã hội nếu ai cũng như ai, sẽ mất đi động năng khích lệ phát triển xã hội, thăng tiến xã hội sẽ bị chậm lại thậm chí bị kéo lùi.

Dân chủ vừa là mục tiêu, lại vừa là phương tiện để cân bằng giữa tự do và bình đẳng.

Từ đó các xã hội dân chủ phát sinh hai khuynh hướng chính trị: tự do và xã hội. Những người theo khuynh hướng xã hội cổ vũ và đấu tranh cho sự bình đẳng: bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, giáo dục và xã hội, bình đẳng về nhân phẩm và giới tính.

Các đảng dân chủ xã hội sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị để tranh luận và tìm sự ủng hộ cho chiến lược và chính sách từng thời điểm.

Họ đấu tranh không theo chủ thuyết, không dựa vào ý thức hệ, mà hướng đến phục vụ con người, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.

Các đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hòan cảnh đất nước trong từng thời kỳ. Nhờ đó xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.

Trong khi ấy chủ nghĩa Marx chỉ là những lý thuyết không tưởng, không thể làm căn bản để đề ra các chiến lược, các chính sách có thể thuyết phục được cử tri nên trên thực tế không một đảng chính trị nào sử dụng nó trong cuộc đấu tranh nghị trường.

Từ ý thức nói bên trên ông Đằng nhận định rằng theo con đường xã hội dân chủ là chỗ dựa vững chắc ở bạn bè quốc tế. Thực ra các quan hệ quốc tế không đơn giản như thế.

Rõ nhất là Tổ Chức Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Socialist International) gồm 143 các đảng chính trị theo khuynh hướng xã hội thuộc 140 quốc gia trên thế giới, không có sự hiện diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tại Âu châu, các chính phủ Âu Châu hầu hết do các đảng xã hội trực tiếp cầm quyền, nhưng đa số lại không ngừng lên án vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thụy Điển còn công khai ý định đóng cửa Tòa Đại Sứ tại Hà Nội.

Tháng 7 vừa qua Bộ trưởng Ngoại giao Úc Bob Carr, thuộc đảng Lao Động công khai yêu cầu giới chức cộng sản phải trả tự do cho ba người hoạt động công đoàn, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.

Ông Bob Carr cho biết: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn”.

Quá khứ và hiện tại

Như đã trình bày bên trên những người đấu tranh cho tự do chính trị và bình đẳng xã hội đều có thể xem như những người theo khuynh hướng xã hội. Lịch sử phát triển chính trị tại Việt Nam đang được viết lại.

Gần đây ông Hà Sĩ Phu và một số người khác cho rằng Cụ Phan Chu Trinh là người đầu tiên mang khuynh hướng dân chủ xã hội vào Việt Nam. Nhưng theo tôi khuynh hướng này có thể trước đó đã được những người Âu Châu trực tiếp giới thiệu vào tầng lớp trí thức tại Việt Nam.

Chúng ta biết đến tên Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội nhưng các tài liệu về 2 đảng này quả thật hiếm hoi. Theo Bản “Báo cáo về công tác mặt trận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (25 – 30-1-1953)” thì hai đảng do Đảng Cộng sản “xây dựng”.

Trước năm 1952, riêng tại Liên khu 5 Đảng Xã hội đã có hơn 3.000 đảng viên và đa số là những người trí thức. Đảng Dân chủ có cơ sở khắp nơi, số lượng đảng viên lúc cao nhất là gần 3 vạn, đa số là nông dân hay tiểu thương.

Nhưng vì thiếu kiểm soát nên Đảng Cộng sản không thực hiện ý định đã đề ra. Để sửa soạn tiến hành Cải cách Ruộng đất và để có thể trấn an các tầng lớp trí thức, nông dân và tiểu thương, bản Báo Cáo cho biết hai đảng cần được tổ chức lại.

Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, đảng viên của hai đảng nói trên chịu chung một số phận với đồng bào miền Bắc nên gần như tan rã, và đã thực sự bị Đảng Cộng sản giải tán năm 1986.

“Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng chỉ với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hoàn thiện hơn.”

Trong đấu tranh giành độc lập, chỉ từ 1939 đến 1945, Phật Giáo Hòa Hảo một tôn giáo lấy dân tộc làm nền tảng đã thu hút được hằng triệu tín đồ. Trong khi đó Đảng Cộng Sản với chủ nghĩa quốc tế ngọai lai chỉ có được chưa đến 5.000 đảng viên.

Do hoàn cảnh đất nước, may ra chúng ta chỉ biết đến Giáo Chủ Hùynh Phú Sổ đã sáng Phật Giáo Hòa Hảo, ít người biết Đức Thầy còn sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội vào ngày 21/9/1946.

Dân Xã Đảng hiện vẫn công khai họat động tại hải ngoại và trong nước Đảng vẫn âm thầm sinh họat với cụ Lê Quang Liêm là người được lãnh đạo.

Trong khi ấy Luật sư Lê Hiếu Đằng cho biết ý định muốn nhập chung tên của hai Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội thành tên của đảng mới nên suy nghĩ của ông khó có thể thuyết phục được những người muốn thực sự dân chủ hóa nền chính trị tại Việt Nam.

Có chăng chỉ là khuynh hướng của những người đang muốn từ bỏ tư tưởng cộng sản để từ bỏ Đảng Cộng sản.

Ông viết lời kêu gọi trên giường bệnh, có thể ngầm ám chỉ cơn bệnh của Đảng Cộng Sản, của chế độ cộng sản hay của cả dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, khuynh hướng của ông Lê Hiếu Đằng chưa phải là khuynh hướng của người dân chủ xã hội.

Điều mà các đảng xã hội và chính phủ các quốc gia dân chủ cũng mong muốn là Việt Nam có tự do, có dân chủ, có đa đảng chính trị thực sự.

Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng chỉ với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hoàn thiện hơn.

Ôn lại lịch sử để rút ra bài học: một đảng chính trị mới muốn vững chắc cần có tư tưởng chỉ đạo, có mục tiêu và mục đích rõ ràng, và phải độc lập với Đảng Cộng sản.

Bài viết của ông Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Australia phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
(BBC)

Hoàng Xuân Phú – Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp

cũng chỉ là con dânmà xưng là thiên tử

Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập là duy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
“Đội tiên phong” là gì vậy? Nghe mãi đâm quen, thấy oai oai, nhưng thực ra nó là cái gì? Trong ngôn ngữ thông dụng, cái từ này thường chỉ “đạo quân ở vị trí đi đầu để ra mặt trận”. Thời xa xưa, khi còn đánh nhau bằng cơ bắp và vũ khí thô sơ, cả đạo quân ngàn vạn người cũng chỉ trông cậy vào võ nghệ của mấy vị tướng đầu quân, thì cả tướng lẫn quân của “đội tiên phong” cũng chỉ là thuộc hạ để nhà vua sai bảo. Ngày nay, lãnh đạo cao nhất lại càng cố thủ ở hậu phương, chứ không “tiên phong” ra mặt trận. Nếu vậy thì oai cái nỗi gì, mà lại gán cho đảng cái cương vị hạng hai, hạng ba, mà đôi lúc còn bị dùng để “thí tốt”?
Nếu cố gán cho từ “đội tiên phong” nội dung “thành phần ưu tú, đóng vai trò đầu đàn, đưa đường chỉ lối”, thì lại nảy sinh câu hỏi: Một đảng mà đa số đảng viên và hầu hết lãnh đạo cấp cao đều không phải là công nhân, thì có thể coi là “đội tiên phong của giai cấp công nhân” hay không? Người của giai cấp công nhân – vốn được lý luận chính thống của ĐCSVN ngợi ca là ưu tú và cách mạng nhất – đi đâu cả, mà lại để cho cái hội thuộc giai cấp hay tầng lớp kém tiến bộ hơn xông vào choán hết “đội tiên phong” của mình?
Không chỉ được mệnh danh là “đội tiên phong”, ĐCSVN còn được coi là “đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Tại sao lại ghi những thứ đó vào Hiến pháp? Hiến pháp là văn bản pháp lý gốc của cả Nước, của toàn bộ Nhân dân, để hiến định các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất, chứ đâu phải là cuốn sử ca của riêng ĐCSVN để ghi vào đó những lời tự phụ?
Vấn đề đáng bàn hơn là: Liệu những khẳng định kiểu đó có đúng hay không? Dù hào phóng giả định rằng hiện tại chúng đang đúng, thì lấy gì để đảm bảo rằng trong tương lai chúng vẫn còn đúng? Đã là Hiến pháp thì phải có hiệu lực lâu dài. Cho dù không tin vào sức sống của sản phẩm do mình tạo ra, thì chắc hẳn các tác giả Hiến pháp cũng hy vọng rằng nó sẽ tồn tại được vài chục năm. Vậy thì tại sao lại tùy tiện khẳng định hay liều lĩnh bảo lãnh phẩm giá của cả đội ngũ cầm quyền mấy mươi năm sau, những người mà các tác giả Hiến pháp không thể đoán trước sẽ là ai, sẽ cầm quyền thế nào và trong hoàn cảnh ra sao?
GS. Hoàng Xuân Phú

Cho đến nay, biết bao sự kiện bí ẩn và hành xử khó hiểu đã và đang xảy ra, đặc biệt là trong quan hệ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, kết hợp với tệ nạn tham nhũng và cướp đất tràn lan, khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi: ĐCSVN (nói chính xác hơn là lãnh đạo của ĐCSVN) có còn trung thành với quyền lợi của Nhân dân và Dân tộc nữa hay không? Đối với không ít người thì câu hỏi cũng chính là câu trả lời. Nếu muốn, giới cầm quyền có thể thông qua hành động thực tế để xóa bỏ nghi ngờ và chứng minh điều ngược lại. Thế nhưng, tại sao lại lạm dụng Hiến pháp để “công chứng” cho cái phẩm hạnh đang bị nghi vấn, và bắt Nhân dân phải mặc nhiên thừa nhận lòng trung thành của giới cầm quyền hôm nay và cả mai sau?

Giả sử ĐCSVN luôn thực sự là “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…”, thì điều đó đã đủ để Nhân dân trao quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” hay chưa? Vẫn còn có nhiều “đại biểu trung thành” khác, thì tại sao lại chỉ trao quyền lãnh đạo cho một đại biểu duy nhất? Hơn nữa, giữa quyền lãnh đạotính tiên phong cộng với lòng trung thành là một khoảng cách xa vời, hai cái đó không nhất thiết là hệ quả của nhau. Chẳng hạn như Cún con, khi ra đường thì hay lon ton lên trước (nghĩa là rất “tiên phong”), và ít ai trung thành với chủ hơn Cún, nhưng chẳng vì thế mà Cún lại được chủ trao cho quyền lãnh đạo… gia đình. Rõ ràng, hai mệnh đề nhầm chỗ đó không đủ để biện minh cho quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN. Ngược lại, cái “hư hư thực thực”, “hư” đến mức bất chấp cả “thực”, đã làm suy giảm tính nghiêm túc và tính hợp lý của Hiến pháp. Vậy thì cưỡng nạp những mệnh đề vu vơ ấy vào Hiến pháp để làm gì?
*
Nếu quan niệm rằng hai đặc tính “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…”đòi hỏi, là điều kiện cần cho quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, thì Điều 4 cần được hiệu chỉnh cho chuẩn xác về mặt lô-gíc, chẳng hạn như sau:
“Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, … thì mới là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hoặc hoán vị đoạn cuối lên đầu và dùng chữ “để” thay cho hai chữ “thì mới”:
Để là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc…”
Đó là hai phương án hiệu chỉnh lô-gíc kinh tế nhất, chỉ thêm ba hoặc bốn chữ và giữ nguyên các thành phần khác. Kể cả trong trường hợp thừa nhận quyền lãnh đạo của ĐCSVN như một thứ đương nhiên, bất chấp hiện trạng của đảng, thì cũng nên viết lại như sau:
“Đảng cộng sản Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.”
Dù chọn phương án nào thì cũng cần thêm chữ phải, để nhấn mạnh rằng: Đó là đòi hỏi mang tính pháp lý mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Liệu giới cầm quyền có muốn viết như vậy hay không? Chắc là không! Vậy thì nội dung về “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…” trong Điều 4 không phải là đòi hỏi, mà mang ý nghĩa “thừa nhận một thực trạng đã, đang và sẽ mãi tồn tại”, tức là một hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”.
Vấn đề tương tự được đặt ra với khoản tiếp theo của Điều 4, viết rằng:
“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Đây có phải là một yêu cầu, một đòi hỏi hay không? Nếu là đòi hỏi thì cần bổ sung một chữ phảinhư sau:
“Mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Câu hỏi nảy sinh là: Tại sao lại thiếu chữ “phải” tại vị trí quan trọng như vậy? Có phải do vô tình hay không?
Muốn hiểu được ý tứ của các tác giả, hãy điểm mặt 39 chữ phải trong Hiến pháp 1992 để nhận ra rằng: Từ phải là một trong những thuật ngữ đặc trưng trong Hiến pháp, thường được dùng để chỉ những điều bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ:
Điều 51 … Công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội…”
Điều 76 Công dân phải trung thành với Tổ quốc…”
Điều 77 … Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.”
Điều 100 Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”
Điều 122  Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn… Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định…”
Tại sao không viết tương tự, mà lại tránh dùng chữ phải trong Điều 4? Nếu quan niệm rằng chỉ cần viết
“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
đã hàm chứa chữ phải, do đó có thể lược bỏ nó, thì sao không bỏ nốt chữ phải trong những trường hợp cũng “đã hàm chứa” tương tự? Chẳng hạn, sao không bỏ chữ phải trong hai điều khoản sau đây:
Điều 115  … Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.”
Điều 124  … Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số…”
Để hiểu hết thâm ý chứa trong Điều 4, nên so sánh nó với điều khoản sau:
Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”
Vâng, không chỉ “các… tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân”, mà cả “các cơ quan Nhà nước” đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”. Nhưng ĐCSVN và các tổ chức của đảng thì không bị liệt kê trong Điều 12, tức là chúng không nằm trong diện phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”.
Điều 4 chỉ viết là: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Khi đã ngăn chặn việc ban hành luật về các đảng chính trị hay luật dành riêng cho ĐCSVN, thì chẳng hề tồn tại “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nào có thể khống chế và ràng buộc đảng. Vậy là ĐCSVN được mặc sức tung hoành. Hơn nữa, giả sử có ràng buộc pháp luật nào đó liên quan, thì ĐCSVN cũng không nhất thiết phải tuân theo, bởi vì câu hiến định “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” không nhất thiết là một đòi hỏi, mà ngược lại, rất có thế là một hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”, cũng tương tự như việc “công chứng” cho đặc tính “đội tiên phong…”“đại biểu trung thành…” mà thôi.
Hẳn là đạo diễn của Hiến pháp 1992 đã cân nhắc rất kỹ lưỡng, và cố tình không cho “diễn viên” tên phải lạc vào “màn kịch” Điều 4, để tạo ra một “hoạt cảnh thực thực hư hư”, “nói dzậy mà không phải dzậy”. Cái tinh vi ấy được kế thừa trọn vẹn trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 02/01/2013) và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 (được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, ngày 17/05/2013). Chưa thỏa mãn với đặc quyền vô biên đã có, người ta đã sửa câu
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
trong Hiến pháp 1992 thành
Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Hạ cấp từ chữ “Mọi” xuống chữ “Các”, phải chăng là cố chừa ra thế lực bất khả xâm phạm? Tuy trong phương án sửa đổi có bổ sung thêm đối tượng “đảng viên”, nhưng đó là “đảng viên thường”. Còn các vị lãnh đạo đảng“siêu đảng viên”, và cá nhân họ cũng không phải là “tổ chức”, vì vậy có thể hoàn toàn tự do “ngoài vòng Hiến pháp và pháp luật”.
Trong tham luận trình bày tại phiên họp Quốc hội vào buổi sáng ngày 16/11/2012, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã phân tích và kiến nghị như sau:
“Về Điều 4, hiện nay về Đảng thì chúng ta có 3 chủ thể: Thứ nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thứ hai là các tổ chức của Đảng; Thứ ba là đảng viên. Nhưng khi thiết kế Điều 4 thì chúng ta bỏ quên chủ thể quan trọng nhất là Đảng cho nên chúng ta chỉ quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều 4 tôi chỉ xin thêm một từ ở đằng trước, tức là ‘Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật’.”
Đề nghị của Luật sư Trương Trọng Nghĩa là rất hợp lý, để loại trừ khả năng biện hộ rằng: “Đảng không phải là một tổ chức của Đảng, nên Đảng không phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nếu thực tâm muốn tôn trọng “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, thì chẳng tiếc gì mà không thêm chữ “Đảng” vào đầu câu như ông Nghĩa đề xuất. Thế nhưng, đề nghị ấy đã không được chấp nhận. Phải chăng việc khước từ đó càng thể hiện rõ hơn động cơ của đạo diễn và bản chất của Điều 4?
Một nét mới của Điều 4 trong phiên bản 2phiên bản 3 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là khoản sau đây được chèn thêm vào giữa:
“Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Câu này đã khiến một số người hâm mộ đảng hân hoan ca ngợi. Nhưng thực ra có gì là mới ở đây hay không? Thế nào là “gắn bó mật thiết”? “Gắn bó” như hiện nay đã đủ hay đã quá “mật thiết” hay chưa? “Phục vụ nhân dân” thế nào thì bấy lâu đã rõ, xin kiếu, xin kiếu! “Chịu sự giám sát” hay “đành chịu sự giám sát”? Nhân dân “giám sát” thế nào, khi mọi chuyện tày đình đều diễn ra ở những nơi kín cổng cao tường, được súng ống bảo vệ nghiêm ngặt? Giả sử bằng cách nào đó mà biết được chút chuyện “thâm cung”, thì đành ngậm miệng, hay nông nổi phát ngôn, để rồi có thể bị khép vào “tội cố ý” hay “tội vô tình làm lộ bí mật nhà nước” (Điều 263Điều 264 Bộ luật hình sự)? Và “giám sát” để làm gì? Nếu được phép “giám sát”, nhưng khi phát hiện ra điều sai trái thì cũng chỉ có thể bó tay bất lực và thêm ấm ức, thì “quyền giám sát đảng” có hơn gì so với “quyền được tò mò, nhòm ngó chuyện riêng của nhà hàng xóm”? Thế nào là “chịu trách nhiệm trước nhân dân”? Ăn chán, phá chán cũng chỉ cần buông một câu “xin chịu trách nhiệm” là xong, vậy thì tội gì mà không ăn, không phá? Toàn là mỹ từ chung chung, vô định, phù hợp với mục đích tuyên huấn, nhằm mê hoặc và ru ngủ người đọc, chứ không thể dùng để diễn đạt các ràng buộc pháp lý.
Những băn khoăn vừa kể chỉ có ý nghĩa khi khoản mới bổ sung vào Điều 4 là đòi hỏi mà đảng cầm quyền phải thực hiện. Nhưng lấy gì để đảm bảo rằng đó thực sự là đòi hỏi, chứ không phải là tái diễn hình thức “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”? Nếu quả là đòi hỏi, thì cần thêm bốn chữ phải như sau:
“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Hoặc ít nhất cũng bổ sung một chữ phải để áp chung cho cả bốn nghĩa vụ:
“Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Như vậy không phải là quá máy móc, mà cũng chỉ hiến định giống như hai điều khoản sau đây của Hiến pháp 1992, cũng về quan hệ với Nhân dân:
Điều 8 Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”
Điều 97 … Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri…”
Quan sát kỹ sẽ nhận ra sự khác nhau “tinh tế” giữa yêu cầu đối với Nhà nước trong Hiến pháp 1992 và yêu cầu đối với ĐCSVN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Các cơ quan Nhà nướcphải tôn trọng nhân dân” và “lắng nghe ý kiến… của nhân dân”, còn đảng thì không “phải tôn trọng nhân dân” và cũng không phải “lắng nghe…nhân dân”; các cơ quan Nhà nước phải tận tụy phục vụ nhân dân”, còn đảng thì cũng “phục vụ nhân dân” nhưng không cần phảitận tụy. Thế cũng đã là tiến bộ vượt bậc rồi, bởi Hiến pháp 1992 còn không hề nhắc đến quan hệ của đảng đối với Nhân dân.
Có lẽ để “cởi trói” cho Nhà nước, nên “Các cơ quan Nhà nước” được giải phóng khỏi Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2:
“Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân…”
Sau đó, không hiểu do sức ép nào mà người ta lại đành chịu để cho “Các cơ quan Nhà nước” tái hiện trong Điều 8 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3:
“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…”
*
*      *
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2phiên bản 3, số lần xuất hiện của chữ phải ít hơn so với trong Hiến pháp 1992. Vì sao như vậy? Một số chữ phải biến tướng thành thuật ngữ khác, như “có trách nhiệm”, “có nghĩa vụ”… Chẳng hạn, đoạn
“công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội”
tại Điều 51 Hiến pháp 1992 biến thành đoạn
“Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”
tại Điều 20 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Một số chữ phải thì biến mất hẳn, vì một số điều khoản được bãi bỏ. Ví dụ, quy định
Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu…”
tại Điều 100 Hiến pháp 1992 biến khỏi cả hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. (Chả trách mà một số đại biểu Quốc hội say sưa ca ngợi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.)
Có một ưu ái đặc biệt mà “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” dành cho Dân trong Hiến pháp 1992, đó là “vinh danh” Dân hai lần trong mối quan hệ với pháp luật:
Điều 12  … mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”
Điều 79  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật…”
Các tác giả Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 đã kết hợp nhuần nhuyễn tính kế thừa với tính sáng tạo, và thu được kết quả tương ứng như sau:
Điều 8  … cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”
Điều 49  Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”
Trong Điều 8, từ “cá nhân” được dùng để thay thế cho từ “mọi công dân”Điều 12 Hiến pháp 1992. Nghĩa là Dân vẫn được “vinh danh” hai lần: Một lần dưới danh nghĩa “công dân” và một lần dưới danh nghĩa “cá nhân”. “Chu đáo” với Dân đến thế là cùng.
Trong khi đó, họ lại “sơ suất” đánh mất hai chữ “Nhà nước” trong đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Quy định
Điều 12  … Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”
trong Hiến pháp 1992 được sửa thành
1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật…
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật…”
trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Khoản 1 Điều 8 học theo phong cách của Điều 4 Hiến pháp 1992, không hề sử dụng từ phải hay thuật ngữ tương đương, nên cũng không rõ đó là đòi hỏi hay ghi nhận (tức là “công chứng”). Nếu đó là đòi hỏi thì Nhà nước cũng chỉ cần “hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”. “Theo” được bao nhiêu thì “theo”, chứ không bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành…”. Nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành…” trong Khoản 3 Điều 8 chỉ áp vào “Cơ quan, tổ chức” chung chung, mà thường chỉ được hiểu là “cấp dưới”. Rồi đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3, Điều 8 chỉ giữ lại cái Khoản 1 mập mờ, còn Khoản 3 thì hoàn toàn biến mất, do đó cả “Cơ quan, tổ chức” chung chung cũng không còn bị đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật” nữa.
Chưa hết, cái quy định
“Ủy ban nhân dân … chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”
tại Điều 123 Hiến pháp 1992 cũng bị xóa khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2. Có lẽ họ đã kịp nhận ra như vậy cũng không ổn lắm: Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì không thành vấn đề, nhưng nếu bỏ cả quy định “chấp hành … các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên”, ngộ nhỡ địa phương không chịu nghe theo trung ương nữa thì sao? Cho nên, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3, họ đã đưa ra hai phương án: Với phương án 1 thì Ủy ban nhân dân vẫn không bị nhắc nhở là phải chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật…”; phương án 2 khôi phục nguyên văn quy định của Điều 123 Hiến pháp 1992. Nếu phương án 1 được thông qua, thì không chỉ các cơ quan của đảng, mà cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều được “giải phóng” khỏi trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật”. Còn nếu phương án 2 được thông qua thì chỉ Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phảichịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật” mà thôi. Dù bất cứ phương án nào của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 được chọn, thì công dân cũng vẫn được “chăm sóc chu đáo”, không bị bỏ sót, bởi:
Điều 49  Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật…”
Hóa ra, nghĩa vụ Nhà nước chỉ nhất thời, nghĩa vụ Dân mới vạn đại.
*
Để hiểu rõ hơn Điều 4 Hiến pháp 1992 và các phiên bản biến dạng của nó, ta đã lan man sang một số điều khoản khác của Hiến pháp. Đấy không phải là lạc đề, mà để có được tầm quan sát bao quát hơn, nhằm thấu hiểu hơn bản chất và ý nghĩa của Điều 4. Phải so sánh với cách cư xử mà họ dành cho Dân, thì mới nhận ra mức độ ưu ái mà thế lực cầm quyền dành riêng cho mình. Thế mới biết, trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đang tồn tại trên đất Việt, thì nguyên lý “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52 Hiến pháp 1992) cần được hiểu như thế nào. Vâng, “mọi công dân đều bình đẳng…”, nhưng giới cầm quyền còn “bình đẳng hơn”, và lãnh đạo cấp cao nhất thì tất nhiên phải được “bình đẳng nhất”. Có lẽ vì cái không gian dân chủ xã hội chủ nghĩa quá chật hẹp, nên giới cầm quyền phải đứng ngoài khuôn khổ pháp luật, phải đứng trên hiến pháp, để… “nhường chỗ cho Dân”.
Các điều khoản đã trích dẫn ở trên cho thấy: Chỗ nào thấy cần thì các tác giả Hiến pháp đều nhớ dùng từ phải hoặc những từ đồng nghĩa để nhấn mạnh sự “đòi hỏi”. Họ chỉ cố tình “quên” dùng từphảiở Điều 4 mà thôi. Nhờ thế, Hiến pháp trao cho ĐCSVN quyền lực lãnh đạo tối cao vô biên, nhưng lại không đòi hỏi ĐCSVN phải thực hiện bất cứ điều gì, kể cả việc “nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, như quy định ở Điều 12 đối với các thành phần còn lại của xã hội. Hơn nữa, bất luận thực tế tốt xấu ra sao, thì ĐCSVN cũng được công chứng” trong Hiến pháp là đã “tiên phong…”, đã “trung thành…”, đã “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, và đã “gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.
Lối viết lấp lửng tạo cho người đọc ảo tưởng rằng lãnh đạo đảng đã tự giác đặt mình vào khuôn phép, nhưng vẫn đảm bảo cho “đấng tối cao” chẳng phải chịu bất kỳ ràng buộc pháp lý nào cả, và bất kể thế nào thì cũng vẫn được vinh danh.
Liệu đó có phải là thâm ý của những người đã ấn định nội dung Điều 4 trong Hiến pháp 1992 và hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hay không?
Điều 4 như vậy có hợp lý không?
Viết ra và tung hô một điều như vậy có phải là tử tế không?
Chúng ta có thể nhắm mắt mà chấp nhận một điều hiến định như thế hay không?
29/08/2013 – Mừng Cháu tròn một tuổi
Hoàng Xuân Phú 

Giáo sư, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Nghiên cứu viên 1984, Phó giáo sư 1992, Giáo sư 1996)

Viện sĩ thông tấn (Corresponding Member, Korrespondierendes Mitglied) của Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg (Heidelberg Academy of Sciences and Humanities, Heidelberger Akademie der Wissenschaften) (từ 8.2004)

Viện sĩ thông tấn (Corresponding Member, Korrespondierendes Mitglied) của Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria (Bavarian Academy of Sciences and Humanities, Bayerische Akademie der Wissenschaften) (từ 2.2010)

Đại sứ khoa học (Ambassador Scientist, Vertrauenswissenschaftler) của Quỹ Alexander von Humboldt (Alexander von Humboldt Foundation, Alexander von Humboldt-Stiftung) (3.2010 – 2.2016)

Ủy viên Hội đồng Các nước đang phát triển (Commission for Developing Countries) của Liên đoàn Toán học Thế giới (International Mathematical Union) (2011 – 2014)

Tổng biên tập của Vietnam Journal of Mathematics (từ 8.2011)
(Blog Hoàng Xuân Phú)

Trường Sa: Đài Bắc đầu tư 112 triệu đô la xây dựng

REUTERS /Stringer
REUTERS /Stringer
Hãng tin AFP dẫn lời một dân biểu Đài Loan cho biết, nước này đang có kế hoạch đầu tư hơn 100 triệu đô la xây dựng một cầu cảng lớn đủ khả năng tiếp nhận tầu chiến trên một đảo đang có tranh chấp với Việt Nam, trực thuộc quần đảo Trường Sa.

Đó là kế hoạch do lực lượng tuần duyên Đài Loan trình lên Quốc hội với tổng kinh phí dự trù là 112,4 triệu đô la Mỹ. Theo đó, Đài Bắc sẽ xây dựng một cầu cảng hiện đại tại đảo mà Đài Loan gọi là Thái Bình còn Việt Nam gọi là Ba Bình.

Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa đang do Đài Loan chiếm giữ và Việt Nam vẫn đòi chủ quyền. Dự kiến cầu cảng này sẽ được khánh thành vào năm 2016. Theo nhiều nguồn tin, kế hoạch này chắc chắn sẽ được Quốc hội Đài Loan thông qua.

Trong một thông cáo ra hôm nay, dân biểu Lin Yu-fang cho biết, cơ quan an ninh quốc gia đã quyết định thúc đẩy nhanh dự án vì nhiều nước trong vùng vài năm gần đây đã gia tăng sức mạnh hải và không, khiến tình hình ngày càng trở nên phức tạp.

Dân biểu Lin, thuộc Quốc Dân Đảng, thành viên của ủy ban Quốc phòng nghị viện Đài Loan, giải thích thêm là cầu cảng trên được hoàn thành các loại tàu vận tải hoặc tàu chiến lớn có thể cập đảo. Hiện tại, cầu cảng nhỏ bé nên đảo chỉ có thể tiếp nhận được các loại tàu tuần duyên cỡ nhỏ.

Từ năm 2006, chính quyền Đài Loan cũng đã cho nâng cấp, kéo dài đường băng trên hoàn đảo bất chấp sự phản đối của Việt Nam và một số nước khác có tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Anh Vũ (RFI)

Alan Phan – Khoảng cách trí tuệ

Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).

Khoảng cách giàu nghèo này có thể tạo những bất ổn xã hội đáng kể qua nạn cướp giật, lừa đảo, tranh chấp lao động…nhưng cá nhân tôi cho rằng bàn tay sắt của hệ thống an ninh khá hữu hiệu trong việc đối phó.

Vấn đề không ai nói đến
Trong khi đó,  tôi suy nghĩ nhiều hơn đến khoảng cách về trí tuệ của 2 thành phần dân số. Tôi không thể minh định là bao nhiêu phần trăm dân số đạt chuẩn quốc tế cao nhất về giáo dục và văn hoá; và bao nhiêu phần trăm thực sự là “ngu hơn lợn”. Nhưng tôi chắc chắn là mọi người có thể nhận rõ sự khác biệt này khi tiếp cận với bạn bè gia đình, cũng như tại những hội họp của đám đông hay qua những cách thức xử sự tại nhiều hoàn cảnh, công và tư. Sự cách biệt này có thể tạo những hệ quả sau:
–    Dựa vào kiến thức thượng đẳng của mình, thành phần ưu tú sẽ lợi dụng sự ngu dốt của đám đông mà áp đặt những thủ thuật lừa dối hòng đem lại cho phe nhóm mình những quyền lực và lợi ích “gần như phi pháp”.
–    Sự tụt hậu của dân trí trên bình diện rộng sẽ là rào cản lớn nhất cho mọi phát triển văn minh của xã hội trên tiến trình cạnh tranh với toàn cầu.
–   Dân sẽ không thể giàu; nên nước không thể mạnh. Sự lệ thuộc kinh tế vào công nghiệp gia công, vào nông nghiệp lỗi thời và vào dịch vụ “bạc cắc” là một tương lai đáng buồn trong vài thập niên tới cho đám con Rồng cháu Tiên.
Vài góc nhìn khi tìm hiểu
Gần đây, tôi có hai trải nghiệm vô cùng khác biệt về chủ đề trên.
Tôi được phân công phỏng vấn khoảng 100 sinh viên cho học bổng MBA của đại học Bristol trong 3 tháng qua. Dù đây là phân khúc sinh viên ở cấp cao của nền giáo dục, tôi vẫn ngạc nhiên và thú vị với kỹ năng và kiến thức của các thí sinh. Ngoài việc nói và viết thông thạo tiếng Anh, đại đa số sinh viên đều có sự đam mê trong công việc và sự học; cũng như ý chí để trực diện các thử thách trong mục tiêu của sự nghiệp.
Dù có hay không có học bổng của Bristol, tôi tin là 95% sẽ thành công trong lựa chọn nghề nghiệp và sẽ thăng hoa toàn diện trong 10 hay 20 năm tới. Đây là niềm tự hào chính đáng của đất nước này.
Trong một thái cực khác, nỗi thất vọng của tôi cũng sâu sắc với một trải nghiệm đáng xấu hổ.
Tôi có một người cháu, cũng là BCA, đang dậy môn luật kinh tế cho một lớp học năm thứ ba tại một trường đại học công lập. Tôi nhờ cô đem vào lớp một khảo sát nhỏ gồm 10 câu hỏi đơn giản để đánh giá kiến thức ngoài sách vở của các em sinh viên.
Các em có 20 phút để trả lời bài khảo sát sau đây:
Em có nói và viết tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào lưu loát không?
Tại sao Việt  Nam muốn trở thành một thành viên của TPP?
Ông Kim Jong Un là ai?
Đường lưỡi bò Trung Quốc là gì?
Liên Âu đang gặp khủng hoảng gì?
Phương Uyên là ai?
GDP của Việt Nam năm 2012 đạt bao nhiêu tỷ?
Thu nhập mỗi đầu người của Singapore là bao nhiêu?
Cơ chế phân bổ tam quyền và đa đảng đa nguyên là gì?
Ông Nguyễn Văn Bình là ai?
Trong tổng số 32 sinh viên của lớp: 1 trả lời trúng 2 câu, 3 trả lời trúng 1 câu và 28 bạn trả lời không đúng câu nào.
Bạn duy nhất trả lời đúng 2 câu là câu 1: biết nói và viết tiếng Anh lưu loát và câu 6: GDP Viêt Nam khoảng 100 tỷ USD.
Những câu trả lời “vui” nhất là:
–          Đường lưỡi bò TQ là món lưỡi bò ngâm đường khoái khẩu người TQ thích;
–          GDP Việt Nam đạt 1 ngàn tỷ đồng;
–          Kim Jong Un là người mẫu nổi tiếng của Hàn Quốc vừa tự tử;
–          Là thành viên của TPP, Việt Nam được phép dự giải bóng đá của Anh;
–          Liên Âu là quốc gia bên Phi đang gặp nạn đói.
–          3 câu trả lời khác nhau về ông Nguyễn Văn Bình: (1) Chủ Tịch Nước (2) Đại gia ngân hàng vừa bị bắt và (3) linh mục xứ đạo Hải Phòng.
Tôi hơi bị sốc vì đây không phải là kiến thức của những công nhân dệt may tại các ổ chuột khu công nghiệp hay nông dân vùng sâu vùng xa; mà là những thành phần được coi như là tương lai của trí thức Việt Nam.
Dĩ nhiên tôi không cần phải bàn ra tán vào.  Nhưng chúng ta bây giờ có thể hiểu tại sao từ vi DCS VN vẫn rất tốt.
Alan Phan
P.S. Tôi đã nói nhiều lần trong các buổi diễn thuyết “nghèo không phải là một cái tội; nghèo là một hoàn cảnh có thể thay đổi”. Tuy nhiên, tội lớn nhất của một con người là ngu dốt. Một người không bao giờ đọc là một người mù chữ dưới bất cứ lăng kính nào.

Ông Bá Thanh đã nghe được 6 vụ liên quan tham nhũng

Khẳng định đã nghe được 6 vụ liên quan tham nhũng, có vụ thất thoát vài nghìn tỷ, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu Ban Nội chính các tỉnh thành phải hành động ngay.
  Trao đổi tại hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính và phòng chống, tham nhũng khu vực phía Nam do Ban Nội chính TƯ tổ chức ngày 29/8 ở TP.HCM, Trưởng Ban Nguyễn Bá Thanh cho hay, nhiệm vụ của Ban Nội chính các tỉnh, thành hết sức nặng nề, nhiều chông gai và đầy thử thách.

Nhảy vào làm ngay

Theo ông Bá Thanh, việc cần làm trước mắt là kiện toàn bộ máy, cán bộ, cơ sở, phương tiện… trong đó, khâu cán bộ có tính chất quyết định. “Nay người này gửi đứa cháu, mai gửi con vào cho đủ nhân sự thì tới lúc làm không đạt yêu cầu, ảnh hưởng công việc chung. Do đó, cần chú ý đến chất lượng cán bộ”, ông Thanh nói.

Nguyễn Bá Thanh, tham nhũng, ban nội chính
Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh: Chống tham nhũng khó nhất là đụng chạm đến người thân, bạn bè, đồng chí… Ảnh: Tá Lâm
Trưởng Ban Nội chính TƯ nhấn mạnh, sau khi ổn định, không cần đợi đủ nhân sự mà phải bắt tay vào làm ngay. “Tôi đã nghe được 6 vụ, có vụ lên đến vài nghìn tỷ thất thoát và đằng sau vụ việc thất thoát ấy là có chuyện tham nhũng. Cho nên, yêu cầu không cầu toàn mà phải nhảy vào làm ngay. Phải hành động quyết liệt và có hiệu quả”.
Ông Nguyễn Bá Thanh nhìn nhận, trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng, chúng ta nói quá nhiều nhưng hành động chưa nhiều, khiến cho người dân hết sức bức xúc. Cho nên, bây giờ phải nói ít làm nhiều, có những việc cứ làm mà không cần phải nói rộn ràng.
“Đã nói là phải làm, đừng để dân mất niềm tin. Nói tham nhũng vặt ngày càng phổ biến, tham nhũng lớn ngày càng tăng lên, đó là dấu hiệu đáng buồn, người dân bức xúc hơn”, ông Thanh khẳng định.
Ông Thanh cho rằng, muốn tạo được niềm tin của người dân thì phải bằng kết quả cụ thể. “Như ở Vĩnh Phúc, trụ sở hoành tráng, phòng làm việc ngon lành, Bí thư tỉnh ủy giao Ban Nội chính giải quyết một vụ việc, Trưởng Ban xuất thân từ kiểm sát nên làm ngon lành các vụ việc. Từ đó Ban Thường vụ tỉnh rất nể mặt và tạo dựng được uy tín”, ông Thanh lấy ví dụ.
Ông Thanh nói, trong chống tham nhũng, cái khó nhất chính là đụng chạm trực tiếp đến người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và không loại trừ cả cấp trên. “Cái này mới vô cùng khó. Chẳng hạn ở Bình Phước, đụng đến cấp trên thì khó khăn. Nếu gặp chuyện như thế thì các đồng chí có động lòng không, có buông tha không vì đụng đến đủ thứ phức tạp và nhiều sự chi phối?”, ông Thanh hỏi đại biểu.
‘Tôi sẽ sát cánh’
Trưởng Ban Nội chính TƯ cho hay, muốn làm tốt công tác chống tham nhũng thì người làm nội chính phải giữ gìn, nhắc nhở cả vợ con phải giữ gìn. “Chứ để người thân cứ ‘để đó chị lo’ thì chết. Chuyện này không phải là không có, tấn công trực tiếp các đồng chí không được thì đi đường vòng qua người thân. Không chỉ là cái phong bì vài triệu mà cả va li”, ông Thanh nói.
Nhiều vụ việc thấy đối tượng quá liều mạng nhưng tìm hiểu sâu mới biết dường như có “ô dù”. Nhiều người vì tâm lý “hi sinh đời bố củng cố đời con” nên chẳng còn sợ gì nữa.
Theo ông Bá Thanh, ngoài việc giữ gìn, cán bộ Ban Nội chính cũng cần có năng lực, có bản lĩnh, phải dám đương đầu với những thế lực bao che cho tham nhũng, những nhóm lợi ích, dựng chuyện, vu khống, gài bẫy, hãm hại, trả thù…
“Mặt trận này dù không có tiếng súng nhưng đầy hiểm nguy. Ở một số địa phương, các DN quan hệ đan xen với lãnh đạo nên đụng vô rất mệt, nên các đồng chí phải thật bình tĩnh chiến đấu, phải đoàn kết lại. Tôi sẽ sát cánh cùng các đồng chí. Nếu ai cảm thấy oải thì cứ chuyển ngành”, ông Thanh chia sẻ.
Chia sẻ những tâm tình như thế, ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Ban Nội chính các tỉnh, thành phát động từ nay đến cuối năm phát hiện ít nhất một vụ việc tham nhũng để xử lý.
“Đừng để những vụ việc nhỏ đem làm báo cáo thành tích. Hành quân và phát động thi đua, tìm kiếm các vụ việc mới, còn vụ cũ phải đôn đốc đưa ra xét xử là chuyện đương nhiên. Phải cùng công an và các ngành theo dõi sát tìm kiếm các vụ việc mới để chấn chỉnh sớm”, ông Thanh đề nghị.
“Nếu nơi nào báo cáo không có chi hết nhưng tôi đưa quân về kiểm tra mà có việc thì bản thân những người trong Ban Nội chính ở địa phương đó phải chịu trách nhiệm, phải kiểm điểm. Các đồng chí có dám làm mạnh như ở Bình Phước hay không?”, ông Thanh nói tiếp.
Do công việc chống tham nhũng hết sức nặng nề nên ông đề nghị những ai đang là Trưởng Ban Nội chính mà kiêm nhiệm phó bí thư “thì về báo cáo xin từ chức đi bởi cơ chế của Ban Bí thư, Bộ Chính trị quy định là không kiêm nhiệm”.
Cuối cùng, ông Bá Thanh cho rằng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, tinh thần là làm được gì thì làm, không nhiều thì ít nhưng không thể không làm. “Khó nhưng vẫn có lời giải. Kiên nhẫn mà tìm cho ra lời giải, đừng để mất tinh thần sớm, giỏi mà không biết đường thì cũng chết, thật thà cũng dễ chết. Trong cái khó cố gắng tìm tòi nghiên cứu, tìm cách để làm chứ cứ ngồi than vãn thì không bao giờ đạt được kết quả”, ông Thanh nói.

Tá Lâm
(VNN)

Vô hiệu hóa lá bài phủ quyết của Nga-Trung

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nỗ lực thuyết phục nhưng vẫn không lay chuyển được các nước Tây phương - REUTERS
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nỗ lực thuyết phục nhưng vẫn không lay chuyển được các nước Tây phương – REUTERS
Nga tìm cách ngăn chận một chiến dịch quân sự trừng phạt Syria,đồng minh cuối cùng của mình tại Trung Cận Đông. Sau ba lần bác bỏ các dự thảo nghị quyết lên án chính quyền Damas thảm sát thường dân mà con số tử vong đã lên hơn 110 ngàn, phủ quyết của Nga và Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An bị vô hiệu hóa trước quyết tâm chính trị của Tây phương.

Tất cả những gì mà Nga có thể phản ứng là … ngồi chờ. Trên đây là nhận định của Kommersant nhật báo được xem là có uy tín nhất tại Nga về khả năng của chính quyền Putin gây sức ép với Mỹ Anh Pháp trong những ngày qua.

Sau hơn hai năm cùng với Trung Quốc làm mưa làm gió tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngăn cản ba nghị quyết lên án chính quyền Syria và đặt cộng đồng quốc tế đứng đầu là Hoa Kỳ vào tình trạng tê liệt, có lẽ đã đến lúc Nga và Trung Quốc gặp cảnh kẻ cắp gặp bà già, vỏ quýt dày móng tay nhọn.

Vào lúc người dân Syria nạn nhân của chế độ Damas gần như tuyệt vọng, mất hết tin tưởng vào các nước phương Tây thì bất ngờ vào ngày 25/08/2013 các hãng thông tấn quốc tế loan báo Hoa Kỳ tăng cường hạm đội khu trục trang bị tên lửa hành trình trong vùng biển Địa Trung hải. Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước khi lên máy bay sang Đông Nam Á tuyên bố quân đội Mỹ đã sẵn sàng chỉ còn chờ lệnh của Tổng thống.

Mặc cho Matxcơva liên tục phản đối, cảnh báo, Washington, Paris, Luân Đôn, Ankara rồi Liên đoàn Ả Rập ở Trung Đông và Canberra ở tận châu Đại dương đòi phải có một giải pháp quân sự để trừng phạt chế độ ở thế kỷ 21 này còn sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân của mình

Tây phương với sự đồng thuận của các quốc gia Ả Rập trong khu vực Trung Đông khẳng định chính phủ Syria là thủ phạm bắn tên lửa có đầu đạn hơi ngạt sát hại 1300 thường dân ở ngoại ô Damas. Một cuộc điện đàm giữa một viên chức Bộ Quốc phòng Syria, với giọng nói hốt hoảng với tư lệnh lực lượng vũ khí hóa học đã bị CIA Mỹ bắt được cho thấy một phần sự thật.

Để trừng phạt, Hoa Kỳ, Anh, Pháp có vũ khí là Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO mà không cần qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như đã có tiền lệ ở Kosovo (Nam Tư cũ) vào năm 1992.

Matxcơva vội vã lên án sáng kiến của Tây phương là vi phạm công pháp quốc tế và sẽ tạo ra hệ quả tàn khốc cho toàn khu vực. Tuy nhiên, theo nhà báo Nga Nina Achmatova thì dù đích thân tổng thống Putin gọi điện thoại cho thủ tướng Anh và Ngoại trưởng Lavrov điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ cũng không lay chuyển được các thủ đô Tây phương. Ngày 26/08 vừa qua, Ngoại trưởng Nga đành phải thú nhận : « Tây phương đã quyết định ».

Tuy nhiên, tối hôm qua 28/08/2013, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông « chưa quyết định ». Tất cả các lực lượng tham chiến gồm không quân, hải quân, phi đạn đã được bố trí nhưng có lẽ phải chờ đến tuần sau vì nhiệm vụ của phái bộ điều tra Liên Hiệp Quốc chưa xong, chính phủ Anh còn chờ biểu quyết của Quốc hội, còn Pháp tuyên bố « không dấn thân một mình ».

Chế độ cha truyền con nối ở Syria đã khai thác mâu thuẫn của Tây phương như thế nào ? Thế cờ dằn co này phải chăng còn kéo dài vì e ngại một ván mới đầy bất trắc hay Tây phương có những toan tính khác, những quyền lợi khác ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị học Đại học Mỹ tại Paris, Ziad Majed và nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận.

RFI : Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp tuần trước tại New York đòi làm sáng tỏ vụ sử dụng hơi ngạt sát hại thường dân tại ngoại ô Damas nhưng bản tuyên bố chung bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Vì sao Mỹ, Anh, Pháp bất lực trước thái độ của hai đồng minh của Syria trong Hội Đồng Bảo An ?

Ziad Majed : Trong thực tế , đây là vấn nạn từ khi xảy ra cuộc cách mạng Syria cách nay hơn hai năm rưỡi. Nga luôn luôn giữ lập trường không khoan nhượng hoặc không thỏa hiệp vì những lý do khác nhau. Maxcơva muốn được trở lại vai vế quan trọng trên sân khấu chính trị quốc tế. Trước đó, có bài học nhượng bộ tại Libya. Bên cạnh đó là Tây phương thiếu cứng rắn trong lập trường đối với Syria, nhờ vậy mà Nga có thể linh động hành xử theo ý muốn của mình.

Vì thế, quan hệ quốc tế rất phức tạp trong vấn đề Syria. Nhưng giờ đây, chúng ta đứng trước một tình trạng ý nghĩa đạo lý và chính trị được đặt trong quan điểm thuần bang giao quốc tế. Tại Syria, đã xảy ra một cuộc thảm sát thường dân nghiêm trọng nhất kể từ vụ Saddam Hussein oanh tạc người Kurdistang tại Irak vào năm 1988. Người ta nói đến 1300 nạn nhân tử vong.

Chế độ Damas đã vượt qua « làn ranh đỏ » mà tổng thống Mỹ Obama đã nói đến cách nay vài tháng. Và nhất là, vụ thảm sát lại xảy ra ngay cửa ngõ thủ đô Damas ngay vào lúc có một phái bộ Liên Hiệp Quốc có mặt tại chỗ mà không có quyền đến tận nơi quan sát và không được chỉ thị của Liên Hiệp Quốc để thương lượng với chính quyền Syria để đi đến tận nơi.

RFI : Lẽ nào Damas lại dám sử dụng vũ khí hóa học ngay vào lúc phái bộ Liên Hiệp Quốc đã tới Syria ? Phải chăng đây là một thái độ thách thức hay chính quyền Damas nghĩ rằng họ muốn làm gì thì làm ?

Ziad Majed : Đúng như thế. Một mặt chế độ tin rằng họ có thể toàn quyền hành động vì quốc tế do dự và vì họ có hậu thuẫn của Nga và Trung Quốc. Mặt khác, đây không phải là chiến thuật mới. Chế độ Syria, từ thời cha của Bachir al Assad (Hafez al Assad) luôn luôn biện minh các hành động của họ và luôn luôn thách thức nghị lực chính trị của cộng đồng quốc tế dù ở cấp vùng và quốc tế trong thời điểm có vẻ quái lạ.

Chúng ta còn nhớ những vụ khủng bố ám sát cách nay vài năm tại Liban (nạn nhân là những người chống lại ảnh hưởng của Syria trong đó có thủ tướng Hariri). Có những vụ ám sát xảy ra đúng vào ngày Hội Đồng Bảo An họp bàn về tiến trình điều tra lúc đó đang diễn ra tại Liban để truy tìm thủ phạm. Chế độ Damas luôn chứng tỏ với quốc tế là không bao giờ lùi bước và có thừa khả năng tiếp tục thực hiện những kế hoạch của họ.

Đa số người lãnh đạo tại Damas tin rằng Hoa Kỳ không đủ nghiêm túc để tiến tới và viện lẽ có sự chống đối của Nga để không hành động. Trong khi đó thì Paris và Luân Đôn, tuy dứt khoát hơn Washington để chấm dứt tình trạng thảm sát ở Syria nhưng lại không đủ phương tiện để hành động nếu không có Mỹ yểm trợ hỏa lực.

Tóm lại, cho đến hôm nay, chế độ Damas khai thác các mâu thuẫn trong nội bộ Tây phương. Nhờ những mâu thuẫn này họ không bị trừng phạt và đã gây ra cái chết cho hơn 100.000 nạn nhân, có thể nhiều hơn vì có ít nhất 200.000 người mất tích hoặc bị giam cầm.

RFI : Do lý do gì mà suốt một năm qua Washington chần chờ không can thiệp ? Cách nay một năm, tổng thống Obama cảnh báo là có một “đường ranh đỏ” mà Syria vượt qua là sẽ bị trừng phạt. Mỹ ngại phe nổi dậy tại Syria, một khi chiếm được chính quyền, không ủng hộ quyền lợi của Mỹ?

Ziad Majed : Tôi không tin như vậy. Lập luận biện minh của Hoa Kỳ biến đổi theo thời gian. Lúc đầu, người ta lý giải rằng Barack Obama chán ngán hồ sơ Trung Đông. Sau cuộc chiến tại Irak và Afghanistan, lãnh đạo Mỹ không muốn can thiệp quân sự. Ông có can thiệp vào Libya nhưng không lãnh đạo liên minh quốc tế.

Giờ đây, Mỹ có nhiều quan tâm chiến lược trong vùng. Một mặt là đàm phán giữa Israel và Palestine được mở lại. Bên cạnh đó là tình hình Ai Cập, đồng minh chính của Washington trong khu vực. Rồi an ninh của Israel mà Hoa Kỳ không muốn bị đe dọa.

Hoa Kỳ không muốn xảy ra tình trạng bất ổn định nhất là Iran có thể khai thác và lôi kéo một số thành viên Al Qaida hoặc những nhóm đang bị Hoa Kỳ truy diệt lao vào vòng chiến. Dĩ nhiên , nếu các nhóm này tự sát hại lẫn nhau thì cũng tốt thôi.

Thật ra thì ở Washington, phe “chính trị thực dụng” không nhìn hồ sơ Syria ở khía cạnh đạo đức. Thêm vào đó, trong số các lập luận ban đầu, họ nói là không biết rõ thay thế chính quyền Damas hiện nay bằng những nhân vật như thế nào. Tiếp theo đó thì có những toán “thánh chiến hồi giáo” xâm nhập. Bây giờ thì người ta nói là không biết đường lối chính trị của một chính quyền mới (trong trường hợp lật đổ chế độ al Assad).

Tất cả những lý do này làm cho toàn khu vực này xa rời Hoa Kỳ. Trong khi đó, Mỹ có những ưu tiên của họ và cho đến bây giờ không quan tâm đến con số 110.000 người đã chết tại Syria.

Nga và Trung Quốc không cản trở được Tây phương nhưng liệu Tây phương có hỗ trợ được gì cụ thể cho người dân Syria đang tuyệt vọng? Cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ đã biến thành nội chiến khốc liệt giữa hai hệ phái đạo Hồi, một bên là chính quyền Syria thuộc hệ phái Chi-it với Iran đứng sau lưng và bên kia là phe đối lập Suni với Ả Rập Xê Út yểm trợ để ngăn chặn ảnh hưởng của chính quyền hồi giáo Teheran.

Bản thân ba cường quốc Mỹ, Anh và Pháp cũng có những quyền lợi khác nhau trong khu vực. Nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận tại Paris phân tích :

“ Hoa Kỳ chần chờ vì có lợi hơn ….. do thời cơ chưa chín muồi. Trừng phạt Syria dùng vũ khí hóa học sát hại dân lành … là đúng. Làm cho uy quyền tổng thống Bachar al Assad suy yếu là đúng, nhưng theo quan điểm của Mỹ, chế độ Bachar al Assad sụp đổ là điều nguy hiểm. Phe Al Qaida tức al Nostra tham chiến đánh al Assad sẽ mạnh trong khi đó Mỹ chưa đào tạo xong lực lượng quân sự thân Hoa Kỳ….”
Tú Anh (RFI)

Thời điểm và chiến thuật tấn công Syria

Mùi thuốc súng như đang phảng phất ở Địa Trung Hải, quanh 5 chiến hạm của Hoa Kỳ và Anh quốc có mặt sẵn sàng ở nơi đó từ nhiều ngày nay. Cuộc tấn công Syria chỉ còn là vấn đề thời gian và phương thức, tin từ Washington đồng loạt cho biết như vậy.
Vậy câu hỏi không còn là có hay không, mà là bao giờ và bằng cách nào. Tuy nhiên ngày thứ năm có những diễn tiến dồn dập, khiến hành động quân sự được hoãn lại.
Hôm thứ tư Anh quốc đã nạp dự thảo nghị quyết về Syria lên Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nội dung lên án Syria sử dụng vũ khí hoá học và đòi Liên Hiệp Quốc thực hiện trách nhiệm bảo vệ thường dân.  Nga lập tức phủ quyết hành động quân sự trừng phạt chế độ Bassar al-Assad, một phản ứng được biết trước.
5 nước hội viên thường trực của Hội đồng Bảo An họp lại về vấn đề Syria vào lúc 2:30 chiều thứ năm, giờ New York.
Thủ tướng Anh Cameron triệu tập quốc hội để xin ý kiến về việc hỗ trợ Hoa Kỳ trong hành động quân sự đối với Syria. Ngày thứ năm ông tuyên bố ngụ ý đang chờ kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc từ Syria.
Tại Hoa Kỳ một số nghị sĩ và dân biểu thúc giục Tổng thống Obama liên lạc với quốc hội về vấn đề hành động quân sự đối với Syria. Toà Bạch ốc trả lời vẫn thường xuyên liên lạc với giới lãnh đạo quốc hội để thông báo mọi diễn tiến hành động của hành pháp và tham khảo ý kiến quốc hội về vấn đề Syria.
Tin tức từ Ngũ Giác đài từ thứ ba đều nói quân Mỹ sẽ tấn công trong một hai ngày tới, nhưng Tổng thống Obama vẫn chưa tuyên bố điều gì chính thức, mặc dù Tổng trưởng quốc phòng Chuck Hagel xác định quân lực đã sẵn sàng hành động lập tức ngay khi có lệnh của Tổng thống. Washington dường như còn chờ một tín hiệu nào đó từ Liên Hiệp Quốc hay từ trong nội địa Syria.
Cuộc tấn công nếu diễn ra chắc chắn sẽ phát xuất từ bốn khu trục hạm lớp Arleigh-Burke là USS Mahan, Gravely, Barry và Ramage thuộc Hạm đội 6 của Hoa Kỳ, (chiếc khu trục hạm hạng Arleigh-Burke thứ sáu là USS Tout đang trên đường tới tăng cường) và một tàu ngầm nguyên tử của Anh, có thể còn có cả hai tàu ngầm nguyên tử Florida và Ohio của Mỹ đang có mặt tại Địa Trung hải.  Các chuyên gia quân sự dự kiến hải quân đệ lục hạm đội và hải quân Hoàng Gia Anh sẽ sử dụng hoả tiễn Tomahawk là vũ khí chính yếu để oanh kích các mục tiêu chiến lược trên khắp Syria, sau đó không quân có thể được sử dụng để oanh tạc tiếp vào các mục tiêu xa bờ Địa Trung Hải hơn. Tuy nhiên tối thứ tư, nguồn tin từ Ngũ giác Đài cho hay việc sử dụng không lực có thể được loại  khỏi kế  hoạch hành quân. Tin này không kiểm chứng được.
uss-mahan
Khu trục hạm USS-Mahan
Photo Wkipedia Commons
Trong khi đó tin tình báo của Israel cho hay không quân Mỹ đã hoàn tất cuộc tập trung các phi cơ oanh tạc tàng hình B-1B và chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptors tại căn cứ chính ở Qatar trong 24 giờ qua. Tất cả là ba phi đoàn không được lệnh tham chiến,  nhưng trực chiến tại đó. Không quân Hoàng Gia Anh cũng đưa phi cơ vận tải C-130 và các phi đội oanh tạc chiến đấu Typhoon tử châu Âu bay sang tập trung tại căn cứ Akrotiri của Anh ở cực nam Cyprus, cách Damascus gần 350 km. Qua thứ năm bộ quốc phòng Anh tuyên bố lực lượng không quân này đến để “bảo vệ quyền lợi của Anh trong khu vực.”
Tin tình báo Israel cũng cho biết Syria từ hôm thứ ba đã phân tán mỏng các lực lượng lục quân, không quân rải rác khắp trong nước. Phi cơ chiến đấu, trực thăng chiến đấu, xe tăng được phân tán và kéo vào các hầm trú ẩn kiên cố. Các kho vũ khí hoá học thì vốn đã được cất kỹ dưới những tầng hầm kiên cố ở nhiều nơi. Các bộ chỉ huy quân sự ở Homs, Hama, Latakia và Aleppo cũng được tách nhỏ ra và  phân tán, sau khi tình báo Nga cho Syria biết đó là những mục tiêu tấn công.
Như vậy cuộc oanh kích bằng hoả tiễn Tomahawk mà không có cuộc oanh tạc của không quân tiếp sau, sẽ không gây được thiệt hại đáng kể về vũ khí và quân dụng cũng như nhân lực cho quân đội Syria. Đánh phá hạ tầng cơ sở không hoàn thành được mục đích của một hành động quân sự, trong khi Ngũ Giác Đài cũng loại trừ kế hoạch oanh tạc các kho vũ khí hoá học của Syria, vì hành động như vậy sẽ gây tổn thất nhân mạng khủng khiếp cho người dân Syria khi các loại hơi độc phát tán lập tức vào không khí sau khi trúng bom.
Sang ngày thứ năm có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc tấn công được hoãn lại, với những diễn tiến xảy ra dồn dập quanh chuyện tấn công quân sự vào Syria.
Thủ tướng Anh tuyên bố với quốc hội ông tin rằng chế độ Damascus ra lệnh tấn công bằng vũ khí hoá học, nhưng lại nói không chắc chắn 100%.  Thủ tướng David Cameron đang đối diện cuộc tranh đấu gay cấn để quốc hội chuẩn thuận biên pháp quân sự cho Syria, trong khi đảng đối lập chính nói họ sẽ bỏ phiếu chống.
Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel và phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, đô đốc James Winfield Jr. sắp điều trần về vấn đề Syria với giới lãnh đạo quốc hội bằng hình thức hội thoại vô tuyến,  với những lượng định tình báo liên quan. Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice và Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper cũng tham dự cuộc điều trần qua vô tuyến, vì nhiều vị dân cử còn đang nghỉ hè.
Nga loan báo sẽ điều động một tàu chống tàu ngầm và một tuần dương hạm có trang bị hoả tiễn đến Địa Trung Hải trong khi phương Tây đang chuẩn bị tấn công Syria.  Hải quân Hoa Kỳ đưa thêm khu trục hạm thứ năm USS Stout đến hải phận phía Đông của Địa Trung Hải. Các chiến hạm Anh Mỹ có thể bất cứ lúc nào tiến vào hải phận  Israel, Li-Băng, hai nước giáp ranh Syria ở phía đông, bờ biển Li-Băng cách Damascus chưa tới 100 km.
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon cho biết toán chuyên viên điều tra của Liên Hiệp Quốc sẽ đệ nạp báo cáo trong tuần này.
Điện Kremlin loan tin Tổng thốn
uss-cape-st-george
Tàu USS Cape St. Geroge phóng hoả tiễn hành trình Tomahawk – Photo Wikipedia Commons
g Nga và Thủ tướng Đức đồng ý là phúc trình của toán điều tra của Liên Hiệp Quốc từ Syria về cần được chuyên viên của Liên Hiệp Quốc giám định. Kremlin cũng cho hay Tổng thống Putin và Tổng thống Iran Hassan Rowhani điện đàm với nhau, đồng ý rằng không một ai được phép sử dụng vũ khí hoá học, nhưng cùng phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào xứ đồng minh Syria của họ.
Truyền thông Nhà nước Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ và đồng minh đang hành xử cùng lúc như quan toà, phụ thẩm và người thi hành pháp luật. Tổng thống Pháp Francois Hollande, sau phiên họp với tổ chức kháng chiến chính yếu của Syria Ahmad al-Jarba, tuyên bố thế giới phải hành động để chặn đứng bạo lực tại Syria. Trong khi đó phát ngôn viên chính phủ Pháp tuyên bố kế hoạch của phương Tây để trả đũa Syria không dễ thực hiện.
Tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran Hassan Firouzabaldi tuyên bố mọi hành động quân sự chống Syria sẽ đưa Israel vào lò lửa.  Tổng thống Israel Shimon Peres tuyên bố Israel không liên can đến cuộc xung đột ở xứ láng giềng Syria, những sẽ phản ứng bằng tất cả sức mạnh nếu Israel bị tấn công.
Việt-Long

2013-08-29

New York Times lại bị tin tặc tấn công

Trụ sở báo New York Times
Trang mạng NYTimes.com bị tấn công hai lần trong một tháng
Báo New York Times phiên bản điện tử lại bị tin tặc tấn công lần thứ hai trong tháng.

Trên trang Facebook của mình, ban quản trị tờ báo nói đang nỗ lực khôi phục lại trang điện tử, bị tin tặc đánh sập từ 15:00 thứ Ba giờ địa phương (02:00 sáng 28/8 giờ Hà Nội).

Trước đó, tờ báo cũng bị tấn công làm tê liệt hôm 14/8.

Giới chuyên gia nói một nhóm tin tặc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tổ chức vụ tấn công hiện tại.

Website NYTimes.com được nói đã hoạt động trở lại một phần sau ba tiếng đồng hồ, nhưng cho tới 9:00 sáng thứ Tư 28/8 giờ Hà Nội, truy cập vẫn hết sức khó khăn.

Để khắc phục, ban biên tập đã đăng bài trên trang Facebook và một website phụ.

Mark Frons, người phụ trách thông tin của tờ báo, nói với các nhân viên New York Times rằng vụ tấn công là do nhóm Quân đội Điện tử Syria, vốn ủng hộ ông Assad, hoặc “ai đó đang rất cố gắng để cho giống họ”, thực hiện.

Ông cảnh báo các nhân viên “thận trọng khi gửi email cho tới khi tình hình được giải quyết”.

Các chuyên gia an ninh nói có đủ bằng chứng rằng nhóm tin tặc nói trên đã gây ra sự cố này.

Ken Westin, chuyên gia an ninh mạng thuộc Tripwire, nói với BBC: “Trang miền NYTimes.com chỉ về trang SyrianElectronicArmy.com nối với một địa chỉ IP ở Nga, do vậy đây rõ ràng là tấn công tin tặc”.

Tấn công liên tiếp

Nhóm Quân đội Điện tử Syria cũng nói đã tấn công vào trang thông tin liên lạc của ban quản trị mạng xã hội Twitter.

Gần đây, các trang mạng của Washington Post, CNN và Time đều bị tấn công trong các vụ được cho là do người của nhóm tin tặc nói trên thực hiện.

Ông Westin nhận xét: “Các cuộc tấn công vào các trang tin dường như đang gia tăng và chuyển dịch từ hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DD0S) đơn giản sang hình thức chiếm lĩnh cả trang, và nếu tin tặc thành công thì hàng triệu người sử dụng các website như NYT sẽ bị ảnh hưởng”.

Giống như lần đầu tiên New York Times bị tấn công, lần này Wall Street Journal – đối thủ của NYT, cũng bỏ chặn dịch vụ và cho phép độc giả được vào đọc tin miễn phí.

Hồi tháng 1/2013, New York Times cho hay tin tặc đã đột nhập và ăn cắp password của 53 nhân viên sau khi báo này đăng bài về tài sản của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

Michael Fey, giám đốc công nghệ của hãng an ninh mạng McAfee, cho rằng chừng nào báo chí còn đăng tải tin tức và ảnh hưởng dư luận thì vẫn còn là mục tiêu của tin tặc.
(BBC)

Song Chi – Chỉ khen, không được chê

Nhảy nhổm lên khi bị chê
Nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” với bút danh Thảo Hảo, có viết một bài “Ai cho mầy chê con tao xấu?” rất thú vị. Hình như nếu tôi nhớ không lầm, bài tản văn đó ra đời nhân dịp một bộ phim bị báo chí chê và nhà đạo diễn của bộ phim đó nhảy nhổm lên thì phải.

Ấy vậy mà nhiều năm sau, cái tính nhảy nhổm lên khi bị chê ấy, vẫn cứ diễn ra, mới đây nhất là trường hợp một ca sĩ tự xưng là Mít-tơ gì đó, và nghe đâu còn được phong (chả biết ai phong) là “ông hoàng nhạc Việt”, khi bị một nhạc sĩ lớn tuổi nhận xét thẳng thừng về giọng ca của mình.

Tôi không muốn bàn nhiều về câu chuyện đang làm nóng một số trang báo và trên mạng về văn hóa ứng xử của một thiểu số trong giới nghệ sĩ, showbiz Việt này, cũng không muốn lạm bàn về ca khúc, giọng hát, phong cách hát của ngày xưa trước 1975 (chủ yếu nói đến ca khúc, nhạc sĩ, ca sĩ ở miền Nam) và bây giờ.

6832271116_305.jpg
Trang bìa tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” của Nhà văn Phan Thị Vàng Anh với bút danh Thảo Hảo.

Điều tôi muốn nói đến ở đây là cái tính không thích nghe chê ấy hình như không chỉ ở một vài cá nhân, cho dù không phải ai khi bị chê cũng phản ứng theo kiểu như ca sĩ Mít-tơ gì đó. Mà cái tính không thích nghe chê bai ấy dường như có ở rất nhiều người Việt mình.

Còn nhớ câu chuyện về một blogger Mỹ có tên Matt Kepnes đi du lịch sang VN, sau đó viết bài chê “Why I’ll never return to Vietnam?” đăng trên tờ Huffingtonpost vào ngày 30 tháng Một, 2012. Sau khi một số tờ báo VN đăng tải lại bài viết này, với cái tựa tiếng Việt là “Cho tiền cũng không quay lại VN” thì bên dưới bài báo lẫn trên các trang mạng xuất hiện làn sóng phản pháo.

Đa số là người VN, cảm thấy tự ái đùng đùng vì những lời chê bai, liền không tiếc lời phản bác, thậm chí “mắng mỏ” anh chàng Matt Kepnes, mà không chịu suy ngẫm xem những điều người ta nhận xét về ngành du lịch, về con người VN có đúng không.

Một ví dụ khác, ông Joel Brinkley, Giáo sư chuyên ngành báo chí tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, viết một bài bình luận đăng trên tờ Chicago Tribune ngày 29 tháng Một, 2013, trong đó ông phê phán thói quen ẩm thực (ăn thịt chó, thịt thú rừng…) cùng tính cách của người VN. Giáo sư này cho rằng thói quen ăn thịt nhiều khiến người Việt trở nên hung hăng (aggressive) và trong quá khứ VN luôn luôn là một quốc gia hung hăng so với các nước láng giềng.

Bài bình luận đã nhận được phản ứng rất mạnh từ người Việt trong và ngoài nước, đến nỗi vào đầu tháng Hai, 2013, ban biên tập của Chicago Tribune đã phải đăng đính chính, xin lỗi vì đã đăng bài của ông Brinkey. Người Việt còn gửi thỉnh nguyện thư với hàng ngàn chữ ký yêu cầu trường Stanford đuổi việc Giáo sư Brinkey.

Tất nhiên, bài bình luận của ông Brinkey đáng để người VN giận dữ vì mang tính kỳ thị và được viết một cách hoàn toàn cảm tính, không có cơ sở khoa học, lại không chính xác về lịch sử. Nhưng trong vô số ý kiến phản hồi gửi vào trang mạng của tờ Chicago Tribune hay trên những trang báo, mạng trong nước, nếu chúng ta không kềm chế và có những lời nóng giận, mạt sát ông Giáo sư kia thì chẳng phải chúng ta đang vô tình chứng minh nhận xét “người VN hung hăng” của ông ta là đúng hay sao.

“Ở đâu mà chả vậy”
Nếu bạn là người VN, bạn nói đến những cái xấu, tệ hại của xã hội, của chế độ cũng vậy, sẽ có những người nhảy vào với những luận điệu quen thuộc như: Tham nhũng à, ở đâu mà chả có tham nhũng, tình trạng tội phạm ngày càng tăng ư, nói cho mà nghe nhé, VN mình còn ổn định hơn khối nước, không có khủng bố, không có chiến tranh, không có nã súng giết người hàng loạt, cứ thử nhìn sang Mỹ xem… Hoặc, bạn là ai, có phải là người VN không, sao lại dám mở mồm chê bai, xúc phạm đến đất nước, dân tộc VN? Thật khó mà tranh luận với những luận điểm đánh đồng “ở đâu mà chả vậy”, hoặc đánh đồng giữa đảng, nhà nước với dân tộc, tổ quốc!

Tuy nhiên, nếu nói đến những cái xấu của chế độ hay xã hội, dù sao bây giờ cũng ngày càng có nhiều người đồng tình với bạn. Nhưng nếu cứ thử viết bài mà nói đến những thói hư tật xấu, nhược điểm của đồng bào là dễ bị mọi người ném đá lắm.

Còn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật càng phiền hơn. Từ văn học, thơ ca, âm nhạc cho đến hội họa, phim ảnh…ở VN bây giờ dường như đều thiếu vắng những cây bút phê bình có uy tín, có trình độ chuyên môn, sắc sảo, thẳng thắn chỉ ra những cái dở, cái tệ của tác phẩm, của người sáng tác, người biểu diễn.

Trên mặt báo, những nhà báo đi viết về những lĩnh vực này không phải ai cũng có hiểu biết vể chuyên môn, ví dụ như nhà báo đi viết về điện ảnh không phải ai cũng học/làm về điện ảnh nên khi viết về một bộ phim chẳng hạn, hầu hết chỉ là giới thiệu nội dung, khen một tí, chê nhẹ nhẹ một tí, thế là xong. Chê mạnh, thể nào cái đám làm phim cũng sừng sộ lên bảo sao không giỏi làm phim đi, hoặc anh/chị không hiểu gì về phim của tôi, rồi nhà sản xuất, đạo diễn cạch mặt không chơi, không mời đi xem phim mới nữa, lấy gì mà viết?

Âm nhạc cũng thế. Nhà báo nếu không phải là nhạc sĩ, không học chuyên môn về âm nhạc, dù có thể có tai nghe, thẩm thấu tốt về âm nhạc, nhưng đố dám bảo đụng vào những ổ kiến lửa tự xưng là “ông hoàng, bà chúa” nhạc Việt với lại di-va di-viếc kia, cùng hàng lũ fan hùng hậu của họ. Nên cứ viết những gỉ vui vui hiếu hỉ, khen nhau cho nó lành. Thế là người ta càng quen được nghe khen, càng tưởng mình tài năng lớn, cộng với bao nhiêu sự hâm mộ của quần chúng…đến khi một ai đó chê thẳng một cái là có chuyện.

Nhìn rộng ra, cái nước mình bây giờ trong mọi lĩnh vực đều cần có những “nhà phê bình” có uy tín, có trình độ, dũng cảm, từ văn hóa nghệ thuật, y tế, giáo dục, kinh tế và cả cái chính phủ này. Chính vì không có ai giám sát, phản biện, chất vấn, chê bai nên mọi thứ mới thành ra hỗn loạn đến vậy.

Và cũng chẳng khác gì cái anh ca sĩ kia, nhà nước VN khi bị nghe những lời phản biện thẳng thừng là “chạm nọc” ngay, khi có ai đó lên tiếng đề nghị thành lập đảng phái, tổ chức chính trị đối lập để giám sát những chính sách, việc làm sai lầm của nhà cầm quyền, tất cả vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc…là lập tức cho truyền thông báo đảng xúm vào đánh hội đồng, tiếp theo là còng số 8, là nhà tù, là bịt miệng…ngay.

Một con người dù có một ít tài năng đi nữa mà chỉ thích nghe khen, không thích bị chê thì rất khó tránh sai lầm, khó tiến xa. Một nhà nước, một dân tộc cũng vậy thôi.

Song Chi
2013-08-29
(RFA)

Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ

Bùi Viện (1839 – 1878)
 
Theo Nguyễn Q. Thắng, trong “ Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam” NXB Khoa học Xã hội, năm 1992 cho rằng Bùi Viện là nhân vật xuất ngoại Đầu tiên vận động bang giao với nước Mỹ. Ông hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách, nhà ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19, làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Quê làng Trình Phổ, tổng An Hồi, Trực Định, thuộc Kiến Xương, Nam Định

Đường khoa cử và xuất chính làm quan


BuiVien_Grant
 
Bùi Viện  năm 1856 đỗ Cử nhân. năm 1871 ông nhận nhiệm sở giúp Lê Tuấn, Tham tri Bộ Lễ ra Bắc dẹp loạn. Công việc hoàn thành, ông trở về Huế. Bùi Viện được Doãn Khuê, Doanh điền sứ Nam Định mời ra giúp việc khai hoang, lấn biển.

Năm 1873, trước khi vua Tự Đức buộc phải ký Hiệp ước Giáp Tuất ( 15 tháng 3 năm 1874) nhượng bộ nhiều yêu sách của thực dân Pháp và nguy cơ mất cả nước đã nhỡn tiền, triều đình đã chủ trương tìm kiếm những đối trọng khác ở nước ngoài để chấn hưng đất nước và cứu vãn họa xâm lăng của thực dân Pháp. Bùi Viện đã lãnh nhận sứ mạng sang Mỹ do sự tiến cử của một viên đại thần trong triều với Vua Tự Đức. Bùi Viện lúc đó đang được xem như là một nhà kinh bang tế thế, có công lớn trong việc xây dựng cảng Hải Phòng, lập ra Tuần dương quân (lực lượng hải quân thường trực) gồm 200 chiến thuyền và 2.000 quân thủy thiện chiến và lập ra hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển.

Sang Mỹ  tìm đồng minh giao hiếu

Từ cửa biển  Thuận An ở kinh đô Huế, Bùi Viện xuống thuyền ngược ra Bắc vào tháng 7 năm Quý Dậu (tháng 8 năm 1873) và 2 tháng sau thì đến Hong Kong lúc đó đã là nhượng địa của nước Anh và là đầu mối giao thông nối châu Á với thế giới phương Tây. Tại đây Bùi Viện đã kết giao được với viên lãnh sự Hoa Kỳ lai Tàu nên 2 bên giao thiệp được. Được biết ý đồ của Bùi Viện, viên lãnh sự đã viết thư giới thiệu với một nguời ở Hoa Kỳ có khả năng giúp ông tiếp cận với nguyên thủ của quốc gia này.

Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama, Nhật Bản để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại ở đó mất một năm vận động mới gặp được Tổng thống Abraham Lincoln (nhiệm kỳ 1861- 1865). Lúc này Pháp và Mỹ đang kình nhau trong chiến tranh ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp.

Texas nổi dậy chống Mexico và sau đó đã được sáp nhập vào Hoa Kỳ. Những tranh chấp về đất đai, lãnh thổ với nước Mỹ đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh Mỹ-México (1846-1848) với thất bại nặng nề thuộc về México. Năm 1848, Hiệp ước Guadalupe-Hidalgo được ký kết, theo đó México mất tới 1/3 diện tích lãnh thổ cho Hoa Kỳ. Những năm 1860, México phải đối mặt với sự xâm lăng của nước Pháp. Công tước Ferdinand Maximilian của Áo (thuộc dòng họ Habsburg) được chọn để trở thành vua của Đế chế México Thứ hai. Tuy nhiên chính thể phong kiến này cũng chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn ngủi.

Chính vì  Mỹ và Pháp mâu thuẫn, nên trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), Pháp dự tính công nhận Confederacy (phe miền Nam ly khai) chống lại Tổng thống Lincoln lãnh đạo Liên bang U.S.A. (miền Bắc) về vấn đề “kỳ thị người Da đen”, nhưng ngay trong nước Pháp, Laboulaye, giáo sư đại học Paris và  các người cấp tiến khác đã viết các sách nhỏ phản đối, nên Pháp do dự và sau đó bỏ hẳn ý nghĩ công nhận miền Nam. Đồng thời Laboulaye vận động thiết kế Tượng Nữ thần Tự do trao tặng nước Mỹ.

Thật là đáng tiếc, Bùi Viện không mang theo quốc thư nên Tổng thống Lincoln không thể có một cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam.

Sau đó, có được quốc thư của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Nội chiến kết thúc, Tổng thống Lincoln bị ám sát, nước Mỹ đang bị xáo trộn nên Tổng thống Ulysses Grant khước từ sự cam kết giúp Việt Nam đánh Pháp.

Bùi Viện lại trở  về nước, vừa đặt chân lên bờ thì nghe tin mẹ từ trần nên về quê cư tang. Ba tháng sau Bùi Viện lại được triệu về kinh đô giữ chức Thương chánh tham biện rồi chuyển sang chức Chánh quản đốc nha Tuần hải . Chẳng bao lâu Bùi Viện mất đột ngột ở tuổi chưa đầy 40.

Đánh giá

Hành trạng cũng như  tư tưởng của Bùi Viện thường được ví và xếp chung vào lớp sĩ phu có tư tưởng canh tân như Phạm Phú Thứ , Nguyễn Lộ Trạch , Nguyễn Trường Tộ .

Vua Tự Đức đã có  lời phê: “ Trẫm đối với ngươi chưa có ân nghĩa gì, mà ngươi đã coi việc nước như việc nhà, không quản xa xôi lo lắng, quỉ thần ắt cũng chứng cho”

Lịch sử  đã coi ông là người Việt Nam đầu tiên  đặt chân lên đất nước Mỹ.

Lê Kim (1821–1866)

Nhưng trong cuốn sách “Con đường Thiên lý” (NXB Văn hóa – Thông tin), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm, có  một người Việt đã thực hiện một chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ như một cao bồi thực thụ.

Từ một người đi tìm vàng ở California, Lê Kim đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ, sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất, từ Hương Cảng đến Anh, Hà Lan, Pháp. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó.

Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố  New Orleans, Louisiana (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm  đường về cố hương.

Du thuyền tới California vào lúc bắt đầu Cơn sốt vàng

Cơn sốt vàng California (California Gold Rush 1848 – 1855 ) bắt đầu tháng 1 năm 1848, khi James W. Marshall phát hiện vàng ở Sutter’s Mill , Coloma, California. Thông tin về việc tìm vàng đầu tiên từ những người ở Oregon , Sandwich Islands ( underline”>Hawaii), và Mỹ La tinh, họ là những người đầu tiên đổ xô đến bang California vào cuối năm 1848. Khi tin này lan ra, khoảng 300.000 người đã đến California từ khắp nơi trên nước Mỹ và từ nước ngoài. Trong số đó, khoảng phân nửa là đến bằng đường biển và nửa đến từ miền đông bằng California Trail và tuyến sông Gila.

Những người tìm vàng đầu tiên được gọi là ”forty-niners”, đến California bằng thuyền buồm và bằng covered wagons xuyên qua lục địa, thường phải chịu nhiều gian khổ trong chuyến đi. Trong khi phần lớn những người mới đến là người Mỹ, cơn sốt vàng cũng thu hút hàng ngàn người từ Mỹ Latin, châu Âu, châu Úc và châu Á. Ban đầu, những người tìm kiếm đã đãi vàng từ các con suối và lòng sông với các kỹ thuật đơn giản, như đãi, và sau đó phát triển các phương pháp chiết vàng tinh vi hơn và sau này được cả thế giới áp dụng. Vàng có giá trị hàng tỷ dollar Mỹ theo thời giá hiện nay đã được khai thác được, dẫn đến sự giàu có cho một số người, nhiều người trở về quê với vẻn vẹn một chút vàng có giá trị chỉ cao hơn lúc họ mơi bắt đầu.

Hiệu ứng của cơn sốt vàng California khá quan trọng. San Francisco phát triển từ một ngôi làng lều trại thành một boomtown, và đường sá, nhà thờ, trường học và các thị trấn khác đã được xây dựng. Một hệ thống luật lệ và chính quyền đã được tạo ra, dẫn đến sự gia nhập của California là tiểu bang thứi 31 của Hoa kỳ vào năm 1850 với thủ phủ là Sacramento và từ đó California có nickname là “Tiểu bang Vàng” (Golden State). Các phương thức vận tải đã phát triển khi tàu hơi nước đã được đưa vào hoạt động thường xuyên và đường sắt đã được xây dựng. Công việc kinh doanh nông nghiệp, lĩnh vực tăng trưởng chính của California đã được bắt đầu trên một quy mô rộng khắp bang.

Sau khi đến Mỹ, Trần Trọng Khiêm cải trang thành một người Trung Hoa tên là Lê Kim rồi gia nhập đoàn người đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về thành phố San Francisco, California và làm ký giả cho tờ Daily News 2 năm. Cuộc phiêu lưu của Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại.

Trong cuốn sách La Rueé Vers L’or của tác giả Rene Lefebre (NXB Dumas, Lyon, 1937) có kể về con đường tìm vàng của Lê Kim và những người đa quốc tịch Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Mexico… Họ gặp nhau ở thành phố New Orleans,A tiểu bang Louisiana vào giữa thế kỷ 19 rồi cùng hợp thành một đoàn đi sang miền Viễn Tây tìm vàng.

Thời đó, “Wild West” (miền Tây hoang dã) là cụm từ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông đã tham gia đoàn đào vàng do một người ưa mạo hiểm người Canada tên là Mark lập nên.

Để tham gia đoàn người này, tất cả các thành viên phải góp công của và tiền bạc. Lê Kim đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Đoàn có 60 người, nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý và tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ, ông được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn các thứ tiếng trong đoàn, gồm tiếng Hà Lan, tiếng Trung, tiếng Pháp. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết một thứ tiếng nữa là tiếng Việt Nam, nhưng không cần dùng đến. Lê Kim nói ông không phải người Hoa, nhưng đất nước nằm ngay cạnh nước Tàu.

Ông và những người tìm vàng đã vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là “Oh! Suzannah”:

–  “Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa em! Anh đi Cali đào vàng. Đợi anh hai năm, anh sẽ trở về. Mình cùng nhau cất ngôi nhà hạnh phúc”.

Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và  rắn độc đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn.
Trong đoàn, Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử tế nên rất được kính trọng. Nhưng đó đúng là một chuyến đi mạo hiểm, khiến già nửa thành viên trong đoàn chết vì vất vả, đói khát và nguy hiểm dọc đường đi.

Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn liếng, Lê Kim quay trở lại San Francisco. Vào giữa thế kỷ 19, nơi đây còn là một thị trấn đầy bụi bặm, trộm cướp. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening.

Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San Francisco, trong đó ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho rằng, các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa không gì cứu vãn được.

Nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở thư viện Đại học California. Đặc biệt, trong số báo ra ngày 8/11/1853, có một bài báo đã kể chi tiết về cuộc gặp giữa Lê Kim và vị tướng Mỹ John A. Sutter. Tướng Sutter vốn trước là người có công khai phá thị trấn San Francisco. Khi Lê Kim mới đến đây, ông đã được tướng Sutter giúp đỡ rất nhiều. Sau khi bị lật đổ, Sutter đã bị tâm thần và sống lang thang ở khắp các bến tàu để xin ăn, bạn bè thân thiết đều không đoái hoài đến.

Khi tình cờ gặp lại, Lê Kim đã cho vị tướng bất hạnh 200 Mỹ kim. Ông đã chê trách thái độ hững hờ, ghẻ lạnh của người dân San Francisco và nước Mỹ với tướng Sutter, điều mà theo ông là đi ngược với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ông.

Sang năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim đã tìm đường trở lại Việt Nam. Nhưng ông cũng đã kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình, trở thành người Việt Nam đầu tiên cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ.

Người Minh Hương cầm quân chống Pháp 

Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà phải lấy thân phận là người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Định Tường. Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương. Trong di chúc để lại, ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.

Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10 năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những ngày tháng đầy khắc nghiệt ở Hoa Kỳ rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định Tường. Khi người anh nhắn lại: “gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng vội trở về”, Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở miền Tây Nam Bộ.

Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi làng xóm bắt đầu trù phú thì thực dân Pháp xâm lược nước ta. Lê Kim đã từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương mộ được mấy ngàn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm tháng ở miền Tây Hoa Kỳ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến ông trở thành một vị tướng giỏi. Năng khiếu ngoại ngữ cũng giúp Lê Kim cảm hóa được một nhóm lính Pháp và dùng chính nhóm lính này tấn công quân Pháp ở Cái Bè, Mỹ Qưới, khiến cho quân giặc điêu đứng.

Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandìere chỉ huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ có ghi lại lời trăn trối của ông: “Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần”. Trên mộ của Lê Kim ở Giồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối: “Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế”.

Như vậy, không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Dù cuộc khởi nghĩa của ông cùng chung số phận với nhiều cuộc khởi nghĩa khác ở Nam Kỳ đều bị thực dân Pháp và triều đình Nguyễn đánh tan, nhưng Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19.

Tóm tắt

Trần Trọng Khiêm (Lê Kim) trở thành người Việt đầu tiên làm Cao bồi (cowboy) đầu tiên trong phong trào đi tìm vàng tại Mỹ, cũng cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ. Không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Và Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19.

Bùi Viện sang Mỹ, yết kiến Tổng thống Lincoln. Lúc này Pháp và Mỹ đang kình nhau trong chiến tranh ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp. Nhưng vì Bùi Viện không mang theo quốc thư nên Hai bên không thể có một cam kết chính thức.Phải chi, nếu lần đầu tiên yết kiến Tổng thống Mỹ mà Bùi Viện có Quốc thư thì biết đâu lịch sử quan hệ Việt – Mỹ lật sang một trang mới.

Chính Tổng thống Lincoln, khi kết thúc Nội chiến, đã đọc diễn văn nổi tiếng Gettysburg với câu : “Chính phủ của dân, do dân và vì dân” – mà trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngày 2-9-1945 cũng ghi lại câu này và còn chép lại câu đầu của bản Tuyên ngôn Độc lâp năm 1776 của Hoa Kỳ.
 
Phạm Vũ

Trích từ Việt Văn Mới
(Tham khảo: Tài liệu về Lê Kim & Bùi Viện trên Sách báo , Internet)
(TC Phía Trước)

Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước Việt Nam

Một tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước với nội dụng “Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam” được dựng lên tại ngã tư đường Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng và La Thành thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) nhiều ngày qua đã khiến nhiều người dân bức xúc.
Điều đáng nói, ngay sau khi tấm pano ghi sai tên nước được dựng lên, người dân cho biết đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền sở tại để sửa đổi, song đến nay tấm biển vẫn đứng “hiên ngang” giữa ngã tư phố.
Trước sự việc này, nhiều người dân bức xúc cho rằng, việc dựng một tấm pano ghi sai tên nước là hành động thể hiện sự cẩu thả không thể chấp nhận.
“Rõ ràng tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước lại đứng hiên ngang giữa phố không chỉ hai con mắt nhìn thấy, mà sẽ đập vào hàng nghìn đôi mắt. Nếu cứ để dòng chữ như thế này, chúng tôi cũng không biết nước Việt Nam được đổi tên từ bao giờ?,” chị NTN, một người dân nói.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ tối 29/8, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội thừa nhận: “Sai sót như vậy là điều không thể chấp nhận được đối với một tấm pano biểu ngữ chào mừng ngày Quốc khánh.”
Dòng chữ “Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam”
Ông Nguyễn Khắc Lợi cho hay, tấm pano đặt ở vị trí ngã tư Nguyễn Lương Bằng-Xã Đàn đó thuộc sự quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp của Phòng Văn hóa quận Đống Đa. “Chúng tôi sẽ chỉ đạo Phòng Văn hóa quận Đống Đa cử người đến tận nơi, trực tiếp kiểm tra và sửa lại chữ viết trên tấm pano ngay trong buổi tối hôm nay, 29/8,” Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định.
Theo ông Lợi, để dẫn đến sự sai sót này là do sự thiếu thận trọng của những người trực tiếp làm tấm pano và sự lơ là của cán bộ của Phòng Văn hóa quận Đống Đa trong việc giám sát, kiểm tra việc triển khai hệ thống pano, biểu ngữ chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Từ sự việc nêu trên, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị này sẽ tiến hành kiểm điểm đối với những người trực tiếp liên quan và rút kinh nghiệm đối với toàn bộ các đơn vị có liên đới tới việc dựng các loại pano, biểu ngữ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội để tránh những trường hợp tương tự.
Trước thông tin về việc viết sai tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên tấm pano chào mừng ngày Quốc khánh, tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng đây là một sai sót lớn, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn hóa.
“Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung đối với du khách quốc tế. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi tới thăm một đất nước mà đến ngay tên nước cũng bị viết sai ngay trên chính địa bàn Thủ đô của đất nước đó?” tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng bày tỏ quan điểm của mình./.

(TTXVN)

Thù lao sếp ngân hàng nào cao nhất Việt Nam?

Tính bình quân trong năm 2012, lãnh đạo Eximbank hưởng mức thù lao hàng tháng cao nhất với 243 triệu đồng, các sếp ACB là 190 triệu đồng, Sacombank là 149 triệu đồng. Đây mới chỉ là số liệu nổi ở những ngân hàng công khai quỹ thù lao dành cho Ban lãnh đạo.
Báo cáo khảo sát được hãng kiểm toán KPMG công bố gần đây khiến không ít người sẽ bất ngờ khi quỹ lương chiếm hơn một nửa tổng chi phí hoạt động các ngân hàng Việt Nam năm 2012 trong lúc phản ánh của các nhân viên trong ngành cho biết, thu nhập đã giảm đáng kể so với thời hoàng kim những năm trước 2009.
Theo đó, mặc dù bình quân thu nhập nhân viên ngân hàng căn cứ theo quỹ lương chi trả trong 6 tháng đâu năm 2013 ở mức rất cao, song những số liệu này được cho là đã “cào bằng” và không phản ánh đúng thực tế.
Nếu như số liệu bình quân sổ sách, thu nhập ở ngành này lên tới con số từ gần 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng thì phản hồi của những người trong cuộc lại cho biết, đây là con số bình quân mà nhân viên phải “cõng” cho các sếp.
Thậm chí, có những ngân hàng, lương nhân viên chỉ xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập một nhân viên bình thường ở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng chỉ 5-6 triệu đồng/tháng, con số gây “sốc” so với tính toán phải trên 20 triệu đồng!
Chi phí nhân viên chiếm quá nửa chi phí hoạt động ngân hàng năm 2012 (Nguồn: KPMG).

Chi phí nhân viên chiếm quá nửa chi phí hoạt động ngân hàng năm 2012 (Nguồn: KPMG).

Mối quan tâm được nhiều người đặt ra: Nếu trên thực tế nhân viên đang phải “chịu oan” vì “cõng” thu nhập bình quân cho sếp thì mỗi tháng, sếp ngân hàng hưởng lương bao nhiêu?
Thông thường tại các ngân hàng, kế hoạch chi thù lao cho các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành thường phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tại mỗi phiên triệu tập họp thường niên.
Đại hội cổ đông của ngân hàng sẽ biểu quyết thông qua phương án thù lao cho lãnh đạo căn cứ theo kết quả lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm, chi trả sau khi có kết quả lợi nhuận sau thuế được kiểm toán.
Đến nay, mặc dù các ngân hàng cổ phần đều đã công bố nghị quyết ĐHCĐ tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng công khai kế hoạch chi thù lao cho lãnh đạo. Dưới đây, Dân trí điểm qua về mức lương của các lãnh đạo ngân hàng trong năm 2012 dựa theo số liệu thu thập được từ tài liệu và Nghị quyết ĐHCĐ thường niên và dự kiến mức thù lao cho năm 2013.
Theo thống kê, NHTMCP Á Châu (ACB) có quỹ thù lao lãnh đạo cao nhất trong năm 2012 với gần 44 tỷ đồng. Tuy nhiên, với số lượng 19 người trong danh sách (bao gồm cả 3 ban) nên bình quân thu nhập trong năm 2012 của lãnh đạo ngân hàng này là 2,3 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 192,6 triệu đồng/người/tháng.
Mức thù lao trên 190 triệu đồng/người/tháng là mức bình quân chung cho 19 người, do đó, Chủ tịch HĐQT dĩ nhiên sẽ nhận được mức thù lao cao hơn 190 triệu đồng.
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT ACB chưa hẳn là người nhận được mức thù lao cao nhất trong ngành ngân hàng. Vị trí này nhiều khả năng thuộc về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Đơn vị: Triệu đồng/người/tháng.

Đơn vị: Triệu đồng/người/tháng.

Quỹ thù lao lãnh đạo trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Eximbank trong năm 2012 lên tới gần 32,1 tỷ đồng (tương ứng với 1,5% lợi nhuận sau thuế) và như vậy, năm vừa rồi, bình quân mỗi thành viên trong ban lãnh đạo Eximbank “đút túi” 2,9 tỷ đồng. Tính ra mỗi tháng, thu nhập lãnh đạo Eximbank đạt 243 triệu đồng – mức cao nhất theo trong danh sách dựa theo số liệu thu thấp được.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng chịu chi không kém cho những người “đứng mũi chịu sào”. Thu nhập tính theo tháng của lãnh đạo Sacombank đạt 149,2 triệu đồng, cả năm 2012 đạt gần 1,8 tỷ đồng.
Năm vừa rồi, Sacombank dành cho riêng HĐQT và Ban Kiểm soát quỹ thù lao tương ứng 2,5% lợi nhuận sau thuế 2012 và năm nay, tỷ lệ này đã được giảm xuống còn 2% lợi nhuận sau thuế 2013. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện tại, các kênh đầu tư đều khó khăn thì với lợi thế là một ngân hàng bán lẻ, các lãnh đạo Sacombank nhiều khả năng để nâng thu nhập bản thân.
Ngân hàng Quân đội (MB) thời gian vừa qua “gây bão” với mức lương “khủng” của nhân viên và lương bình quân lãnh đạo MB hẳn cũng khiến nhiều người mơ ước.
Trong năm 2012, lãi sau thuế của MB tăng gần 8,7% và ngân hàng đã dành 0,5% chi cho thù lao Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Bình quân năm, lãnh đạo MB nhận hơn 1 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng thu về 87,3 triệu đồng. Trong năm nay, MB dự kiến giữ nguyên tỷ lệ chi trả cho lãnh đạo là 0,5% lợi nhuận sau thuế 2013.
Các ông lớn như Vietcombank, Vietinbank, và SHB sau sáp nhập có mức chi trả bình quân cho lãnh đạo với mức gần tương đương và không mấy nổi bật so với những đơn vị cùng ngành.
Lương lãnh đạo trong Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát ở Vietcombank hàng tháng là 68,5 triệu đồng, tại SHB là 74,7 triệu đồng và tại Vietinbank, mức lương cho lãnh đạo HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành bình quân là 73,2 triệu đồng.
Trong năm nay, Vietcombank dự kiến nâng tỷ lệ chi trả cho ban lãnh đạo từ 0,28% lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 lên 0,35%. Còn Vietinbank tỷ lệ giảm nhẹ từ 0,3% xuống 0,29%.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) – một trong những ngân hàng niêm yết đầu tiên báo lỗ 6 tháng đầu năm 2013 và là ngân hàng thuộc diện yếu kém, phải tái cơ cấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm vừa rồi chi trả 2 tỷ đồng cho 7 thành viên trong HĐQT. Bình quân mỗi người trong năm nhận 285,7 triệu đồng ứng với mức thu nhập hàng tháng 23,8 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi đó “ông lớn” BIDV vừa cổ phần hóa từ 1/5 năm ngoái mới chỉ công bố lợi nhuận sau thuế 2,919,3 tỷ đồng giai đoạn 1/5-31/12/2012, cả năm lợi nhuận trước thuế 4.246 tỷ đồng. Ngân hàng chi 0,45% lợi nhuận sau thuế cả năm cho Ban lãnh đạo bao gồm các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát. Sang năm nay, BIDV dự kiến chi 0,44% lợi nhuận sau thuế 2013 cho quỹ thù lao này.
Ngoài ra, còn hàng chục ngân hàng khác nằm ngoài danh sách mà người viết chưa thể thống kê hết do không đủ dữ liệu. Tuy nhiên, qua đó, độc giả cũng phần nào hình dung được bức tranh về lương lãnh đạo ngành ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Bích Diệp
(Dân trí)

Tiểu thuyết viết về ‘Tư Bản Đỏ’ bị cấm phát hành

Quyển tiểu thuyết “Đại gia” tuy là sáng tác hư cấu nhưng lại miêu tả mối quan hệ làm ăn kiểu xã hội đen giữa quan chức và các tập đoàn kinh tế, bị buộc “đình chỉ phát hành”.

Bìa tập 1 tiểu thuyết “Đại gia” và nhà văn Thiên Sơn. Bộ tiểu thuyết 2 quyển này đang bị “đình chỉ phát hành”. (Hình: VNExpress)


Chuyện này lình xình từ cuối Tháng Bảy vừa qua nhưng mới đây công ty sách Alpha liên kết với nhà xuất bản Lao Động đứng ra phát hành quyển tiểu thuyết nói trên đã phải gửi văn thư “đề nghị các đối tác thu hồi toàn bộ số ấn bản hiện tồn và gửi về kho của mình.”

Cho tới nay, dường như sách chưa được phát hành rộng rãi dù đã in xong trong tháng 7.

Đại gia là bộ tiểu thuyết 2 tập của tác giả Thiên Sơn, được giám đốc NXB Lao Động Lê Huy Hòa ký giấy phép xuất bản ngày 28-5-2013. Tập một có tiểu tựa “Tam giác ngầm” và tập hai có tiểu tựa “Quyền lực đen”.
Ngày 31/7/2013, ông Chu Văn Hòa, cục trưởng Cục Xuất bản của Bộ Thông tin – Truyền thông CSVN, gửi văn thư đến NXB Lao Động và Alpha Books đòi hai đơn vị này “đình chỉ phát hành để tổ chức thẩm định nội dung bộ tiểu thuyết Đại gia”, và “chủ động đề xuất phương án xử lý đối với cuốn sách trên”. Đồng thời còn yêu cầu “có văn bản gửi về Cục Xuất bản trước ngày 25-8-2013”.

Cái văn thư của ông Chu Văn Hòa cáo buộc rằng “Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối “quan hệ” làm ăn kiểu xã hội đen của một số tập đoàn kinh tế với các quan chức cấp cao của nhà nước và những thủ đoạn, mánh khóe trong công tác tổ chức cán bộ. Cùng với đó là sự tha hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng của bộ máy quan chức các cấp từ trung ương đến địa phương”.

“Qua tác phẩm, người đọc thấy một “tam giác ngầm” mà ở đó quyền lực, tiền bạc và gái gú câu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức xã hội”.
“Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”.
Trên báo mạng VNExpress, tác giả Thiên Sơn cho rằng tác phẩn của ông chỉ là sản phẩm của hư cấu “về mối quan hệ giữa người đẹp – đại gia, giới quan chức, về những quan hệ làm ăn có những thế lực ngầm chống đỡ phía sau.”
Theo ông, coi tiểu thuyết của ông “cường điệu quá mức” là phi lý vì “nghệ thuật phải hướng đến cái độc đáo, phi thường và không thể đồng nhất với sự cường điệu”.
Ông được thuật lời là “Hư cấu là công việc của nhà văn và đối với văn chương, việc hư cấu là không giới hạn. Tác phẩm của tôi có đề cập những đề tài nóng của xã hội: vấn đề tham nhũng, quyền lực ngầm… nhưng trong công cuộc chống tham nhũng của cả xã hội hiện tại thì đó là vấn đề thức thời, hợp lý và không có gì sai trái”.
Chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội xưa nay vốn rất nhạy cảm với bất cứ gì bị nghi ngờ là chống đối hay chửi đảng và nhà nước. Báo chí tại Việt Nam đã nhiều lần đưa ra những lời cảnh cáo của một số người về những  “sân sau”, “lợi ích nhóm” của đám quan chức có thế lực. Tiểu thuyết giả tưởng nhưng lại có vẻ “hiện thực” nên bị coi là vạch lưng chế độ ra để thiên hạ chửi.
Theo VNExpress, “Nhà văn mong những người thẩm định tác phẩm hãy đọc một cách sáng tạo, đừng soi mói, đối chiếu văn chương với hiện thực để quy kết.”

Tác giả Thiên Sơn cho rằng nếu Cục Xuất Bản muốn “thẩm định lại” thì “buổi thẩm định nên được công khai và để cho những người có trình độ văn chương ở các cơ quan văn học lớn như Hội Nhà văn, Viện Văn học đánh giá. Tác giả cũng đề xuất mở một cuộc điều tra độc giả, nếu cần thiết, để biết nhận định của họ, liệu có “ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội” như ý kiến của Cục hay không.”

VNExpress nói theo Thiên Sơn, “con số những bạn đọc ủng hộ tác phẩm trên mạng xã hội khá đông, khiến anh cảm thấy vui hơn là buồn”.
Hơn hai tháng trước, hàng trăm tờ báo và cả truyền thanh truyền hình “lề phải” mở chiến dịch “ném đá tập thể” một luận văn thạc sĩ của cô Nhã Thuyên, giúp cô trở nên nổi tiếng khắp nơi. Thật ra, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của cô Nhã Thuyên đã trình tại đại học sư phạm Hà Nội và được chấm điểm tối đa 10/10 hồi năm 2010 (khi đó mới 24 tuổi).
Luận văn có tựa đề “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”.
Hai năm sau, mới thấy ông giáo sư Phong Lê và nhà phê bình Chu Giang phát pháo chiến dịch ném đá tại “ Hội nghị lý luận phê bình lần thứ 3 của Hội nhà văn VN” ngày 05/6/2013. Rồi đến ngày 13/6/2013 thấy báo “Văn nghệ TP HCM” đăng tải bài viết của ông Chu Giang dập thậm tệ luận văn và tác giả Nhã Thuyên.
Tác giả Nhã Thuyên bị vu cho những tội tày trời đối với chế độ như “âm mưu lật đổ đảng cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “ kích động nhân dân chống chế độ”, “phỉ báng, bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh”, “một luận văn vô văn hóa, bẩn thỉu, đê tiện, chống lại chế độ, chống lại dân tộc, chống lại đất nước và chống lại cả loài người”…
Bị vu cho tội “chống lại cả loài người” nhưng nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà xuất bản Giấy Vụn thuộc “Nhóm Mở Miệng” tại Việt Nam, ngày 25/4/2011 đã được Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế, IPA, trao giải Tự do Xuất bản 2011. Giải này được trao tại Buenos Aires, trong khuôn khổ Hội chợ sách quốc tế lần thứ 37.

(Người Việt)

Nghị định 72: Vẫn được sẻ chia thông tin trên mạng

Một vấn đề khiến dư luận băn khoăn hiện nay là trong quá trình sử dụng thông tin trên mạng, người dân chỉ được phép chia sẻ thông tin ở mức độ nào để không bị vi phạm luật. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.


´Thưa ông, theo Điều 20 của Nghị định 72, trang thông tin điện tử (TTĐT) cá nhân do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Như vậy, các cá nhân trên mạng xã hội sẽ không được trích dẫn, sẻ chia thông tin từ các trang TTĐT, các tờ báo mạng?

Tôi khẳng định là không có việc cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên cũng phải lưu ý thêm là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên Internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó. Các cá nhân vẫn có quyền đánh giá, bình luận về vấn đề mà mình chia sẻ nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về phát ngôn của mình, đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật.

Quy định này không nhằm hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân mà nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền về thông tin cho các cơ quan báo chí. Thời gian qua, tồn tại tình trạng có những cá nhân lấy lại tin, bài trên các báo, đăng trên mạng xã hội mà không xin phép, có lúc còn tự sửa đổi nội dung, đặt tít giật gân để thu hút người đọc. Điều này đã khiến nhiều cơ quan báo chí hết sức bức xúc.

Điều 20 của Nghị định 72 nhằm mục đích phân loại các trang TTĐT gồm 5 loại: Báo điện tử dưới hình thức trang TTĐT; trang TTĐT tổng hợp; trang TTĐT nội bộ; trang TTĐT cá nhân và trang TTĐT ứng dụng chuyên ngành. Việc phân loại như vậy để loại hình nào sẽ phải có chế tài quản lý phù hợp với loại hình đó.
´Với các cá nhân chia sẻ thông tin mà không trích dẫn nguồn tin hay các tổ chức, cá nhân vi phạm những nội dung kể trên sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?

Bộ TT-TT đang xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin và lĩnh vực báo chí – xuất bản và sẽ trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Bộ cũng đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan để sớm xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị định 72. Những văn bản này khi được ban hành sẽ quy định những chế tài xử phạt cụ thể đối với từng hành vi. Tùy vào mức độ, tính chất vi phạm sẽ xem xét hành vi đó bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
´Thưa ông, với những dịch vụ thông tin công cộng xuyên biên giới, Việt Nam sẽ có hình thức quản lý cũng như chế tài ra sao, nhất là những mạng xã hội không có trụ sở hay văn phòng đại diện ở Việt Nam?
Tôi khẳng định là không có việc cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên cũng phải lưu ý thêm là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên Internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào thì đều cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó.
Nghị định 72 mới chỉ đưa ra quy định chung nhất về dịch vụ thông tin xuyên biên giới. Sắp tới, Bộ TT-TT sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác tiếp tục xây dựng và ban hành thông tư với những điều khoản cụ thể hơn về nội dung này. Về nguyên tắc, thông tư sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Viễn thông, Nghị định 72 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trong quá trình xây dựng Nghị định 72 và sắp tới là thông tư quy định về quản lý dịch vụ xuyên biên giới, Bộ TT-TT tham khảo kỹ các hiệp định song phương, đa phương, thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán nhằm đưa ra những chế tài phù hợp, đúng đắn nhất.
´Những hành vi như thế nào được coi là bị cấm khi cung cấp thông tin trên mạng, thưa ông?

Tại Điều 5 của Nghị định 72 có quy định: Đó là những hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống phá Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…

Xin cảm ơn ông!
(Báo Tin tức)